TOP 3 mẫu Giọng thơ tâm tình và nghệ thuật biểu cảm giàu tính dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc (2024) SIÊU HAY
Giọng thơ tâm tình và nghệ thuật biểu cảm giàu tính dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc gồm dàn ý và 3 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Giọng thơ tâm tình và nghệ thuật biểu cảm giàu tính dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc – Ngữ văn 12
Bài giảng Ngữ văn 12 Việt Bắc
Giọng thơ tâm tình và nghệ thuật biểu cảm giàu tính dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc (mẫu 1)
Thơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung, mà còn do giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc của sách giáo khoa Ngữ Văn 12.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong "Việt Bắc" (phần đầu) - Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình thương, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca và phần đầu này cũng thế - nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ở lại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, người đi người ở thành mình - ta, ta - mình quấn quít bên nhau trong một mối ân tình sâu nặng:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm của khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc: từ khúc hát dạo đầu Mình về mình có nhớ ta... đến những lời nhắn gửi, giãi bày Mình đi có nhớ những ngày, Mình về rừng núi nhớ ai... Ta đi ta nhớ những ngày - Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...; đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô...
Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong "Việt Bắc"
Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ) Tố Hữu đã sử dụng thể thơ dân tộc nhất là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hóa, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết, sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ người yêu...), lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đường Việt Bắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên).
Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc, và nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt 150 câu lục bát không bị nhàm chán.
Hỉnh ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá (sáng tạo từ câu ca dao: Trông cho chân cứng đá mềm). Có những hình ảnh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt là hình ảnh đậm đà của tình giai cấp:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng "ta - mình, mình - ta" quấn quít với nhau và đại từ phiếm chỉ "ai". Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu.
Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc - từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu (có lúc hùng tráng như cảnh Việt Bắc ra quân", trang nghiêm như cảnh buổi họp của Trung ương, Chính phủ...)
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công của bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sống lâu bền trong lòng nhân dân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.
Giọng thơ tâm tình và nghệ thuật biểu cảm giàu tính dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc (mẫu 2)
Thơ Tố Hữu dễ đến với mọi tấm lòng, không chỉ vì nội dung, mà còn do giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Điều này được bộc lộ khá rõ trong phần đầu bài thơ Việt Bắc cùa sách giáo khoa Văn 12.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong “Việt Bắc” (phần đầu) - Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình thương, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca và phần đầu này cũng thế - nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ở lại là đồng bào Việt Bắc. Mười lăm năm cách mạng thành Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, người đi người ở thành mình - ta, ta - mình quấn quít bên nhau trong một mối ân tình sâu nặng:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm cùa khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc: từ khúc hát dạo đầu Mình về mình có nhớ ta... đến những lời nhắn gửi, giãi bày Minh đi có nhớ những ngày Mình về rừng núi nhớ ai... Ta đi ta nhớ những ngày - Minh đây ta đó đắng cay ngọt bùi...; đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô...
Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong “Việt Bắc” (phần đầu)
Thể thơ: Trong phần đầu (cũng như cả bài thơ) Tố Hữu đã sử dụng thế thơ dân tộc nhất là thể thơ lục bát. Thi sĩ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hóa, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ. Có câu tha thiết, sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng(Nhớ gì như nhớ người yêu...), lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đường Việt Bắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên).
Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc, và nhờ hình thức kết cấu này mà bài thơ có thể đi suốt 150 câu lục bát không bị nhàm chán.
Hỉnh ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá (sáng tạọ từ câu ca dao: trông cho chân cứng đá mềm). Có những hình ánh chắt lọc từ cuộc sống thực cũng đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son và đặc biệt là hình ảnh đậm đà của tình giai cấp:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Ngôn ngữ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất trong cặp đại từ nhân xưng “ta - mình, mình - ta” quấn quít với nhau và đại từ phiếm chỉ “ai”. Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành công trong ngôn ngữ thơ ca của Tô Hữu.
Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc -từ thể thơ lục bát: nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, khóng đơn điệu (có lúc hùng tráng như cảnh Việt Bắc ra quân”, trang nghiêm như cảnh buổi họp cùa Trung ương,Chính phủ)
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc cùa Tố Hữu đã góp phần quan trọng vào thành công cùa bài thơ Việt Bắc làm cho nó nhanh chóng đến với người đọc và sông lâu bền trong lòng nhân dân ta từ khi ra đời cho đến hôm nay.
Giọng thơ tâm tình và nghệ thuật biểu cảm giàu tính dân tộc của Tố Hữu qua bài thơ Việt Bắc (mẫu 3)
Nhà thơ Tố Hữu, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ và phản ánh chân thật với cuộc đấu tranh Cách mạng đầy gian khổ. Là một trong những thành tựu xuất sắc , kết tinh vẻ đẹp và hội tù tài năng của Tố Hữu, Việt Bắc chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Người đọc đến với Việt Bắc không phải chỉ vì Việt Bắc là bản tình cau, hùng ca về cách mạng mà nó còn chan chứa "giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết" cùng nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của ông. Điều này đã đươc bộc lỗ một cách rõ nét nhất ở những vần thơ đầu tiên:
- Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Việt Bắc là một tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát, được viết vào thánh 10/1954 khi Trung ương Đảng và chính phủ, Bác Hồ và cán bộ từ giã "Thủ đô gió ngàn" đề về với "Thủ đô nắng Ba Đình" Bài thơ được chia làm hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phấn sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
Việt Bắc được tổ chức kết cấu theo lối đối đáp giữa kẻ ở và người đi, giữa đồng bào miền ngược và cán bộ về xuôi. Có thể nói đây chính là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của cả bài thơ. Điều này được thể hiện rất rõ ở hình thức văn bản. Ở mỗi phần thơ đều có dấu gạch ngang báo hiệu lời phát ngôn trực tiếp của một chủ thể trữ tình. Nếu những đoạn thơ in nghiêng là lời người ở lại ướm hỏi gợi nhắc kẻ lên đường thì đoạn thơ in đứng là lời chân tình nhắn nhủ ôn lại kỉ niệm sâu đậm trong lòng người ra đi. Bài thơ mở đầu bằng hàng loạt câu hỏi ngọt ngào:
- Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Mới đọc những câu thơ, ta thấy được đây là lời gợi nhắc của người ở lại về kỉ niệm mười lăm năm ấy. Một loạt các từ "có nhớ" được điệp đi điệp lại liên tục đã thể hiện tâm trạng của người ở lại - tâm trạng băn khoăn lo âu rằng: không biết cán bộ chiến khu, cán bộ về xuôi có còn nhớ những ngày thánh ở chiến khu Việt Bắc nữa hay không. Người đi, kẻ ở quấn quýt bên nhau trong mối tình thiết tha, mặn nồng ta - mình, mình - ta .
Với cách xưng hô, ta - mình, Tố Hữu dường như đã đem tất cả kí ức yêu thương tình nghĩa để phổ vào cuộc chia tay giữa đồng bào kháng chiến với đồng bào chiến khu. Cuộc chia tay với tâm trạng chia tay với tâm trạng bịn rịn, bâng khuâng, lưu luyến của hai người từng gắn bó sâu nặng, bền lâu.
Tiếng hát của ai tha thiết cất lên bên cồn hay chính tiếng lòng tha thiết của người Việt Bắc làm cho người ra đi thật sự xúc động:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Cảnh chia tay giữa người Việt Bắc và người Cách mạng được tác giả tái hiện lại thật xúc động qua hai câu:
Áo chàm đưa buổi phân li...
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Cách nói Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay gợi nhiều liên tưởng cho người đọc. Trong phút chia li lưu luyến, bịn rịn, kẻ ở, người đi không thể nói thành lời chăng?. Hay ngổn ngang nỗi niềm thương nhớ, rối bời bao kỉ niệm suốt mười lăm năm thiết tha, mặn nồng không thể nói hết thành lời. Dù hiểu theo cách nào thì tất cả đều thể hiện sự xúc động bồi hồi và sự gắn bó giữa đồng bào chiến khu và cán bộ kháng chiến.
Mười hai câu thơ lục bát tiếp theo tạo thành sáu câu hỏi như khơi sâu vào lòng người kỉ niệm về Việt Bắc" Đó là những ngày mưa nguồn suối lũ, mây cùng mù, những miếng cơm chấm muối, trám bùi, măng mai cho đến Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa. Những kỉ niệm được gợi nhớ đề là những kỉ niệm của cuộc sống chung: tình cán bộ nhân dan. Đọc câu thơ, ta thấy được nhạc điệu đã làm cho các câu thơ trầm bổng, ngân nga, réo rắt, thấm sâu vào tâm tư người đọc.
Việt Bắc không chỉ hấp dẫn người đọc bởi giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết" mà còn bởi nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của ông. Điều này được thể hiện rõ nét ở hình thức thơ. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát linh hoạt, giàu nhịp điệ urất phù hợp với việc diễn tả tình cảm; kết cấu đối đáp trao duyên, sử dụng hình ảnh và hịên pháp so sánh, ẩn dụ quen thuộc của ca dao. Hình ảnh gần gũi chân thực, gian dị (miếng cơm chấm muối, trám bùi, măng mai) cùng những hình ảnh thể hiện tình cảm mặn nồng tha thiết. Ngôn ngữ thơ cũng rất trong sáng, giản dị, đặc biệt là cách xưng hô ta - mình thân thiết, gần gũi , đậm phong vị ca dao.
"Điều kì lạ và tài tình nhất ở Việt Bắc là ở chỗ, nhà thơ đã kết hợp những cái tưởng như không thể:mới mẻ và truyền thống; nội dung cách mạng và phong vị dân gian, khái quát lớn lao và lời ăn tiếng nói hàng ngày quen thuộc" (Đỗ Kim Hồi). Đọc những câu thơ mở đầu của Việt Bắc, ta phần nào thấy được cái giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết cũng như nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Có lẽ, ai đã một lần từng đọc Việt Bắc, chắc sẽ chẳng thể nào quên được cái giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy.
Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người "Việt Bắc"
Phân tích khổ 3 bài thơ "Việt Bắc": "Mình đi, có nhớ những ngày... Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son"
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12