TOP 13 mẫu Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (2024) SIÊU HAY

Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi lớp 12 gồm 13 dàn ý mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 5,523 18/12/2023


Dàn ý bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi – Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Đất Nước

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 1)

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nước.

II. Thân bài

1. Mùa thu trong hoài niệm

- Tín hiệu của mùa thu Hà Nội: “sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi mang theo hương cốm mới, thời tiết buổi sáng se lạnh, những con phố xao xác lá vàng…

- Hình ảnh con người: ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

2. Mùa thu của hiện tại

- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc: “Tôi đứng reo vui giữa núi đồi”

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

- Mùa thu của độc lập, tự chủ: “Trời xanh đây là của chúng ta… Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

3. Niềm suy tư về đất nước

* Đất nước đau thương trong chiến tranh:

- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/Dây thép gai đâm nát trời chiều”, “Bát cơm chan đầy nước mắt/Bay còn giằng khỏi miệng ta”.

- Đất nước từ những năm tháng đau thương để tạo thành nỗi căm hờn: “Từ những năm đau thương chiến đấu/Ðã ngời lên nét mặt quê hương/Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/Ðã bật lên những tiếng căm hờn”

* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu/Xiềng xích chúng bay không khóa được…./Lòng dân ta yêu nước thương nhà”.

- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: “Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập). Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.TOP 13 mẫu Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 2)

I. Mở bài:

  • Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Thi
  • Ý nghĩa bài thơ: Bài thơ là những lời đúc kết suy ngẫm, cảm xúc của tác giả trong những năm tháng kháng chiến và những cảm xúc trân trọng, yêu thương của tác giả dành cho đất nước thân yêu.

II.Thân bài:

a. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:

  • Từ cảnh của thu Việt Bắc, tác giả nhớ về thu Hà Nội
  • “Mát trong”: trong lành, se se lạnh
  • So sánh hiện tại với quá khứ: đồng hiện
  • “Hương cốm mới”: Đặc trưng của mùa thu Hà Nội, len lỏi trong từng làn gió (so sánh với “hương ổi” trong thơ Hữu Thỉnh)
  • “Nhớ”: Hoài niệm về những năm tháng mùa thu còn ở Hà Nội
  • “Chớm lạnh”: vừa chạm khẽ vào cái lạnh, cái se se, hiu hắt đặc trưng của mùa thu.
  • Nghệ thuật sử dụng từ tinh tế, đậm chất mùa thu Hà Nội
  • “Những con phố dài”: đây là con phố Hà Nội cổ kính, “hơi may”: từ Hán Việt nghĩa là gió lạnh: Cách sử dụng từ tinh tế, bơi nếu sử dụng từ “gió lạnh” sẽ làm mất đi không khí của mùa thu.
  • Sự quyết tâm ra đi vì chí lớn non sông của người con Hà Nội “đầu không ngoảnh lại”
  • Sự lưu luyến quê hương của người con Hà Nội: “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
  • Ẩn trong là nỗi nhớ tha thiết quê hương cùng tình yêu Hà Nội nồng nàn

b. Mùa thu ở chiến khu Việt Bắc: Sự thay đổi tâm trạng của tác giả giữa quá khứ và hiện tại

  • Câu thơ khẳng định: “Mùa thu nay đã khác rồi”: thể hiện niềm hân hoan, phấn khởi trước cuộc sống mới.
  • “Tôi đứng nghe vui giữa núi đồi”: ba động từ liên tiếp trong câu, thể hiện sự chú ý cao độ, đặt trọng tâm tuyệt đối hướng về đất nước.
  • Hình ảnh “rừng tre” xuất hiện: biểu trưng cho con người Việt Nam
  • “phấp phới”: từ láy tả hình ảnh, thường gợi lên hình ảnh của những vật mỏng, nhỏ bay trong gió
  • Hình ảnh “trời thu” “trong biếc”: mùa xanh của hi vọng, tự do cùng với âm thanh “nói cười tha thiết”: niềm vui lan tỏa, tâm thế của những con người làm chủ đất nước
  • Nhà thơ khẳng định niềm tự hào dân tộc, tự hào về đất nước giàu đẹp của mình. (so sánh với Bình Ngô đại cáo).
  • Lời thơ là sự khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định độc lập đất nước.
  • Điệp ngữ “đây”
  • Biện pháp liệt kê: khẳng định đất nước này mãi mãi là của dân tộc Việt
  • Điệp ngữ “chúng ta”: khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc, lời tuyên ngôn chắc nịch.
  • Đoạn thơ mang cảm hứng sử thi, khẳng định chủ quyền dân tộc, nhân vật trữ tĩnh trong tâm thế tự do ngẩng cao đầu.

c. Hình ảnh của đất nước trong chiến tranh đau thương

  • Niềm tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông “nước những người chưa bao giờ khuất”: những người con Việt cứ lớp này đến lớp khác đứng lên vì tự do dân tộc => Nhắc chúng ta nhớ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
  • “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”: tiếng hồn của dân tộc “vọng nói về”, mỗi đếm trải suốt bốn nghìn năm.
  • Hình ảnh của đất nước trong đau thương, tang tóc:
  • Đối lập với hình ảnh thanh bình bên trên – hình ảnh dây thép gai
  • Nghệ thuật nhân hóa: cảm giác đau thương, căm phẫn nghẹn ngào
  • Hình ảnh “đêm dài hành quân” trở nên thi vị vì “nhớ mắt người yêu” =>Tình yêu đôi lứa hòa quyện cùng tình yêu đất nước, trở thành động lực phấn đấu cho Tổ quốc. Hình ảnh đất nước trong chiến tranh đầy đau khổ
  • Nhưng đau khổ hơn khi tác giả diễn tả sự độc ác, tàn bạo của quân thù “Bát cơm … lột da”=> Hoàn cảnh ấy đã rèn giũa lên những người anh hùng.
  • Sự tương phản giữa tội ác của giặc và sự đau thương, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta góp phần khẳng định phẩm chất anh hùng. Khẳng định chân lý: yêu hòa bình, lòng yêu nước của dân tộc.
  • Tiếp theo, Nguyễn Đình Thi khẳng định lại tinh thần chiến đấu kiên dũng, anh hùng của người dân Việt Nam, khẳng định lòng yêu nước nồng nàn.

d. Hình ảnh đất nước với khát vọng hướng tới tương lai

  • Hình ảnh tương lai tươi sáng của dân tộc được xây đắp từ những đau thương
  • Hình ảnh “trời đất mới”, “bát ngát ánh bình minh”: tượng trưng cho ngày mai tươi sáng của dân tộc
  • Tác giả mượn hình ảnh “tức nước vỡ bờ” để miêu tả sự dữ dội của những con người đứng lên từ máu và nước mắt
  • Kết bài thơ là “Nước Việt Nam … sáng lòa”: đây là hình ảnh so sánh đối chiếu tinh tế (bùn – sáng lòa): ngời lên ý chí và tinh thần của người Việt.

e. Kết luận chung:

  • Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc lồng trong tinh thần yêu nước
  • Lời thơ chứa chan niềm tự hào, tươi vui, tự hào truyền thống dân tộc.
  • Mạch cảm xúc chuyển biến tinh tế, khi vui khi buồn

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề
  • Nêu ý kiến cá nhân

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 3)

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

2.Thân bài:

a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả:

  • Tín hiệu gợi lên mùa thu là những hình ảnh “sáng mát trong”, “hương cốm mới” gợi lên hình ảnh mùa thu đặc trưng của Hà Nội.
  • Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm: một mùa thu với những cảnh đẹp nhưng buồn.

b. Hình ảnh mùa thu nơi chiến khu cùng sự chuyển biến tâm trạng của tác giả:

  • Mở đầu là câu thơ khẳng định “Mùa thu …rồi” : niềm vui, niềm phấn khởi trước cuộc sống đổi mới.
  • “Tôi đứng nghe vui…đồi” : Ba động từ liên tiếp trong cùng một câu thơ thể hiện một sự chú ý tuyệt đối, tập trung cao độ hướng về đất nước, niềm vui.
  • Hình ảnh “rừng tre” : Biểu hiện cho con người Việt Nam, cho những truyền thống của dân tộc ta (so sánh với thơ Nguyễn Duy).
  • “Phấp phới” : vốn là từ để chỉ những thứ nhẹ nhàng, mềm và mỏng, có thể bay trong gió nhưng tác giả đã sử dụng cho “rừng tre” : thể hiện một niềm vui sướng tột độ, phấn khởi vô cùng của con người Việt Nam.
  • Hình ảnh “trời thu, trong biếc”: hình ảnh của bầu trời thu với màu xanh biêng biếc, màu xanh của hy vọng, của niêm vui, hạnh phúc với tiếng cười của những con người được làm chủ quê hương của mình.
  • Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc, tự hào về đất nước đẹp tươi, giàu có của mình.

c. Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh cùng niềm tự hào về truyền thống của cha ông :

  • Nhà thơ tự hào về truyền thống của cha ông “Nước chúng ta …nói về!” : Những con người Việt Nam từ lớp này tới lớp khác, luôn đứng lên giành lấy tự do và độc lập cho dân tộc, nhắc nhở chúng ta về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
  • Hình ảnh của đất nước trong những năm tháng chiến tranh : Hình ảnh “dây thép…chiều”, hay “những cánh đồng …máu” : Hình ảnh đau thương, khốc liệt của chiến tranh.
  • Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa : cho thấy sự bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào.
  • Hình ảnh những người chiến sĩ hành quân được thi vị hóa với hình ảnh “nhớ mắt …yêu” Ở đây tình yêu đôi lứa đã hòa chung với tình yêu của đất nước, trở thành nguồn động lực để chiến đấu vì Tổ quốc (so sánh với thơ Quang Dũng).
  • Tác giả còn dùng một đoạn thơ để nhấn mạnh sự tàn ác của kẻ thù bằng cách liệt kê một loạt những tội ác của kẻ thù.
  • Tác giả sử dụng những hình ảnh tương phản để làm nổi bật lên phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam, đồng thời khẳng định tình yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta “Xiềng xích …thương nhà!”

d. Hình ảnh đất nước trong niềm vui xây dựng xã hội và khát vọng hướng tới tương lai :

  • Hình ảnh đất nước với tiếng kèn gọi quân với những làn khói nhà máy bay trong gió, gợi lên công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
  • Động từ “ôm đất nước”: bao trọn tình yêu to lớn dành cho những con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở nên bất khuất, anh hùng.
  • Niềm vui, niềm tự hào khi dân tộc ta đi lên đổi mới từ những đau thương, phát triển, xây dựng đất nước.

e. Kết luận chung:

-Nội dung: Miêu tả về đất nước từ những năm tháng còn chiến tranh, đau thương cho tới khi chúng ta chiến thắng, hướng tới tương lai.

-Nghệ thuật:

  • Hình ảnh thơ đẹp, giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ, được lồng trong tình yêu nước.
  • Lời thơ chan chứa tình yêu, niềm tự hào dân tộc.
  • Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn.

3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.TOP 13 mẫu Dàn ý bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 4)

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi
  • Giới thiệu về tác phẩm nghị luận văn học – bài thơ Đất Nước.

II. Thân bài:

a. Mùa thu Hà Nội:

  • Vào một buổi sáng mát trong giữa núi đồi Việt Bắc thời kì đầu chống Pháp, Nguyễn Đình Thi nhớ những ngày thu Hà Nội đã xa.
  • Thu về qua hương cốm mới. Hương cốm nhắc ta cái hương vị của đồng quê nội cỏ Việt Nam.
  • Tiếng lá khô xao xác vẫn âm vang trong tâm trí dù đã cách xa lâu rồi.
  • Đi xa càng nhớ,âm thanh xào xạc vẫn cứ âm vang trong trí nhớ,làm nên một âm điệu buồn khiến cái xào xạc của lá chạy trên đường thành cái xao xác trong tâm tưởng.
  • Hương vị,âm thanh ấy mãi mãi vẫn còn nguyên đó, trở đi trở lại với vòng quay của tháng năm.
  • Người Hà Nội yêu mùa thu Hà Nội. Song,một nét rất đẹp trong tâm hồn con người Hà Nội trong những trạng huống đặc biệt của lịch sử: Lúc cần phải chia tay,người Hà Nội cũng rất kiên nghị dứt áo ra đi.
  • Người Hà Nội biết chấp nhận đầy cương quyết bởi trong lòng họ ra đi để sẽ trở về. Đẹp sao tư thế người Hà Nội ra đi,lên chiến khu,xung vào đoàn quân chiến đấu,nén lòng không do dự,cất bước lên đường, để lại sau lưng biết bao bâng khuâng lưu luyến.
  • Đây là một đoạn thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi về thu Hà Nội và người Hà Nội gắn bó với mùa thu đất nước. Và ở đây cũng thể hiện tài hoa của Nguyễn Đình Thi trên lĩnh vực thơ trữ tình: thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc, với những nét rất đặc trưng cho Hà Nội ngọt ngào,thanh lịch.

b. Mùa thu Việt Bắc:

  • Từ cảm xúc xưa đến cảm xúc thu nay giữa núi đồi Việt Bắc,tiếng thơ sôi nổi,rộn ràng,không gian mở rộng từ Hà Nội ra bao la đất nước.
  • Nhà thơ dõng dã: Mùa thu nay khác rồi. Cái khác nổi bật lên là luồng âm thanh,màu sắc mới của đất nước,của lòng người đang reo vui, đằm thắm hơn.
  • Tư thế của con người cảm nhận mùa thu là tư thế của người làm chủ non sông đất nước mình,đàng hoàng,phóng khoáng giữa một không gian cao rộng khoáng đạt bao la.
  • Cảm xúc thơ chuyển từ không gian hiện hữu đi vào chiều sâu lịch sử cha ông. Lòng tự hào dân tộc sau giây phút sôi nổi dâng tràn trở nên sâu lắng trong dòng sông lịch sử,thì thầm từ trong lòng đất mẹ vọng về.
  • Cảm xúc thu nay,thu kháng chiến khơi dậy trong con người Việt Nam đang chiến đấu chống kẻ thù hung hãn biết bao nhiêu là sức hiền hòa,nghèo khó làm nên kì tích vang dội toàn cầu.
  • Sự chuyển hóa cảm xúc từ không gian vào thời gian,từ hiện hữu vào quá khứ,làm cho nhịp cảm xúc biến hóa và hàm súc. Lẽ nào hồn thơ chưa đến độ chín đầy.
  • Đất nước mang đầy thương tích chiến tranh,tội ác kẻ thù in dấu trên đất nước,những tổn thất hi sinh thật lớn lao,đã không bút nào tả xiết.
  • Nhà thơ,chỉ bằng một phác họa tài tình,đã vẽ lên bức tranh đau thương của dân tộc với vài nét chấm phá: bầu trời,cánh đồng tưởng trưng cho nước,dây thép gai tượng tương cho ách chiếm đóng và tội ác của kẻ thù và máu chảy tượng trưng cho mất mát đau thương.
  • Từ đau thương,đất nước và nhân dân ta ngời lên một khuôn mặt khác thường: căm thù và chiến đấu kiên cường bất khuất. Cả dân tộc nhất tề đứng lên,dân tộc đó nhất định không thể bị đánh bại.
  • Trước hoàn cảnh cam go ấy,nhân dân ta vẫn vời vợi một niềm vui,một niềm tin của một trí tuệ nắm vững quy luật của chiến tranh chính nghĩa,của lịch sử niềm tin sắt đá chỉ có trong thời đại mới,thời đại giải phóng dân tộc trong phạm trù cách mạng vô sản,dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong và Bác Hồ.
  • Cuối cùng đất nước ta,dân tộc chiến thắng,thành quả Cách mạng tháng Tám được bảo vệ,nhà nước công nông đầu tiên ” Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa” ở Đông Nam A vẫn tồn tại và lớn mạnh. Cùng với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ,một hình ảnh nước Việt Nam với nước Việt Nam nông nghiệp-nền văn minh lúa,đã vụt dậy sáng lòa.
  • Đất nước ta,dân tộc ta đã phải xây dựng một Việt Nam khai sinh nó ra từ máu lửa cùng với khai tử chủ nghĩa thực dân trên hành tinh này,nêu một tấm gương cho toàn thể các dân tộc bị bức toàn thế giới.

III. Kết bài:

  • Khái quát lại ý nghĩa của bài thơ
  • Liên hệ bản thân.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 5)

1.Mở bài:

  • Nguyễn Đình Thi là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và cũng là một trong những cây bút tiên phong trong thời kì kháng chiến chống Mĩ sau này. Ông sáng tác nhiều thể loại: khảo luận, triết học, văn, thơ, nhạc, kịch, lý luận phê bình.
  • Bài thơ Đất nước là sáng tác nổi bậc nhất của Nguyễn Đình thi trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

2.Thân bài:

a. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:

  • Những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ.
  • Từ láy gợi tả gợi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, cã nắng, có lá vàng rơi, cã gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi. Đây là những nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội
  • Tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, vµ n¾ng thu, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu.
  • Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt.
  • Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân.

b. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc.

  • Câu thơ ngắn, nhịp nhanh, điệp ngữ, âm hưởng đoạn thơ vui nhộn, phơi phới,không gian rộng, trong trẻo, cảnh sắc như bừng sáng, âm thanh rộn ràng→ tâm trạng hào hứng, sôi nổi, tràn ngập niềm vui trước mùa thu cách mạng – mùa thu tràn đầy sức sống
  • Nghệ thuật điệp từ khẳng định một cách chắc chắn về quyền tự chủ của dân tộc.
  • Niềm tự hào về về quê hương, đất nước và truyền thống anh hùng của dân tộc, truyền thống đó chảy dài suốt chiều dài lịch sử từ xưa đến nay và mai sau luôn tồn tại trở thành truyền thống thiêng liêng
  • Cảnh thu được cảm nhận qua tâm trạng, cảm hứng về mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nước trong từng thời kì lịch sử, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng. Vì vậy qua những bức tranh về mùa thu có thể thấy được sự biến đổi trong tâm trạng của nhà thơ.
  • Từ đó thấy được nhận thức và tình cảm của tác giả có sự chuyển biến. Đi vào cuộc sống mới, tìm thấy được niềm vui mới, niềm vui của con người làm chủ đất nước mình.

c. Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về đất nước.

-Đất nước đau thương:

  • Ôi những cánh đồng quê chảy máu / Dây thép gai đâm nát trời chiều
  • Hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát; vừa hư vừa thực. Từ một hình ảnh thực do quan sát được trong một chiều hành quân, nhà thơ đã nâng lên thành một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng khái quát về sự đau thương của đất nước trong chiến tranh. Trong ánh chiều tà, những hàng dây thép gai rào quanh đồn bốt giặc giăng tua tủa như đâm nát cả bầu trời quê hương; ráng đỏ của buổi chiều tà chiếu xuống những rãnh cày làm cho cánh đồng vùng vành đai trắng đỏ rực lên như đang chảy máu
  • Đây còn là một hình ảnh ẩn dụ (cánh đồng trời chiều). Đất nước đau thương bị tàn phá dưới tội ác của kẻ thù. Câu thơ trĩu nặng đau buồn, ẩn chứa một sự xót xa, một tình yêu tha thiết đối với đất nước, yêu những gì thân thương với cuộc sống con người: bầu trời, cánh đồng, lòng căm thù kẻ thù xâm lược.
  • Nhịp thơ ngắn, các câu thơ như một bản cáo trạng đanh thép về tội ác kẻ thù, cảm xúc trào dâng lòng căm thù giặc

-Đất nước anh hùng:

  • Hình ảnh có tính biểu tượng của một đất nước quật khởi, con ng­ười vùng lên chống xâm lược.
  • Những hình ảnh đối lập, cấu trúc nhấn mạnh khắc sâu tinh thần quật khởi, quyết chiến của dân tộc: Đó là hình ảnh sinh động về con người anh hùng cách mạng Việt Nam, những người anh hùng áo vải, những nông dân áo lính đứng lên chiến đấu bảo vệ đất nước .
  • Thể hiện tình yêu trìu mến, thiết tha của những con người Việt Nam đối với tổ quốc. Hình ảnh thơ chân thực mà phi thường.
  • Nhịp thơ chắt khoẻ, hình ảnh ấn tượng, đoạn thơ diễn tả sức mạnh như vũ bão của quân dân ta trong trận Điện Biên Phủ. Từ hình ảnh thực tác giả khái quát hành hình ảnh cả dân tộc anh hùng đã rũ bỏ “vết nhơ nô lệ đứng lên giành độc lập tự do về tổ quốc” đất nước sáng loà.

3.Kết bài:

  • Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 6)

1.Mở bài:

  • Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Đình Thi.
  • Giới thiệu chung bài thơ Đất nước.

2.Thân bài:

a. Phần 1:

-Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy).

  • Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
  • Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm: Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội
  • Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”.
  • Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
  • Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

-Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

  • Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
  • Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
  • Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…
  • Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.
  • Niềm tự hào về đất nước.
  • Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…
  • Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

b. Phần 2:

-Đất nước đau thương trong chiến tranh:

  • Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.
  • Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.

-Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

  • Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được….lòng dân ta yêu nước thương nhà.
  • Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
  • Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
  • Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).
  • Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài

3.Kết bài:

  • Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
  • Nêu cảm nhận chung của bản thân.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 7)

1. Mở bài

- Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

2. Thân bài

- Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.

- Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.

- Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức

- Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.

- Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.

- Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

3. Kết bài

- Trong bài thơ “Đất nước” dường như cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ như vậy.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 8)

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Đình Thi.

- Giới thiệu chung bài thơ Đất nước.

2. Thân bài

a. Phần 1

* Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

* Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

=> Niềm tự hào về đất nước.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

b. Phần 2

* Đất nước đau thương trong chiến tranh:

- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.

- Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.

* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được….lòng dân ta yêu nước thương nhà.

- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).

=> Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 9)

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Đình Thi.

- Giới thiệu chung bài thơ Đất nước.

2. Thân bài

a. Phần 1

* Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):

- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:

+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".

+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

* Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

=> Niềm tự hào về đất nước.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

b. Phần 2

* Đất nước đau thương trong chiến tranh:

- Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.

- Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.

* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

- Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu, Xiềng xích chúng bay không khóa được….lòng dân ta yêu nước thương nhà.

- Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập).

=> Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung về đoạn thơ.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 10)

I. Mở bài

– Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

II. Thân bài

– Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.

– Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.

– Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức

– Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.

– Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.

– Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

III. Kết bài

– Trong bài thơ “Đất nước” dường như cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ như vậy.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 11)

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi, bài thơ Đất nước.

II. Thân bài

1. Mùa thu trong hoài niệm

– Tín hiệu của mùa thu Hà Nội: “sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

– Bức tranh thiên nhiên mùa thu thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi mang theo hương cốm mới, thời tiết buổi sáng se lạnh, những con phố xao xác lá vàng…

– Hình ảnh con người: ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

2. Mùa thu của hiện tại

– Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc: “Tôi đứng reo vui giữa núi đồi”

– Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

– Mùa thu của độc lập, tự chủ: “Trời xanh đây là của chúng ta… Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.

=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

3. Niềm suy tư về đất nước

* Đất nước đau thương trong chiến tranh:

– Đất nước chìm trong máu và nước mắt: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/Dây thép gai đâm nát trời chiều”, “Bát cơm chan đầy nước mắt/Bay còn giằng khỏi miệng ta”.

– Đất nước từ những năm tháng đau thương để tạo thành nỗi căm hờn: “Từ những năm đau thương chiến đấu/Ðã ngời lên nét mặt quê hương/Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu/Ðã bật lên những tiếng căm hờn”

* Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:

– Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: Những đêm dài hành quân nung nấu/Xiềng xích chúng bay không khóa được…./Lòng dân ta yêu nước thương nhà”.

– Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: “Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

– Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: Hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.

=> Bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực (đường nét tương phản đối lập). Hình tượng giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, thâu tóm được tư tưởng toàn bài.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 12)

I. Mở bài

– Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

II. Thân bài

– Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.

– Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.

– Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức

– Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.

– Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.

– Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

III. Kết bài

– Trong bài thơ “Đất nước” dường như cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ như vậy.

Dàn ý bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi (mẫu 13)

1. Mở bài

- Đây là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Đoạn thơ mở đầu bài thơ Đất nước đánh giá là hay nhất bài thơ vì biểu lộ cảm xúc trực tiếp về một mùa thu mới đang tới trên quê hương.

2. Thân bài

- Đoạn thơ nguyên là những mảng của hai bài thơ khác nhau nối lại với sự điều chỉnh và sửa chữa chút ít.

- Mở đầu, nhà thơ gợi lại hình ảnh của một “mùa thu đã xa” với không khí “xao xác” và hình ảnh “người ra đi” lặng lẽ. Nỗi xao xác bâng khuâng là âm điệu chính của câu đầu này.

- Tiếp theo, tác giả bộc lộ niềm vui giao hòa giữa lòng người và vật khi chứng kiến “mùa thu nay” đầy âm điệu háo hức

- Mùa thu của đất trời giải phóng. Hai chữ “vui nghe” không chỉ diễn tả một trạng thái tình cảm nhận thời mà còn nói rõ cách nghe hay là một cách nhận thức mới của nhà thơ về cuộc đời.

- Từ niềm vui nói trên, đoạn thơ chuyển ý rất tự nhiên nhấn mạnh ý thức sở hữu của cái ta cộng đồng với non nước mình, mặt khác, bộc lộ cảm xúc tự hào và sung sướng của nhà thơ trước vẻ đẹp đắm say của Tổ quốc.

- Phần cuối của đoạn thơ dẫn người đọc vào mạch suy tư về truyền thống anh hùng của đất nước, ở đây xuất hiện một định nghĩa rất thơ và cũng rất Nguyễn Đình Thi về Tổ quốc Việt Nam.

3. Kết bài

- Trong bài thơ “Đất nước” dường như cảm hứng thời đại đã hòa quyện với cảm hứng lịch sử trong một niềm xúc động thơ đẹp đẽ như vậy.

1 5,523 18/12/2023