TOP 30 mẫu Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập (2024) SIÊU HAY
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh lớp 12 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn 12
Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và sáng tác.
- Nêu khái quát chung về bản “Tuyên ngôn độc lập”: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực).
2. Thân bài
2.1. Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập
- Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với ba vấn đề chính:
+ Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...)
+ Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.
+ Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.
2.2 Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
- Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng ... ”) và Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp (“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng ...”) làm cơ sở pháp lý.
- Ý nghĩa:
+ Lí lẽ thuyết phục hơn bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mỹ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Đó cũng là chân lý đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.
+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.
+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
+ Dùng phương pháp suy luận trực tiếp: “Suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lý không thể chối cãi được”.
- Nhận xét: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.
2.3. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
- Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:
+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.
+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.
- Hồ Chí Minh khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:
+ Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật.
+ Kết quả: cùng lúc phá tan ba xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn và để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.
- Nhận xét: cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lý và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
2.4. Lời tuyên bố độc lập
- Khẳng định việc giành được tự do độc lập của dân tộc ta là điều tất yếu: “dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do”
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.
- Nhận xét: Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.
- Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.
Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu chung:
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam.
Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực.
- “Tuyên ngôn độc lập” viết năm 1945, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, ngay sau khi người từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Bản Tuyên ngôn đã được đọc sáng ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước toàn thể quốc dân đồng bào để khẳng định với quốc tế và nhân dân trong nước thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, tuyên bố nền độc lập, chủ quyền của nước ta và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tác phẩm thể hiện nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ, sắc sảo của Người, xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực của thời đại.
2. Phân tích:
Để đạt được những mục đích đặt ra trong bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã xây dựng cấu trúc bản Tuyên ngôn với các vấn đề lớn là:
- Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do của con người, của dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn: là bản án chung thẩm kết tội chủ nghĩa Thực dân Pháp; khẳng định vai trò chính trị của nhân dân Việt Nam và mặt trận Việt Minh.
- Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập: khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy.
a/ Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:
- Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam:
- Lời văn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng...”
- Lời văn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
- Hai lời trích dẫn nhấn mạnh vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân- đó là những chân lý lớn của nhân loại, không ai có thể bác bỏ được. Hơn nữa đây là lời tuyên ngôn của chính hai nước lớn cho nên lời trích có hiệu quả cao: chặn đứng âm mưu tái chiếm nước ta của đối phương bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông”, bọn Thực dân và Đế quốc không thể vi phạm, không thể phản bội lời thề của tổ tiên họ, đồng thời cũng khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc khi đặt ba cuộc Cách mạng, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.
- Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
=> Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, thể hiện tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.
b/ Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:
Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” Việt Nam của bọn thực dân Pháp:
- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế
- Pháp rêu rao “khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”
- Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng” cho Việt Nam nhưng“lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”.
- Pháp rêu rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng“chúng thi hành những luật pháp dã man”.
- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục:
- “Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.
- Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”
- Khẳng định “Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
- Để bác bỏ luận điệu Pháp ủng hộ Đồng minh, Bác đưa ra sự so sánh bằng sự thật lịch sử:
- Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật.
- Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp lại“thẳng tay khủng bố Việt Minh”.
- Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta:
- Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.
- Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị”.
- Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn.
=> Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
c/ Lời tuyên ngôn:
- Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành một nước độc lập”. Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.
- Bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.
=> Lời tuyên ngôn với những lời lẽ thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn.
3/ Đánh giá:
- Tóm lại, "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh không những là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, tiếp nối những áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay chính là sự phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự do đã được khẳng định từ trong bản Tuyên ngôn ấy.
- Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn chính luận nêu trên, "Tuyên ngôn độc lập” là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc khi đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc, đấu tranh vì quyền con người, quyền dân tộc.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 1)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” - tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 - 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế quốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dương thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26 tháng 8 năm1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 - Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một bài toàn được đặt ra ở đây, đó làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau (nhân dân Việt Nam - một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn độc lập đã đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.
Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm ba phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ, từ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Phần đầu (từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được), tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lý vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lý rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũng thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.
Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo trước những hành động Pháp được dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều được nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những người dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đường Kách Mệnh).
Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cụm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Tuyên ngôn độc lập khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cùng với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phương để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sảo mà vẫn trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về” chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thể thấy, từ ngữ được dùng chính xác từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.
Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận - một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 2)
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản Tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỷ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, đây có thể coi là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong những thăng trầm lịch sử chống đế quốc.
Văn chính luận thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử cần sự trang trọng, tôn nghiêm như bài chiếu, biểu, cáo, tuyên ngôn. Những dạng văn này thường có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén, bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể chối cãi. Và những điều này đã thể hiện trọn vẹn trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, nó không chỉ mang tầm vóc ý nghĩa lịch sử lớn lao mà hơn hết là nó đạt đến độ mẫu mực của một chính luận hoàn hảo. Từng quan điểm, lý lẽ Người đưa ra có tính thuyết phục cao, thậm chí nó buộc người đọc phải chấp nhận mà không thể chối cãi. Người đưa ra ba luận điểm vô cùng sắc bén: cơ sở Pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn và bản chất phi nghĩa của thực dân pháp cùng sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng Việt Nam, chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm người lại đưa ra những lý luận đanh thép, bằng chứng xác thực, khiến người nghe hoàn toàn tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói xét về kết cấu của tác phẩm chính luận hay một văn bản thông thường thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt chuẩn mực.
Phần đầu của bản tuyên ngôn Bác đưa ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn. Người đưa ra chân lý vĩnh cửu về quyền tự do dân tộc, quyền sống của mỗi con người. Điều đó được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn được công nhận vì chứa đựng những tư tưởng lớn. Bằng cách trích dẫn khôn khéo này Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định sự ngang hàng của ba bản tuyên ngôn độc lập, ba quốc gia và ba cuộc cách mạng. ngoài ra thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” này còn góp phần làm cơ sở pháp lý cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Nó thể hiện nghệ thuật lập luận khéo léo, kiên quyết và sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh.
Chuyển sang phần hai của bản Tuyên ngôn chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những câu văn ngôn từ đanh thép để diễn tả sự khốn nạn đốn mạt của quân ăn cướp. Những điệp từ “thế mà” được lặp đi lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh tội ác, sự phi nhân tính đi lại với những tuyên ngôn nhân quyền mà chúng đưa ra trước đó. Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần như một sự ám chỉ sự tàn nhẫn bất lương cũng như nỗi đau mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc mình. Ngoài ra ở phần này tác giả còn sử dụng nhiều động từ mạnh như “chém”, “giết”, “tắm cuộc khởi nghĩa trong bể máu”… Đây như những bằng chứng biết nói lột tả sự xảo trá, tàn bạo đến man rợ của đế quốc thực dân nó đẩy những người dân khốn cùng của ta quằn quại trong vòng tử địa.
Đến phần thứ ba và cũng là phần kết của bản Tuyên ngôn. Tác giả dùng cụm từ “thế cho nên”. Như một lời khẳng định những hành động tiếp theo như một sự nối tiếp cho nguyên nhân - kết quả ở trên. Tuyên ngôn khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Đó là điều mà bất cứ ai không có quyền chối cãi và bác bỏ. Nó thể hiện được một bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. Thể hiện sự đanh thép và quyết tâm cao độ để giành độc lập.
Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lý luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ Chí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 3)
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Những áng văn chính luận của Người không chỉ đanh thép, sắc sảo mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc, tất cả đều nhờ vào nghệ thuật lập luận tài tình, sắc bén. Có thể coi Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận không chỉ của riêng Bác mà là của cả văn học dân tộc.
Tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một con đường mới cho dân tộc Việt Nam. Nhận định sáng suốt tình hình trong và ngoài nước, tại phố Hàng Ngang Hồ Chí Minh đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử Người đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn có giá trị nghệ thuật sâu sắc, đặc biệt là cách thức Bác lập luận để đi đến kết luận cuối cùng khai sinh ra nước Việt Nam.
Nghệ thuật lập luận sắc bén trong bản Tuyên ngôn độc lập trước hết được thể hiện trong bố cục, cách sắp xếp các ý của bài văn. Phần đầu tiên Bác nêu lên cơ sở pháp lí, làm nền tảng cho bản tuyên ngôn; Phần thứ hai nêu lên cơ sở thực tiễn, làm dẫn chứng giúp cho bản tuyên ngôn giàu sức thuyết phục; Sau khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố lí luận và thực tiễn Người đưa ra lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép, tràn đầy tinh thần tự hào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày từ cách bố cục của bài văn ta đã thấy một tư duy mạch lạc, một lập luận sắc bén trong nghệ thuật lập luận của Người.
Trước hết, về cơ sở pháp lý, mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Và một bước nâng cao hơn nữa, từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. Cách lập luận của Bác vô cùng thuyết phục, Bác đi từ một tiên đề có giá trị như một chân lý không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Bởi vậy, nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc ta thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được. Đồng thời khi đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, Bác đã đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc.
Không chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận, để làm bài văn chính luận thêm phần đanh thép, thuyết phục, Người đã đưa ra cơ sở thực tiễn phong phú, chân thực. Pháp nhân danh “khai hóa”, mang đến văn minh cho dân tộc Việt nhưng đã bị Bác đã vạch trần tội ác trên hai phương diện. Tội ác gây ra trên mọi mặt đời sống: Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng … Hành động của chúng trái hẳn với những lời nói hoa mỹ chúng tung ra, chúng chỉ mang đến đau thương, mất mát cho nhân dân Việt Nam, khiến hơn hai triệu đồng bào chết đói. Không chỉ vậy, Pháp nhân danh “bảo hộ”, Bác nêu rõ: chúng không những không bảo hộ được mà “trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Hành động đó còn chứng minh Pháp là những kẻ phản bội phe Đồng minh, quỳ gối trước phe phát xít Nhật.
Đồng thời Bác cũng nêu lên quá trình đấu tranh kiên gan, bền bỉ của dân tộc ta. Sau quá trình đấu tranh bền bỉ ấy, dân tộc Việt Nam đã giành được những kết quả vô cùng to lớn, được tác giả thể hiện trong đoạn văn ngắn gọn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Câu văn ngắn gọn đã khẳng định chiến thắng của dân tộc trước thế lực thù địch vô cùng mạnh, nguy hiểm. Và lời tuyên bố “Thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tuyên bố khối đoàn kết toàn dân “trên dưới một lòng” kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố độc lập: Tuyên bố Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập và khẳng định ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hai nội dung trên chính là hai điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
Tính chính luận xuất sắc còn được thể hiện trong nghệ thuật liệt kê, so sánh để làm bật lên tội ác ghê gớm của Pháp đối với nhân dân ta. Đặc biệt Bác còn tạo nên hình ảnh vừa giàu tính biểu cảm, vừa chính xác, rõ ràng bởi vậy thể loại này ít xuất hiện hình ảnh bay bổng. Nhưng khi chung được sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ phát huy hiệu quả, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bác sử dụng linh hoạt hình ảnh giàu giá trị biểu cảm như: chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu đã làm bật lên tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách sử dụng câu văn dài, chia làm nhiều vế có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên giọng tố cáo sôi nổi, đanh thép.
Giọng điệu linh hoạt, khi tố cáo đanh thép, khi khẳng định quyết liệt, đặc biệt là ở đoạn văn cuối bài. Câu văn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” tách ra một đoạn riêng, như một lời khẳng định ngắn gọn, trắc nịch. Cuối tác phẩm Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng giọng điệu hào sảng và sắc thái trang trọng, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.
Bằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 4)
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lý lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật lập luận có thể hiểu là cách bố cục một bài văn, cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ, lý lẽ sao cho hợp lý, với những dẫn chứng phong phú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào những quan điểm, nhận định mà bài văn, tác phẩm ấy nêu lên. Nhưng để một văn bản trở thành điển hình của nghệ thuật lập luận, thì không chỉ cần sự rập khuôn máy móc những ý trên mà còn phải có sự kết hợp linh hoạt nhuần nhuần những yếu tố: miêu tả, biểu cảm… tưởng như không có ích đối với một bài văn nghị luận khô cứng. Nhưng chính sự giúp sức của các yếu tố tưởng như nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên sự thành công cho một văn bản nghị luận. Và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã làm được trọn vẹn cả hai yếu tố lí lẽ và tình cảm ấy, để khẳng định tính chất bậc thầy nghị luận trên văn đàn Việt Nam.
Bác đã từng tâm sự rằng, khi viết, điều Bác suy nghĩ ấy chính là tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Xuất pháp từ hai yêu cầu đó để cho chuẩn xác, cho dễ đi vào lòng người đọc nhất. Khi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng là lúc nhân dân ta vừa thoát khỏi xiềng xích của thực dân Pháp, vừa nghèo đói, vừa lạc hậu ngu dốt do ảnh hưởng của chính sách cai trị của Thực dân Pháp. Đồng bào ta đa phần không biết chữ, học vấn thấp. Vậy Bác phải viết ra sao, viết như thế nào để nội dung của bản tuyên ngôn không chỉ giúp người dân hiểu, mà còn hướng đến cả nhân dân thế giới. Chính những yêu cầu bức thiết đó đã khiến Bác viết nên một bản tuyên ngôn độc lập vừa dễ hiểu, lại vừa cô đọng, súc tích, hàm ý vô cùng sâu xa.
Trước hết, để văn bản để đi vào lòng người, cần có một bố cục mạch lạc, hợp lý. Người đã chia bố cục của bản tuyên ngôn làm ba phần: phần đầu là cơ sở lý luận, thứ hai là cơ sở thực tiễn, hai phần đầu sẽ là nền tảng cho lời tuyên ngôn ở phần cuối cùng. Chính sự mạch lạc trong bố cục giúp người nghe dễ hiểu, dễ dàng tiếp nhận hơn rất nhiều.
Trong phần cơ sở pháp lý, Bác đã dùng chính lý luận của chúng để đập tan lý lẽ của đối thủ, đòn “gậy ông đập lưng ông” này tỏ ra vô cùng đắc dụng. Pháp và Mĩ đã từng tuyên bố trong hai bản tuyên ngôn của mình rằng: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Những lí lẽ ấy chính là đại diện cho truyền thống văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ, và Bác dung chính lí lẽ đó để nhắc nhở khéo léo họ không thể phản bội những lời tổ tiên đã từng nói, không thể xóa bỏ những thành tựu mà tổ tiên họ phải đổ xương máu mới đạt được. Cách diễn đạt vô cùng khéo léo, lại vô cùng kiên quyết đã trở thành nền tảng cơ sở vững chắc của bản tuyên ngôn. Cũng từ đó Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.
Như chúng ta đã biết, Pháp sang xâm lược nước ta, với khẩu hiệu đầy lòng bác ái, nhiệm vụ cao cả “khai hóa”, nhưng trên thực tế chúng lại làm hoàn toàn ngược lại với những điều mình nói. Để đập tan luận điệu xảo trá này, Bác đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục, vạch trần những hành động trái hẳn với “nhân đạo và chính nghĩa” trong hơn tám mươi năm chúng chèn ép, đàn áp nhân dân ta. Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,… không chỉ vậy, chúng còn ra sức, cố công vơ vét của cải của ta, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, để cuối cùng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến “từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”. Con số khủng khiếp ấy đã vạch trần tội ác tàn độc của chúng. Thực dân Pháp có thực đến để bảo hộ dân ta như chúng từng tuyên bố. Dập tan luận điệu này, Bác đã chỉ rõ “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Và chúng không còn có quyền cai trị đông Dương, bởi mùa thu năm 1940 ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, và khi chúng ta giành được chính quyền tự Nhật, chứ không phải Pháp. Từ những lí lẽ đó, người đã tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Toàn bộ hệ thống lí lẽ vô cùng đanh thép, thuyết phục đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu bịp bợm, xảo trá của bọn chính quyền thực dân. Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã hùng hồn tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc ta một cách đầy sức hào sảng.
Nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc Bác sử dụng đắc dụng thủ pháp tăng cấp. Trong phần cuối - lời tuyên ngôn, Bác đã sử dụng nhiều lần tuyên bố, nhưng những lần sau bao giờ cũng có mức độ cao hơn những lần trước. Từ chỗ tuyến bố ta là thuộc địa của Nhật cho đến ta giành được chính quyền từ Nhật chứ không phải Pháp. Tiếp đến Bác tuyên bố xóa bỏ mọi được quyền đặc lợi của Pháp đã ký trên đất nước Việt Nam. Và cuối cùng lời kết luận được tăng lên ở mức độ cao nhất: “Hưởng độc lập tự do” không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Và vì thế “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Ngoài ra, nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc người vận dụng linh hoạt biện pháp liệt kê, so sánh, để làm sáng tỏ tội ác của Thực dân Pháp. Hình ảnh so sánh đặc sắc nhất phải kể đến đó là: “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”. Kết hợp với biện pháp liệt kê, các câu văn dài chia làm nhiều vế đã làm bật lên tội ác “trúc nam sơn không ghi hết tội” của thực dân Pháp. Giọng điệu linh hoạt, khi đanh thép, khi khẳng định, đầy tự hào (cuối bài văn) khi lại đầy xót thương trước thảm cảnh của nước nhà.
Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 5)
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục. Tất cả những điều đó thể hiện ở cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, ở các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn độc lập còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận bởi những quan điểm mà Người đưa ra có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí còn buộc người đọc, người nghe phải chấp nhận mà không thể chối cãi được. Ở văn bản này, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn: chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lý lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể, cho nên những quan điểm của Người dễ được chấp nhận. Chúng ta xét văn bản này cả trên kết cấu của một bài văn chính luận và kết cấu của một văn bản văn học thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt đến sự hoàn chỉnh và mẫu mực.
Xét trong một bài văn chính luận, cơ sở thực tiễn là luận điểm quan trọng nhất, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý chung buộc người đọc, người nghe thừa nhận hoặc làm theo luận điểm mà người viết muốn nói ra. Nó cũng là tiền đề để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn chính luận. Khi viết văn bản này, Bác hướng tới dân tộc, con người Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhưng thế giới ở đây không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà chính là người Pháp và người Mỹ, vì các thế lực này đang có mưu đồ trở lại xâm lược Việt Nam. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến trường Đông Dương thuộc quyền giải giáp vũ khí của cả Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ với Liên Xô chắc chắn sẽ đi đến sự thỏa hiệp để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi nhất vào Đông Dương. Đồng thời Pháp lại tuyên bố với thế giới rằng chúng có công khai hóa Đông Dương nên việc trở lại Đông Dương là tất yếu lịch sử. Trước hoàn cảnh khó khăn này đã đặt ra thử thách cho Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập. Bản tuyên ngôn không những phải tuyên bố được độc lập cho dân tộc mà còn phải bác bỏ được luận điệu sai trái của Pháp, tranh thủ sự đồng tình của nhân loại tiến bộ. Tất cả các yêu cầu trên đều được giải quyết trong phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã rất cương quyết, khéo léo sắc sảo. Để thuyết phục người nghe, Người không những đưa ra quan điểm của cá nhân mình mà sử dụng những tiền đề lịch sử. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Vì quan điểm cá nhân đưa ra dù có đúng đắn, chính xác đều tạo ra hai hiệu ứng hoặc đồng tình hoặc phản đối, còn việc sử dụng những tiền đề lịch sử thì buộc mọi người phải thừa nhận, nghe theo. Lúc này, Pháp và Mỹ là hai kẻ thù đe dọa đến nền độc lập của nước nhà nhưng không vì thế mà Hồ Chí Minh chối bỏ tinh hoa lịch sử.
Người vẫn trân trọng những thành quả mà cha ông người Pháp, người Mỹ để lại. Điều đó thể hiện một tư tưởng lớn, Bác không đứng trên lập trường cá nhân mà đứng trên lập trường nhân loại.
Việc sử dụng tuyên ngôn của Pháp, Mĩ để tuyên bố cho nền độc lập của nước ta, Bác đã tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với các cường quốc lớn, đồng thời cũng kín đáo thể hiện sự ngang hàng của nền độc lập các nước, sánh ngang với Cách mạng tháng Tám của chúng ta với Cách mạng Dân chủ Tư sản của Pháp (1789) và cuộc giải phóng thuộc địa của Mĩ (1776). Nó gợi chúng ta nhớ lại niềm tự hào mà Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo khi so sánh sự ngang hàng của Đại Việt với phong kiến phương Bắc:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đó là sự thật lịch sử bởi vì Cách mạng tháng Tám của chúng ta đã đồng thời giải quyết những nhiệm vụ mà cách mạng của Pháp và Mỹ từng làm được. Cùng một lúc, chúng ta đánh đổ cả ba thế lực: thực dân, phát xít và phong kiến, cho nên bản tuyên ngôn của chúng ta vừa là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Không những thế, bản tuyên ngôn còn thể hiện sự cương quyết của Hồ Chí Minh. Đối với Pháp, Mĩ chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta, Người đã rất cương quyết khi nhắc nhở chúng khi Người mượn bản tuyên ngôn của cha ông người Pháp, Mĩ. Đó là nghệ thuật quân sự “gậy ông đập lưng ông”. Vì cha ông người Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố về nhân quyền và dân quyền trong bản tuyên ngôn của họ, nếu như chúng có ý định trở lại xâm lược Việt Nam tức là chúng đã làm vấy bẩn lên tinh hoa mà cha ông để lại trong lịch sử.
Ở luận điểm một, Người đưa ra những tiền đề pháp lý của bản tuyên ngôn thì đến luận điểm thứ hai, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Khác với phần cơ sở pháp lý đưa ra những tiền đề lý luận thì cơ sở thực tiễn lại sử dụng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để chứng minh cho giá trị thuyết phục của lập luận đã được đưa ra ở phần cơ sở pháp lý. Xét theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, lúc này Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất cho nên, trong phần cơ sở thực tế, chủ yếu Bác đối thoại với người Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và luận điểm xảo trá của chúng. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ những dẫn chứng cụ thể mà Bác đưa ra, ta đã thấy thực dân Pháp đã bộc lộ bản chất giả dối, mị dân của mình. Khai hóa chẳng qua chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta.
Với tất cả quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định người Pháp không còn quyền bảo hộ ở Đông Dương. Cho nên những luận điểm mà chúng tuyên bố chỉ hòng mở đường để quay lại Đông Dương. Mặc dù, Pháp có những hành động vô cùng dã man nhưng chúng ta lại giữ thái độ khoan hồng khi giúp đỡ cho người Pháp, bảo vệ tính mạng và của cải cho họ. Trong cuộc chiến chống phát xít, ta đứng về phe đồng minh. Từ đó, Người đòi hỏi thế giới phải đồng tình, ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đó không phải là cơ sở lý thuyết được ban tặng mà phải đánh đổi bằng sự hy sinh, xương máu. Vì những lý lẽ trên, việc tuyên bố tự do, độc lập là quyền và trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ phần cơ sở thực tiễn được chứng minh bằng sự thật lịch sử cho nên kèm với mỗi dẫn chứng, mỗi sự kiện, Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ sự thật, hoặc sự thật là để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Người.
Luận điểm thứ ba là phần có ý nghĩa, giá trị lớn lao hơn hết, là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn, là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Bác cũng tuyên bố với người Pháp dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng. Bác rất khéo léo khi tin tưởng và đòi hỏi thế giới phải công nhận quyền tự do, độc lập của đất nước ta. Người tuyên bố và khẳng định quyết tâm, ý chí của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Mẫu 6)
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Những áng văn chính luận của Người không chỉ đanh thép, sắc sảo mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc, tất cả đều nhờ vào nghệ thuật lập luận tài tình, sắc bén. Có thể coi Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận không chỉ của riêng Bác mà là của cả văn học dân tộc.
Tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một con đường mới cho dân tộc Việt Nam. Nhận định sáng suốt tình hình trong và ngoài nước, tại phố Hàng Ngang Hồ Chí Minh đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử Người đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn có giá trị nghệ thuật sâu sắc, đặc biệt là cách thức Bác lập luận để đi đến kết luận cuối cùng khai sinh ra nước Việt Nam.
Nghệ thuật lập luận sắc bén trong bản Tuyên ngôn độc lập trước hết được thể hiện trong bố cục, cách sắp xếp các ý của bài văn. Phần đầu tiên Bác nêu lên cơ sở pháp lí, làm nền tảng cho bản tuyên ngôn; Phần thứ hai nêu lên cơ sở thực tiễn, làm dẫn chứng giúp cho bản tuyên ngôn giàu sức thuyết phục; Sau khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố lí luận và thực tiễn Người đưa ra lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép, tràn đầy tinh thần tự hào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày từ cách bố cục của bài văn ta đã thấy một tư duy mạch lạc, một lập luận sắc bén trong nghệ thuật lập luận của Người.
Trước hết, về cơ sở pháp lý, mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Và một bước nâng cao hơn nữa, từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. Cách lập luận của Bác vô cùng thuyết phục, Bác đi từ một tiên đề có giá trị như một chân lý không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Bởi vậy, nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc ta thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được. Đồng thời khi đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, Bác đã đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc.
Không chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận, để làm bài văn chính luận thêm phần đanh thép, thuyết phục, Người đã đưa ra cơ sở thực tiễn phong phú, chân thực. Pháp nhân danh “khai hóa”, mang đến văn minh cho dân tộc Việt nhưng đã bị Bác đã vạch trần tội ác trên hai phương diện. Tội ác gây ra trên mọi mặt đời sống: Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng … Hành động của chúng trái hẳn với những lời nói hoa mỹ chúng tung ra, chúng chỉ mang đến đau thương, mất mát cho nhân dân Việt Nam, khiến hơn hai triệu đồng bào chết đói. Không chỉ vậy, Pháp nhân danh “bảo hộ”, Bác nêu rõ: chúng không những không bảo hộ được mà “trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Hành động đó còn chứng minh Pháp là những kẻ phản bội phe Đồng minh, quỳ gối trước phe phát xít Nhật.
Đồng thời Bác cũng nêu lên quá trình đấu tranh kiên gan, bền bỉ của dân tộc ta. Sau quá trình đấu tranh bền bỉ ấy, dân tộc Việt Nam đã giành được những kết quả vô cùng to lớn, được tác giả thể hiện trong đoạn văn ngắn gọn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Câu văn ngắn gọn đã khẳng định chiến thắng của dân tộc trước thế lực thù địch vô cùng mạnh, nguy hiểm. Và lời tuyên bố “Thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tuyên bố khối đoàn kết toàn dân “trên dưới một lòng” kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố độc lập: Tuyên bố Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập và khẳng định ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hai nội dung trên chính là hai điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
Tính chính luận xuất sắc còn được thể hiện trong nghệ thuật liệt kê, so sánh để làm bật lên tội ác ghê gớm của Pháp đối với nhân dân ta. Đặc biệt Bác còn tạo nên hình ảnh vừa giàu tính biểu cảm, vừa chính xác, rõ ràng bởi vậy thể loại này ít xuất hiện hình ảnh bay bổng. Nhưng khi chung được sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ phát huy hiệu quả, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bác sử dụng linh hoạt hình ảnh giàu giá trị biểu cảm như: chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu đã làm bật lên tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách sử dụng câu văn dài, chia làm nhiều vế có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên giọng tố cáo sôi nổi, đanh thép.
Giọng điệu linh hoạt, khi tố cáo đanh thép, khi khẳng định quyết liệt, đặc biệt là ở đoạn văn cuối bài. Câu văn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” tách ra một đoạn riêng, như một lời khẳng định ngắn gọn, trắc nịch. Cuối tác phẩm Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng giọng điệu hào sảng và sắc thái trang trọng, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.
Bằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Mẫu 7)
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lý lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật lập luận có thể hiểu là cách bố cục một bài văn, cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ, lý lẽ sao cho hợp lý, với những dẫn chứng phong phú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào những quan điểm, nhận định mà bài văn, tác phẩm ấy nêu lên. Nhưng để một văn bản trở thành điển hình của nghệ thuật lập luận, thì không chỉ cần sự rập khuôn máy móc những ý trên mà còn phải có sự kết hợp linh hoạt nhuần nhuần những yếu tố: miêu tả, biểu cảm… tưởng như không có ích đối với một bài văn nghị luận khô cứng. Nhưng chính sự giúp sức của các yếu tố tưởng như nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên sự thành công cho một văn bản nghị luận. Và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã làm được trọn vẹn cả hai yếu tố lí lẽ và tình cảm ấy, để khẳng định tính chất bậc thầy nghị luận trên văn đàn Việt Nam.
Bác đã từng tâm sự rằng, khi viết, điều Bác suy nghĩ ấy chính là tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Xuất pháp từ hai yêu cầu đó để cho chuẩn xác, cho dễ đi vào lòng người đọc nhất. Khi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng là lúc nhân dân ta vừa thoát khỏi xiềng xích của thực dân Pháp, vừa nghèo đói, vừa lạc hậu ngu dốt do ảnh hưởng của chính sách cai trị của Thực dân Pháp. Đồng bào ta đa phần không biết chữ, học vấn thấp. Vậy Bác phải viết ra sao, viết như thế nào để nội dung của bản tuyên ngôn không chỉ giúp người dân hiểu, mà còn hướng đến cả nhân dân thế giới. Chính những yêu cầu bức thiết đó đã khiến Bác viết nên một bản tuyên ngôn độc lập vừa dễ hiểu, lại vừa cô đọng, súc tích, hàm ý vô cùng sâu xa.
Trước hết, để văn bản để đi vào lòng người, cần có một bố cục mạch lạc, hợp lý. Người đã chia bố cục của bản tuyên ngôn làm ba phần: phần đầu là cơ sở lý luận, thứ hai là cơ sở thực tiễn, hai phần đầu sẽ là nền tảng cho lời tuyên ngôn ở phần cuối cùng. Chính sự mạch lạc trong bố cục giúp người nghe dễ hiểu, dễ dàng tiếp nhận hơn rất nhiều.
Trong phần cơ sở pháp lý, Bác đã dùng chính lý luận của chúng để đập tan lý lẽ của đối thủ, đòn “gậy ông đập lưng ông” này tỏ ra vô cùng đắc dụng. Pháp và Mĩ đã từng tuyên bố trong hai bản tuyên ngôn của mình rằng: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Những lí lẽ ấy chính là đại diện cho truyền thống văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ, và Bác dung chính lí lẽ đó để nhắc nhở khéo léo họ không thể phản bội những lời tổ tiên đã từng nói, không thể xóa bỏ những thành tựu mà tổ tiên họ phải đổ xương máu mới đạt được. Cách diễn đạt vô cùng khéo léo, lại vô cùng kiên quyết đã trở thành nền tảng cơ sở vững chắc của bản tuyên ngôn. Cũng từ đó Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.
Như chúng ta đã biết, Pháp sang xâm lược nước ta, với khẩu hiệu đầy lòng bác ái, nhiệm vụ cao cả “khai hóa”, nhưng trên thực tế chúng lại làm hoàn toàn ngược lại với những điều mình nói. Để đập tan luận điệu xảo trá này, Bác đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục, vạch trần những hành động trái hẳn với “nhân đạo và chính nghĩa” trong hơn tám mươi năm chúng chèn ép, đàn áp nhân dân ta. Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,… không chỉ vậy, chúng còn ra sức, cố công vơ vét của cải của ta, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, để cuối cùng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến “từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”. Con số khủng khiếp ấy đã vạch trần tội ác tàn độc của chúng. Thực dân Pháp có thực đến để bảo hộ dân ta như chúng từng tuyên bố. Dập tan luận điệu này, Bác đã chỉ rõ “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Và chúng không còn có quyền cai trị đông Dương, bởi mùa thu năm 1940 ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, và khi chúng ta giành được chính quyền tự Nhật, chứ không phải Pháp. Từ những lí lẽ đó, người đã tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Toàn bộ hệ thống lí lẽ vô cùng đanh thép, thuyết phục đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu bịp bợm, xảo trá của bọn chính quyền thực dân. Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã hùng hồn tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc ta một cách đầy sức hào sảng.
Nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc Bác sử dụng đắc dụng thủ pháp tăng cấp. Trong phần cuối - lời tuyên ngôn, Bác đã sử dụng nhiều lần tuyên bố, nhưng những lần sau bao giờ cũng có mức độ cao hơn những lần trước. Từ chỗ tuyến bố ta là thuộc địa của Nhật cho đến ta giành được chính quyền từ Nhật chứ không phải Pháp. Tiếp đến Bác tuyên bố xóa bỏ mọi được quyền đặc lợi của Pháp đã ký trên đất nước Việt Nam. Và cuối cùng lời kết luận được tăng lên ở mức độ cao nhất: “Hưởng độc lập tự do” không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Và vì thế “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Ngoài ra, nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc người vận dụng linh hoạt biện pháp liệt kê, so sánh, để làm sáng tỏ tội ác của Thực dân Pháp. Hình ảnh so sánh đặc sắc nhất phải kể đến đó là: “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”. Kết hợp với biện pháp liệt kê, các câu văn dài chia làm nhiều vế đã làm bật lên tội ác “trúc nam sơn không ghi hết tội” của thực dân Pháp. Giọng điệu linh hoạt, khi đanh thép, khi khẳng định, đầy tự hào (cuối bài văn) khi lại đầy xót thương trước thảm cảnh của nước nhà.
Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Mẫu 8)
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục. Tất cả những điều đó thể hiện ở cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, ở các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn độc lập còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận bởi những quan điểm mà Người đưa ra có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí còn buộc người đọc, người nghe phải chấp nhận mà không thể chối cãi được. Ở văn bản này, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn: chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lý lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể, cho nên những quan điểm của Người dễ được chấp nhận. Chúng ta xét văn bản này cả trên kết cấu của một bài văn chính luận và kết cấu của một văn bản văn học thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt đến sự hoàn chỉnh và mẫu mực.
Xét trong một bài văn chính luận, cơ sở thực tiễn là luận điểm quan trọng nhất, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý chung buộc người đọc, người nghe thừa nhận hoặc làm theo luận điểm mà người viết muốn nói ra. Nó cũng là tiền đề để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn chính luận. Khi viết văn bản này, Bác hướng tới dân tộc, con người Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhưng thế giới ở đây không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà chính là người Pháp và người Mỹ, vì các thế lực này đang có mưu đồ trở lại xâm lược Việt Nam. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến trường Đông Dương thuộc quyền giải giáp vũ khí của cả Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ với Liên Xô chắc chắn sẽ đi đến sự thỏa hiệp để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi nhất vào Đông Dương. Đồng thời Pháp lại tuyên bố với thế giới rằng chúng có công khai hóa Đông Dương nên việc trở lại Đông Dương là tất yếu lịch sử. Trước hoàn cảnh khó khăn này đã đặt ra thử thách cho Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập. Bản tuyên ngôn không những phải tuyên bố được độc lập cho dân tộc mà còn phải bác bỏ được luận điệu sai trái của Pháp, tranh thủ sự đồng tình của nhân loại tiến bộ. Tất cả các yêu cầu trên đều được giải quyết trong phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã rất cương quyết, khéo léo sắc sảo. Để thuyết phục người nghe, Người không những đưa ra quan điểm của cá nhân mình mà sử dụng những tiền đề lịch sử. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Vì quan điểm cá nhân đưa ra dù có đúng đắn, chính xác đều tạo ra hai hiệu ứng hoặc đồng tình hoặc phản đối, còn việc sử dụng những tiền đề lịch sử thì buộc mọi người phải thừa nhận, nghe theo. Lúc này, Pháp và Mỹ là hai kẻ thù đe dọa đến nền độc lập của nước nhà nhưng không vì thế mà Hồ Chí Minh chối bỏ tinh hoa lịch sử.
Người vẫn trân trọng những thành quả mà cha ông người Pháp, người Mỹ để lại. Điều đó thể hiện một tư tưởng lớn, Bác không đứng trên lập trường cá nhân mà đứng trên lập trường nhân loại.
Việc sử dụng tuyên ngôn của Pháp, Mĩ để tuyên bố cho nền độc lập của nước ta, Bác đã tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với các cường quốc lớn, đồng thời cũng kín đáo thể hiện sự ngang hàng của nền độc lập các nước, sánh ngang với Cách mạng tháng Tám của chúng ta với Cách mạng Dân chủ Tư sản của Pháp (1789) và cuộc giải phóng thuộc địa của Mĩ (1776). Nó gợi chúng ta nhớ lại niềm tự hào mà Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo khi so sánh sự ngang hàng của Đại Việt với phong kiến phương Bắc:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đó là sự thật lịch sử bởi vì Cách mạng tháng Tám của chúng ta đã đồng thời giải quyết những nhiệm vụ mà cách mạng của Pháp và Mỹ từng làm được. Cùng một lúc, chúng ta đánh đổ cả ba thế lực: thực dân, phát xít và phong kiến, cho nên bản tuyên ngôn của chúng ta vừa là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Không những thế, bản tuyên ngôn còn thể hiện sự cương quyết của Hồ Chí Minh. Đối với Pháp, Mĩ chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta, Người đã rất cương quyết khi nhắc nhở chúng khi Người mượn bản tuyên ngôn của cha ông người Pháp, Mĩ. Đó là nghệ thuật quân sự “gậy ông đập lưng ông”. Vì cha ông người Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố về nhân quyền và dân quyền trong bản tuyên ngôn của họ, nếu như chúng có ý định trở lại xâm lược Việt Nam tức là chúng đã làm vấy bẩn lên tinh hoa mà cha ông để lại trong lịch sử.
Ở luận điểm một, Người đưa ra những tiền đề pháp lý của bản tuyên ngôn thì đến luận điểm thứ hai, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Khác với phần cơ sở pháp lý đưa ra những tiền đề lý luận thì cơ sở thực tiễn lại sử dụng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để chứng minh cho giá trị thuyết phục của lập luận đã được đưa ra ở phần cơ sở pháp lý. Xét theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, lúc này Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất cho nên, trong phần cơ sở thực tế, chủ yếu Bác đối thoại với người Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và luận điểm xảo trá của chúng. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ những dẫn chứng cụ thể mà Bác đưa ra, ta đã thấy thực dân Pháp đã bộc lộ bản chất giả dối, mị dân của mình. Khai hóa chẳng qua chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta.
Với tất cả quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định người Pháp không còn quyền bảo hộ ở Đông Dương. Cho nên những luận điểm mà chúng tuyên bố chỉ hòng mở đường để quay lại Đông Dương. Mặc dù, Pháp có những hành động vô cùng dã man nhưng chúng ta lại giữ thái độ khoan hồng khi giúp đỡ cho người Pháp, bảo vệ tính mạng và của cải cho họ. Trong cuộc chiến chống phát xít, ta đứng về phe đồng minh. Từ đó, Người đòi hỏi thế giới phải đồng tình, ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đó không phải là cơ sở lý thuyết được ban tặng mà phải đánh đổi bằng sự hy sinh, xương máu. Vì những lý lẽ trên, việc tuyên bố tự do, độc lập là quyền và trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ phần cơ sở thực tiễn được chứng minh bằng sự thật lịch sử cho nên kèm với mỗi dẫn chứng, mỗi sự kiện, Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ sự thật, hoặc sự thật là để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Người.
Luận điểm thứ ba là phần có ý nghĩa, giá trị lớn lao hơn hết, là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn, là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Bác cũng tuyên bố với người Pháp dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng. Bác rất khéo léo khi tin tưởng và đòi hỏi thế giới phải công nhận quyền tự do, độc lập của đất nước ta. Người tuyên bố và khẳng định quyết tâm, ý chí của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Mẫu 9)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn Độc lập" ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 – 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế quốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dương thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 – Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một bài toán được đặt ra ở đây, đó là làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau (nhân dân Việt Nam – một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn Độc lập có thể đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.
Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm 3 phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ, từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Phần đầu (từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được), tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lí vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lí rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũng thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.
Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo truớc những hành động Pháp được dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều được nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”,… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đuờng Kách mệnh).
Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cụm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. “Tuyên ngôn Độc lập” khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cùng với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam ta: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phuơng để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sảo mà vẫn trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về" chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thể thấy, từ ngữ được dùng chính xác từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.
Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Mẫu 10)
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục. Tất cả những điều đó thể hiện ở cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, ở các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn độc lập còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận bởi những quan điểm mà Người đưa ra có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí còn buộc người đọc, người nghe phải chấp nhận mà không thể chối cãi được. Ở văn bản này, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn: chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lí lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể, cho nên những quan điểm của Người dễ được chấp nhận. Chúng ta xét văn bản này cả trên kết cấu của một bài văn chính luận và kết cấu của một văn bản văn học thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt đến sự hoàn chỉnh và mẫu mực.
Xét trong một bài văn chính luận, cơ sở thực tiễn là luận điểm quan trọng nhất, đưa ra nguyên tắc, nguyên lí chung buộc người đọc, người nghe thừa nhận hoặc làm theo luận điểm mà người viết muốn nói ra. Nó cũng là tiền đề để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn chính luận. Khi viết văn bản này, Bác hướng tới dân tộc, con người Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhưng thế giới ở đây không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà chính là người Pháp và người Mĩ, vì các thế lực này đang có mưu đồ trở lại xâm lược Việt Nam. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến trường Đông Dương thuộc quyền giải giáp vũ khí của cả Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ với Liên Xô chắc chắn sẽ đi đến sự thỏa hiệp để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi nhất vào Đông Dương. Đồng thời Pháp lại tuyên bố với thế giới rằng chúng có công khai hóa Đông Dương nên việc trở lại Đông Dương là tất yếu lịch sử. Trước hoàn cảnh khó khăn này đã đặt ra thử thách cho Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập. Bản tuyên ngôn không những phải tuyên bố được độc lập cho dân tộc mà còn phải bác bỏ được luận điệu sai trái của Pháp, tranh thủ sự đồng tình của nhân loại tiến bộ. Tất cả các yêu cầu trên đều được giải quyết trong phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã rất cương quyết, khéo léo sắc sảo. Để thuyết phục người nghe, Người không những đưa ra quan điểm của cá nhân mình mà sử dụng những tiền đề lịch sử. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Vì quan điểm cá nhân đưa ra dù có đúng đắn, chính xác đều tạo ra hai hiệu ứng hoặc đồng tình hoặc phản đối, còn việc sử dụng những tiền đề lịch sử thì buộc mọi người phải thừa nhận, nghe theo. Lúc này, Pháp và Mĩ là hai kẻ thù đe dọa đến nền độc lập của nước nhà nhưng không vì thế mà Hồ Chí Minh chối bỏ tinh hoa lịch sử. Người vẫn trân trọng những thành quả mà cha ông người Pháp, người Mĩ để lại. Điều đó thể hiện một tư tưởng lớn, Bác không đứng trên lập trường cá nhân mà đứng trên lập trường nhân loại.
Việc sử dụng tuyên ngôn của Pháp, Mĩ để tuyên bố cho nền độc lập của nước ta, Bác đã tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với các cường quốc lớn, đồng thời cũng kín đáo thể hiện sự ngang hàng của nền độc lập các nước, sánh ngang với Cách mạng tháng Tám của chúng ta với Cách mạng Dân chủ Tư sản của Pháp (1789) và cuộc giải phóng thuộc địa của Mĩ (1776). Nó gợi chúng ta nhớ lại niềm tự hào mà Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo khi so sánh sự ngang hàng của Đại Việt với phong kiến phương Bắc:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đó là sự thật lịch sử bởi vì Cách mạng tháng Tám của chúng ta đã đồng thời giải quyết những nhiệm vụ mà cách mạng của Pháp và Mĩ từng làm được. Cùng một lúc, chúng ta đánh đổ cả ba thế lực: thực dân, phát xít và phong kiến, cho nên bản tuyên ngôn của chúng ta vừa là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Không những thế, bản tuyên ngôn còn thể hiện sự cương quyết của Hồ Chí Minh. Đối với Pháp, Mĩ chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta, Người đã rất cương quyết khi nhắc nhở chúng khi Người mượn bản tuyên ngôn của cha ông người Pháp, Mĩ. Đó là nghệ thuật quân sự “gậy ông đập lưng ông”. Vì cha ông người Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố về nhân quyền và dân quyền trong bản tuyên ngôn của họ, nếu như chúng có ý định trở lại xâm lược Việt Nam tức là chúng đã làm vấy bẩn lên tinh hoa mà cha ông để lại trong lịch sử.
Ở luận điểm một, Người đưa ra những tiền đề pháp lý của bản tuyên ngôn thì đến luận điểm thứ hai, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Khác với phần cơ sở pháp lý đưa ra những tiền đề lí luận thì cơ sở thực tiễn lại sử dụng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để chứng minh cho giá trị thuyết phục của lập luận đã được đưa ra ở phần cơ sở pháp lý. Xét theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, lúc này Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất cho nên, trong phần cơ sở thực tế, chủ yếu Bác đối thoại với người Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và luận điểm xảo trá của chúng. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ những dẫn chứng cụ thể mà Bác đưa ra, ta đã thấy thực dân Pháp đã bộc lộ bản chất giả dối, mị dân của mình. Khai hóa chẳng qua chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta.
Với tất cả quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định người Pháp không còn quyền bảo hộ ở Đông Dương. Cho nên những luận điểm mà chúng tuyên bố chỉ hòng mở đường để quay lại Đông Dương. Mặc dù, Pháp có những hành động vô cùng dã man nhưng chúng ta lại giữ thái độ khoan hồng khi giúp đỡ cho người Pháp, bảo vệ tính mạng và của cải cho họ. Trong cuộc chiến chống phát xít, ta đứng về phe đồng minh. Từ đó, Người đòi hỏi thế giới phải đồng tình, ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đó không phải là cơ sở lí thuyết được ban tặng mà phải đánh đổi bằng sự hi sinh, xương máu. Vì những lí lẽ trên, việc tuyên bố tự do, độc lập là quyền và trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ phần cơ sở thực tiễn được chứng minh bằng sự thật lịch sử cho nên kèm với mỗi dẫn chứng, mỗi sự kiện, Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ sự thật, hoặc sự thật là để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Người.
Luận điểm thứ ba là phần có ý nghĩa, giá trị lớn lao hơn hết, là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn, là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Bác cũng tuyên bố với người Pháp dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng. Bác rất khéo léo khi tin tưởng và đòi hỏi thế giới phải công nhận quyền tự do, độc lập của đất nước ta. Người tuyên bố và khẳng định quyết tâm, ý chí của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 11)
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Những áng văn chính luận của Người không chỉ đanh thép, sắc sảo mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc, tất cả đều nhờ vào nghệ thuật lập luận tài tình, sắc bén. Có thể coi Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận không chỉ của riêng Bác mà là của cả văn học dân tộc.
Tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một con đường mới cho dân tộc Việt Nam. Nhận định sáng suốt tình hình trong và ngoài nước, tại phố Hàng Ngang Hồ Chí Minh đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử Người đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn có giá trị nghệ thuật sâu sắc, đặc biệt là cách thức Bác lập luận để đi đến kết luận cuối cùng khai sinh ra nước Việt Nam.
Nghệ thuật lập luận sắc bén trong bản Tuyên ngôn độc lập trước hết được thể hiện trong bố cục, cách sắp xếp các ý của bài văn. Phần đầu tiên Bác nêu lên cơ sở pháp lí, làm nền tảng cho bản tuyên ngôn; Phần thứ hai nêu lên cơ sở thực tiễn, làm dẫn chứng giúp cho bản tuyên ngôn giàu sức thuyết phục; Sau khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố lí luận và thực tiễn Người đưa ra lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép, tràn đầy tinh thần tự hào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày từ cách bố cục của bài văn ta đã thấy một tư duy mạch lạc, một lập luận sắc bén trong nghệ thuật lập luận của Người.
Trước hết, về cơ sở pháp lý, mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Và một bước nâng cao hơn nữa, từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. Cách lập luận của Bác vô cùng thuyết phục, Bác đi từ một tiên đề có giá trị như một chân lý không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Bởi vậy, nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc ta thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được. Đồng thời khi đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, Bác đã đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc.
Không chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận, để làm bài văn chính luận thêm phần đanh thép, thuyết phục, Người đã đưa ra cơ sở thực tiễn phong phú, chân thực. Pháp nhân danh “khai hóa”, mang đến văn minh cho dân tộc Việt nhưng đã bị Bác đã vạch trần tội ác trên hai phương diện. Tội ác gây ra trên mọi mặt đời sống: Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng … Hành động của chúng trái hẳn với những lời nói hoa mỹ chúng tung ra, chúng chỉ mang đến đau thương, mất mát cho nhân dân Việt Nam, khiến hơn hai triệu đồng bào chết đói. Không chỉ vậy, Pháp nhân danh “bảo hộ”, Bác nêu rõ: chúng không những không bảo hộ được mà “trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Hành động đó còn chứng minh Pháp là những kẻ phản bội phe Đồng minh, quỳ gối trước phe phát xít Nhật.
Đồng thời Bác cũng nêu lên quá trình đấu tranh kiên gan, bền bỉ của dân tộc ta. Sau quá trình đấu tranh bền bỉ ấy, dân tộc Việt Nam đã giành được những kết quả vô cùng to lớn, được tác giả thể hiện trong đoạn văn ngắn gọn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Câu văn ngắn gọn đã khẳng định chiến thắng của dân tộc trước thế lực thù địch vô cùng mạnh, nguy hiểm. Và lời tuyên bố “Thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tuyên bố khối đoàn kết toàn dân “trên dưới một lòng” kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố độc lập: Tuyên bố Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập và khẳng định ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hai nội dung trên chính là hai điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
Tính chính luận xuất sắc còn được thể hiện trong nghệ thuật liệt kê, so sánh để làm bật lên tội ác ghê gớm của Pháp đối với nhân dân ta. Đặc biệt Bác còn tạo nên hình ảnh vừa giàu tính biểu cảm, vừa chính xác, rõ ràng bởi vậy thể loại này ít xuất hiện hình ảnh bay bổng. Nhưng khi chung được sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ phát huy hiệu quả, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bác sử dụng linh hoạt hình ảnh giàu giá trị biểu cảm như: chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu đã làm bật lên tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách sử dụng câu văn dài, chia làm nhiều vế có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên giọng tố cáo sôi nổi, đanh thép.
Giọng điệu linh hoạt, khi tố cáo đanh thép, khi khẳng định quyết liệt, đặc biệt là ở đoạn văn cuối bài. Câu văn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” tách ra một đoạn riêng, như một lời khẳng định ngắn gọn, trắc nịch. Cuối tác phẩm Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng giọng điệu hào sảng và sắc thái trang trọng, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.
Bằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 12)
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lý lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật lập luận có thể hiểu là cách bố cục một bài văn, cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ, lý lẽ sao cho hợp lý, với những dẫn chứng phong phú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào những quan điểm, nhận định mà bài văn, tác phẩm ấy nêu lên. Nhưng để một văn bản trở thành điển hình của nghệ thuật lập luận, thì không chỉ cần sự rập khuôn máy móc những ý trên mà còn phải có sự kết hợp linh hoạt nhuần nhuần những yếu tố: miêu tả, biểu cảm… tưởng như không có ích đối với một bài văn nghị luận khô cứng. Nhưng chính sự giúp sức của các yếu tố tưởng như nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên sự thành công cho một văn bản nghị luận. Và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã làm được trọn vẹn cả hai yếu tố lí lẽ và tình cảm ấy, để khẳng định tính chất bậc thầy nghị luận trên văn đàn Việt Nam.
Bác đã từng tâm sự rằng, khi viết, điều Bác suy nghĩ ấy chính là tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Xuất pháp từ hai yêu cầu đó để cho chuẩn xác, cho dễ đi vào lòng người đọc nhất. Khi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng là lúc nhân dân ta vừa thoát khỏi xiềng xích của thực dân Pháp, vừa nghèo đói, vừa lạc hậu ngu dốt do ảnh hưởng của chính sách cai trị của Thực dân Pháp. Đồng bào ta đa phần không biết chữ, học vấn thấp. Vậy Bác phải viết ra sao, viết như thế nào để nội dung của bản tuyên ngôn không chỉ giúp người dân hiểu, mà còn hướng đến cả nhân dân thế giới. Chính những yêu cầu bức thiết đó đã khiến Bác viết nên một bản tuyên ngôn độc lập vừa dễ hiểu, lại vừa cô đọng, súc tích, hàm ý vô cùng sâu xa.
Trước hết, để văn bản để đi vào lòng người, cần có một bố cục mạch lạc, hợp lý. Người đã chia bố cục của bản tuyên ngôn làm ba phần: phần đầu là cơ sở lý luận, thứ hai là cơ sở thực tiễn, hai phần đầu sẽ là nền tảng cho lời tuyên ngôn ở phần cuối cùng. Chính sự mạch lạc trong bố cục giúp người nghe dễ hiểu, dễ dàng tiếp nhận hơn rất nhiều.
Trong phần cơ sở pháp lý, Bác đã dùng chính lý luận của chúng để đập tan lý lẽ của đối thủ, đòn “gậy ông đập lưng ông” này tỏ ra vô cùng đắc dụng. Pháp và Mĩ đã từng tuyên bố trong hai bản tuyên ngôn của mình rằng: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Những lí lẽ ấy chính là đại diện cho truyền thống văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ, và Bác dung chính lí lẽ đó để nhắc nhở khéo léo họ không thể phản bội những lời tổ tiên đã từng nói, không thể xóa bỏ những thành tựu mà tổ tiên họ phải đổ xương máu mới đạt được. Cách diễn đạt vô cùng khéo léo, lại vô cùng kiên quyết đã trở thành nền tảng cơ sở vững chắc của bản tuyên ngôn. Cũng từ đó Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.
Như chúng ta đã biết, Pháp sang xâm lược nước ta, với khẩu hiệu đầy lòng bác ái, nhiệm vụ cao cả “khai hóa”, nhưng trên thực tế chúng lại làm hoàn toàn ngược lại với những điều mình nói. Để đập tan luận điệu xảo trá này, Bác đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục, vạch trần những hành động trái hẳn với “nhân đạo và chính nghĩa” trong hơn tám mươi năm chúng chèn ép, đàn áp nhân dân ta. Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,… không chỉ vậy, chúng còn ra sức, cố công vơ vét của cải của ta, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, để cuối cùng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến “từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”. Con số khủng khiếp ấy đã vạch trần tội ác tàn độc của chúng. Thực dân Pháp có thực đến để bảo hộ dân ta như chúng từng tuyên bố. Dập tan luận điệu này, Bác đã chỉ rõ “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Và chúng không còn có quyền cai trị đông Dương, bởi mùa thu năm 1940 ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, và khi chúng ta giành được chính quyền tự Nhật, chứ không phải Pháp. Từ những lí lẽ đó, người đã tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Toàn bộ hệ thống lí lẽ vô cùng đanh thép, thuyết phục đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu bịp bợm, xảo trá của bọn chính quyền thực dân. Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã hùng hồn tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc ta một cách đầy sức hào sảng.
Nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc Bác sử dụng đắc dụng thủ pháp tăng cấp. Trong phần cuối - lời tuyên ngôn, Bác đã sử dụng nhiều lần tuyên bố, nhưng những lần sau bao giờ cũng có mức độ cao hơn những lần trước. Từ chỗ tuyến bố ta là thuộc địa của Nhật cho đến ta giành được chính quyền từ Nhật chứ không phải Pháp. Tiếp đến Bác tuyên bố xóa bỏ mọi được quyền đặc lợi của Pháp đã ký trên đất nước Việt Nam. Và cuối cùng lời kết luận được tăng lên ở mức độ cao nhất: “Hưởng độc lập tự do” không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Và vì thế “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Ngoài ra, nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc người vận dụng linh hoạt biện pháp liệt kê, so sánh, để làm sáng tỏ tội ác của Thực dân Pháp. Hình ảnh so sánh đặc sắc nhất phải kể đến đó là: “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”. Kết hợp với biện pháp liệt kê, các câu văn dài chia làm nhiều vế đã làm bật lên tội ác “trúc nam sơn không ghi hết tội” của thực dân Pháp. Giọng điệu linh hoạt, khi đanh thép, khi khẳng định, đầy tự hào (cuối bài văn) khi lại đầy xót thương trước thảm cảnh của nước nhà.
Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 13)
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục. Tất cả những điều đó thể hiện ở cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, ở các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn độc lập còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận bởi những quan điểm mà Người đưa ra có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí còn buộc người đọc, người nghe phải chấp nhận mà không thể chối cãi được. Ở văn bản này, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn: chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lý lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể, cho nên những quan điểm của Người dễ được chấp nhận. Chúng ta xét văn bản này cả trên kết cấu của một bài văn chính luận và kết cấu của một văn bản văn học thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt đến sự hoàn chỉnh và mẫu mực.
Xét trong một bài văn chính luận, cơ sở thực tiễn là luận điểm quan trọng nhất, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý chung buộc người đọc, người nghe thừa nhận hoặc làm theo luận điểm mà người viết muốn nói ra. Nó cũng là tiền đề để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn chính luận. Khi viết văn bản này, Bác hướng tới dân tộc, con người Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhưng thế giới ở đây không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà chính là người Pháp và người Mỹ, vì các thế lực này đang có mưu đồ trở lại xâm lược Việt Nam. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến trường Đông Dương thuộc quyền giải giáp vũ khí của cả Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mỹ với Liên Xô chắc chắn sẽ đi đến sự thỏa hiệp để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi nhất vào Đông Dương. Đồng thời Pháp lại tuyên bố với thế giới rằng chúng có công khai hóa Đông Dương nên việc trở lại Đông Dương là tất yếu lịch sử. Trước hoàn cảnh khó khăn này đã đặt ra thử thách cho Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập. Bản tuyên ngôn không những phải tuyên bố được độc lập cho dân tộc mà còn phải bác bỏ được luận điệu sai trái của Pháp, tranh thủ sự đồng tình của nhân loại tiến bộ. Tất cả các yêu cầu trên đều được giải quyết trong phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã rất cương quyết, khéo léo sắc sảo. Để thuyết phục người nghe, Người không những đưa ra quan điểm của cá nhân mình mà sử dụng những tiền đề lịch sử. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Vì quan điểm cá nhân đưa ra dù có đúng đắn, chính xác đều tạo ra hai hiệu ứng hoặc đồng tình hoặc phản đối, còn việc sử dụng những tiền đề lịch sử thì buộc mọi người phải thừa nhận, nghe theo. Lúc này, Pháp và Mỹ là hai kẻ thù đe dọa đến nền độc lập của nước nhà nhưng không vì thế mà Hồ Chí Minh chối bỏ tinh hoa lịch sử.
Người vẫn trân trọng những thành quả mà cha ông người Pháp, người Mỹ để lại. Điều đó thể hiện một tư tưởng lớn, Bác không đứng trên lập trường cá nhân mà đứng trên lập trường nhân loại.
Việc sử dụng tuyên ngôn của Pháp, Mĩ để tuyên bố cho nền độc lập của nước ta, Bác đã tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với các cường quốc lớn, đồng thời cũng kín đáo thể hiện sự ngang hàng của nền độc lập các nước, sánh ngang với Cách mạng tháng Tám của chúng ta với Cách mạng Dân chủ Tư sản của Pháp (1789) và cuộc giải phóng thuộc địa của Mĩ (1776). Nó gợi chúng ta nhớ lại niềm tự hào mà Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo khi so sánh sự ngang hàng của Đại Việt với phong kiến phương Bắc:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đó là sự thật lịch sử bởi vì Cách mạng tháng Tám của chúng ta đã đồng thời giải quyết những nhiệm vụ mà cách mạng của Pháp và Mỹ từng làm được. Cùng một lúc, chúng ta đánh đổ cả ba thế lực: thực dân, phát xít và phong kiến, cho nên bản tuyên ngôn của chúng ta vừa là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Không những thế, bản tuyên ngôn còn thể hiện sự cương quyết của Hồ Chí Minh. Đối với Pháp, Mĩ chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta, Người đã rất cương quyết khi nhắc nhở chúng khi Người mượn bản tuyên ngôn của cha ông người Pháp, Mĩ. Đó là nghệ thuật quân sự “gậy ông đập lưng ông”. Vì cha ông người Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố về nhân quyền và dân quyền trong bản tuyên ngôn của họ, nếu như chúng có ý định trở lại xâm lược Việt Nam tức là chúng đã làm vấy bẩn lên tinh hoa mà cha ông để lại trong lịch sử.
Ở luận điểm một, Người đưa ra những tiền đề pháp lý của bản tuyên ngôn thì đến luận điểm thứ hai, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Khác với phần cơ sở pháp lý đưa ra những tiền đề lý luận thì cơ sở thực tiễn lại sử dụng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để chứng minh cho giá trị thuyết phục của lập luận đã được đưa ra ở phần cơ sở pháp lý. Xét theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, lúc này Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất cho nên, trong phần cơ sở thực tế, chủ yếu Bác đối thoại với người Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và luận điểm xảo trá của chúng. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ những dẫn chứng cụ thể mà Bác đưa ra, ta đã thấy thực dân Pháp đã bộc lộ bản chất giả dối, mị dân của mình. Khai hóa chẳng qua chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta.
Với tất cả quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định người Pháp không còn quyền bảo hộ ở Đông Dương. Cho nên những luận điểm mà chúng tuyên bố chỉ hòng mở đường để quay lại Đông Dương. Mặc dù, Pháp có những hành động vô cùng dã man nhưng chúng ta lại giữ thái độ khoan hồng khi giúp đỡ cho người Pháp, bảo vệ tính mạng và của cải cho họ. Trong cuộc chiến chống phát xít, ta đứng về phe đồng minh. Từ đó, Người đòi hỏi thế giới phải đồng tình, ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đó không phải là cơ sở lý thuyết được ban tặng mà phải đánh đổi bằng sự hy sinh, xương máu. Vì những lý lẽ trên, việc tuyên bố tự do, độc lập là quyền và trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ phần cơ sở thực tiễn được chứng minh bằng sự thật lịch sử cho nên kèm với mỗi dẫn chứng, mỗi sự kiện, Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ sự thật, hoặc sự thật là để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Người.
Luận điểm thứ ba là phần có ý nghĩa, giá trị lớn lao hơn hết, là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn, là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Bác cũng tuyên bố với người Pháp dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng. Bác rất khéo léo khi tin tưởng và đòi hỏi thế giới phải công nhận quyền tự do, độc lập của đất nước ta. Người tuyên bố và khẳng định quyết tâm, ý chí của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 14)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” - tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 - 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế quốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dương thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26 tháng 8 năm1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 - Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một bài toàn được đặt ra ở đây, đó làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau (nhân dân Việt Nam - một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn độc lập đã đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.
Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm ba phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ, từ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Phần đầu (từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được), tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lý vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lý rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũng thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.
Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo trước những hành động Pháp được dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều được nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những người dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đường Kách Mệnh).
Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cụm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Tuyên ngôn độc lập khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cùng với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phương để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sảo mà vẫn trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về” chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thể thấy, từ ngữ được dùng chính xác từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.
Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận - một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 15)
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản Tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỷ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, đây có thể coi là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong những thăng trầm lịch sử chống đế quốc.
Văn chính luận thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử cần sự trang trọng, tôn nghiêm như bài chiếu, biểu, cáo, tuyên ngôn. Những dạng văn này thường có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén, bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể chối cãi. Và những điều này đã thể hiện trọn vẹn trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, nó không chỉ mang tầm vóc ý nghĩa lịch sử lớn lao mà hơn hết là nó đạt đến độ mẫu mực của một chính luận hoàn hảo. Từng quan điểm, lý lẽ Người đưa ra có tính thuyết phục cao, thậm chí nó buộc người đọc phải chấp nhận mà không thể chối cãi. Người đưa ra ba luận điểm vô cùng sắc bén: cơ sở Pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn và bản chất phi nghĩa của thực dân pháp cùng sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng Việt Nam, chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm người lại đưa ra những lý luận đanh thép, bằng chứng xác thực, khiến người nghe hoàn toàn tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói xét về kết cấu của tác phẩm chính luận hay một văn bản thông thường thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt chuẩn mực.
Phần đầu của bản tuyên ngôn Bác đưa ra cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn. Người đưa ra chân lý vĩnh cửu về quyền tự do dân tộc, quyền sống của mỗi con người. Điều đó được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn được công nhận vì chứa đựng những tư tưởng lớn. Bằng cách trích dẫn khôn khéo này Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định sự ngang hàng của ba bản tuyên ngôn độc lập, ba quốc gia và ba cuộc cách mạng. ngoài ra thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” này còn góp phần làm cơ sở pháp lý cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Nó thể hiện nghệ thuật lập luận khéo léo, kiên quyết và sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh.
Chuyển sang phần hai của bản Tuyên ngôn chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những câu văn ngôn từ đanh thép để diễn tả sự khốn nạn đốn mạt của quân ăn cướp. Những điệp từ “thế mà” được lặp đi lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh tội ác, sự phi nhân tính đi lại với những tuyên ngôn nhân quyền mà chúng đưa ra trước đó. Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần như một sự ám chỉ sự tàn nhẫn bất lương cũng như nỗi đau mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc mình. Ngoài ra ở phần này tác giả còn sử dụng nhiều động từ mạnh như “chém”, “giết”, “tắm cuộc khởi nghĩa trong bể máu”… Đây như những bằng chứng biết nói lột tả sự xảo trá, tàn bạo đến man rợ của đế quốc thực dân nó đẩy những người dân khốn cùng của ta quằn quại trong vòng tử địa.
Đến phần thứ ba và cũng là phần kết của bản Tuyên ngôn. Tác giả dùng cụm từ “thế cho nên”. Như một lời khẳng định những hành động tiếp theo như một sự nối tiếp cho nguyên nhân - kết quả ở trên. Tuyên ngôn khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Đó là điều mà bất cứ ai không có quyền chối cãi và bác bỏ. Nó thể hiện được một bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. Thể hiện sự đanh thép và quyết tâm cao độ để giành độc lập.
Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lý luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ Chí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 16)
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc Việt Nam “một vĩ nhân được UNESCO phong danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”. Không những thế Hồ Chí Minh còn để lại cho chúng ta một gia tài văn học vô cùng quý báu. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” - tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
Trong hoàn cảnh nhân dân ta đã giành lại được chính quyền ở Hà Nội. Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Và người đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02 tháng 9 năm1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”. Tác phẩm thể hiện nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ, sắc sảo của Người, xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực của thời đại.
Bản Tuyên ngôn có kết cấu vô cùng chặt chẽ, dựa vào những cơ sở pháp lý cho tới những cơ sở thực tiễn để đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Ngay từ phần mở đầu, để khẳng định cơ sở pháp lý và tính chính nghĩa của bản Tuyên ngôn, người đã nêu lên những chân lý vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó, gây ra lầm than cho biết bao số phận con người ở Việt Nam. Bác đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ. Tuyên ngôn độc lập của Mỹ ( 1976) viết : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Còn trong tuyên ngôn của Pháp viết: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn tự do bình đẳng về quyền lợi”. Đây là những lẽ phải chân chính mà không ai có thể phủ nhận được. Đây là những bản Tuyên ngôn độc lập đã được các nước trên thế giới công nhận, đây cũng là những nước giơ cao ngọn cờ về bình đẳng, về quyền con người.Vậy mà họ đã đi ngược lại với chính những tuyên ngôn của mình. Và Bác đã chỉ ra được điều đó. Bằng chính sự khéo léo của mình Bác đã sử dụng chính những lời văn của kẻ thù để chống lại kẻ thù. Không những vậy thông qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc Pháp và Mỹ lúc bấy giờ, Bác đã tạo ra một vị thế ngang hàng của bản tuyên ngôn nước Việt Nam với hai nước lớn kia, thể hiện rằng quyền bình đẳng tự do của con người là như nhau, không ai là hơn ai. Từ đó đưa ra cơ sở pháp lý vững vàng làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Ở phần thứ hai, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ”của thực dân Pháp trên hai phương diện: chính trị và kinh tế. “Về chính trị... Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”. Hàng loạt những tội ác của thực dân Pháp được Bác đưa ra theo lối văn trần thuật tạo nên điệp khúc đầy nhức nhối và căm phẫn. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những người dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đường Kách Mệnh).Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn đưa ra những dẫn chứng lịch sử để bác bỏ giọng điệu sai trai, gian xảo của Pháp rằng chúng đã có công “bảo hộ” nước ta. Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục: “Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”. Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”. Khẳng định “Trong năm năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
Và cuối cùng, sau những lập luận đanh thép kết tội thực dân Pháp, Bác đã đưa ra lời khẳng định và cũng là lời tuyên bố công khai. “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Câu nói định quyền tự do, độc lập cùng với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam ta. Lời tuyên ngôn với những lời lẽ đanh thép dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn đã thuyết phục được lòng người lòng dân cũng như toàn thể thế giới về độc lập tự do của nước Việt Nam ta.
“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không những là văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực, tiếp nối những áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ. Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay chính là sự phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự do đã được khẳng định từ trong bản Tuyên ngôn ấy.Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn chính luận nêu trên, “Tuyên ngôn độc lập” là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận - một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 17)
Không chỉ là một lãnh tụ, một nhà quân sự, chính trị xuất sắc trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh còn là nhà văn lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc. Nhớ đến những trang viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh những vần thơ “thép” chúng ta không thể nào quên “những áng văn chính luận mẫu mực” của Người. Và có thể nói, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” là một trong số những tác phẩm chính luận như thế. Đọc “Tuyên ngôn độc lập” người đọc sẽ thấy được nghệ thuật lập luận xuất sắc của Hồ Chí Minh.
Trước hết, nghệ thuật lập luận trong “Tuyên ngôn độc lập” được thể hiện ở bố cục, cấu trúc lập luận logic và chặt chẽ. Đoạn mở đầu tác phẩm, tác giả Hồ Chí Minh đã nêu lên cơ sở pháp lý, làm tiền đề vững chắc cho toàn bộ bản tuyên ngôn. Và nếu như phần đầu tác giả nêu lên cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn thì trong phần tiếp theo, tác giả đã nêu lên cơ sở thực tiễn, đó chính là việc vạch trần những tội ác dã man của giặc và cuộc đấu tranh chính nghĩa, bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Để rồi, trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đã nêu, phần cuối của tác phẩm chính là lời tuyên bố độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và thể hiện ý chí, lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. Như vậy, bản tuyên ngôn có một bố cục chặt chẽ và hợp lý với ba vấn đề nổi bật, ba vấn đề ấy có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên tính thống nhất trong toàn bộ bản tuyên ngôn.
Đồng thời, nghệ thuật lập luận của bản tuyên ngôn còn được thể hiện ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực trong cách tác giả triển khai, làm rõ từng vấn đề. Trước hết, trong phần mở đầu tác phẩm, để nêu lên cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn, tác giả đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ - hai bản tuyên ngôn đề cao quyền tự do, bình đẳng của con người. Nhưng điều sáng tạo của Người chính là từ quyền con người ấy để suy ra quyền dân tộc, với cụm từ “suy rộng ra”. Có thể nói, đây chính là sự suy luận rất logic và chặt chẽ của Hồ Chí Minh bởi lẽ nếu nhân loại thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của cá nhân thì tất yêu phải thừa nhận quyền của dân tộc. Đồng thời, ở đây, chính việc trích dẫn này cũng đã tạo tiền đề cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam có sức thuyết phục hơn bởi cả hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đều đã được nhân loại thừa nhận. Thêm vào đó, trong phần nêu cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn tác giả đưa ra những lí lẽ đanh thép, hùng hồn cùng những chứng cứ xác thực. Liên kết giữa phần một và phần hai của bản tuyên ngôn tác giả đã sử dụng quan hệ từ "thế mà". Với việc sử dụng quan hệ từ này đã hé mở ra một sự đối lập giữa lí lẽ và hành động của thực dân Pháp - những hành động phi nhân đạo, trái với chính nghĩa. Tác giả đã vạch trần những tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta. Với nghệ thuật liệt kê cùng lối nói giàu hình ảnh, tác giả Hồ Chí Minh đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, xã hội và chính sách bảo hộ của thực dân Pháp. Đồng thời, để nhấn mạnh những tội ác của Pháp tác giả còn sử dụng nghệ thuật điệp ngữ với việc lặp lại nhiều lần từ “chúng” và sử dụng hàng loạt động từ mạnh như “thẳng tay chém giết”, “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”, “bóc lột nhân dân đến tận xương tủy” khi liệt kê những tội ác phi nhân đạo, trái với chính nghĩa của Pháp. Đồng thời, tác giả còn làm bật lên thực tiễn về cách mạng Việt Nam - đó là một cuộc cách mạng chính nghĩa và hoàn toàn nhân đạo. Đặc biệt, trên cơ sở pháp lý và thực tiễn đã nêu, đoạn cuối tác phẩm đã nêu lên lời tuyên bố độc lập như một lẽ tự nhiên, tất yếu và có lẽ bởi thế nên ngay từ đầu đoạn kết thúc bản tuyên ngôn, tác giả đã sử dụng cụm từ "bởi thế cho nên" để thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả với những cơ sở tiền đề đã được nêu lên từ trước đó. Bản tuyên ngôn khép lại với lời tuyên bố độc lập dõng dạc, đanh thép và hùng hồn trước toàn thể nhân dân trong và ngoài nước. Đồng thời qua đó đã thể hiện rõ thái độ, ý chí, lòng quyết tâm bảo vệ, giữ vững nền độc lập, thống nhất đấy.
Thêm vào đó, nghệ thuật lập luận của tác phẩm còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc, chặt chẽ. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng với một tần suất cao các từ liên kết như “lời bất hủ ấy”, “đó mà”, “thế là”, “tuy vậy”, “bởi thế cho nên”, “vì những lý lẽ trên”... Những từ ngữ ấy đã góp phần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn và tạo nên tính logic cao trong toàn bộ tác phẩm. Đồng thời, hệ thống từ ngữ trong tác phẩm cũng được tác giả sử dụng chính xác cao độ, điều đó thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ như “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam”, “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp”...
Tóm lại, “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh không chỉ là một văn kiện lịch sử trọng đại của đất nước mà nó còn là một “áng văn chính luận mẫu mực” với nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 18)
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là cây bút lớn của văn học nước nhà. Người để lại nhiều tác phẩm đa dạng thể loại gồm: truyện, ký, thơ ca, văn chính luận. Trong số đó, không thể không nhắc tới“Tuyên ngôn độc lập” - một áng văn chính luận mẫu mực, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận tài tình có một không hai của phong cách Hồ Chí Minh
Văn chính luận là một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như trong các bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đó là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục, thể hiện qua cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ là văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao mà còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận.
Trước hết, nó được thể hiện ở quan điểm có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí không thể chối cãi mà Hồ Chí Minh đã đưa ra. Trong văn bản, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp cùng sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lý lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể.
Mở đầu, Người nêu lên cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên Ngôn bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ: “Tất Cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Tuyên ngôn độc lập của Mĩ 1776) và: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn tự do bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được(Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791).
Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, nghệ thuật “Gậy ông đập lưng ông” Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn, nêu cao chính nghĩa, khẳng định tư thế đầy tự hào của một dân tộc độc lập và có quyền hưởng tự do và độc lập. Từ đó đi đến một lập luận sáng tạo: Suy rộng ra điều đó có nghĩa là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đồng thời thể hiện thái độ cương quyết đối với Pháp, Mỹ khi chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta và đưa ra cơ sở để vạch tội trong phần tiếp theo. Đúng như Chế Lan Viên nhận định “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta giống như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra”
Luận điểm thứ hai, Người đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa.
Về chính trị: “Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… “Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Chưa hết, về mặt kinh tế: “Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
Trong phần này, Người đã sử dụng thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp xảo trá của thực dân Pháp. Bản Tuyên ngôn cũng trở thành bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo nên điệp khúc nhức nhối kết hợp với các động từ mạnh như “thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy” vừa lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những người dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa”.
Ý nghĩa và có giá trị lớn lao hơn hết là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn. Đó là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Người tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Người về quyền dân tộc đồng thời thể hiện khát vọng tự do của cả dân tộc. Điều đó thể hiện qua giọng văn hào hùng mãnh liệt: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Trong phong cách nghệ thuật lập luận bậc thầy ở “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ có bố cục chặt chẽ mà còn là văn phong đanh thép, sắc sảo mà trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, Bác viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về” chứ không phải kí “với” bảo vệ là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Ngoài ra, Bác còn viết “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển lại tạo được sức thuyết phục vô cùng mạnh mẽ.
Có thể nói với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống của “Nam quốc sơn hà” và “Bình Ngô đại cáo”, “Tuyên ngôn Độc lập” không những đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp cầm bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn trong cả lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua đó, ta càng tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta phải đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 19)
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được coi là “áng văn chính luận mẫu mực” nhất của mọi thời đại.
Trước hết, nghệ thuật lập luận của bản tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua việc Bác đã xây dựng được một cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với ba luận điểm chính: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập. Ở phần cơ sở thực tế, Người đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ để khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...) của dân tộc Việt Nam. Sau đó, đến cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn, Bác đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp cùng với công cuộc đấu tranh của nhân dân ta và khẳng định tinh thần nhân đạo của Việt Minh - hay của chính dân tộc Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh. Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập, khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.
Cụ thể là khi xác định cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định quyền những quyền con người, quyền dân tộc của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776 khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Còn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đây là hai bản tuyên ngôn được quốc tế công nhận, vì vậy mà không ai có quyền bác bỏ những quyền lợi trên của con người. Đồng thời, Người cũng sử dụng một thủ pháp vô cùng độc đáo “gậy ông đập lưng ông” nhằm đánh vào kẻ thù xâm lược khi hành động của chúng đã làm vấy bẩn lên ngọn cờ nhân đạo và chính nghĩa mà tổ tiên họ đã phải chiến đấu mới có được. Việc đặt hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ - hai cường quốc lớn trên thế giới ngang hàng với bản tuyên ngôn của Việt Nam cho thấy được lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Cuối cùng, Bác chính dẫn nhưng trích dẫn một cách sáng tạo, thể hiện ở chữ “suy rộng ra..” để khẳng định quyền tự do của mỗi con người. Cách lập luận ở đây đầy khéo léo và sáng tạo.
Tiếp đến, Bác đưa ra những cơ sở thực tế với lý lẽ, dẫn chứng vô cùng xác đáng. Pháp luôn kể công khai hóa và bảo hộ dân tộc Việt Nam, thì nhân danh người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bác bỏ điều đó. Trong tám mươi năm thống trị nước ta chúng đã gây ra bao tội ác tày trời làm đau khổ người Việt Nam. Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, phong phú được chắt lọc từ những sự thật không thể chối cãi được. Pháp bóc lột nhân dân ta trong mọi mặt đời sống từ kinh tế, văn hóa - giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong hai năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật, trong khi Việt Minh cứu giúp cho nhiều người Pháp thì chúng lại nhẫn tâm giết chết số đông tù chính trị của ta. Như vậy, Bác khẳng định lại đó không phải là công mà là tội. Việc sử dụng những hình so sánh, ẩn dụ kết hợp với lối điệp cấu trúc “chúng…” đã góp phần không nhỏ vào việc chỉ ra những tội ác của kẻ thù. Đồng thời, Người cũng biểu dương tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: cùng lúc phá bỏ ba xiềng xích lớn là thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến. Từ đó, khẳng định rằng quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi các nước Đồng minh cùng với cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.
Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập mang dáng vẻ của “bài thơ thần” khi xưa Lý Thường Kiệt đã từng cảnh báo kẻ thù:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Như đẳng hành khan thủ bại hư”
(Nam quốc sơn hà)
Người đã khẳng định: Độc lập tự do vừa là quyền lợi, vừa là chân lý bất khả xâm phạm, yêu cầu quốc tế phải thừa nhận: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Bác cổ vũ khích lệ tinh thần nhân dân: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Giọng điệu hùng biện của Lý Thường Kiệt khi xưa đã được Bác vận dụng sáng tạo đoạn cuối của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập” chính là một áng văn chính luận xuất sắc. Không chỉ có giá trị về nội dung mà còn về cả nghệ thuật lập luận.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 20)
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ thiên tài, mà còn một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đặc biệt nhất chúng ta phải kể tài năng lập luận trong văn chính luận của Người, điều đó được thể hiện rõ qua bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của bản “Tuyên ngôn độc lập” được thể hiện qua việc Bác đã xây dựng được một cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với ba phần: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập. Ở phần cơ sở thực tế, Người đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ để khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...) của dân tộc Việt Nam. Sau đó, đến cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn, Bác đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp cùng với công cuộc đấu tranh của nhân dân ta và khẳng định tinh thần nhân đạo của Việt Minh - hay của chính dân tộc Việt Nam, từ đó thủ sự ủng hộ của các nước Đồng minh. Cuối cùng là lời tuyên bố độc lập, khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.
Xác định cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn: “Tuyên ngôn của Mỹ” năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp năm 1791 để khẳng định quyền những quyền con người, quyền dân tộc của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Còn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp thì khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đây là hai bản tuyên ngôn được quốc tế công nhận, vì vậy mà không ai có quyền bác bỏ. Đồng thời, Người cũng sử dụng một thủ pháp vô cùng độc đáo “gậy ông đập lưng ông” nhằm đánh vào kẻ thù xâm lược khi hành động của chúng đã làm vấy bẩn lên ngọn cờ nhân đạo và chính nghĩa mà tổ tiên họ đã phải chiến đấu mới có được. Việc đặt hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ - hai cường quốc lớn trên thế giới ngang hàng với bản tuyên ngôn của Việt Nam cho thấy được lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Cuối cùng, Bác chính dẫn nhưng trích dẫn một cách sáng tạo qua cụm từ “suy rộng ra..” để khẳng định quyền tự do của mỗi con người.
Kế tiếp, Bác đã đưa ra những cơ sở thực tế với lý lẽ, dẫn chứng vô cùng thuyết phục. Pháp luôn kể công khai hóa và bảo hộ dân tộc Việt Nam, thì nhân danh người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bác bỏ điều đó. Trong tám mươi năm thống trị nước ta chúng đã gây ra bao tội ác tày trời làm đau khổ người Việt Nam. Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, phong phú được chắt lọc từ những sự thật không thể chối cãi được. Pháp bóc lột nhân dân ta trong mọi mặt đời sống từ kinh tế, văn hóa - giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong hai năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật, trong khi Việt Minh cứu giúp cho nhiều người Pháp thì chúng lại nhẫn tâm giết chết số đông tù chính trị của ta. Như vậy, Bác khẳng định lại đó không phải là công mà là tội. Việc sử dụng những hình so sánh, ẩn dụ kết hợp với lối điệp cấu trúc “chúng…” đã góp phần không nhỏ vào việc chỉ ra những tội ác của kẻ thù. Ngược lại, Người cũng biểu dương tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: cùng lúc phá bỏ ba xiềng xích lớn là thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến. Từ đó, khẳng định rằng quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để kêu gọi các nước Đồng minh cùng với cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.
Và cuối cùng là lời tuyên bố độc lập mang dáng vẻ của “bài thơ thần” khi xưa Lý Thường Kiệt đã từng cảnh báo kẻ thù:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Như đẳng hành khan thủ bại hư”
(Nam quốc sơn hà)
Người đã khẳng định: “Độc lập tự do vừa là quyền lợi, vừa là chân lý bất khả xâm phạm” và yêu cầu quốc tế phải thừa nhận: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Bác cổ vũ khích lệ tinh thần nhân dân: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Giọng điệu hùng biện của Lý Thường Kiệt khi xưa đã được Bác vận dụng sáng tạo đoạn cuối của bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Tóm lại, nghệ luật lập luận trong bản tuyên ngôn đã thể hiện tài năng kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tuyên ngôn độc lập” nói riêng, văn chính luận của người nói chung là những tác phẩm có giá trị lớn đối với nền văn học của dân tộc Việt Nam.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 21)
“Tuyên ngôn độc lập” không chỉ có là một tác phẩm chứa đựng nội dung sâu sắc. Mà còn thể hiện tài năng lập luận kiệt xuất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là văn kiện chính trị, lịch sử song không hề khô khan, giáo điều mà vô cùng dễ hấp dẫn, thuyết phục. Trước hết, Hồ Chí Minh đã xây dựng cho bản Tuyên ngôn một kết cấu lập luận vô cùng chặt chẽ gồm ba phần: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và lời tuyên bố độc lập. Ở mỗi phần, cách lập luận của Người cũng vô cùng thuyết phục và sáng tạo.
Về cơ sở pháp lý, Người đã không nhắc lại truyền thống vẻ vang của dân tộc như thế hệ trước:
“Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)
Mà Người đã khéo léo trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp. Bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của cách mạng Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Bởi đây là hai bản tuyên ngôn của hai cường quốc có tiếng nói trên thế giới nên đem đến hiệu quả thuyết phục cao. Từ đó Bác đã khẳng định những quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...) của dân tộc Việt Nam. Nhưng cách trích dẫn của người không dập khuôn mà đầy sáng tạo khi nâng từ quyền cá nhân lên dân tộc: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chỉ với một cụm từ “suy rộng ra” nhưng đã tóm gọn lại được một tầm tư tưởng lớn của một con người vĩ đại.
Sau khi đưa ra cơ sở pháp lý, Bác đã chứng minh bằng cơ sở thực tế với hai luận điểm chính đó là tố cáo tội ác của thực dân Pháp, đồng thời biểu dương tinh thần đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Hai luận điểm được nêu ra rõ ràng, chứng minh bằng những luận chứng không ai có thể chối cãi. Nếu như Pháp luôn kể công khai hóa và bảo hộ dân tộc Việt Nam, thì nhân danh người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bác bỏ điều đó. Trong tám mươi năm thống trị nước ta chúng đã gây ra bao tội ác tày trời làm đau khổ cho nhân dân ta. Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, phong phú được chắt lọc nhất. Pháp bóc lột nhân dân ta trong mọi mặt đời sống từ kinh tế, văn hóa - giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân. Trong hai năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Cuối năm 1945, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Nếu Việt Minh cứu giúp cho nhiều người Pháp thì chúng lại nhẫn tâm giết chết số đông tù chính trị của ta. Pháp luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của nước mẹ vĩ đại thì Hồ Chí Minh đã khiến chúng phải rơi vào thế “gậy ông đập lưng ông” để khéo léo nhắc nhở họ đừng làm vấy bẩn lên ngọn cờ chính nghĩa mà tổ tiên họ đã phải đổ biết bao xương máu mới có được. Như vậy, Bác khẳng định lại đó không phải là công mà là tội. Khi đưa ra tội ác của thực dân Pháp, Bác đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ kết hợp với lối điệp cấu trúc “chúng…” góp phần vạch ra tội ác của kẻ thù. Sau đó, Người còn biểu dương tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” - cùng lúc phá bỏ ba xiềng xích lớn là thực dân Pháp, phát xít Nhật và chế độ phong kiến. Cách mạng tháng Tám thành công với thắng lợi vẻ vang đã đem lại nền độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam. Người cũng khéo léo thuyết phục các nước Đồng minh rằng: “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”. Lí lẽ của Người đã chỉ ra nếu các nước Đồng minh không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam thì có nghĩa là đồng minh đang phản bội lại chính mình. Một cách thuyết phục cho thấy tài năng của Hồ Chủ tịch.
Và lời tuyên bố độc lập cuối cùng mang dáng vẻ của “bài thơ thần” đã từng vang vọng trên sông như Nguyệt: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Lời tuyên bố mang giọng điệu hùng hồn, lời lẽ quyết đoán đã thể hiện được tinh thần của toàn thể dân tộc Việt Nam. Quả là có sức lay động lòng người.
Qua phân tích trên, có thể thấy rõ được tài năng lập luận của Hồ Chí Minh. Nhờ đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” đã trở thành một văn kiện có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, được mệnh danh là “bài thơ thần” của thời đại mới.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 22)
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỉ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 2/9/1945 đây có thể coi là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong những thăng trầm lịch sử chống đế quốc.
Văn chính luận thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử cần sự trang trọng, tôn nghiêm như bài chiếu, biểu, cáo, tuyên ngôn. Những dạng văn này thường có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén, bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể chối cãi. Và những điều này đã thể hiện trọn vẹn trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, nó không chỉ mang tầm vóc ý nghĩa lịch sử lớn lao mà hơn hết là nó đạt đến độ mẫu mực của một chính luận hoàn hảo. Từng quan điểm, lĩ lẽ Người đưa ra có tính thuyết phục cao, thậm chí nó buộc người đọc phải chấp nhận mà không thể chối cãi. Người đưa ra ba luận điểm vô cùng sắc bén: - Cơ sở Pháp lí của bản tuyên ngôn: - Cơ sở thực tiễn và bản chất phi nghĩa của thực dân pháp cùng sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng Việt Nam:- Chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm người lại đưa ra những lí luận đanh thép, bằng chứng xác thực, khiến người nghe hoàn toàn tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói xét về kết cấu của tác phẩm chính luận hay một văn bản thông thường thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt chuẩn mực.
Phần đầu của bản tuyên ngôn Bác đưa ra cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. Người đưa ra chân lí vĩnh cửu về quyền tự do dân tộc, quyền sống của mỗi con người. Điều đó được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn được công nhận vì chứa đựng những tư tưởng lớn. Bằng cách trích dẫn khôn khéo này Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định sự ngang hàng của 3 bản tuyên ngôn độc lập, 3 quốc gia và 3 cuộc cách mạng. ngoài ra thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” này còn góp phần làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Nó thể hiện nghệ thuật lập luận khéo léo, kiên quyết và sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh.
Chuyển sang phần hai của bản Tuyên ngôn chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những câu văn ngôn từ đanh thép để diễn tả sự khốn nạn đốn mạt của quân ăn cướp. Những điệp từ “thế mà” được lặp đi lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh tội ác, sự phi nhân tính đi lại với những tuyên ngôn nhân quyền mà chúng đưa ra trước đó. Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần như một sự ám chỉ sự tàn nhẫn bất lương cũng như nỗi đau mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc mình. Ngoài ra ở phần này tác giả còn sử dụng nhiều động từ mạnh như “chém”, “giết”, “tắm cuộc khởi nghĩa trong bể máu”…. Đây như những bằng chứng biết nói lột tả sự xảo trá, tàn bạo đến man rợ của đế quốc thực dân nó đẩy những người dân khốn cùng của ta quằn quại trong vòng tử địa.
Đến phần thứ 3 cũng là phần kết của bản Tuyên ngôn. Tác giả dùng cụm từ “thế cho nên”. Như một lời khẳng định những hành động tiếp theo như một sự nối tiếp cho nguyên nhân – kết quả ở trên. Tuyên ngôn khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt nam. Đó là điều mà bất cứ ai không có quyền chối cãi và bác bỏ. Nó thể hiện được một bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. Thể hiện sự đanh thép và quyết tâm cao độ để giành độc lập.
Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lí luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ CHí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 23)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn Độc lập" ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 – 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế quốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dương thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 – Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một bài toán được đặt ra ở đây, đó là làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau (nhân dân Việt Nam – một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn Độc lập có thể đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.
Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm 3 phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ, từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Phần đầu (từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được), tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lí vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lí rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũng thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.
Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo truớc những hành động Pháp được dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều được nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”,… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đuờng Kách mệnh).
Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cụm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. “Tuyên ngôn Độc lập” khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cùng với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam ta: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phuơng để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sảo mà vẫn trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về" chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thể thấy, từ ngữ được dùng chính xác từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.
Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 24)
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục. Tất cả những điều đó thể hiện ở cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, ở các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn độc lập còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận bởi những quan điểm mà Người đưa ra có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí còn buộc người đọc, người nghe phải chấp nhận mà không thể chối cãi được. Ở văn bản này, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn: chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lí lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể, cho nên những quan điểm của Người dễ được chấp nhận. Chúng ta xét văn bản này cả trên kết cấu của một bài văn chính luận và kết cấu của một văn bản văn học thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt đến sự hoàn chỉnh và mẫu mực.
Xét trong một bài văn chính luận, cơ sở thực tiễn là luận điểm quan trọng nhất, đưa ra nguyên tắc, nguyên lí chung buộc người đọc, người nghe thừa nhận hoặc làm theo luận điểm mà người viết muốn nói ra. Nó cũng là tiền đề để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn chính luận. Khi viết văn bản này, Bác hướng tới dân tộc, con người Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhưng thế giới ở đây không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà chính là người Pháp và người Mĩ, vì các thế lực này đang có mưu đồ trở lại xâm lược Việt Nam. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến trường Đông Dương thuộc quyền giải giáp vũ khí của cả Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ với Liên Xô chắc chắn sẽ đi đến sự thỏa hiệp để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi nhất vào Đông Dương. Đồng thời Pháp lại tuyên bố với thế giới rằng chúng có công khai hóa Đông Dương nên việc trở lại Đông Dương là tất yếu lịch sử. Trước hoàn cảnh khó khăn này đã đặt ra thử thách cho Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập. Bản tuyên ngôn không những phải tuyên bố được độc lập cho dân tộc mà còn phải bác bỏ được luận điệu sai trái của Pháp, tranh thủ sự đồng tình của nhân loại tiến bộ. Tất cả các yêu cầu trên đều được giải quyết trong phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã rất cương quyết, khéo léo sắc sảo. Để thuyết phục người nghe, Người không những đưa ra quan điểm của cá nhân mình mà sử dụng những tiền đề lịch sử. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Vì quan điểm cá nhân đưa ra dù có đúng đắn, chính xác đều tạo ra hai hiệu ứng hoặc đồng tình hoặc phản đối, còn việc sử dụng những tiền đề lịch sử thì buộc mọi người phải thừa nhận, nghe theo. Lúc này, Pháp và Mĩ là hai kẻ thù đe dọa đến nền độc lập của nước nhà nhưng không vì thế mà Hồ Chí Minh chối bỏ tinh hoa lịch sử. Người vẫn trân trọng những thành quả mà cha ông người Pháp, người Mĩ để lại. Điều đó thể hiện một tư tưởng lớn, Bác không đứng trên lập trường cá nhân mà đứng trên lập trường nhân loại.
Việc sử dụng tuyên ngôn của Pháp, Mĩ để tuyên bố cho nền độc lập của nước ta, Bác đã tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với các cường quốc lớn, đồng thời cũng kín đáo thể hiện sự ngang hàng của nền độc lập các nước, sánh ngang với Cách mạng tháng Tám của chúng ta với Cách mạng Dân chủ Tư sản của Pháp (1789) và cuộc giải phóng thuộc địa của Mĩ (1776). Nó gợi chúng ta nhớ lại niềm tự hào mà Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo khi so sánh sự ngang hàng của Đại Việt với phong kiến phương Bắc:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đó là sự thật lịch sử bởi vì Cách mạng tháng Tám của chúng ta đã đồng thời giải quyết những nhiệm vụ mà cách mạng của Pháp và Mĩ từng làm được. Cùng một lúc, chúng ta đánh đổ cả ba thế lực: thực dân, phát xít và phong kiến, cho nên bản tuyên ngôn của chúng ta vừa là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Không những thế, bản tuyên ngôn còn thể hiện sự cương quyết của Hồ Chí Minh. Đối với Pháp, Mĩ chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta, Người đã rất cương quyết khi nhắc nhở chúng khi Người mượn bản tuyên ngôn của cha ông người Pháp, Mĩ. Đó là nghệ thuật quân sự “gậy ông đập lưng ông”. Vì cha ông người Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố về nhân quyền và dân quyền trong bản tuyên ngôn của họ, nếu như chúng có ý định trở lại xâm lược Việt Nam tức là chúng đã làm vấy bẩn lên tinh hoa mà cha ông để lại trong lịch sử.
Ở luận điểm một, Người đưa ra những tiền đề pháp lý của bản tuyên ngôn thì đến luận điểm thứ hai, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Khác với phần cơ sở pháp lý đưa ra những tiền đề lí luận thì cơ sở thực tiễn lại sử dụng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để chứng minh cho giá trị thuyết phục của lập luận đã được đưa ra ở phần cơ sở pháp lý. Xét theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, lúc này Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất cho nên, trong phần cơ sở thực tế, chủ yếu Bác đối thoại với người Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và luận điểm xảo trá của chúng. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ những dẫn chứng cụ thể mà Bác đưa ra, ta đã thấy thực dân Pháp đã bộc lộ bản chất giả dối, mị dân của mình. Khai hóa chẳng qua chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta.
Với tất cả quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định người Pháp không còn quyền bảo hộ ở Đông Dương. Cho nên những luận điểm mà chúng tuyên bố chỉ hòng mở đường để quay lại Đông Dương. Mặc dù, Pháp có những hành động vô cùng dã man nhưng chúng ta lại giữ thái độ khoan hồng khi giúp đỡ cho người Pháp, bảo vệ tính mạng và của cải cho họ. Trong cuộc chiến chống phát xít, ta đứng về phe đồng minh. Từ đó, Người đòi hỏi thế giới phải đồng tình, ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đó không phải là cơ sở lí thuyết được ban tặng mà phải đánh đổi bằng sự hi sinh, xương máu. Vì những lí lẽ trên, việc tuyên bố tự do, độc lập là quyền và trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ phần cơ sở thực tiễn được chứng minh bằng sự thật lịch sử cho nên kèm với mỗi dẫn chứng, mỗi sự kiện, Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ sự thật, hoặc sự thật là để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Người.
Luận điểm thứ ba là phần có ý nghĩa, giá trị lớn lao hơn hết, là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn, là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Bác cũng tuyên bố với người Pháp dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng. Bác rất khéo léo khi tin tưởng và đòi hỏi thế giới phải công nhận quyền tự do, độc lập của đất nước ta. Người tuyên bố và khẳng định quyết tâm, ý chí của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 25)
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỉ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 2/9/1945, đây có thể coi là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong những thăng trầm lịch sử chống đế quốc.
Văn chính luận thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử cần sự trang trọng, tôn nghiêm như bài chiếu, biểu, cáo, tuyên ngôn. Những dạng văn này thường có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén, bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể chối cãi. Và những điều này đã thể hiện trọn vẹn trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, nó không chỉ mang tầm vóc ý nghĩa lịch sử lớn lao mà hơn hết là nó đạt đến độ mẫu mực của một chính luận hoàn hảo. Từng quan điểm, lĩ lẽ Người đưa ra có tính thuyết phục cao, thậm chí nó buộc người đọc phải chấp nhận mà không thể chối cãi. Người đưa ra ba luận điểm vô cùng sắc bén: cơ sở Pháp lí của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn và bản chất phi nghĩa của thực dân pháp cùng sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng Việt Nam, chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm người lại đưa ra những lí luận đanh thép, bằng chứng xác thực, khiến người nghe hoàn toàn tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói xét về kết cấu của tác phẩm chính luận hay một văn bản thông thường thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt chuẩn mực.
Phần đầu của bản tuyên ngôn Bác đưa ra cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. Người đưa ra chân lí vĩnh cửu về quyền tự do dân tộc, quyền sống của mỗi con người. Điều đó được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn được công nhận vì chứa đựng những tư tưởng lớn. Bằng cách trích dẫn khôn khéo này Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định sự ngang hàng của 3 bản tuyên ngôn độc lập, 3 quốc gia và 3 cuộc cách mạng. ngoài ra thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” này còn góp phần làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Nó thể hiện nghệ thuật lập luận khéo léo, kiên quyết và sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh.
Chuyển sang phần hai của bản Tuyên ngôn chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những câu văn ngôn từ đanh thép để diễn tả sự khốn nạn đốn mạt của quân ăn cướp. Những điệp từ “thế mà” được lặp đi lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh tội ác, sự phi nhân tính đi lại với những tuyên ngôn nhân quyền mà chúng đưa ra trước đó. Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần như một sự ám chỉ sự tàn nhẫn bất lương cũng như nỗi đau mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc mình. Ngoài ra ở phần này tác giả còn sử dụng nhiều động từ mạnh như “chém”, “giết”, “tắm cuộc khởi nghĩa trong bể máu”… Đây như những bằng chứng biết nói lột tả sự xảo trá, tàn bạo đến man rợ của đế quốc thực dân nó đẩy những người dân khốn cùng của ta quằn quại trong vòng tử địa.
Đến phần thứ ba và cũng là phần kết của bản Tuyên ngôn. Tác giả dùng cụm từ “thế cho nên”. Như một lời khẳng định những hành động tiếp theo như một sự nối tiếp cho nguyên nhân – kết quả ở trên. Tuyên ngôn khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Đó là điều mà bất cứ ai không có quyền chối cãi và bác bỏ. Nó thể hiện được một bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. Thể hiện sự đanh thép và quyết tâm cao độ để dành độc lập.
Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lí luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ Chí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 26)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
“Tuyên ngôn Độc lập" ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau Đại chiến lần thứ hai (1939 – 1945), thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Bọn thực dân và đế quốc âm mưu xâu xé Việt Nam, nhưng chúng nấp dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Để dọn đường cho con đường tái chiếm Đông Dương thì thực dân Pháp đã đưa ra một luận điệu hết sức xảo trá rất dễ đánh lừa công luận quốc tế: Pháp có công khai hóa Đông Dương, Đông Dương là đất bảo hộ của Pháp bị Nhật chiếm. Bây giờ Nhật đã đầu hàng Đồng minh thì đương nhiên Pháp phải lấy lại Đông Dương, phải trở lại Đông Dương để thay thế Nhật. Trước tình hình như vậy, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Tại ngôi nhà 48 – Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tại quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một bài toán được đặt ra ở đây, đó là làm thế nào để có thể viết được một tác phẩm thuyết phục tất cả mọi người. Trong khi đó, phạm vi tác động rộng, đối tượng tiếp nhận khác nhau (nhân dân Việt Nam – một bộ phận là trí thức, còn lại 90% là người dân lao động nghèo, mù chữ) cho đến vấn đề trọng đại, nhiều nội dung lớn cần đề cập và làm sáng rõ. Ấy vậy mà, Tuyên ngôn Độc lập có thể đáp ứng đầy đủ tất cả yêu cầu đó một cách xuất sắc bằng nghệ thuật lập luận bậc thầy của Hồ Chí Minh.
Điểm đầu tiên ta phải kể đến đó là bố cục và hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng của bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn được chia làm 3 phần, có kết cấu vô cùng chặt chẽ, từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn đi đến tuyên bố về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
Phần đầu (từ đầu đến đó là những lẽ phải không ai chối cãi được), tác giả đã nêu ra cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn Độc lập. Ngay từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh nêu lên những chân lí vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, quyền sống của mỗi con người đã được thừa nhận qua nhiều thời kỳ lịch sử ở ngay chính những quốc gia mà bấy giờ chính quyền của họ đang đi ngược lại nguyên tắc đó. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Việc sử dụng hiệu quả thủ pháp “gậy ông đập lưng ông như vậy” đã tạo nên những hiệu quả của việc trích dẫn. Thứ nhất, nó tạo ra một vị thế ngang hàng của ba bản Tuyên ngôn, của ba quốc gia, ba cuộc cách mạng. Tiếp đó, việc trích dẫn tạo nên cơ sở pháp lí rất vững vàng, làm tiền đề cho việc khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, nó cũng thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa kiên quyết của tác giả Hồ Chí Minh trong văn chính luận.
Kết thúc phần đầu chuyển sang phần hai, tác giả sử dụng liên từ “Thế mà” như để báo truớc những hành động Pháp được dẫn ra tiếp theo sẽ trái hẳn lẽ phải và nhân đạo, chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều được nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của chúng. Ở phần thứ hai này, tác giả đã sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp và xảo trá của thực dân Pháp. Thêm vào đó, bản Tuyên ngôn cũng đã trở thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Chúng thi hành những luật pháp dã man”, “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”,… tạo nên điệp khúc nhức nhối. Bên cạnh đó, chủ tịch Hồ Chí Minh còn sử dụng các động từ mạnh như thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy. Bằng việc sử dụng cách diễn đạt hình tượng này, tác giả đã lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân, vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa” (Đuờng Kách mệnh).
Ngay từ phần mở đầu đoạn thứ ba, tác giả đã sử dụng cụm từ: bởi thế cho nên, đã tạo nên sự liên kết giữa phần kết với phần trên, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. “Tuyên ngôn Độc lập” khép lại với lời tuyên bố khẳng định quyền tự do, độc lập cùng với quyết tâm chống giặc, giữ vững nền tự do, độc lập ấy của đồng bào Việt Nam ta: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Cách lập luận của tác giả là dùng lời lẽ của đối phuơng để bác bỏ đối phương và luôn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Làm nên nghệ thuật lập luận bậc thầy, không chỉ bố cục chặt chẽ mà văn phong của bản “Tuyên ngôn Độc lập” cũng đanh thép, sắc sảo mà vẫn trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác đến “nghiệt ngã”. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, tác giả viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về" chứ không phải kí “với” bởi lẽ “về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Hơn nữa, tác giả lại viết “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Như vậy, có thể thấy, từ ngữ được dùng chính xác từng từ, từng chữ một. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển.
Tóm lại, Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện một tư duy nhạy bén, tầm văn hóa sâu rộng và trên hết là tình thần yêu dân, yêu nước nồng nàn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã rất thành công trong việc nghệ thuật lập luận – một trong những yếu tố quan trọng làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 27)
Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
Nói đến văn chính luận là chúng ta nói đến một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như ở bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đây là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục. Tất cả những điều đó thể hiện ở cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, ở các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Không chỉ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, Tuyên ngôn độc lập còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận bởi những quan điểm mà Người đưa ra có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chí còn buộc người đọc, người nghe phải chấp nhận mà không thể chối cãi được. Ở văn bản này, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp và sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn: chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lí lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể, cho nên những quan điểm của Người dễ được chấp nhận. Chúng ta xét văn bản này cả trên kết cấu của một bài văn chính luận và kết cấu của một văn bản văn học thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt đến sự hoàn chỉnh và mẫu mực.
Xét trong một bài văn chính luận, cơ sở thực tiễn là luận điểm quan trọng nhất, đưa ra nguyên tắc, nguyên lí chung buộc người đọc, người nghe thừa nhận hoặc làm theo luận điểm mà người viết muốn nói ra. Nó cũng là tiền đề để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn chính luận. Khi viết văn bản này, Bác hướng tới dân tộc, con người Việt Nam và nhân dân thế giới. Nhưng thế giới ở đây không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượng mà chính là người Pháp và người Mĩ, vì các thế lực này đang có mưu đồ trở lại xâm lược Việt Nam. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến trường Đông Dương thuộc quyền giải giáp vũ khí của cả Anh, Pháp, Mĩ. Tuy nhiên, lúc này mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ với Liên Xô chắc chắn sẽ đi đến sự thỏa hiệp để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi nhất vào Đông Dương. Đồng thời Pháp lại tuyên bố với thế giới rằng chúng có công khai hóa Đông Dương nên việc trở lại Đông Dương là tất yếu lịch sử. Trước hoàn cảnh khó khăn này đã đặt ra thử thách cho Hồ Chí Minh khi viết Tuyên ngôn độc lập. Bản tuyên ngôn không những phải tuyên bố được độc lập cho dân tộc mà còn phải bác bỏ được luận điệu sai trái của Pháp, tranh thủ sự đồng tình của nhân loại tiến bộ. Tất cả các yêu cầu trên đều được giải quyết trong phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã rất cương quyết, khéo léo sắc sảo. Để thuyết phục người nghe, Người không những đưa ra quan điểm của cá nhân mình mà sử dụng những tiền đề lịch sử. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791). Vì quan điểm cá nhân đưa ra dù có đúng đắn, chính xác đều tạo ra hai hiệu ứng hoặc đồng tình hoặc phản đối, còn việc sử dụng những tiền đề lịch sử thì buộc mọi người phải thừa nhận, nghe theo. Lúc này, Pháp và Mĩ là hai kẻ thù đe dọa đến nền độc lập của nước nhà nhưng không vì thế mà Hồ Chí Minh chối bỏ tinh hoa lịch sử. Người vẫn trân trọng những thành quả mà cha ông người Pháp, người Mĩ để lại. Điều đó thể hiện một tư tưởng lớn, Bác không đứng trên lập trường cá nhân mà đứng trên lập trường nhân loại.
Việc sử dụng tuyên ngôn của Pháp, Mĩ để tuyên bố cho nền độc lập của nước ta, Bác đã tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với các cường quốc lớn, đồng thời cũng kín đáo thể hiện sự ngang hàng của nền độc lập các nước, sánh ngang với Cách mạng tháng Tám của chúng ta với Cách mạng Dân chủ Tư sản của Pháp (1789) và cuộc giải phóng thuộc địa của Mĩ (1776). Nó gợi chúng ta nhớ lại niềm tự hào mà Nguyễn Trãi nói trong Bình Ngô Đại Cáo khi so sánh sự ngang hàng của Đại Việt với phong kiến phương Bắc:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Đó là sự thật lịch sử bởi vì Cách mạng tháng Tám của chúng ta đã đồng thời giải quyết những nhiệm vụ mà cách mạng của Pháp và Mĩ từng làm được. Cùng một lúc, chúng ta đánh đổ cả ba thế lực: thực dân, phát xít và phong kiến, cho nên bản tuyên ngôn của chúng ta vừa là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Không những thế, bản tuyên ngôn còn thể hiện sự cương quyết của Hồ Chí Minh. Đối với Pháp, Mĩ chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta, Người đã rất cương quyết khi nhắc nhở chúng khi Người mượn bản tuyên ngôn của cha ông người Pháp, Mĩ. Đó là nghệ thuật quân sự “gậy ông đập lưng ông”. Vì cha ông người Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố về nhân quyền và dân quyền trong bản tuyên ngôn của họ, nếu như chúng có ý định trở lại xâm lược Việt Nam tức là chúng đã làm vấy bẩn lên tinh hoa mà cha ông để lại trong lịch sử.
Ở luận điểm một, Người đưa ra những tiền đề pháp lý của bản tuyên ngôn thì đến luận điểm thứ hai, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Khác với phần cơ sở pháp lý đưa ra những tiền đề lí luận thì cơ sở thực tiễn lại sử dụng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để chứng minh cho giá trị thuyết phục của lập luận đã được đưa ra ở phần cơ sở pháp lý. Xét theo yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, lúc này Pháp là kẻ thù số một và nguy hiểm nhất cho nên, trong phần cơ sở thực tế, chủ yếu Bác đối thoại với người Pháp, vạch trần bản chất xâm lược và luận điểm xảo trá của chúng. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa. Từ những dẫn chứng cụ thể mà Bác đưa ra, ta đã thấy thực dân Pháp đã bộc lộ bản chất giả dối, mị dân của mình. Khai hóa chẳng qua chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta.
Với tất cả quan điểm của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định người Pháp không còn quyền bảo hộ ở Đông Dương. Cho nên những luận điểm mà chúng tuyên bố chỉ hòng mở đường để quay lại Đông Dương. Mặc dù, Pháp có những hành động vô cùng dã man nhưng chúng ta lại giữ thái độ khoan hồng khi giúp đỡ cho người Pháp, bảo vệ tính mạng và của cải cho họ. Trong cuộc chiến chống phát xít, ta đứng về phe đồng minh. Từ đó, Người đòi hỏi thế giới phải đồng tình, ủng hộ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Đó không phải là cơ sở lí thuyết được ban tặng mà phải đánh đổi bằng sự hi sinh, xương máu. Vì những lí lẽ trên, việc tuyên bố tự do, độc lập là quyền và trách nhiệm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Toàn bộ phần cơ sở thực tiễn được chứng minh bằng sự thật lịch sử cho nên kèm với mỗi dẫn chứng, mỗi sự kiện, Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ sự thật, hoặc sự thật là để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Người.
Luận điểm thứ ba là phần có ý nghĩa, giá trị lớn lao hơn hết, là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn, là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Bác cũng tuyên bố với người Pháp dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng. Bác rất khéo léo khi tin tưởng và đòi hỏi thế giới phải công nhận quyền tự do, độc lập của đất nước ta. Người tuyên bố và khẳng định quyết tâm, ý chí của cả dân tộc Việt Nam.
Từ những giá trị trên, chúng ta nhận thức sâu sắc ý nghĩa lớn lao của bản Tuyên ngôn độc lập trên phương diện lịch sử, văn hóa cũng như chính trị và hơn hết là sự khẳng định chủ quyền dân tộc. Từ cách lập luận vô cùng sắc sảo, thuyết phục, rõ ràng của Người, Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng văn chính luận mẫu mực, vô tiền khoáng hậu.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 28)
Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỉ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.
Bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh soạn thảo vào ngày 2/9/1945, đây có thể coi là một áng thiên cổ hùng văn thể hiện chủ quyền sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam trong những thăng trầm lịch sử chống đế quốc.
Văn chính luận thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử cần sự trang trọng, tôn nghiêm như bài chiếu, biểu, cáo, tuyên ngôn. Những dạng văn này thường có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, ngôn ngữ sắc bén, bằng chứng xác thực khiến người nghe không thể chối cãi. Và những điều này đã thể hiện trọn vẹn trong bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, nó không chỉ mang tầm vóc ý nghĩa lịch sử lớn lao mà hơn hết là nó đạt đến độ mẫu mực của một chính luận hoàn hảo. Từng quan điểm, lĩ lẽ Người đưa ra có tính thuyết phục cao, thậm chí nó buộc người đọc phải chấp nhận mà không thể chối cãi. Người đưa ra ba luận điểm vô cùng sắc bén: cơ sở Pháp lí của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn và bản chất phi nghĩa của thực dân pháp cùng sự lớn mạnh không ngừng của cách mạng Việt Nam, chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi luận điểm người lại đưa ra những lí luận đanh thép, bằng chứng xác thực, khiến người nghe hoàn toàn tiếp nhận một cách dễ dàng. Có thể nói xét về kết cấu của tác phẩm chính luận hay một văn bản thông thường thì Tuyên ngôn độc lập đều đạt chuẩn mực.
Phần đầu của bản tuyên ngôn Bác đưa ra cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn. Người đưa ra chân lí vĩnh cửu về quyền tự do dân tộc, quyền sống của mỗi con người. Điều đó được thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn được công nhận vì chứa đựng những tư tưởng lớn. Bằng cách trích dẫn khôn khéo này Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định sự ngang hàng của 3 bản tuyên ngôn độc lập, 3 quốc gia và 3 cuộc cách mạng. ngoài ra thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” này còn góp phần làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Nó thể hiện nghệ thuật lập luận khéo léo, kiên quyết và sắc bén của tác giả Hồ Chí Minh.
Chuyển sang phần hai của bản Tuyên ngôn chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những câu văn ngôn từ đanh thép để diễn tả sự khốn nạn đốn mạt của quân ăn cướp. Những điệp từ “thế mà” được lặp đi lặp lại nhiều lần càng nhấn mạnh tội ác, sự phi nhân tính đi lại với những tuyên ngôn nhân quyền mà chúng đưa ra trước đó. Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần như một sự ám chỉ sự tàn nhẫn bất lương cũng như nỗi đau mà thực dân Pháp gây ra cho dân tộc mình. Ngoài ra ở phần này tác giả còn sử dụng nhiều động từ mạnh như “chém”, “giết”, “tắm cuộc khởi nghĩa trong bể máu”… Đây như những bằng chứng biết nói lột tả sự xảo trá, tàn bạo đến man rợ của đế quốc thực dân nó đẩy những người dân khốn cùng của ta quằn quại trong vòng tử địa.
Đến phần thứ ba và cũng là phần kết của bản Tuyên ngôn. Tác giả dùng cụm từ “thế cho nên”. Như một lời khẳng định những hành động tiếp theo như một sự nối tiếp cho nguyên nhân – kết quả ở trên. Tuyên ngôn khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Đó là điều mà bất cứ ai không có quyền chối cãi và bác bỏ. Nó thể hiện được một bố cục chặt chẽ, kết cấu rõ ràng. Thể hiện sự đanh thép và quyết tâm cao độ để dành độc lập.
Có thể nói bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 được coi là một áng thiên cổ hùng văn. Nó xóa bỏ đi dư tàn của chế độ thực dân mở ra một kỉ nguyên mới cho con người dân tộc Việt Nam. Bằng lí luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực ngôn từ chân thực đến mức nghiệt ngã Hồ Chí Minh xứng đáng là một bậc thầy của chính luận. Áng văn của Người sẽ mãi mãi là một bản mẫu hoàn chỉnh để con cháu ngàn đời noi theo.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 29)
Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Những áng văn chính luận của Người không chỉ đanh thép, sắc sảo mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc, tất cả đều nhờ vào nghệ thuật lập luận tài tình, sắc bén. Có thể coi Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận không chỉ của riêng Bác mà là của cả văn học dân tộc.
Tháng 8 năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một con đường mới cho dân tộc Việt Nam. Nhận định sáng suốt tình hình trong và ngoài nước, tại phố Hàng Ngang Hồ Chí Minh đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử Người đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn có giá trị nghệ thuật sâu sắc, đặc biệt là cách thức Bác lập luận để đi đến kết luận cuối cùng khai sinh ra nước Việt Nam.
Nghệ thuật lập luận sắc bén trong bản Tuyên ngôn độc lập trước hết được thể hiện trong bố cục, cách sắp xếp các ý của bài văn. Phần đầu tiên Bác nêu lên cơ sở pháp lí, làm nền tảng cho bản tuyên ngôn; Phần thứ hai nêu lên cơ sở thực tiễn, làm dẫn chứng giúp cho bản tuyên ngôn giàu sức thuyết phục; Sau khi hội tụ đầy đủ hai yếu tố lí luận và thực tiễn Người đưa ra lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép, tràn đầy tinh thần tự hào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày từ cách bố cục của bài văn ta đã thấy một tư duy mạch lạc, một lập luận sắc bén trong nghệ thuật lập luận của Người.
Trước hết, về cơ sở pháp lý, mở đầu bản tuyên ngôn của nước Việt Nam, Bác đã trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Từ đó, Bác khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân; khẳng định đó là những quyền hiển nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Và một bước nâng cao hơn nữa, từ quyền tự do và bình đẳng của con người, Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc. Cách lập luận của Bác vô cùng thuyết phục, Bác đi từ một tiên đề có giá trị như một chân lý không ai chối cãi được. Tiên đề được đưa ra ở đây chính là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Bởi vậy, nếu Pháp và Mĩ xâm phạm quyền tự do và độc lập của dân tộc ta thì có nghĩa đã phản bác lại chính cha ông tổ tiên của mình. Với chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” mạnh mẽ, dứt khoát, Người đã khiến kẻ thù không thể chối cãi, không thể chống đỡ được. Đồng thời khi đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, Bác đã đưa dân tộc ta đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị thế giới, sánh vai với các cường quốc.
Không chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận, để làm bài văn chính luận thêm phần đanh thép, thuyết phục, Người đã đưa ra cơ sở thực tiễn phong phú, chân thực. Pháp nhân danh “khai hóa”, mang đến văn minh cho dân tộc Việt nhưng đã bị Bác đã vạch trần tội ác trên hai phương diện. Tội ác gây ra trên mọi mặt đời sống: Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng … Hành động của chúng trái hẳn với những lời nói hoa mỹ chúng tung ra, chúng chỉ mang đến đau thương, mất mát cho nhân dân Việt Nam, khiến hơn hai triệu đồng bào chết đói. Không chỉ vậy, Pháp nhân danh “bảo hộ”, Bác nêu rõ: chúng không những không bảo hộ được mà “trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Hành động đó còn chứng minh Pháp là những kẻ phản bội phe Đồng minh, quỳ gối trước phe phát xít Nhật.
Đồng thời Bác cũng nêu lên quá trình đấu tranh kiên gan, bền bỉ của dân tộc ta. Sau quá trình đấu tranh bền bỉ ấy, dân tộc Việt Nam đã giành được những kết quả vô cùng to lớn, được tác giả thể hiện trong đoạn văn ngắn gọn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Câu văn ngắn gọn đã khẳng định chiến thắng của dân tộc trước thế lực thù địch vô cùng mạnh, nguy hiểm. Và lời tuyên bố “Thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết các hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Tuyên bố khối đoàn kết toàn dân “trên dưới một lòng” kiên quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã đi đến tuyên bố độc lập: Tuyên bố Việt Nam đã thành một nước tự do, độc lập và khẳng định ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Hai nội dung trên chính là hai điều kiện để lời tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thực sự có sức thuyết phục.
Tính chính luận xuất sắc còn được thể hiện trong nghệ thuật liệt kê, so sánh để làm bật lên tội ác ghê gớm của Pháp đối với nhân dân ta. Đặc biệt Bác còn tạo nên hình ảnh vừa giàu tính biểu cảm, vừa chính xác, rõ ràng bởi vậy thể loại này ít xuất hiện hình ảnh bay bổng. Nhưng khi chung được sử dụng với liều lượng hợp lý sẽ phát huy hiệu quả, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Bác sử dụng linh hoạt hình ảnh giàu giá trị biểu cảm như: chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu đã làm bật lên tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách sử dụng câu văn dài, chia làm nhiều vế có sự trùng điệp về cấu trúc tạo nên giọng tố cáo sôi nổi, đanh thép.
Giọng điệu linh hoạt, khi tố cáo đanh thép, khi khẳng định quyết liệt, đặc biệt là ở đoạn văn cuối bài. Câu văn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” tách ra một đoạn riêng, như một lời khẳng định ngắn gọn, trắc nịch. Cuối tác phẩm Hồ Chí Minh đã thể hiện bằng giọng điệu hào sảng và sắc thái trang trọng, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc đồng thời thể hiện quyết tâm cao độ bảo vệ nền tự do, độc lập ấy.
Bằng những lập luận sắc bén, dẫn chứng chân thực giàu sức thuyết phục, cùng với đó là giọng điệu, ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến bản tuyên ngôn bừng bừng khí thế dân tộc. Bản tuyên ngôn đã mở ra một trang sử mới, vẻ vang, khi dân ta được làm chủ được nắm quyền. Đồng thời bản tuyên ngôn cũng cho thấy nghệ thuật lập luận bậc thầy của Người.
Phân tích nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (mẫu 30)
Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lý lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật lập luận có thể hiểu là cách bố cục một bài văn, cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ, lý lẽ sao cho hợp lý, với những dẫn chứng phong phú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào những quan điểm, nhận định mà bài văn, tác phẩm ấy nêu lên. Nhưng để một văn bản trở thành điển hình của nghệ thuật lập luận, thì không chỉ cần sự rập khuôn máy móc những ý trên mà còn phải có sự kết hợp linh hoạt nhuần nhuần những yếu tố: miêu tả, biểu cảm… tưởng như không có ích đối với một bài văn nghị luận khô cứng. Nhưng chính sự giúp sức của các yếu tố tưởng như nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên sự thành công cho một văn bản nghị luận. Và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã làm được trọn vẹn cả hai yếu tố lí lẽ và tình cảm ấy, để khẳng định tính chất bậc thầy nghị luận trên văn đàn Việt Nam.
Bác đã từng tâm sự rằng, khi viết, điều Bác suy nghĩ ấy chính là tự đặt ra câu hỏi: Viết cho ai? Viết cái gì? Xuất pháp từ hai yêu cầu đó để cho chuẩn xác, cho dễ đi vào lòng người đọc nhất. Khi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng là lúc nhân dân ta vừa thoát khỏi xiềng xích của thực dân Pháp, vừa nghèo đói, vừa lạc hậu ngu dốt do ảnh hưởng của chính sách cai trị của Thực dân Pháp. Đồng bào ta đa phần không biết chữ, học vấn thấp. Vậy Bác phải viết ra sao, viết như thế nào để nội dung của bản tuyên ngôn không chỉ giúp người dân hiểu, mà còn hướng đến cả nhân dân thế giới. Chính những yêu cầu bức thiết đó đã khiến Bác viết nên một bản tuyên ngôn độc lập vừa dễ hiểu, lại vừa cô đọng, súc tích, hàm ý vô cùng sâu xa.
Trước hết, để văn bản để đi vào lòng người, cần có một bố cục mạch lạc, hợp lý. Người đã chia bố cục của bản tuyên ngôn làm ba phần: phần đầu là cơ sở lý luận, thứ hai là cơ sở thực tiễn, hai phần đầu sẽ là nền tảng cho lời tuyên ngôn ở phần cuối cùng. Chính sự mạch lạc trong bố cục giúp người nghe dễ hiểu, dễ dàng tiếp nhận hơn rất nhiều.
Trong phần cơ sở pháp lý, Bác đã dùng chính lý luận của chúng để đập tan lý lẽ của đối thủ, đòn “gậy ông đập lưng ông” này tỏ ra vô cùng đắc dụng. Pháp và Mĩ đã từng tuyên bố trong hai bản tuyên ngôn của mình rằng: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Những lí lẽ ấy chính là đại diện cho truyền thống văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ, và Bác dung chính lí lẽ đó để nhắc nhở khéo léo họ không thể phản bội những lời tổ tiên đã từng nói, không thể xóa bỏ những thành tựu mà tổ tiên họ phải đổ xương máu mới đạt được. Cách diễn đạt vô cùng khéo léo, lại vô cùng kiên quyết đã trở thành nền tảng cơ sở vững chắc của bản tuyên ngôn. Cũng từ đó Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.
Như chúng ta đã biết, Pháp sang xâm lược nước ta, với khẩu hiệu đầy lòng bác ái, nhiệm vụ cao cả “khai hóa”, nhưng trên thực tế chúng lại làm hoàn toàn ngược lại với những điều mình nói. Để đập tan luận điệu xảo trá này, Bác đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục, vạch trần những hành động trái hẳn với “nhân đạo và chính nghĩa” trong hơn tám mươi năm chúng chèn ép, đàn áp nhân dân ta. Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta…; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng,… không chỉ vậy, chúng còn ra sức, cố công vơ vét của cải của ta, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, để cuối cùng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến “từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”. Con số khủng khiếp ấy đã vạch trần tội ác tàn độc của chúng. Thực dân Pháp có thực đến để bảo hộ dân ta như chúng từng tuyên bố. Dập tan luận điệu này, Bác đã chỉ rõ “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Và chúng không còn có quyền cai trị đông Dương, bởi mùa thu năm 1940 ta đã trở thành thuộc địa của Nhật, và khi chúng ta giành được chính quyền tự Nhật, chứ không phải Pháp. Từ những lí lẽ đó, người đã tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Toàn bộ hệ thống lí lẽ vô cùng đanh thép, thuyết phục đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu bịp bợm, xảo trá của bọn chính quyền thực dân. Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã hùng hồn tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc ta một cách đầy sức hào sảng.
Nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc Bác sử dụng đắc dụng thủ pháp tăng cấp. Trong phần cuối - lời tuyên ngôn, Bác đã sử dụng nhiều lần tuyên bố, nhưng những lần sau bao giờ cũng có mức độ cao hơn những lần trước. Từ chỗ tuyến bố ta là thuộc địa của Nhật cho đến ta giành được chính quyền từ Nhật chứ không phải Pháp. Tiếp đến Bác tuyên bố xóa bỏ mọi được quyền đặc lợi của Pháp đã ký trên đất nước Việt Nam. Và cuối cùng lời kết luận được tăng lên ở mức độ cao nhất: “Hưởng độc lập tự do” không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Và vì thế “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Nguyễn Đăng Mạnh).
Ngoài ra, nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc người vận dụng linh hoạt biện pháp liệt kê, so sánh, để làm sáng tỏ tội ác của Thực dân Pháp. Hình ảnh so sánh đặc sắc nhất phải kể đến đó là: “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”. Kết hợp với biện pháp liệt kê, các câu văn dài chia làm nhiều vế đã làm bật lên tội ác “trúc nam sơn không ghi hết tội” của thực dân Pháp. Giọng điệu linh hoạt, khi đanh thép, khi khẳng định, đầy tự hào (cuối bài văn) khi lại đầy xót thương trước thảm cảnh của nước nhà.
Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12