TOP 5 mẫu Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 877 lượt xem
Tải về


Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về câu nói: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người".

Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi (mẫu 1)

Nhà văn vĩ đại nước Nga Macxim Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy đã từng khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của sách đối với cuộc sống của con người. Bàn về điều đó, cũng có một câu nói như thế: "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người". Sách là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại, nơi đó gửi gắm cả nguồn tri thức khổng lồ mà con người có cơ hội tiếp cận và chiếm lĩnh. Đọc sách mang lại những ý nghĩa to lớn với con người. Việc so sánh mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ để tiến đến thế giới con người rất đặc biệt. Nếu nhân loại có cả một hành trình để tiến hóa về thể xác thì suốt cả triệu năm qua việc con người “tiến hóa về ý thức” là một phần công lớn của sách. Sách không chỉ giúp chúng ta hiểu về tự nhiên, xã hội mà quan trọng nhất là về con người – sản phẩm kỳ diệu nhất của tạo hóa. Nhờ có sách con người thoát khỏi sự lạc hậu, tối cổ, mở mang đầu óc và phát triển tư duy. Và quan trọng nhất sách giúp chúng ta nhận thức đươc giá trị thực sự của mình, bồi dưỡng tâm hồn và có những cách hành xử sử văn minh, tiến bộ. Những người đọc nhiều sách chưa chắc đã thành công, nhưng những người thành công chắc chắn phải đọc nhiều sách. Vậy là sách giúp con người thoát khỏi lớp thú chỉ biết ăn, ngủ,… Câu nói thực sự đã nhấn mạnh đến vai trò to lớn của sách đối với sự tiến bộ của loài người. Một lần nữa có thể khẳng định, không có sách con người mãi mãi và vĩnh viễn chìm đắm trong sự mông muội, hoang dại và thiếu nhân văn.

Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi (mẫu 2)

Con người chỉ khi học tập, trau dồi bản thân mới có thể phát triển cũng như cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Có thể nói, việc học tập của con người vô cùng quan trọng, bởi lẽ: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”.

Sách mang lại nguồn tri thức, cung cấp cho con người những kiến thức bổ ích, phục vụ cho cuộc sống, lĩnh vực mà người đó làm việc, theo đuổi,… Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người, đồng thời mỗi con người cần tích cực đọc sách và tiếp thu nguồn kiến thức quý báu mà sách mang lại.

Sách trước tiên là nguồn tri thức được đúc kết qua nhiều thời kì, cung cấp cho người nguồn kiến thức khổng lồ từ nhiều lĩnh vực khác nhau, qua sự hấp thụ và tích lũy, con người sẽ có vốn sống riêng cho bản thân mình có cuộc sống chất lượng hơn. Bên cạnh đó, sách còn giúp con người nuôi dưỡng tâm hồn, giúp con người tìm ra lí tưởng sống đúng đắn và hình thành những đức tính đẹp đẽ. Ngoài ra, một công dụng không thể không nhắc đến của sách là nguồn giải trí thú vị và bổ ích qua những câu chuyện cười, truyện tiếu lâm,… Chính vì thế, con người muốn trở nên tốt hơn thì phải đọc sách, chẳng có ai không học mà trở thành người có ích cho xã hội. Sách cũng là cách đánh giá con người, người ham học hỏi là người luôn tìm tòi những cuốn sách hay, có giá trị để khai thác kiến thức và đúc kết bài học riêng cho mình.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sách khác nhau chưa được kiểm chứng về chất lượng, mang đến những thông tin không chính xác cho người đọc, điều hướng độc giả đi theo suy nghĩ sai lệch của tác giả. Thế nên mỗi người cần có sự lựa chọn thông minh cho bản thân mình. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người lại chỉ biết cặm cụi vào sách vở mà không chịu rèn luyện thêm kĩ năng sống hoặc thực hành, áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống nên vẫn chưa tối đa hóa chất lượng mà sách mang lại, chúng ta cần phải điều chỉnh, cân bằng giữa học tập trong sách vở và áp dụng vào thực tế để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Chúng ta không thể phủ định được tầm quan trọng của sách cũng như cần phải trau dồi bản thân mình để cống hiến cho xã hội. Thời gian trôi đi không thể lấy lại được, mỗi người cũng chỉ được sống một lần duy nhất nên hãy trở thành người có ích cho xã hội theo cách của riêng mình.

Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi (mẫu 3)

Đã bao giờ, bạn cảm thấy buồn khi nhìn những cuốn sách bị vứt bừa bãi, bị xé, bị vò, đem đốt, bị coi thường? Đã bao giờ bạn cảm thấy như bị xúc phạm khi chứng kiến cảnh người ta ngang nhiên hủy hoại thứ tài sản đáng giá nhất của nhân loại – những cuốn sách?

Nếu bạn trả lời là có thì hoàn toàn hợp lý, bởi những hành động trên của một số người thật đáng lên án… Dường như người ta vẫn chưa hiểu rằng mọi hành động đốt sách, phá sách cũng đồng nghĩa với việc người ta đang tự tay huỷ hoại vốn kiến thức ít ỏi của mình của họ trong cuộc sống. Từ chối đọc một cuốn sách hoặc đọc sách một cách vội vàng, cẩu thả cũng có nghĩa là bạn đang từ chối một cơ hội để nâng cao hiểu biết, tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm của bao người đi trước để lại, để trở thành con - người - đúng nghĩa, tức là con người có khả năng tư duy vượt trội. Hành động “ngược đãi”, coi thường sách là tự phủ nhận, tự từ bỏ cái quyền được hiểu biết, được trau dồi tri thức của chính mình.

Một nhà văn đã từng nói: “Mỗi cuốn sách là một nấc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để tới gần con người hơn.” Con người cũng là một phần của tự nhiên, cũng đã từng sống man rợ không hơn những loài động vật khác. Nhưng tại sao, hàng triệu năm sau, con người có thể kiêu hãnh ngẩng cao đầu thống trị thế giới? Lý do của sự khác biệt đó là: Con vật chỉ biết sinh tồn, biết sống theo bản năng, còn con người biết tìm tòi, khám phá, không bao giờ thỏa mãn với tầm hiểu biết của mình.

Cái gì giúp cho con người ngày càng thông minh hơn, tri thức của con người ngày càng vô tận hơn? Trợ thủ đắc lực của con người trong việc lưu trữ và tìm kiếm thông tin, không gì khác, chính là sách.

Ta không thể phủ nhận, con người có bộ óc tiến hoá hơn động vật. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người đã tách hẳn khỏi động vật để trở thành thứ sinh vật thông minh bậc nhất trên trái đất. Liệu, con người có được gọi là con người hay không nếu như không biết tìm tòi, khám phá? Và liệu những tìm tòi khám phá của con người có còn cho đời sau nếu không có sách? Sách cung cấp cho ta tri thức. Tri thức giúp ta tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Những cái mới lạ ấy lại được ghi lại và tạo nên sách. Chính sách là người bạn đồng hành của con người trên con đường tìm kiếm và phát triển tri thức.

Sách đưa ra những phương pháp tối ưu, những cách làm hay và sáng tạo của những người đi trước. Nếu ta biết áp dụng linh hoạt những kiến thức trong sách vở vào thực tiễn, mọi việc sẽ trở nên thật đơn giản. Nhờ sách, ta biết cách để nấu một món ăn ngon, vá một chiếc áo khéo, sửa một cái xe hỏng hay đơn giản chỉ là mẹo giúp lau nhà nhanh khô. Nhờ đọc sách mà ta có kiến thức về sinh học, hiểu biết thêm về sinh vật và môi trường xung quanh, cũng như hiểu biết thêm về đặc điểm sinh học của chính bản thân, từ đó biết cách phòng chống bệnh tật, bảo vệ chính mình khỏi tác nhân gây hại… Không chỉ đưa ra những kiến thức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, Sách còn là một nguồn vô tận những kiến thức phong phú và phức tạp về nhiều lĩnh vực chuyên ngành như sử học, toán học, lý học, khoa học… Những hình vẽ được chạm khắc trên các hang động hay các chữ viết trên những thẻ tre của người Trung Hoa cổ, những văn tự bằng đất sét của người Babylon tồn tại đến ngày nay là minh chứng cho khao khát được khám phá và lưu trữ thông tin cho đời sau, là hình thức sơ khai nhất của sách. Trải qua bao thăng trầm, do điều kiện bảo quản hay chiến tranh, sách có thể không được lưu giữ thật đầy đủ và có thể thất lạc, mất mát nhiều. Nhưng, không thể phủ nhận công lao của sách trong việc phát triển tri thức của nhân loại. Rõ ràng, những công trình về số học, hình học, đại số, giải tích… của người xưa để lại qua sách vở đã trở thành nền tảng và là tiền đề cho sự phát triển tri thức của loài người.

Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi (mẫu 4)

Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại - một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn học lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm, trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!

Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất đế con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất... Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.

Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta...”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.

Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn bè sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào thế giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn, biết thêm nhiều điều hay. M. Gorki từng nói rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống”. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.

Suy nghĩ về câu nói: Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi (mẫu 5)

Bàn về giá trị của sách, đại văn hào Nga M.Gorki có viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước chân lên, tôi tách khỏi con thú để nâng lên tầm một con người”. Đúng vậy, mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là cả một chân trời bao la được khám phá. Nào những kiến thức thú vị, nào những tình thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộc đời… tất cả lần lượt hiện ra sau từng trang sách mở. Ta đọc sách, tầm nhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được nâng cao, phát triển. Quả thật sách có một giá trị và tầm quan trọng lớn đối với cuộc sống chúng ta, cho nên M.Gorki đã khuyên nhủ mọi người: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Vậy sách là gì? Khó mà có thể định nghĩa được chúng. Theo quan niệm của người học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, sách vốn là di huấn tinh thần mà các bậc tiền nhân để lại cho người đời sau. Nhưng đối với ngày nay thì sách lại là một phương tiện do con người đã chế tạo ra nhằm chứa đựng kiến thức được tích luỹ qua bao thế hệ. Sách ra đời để đáp ứng nhu cầu muốn lưu giữ lại kiến thức về mọi lĩnh vực mà người xưa đã bỏ cả đời để khám phá.

Ban đầu, sách được làm bằng cách xâu những chiếc lá lại với nhau, bằng những thanh tre kết lại thành miếng hay trên những tấm da dê, da cừu...Cho đến khi giấy được ra đời và thay thế các phương tiện cổ điển khác và được sử dụng cho đến ngày nay. Từ việc chép tay, người xưa đã nghĩ ra việc khắc bản gỗ để in thủ công. Rồi máy in được ra đời với kĩ thuật hiện đại hơn để từ đó đến nay, chúng ta có là cả một kho tàng sách bất tận.

Câu nói của M.GORKI trình bày rất rõ ràng với hai luận điểm khá thuyết phục: ta yêu sách vì “nó là nguồn kiến thức” và “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu lĩnh vực để tìm hiểu, để hoạt động. Tương ứng với bao nhiêu lĩnh vực ấy là có bấy nhiêu loại sách ra đời. Mỗi loại lại có nhiều quan điểm tư tưởng, phương pháp khác nhau để hướng dẫn, minh hoạ, phân tích sâu hay phát triển mở rộng. Có rất nhiều loại sách khác nhau, từ sách về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội đến các sách văn học, kinh tế, chính trị, triết học và cả những loại sách bồi dưỡng tâm hồn. Loại sách nào cũng có giá trị riêng của nó trên con đường đưa nhân loại đến với tầm cao trí tuệ.

Có thể nói, sách là kho tàng kiến thức chứa đựng tinh hoa của nhân loại. Từ những tinh hoa tri thức của phương Đông đến những phát minh khoa học của phương Tây, từ những kinh nghiệm của cổ đại đến những kiến thức văn minh hiện đại, tất cả đều được lưu giữ trong những trang sách ấy.

Các sách về khoa học tự nhiên cho ta biết về kiến thức thực tiễn. Nhờ đó mà ta biết được Định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, Thuyết tương đối của nhà bác học Albert Enstein lừng danh thế kỉ XX, rồi Thuyết điện tử của Micheal Faraday hay là Thuyết tiến hoá của Charles Darwin. Đặc biệt là Louis Pasteur với những nghiên cứu về y học như vắc-xin phòng bệnh chó dại…

Các loại sách về khoa học xã hội lại đưa con người đến với những tư tưởng triết học nổi tiếng của các nhà triết học cổ đại như Lão Tử, Trang Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử của phương Đông; Xô-crát, Pha-ton, Arixtot của phương Tây hay những tác phẩm bất hủ đến muôn đời như các bộ truyện thần thoại, các bộ sử thi Ô-đi-xê, Iliat của Hy Lạp, sử thi Ramayana của Ấn Độ…

Cũng nhờ các pho kinh điển tôn giáo như Vệ Đà, Đại Tạng, Cựu ước-Tân ước, Cô-ran… mà chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc về triết lí, niềm tin của các tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa, Hồi giáo…

Sách là những cột mốc đánh dấu những chặng đường phát triển của lịch sử. Nhờ các tác phẩm còn để lại mà người đời sau hiểu rõ được từng bước thăng trầm của lịch sử để thêm tự hào vì các bậc tiền nhân, rút ra bài học kinh nghiệm cho đời sau phát triển.

Cho đến nay, chưa có lĩnh vực nào dám khẳng định không cần đến kiến thức để tồn tại và phát triển. M.GORKI viết: “Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi cái trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống”. Những trang viết của Gorki đã giúp ta hiểu được vì sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Thật thế, nhờ có sách lưu giữ lại tri thức của thế hệ trước mà thế hệ tiếp theo chỉ việc kế thừa và phát triển. Nhờ Jame Watt phát minh ra điện mà ngày nay con người tiến hành điện khí hoá toàn cầu từ thuỷ điện, nhiệt điện, cho đến điện mặt trời, phong điện. Nhờ Graham Bell phát minh ra điện thoại mà thế hệ ngày đã nối mạng toàn cầu bằng hệ thống Internet, hay nhờ có thuyết tương đối của Enstein mà khoa học đã vươn lên tầm vũ trụ. Những phát minh ấy đều lưu truyền cho đời sau đều thông qua những trang sách quý.

Đọc sách giúp ta sát lại gần nhau hơn. Ta hiểu thêm được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn ta để ta biết cảm ơn cuộc sống, biết căm ghét những điều xấu xa. Ta hiểu thêm được nhiều gương giỏi giang hơn ta để ta biết cố gắng và đạt những thành quả tốt đẹp. Hình ảnh một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đẽ và niềm hạnh phúc khi cùng được bay lên với bà hằng yêu mến chẳng phải là những điều quý giá mà sách mang lại cho chúng ta để khiến nó tươi đẹp và thú vị hơn sao.

Sách nhỏ bé nhưng những gì chúng mang lại cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng. Nhờ sách mà con người ở thế kỉ XXI được hiểu biết cả mấy triệu năm trước kể từ thuở hồng hoang của loài người, tìm hiểu những phong tục, tập quán của tất cả các nước trên thế giới, từ cực Nam cho đến cực Bắc, từ Địa Trung Hải cho đến Đại Tây Dương… Sách triệt tiêu khoảng cách giữa con người với con người, tạo ra một thế giới hoà bình.

M.GORKI đã từng viết: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất là về sự thèm khát cuộc sống ấy”.

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển thì vai trò của sách càng được khẳng định khắp mọi nơi. Sách thật quý giá và cần thiết biết bao! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết chân thành của nhà đại hào văn Nga bằng cách làm giàu tủ sách của mình từ những quyển sách hay và thú vị.

1 877 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: