TOP 2 mẫu Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (2024) SIÊU HAY

Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,334 20/12/2023
Tải về


Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Bài giảng ngữ văn lớp 12: Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt

Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (mẫu 1)

1. PHÂN TÍCH ĐỀ

- Yêu cầu của đề bài: phân tích nội dung vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

- Phương pháp lập luận chính : phân tích.

2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

- Luận điểm 1: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Luận điểm 2: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Luận điểm 3: Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Ông là một con người tài năng đa dạng nhưng gặp nhiều bất hạnh. Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.

+ “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong tác phẩm xuất sắc nhất của ông và đã đưa tên tuổi của ông nổi tiếng hơn nữa.

b) Thân bài: Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

* Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Hồn Trương Ba:

+ Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

+ Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt.

+ Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng.

- Xác anh hàng thịt:

+ Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt.

+ Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế.

- Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt.

=> Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng.

* Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn.

- Những người thân trong gia đình:

+ Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”.

+ Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng.

+ Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.

-> Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

=> Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.

* Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích, quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

- Sự giác ngộ về ý thức:

+ Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

+ Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

+ “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”.

+ “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba:

+ Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

+ Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

=> Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn.

=> Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Sáng tạo cốt truyện dân gian.

- Nghệ thuật tạo tình huống, tạo xung đột kịch

- Nghệ thuật diễn tả hành động nhân vật, dựng lời thoại

- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính

- Độc thoại nội tâm

c) Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của vở kịch

- Nêu cảm nhận hoặc ý kiến của mình về tác phẩm.

Sơ đồ Phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Phân tích nội dung chính vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ

Dàn ý phân tích Hồn Trương ba, da hàng thịt (mẫu 2)

I. Mở bài

Giới thiệu về Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt: Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

II. Thân bài

1. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

* Hồn Trương Ba:

- Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

- Xem xác anh hàng thịt chỉ là cái vỏ bên ngoài: âm u, đui mù, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém.

=> Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt.

- Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng.

* Xác anh hàng thịt:

- Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt.

- Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế.

=> Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng.

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và mọi người trong gia đình

* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

* Những người thân trong gia đình:

- Vợ Trương Ba: đau đớn trước sự thay đổi của Trương Ba: “ông đâu còn là ông”, một mực muốn rời khỏi gia đình “đi cày thuê làm mướn ở đâu cũng được… đi biệt”.

- Cháu gái: không chịu nhận ông, cho rằng ông nội của mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!... chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”.

- Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với Trương Ba hơn trước nhưng vẫn không nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.

=> Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

1 1,334 20/12/2023
Tải về