TOP 30 mẫu Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy (2024) SIÊU HAY
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" lớp 12 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy – Ngữ văn 12
Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên ngôn độc lập
Dàn ý Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh ra đời của câu nói “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị vĩ đại của dân tộc ta. Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc bác đã từng để lại nhiều ý kiến về việc đổi mới và phát triển nền văn nghệ nước nhà.
– Hoàn cảnh ra đời của câu nói “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
+ Thân bài:
– Câu nói này của Bác Hồ đã nói lên vai trò tầm quan trọng của nghệ thuật. Người cầm bút, có tác động tới quần chúng nhân dân.
– Qua câu nói trên Bác đã khẳng định vai trò của nghệ thuật là vô cùng lớn nó cũng giống như bất kỳ mặt trận nào của chúng ta như: Kinh tế, chính trị, quân sự…
– Văn học nghệ thuật chính là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn con người. Người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ cần phải tạo cho mình tinh thần thép.
– Chất thép ở đây chính là tinh thần chiến đấu, dám xông pha. Người nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận của mình cần có tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, với những lời nói xảo trá, tuyên truyền trái sự thật
– Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã viết rằng:
Chở bao nhiều đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
– Trong quá trình hình thành lịch sử dân tộc, cũng như từ thực tiễn cuộc sống cho thấy rằng các tác phẩm văn học chính là ước nguyện, là khát khao, quan niệm nhân sinh quan của người cầm bút.
– Trong xã hội con người luôn có những giai cấp tầng lớp nhất định, do đó nhà văn nghệ sĩ cũng có giai cấp riêng của mình.
– Văn học, văn hóa là một mặt trận cam go, quyết liệt, bởi ở đây luôn có những cuộc đấu tranh về tư tưởng nghệ thuật, về sự sáng tạo,cái cũ và cái mới. Nó cũng như cuộc đấu tranh giữa địch và ta giữa cái thiện và cái ác.
+ Kết
– Qua lời dạy của Bác Hồ, gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng đội ngũ văn nghệ sĩ vẫn ghi nhớ, khắc cốt ghi tâm lời dạy của Bác.
– Trên con đường xã hội chủ nghĩa của dân tộc ta sẽ có nhiều thế lực thù địch tuyên truyền, phản động. Người nghệ sĩ cần phải vững vàng để đi đúng hướng tránh để mình bị lôi kéo, cám dỗ để đi sai đường lạc lối.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 1)
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa. Bức thư có đoạn: “Gửi anh chị em họa sĩ, biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá, không đi xem được. Tôi gửi lời thân ái hỏi thăm anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo. Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1986, ngày 5-1-1952, trong bối cảnh toàn dân đang thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện” chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong thư năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa, nghệ thuật đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời tin tưởng, mong muốn công tác giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ họa sĩ đi đầu xung kích, sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; xứng đáng là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, một trong những lực lượng tiên tiến trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Lời dạy nhanh chóng được anh chị em họa sĩ cả nước đón nhận, hun đúc tinh thần thi đua yêu nước, hăng say, sáng tạo nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Lời của Bác được Đảng, Nhà nước ta vận dụng, phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao chất lượng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ-người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; thực sự là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 2)
Hồ Chủ tịch không chỉ là nhà thơ, nhà văn lớn mà còn là một vị lãnh tụ luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa văn nghệ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, người đã từng để lại nhiều ý kiến quan trọng có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc xây dựng nền văn nghệ mới. Ý kiến sau đây là một trong những ý kiến như thế: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn luôn đặt cuộc đời, lý tưởng độc lập tự do cao hơn văn chương. Tuy nhiên, Người cũng rất coi trọng tác dụng to lớn của văn chương và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. Trước đây trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, Bác viết:
Nay ở trong thơ nếu có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Lần này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một lần nói chuyện trực tiếp với văn nghệ sĩ, Bác lại nhấn mạnh” Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Bằng một câu nói giản dị súc tích, Bác Hồ đã thâu tóm một cách đầy đủ và sâu sắc bản chất xã hội của văn học nghệ thuật, đồng thời chỉ ra chỗ đứng mới của người nghệ sĩ cách mạng trong thời đại kháng chiến. Đó là tính giai cấp, tính Đảng của văn học và tính Đảng của văn nghệ sĩ.
Lý luận cũng như thực tiễn đã cho ta thấy rõ các sáng tác văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Trước hết, chúng nhằm-bộc lộ, gửi gắm những tâm tư ước vọng, những quan niệm về nhân sinh, vũ trụ của nhà văn. Nhưng trong xã hội có giai cấp thì nhà văn bao giờ cũng thuộc một giai cấp nhất định. Cho nên trong sáng tác, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình; đồng thời cũng là tư tưởng tình cảm của giai cấp mà mình gắn bó. Là thành viên của một giai cấp, nhà văn trở thành người đại diện, người phát ngôn cho một giai cấp nhất định. Goóc-ki đã nói “nhà văn là tai, là mắt, là bộ máy cảm quan của một giai cấp. Nhà văn có thể không có ý thức điều đó. Song bao giờ cũng là một bộ phận của giai cấp”.
Một tác phẩm văn học nào đó có thể gây nên những phản ứng khác nhau ở từng giai cấp. Nó có thể được giai cấp này yêu thích, nhưng lại bị giai cấp khác nguyền rủa, căm thù. Như vậy, rõ ràng là tác phẩm văn học nào cũng phản ánh quyền lợi, nguyện vọng của một giai cấp nào đó. Nó bênh vực, làm lợi cho giai cấp này nhưng lại làm hại cho giai cấp khác.
Văn học nghệ thuật không chỉ biểu thị tư tưởng, tâm lý giai cấp mà còn là quyền lợi của giai cấp mình. “Là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng” (Thư của BCH TW Đảng gửi văn nghệ sĩ), văn học nghệ thuật có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của mọi người. Nhận rõ điều đó, các giai cấp khác nhau đã sử dụng nó như một phương tiện tinh thần lợi hại phục vụ cho mục đích giai cấp.
Và trong những thời điểm lịch sử có đấu tranh giai cấp quy ốt liệt, trên diễn đàn văn học thực sự diễn ra một cuộc xung đột tư tưởng gay gắt giữa các giai cấp đối kháng. Văn học nghệ thuật tiến bộ và cách mạng thường đi trước mở đường cho cuộc chiến đấu, giao tranh bằng vũ khí về sau. ở đó, người nghệ sĩ thực sự trở thành “người lĩnh xướng” của giai cấp mình và tác phẩm của họ là “ngọn kiếm đầu tiên của cuộc đấu tranh giai cấp
Nói tóm lại: Văn học nghệ thuật bao giờ cũng là một mặt trận nóng bỏng. Vì ở đây luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái nhân ái, nhân văn với cái phi nhân văn, cũng như giữa địch và ta, giữa ác và thiện một cách gay gắt quyết liệt. Nó cũng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.. Xem nó là ‘ một mặt trận” là nhằm nhấn mạnh tính chất chiến đấu của nền văn học vô sản, nhấn mạnh tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp nhưng mặt trận này rất phức tạp và quyết liệt.
Với câu nói giản dị trên đây, Bác không những chỉ rõ vai trò, tác dụng vị trí của văn học đối với xã hội mà còn khắc họa rõ nét hình ảnh người nghệ sĩ kiểu mới.
Đó là người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Người nghệ sĩ ấy phải thừa nhận văn học phục vụ cách mạng, đấu tranh cho sự thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và chủ nghĩa xã hội. Bằng hoạt động văn học, bằng những hình tượng nghệ thuật cao đẹp, sinh động, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, xây dựng tình cảm lành mạnh phong phú cho người đọc, nhà văn phải góp phần tích cực cho sự chiến thắng của cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ.
Như vậy là lời căn dặn của Bác trên đây đã thể hiện rõ yêu cầu tính Đảng của người nghệ sĩ và khẳng định tính chiến đấu của văn nghệ cách mạng. Lời dạy ân cần của Bác ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đang bước vào một cuộc thử thách gay go quyết liệt nhất. Hơn lúc nào hết, lúc này cần khẳng định tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh cho toàn dân. Cho nên lời dạy của Bác chủ yếu nhằm Nhắc nhở văn nghệ sĩ lập trường, nhiệm vụ thiêng liêng, vị trí quan trọng của mình đối với Tổ quốc trong giờ phút thiêng liêng này. Người nghệ sĩ cần hoạt động theo phương châm văn hóa kháng chiến và kháng chiến văn hóa. Một lần nữa lời dạy của Bác nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác mài sắc ý chí chiến đấu của người nghệ sĩ. Bởi kẻ thù luôn luôn tìm cách tiến công trên mặt trận văn hóa, gieo rắc nọc độc tư tưởng hòng làm lung lay tinh thần cách mạng, kháng chiến của chúng ta trên mặt trận không tiếng súng này.
“Văn học nghệ thuật là một mặt trận”, lời căn dặn của Bác đối với các văn nghệ sĩ thời chống Pháp cũng đã khái quát được một cách sinh động thực tế tồn tại của văn nghệ sĩ từ xưa đến nay.
Xưa: Từ bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, đến bài Hicỉi tiiơng sĩ dậy non sông của Trần Hưng Đạo; Từ bài Cáo bình Ngô được xem là một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, đến những vần thơ được viết bằng máu và nước mắt chứa chan nghĩa nước tình nhà của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu.. Tất cả đều là những vũ khí tinh thần sắc bén trên mặt trận đuổi giặc, cứu nước bảo vệ cuộc sống thanh bình yên vui cho nhân dân,
Kể từ năm 1930 đến 1945, lịch sử dân tộc đã bước sang kỷ nguyên mới: kỷ nguyên có Đảng lãnh đạo. Trong bối cảnh ấy, văn* học của ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ càng trở nên là “một mặt trận” tư tưởng quan trọng và nhà văn càng xứng đáng là “chiến sĩ tiên phong” trên mặt trận ấy. Thơ ca Xô Viết Nghệ Tĩnh và thơ ca các chiến sĩ trong nhà tù thời kỳ hoạt động bí mật là những vũ khí sắc bén cho công cuộc vận động tuyên truyền cách mạng. Nhà thơ Sóng Hồng đã khẳng định:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá công quyền
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trên mặt trận văn hóa và văn nghệ cũng đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt trong việc chống giặc cứu nước và đẩy lùi những âm mưu nô dịch của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh ấy, người nghệ sĩ không thể thụ động mà đã hành động với tinh thần tiến cũng trong tư thế của nhà văn chiến sĩ, nhà văn cách mạng luôn luôn có mặt ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu. Có biết bao nghệ sĩ vai ba lò đã cùng hành quân với bộ đội lên Tây Bắc hoặc dọc theo rừng Trường Sơn. Họ đã cho ra đời nhiều bài thơ “Trên báng súng” khét mùi bom đạn và cháy đỏ lửa căm thù quân xâm lược. Các tác phẩm của thời kỳ này đã xây dựng được những hình tượng con người kháng chiến anh hùng có sức cổ vũ lớn lao tinh thần quyết chiến đấu cho nền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều nhà văn như Trần Đăng, Nam Cao, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Nguyền Mỹ, Dương Thi Xuân Quý, Trần Đình Vân… đã hy sinh giữa chiến trường như những chiến sĩ cầm súng thực sự. Lúc này ‘Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy, bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi” (Chế Lan Viên).
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn cách mạng của chúng ta, bằng tác phẩm của mình đã “miêu tả một cách chân thực và hùng hồn cuộc sống mới, con nguời mới”, tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh cho cái Mới, cái Thiện, cái Mỹ toàn thắng.
Từ ý kiến của Hồ Chí Minh về thơ trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi đến luận điểm “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận…” thực chất cũng là một, tuy được phát biểu trong những thời điểm khác nhau và một bên qua sáng tác một bên qua hình thức chính luận. Đó là quan điểm cách mạng về văn hóa văn nghệ của Đảng, của giai cấp vô sản.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 3)
Khái niệm về văn hóa: Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu nêu lên hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Bạn đọc dễ dàng tìm thấy các định nghĩa nầy tại các công trình nghiên cứu văn hóa, các giáo trình về văn hóa học, văn hóa Việt Nam…Tựu trung, nói một cách đơn giản, văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy. Người ta có thể phân loại văn hóa thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa dân gian và văn hóa bác học; văn hóa xã hội và văn hóa nghệ thuật; văn hóa vùng, văn hóa tộc người…tùy vào tiêu chí phân loại
Định nghĩa về nghệ thuật gồm hai vế sau đây thường được nhắc đến:
“Nghệ thuật là sự sáng tạo, các hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là vật thể hoặc phi vật thể) mang lại những giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng và có giá trị thẩm mỹ, mang giá trị văn hóa và làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm của khán giả (người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật). Trong mỗi loại hình nghệ thuật lại có những quy định và ý nghĩa về nghệ thuật khác nhau, nhưng đều có chung quan điểm về giá trị tinh thần và tư tưởng.
Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ cụ thể nào đó”.
Như vậy, ta có nghệ sĩ là người sáng tác, người hoạt động biểu diễn nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật thuộc một trong 7 loại hình: Kiến trúc và trang trí; điêu khắc; hội họa; âm nhạc; văn chương; sân khấu; điện ảnh.
Các sáng tác văn học, nghệ thuật (thuộc phạm trù văn hóa) là sản phẩm tinh thần, thể hiện tâm tư tình cảm, thế giới quan và nhân sinh quan của văn nghệ sĩ. Điều nầy có nghĩa là tác phẩm đã thể hiện một lập trường tư tưởng, quan điểm nào đó.
Chính vì vậy mà một tác phẩm văn nghệ có thể gây nên những phản ứng khác nhau thậm chí là đối lập nhau trong xã hội tại những thời điểm khác nhau. Rồi hệ thống các tác phẩm lại thể hiện khuynh hướng tư tưởng của trường phái nầy, tầng lớp kia. Mặt khác, lịch sử đấu tranh xã hội cho thấy các tầng lớp khác nhau luôn có ý thức sử dụng văn hóa, nghệ thuật như một phương tiện để đạt mục đích của mình…Những điều vừa nói cho thấy, văn hóa nghệ thuật thật sự là một mặt trận.
Văn hóa nghệ thuật bao giờ cũng là một mặt trận, vì ở đó luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa ta với địch…Phạt Tống (Lý Thường Kiệt), Hịch Tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đám cưới chuột (tranh dân gian)…là những ví dụ trong cả một kho tàng văn học nghệ thuật mà chúng ta đang có.
Do văn hóa nghệ thuật có vai trò, vị trí, tác dụng quan trọng đối với xã hội nên người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Bằng hoạt động sáng tác, biểu diễn thông qua các những hình tượng cao đẹp, họ góp phần vào sự chiến thắng của cái Chân,Thiện, Mỹ trong cuộc đời.
Thêm vào đó, lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện yêu cầu về tính Đảng của người nghệ sĩ và khẳng định tính chiến đấu của văn nghệ cách mạng. Giữa lúc cuộc kháng chiến của dân tộc ta đang bước vào giai đoạn gay go quyết liệt (1945-1954), văn nghệ sĩ phải xác định lập trường, nhiệm vụ, vị trí quan trọng của mình với Tổ quốc, với Cách mạng; hoạt động theo phương châm “văn hóa kháng chiến và kháng chiến văn hóa.” Văn nghệ sĩ, bằng tác phẩm của mình tiếp tục “miêu tả một cách chân thực và hùng hồn cuộc sống mới, con nguời mới”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống cái ác, cái xấu đồng thời góp phần xây dựng một xã hội theo định hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 4)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Người không chỉ xuất sắc trong việc lãnh đạo nhân dân kháng chiến, mà trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Người cũng là một tác giả vô cùng xuất sắc. Người luôn biết cách dùng thơ ca để cổ vũ, động viên tinh thần những người chiến sĩ của mình. Vào năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng cam go và khốc liệt, người đã gửi cho anh em họa sĩ một tấm chân tình: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Trong cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt lý tưởng độc lập tự do của cả dân tộc cao hơn văn chương. Mặc dù vậy, Người cũng rất coi trọng văn chương và sứ mệnh cao cả của những người nghệ sĩ chân chính. Chỉ bằng một câu nói ngắn ngủi và xúc động, Bác đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của nghệ sĩ đối với cách mạng: Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Câu nói rất ngắn gọn, súc tích nhưng lại rất sâu sắc. Bác đã nói lên đầy đủ được bản chất của văn học nghệ thuật, động thời chỉ ra chỗ mới của những người nghệ sĩ cách mạng, đó chính là tính giai cấp, tính Đảng của văn học và tính Đảng của văn nghệ sĩ. Và qua những gì chúng ta đã thấy, dường như các tác phẩm văn học đều thể hiện rõ tinh thần cũng như tâm tư, nguyện vọng của các nhà văn. Nhà văn thể hiện tư tưởng tình cảm của mình, cũng là thể hiện tình cảm của giai cấp mà mình đang gắn bó. Là một thành viên trong xã hội phân chia giai cấp, nhà văn dường như chính là người phát ngôn của một giai cấp mà họ tham gia. Những tác phẩm của nhà văn có thể gây nên tác dụng tốt hoặc không tốt cho từng giai cấp khác nhau.
Không chỉ vậy, văn học nghệ thuật còn như tiếng nói đòi quyền lợi cho giai cấp của tác giả, “ là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng”. Có thể nói, văn học nghệ thuật chính là một mặt trận nóng bỏng, không kém gì so với những mặt trận đấu tranh thông thường. Bởi ở đó luôn diễn ra những cuộc tranh đấu không ngừng của sự thay đổi giữa cái mới và cái cũ, giữa sự tiến bộ và sự lạc hậu, giữa cái nhân ái, nhân văn và phi nhân văn. Cũng như cuộc chiến giữa ta và địch, sự phân chia ranh giới thiện ác luôn rất quyết liệt. Hồ Chủ tịch xem văn học nghệ thuật như một mặt trận là nhằm nhấn mạnh tính cạnh tranh, sự chiến đấu của nền văn học vô sản và sự quyết liệt trên mặt trận này. Dù không có tiếng súng, không có bom đạn nhưng cuộc chiến vẫn vô cùng quyết liệt và phức tạp.
Chỉ bằng một câu nói đơn giản, nhưng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò cũng như vị trí của văn học đối với xã hội. Và người nghệ sĩ trong xã hội mới còn là người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người nghệ sĩ cách mạng của chúng ta đã dùng những tác phẩm, những lời văn, lời thơ của mình để nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, cùng với đó là sự động viên, khích lệ dành cho dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới.
Qua đây có thể thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật là vô cùng đúng đắn và mới mẻ. Người đã đề cao cũng như nêu rõ được vai trò quan trọng của những người nghệ sĩ trong giai đoạn đất nước đang đấu tranh giành lại độc lập và thống nhất đất nước.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 5)
Đảng ta và Hồ chủ tịch luôn quan tâm lãnh đạo văn hóa nghệ thuật. Đường lối văn nghệ của Đảng được thể hiện trong nhiều Nghị quyết, trong những bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đang diễn ra vô cùng ác liệt, trong Thư gửi anh chị em họa sĩ, Bác viết : "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy"
Câu nói trên đây của Hồ Chí Minh đã thâu tóm đầy đủ bản chất xã hội và lịch sử, chức năng và nhiệm vụ của văn học nghệ thuật trong kháng chiến, đồng thời chỉ ra chỗ đứng (vai trò, vị trí) của văn nghệ sĩ trong cách mạng và thời đại mới. Bác Hồ nói câu này khi cuộc kháng chiến đã giành được nhiều thắng lợi, nhưng còn đầy gian khổ, hi sinh, chân trời thắng lợi còn ở xa phía trước. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mang tính chất toàn dân và toàn diện sâu sắc. Toàn dân là chiến sĩ. Ta đánh giặc trên tất cả các mặt trận và phương diện : quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa nghệ thuật....
"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận". Bác nhấn mạnh đến nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng, đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, không có kẻ thù trực tiếp nhưng tính chất của nó vô cùng phức tạp và quyết liệt. Mặt trận này diễn ra trên phương diện tư tưởng, tình cảm của thời đại. Văn học nghệ thuật thể hiện tư tưởng, tâm lí giai cấp, tâm hồn dân tộc, là vũ khí đấu tranh sắc bén. Trước cách mạng, nó vạch trần tội ác của Pháp, Nhật và bọn tay sai bán nước, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, cổ vũ nhân dân đứng lên chiến đấu giành tự do, vì cơm áo hòa bình của dân tộc. Khi quân xâm lược dùng mọi mưu ma chước quỷ gieo rắc tư tưởng chiến bại, chia rẽ đồng bào ta thì văn học nghệ thuật là vũ khí tuyên chiến, là bài ca yêu nước, là khúc tráng ca xung trận và chiến thắng, khích lệ sĩ khí toàn dân và toàn quân ta tiến lên : " ...Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu/ Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy" ( " Lên núi" - Hồ Chí Minh, 1950)
" Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" vì ở đó luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, liên tục giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa nhân dân ta và kẻ thù, giữa cái mới và cái lạc hậu. Câu nói của Bác chỉ rõ tác dụng lớn lao của văn hóa nghệ thuật. Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với chiến sĩ đồng bào.
Ngay trong " Nhật kí trong tù" ( 1942-1943), Bác Hồ đã từng viết :
" Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
Thơ ca hiện đại phải có " thép", nhà thơ phải là người chiến sĩ " biết xung phong" trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Chất " thép" là tính chiến đấu, là nội dung cách mạng của thơ ca nói riêng, đồng thời cũng là bản chất của văn hóa nghệ thuật phục vụ công nông binh, góp phần tuyên truyền đường lối kháng chiến. Văn hóa nghệ thuật có một sức mạnh vô cùng to lớn như nhà thơ Sóng Hồng đã viết: " Lấy bút làm đòn chuyển xoay chế độ Mỗi vần thơ : bom đạn phá cường quyền"
"Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận" không những thế, vị trí và vai trò của người nghệ sĩ chân chính rất vẻ vang : " Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Văn nghệ sĩ không thể ngồi trong tháp ngà, thoát li cuộc sống để làm nghệ thuật. Họ không thể " ngủ yên trong đời chật" để " gặm nhấm văn chương". Trái lại, họ phải là người lính, người trí thức, người nghệ sĩ của thời đại " đau nỗi đau của giống nòi, vui niềm vui của người lính". Họ tự nguyện đứng trong hàng ngũ nhân dân, lấy ngòi bút và tác phẩm để phục vụ chính trị, phục vụ công nông binh, ngợi ca chiến đấu và chiến thắng của dân tộc.
" Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy", biết bao niềm tin yêu chứa đựng câu nói ấy. Bác khẳng định trách nhiệm nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ,..... Trong thời máu lửa, câu khẩu hiệu : "Văn hóa kháng chiến, kháng chiến văn hóa" đã trở thành phương châm sống và sáng tác của các văn nghệ sĩ. Các nhà văn, nhà thơ như Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân,.... đã cùng bộ đội tham gia các chiến dịch. Có một số nhà văn, nhà thơ đã ngã xuống trên chiến trường như Trần Đăng, Nam Cao, Hoàng Lộc,.... và sau này là Lê Anh Xuân, Nguyễn Thi, Dương Thị Xuân Quý,...
Nhà thơ Xuân Diệu đã viết một cách thấm thía tình cảm của người nghệ sĩ gắn trang văn câu thơ với nhịp đập của trái tim nhân dân một thời gian khổ :
....." Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao"........
(Những đêm hành quân)
Vai trò công nhân, tư thế chiến sĩ của người nghệ sĩ là sự nhận thực rất đẹp, được nhiều tác giả nói đến trong những năm kháng chiến :
" Vóc nhà thơ đúng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi"
(Chế Lan Viên)
Bộ độ kéo pháo vào Điện Biên, nhạc sĩ Hoàng Vân có bài " Hò kéo pháo". Sau 55 ngày đêm dũng cảm chiến đấu, quân đội ta đã bắt sống tướng Đờ - Cát, lập nên chiến công Điện Biên Phủ " chấn động địa cầu" thì Tố Hữu có bài thơ " Hoan hô chiến sĩ Điện Biên"; Đỗ Nhuận có khúc tráng ca anh hùng " Chiến thắng Điện Biên",.... Qua đó ta càng thấy rõ văn nghệ sĩ là chiến sĩ, những bài thơ, bản nhạc, bức vẽ của họ " là súng là gươm" của thời máu lửa.
Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta đã toàn thắng. Cùng với máu xương của đồng bào, chiến sĩ, những trang văn thơ, những thước phim, bức họa, bản nhạc,....của văn nghệ sĩ đã góp phần làm nên bản anh hùng ca thắng lợi.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ đã xứng đáng là người chiến sĩ trên " mặt trận văn hóa nghệ thuật" . Với sứ mệnh lớn lao, nặng nề nhưng vẻ vang, họ đã góp phần xứng đáng làm đẹp, làm giầu nền văn hóa Việt Nam. Đất nước đang chuyển động đi lên phía trước, văn nghệ Việt Nam đổi mới và có nhiều khởi sắc. Câu nói nổi tiếng trên đây của Hồ Chủ tịch vẫn có ý nghĩa động viên văn nghệ sĩ, bồi dưỡng cái tâm và cái tài, khám phá và sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay và tốt phục vụ Tổ quốc, tô đẹp nền văn hiến Việt Nam.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 6)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Người không chỉ xuất sắc trong việc lãnh đạo nhân dân kháng chiến, mà trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Người cũng là một tác giả vô cùng xuất sắc. Người luôn biết cách dùng thơ ca để cổ vũ, động viên tinh thần những người chiến sĩ của mình. Vào năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng cam go và khốc liệt, người đã gửi cho anh em họa sĩ một tấm chân tình: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Trong cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đặt lý tưởng độc lập tự do của cả dân tộc cao hơn văn chương. Mặc dù vậy, Người cũng rất coi trọng văn chương và sứ mệnh cao cả của những người nghệ sĩ chân chính. Chỉ bằng một câu nói ngắn ngủi và xúc động, Bác đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của nghệ sĩ đối với cách mạng: Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Câu nói rất ngắn gọn, súc tích nhưng lại rất sâu sắc. Bác đã nói lên đầy đủ được bản chất của văn học nghệ thuật, động thời chỉ ra chỗ mới của những người nghệ sĩ cách mạng, đó chính là tính giai cấp, tính Đảng của văn học và tính Đảng của văn nghệ sĩ. Và qua những gì chúng ta đã thấy, dường như các tác phẩm văn học đều thể hiện rõ tinh thần cũng như tâm tư, nguyện vọng của các nhà văn. Nhà văn thể hiện tư tưởng tình cảm của mình, cũng là thể hiện tình cảm của giai cấp mà mình đang gắn bó. Là một thành viên trong xã hội phân chia giai cấp, nhà văn dường như chính là người phát ngôn của một giai cấp mà họ tham gia. Những tác phẩm của nhà văn có thể gây nên tác dụng tốt hoặc không tốt cho từng giai cấp khác nhau.
Không chỉ vậy, văn học nghệ thuật còn như tiếng nói đòi quyền lợi cho giai cấp của tác giả, “ là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng”. Có thể nói, văn học nghệ thuật chính là một mặt trận nóng bỏng, không kém gì so với những mặt trận đấu tranh thông thường. Bởi ở đó luôn diễn ra những cuộc tranh đấu không ngừng của sự thay đổi giữa cái mới và cái cũ, giữa sự tiến bộ và sự lạc hậu, giữa cái nhân ái, nhân văn và phi nhân văn. Cũng như cuộc chiến giữa ta và địch, sự phân chia ranh giới thiện ác luôn rất quyết liệt. Hồ Chủ tịch xem văn học nghệ thuật như một mặt trận là nhằm nhấn mạnh tính cạnh tranh, sự chiến đấu của nền văn học vô sản và sự quyết liệt trên mặt trận này. Dù không có tiếng súng, không có bom đạn nhưng cuộc chiến vẫn vô cùng quyết liệt và phức tạp.
Chỉ bằng một câu nói đơn giản, nhưng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò cũng như vị trí của văn học đối với xã hội. Và người nghệ sĩ trong xã hội mới còn là người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người nghệ sĩ cách mạng của chúng ta đã dùng những tác phẩm, những lời văn, lời thơ của mình để nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm, cùng với đó là sự động viên, khích lệ dành cho dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới.
Qua đây có thể thấy, quan điểm của Hồ Chí Minh về những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật là vô cùng đúng đắn và mới mẻ. Người đã đề cao cũng như nêu rõ được vai trò quan trọng của những người nghệ sĩ trong giai đoạn đất nước đang đấu tranh giành lại độc lập và thống nhất đất nước.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 7)
Tư tưởng văn hóa nghệ thuật của Bác Hồ luôn là tư tưởng sáng suốt và đúng đắn nhất cho văn học thời kháng chiến. Nó chính là động lực khích lệ tinh thần chiến đấu của quần chúng. Tư tưởng đó cũng được người nhắc đến trong một bài phát biểu tại triển lãm hội họa năm 1951: ” Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
Về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nó là một khái niệm bao hàm toàn bộ các lĩnh vực nghệ thuật trong đó. Nhưng ở đây, ” Văn hóa nghệ thuật” được Bác nói đến mang khái niệm rất cụ thể. Văn hóa nghệ thuật chính là văn học, gồm thơ ca kháng chiến, văn học kháng chiến… Trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta ngoài đấu tranh trên mặt trận chính trị mà còn dùng hình thức đấu tranh văn hóa nghệ thuật. Từ đó quyền tự do ngôn luận được tất cả các nhà văn nhà thơ sử dụng như một vũ khí sắc bén dùng chiến đấu. Bác Hồ cũng là một người chiến sĩ cộng sản, chính tác dụng của văn học ảnh hưởng tới đời sống chiến đấu mà ngay cả khi ở trong ngục Bác vẫn nói ” Ngâm thơ ta vốn không ham – Nhưng giờ trong ngục biết làm chi đây”. Nghệ thuật luôn mang đến cho người nghệ sĩ nhiều cảm hứng sáng tác. Trong quan điểm sáng tác của Bác thường xác định rằng văn chương là vũ khí chiến đấu, nhà văn cũng là chiến sĩ. Mặt trận tư tưởng chính trị chính là mặt trận đấu tranh chính của quần chúng nhưng văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Phải chăng có sự phi lý ở đây? ” mặt trận” là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái chính nghĩa và phi nghĩa. Nó diễn ra trên tất cả mọi chiến trường cam go, quyết liệt căng thẳng với không khí mù mịt khói súng, thuốc nổ nhưng mặt trận văn hóa nghệ thuật tuy không có tiếng súng nhưng nó cũng rất quyết liệt, rất sôi sục. Đó là đấu tranh trên tư tưởng văn hóa, văn học nghệ thuật. Trong câu thơ của Bác ” anh chị em chiến sĩ” là những nhà văn, nhà thơ kháng chiến mang niềm cảm hứng sáng tác của mình vào cuộc đấu tranh chính. Thời điểm Bác nói câu phát biểu năm 1951 – cuộc đấu tranh chống Phát diễn ra rất quyết liệt, căng thẳng, ngay lúc này rất cần những người chiến sĩ cộng sản phải có sự đúng đắn nhất cần thiết nhất khi cầm súng và cầm bút. Hầu hết các nhà văn nhà thơ chúng ta biết đều là chiến sĩ như Phạm Tiến Duật, Tố Hữu, Chính Hữu…
Từ thời xa xưa, từ thời vua hùng dựng nước và giữ nước, trong quá trình bảo vệ đất nước thơ ca cũng góp phần như khúc ca kháng chiến khích lệ tinh thần nhân dân như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta của Lý Thường Kiệt ” Nam Quốc Sơn Hà”, bài thơ khẳng định bờ cõi nước Nam cũng là động lực khích lệ tinh thần chiến đấu. Hay sự quyết liệt, khẳng khái của Nguyễn Đình Chiểu ” Chở bao nhiêu đao thuyền không khảm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, dường như cây bút không mang ý nghĩa nhỏ bé, bình thường mà nó chính là người bạn, là người chiến sĩ nhỏ bé trong chiến đấu. Văn học thời kháng chiến với các nhà thơ tiêu biểu về chính trị, cách mạng không thể không nhắc đến Tố Hữu với tập thơ ” Từ ấy” hay ” xiềng xích”. Con đường cách mạng soi sáng tư tưởng chiến đấu cho người chiến sĩ, Bác mang thơ ca vào đời sống tinh thần chiến đấu, Bác đã từng viết báo. viết thơ, đặc biệt cuốn ” Đường Cách Mệnh” tâp trung mọi tư tưởng quan điểm về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, hay ” Nhật ký trong tù” mang ánh sáng của cách mạng vào đời người chiến sĩ khích lệ tinh thần chiến đấu.
Không chỉ mang đến cho người chiến sĩ cảm hứng sáng tác mà còn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu của người dân Việt Nam. Ngay cả khi chiến tranh đã lùi xa, văn học luôn là liều thuốc bổ mỗi ngày để chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tình yêu nước. Các nhà báo, nhà thơ mang tư tưởng yêu nước được người dân Việt Nam ta hưởng ứng, tiếp thu rất nhanh. Với lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu Tổ quốc các bài báo, các văn kiện của nhà nước, của chính phủ ta nhằm động viên tinh thần nhân dân, mang tình yêu văn hóa nghệ thuật tới Việt Kiều nước ngoài.
Đấu tranh trên mặt trận văn hóa nghệ thuật không phải là không có sự nguy hiểm, các nhà văn nhà thơ cả thời chiến lẫn thời bình đều phải liều mình, vào tận chiến trường, vào tận nơi có tư liệu sáng tác để viết bài để lấy được sự chân thực và sự can đảm nhất trong sáng tác. Với văn hóa nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn đẹp mỗi khi tình yêu Tổ Quốc, tình yêu đồng bào là động lực là niềm tin chiến đâú.
Lời nhận xét của Bác về tư tưởng văn hóa nghệ thuật quả đúng đắn. Tư tưởng của người làm kim chỉ lam soi sáng cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc của quần chúng. Người luôn quan niệm rằng viết để cho nhân dân hiểu để quần chúng nhân dân cảm nhận một cách rõ ràng thì đó là thành công của người nghệ sĩ. Qua câu nói của Bác ta thấy rõ được vai trò quan trọng của văn hóa nghệ thuật.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 8)
Hồ Chủ tịch không chỉ là nhà thơ, nhà văn lớn mà còn là một vị lãnh tụ luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa văn nghệ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, người đã từng để lại nhiều ý kiến quan trọng có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc xây dựng nền văn nghệ mới. Ý kiến sau đây là một trong những ý kiến như thế: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn luôn đặt cuộc đời, lý tưởng độc lập tự do cao hơn văn chương. Tuy nhiên, Người cũng rất coi trọng tác dụng to lớn của văn chương và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. Trước đây trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, Bác viết:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Lần này trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một lần nói chuyện trực tiếp vói văn nghệ sĩ, Bác lại nhấn mạnh" Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Bằng một câu nói giản dị súc tích, Bác Hồ đã thâu tóm một cách đầy đủ và sâu sắc bản chất xã hội của văn học nghệ thuật, đồng thời chỉ ra chỗ đứng mới của người nghệ sĩ cách mạng trong thời đại kháng chiến. Đó là tính giai cấp, tính Đảng của văn học và tính Đảng của văn nghệ sĩ.
Lý luận cũng như thực tiễn đã cho ta thấy rõ các sáng tác văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Trước hết, chúng nhằm bộc lộ, gửi gắm những tâm tư ước vọng, những quan niệm về nhân sinh, vũ trụ của nhà văn. Nhưng trong xã hội có giai cấp thì nhà văn bao giờ cũng thuộc một giai cấp nhất định. Cho nên trong sáng tác, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình; đồng thời cũng là tư tưởng tình cảm của giai cấp mà mình gắn bó. Là thành viên của một giai cấp, nhà văn trở, thành người đại diện, người phát ngôn cho một giai cấp nhất định. Goóc-ki đã nói "nhà văn là tai, là mắt, là bộ máy cảm quan của một giai cấp. Nhà văn có thể không có ý thức điều đó. Song bao giờ cũng là một bộ phận của giai cấp".
Một tác phẩm văn học nào đó có thể gây nên những phản ứng khác nhau ở từng giai cấp. Nó có thể được giai cấp này yêu thích, nhưng lại bị giai cấp khác nguyền rủa, căm thù. Như vậy, rõ ràng là tác phẩm văn học nào cũng phản ánh quyền lợi, nguyện vọng của một giai cấp nào đó. Nó bênh vực, làm lợi chu giai cấp này nhưng lại làm hại cho giai cấp khác.
Văn học nghệ thuật không chỉ biểu thị tư tưởng, tâm lý giai cấp mà còn là quyền lợi của giai cấp mình. "Là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bón của tư tưởng" (Thư của BCH TW Đảng gửi văn nghệ sĩ), văn học nghệ thuật có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của mọi người. Nhận rõ điều đó, các giai cấp khác nhau đã sử dụng nó như một phương tiện tinh thần lợi hại phục vụ cho mục đích giai cấp.
Và trong những thời điểm lịch sử có đấu tranh giai cấp quyết liệt, trên diễn đàn văn học thực sự diễn ra một cuộc xung đột tư tưởng gay gắt giữa các giai cấp đối kháng. Văn học nghệ thuật tiến bộ và cách mạng thường đi trước mở đường cho cuộc chiến đấu, giao tranh bằng vũ khí về sau. Ở đó, người nghệ sĩ thực sự trở thành "người lĩnh xướng” của giai cấp mình và tác phẩm của họ là "ngọn kiếm đầu tiên của cuộc đấu tranh giai cấp”.
Nói tóm lại: Văn học nghệ thuật bao giờ cũng là một mặt trận nóng bỏng. Vì ở đấy luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu giữa cái nhân ái, nhân văn với cái phi nhân văn, cũng như giữa địch và ta, giữa ác và thiện một cách gay gắt quyết liệt. Nó cũng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.. Xem nó là "một mặt trận" là nhằm nhấn mạnh tinh chất chiến đấu của nền văn học vô sản, nhấn mạnh tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp nhưng mặt trận này rất phức tạp và quyết liệt.
Với câu nói giản dị trên đây, Bác không những chi rõ vai trò, tác dụng vị trí của văn học đối với xã hội mà còn khắc họa rõ nét hình ảnh người nghệ sĩ kiểu mới.
Đó là người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Người nghệ sĩ ấy phải thừa nhận văn học phục vụ cách mạng, đấu tranh cho sự thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và chủ nghĩa xã hội. Bằng hoạt động văn học, bằng những hình tượng nghệ thuật cao đẹp, sinh động, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, xây dựng tình cảm lành mạnh phong phú cho người đọc, nhà văn phải góp phần tích cực cho sự chiến thắng của cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ.
Như vậy là lời căn dặn của Bác trên đây đã thể hiện rõ yêu cầu tính Đảng của người nghệ sĩ và khẳng định tính chiến đấu của văn nghệ cách mạng. Lời dạy ân cần của Bác ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta đang bước vào một cuộc thử thách gay go quyết liệt nhất. Hơn lúc nào hết, lúc này cần khẳng định tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh cho toàn dân. Cho nên lời dạy của Bác chủ yếu nhằm nhắc nhở văn nghệ sĩ lập trường, nhiệm vụ thiêng liêng, vị trí quan trọng của mình đối với Tổ quốc trong giờ phút thiêng liêng này. Người nghệ sĩ cần hoạt động theo phương châm văn hóa kháng chiến và kháng chiến văn hóa. Một lần nữa lời dạy của Bác nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác mài sắc ý chí chiến đấu của người nghệ sĩ. Bởi kẻ thù luôn luôn tìm cách tiến công trên mặt trận văn hóa, gieo rắc nọc độc tư tưởng hòng làm lung lay tinh thần cách mạng, kháng chiến của chúng ta trên mặt trận không tiếng súng này.
"Văn học nghệ thuật là một mặt trận", lời căn dặn của Bác đối với các văn nghệ sĩ thời chống Pháp cũng đã khái quát được một cách sinh động thực tế tồn tại của văn nghệ sĩ từ xưa đến nay.
Xưa: Từ bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm trên sông Như Nguyệt, đến bài Hịch tướng sĩ dậy non sông của Trần Hưng Đạo; Từ bài Cáo bình Ngô được xem là một thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, đến những vần thơ được viết bằng máu và nước mắt chứa chan nghĩa nước tình nhà của Nguyền Đình Chiểu, Phan Bội Châu.. Tất cả đều là những vũ khí tinh thần sắc bén trên mặt trận đuổi giặc, cứu nước bảo vệ cuộc sống thanh bình yên vui cho nhân dân.
Kể từ năm 1930 đến 1945, lịch sử dân tộc đã bước sang kỷ nguyên mới: kỷ nguyên có Đảng lãnh đạo. Trong bối cảnh ấy, văn học của ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ càng trở nên là "một mặt trận" tư tưởng quan trọng và nhà văn càng xứng đáng là "chiến sĩ tiên phong" trên mặt trận ấy. Thơ ca Xô Viết Nghệ Tĩnh và thơ ca các chiến sĩ trong nhà tù thời kỳ hoạt động bí mật là những vũ khí sắc bén cho công cuộc vận động tuyên truyền cách mạng. Nhà thơ Sóng Hồng đã khẳng định:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phả cường quyền
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trên mặt trận văn hóa và văn nghệ cũng đã diễn ra một cuộc đấu tranh gay go quyết liệt trong việc chống giặc cứu nước và đẩy lùi những âm mưu nô dịch của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh ấy, người nghệ sĩ không thế thụ động mà đã hành động với tinh thần tiến công trong tư thế của nhà văn chiến sĩ, nhà văn cách mạng luôn luôn có mặt ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu. Có biết bao nghệ sĩ vai ba lô đã cùng hành quân với bộ đội lên Tây Bắc hoặc dọc theo rừng Trường Sơn. Họ đã cho ra đời nhiều bài thơ “Trên báng súng” khét mùi bom đạn và cháy đỏ lửa căm thù quân xâm lược. Các tác phẩm của thời kỳ này đã xây dưng được những hình tượng con người kháng chiến anh hùng có sức cổ vũ lớn lao tinh thần quyết chiến đấu cho nền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều nhà văn như Trần Đăng, Nam Cao, Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Thị Xuân Quý, Trần Đình Vân., đã hy sinh giữa chiến trường như những chiến sĩ cầm súng thực sự. Lúc này "Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ, bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi” (Chế Lan Viên).
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn cách mạng của chúng ta, bằng tác phẩm của mình đã "miêu tả một cách chân thực và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới", tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh cho cái Mới, cái Thiện, cái Mỹ toàn thắng.
Từ ý kiến của Hồ Chí Minh về thơ trong bài Cảm tưởng đọc Thiên gia thi đến luận điểm "Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận…” thực chất cũng là một, tuy được phát biểu trong những thời điểm khác nhau và một bên qua sáng tác một bên qua hình thức chính luận. Đó là quan điểm cách mạng về văn hóa văn nghệ của Đảng, của giai cấp vô sản.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 9)
Thời thanh niên, Bác Hồ rất thích câu : Lập thân tối hạ thị văn chương. Cứu dân, cứu nước là mục đích cao cả một đời của Bác nên Bác dành hết tâm huyết vào đó. Tuy không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương nhưng Bác lại am hiểu rất sâu sắc về vai trò của văn chương đối với xã hội và lịch sử. Bác đánh giá công dụng của nó như một thứ vũ khí sắc bén để chống lại kẻ thù và là phương tiện có nhiều lợi thế để tuyên truyền cách mạng. Trong bức thư gửi cho các họa sĩ (1951), Bác khẳng định: Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Câu nói trên đây của Bác đã đề cập đến bản chất xã hội cùng vai trò của văn học nghệ thuật, đồng thời chỉ ra chỗ đứng của văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược quyết liệt và vô cùng gian khổ.
Trước tiên, Bác khẳng định văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận như các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế… Bác nhấn mạnh đến tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh trên mặt trận này. Tuy không có tiếng súng, không có kẻ thù trực tiếp nhưng tính chất phức tạp và đối kháng của nó đã được thực tiễn lịch sử chứng minh.
Văn học nghệ thuật biểu thị tư tưởng, tâm lí và là vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các giai cấp.
Là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhị và sắc bén của tư tưởng (Thư của Trung ương Đảng gửi các nhà văn), cho nên văn học nghệ thuật bao giờ cũng là một mặt trận nóng bỏng. Ở đó luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay go, không khoan nhượng giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa ta và địch.
Trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã đề cập đến tính chiến đấu của văn học: Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi).
Chất thép ở đây là tính chất chiến đấu, là nội dung đấu tranh xã hội của thơ ca. Người nghệ sĩ hoạt động với tư cách là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa cho nên phải luôn luôn mài sắc tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu và giữ vững lập trường cách mạng. Nhà thơ không thể thụ động đứng ngoài cuộc đấu tranh xã hội, hoặc ẩn mình trong cái tôi nhỏ bé, ích kỉ. Trái lại, người nghệ sĩ phải thừa nhận văn học phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các tác giả củng cố niềm tin của quần chúng vào một xã hội tốt đẹp hơn.
Muôn vậy, đội ngũ văn nghệ sĩ phải đi sâu vào thực tế phong phú, sôi động của cuộc sống hằng ngày để hiểu biết, khám phá và sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật điển hình, có sức cảm hóa mạnh mẽ đối với người đọc và có giá trị thẩm mĩ cao. Trong các cuộc chiến đấu của giai cấp và, dân tộc, văn học nghệ thuật tiến bộ và cách mạng thường đi trước mở đường và người nghệ sĩ thực sự trở thành chiến sĩ.
Như vậy, lời dạy của Bác trên đây đã chỉ rõ trách nhiệm công dân của văn nghệ sĩ. Giữa thời điểm gay go, ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hơn lúc nào hết, mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều phải thấm nhuần tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Bác đã nhắc nhở văn nghệ sĩ hãy giữ vững lập trường, khí thế tiến công cách mạng và vị trí quan trọng của mình trong cuộc đấu tranh một mất một còn của đất nước.
Lịch sử văn học đã từng chứng minh văn học nghệ thuật là một vũ khí đấu tranh có hiệu quả cao. Kho tàng văn học dân gian ngoài nội dung trữ tình còn có nội dung đấu tranh xã hội và một bộ phận của nó thực sự là phương tiện đấu tranh của nhân dân lao động chống lại ách áp bức bất công và những thói xấu của giai cấp thông trị. Văn học viết dưới thời phong kiến với những tác phẩm nổi tiếng như Thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu… đều thật sự có giá trị về tư tưởng và có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Cách đây hơn một thế kỉ, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã nêu lên quan điểm hết sức đúng đắn, tiến bộ về văn chương và vai trò của người cầm bút:
Chở bao nhiều đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
Quan điểm đó rất gần với nội dung lời dạy trên đây của Hồ Chủ tịch.
Từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, đội ngũ văn nghệ sĩ của nước ta ngày càng đông đảo. Lớp nhà văn – chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng có mặt trên khắp các chiến trường ác liệt để tiếp cận thực tế, nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết. Từ đó sáng tạo ra những tác phẩm hừng hực không khí sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng, kịp thời phục vụ quần chúng đang sản xuất và chiến đấu chống xâm lăng. Những tên tuổi như Trần Đăng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Minh Châu… mãi mãi là gương sáng của những văn nghệ sĩ chân chính hết lòng vì đất nước và dân tộc.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, mấy chục năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp cách mạng lộn lao của nhân dân, Tổ quốc, biến khát khao cháy bỏng của Bác thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Việt Nam thành một quốc gia dân chủ, văn minh, hiện dại, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Bình luận ý kiến sau đây của Chủ tích Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (mẫu 10)
Bác Hồ – vị cha gì của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam ta và Bác còn là một nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng sáng suốt. Bác có rất nhiều quan điểm về thơ văn mà người đời sau đáng noi theo và học tập, một trong những quan điểm đó là: “Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quả thật câu nói ấy cho đến nay và mãi về sau vẫn còn những giá trị về văn học và đời sống.
Câu nói của Bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa nghệ thuật mà cụ thể ở đây là văn học nghệ thuật, hơn nữa Bác còn nêu lên vai trò, vị trí của người nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy dùng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí lợi hại để chiến đấu trên mặt trận văn nghệ.
“Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận”, mặt trận ấy không có tiếng bom, tiếng súng nhưng mặt trận ấy cũng rất quyết liệt chứ không hề yên bình. Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng và cần thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược của dân tộc, bởi với ngòi bút sắc sảo – vũ khí của văn nghệ sĩ thì các tác phẩm văn học vừa là sự động viên nhân dân và chiến sĩ của ta, vừa đả kích đánh phá quân thù.
Bác Hồ đã từng viết trong Cảm tưởng đọc Thiên gia thi:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Trong kháng chiến chống Pháp, rất nhiều nhà văn, nhà thơ và các tác phẩm của họ đã gây được tiếng vang lớn, đó là Nam Cao, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Chính Hữu…với những tác phẩm như Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông, những tác phẩm phản ánh hiện thực như Tắt đèn – Ngô Tất Tố, Chí Phèo của Nam Cao…
Bác Hồ đã khẳng định: “Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Thời bấy giờ văn nghệ sĩ vừa là chiến sĩ ngoài chiến trường, vừa là chiến sĩ trên mặt trận không tiếng súng nhưng lại gây được nhiều tiếng vang, nhiều tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống. Văn học phản ánh đầy đủ và chi tiết nhất về đời sống, đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống con người trong xã hội đương thời. Văn nghệ sĩ muốn là một chiến sĩ kiên cường trên mặt trận văn nghệ thì phải đi sâu tìm tòi, khám phá đời sống xã hội.
Bác Hồ khẳng định như vậy và cũng như một lời khẳng định về trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người nghệ sĩ khi cầm bút, hơn ai hết họ là những trí thức cách mạng, góp phần đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Từ xưa tới nay trong lịch sử nước nhà có biết bao cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc ta và cũng có biết bao tác phẩm là áng thiên cổ hùng văn như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn… đều có sức chiến đấu mạnh mẽ, sự khích lệ tinh thần nhân dân và lòng tự tôn dân tộc rất cao. Câu nói của Bác luôn đúng đắn và tiến bộ trong mọi trường hợp, trong mọi thời điểm. Mỗi nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động nghệ thuật hãy là người tìm tòi, khám phá và đi sâu vào cuộc sống của con người bởi nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại!
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn
Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào thành phố Huế
Phân tích Ông già và biển cả Ernest Hemingway
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12