TOP 36 mẫu mở bài Tây Tiến (2024) SIÊU HAY

36 mẫu mở bài Tây Tiến lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 20,374 18/12/2023
Tải về


36 mẫu mở bài Tây Tiến

TOP 20 mẫu mở bài Tây Tiến (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 1

Thảo nguyên Châu Mộc nhớ không?
Một thời lính trẻ tang bồng chưa xa.
Mỏ Mù, Tây Bắc, lau già…
Kỷ niệm xưa bỗng trắng nhoà sắc ban.

(Nhớ Tây Bắc – Phạm Ngọc San)

Chẳng biết tự bao giờ, Tây Bắc trở thành miền thương nhớ trong trái tim biết bao người, đặc biệt là với những người lính đã từng vào sinh ra tử cùng xứ hoa ban. Tây Bắc đã trở thành “nàng thơ” của biết bao thi sĩ, và tất yếu, không thể không nhắc đến thi phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 2

Quang Dũng là một nhà thơ có tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Thơ của ông thường viết về thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của người lính. Bài thơ Tây Tiến chính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tây Tiến sáng tác năm 1948 gợi cảm hứng từ nỗi nhớ về thiên nhiên và người chiến binh Tây Tiến. Gợi tả về những vẻ đẹp ấy, ngòi bút Quang Dũng đã thể hiện rất xuất sắc với sự chứa chan về cảm xúc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 3

“Có một không gian nào,
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?”

(Trần Đình Chính)

​Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ thương mà Hoàng Cầm đã gửi lại mảnh đất của mình trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, là nỗi nhớ thương của người con xa quê qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi đó còn là nỗi nhớ thương trong tình yêu mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng – người nghệ sĩ đa tài cũng không phải là một ngoại lệ khi đặt tình cảm của mình nơi những người đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.

TOP 20 mẫu mở bài Tây Tiến (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 4

Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện” (Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 5

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947 khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 6

Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại những miền kí ức không bao giờ quên trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947, Tây Tiến của Quang Dũng không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt, nhiều gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 7

Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí chiến đấu ác liệt của cuộc chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nông dân nghèo mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong đời sống tinh thần.

TOP 20 mẫu mở bài Tây Tiến (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 8

Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là cuộc chiến gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong trang thơ Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 9

Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành công chân dung người lính, binh đoàn Tây Tiến.

Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đoàn, những nỗi nhớ, tình yêu với binh đoàn vẫn luôn tha thiết, nó đã giúp ông kết tinh nên tác phẩm nghệ thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 10

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn luôn còn đó, sống mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng thể quên “có cái chết đã hóa thành bất tử” khi gặp ở trang thơ Tố Hữu, càng không thể quên hình ảnh người chiến sĩ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đã in sâu trong thơ Chính Hữu. Tự bao giờ, người lính đã trở thành những tượng đài bất tử như thế trong thơ? Đi qua gian khó, bước tới vinh quang, những người lính Tây Tiến cũng trở thành những hình tượng “còn mãi”, “sống mãi”, “đẹp mãi”. Ta gặp lại họ trong những vần thơ thấm đẫm cảm xúc mà Quang Dũng gửi lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 11

Tây Tiến là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao. Tây Tiến nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 12

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bai giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính thành công, người đọc đã không thể quên được hình ảnh những người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 13

Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 14

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 15

Trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 -1954, Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu. Ông là một nhà thơ đa tài, nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ văn với tập thơ nổi tiếng “Mây đầu ô”, trong đó đặc sắc hơn cả là bài thơ Tây Tiến.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 16

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất họa. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 17

Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – Quang Dũng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 18

Có những “bài ca không bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh không phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sôi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hôm nay lòng ta không khỏi bùi ngùi xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 19

Nổi bật trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của người lính. Khắc họa chân dung chiến sĩ Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, đậm chất bi tráng, Quang Dũng khẳng định, ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của chiến sĩ Tây Tiến, chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 20

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 21

Thơ cách mạng Việt Nam có hai chủ đề lớn là chiến tranh và người lính. Lịch sử đã được văn học ghi lại từng giai đoạn, từng bước thay đổi rực rỡ, nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao quý thiêng liêng của mình, không chỉ tái hiện bầu không khí cam go ác liệt của cuộc chiến mà còn vẽ lại những bức tranh sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính cụ Hồ. Đó là hình tượng của những người lính từ những nông dân nghèo nhưng có lý tưởng cứu nước lớn lao và thiêng liêng trong “Đồng chí” của Chính Hữu, hay là những người lính lái xe luôn lạc quan, yêu đời khinh thường gian khổ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong mảng chủ đề dường như đã quá quen thuộc ấy, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã tạo nên một tác phẩm vô cùng tráng lệ mà đầy mới lạ về những hình tượng người lính: kiên cường, quả cảm, anh dũng trong chiến đấu nhưng lại cũng rất lãng mạn, hào hoa trong tâm hồn cũng như đời sống tinh thần.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 22

Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa, ông có thể sáng tác văn thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, trong đó ông nổi tiếng nhất trong lĩnh vực viết thơ văn, với tâm hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng Quang Dũng đã tạo ra cho thơ văn kháng chiến một nét mới lạ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa anh dũng kiên cường vừa hào hoa phong nhã. Những nét mới lạ này được phản ánh rõ qua bài thơ được xem là tuyệt phẩm thơ văn của Quang Dũng - Tây Tiến. Tây Tiến được viết năm 1947 khi Quang Dũng rời xa những người đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để sang đơn vị công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm gắn kết với những người đồng đội và miền đất Tây Bắc mà còn khắc họa đầy sinh động chân dung những người lính Tây Tiến vừa quả cảm, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 23

Trong thơ ca cách mạng, chiến tranh và người lính là chủ đề lớn được đề cập, ghi lại những bước chuyển mình trong lịch sử và văn học. Với nhiệm vụ thiêng liêng của mình, văn học không chỉ tái hiện không khí chiến đấu ác liệt mà còn tạo ra những bức chân dung sống động và đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính. Từ những người nông dân nghèo với lý tưởng cứu nước thiêng liêng trong bài thơ Chính Hữu - Đồng chí, đến những người lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Trong những tác phẩm nổi tiếng như Tây Tiến của Quang Dũng, hình tượng người lính được thể hiện một cách kiên cường và quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất lãng mạn và hào hoa trong cuộc sống tinh thần, mang đến một bức tượng đài tráng lệ và mới mẻ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 24

Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Ông đã tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, và những trải nghiệm và khó khăn trong những ngày đó đã ghi sâu vào ký ức của ông và không bao giờ được quên. Trải nghiệm của ông về chiến tranh và cuộc sống của người lính đã trở thành nguồn cảm hứng quan trọng cho các sáng tác thơ của ông, với nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài chiến tranh và người lính. Trong số đó, Tây Tiến là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Quang Dũng, được viết vào năm 1947. Tây Tiến không chỉ tái hiện không khí kháng chiến ác liệt và những khó khăn mà còn tạo ra bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân trọng.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 25

Một bài thơ gây ấn tượng cho người đọc bởi nét tài hoa và anh dũng của những người chiến sĩ cách mạng, họ anh dũng luôn kiên cường không chịu khuất phục trên mọi chặng đường, hình ảnh đó đã cho chúng ta thấy được một tâm hồn giàu lòng yêu thương và tinh thần anh dũng, tác phẩm đó chính là Tây Tiến của Quang Dũng. Tây tiếng là một địa danh mà tác giả đã từng gắn bó cuộc sống của mình để chiến đấu và vất vả trên từng chặng đường ở đây tác giả đang phải trải qua những năm tháng khó khăn và nguy hiểm nhất. Tây Tiến là cái tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, mang một nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để thực hiện việc bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm yếu đi lực lượng quân thù. Xuất thân của những người lính Tây Tiến là đa số người Hà Nội, trong đây có rất nhiều học sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng viết bài thơ để biểu lộ mọi nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác. Quang Dũng đã mang đến tượng đài người lính Tây Tiến giữa ngàn non ngàn mây, ngàn cây Tây Bắc. Đồng thời bài thơ thể hiện thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc oai hùng, hung dữ, nhà thơ còn khắc họa lên hình tượng người lính đầy bi tráng, nhưng cũng rất đỗi lạc quan, yêu đời.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 26

Những dấu tích của cuộc kháng chiến chống Pháp còn đọng lại mãi trong tâm hồn của dân tộc ta, đó là sự hội tụ của triệu tấm lòng yêu nước, trong môi trường thử thách tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và bất khuất. Cuộc kháng chiến còn tạo nên nhiều hình ảnh đẹp, trong đó hình ảnh của người lính là điển hình. Ngoài những tác phẩm văn học nổi tiếng như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng cũng là một tác phẩm xuất sắc. Cuộc Tây Tiến đã tập hợp một đội quân đông đảo gồm các thanh niên đến từ mọi tầng lớp, bao gồm cả học sinh và tiểu tư sản. Tất cả những con người ấy ra đi với lý tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát thời đó.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 27

Chiến tranh dù đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn luôn ở đó, sống mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng bao giờ quên “có cái chết đã hóa thành bất tử” khi gặp ở những dòng thơ của Tố Hữu, càng không thể quên được hình ảnh những người chiến sĩ “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đã in sâu trong thơ của Chính Hữu. Từ bao giờ, người lính cụ Hồ đã trở thành những tượng đài bất tử trong thơ ca. Đi qua bao gian khó để bước tới đài vinh quang, những người lính Tây Tiến cũng đã trở thành những hình tượng “đẹp còn sống mãi” trong lòng mỗi người. Ta gặp lại họ trong những vần thơ trong bài thơ Tây tiến, nơi thấm đẫm cảm xúc mà nhà thơ Quang Dũng đã gửi lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ tha thiết, đậm sâu.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 28

Những vần thơ hào hoa, lãng mạn, tinh tế vang lên đi vào lòng người trở thành sẽ là những lời cảm xúc ngọt ngào đi cùng năm tháng. Và vẫn còn đó, bài thơ “Tây tiến” vang lên như một khúc hành ca của những người lính cụ Hồ. Đây là một trong những bài thơ hay mang nhiều cảm xúc nhất, những vần thơ ấy vang lên và đọng lại trong lòng người đọc như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một bài thơ tiêu biểu trong thơ ca của Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, tinh tế, chân thật mang một phong cách hồn hậu, phóng khoáng khiến cho chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng nhưng cũng rất lãng mạn của những người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 29

Chiến tranh và người lính là 2 đề tài lớn trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Văn học là nơi đã ghi dấu từng chặng đường, từng bước chuyển mình sáng chói của lịch sử, nó đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình, không chỉ dừng lại ở việc tái hiện lại bầu không khí chiến đấu ác liệt cam go của cuộc chiến mà còn khắc họa lại những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng người lính cụ Hồ. Đó là hình tượng của những người lính có cùng xuất thân từ những người nông dân nghèo nhưng cùng mang lí tưởng cứu nước lớn lao và thiêng liêng trong “Đồng chí” của Chính Hữu, hay là những người lính lái xe luôn mang vẻ lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ghi dấu ấn sâu sắc trong mảng đề tài ngỡ như đã quá quen thuộc ấy, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã mang đến một bức tượng đài vô cùng tráng lệ mà đầy mới mẻ về những hình tượng người lính: kiên cường, quả cảm, anh dũng trong chiến đấu nhưng lại cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa trong tâm hồn cũng như đời sống tinh thần.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 30

Nếu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ nền Văn học Việt Nam nổi tiếng với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thì ở thời kì kháng chiến chống Pháp, bài thơ được biết đến nhiều nhất và in sâu trong lòng người đọc nhất có lẽ là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ đã khắc họa lại vẻ đẹp hào hùng, anh dũng, kiên cường bất khuất, bất chấp mọi gian khó của những người lính dưới ngòi bút tài hoa, lãng mạn đầy thi vị của tác giả. Có lẽ sẽ chẳng có một bài thơ nào trong thời kì này sánh được bằng bài thơ này của ông.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 31

“Có một không gian nào,
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?”

Quả vậy, thơ ca Việt Nam hiện đại giờ đây có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ thương mà nhà thơ Hoàng Cầm đã gửi lại trong “Bên kia sông Đuống”, hay là nỗi nhớ thương của người con xa xứ qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi đó còn là nỗi nhớ thương trong tình yêu đôi lứa mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này qua bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng – một người nghệ sĩ tài ba cũng không phải là một ngoại lệ khi ông đã đặt hết tâm tư, tình cảm của mình nơi những người đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 32

Có những tác phẩm văn học đi cùng năm tháng, đó là những tác phẩm thơ ca ghi lại những ngày tháng gian khổ, khốc liệt nhưng lại rất hào hùng của dân tộc, đó là những sáng tác về những con người hết sức bình dị, vô danh nhưng lại góp phần làm nên sự độc lập, tự do, làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng cũng chính là một bài thơ như vậy. Qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được một bức tranh sinh động hùng vĩ của Tây Bắc, thấy được sự gian khổ trong chiến đấu mà ở đó có rất nhiều mất mát, hi sinh mà ta còn thấy được vẻ đẹp của tình đoàn kết, vẻ đẹp của những người lính cụ Hồ trong những năm tháng gian khổ nhất. Những người lính Tây Tiến hiện lên trong những trang thơ Quang Dũng là những người lính trẻ đầy gan dạ, mạnh mẽ, kiêu hùng nhất, và họ cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, ào hoa, yêu đời với tâm hồn lãng mạn nhất.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 33

Quang Dũng là một nhà thơ có tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Thơ của ông thường viết về thời kỳ kháng chiến với sự kết hợp giữa vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp của người lính. Bài thơ Tây Tiến chính là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tây Tiến sáng tác năm 1948 gợi cảm hứng từ nỗi nhớ về thiên nhiên và người chiến binh Tây Tiến. Gợi tả về những vẻ đẹp ấy, ngòi bút Quang Dũng đã thể hiện rất xuất sắc với sự chứa chan về cảm xúc.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 34

“Có một không gian nào,
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?”

(Trần Đình Chính)

​Thơ ca Việt Nam hiện đại có cả một khoảng trời dành cho nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ thương mà Hoàng Cầm đã gửi lại mảnh đất của mình trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, là nỗi nhớ thương của người con xa quê qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đôi khi đó còn là nỗi nhớ thương trong tình yêu mà người bên ấy chỉ dám gửi cho người bên này trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn. Và Quang Dũng – người nghệ sĩ đa tài cũng không phải là một ngoại lệ khi đặt tình cảm của mình nơi những người đồng chí, đồng đội qua bài thơ “Tây Tiến”.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 35

Một bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc bởi nét tài hoa và anh dũng của những người chiến sĩ cách mạng, họ anh dũng luôn kiên cường bất khuất trên mọi chặng đường, hình ảnh đó đã thể hiện cho chúng ta thấy được một tâm hồn giàu lòng yêu thương và tinh thần anh dũng, tác phẩm đó chính là Tây Tiến của Quang Dũng. Tây tiến là một địa danh mà tác giả đã từng gắn bó cuộc đời của mình để chiến đấu và gian nan vất vả trên từng chặng đường ở đây tác giả đang phải sống những năm tháng nghèo khổ và nguy hiểm nhất

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 35

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên…, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Có nhiều thanh niên học sinh thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản vừa rời trang sách nhà trường để tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc chiến đâu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ ra đi không hẹn ngày trở về chiến đấu với mục đích “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” Cái ảnh thần ấy là hào khí của cả một thế hệ, đã từng được phản ánh trong một bài hát thời đó:

Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi,
Nào có sá chi đâu ngày trở về.

Trong đoàn người nô nức lên đường đi chiến đấu, trong hàng ngũ những thanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những tự vệ chiến đấu trên phố phường, chiến lũy Hà Nội, mà hôm nay đã có mặt trong đoàn quân Tây Tiến, thấp hoáng xuất hiện một khuôn mặt: Quang Dũng, tác giả của bài thơ.

Mở bài Tây Tiến - Mẫu 36

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Quang Dũng - một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với hình ảnh người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, lạc quan lại vừa bi tráng, ông đã mang đến cho bạn đọc một góc nhìn khác về người chiến sĩ trong thời chiến.

1 20,374 18/12/2023
Tải về