TOP 38 mẫu Phân tích hình tượng Cây xà nu (2024) SIÊU HAY

Phân tích hình tượng Cây xà nu gồm dàn ý và 38 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 2,059 20/12/2023
Tải về


Phân tích hình tượng Cây xà nu - Ngữ văn 12

Dàn ý Phân tích hình tượng Cây xà nu

I. Mở bài

- Giới thiệu một số nét về tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

- Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

- Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu.

II. Thân bài

30 bài Phân tích hình tượng Cây xà nu  (ảnh 1)

- Đây là hình ảnh trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

- Gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man:

+ Dân làng Xô Man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

+ Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.

+ Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

- Nhận xét: thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng mà con người nơi đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình ... ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn ...”:

+Như hình ảnh anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả

+ Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết

+ Hình ảnh 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.

- Là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng bạt ngàn không bao giờ sẽ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng: ở đầu và kết thúc câu chuyện đều là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn, tạo ra không gian sử thi cho tác phẩm.

III. Kết bài

- Cảm nhận hình tượng cây xà nu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng, ...

- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

Dàn ý Phân tích hình tượng Cây xà nu

I. Mở bài:

Trong chương trình học sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo có những bài học rất ý nghĩa. Trong đó, có tác phẩm Rừng Xà Nu, một tác phẩm nêu lên sự oai hùng và mãnh liệt của rừng xà nụ. trong bài Rừng xà nu thì cây xà nu được thể hiện rất rõ, chúng ta cùng đi tìm hiểu hình tượng này.

II, Thân bài:

30 bài Phân tích hình tượng Cây xà nu  (ảnh 1)

1. Giới thiệu tác phẩm:

- Tác phẩm được viết vào thời điểm xảy ra cuộc chiến khốc liệt và hào hùng của dân tộc ta

- Tác phẩm được in trên quê hương anh hùng Điện Ngọc

- Được sáng tác ngày 8 tháng 3 năm 1965

* Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm rừng xà nu:

2. Vị trí của cây xà nu:

- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm

- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi.

* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man

- Đặc điểm của cây xà nu:

Là cây họ thông

Gỗ quý, nhựa rất thơm

Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng.

- Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ

- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên

- Hình tượng hiên ngang, buất khuất của con người Tây Nguyên

- “ Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô Man

III. Kết bài:

Đây là một hình ảnh nghệ thuật sang tạo của tác giả

Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 1)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường.

Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành – bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu.

Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội…”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu.

Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy… ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.

Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man”.

Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời. Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.

Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:

“Gươm nào chia được dòng Bến Hải

Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn

Căm hờn lại giục căm hờn

Máu kêu trả máu đầu van trả đầu”

Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có Tnú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.

Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than.

Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 2)

Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất khi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tác phẩm mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh của những rừng xà nu bạt ngàn. Với kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên tính logic cho tác phẩm. Không chỉ vậy, hình ảnh cây xà nu còn xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, với những biến thể khác nhau: gỗ, nhựa,… tạo nên bộ khung vững chắc để liên kết toàn bộ tác phẩm thành một thể thống nhất. Như vậy, rừng xà nu có vai trò chủ đạo trong việc tạo nên tính logic, mạch lạc cho tác phẩm.

Hình tượng cây xà nu vừa là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh, vừa là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Trước hết, rừng xà nu là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã mở ra khung cảnh bất bình thường “làng trong tầm đại bác của đồn giặc” tức làng liên tục bị giặc ném bom phá hoại. Nhưng điều không bình thường ấy đã trở thành bình thường quen thuộc với con người nơi đây: “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và buổi xế chiều hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy”. Đặt trong hoàn cảnh bất thường ấy tác giả đã ghi lại hình ảnh đầy sức ám ảnh về những đau thương mà rừng xà nu phải gánh chịu: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Với con mắt quan sát tinh tường, Nguyễn Trung Thành đã bao quát được những đau thương, mất mát mà rừng xà nu phải oằn mình gánh chịu. Đó không chỉ dừng lại ở nỗi đau riêng lẻ, cá thể mà đó là nỗi đau của cả tập thể, cộng đồng. Sau khi đã quan sát toàn cảnh ông dùng cái nhìn cận cảnh để ghi lại những hình ảnh đau xót, kinh hoàng nhất: “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão” hình ảnh vô cùng đau đớn, xót xa. Cây xà nu đang sinh sôi, phát triển mạnh mẽ bỗng bị bom đạn chiến tranh chặn đứng lại. Đặc biệt ông nhấn mạnh vào hình ảnh: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Bằng hình ảnh hết sức chân thực, cụ thể, tác giả đã biến rừng xà nu thành những sinh thể sống. Chúng phải gánh chịu nỗi đau đớn như con người. Chỉ bằng những chi tiết ít ỏi mà đắt giá tác giả đã làm cho nỗi đau, những mất mát mà rừng xà nu phải gánh chịu được thể hiện rõ ràng cả trên bề mặt và bề sâu. Dường như không chỉ con người mà thiên nhiên Tây Nguyên của phải gồng mình để chống chọi lại bom đạn chiến tranh.

Không chỉ vậy rừng xà nu còn là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Tất cả những đau đớn mà rừng xà nu phải gánh chịu, hoàn toàn đồng điệu với những đau thương, mất mát mà dân làng Xô Man phải trải qua. Đó là bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây xà nu, Mai và đứa con chết dưới sự tra tấn của kẻ thù, là mười đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa cây xà nu,… Chiến tranh đã tàn phá tất cả, không trừ một ai, từ người già đến trẻ nhỏ, chồi non bé nhỏ, chưa kịp được sống đã phải chết dưới sự tra tấn của kẻ xâm lăng.

Rừng xà nu vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh, đồng thời cũng là biểu tượng cho những đau thương mà tội ác kẻ thù gây ra. Tác giả đã khắc họa đau thương này ngay từ đầu tác phẩm tạo nên sự đồng điệu và chuẩn bị cho sự xuất hiện, làm nổi bật những đau thương của dân làng Xô man được tác giả khắc họa sau đó. Việc đi sâu miêu tả cây xà nu, là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của kẻ thù.

Nhấn mạnh vào nỗi đau của rừng xà nu, tác giả không chỉ dừng lại ở phê phán, tố cáo tội ác của chúng mà mục đích là dùng những đau thương đó để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của thiên nhiên, con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đã trở thành biểu tượng đầy đủ, toàn vẹn nhất cho vẻ đẹp của con người nơi đây.

Dựa vào khả năng sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ của cây xà nu, “trong rừng ít có loài cây sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy, cảnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên, lao thẳng lên bầu trời”. Tác giả đã vẽ được cả chiều dài đấu tranh bền bỉ, hào hùng và vô cùng kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên, người này ngã xuống đã có thể hệ sau tiếp bước đứng lên ngăn bước chân kẻ thù. Có sự tương ứng kì lạ giữa thế hệ các cây xà nu với thế hệ dân làng Xô Man: Bà Nhan như một cây xà nu lớn bị bị giết hại đã có Dít, Heng tiếp bước. Bởi vậy, đồi xà nu nối nhau chạy tới tận chân trời không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên bạt ngàn mà còn là biểu tượng của truyền thống anh hùng của người dân Tây Nguyên.

Đặc biệt tác giả còn sử dụng hình ảnh cây xà nu với tất cả đặc điểm của nó để biểu tượng cho sức mạnh, khả năng chịu đựng phi thường, sự kiên cường của người dân Tây Nguyên. Bởi vậy, bên cạnh những cây ngã xuống, có những cây khác trỗi dậy mạnh mẽ, vượt cao hơn đầu người, cành lá sum suê mà đạn đại bác cũng không giết nổi chúng. Hình ảnh cây xà nu trưởng thành với sức sống dẻo dai, mãnh liệt như thách thức của bom đạn kẻ thù cũng như hình ảnh Tnú, mặc dù bàn tay đã bị nhựa xà nu đốt cháy, nhưng anh vẫn tiếp tục tham gia cách mạng, dùng chính bàn tay đó giết chết kẻ thù. Cây xà nu đã viết lên bản anh hùng ca về sức sống cũng như sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên

Đặc điểm, dáng vẻ, tính chất của cây xà nu đã thể hiện đầy đủ cuộc đời cũng như phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường, bền bỉ, chống lại bom đạn kẻ thù. Có thể nói cây xà nu là hình tượng quan trọng, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất trong tác phẩm này.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 3)

“Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.

Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm là một loài cây đặc thù, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được hình ảnh hùng vĩ và hoang dã mang đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu truyện. Cây xà nu luôn gắn bó gần gũi với đời sống của dân làng Xô man, có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng. Lửa xà nu cháy giần giật trong mỗi bếp, trong đống lửa của nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Tnú và Mai học chữ. Khi Tnú trở về đơn vị, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. Cây xà nu còn tham gia vào những sự kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy. Mười ngón tay Tnú bị đốt vì giẻ tẩm nhựa xà nu, và chính vì cảnh tượng đau thương ấy dân làng đã nổi dậy để “ đống lửa xà nu lớn giữa nhà” soi rõ “xác mười tên lính giặc nằm ngổn ngang”. Cây xà nu cũng đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của người Tây Nguyên. Tnú cảm nhận về cụ Mết “ ngực cụ căng như cây xà nu lớn”. Trong câu chuyện về Tnú, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào: “không có gì mạnh bằng cây xà nu nước ta”, cây xà nu đã trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên.

Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Ta có thể thấy ý đồ nghệ thuật này khi tác giả miêu tả song hành hai hình tượng cây xà nu và những con người Tây Nguyên . Thứ nhất, thương tích của rừng xà nu do đại bác của giặc gây ra tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây Nguyên phải chịu đựng. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng cho những đứa con của Tnú và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi chúng thì cũng giống như Tnú và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất mát của chiến tranh.

Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế…” Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bọn giặc đã giết bà Nhan, anh Xút và cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnú và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ. Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên tưởng đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có những thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnú, Mai và Dít là những cây xà nu trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.

Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng.

Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnú. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.

Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sức sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ của thiên nhiên và gợi ra những liên tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hùng đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 4)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnú, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnú bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, chat rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnú mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.

Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnú và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnú. Cây xà nu và Tnú là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnú mà không hề lẫn lộn với ai.

Nguyễn TRung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người tây nguyên.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 5)

Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện “Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.

“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo quân thù.

“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày nào cũng bị bắn hai lần. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức sống vô cùng mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”

Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút, bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước, quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ: thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất khuất.

Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 6)

Mỗi một nhà văn thường khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn văn chương bằng một mảnh đất nghệ thuật. Khi bắt gặp mảnh đất nghệ thuật này, ngòi bút của người nghệ sĩ sẽ thực sự thăng hoa. Nếu như Tây Bắc được xem là một "miền đất hứa" với biết bao văn sĩ như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải... thì Nam Bộ lại là mảnh đất nghệ thuật của Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi. Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu ta không nhắc tới Nguyên Ngọc, nhà văn cả đời "trung thành" với mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh. Ông bén duyên với mảnh đất này từ năm 1954 với tác phẩm "Đất nước đứng lên". "Đất nước đứng lên" kể về cuộc nổi dậy của buôn làng Kông Hoa trong những năm kháng chiến chống Pháp. Qua tác phẩm này, Nguyên Ngọc hứa hẹn là một cây bút xuất sắc viết về đề tài Tây Nguyên. Ông tỏ ra am hiểu mảnh đất này từ thiên nhiên cho tới những phong tục tập quán. Mười năm sau, ông lại có dịp trở lại mảnh đất này và viết nên truyện ngắn nổi tiếng "Rừng xà nu". Ở một phương diện nào đó, ta có thế thấy "Rừng xà nu" là sự thu nhỏ, cô đặc, chưng cất của tiểu thuyết "Đất nước đứng lên". Điều gì giúp cho nhà văn thể hiện được cả trăm trang tiểu thuyết chỉ trong vài mươi trang truyện ngắn. Đó là việc Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được hình tượng cây xà nu − một loài cây chỉ có ở Tây Nguyên, một loại cây ham ánh sáng đến lạ kỳ.

Có những người suốt đời lặn lội với văn chương mà chẳng để lại cho đời một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Phải chăng họ đã không thể xây dựng một hình tượng nghệ thuật vô cùng sống động. Việc xây dựng nghệ thuật mang ý nghĩa sống còn với một người cầm bút chân chính vì họ thường chỉ sống và nói bằng hình tượng. Một sự vật, hiện tượng ở ngoài đời muốn bước vào thơ văn thì phải chân thực như ngoài đời bởi có ý kiến cho rằng: "Nhân vật trong văn học đôi khi thật hơn cả con người thật, nhân vật trong văn học mang đôi cánh của văn học bước ra ngoài đời thật lại là con người thật". Nhưng chân thực thôi thì chưa đủ, nhà văn phải nâng nó lên một tầm cao mới để mang tính ám chỉ, tính tượng trưng. Đây mới là cái đích của văn chương nghệ thuật. Ta có thể kể tới hình tượng con tàu tượng trưng cho khát khao lên đường của biết bao thế hệ nhà thơ

"Lũ chúng con đầu thai nhầm thế kỷ
Cả một đời u uất bơ vơ”

Trong bài "tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên. Hay như hình tượng "sóng" trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh tượng trưng cho khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Trong tác phẩm "Rừng xà nu, việc nhà văn xây dựng hình tượng cây xà nu cũng không nằm ngoài quy luật đó.

"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm xuất sắc. Yếu tố làm nên sự xuất sắc của tác phẩm này không gì khác là nhà văn đã xây dựng được hình tượng cây xà nu vô cùng chân thực, sống động. Truyện xoay quanh buôn làng Xô Man ở Tây nguyên. Ở đó có loài cây họ thông, gần giống cây Pơ mu, xa mu của miền Bắc, đó là cây xà nu. Xà nu là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nở rất nhanh. Bằng sự nhạy cảm về nghệ thuật, Nguyễn Trung Thành đã nắm bắt được đặc tính này và đem gắn kết với Tây Nguyên trong bom đạn chiến tranh. Đọc "Rừng xà nu", ta có cảm giác đang đi giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn với hương thơm ngào ngạt như đọng nắng quê hương. Ta đang đi trên con suối ẩn hiện dưới bóng xà nu. Ta thấy đâu đây những mái nhà nép mình dưới tán cây xà nu. Xà nu là loài cây gắn bó máu thịt với người dân Tây Nguyên. Con người ta sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, việc nhà việc cửa cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay đều gắn kết với loại cây này. Vị trí của xà nu trong cuộc sống người dân Tây nguyên phần nào giống với cây tre của đồng bằng Bắc bộ, cây dừa của đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi một đất nước, một xứ sở cũng đều có một loại cây đặc trưng. Sang nước Nga, Ba Lan ta lại bị ám ảnh bởi loài cây Bạch Dương:

"Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn"

Đến với Nhật Bản,ta lại choáng ngợp với cây hoa anh đào tươi thắm. Còn một khi về tới Việt Nam − đất nước thiên nhiên nơi đâu cũng hóa hồn người.

"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Nếu bạn có dịp ra đồng bằng Bắc bộ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh "lũy tre làng" ở khắp mọi nơi. Cây tre gắn bó khăng khít trong cuộc sống nhân dân, từ chiếc đũa tre bình dị cho đến những cây gậy tầm vông, cây chông đánh giặc. Chả thế mà Thép Mới đã từng viết "tre ăn ở đời đời kiếp kiếp với người"...Còn khi vào thăm Nam bộ − "thành đồng Tổ Quốc" chúng ta lại có ấn tượng đầu tiên về rặng dừa nơi đây

"Đất quê hương nát bầm vết đạn.
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi.
Ôi phải chăng dừa nuốt bao cay đắng!
Để trổ ra những trái ngọt cho đời"

Còn một khi bạn đến với Tây Nguyên − mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh thì hãy nhớ tới "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành − một rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn của mình để che chở cho buôn làng Xô Man. Để hình tượng cây xà nu trở nên thuyết phục hơn, Nguyên Ngọc đã khéo léo để cho mỗi bước đi của các nhân vật đều thấp thoáng bóng cây xà nu. Trong tác phẩm này, đã hơn hai mươi lần cây xà nu hiện ra với nhiều diện mạo khác nhau: bốn lần "rừng xà nu", năm lần "đồi xà nu", cùng với nó là ngọn xà nu, cây xà nu, dầu xà nu, nhựa xà nu.... Mỗi lần hình ảnh cây xà nu xuất hiện là một lần tính cách của người dân Tây nguyên được bộc lộ. Nắm bắt được các đặc tính của xà nu phần nào đó ta cũng hiểu được tinh thần yêu nước bất khuất của ông cha ta, từ đó ta tự giáo huấn lòng mình. Rất có lý khi có ý kiến cho rằng: "Mỗi tác phẩm văn học chân chính là một lời đề nghị về cách sống". "Mỗi một tác phẩm văn học chân chính đều có khả năng nhân đạo hóa con người". "Rừng xà nu" là một tác phẩm như vậy.

Văn học xuất phát từ cuộc đời mà đích đến của văn chương là cuộc sống. Chẳng thế mà Nguyễn Minh Châu đã từng nói: "Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người". Hay như M.Gorki cũng nói "văn học là nhân học". Văn học từ xưa cho tới mãi về sau cũng chỉ viết về con người mà thôi. Để phản ánh sức sống bất diệt, bền bỉ của con người Việt Nam trong chiến tranh, mỗi một người nghệ sĩ lại tự đi tìm một hình tượng khác nhau. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật có "Vầng trăng và quầng lửa" thì Nguyễn Minh Châu lại có "mảnh trăng thượng tuần". Và Nguyễn Trung Thành đã chọn hình ảnh cây xà nu. Cây xà nu trong tác phẩm này biểu trưng cho tập thể Tây Nguyên anh hùng, bất khuất. Và ở tác phẩm này, nhà văn đã mô tả cây xà nu qua nhiều phương diện.

Ban đầu, nhà văn tập trung mô tả những hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà xà nu phải gánh chịu. Điều này chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đặt xà nu dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù chính là làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt, bất diệt của xà nu. Đầu tiên, hiện lên trong mắt ta là cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác của giặc. "Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng bắn đã thành lệ, ngày hai lần: hoặc sáng sớm, hoặc chiều tối... Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Có những cây nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh gay gắt dưới ánh nắng hè, đen đặc rồi bầm quyện lại thành từng cục máu lớn". Ở đoạn văn này, Nguyễn Trung Thành chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nhà văn đã mô tả những thiệt hại mà rừng xà nu phải gánh chịu trong mưa bom bão đạn của quân thù. Đây cũng chính là những hi sinh, mất mát mà đồng bào Tây Nguyên nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng phải gánh chịu trong những năm chiến tranh khốc liệt. Viết về chiến tranh, Nguyên Ngọc đã không hề né tránh viết về cái chết. Đó là anh Xút bị chúng treo cổ lên cây vả đầu làng. Đó là bà Nhan bị chúng chặt đầu treo ở mũi súng. Đó là vợ con Tnú bị chúng dùng gậy sắt tra tấn đến chết. Tất cả là minh chứng cho tội ác chiến tranh của quân xâm lược, lũ bán nước. Nếu thiếu đi hiện thực khốc liệt này thì "Rừng xà nu" chỉ còn là một sự tích đẹp về chiến tranh theo lời nói nhà văn Đỗ Kim Hồi. Mặc dù đứng trong làn mưa bom bão đạn là vậy nhưng rừng xà nu vẫn xanh tốt, như thách thức bom đạn kẻ thù: "đạn đại bác không giết nổi chúng". "Bên cạnh những cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên vươn thẳng lên bầu trời tiếp lấy ánh sáng". Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt của xà nu. Nếu có ngã gục thì đó chính là điều kiện sống, tiền đề để thế hệ xà nu tiếp theo mọc lên. Người Tây Nguyên cũng vậy. Trong chiến tranh, họ hi sinh rất nhiều, họ phải sống rất khổ cực, khó khăn nhưng trong lòng những người dân nơi đây chỉ có hai chữ "trung thành" với cách mạng mà thôi. Cụ Mết cũng đã khẳng định chắc chắn: "Đảng còn thì núi nước này còn". Càng gần bom đạn thì xà nu lại càng coi thường bom đạn. Bom đạn hiện ra như một hoàn cảnh thách thức bản lĩnh cứng cỏi, anh hùng của người Việt Nam trong chiến tranh. Đó là những con người

"Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt"

Bom đạn có thể phá hủy mọi cơ sở vật chất dù có kiên cố đến đâu nhưng vẫn không bẻ gãy được sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những con người vẫn sống, vẫn chiến đấu, vẫn yêu nhau, vẫn đợi chờ và tin tưởng một ngày toàn thắng. Điều này đã thể hiện rõ ở mỗi Tình của Mai và Tnú − những con người đã góp phần viết nên huyền thoại Việt Nam ở thế kỷ hai mươi. Không phải ngẫu nhiên khi nhà văn Nga Ni-cu-lin đã thốt lên rằng: “Người Việt Nam trong chiến tranh họ đẹp hơn ra thì phải?". Chúng ta may mắn được sinh ra trong thời bình nên không thể chứng kiến được thời kỳ "tiếng hát át tiếng bom". Nhưng có ý kiến cho rằng: "Những gì chưa đọng lại trong đời thì đọng lại trong văn chương". Hãy trở về với thơ ca thời kỳ lửa cháy để bắt gặp một rừng xà nu xanh tốt, bạt ngàn chạy tít tới tận chân trời. ta còn bắt gặp "Tiếng bom ở Seng Phan" của Phạm Tiến Duật

"Tôi đứng giữa Seng Phan
Cao hơn tiếng bom là tiếng suối tiếng đàn
Tiếng mìn công binh đánh đá
Tiếng điếu cày rít lên thong thả
Tiếng oai nghiêm xe rú máy trên đường
Thế đấy!
Giữa chiến trường
Tiếng bom nghe rất nhỏ"

Đứng giữa cánh rừng xà nu mãnh liệt sức sống như vậy thì bom đạn của kẻ thù cũng nhỏ như thế mà thôi.

Để khẳng định sức sống bất diệt của xà nu cũng như đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng hình ảnh cây xà nu thông qua kết cấu của truyện. Ai đã từng đọc truyện ngắn "Rừng Xà nu" đều nhận thấy có hai câu văn tưởng chừng như trùng lặp nhau. Đó là câu văn phần đầu tác phẩm:

"Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời"

Mặc dù hàng ngày, cánh rừng xà nu ấy phải gánh chịu hai trận pháo kích của quân thù nhưng vẫn xanh tốt đến lạ kỳ. Để đến cuối tác phẩm, nhà văn tự hào viết:

"Ba người đứng đó nhìn ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp tới tận chân trời".

Mới đọc qua, chúng ta có cảm giác đây là hai câu văn giống nhau nhưng nếu để ý ta sẽ thấy sự thay đổi về số lượng, cũng như chất lượng của những cây xà nu. Đây là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Thành Trung. Muốn hiểu được sức sống bền bỉ, dẻo dai của xà nu cũng như tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên qua kết cấu này thì ta phải đặt chúng dưới hai góc độ không gian và thời gian.

Nếu để đồi xà nu thành rừng xà nu chạy tít tới tận chân trời thì cần có một khoảng cách về thời gian. Thời gian ấy được đo bằng 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ. Hai mươi mốt năm đó là hai mươi mốt thế hệ xà nu nhã gục, nhưng cùng với đó là hai mươi mốt thế hệ xà nu vươn lên đón lấy ánh sáng mặt trời. Nhìn rộng ra, đó là hai mươi mốt thế hệ đồng bào Tây Nguyên ra trận. Đó là cuộc chạy tiếp sức của hai mươi mốt thế hệ mang trong mình ngọn lửa sức sống Việt Nam. Cũng như cây xà nu ấy, người Tây Nguyên cũng truyền ngọn lửa sức sống từ đời này sang đời khác, từ lồng ngực của người già sang người trẻ.

"Lớp cha trước, lớp con sau
Cũng thành đồng chí chung câu quân hành"

Lớp lớp người Tây Nguyên ra trận ào ào như gió thổi mà ở tác phẩm này ta thấy ngọn lửa truyền từ tay anh Quyết − một Đảng viên tới tay Tnú và Mai. Rồi cuộc đời Tnú lại là tấm gương sáng cho thế hệ sau như Dít, Heng noi theo. Đó là những con người viết lên bản hùng ca của Tây Nguyên bất khuất.

"Tôi muốn viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên để viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua"

Nếu nhìn từ góc độ không gian, ta nhận thấy nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn buôn làng Xô Man để dùng bút lực của mình viết về tập thể Tây Nguyên anh hùng. Tương ứng với làng Xô Man là những đồi xà nu cạnh con nước lớn. Tuy nhiên, càng đi sâu vào cuộc chiến tranh thì tinh thần yêu nước của đồng bào Tây nguyên không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng Xô Man nữa mà mà như sức vươn xa của cây xà nu lan rộng khắp Tây Nguyên.. Nó lan rộng ra cả miền Nam "thành đồng Tổ Quốc". Truyện ngắn ra đời năm 1965, cũng là năm bàn tay độc ác, đen tối của đế quốc Mĩ vươn ra miền Bắc. Chúng định dùng những "bóng ma", "pháo đài bay" nhằm đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Với kết cấu truyện như vậy, nhà căn đã khẳng định tinh thần "đồng khởi" của dân tộc Việt Nam với mục đích dập tắt cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bào của đế quốc Mỹ và tay sai. Do vậy, "Rừng xà nu" đã phản ánh một cách trung thực tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên khi có một ý kiến cho rằng: "Rừng xà nu" là sự thu nhỏ, cô đặc của tiểu thuyết "Đất nước đứng lên". Tuy nhiên, để hiểu sâu kết cấu này, ta nhận thấy "đồi xà nu" ở câu văn thứ nhất so với "rừng xà nu" của câu văn thứ hai thiếu đi sự liên kết. Nhà văn đã mượn hình ảnh này để phản ánh tinh thần đấu tranh từ tự phát cá nhân sang tự giác cách mạng. Khoảng thời gian và không gian ấy chính là đồng bào Tây Nguyên đã giác ngộ nghị quyết mười lăm của Đảng".

Đứng trong chiến tranh khốc liệt nhưng xà nu vẫn bảo toàn, phát triển. Đó là nhờ vào tính liên kết, tinh thần đoàn kết của các thế hệ xà nu, các lớp người Tây Nguyên. Trong cánh rừng xà nu "nối tiếp nhau tới chân trời" ấy, Nguyễn Trung Thành đã nhận ra có ba lứa cây xà nu bện chặt vào nhau để vượt qua bom đạn. Tương ứng với ba lứa cây đó là ba thế hệ người Tây Nguyên. Nhà văn đã tập trung nhiều bút lực của mình để mô tả lứa cây trưởng thành. Mặc dù mang trên mình đầy thương tích nhưng với sức vóc lớn mạnh đã làm mờ đi vết thương. Những cây xà nu ấy không khác gì những con chim đã đủ lông mao lông vũ, ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho buôn làng Xô Man. Tương ứng với lứa cây trưởng thành đó chính là thế hệ thanh niên như Tnú và Mai. Bên cạnh lứa xà nu trưởng thành là những cây xà nu đại thụ là chỗ dựa tinh thần của cả cánh rừng xà nu. Những cây xà nu ấy tương ứng với cụ Mết − vị già bản của buôn làng Xô Man. Thông qua lời nói "Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo mác" của cụ Mết, Nguyễn Trung Thành đã truyền tải ánh sáng nghị quyết mười lăm của Đảng. Bên cạnh hai lứa xà nu trên còn có những cây xà nu non, vừa nhú khỏi mặt đất đã nhọn hoắt, kiên cường lao lên bầu trời, tiếp nhận ánh sáng. Đó chính là những thế hệ thiếu niên Xô Man như bé Heng, bé Dít. Không phải ngẫu nhiên khi nhà văn viết "Ba người đứng đó...."

Tình thần đoàn kết toàn dân luôn là thứ vũ khí mạnh nhất chúng ta có được trong bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước. Truyện ngắn "Rừng xà nu" đã khẳng định lại chân lý ấy, đồng thời ngợi ca sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong chiến tranh. Như vậy, "Rừng xà nu" xứng đáng là linh hồn của tập "trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Và Nguyễn Trung Thành xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn chương cách mạng.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 7)

Trải qua hơn 120 năm kháng chiến hào hùng và gian khổ, những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã ghi lại biết bao chiến công lẫy lừng làm rạng danh Tổ quốc, khiến quân thù phải khiếp sợ, khiến cả thế giới phải khâm phục một dân tộc máu đỏ da vàng tuy nhỏ bé nhưng có tầm vóc to lớn. Nhưng để có những chiến công oanh liệt, để đất nước được độc lập, để nhân dân ta được sống trong cảnh hòa bình ấm no, cha anh ta đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt. Trong những năm tháng đế quốc mỹ nhắm đại bác vào vùng núi rừng Tây Nguyên hiền hòa, đã có một dân tộc anh hùng đứng lên ưỡn ngực, vươn mình chống lại quân thù. Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, mà trong đó nổi lên với hình ảnh cây xà nu đẹp đẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn, là đại diện cho từng người dân làng Xô Man chống giặc, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông gia nhập quân đội vào năm 1950, lúc đang còn là học sinh trung học, có mặt tại chiến trường Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyễn Trung Thành sáng tác nhiều thể loại từ truyện ký, tiểu thuyết, đến truyện ngắn, tùy bút,…Các sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nội dung chủ đề tập trung viết về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, về những vấn đề mang tính trọng đại lịch sử của dân tộc, đặc biệt ông viết rất nhiều về vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Rừng xà nu nằm trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện ngọc, viết vào năm 1965, khi quân Mỹ Diệm tràn vào miền Nam càn quét bắn phá ác liệt.

Hình tượng rừng cây xà nu xuất hiện nổi bật và xuyên suốt chiều dài tác phẩm, mở ra là rừng xà nu bạt ngàn và kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. Không những thế, hình ảnh cây xà nu còn trải kín cả tác phẩm, có đến hơn 20 lần trong toàn tác phẩm, điều ấy đã tái hiện lại những vẻ đẹp kỳ thú đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng về sức sống và vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên.

Bằng bút pháp tả thực, Nguyễn Trung Thành đã cho thấy hình ảnh cây xà nu trở đi trở lại và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên, có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân nơi đây, ngọn lửa xà nu “dần dật cháy” trong bếp của mỗi ngôi nhà, khói xà nu làm bảng học cho Tnú và Mai. Hình ảnh cả cánh rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra để che chở cho làng Xô Man bởi “Làng nằm trong tầm đại bác của giặc”, giống như người cha che chở cho đứa con nhỏ của mình, như nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ Việt Bắc rằng: “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”, gắn bó, ân tình.

Không chỉ có mặt trong cuộc sống hằng ngày mà cây xà nu còn tham dự vào trong những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm mà vợ con Tnú bị giặc bắt giữ, đống lửa xà nu đã để Tnú nhìn rõ ràng cảnh kẻ thù hành hạ vợ con, rồi thì chính nhựa xà nu lại thiêu đốt 10 ngón tay của Tnú như mười ngọn đuốc, điều ấy đã trở thành giọt nước tràn ly, cổ vũ dân làng Xô Man đứng lên đấu tranh giết mười tên giặc ác ôn để giải cứu Tnú và lập lên chiến công đầu tiên trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của dân làng. Từ đây người làng Xô Man đã mạnh mẽ đứng lên, không còn do dự chần chừ, bởi chỉ có đấu tranh chỉ có cách dùng vũ lực thì mới có thể có một cuộc sống tốt hơn, mới có thể bảo vệ được dân làng và đất nước. Hình ảnh của cây xà nu cũng trở lại trong đêm Tnú về thăm làng, đuốc xà nu lại dẫn đường cho người dân khắp làng Xô Man cùng tụ tập về nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnú, câu chuyện một đời người kể trong một đêm, ánh lửa xà nu càng trở nên thiêng liêng và đậm tính sử thi. Thêm vào đó hình ảnh xà nu còn thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ thấm vào cả lối tư duy và cách nói của người dân Tây Nguyên, những tính chất vẻ đẹp của cây đã trở thành thước đo để khắc họa lần lượt hình ảnh của cụ Mết, của Tnú, Mai, và nhiều người dân làng Xô Man khác.

Với bút pháp tượng trưng, hình ảnh cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Nói về số phận của người dân làng Xô Man, mở đầu tác phẩm Nguyễn Trung Thành viết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” ấy là một cảnh tượng ám ảnh về một rừng cây tan hoang bởi đại bác của quân thù, trầy trợt đầy những thương tích. Đến gần hơn, hình ảnh tang thương của cây xà nu càng thêm rõ ràng, “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, từ miệng vết thương ấy ứa ra thứ nhựa “tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh”, “bầm lại quyện đen thành những cục máu lớn”, như vậy đối với tác giả xà nu cũng giống như một con người cũng có máu thịt, cây cũng bị thương, nhựa cây chảy ra được ví là máu huyết của sinh thể, những hòn máu đọng đem lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về loài cây anh hùng, bất khuất. Nhưng đấy là những cây may mắn, kiên cường còn có thể lành miệng và tiếp tục sinh dưỡng, xấu số hơn có những cây con mới đến ngang tầm ngực người, đã bị đại bác nã phải gãy làm đôi “nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Cách miêu tả chân thực sống động đến từng chi tiết đã tái hiện thật tang thương cảnh cây xà nu ngã xuống vì bom đạn. Suy rộng ra, cũng giống như cả cánh rừng mang đầy thương tích và mất mát ấy, người dân làng Xô Man cũng phải chịu biết bao hy sinh, bao nỗi đau thương cùng cực, bao người dân đã ngã xuống: Anh Xút, bà Nhan, Mai và con của cô với Tnú, tất cả đều hi sinh một cách đầy thương tâm dưới bàn tay độc ác của kẻ thù. Những người còn sống cũng lại mang đầy thương tích trên thể xác và cả tâm hồn, tấm lưng của Tnú với chằng chịt vết dao chém, mười ngón tay bị giặc đốt đều cụt một đốt, đau đớn hơn anh còn phải gánh chịu nỗi đau tận mắt nhìn vợ con bị giặc đánh chết mà không thể làm gì được.

Không chỉ là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên, cây xà nu còn là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân nơi đây. Xà nu là một loài cây khao khát ánh sáng đến lạ kỳ “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”, đó cũng chính là biểu tượng cho tình yêu tự do, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Thêm nữa, xà nu còn có khả năng sinh sôi mãnh liệt “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên , ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên trời”. Đó là biểu tượng cho sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của người dân làng Xô Man, anh Quyết hy sinh đã có Tnú về thay thế, anh Xút bị giết đã có bà Nhan thay công việc nuôi bộ đội, bà Nhan chết thì đã có lớp trẻ con thay thế, Mai chết thì đã có em gái của Mai tiếp bước chị, và còn cả chú bé Heng. Thế hệ trước luôn có sự chuẩn bị là bước đệm cho thế hệ sau được vươn lên mạnh mẽ và tiến xa hơn trong con đường cách mạng.

Cây xà nu còn mang trong mình một sức sống bất diệt, mạnh mẽ vô cùng “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Hình ảnh bất diệt của cây xà nu khiến ta lập tức nghĩa đến Tnú tiêu biểu cho lớp anh hùng của làng Xô Man, anh chịu biết bao đau đớn thương tật nhưng anh vẫn sống vẫn hoạt động cách mạng một cách sôi nổi, giặc không bắt được anh, không giết được anh, người anh hùng của vùng đất Tây nguyên. Trong sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh thì sự sống vẫn vươn lên và chiến thắng cái chết, sức sống mãnh liệt, bất tử của rừng xà nu đã đại diện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Nguyễn Trung Thành với nghệ thuật xây dựng hình tượng xuất sắc, điểm nhìn đậm chất điện ảnh khiến cho hình tượng cây xà nu hiện lên một cách thật chân thực và sắc nét. Đôi lúc tác giả đã không kìm được mà bộc lộ những cảm xúc cá nhân thật mạnh mẽ, niềm bất ngờ, tự hào về loài cây đặc sắc. Bằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn nhà văn đã gây dựng thật xuất sắc vẻ đẹp của cây rừng xà nu biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên, mở một cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới của con người nơi đây, tiêu biểu là nhân vật Tnú.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 8)

Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiêng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu - tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả xuyên suốt trong toàn bộ câu truyện. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu “bát ngát đến tận chân trời” mà còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng: ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà Ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ…

Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô-man: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu… Bởi vậy, tác phẩm đặt tên gọi là Rừng xà nu là rất hợp lý.

Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một thành lũy vững vàng bảo vệ cuộc sống cho buôn làng Xô Man: Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng nhưng làng Xô Man vẫn bình yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi lại, vì bảo vệ cho dân làng nên cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất mát: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Ở chỗ khác, nhà văn miêu tả kỹ hơn: “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết ”.

Bằng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tượng trưng tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù . Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một cây ngã xuống ta cứ ngỡ như một người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết… những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất “đổ ào ào như một trận bão”. Đẹp bởi đường nét, màu sắc, hình khối , trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng “nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”.

Cây xà nu có sức sống mãnh liệt là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất người dân Xôman nói riêng, Tây Nguyên nói chung: bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống hoang dại, mãnh liệt của rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

Đau thương nối đau thương, sự sống nối tiếp sự sống, mà sự sống của xà nu là bất diệt, bất tử, không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một mẫu số nhân “một ngã” thì “bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.

Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp.

Vẻ đẹp nữa của cây xà nu đó là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó Nguyễn Trung Thành lại thêm một lần nữa khiến người đọc phải rung động trước những câu văn đầy ánh sáng và hương thơm. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ màng”. Đó chính là tiếng gọi của tình yêu tự do. Cũng như Tnú, như dân làng Xô-man yêu tự do, khát khao ánh sáng nên họ đã cầm giáo, cầm gươm quyết tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy.

Và ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù: “Có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân làng”. Hình ảnh ấy của cây rừng xà nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ Mết, của sức sống Tnú, của Dít…

Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.

Tương đồng với vẻ đẹp của rừng xà nu chính là vẻ đẹp của con người Xô-man kiêu hùng bất khuất. Bên cạnh ý nghĩa tả thực, rừng Xà Nu còn mang tính biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to trong suốt, bình thản, ngày Mai chết, Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”…

Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức . Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.

Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng cây xà nu đã được tác giả đưa lại cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở thành linh hồn tác phẩm.Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật có ý nghĩa: “Rừng xà nu”.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 9)

Truyện ngắn Rừng xà nu được tác giả sáng tác vào khoảng giữa năm 1965, khi cuộc đối đầu giữa nhân dân miền Nam với bè lũ Mĩ - ngụy đã bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Tác giả đã khéo léo lồng ghép nỗi đau mất mát vợ con của Tnú vào nỗi đau chung của dân làng. Họ đau đớn vì mất nước, mất đi sự tự do của chính mình và đó cũng chính là ngòi nổ châm lửa cho phong trào đấu tranh của người dân làng Xô man bùng cháy. Sự khắc nghiệt của chiến tranh như thứ lửa thử vàng để thử phẩm chất của con người Tây Nguyên. Càng khó khăn, càng gian khổ họ càng kiên cường, bất khuất.

Câu chuyện về lòng yêu nước của từng thế hệ người dân làng Xô man được kể bằng chất giọng ồm ồm của cụ Mết. Cụ là người cao tuổi đã sống rất lâu ở mảnh đất ấy. Cụ đã cùng mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao khó khăn, bao mất mát và cả những đau khổ. Tác giả đã khéo léo xây dựng một số hình tượng nhân vật đại diện cho các thế hệ dân làng Xô man nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu chống quân thù: từ cụ Mết đến Tnú, đến Mai rồi đến Dít, Heng...

Nhà văn đã chọn rừng xà nu làm bối cảnh chính cho câu chuyện bởi lẽ với ông cây xà nu và người dân Tây Nguyên kiên cường kia có nhiều điểm tương đồng. Xà nu là loại cây cao lớn, có sức sống trường tồn đến lạ kì. Loài cây ấy mang sức sống mãnh liệt y như người dân Tây Nguyên vậy.

Lật dở những trang đầu tiên của truyện người đọc như bị cuốn hút vào khung cảnh hoang tàn, tan nát của rừng xà nu khi ngày nào cánh rừng ấy cũng bị mưa bom bão đạn của quân thù tàn phá, nhưng trái ngược với những đau thương đó là hình ảnh những cây xà nu kiên cường bất khuất, những thế hệ cây con vẫn nảy mầm và vươn lên xanh tốt cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.

Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn" cũng có khi "có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã".

Tác giả đã làm xao xuyến trái tim người đọc bằng những câu văn dạt dào cảm xúc xen vào đó là cả lòng khâm phục của tác giả với chính loài cây hiên ngang ấy cũng như đối với người dân Xô man. Bằng những áng văn của mình tác giả đã đưa mọi thế hệ bạn đọc được về tận rừng xà nu để cảm nhận từng vết thương đang rỉ máu mà hàng ngày loài cây ấy đang phải hứng chịu. Bằng tình yêu của mình nhà văn đã thổi hồn cho rừng xà nu thành những chiến sĩ tự vệ đang ngày đêm bảo vệ cho người dân làng Xô man.

Dù máu có đổ, dù tính mạng có bị đe dọa thì những chiến sĩ tự vệ ấy vẫn luôn một lòng trung thành không bao giờ đổi thay Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trung Thành cánh rừng xà nu như được hồi sinh, nó bỗng trở nên có màu sắc, hương vị và tỏa ra những ánh sáng hào quang của riêng mình. Cánh rừng xà nu ấy là hiện thân cho người dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung bất khuất, kiên cường và trung thành tuyệt đối.

Làng Xô man mà tác giả đưa bạn đọc đến nằm ở trong tầm đại bác của giặc vậy nên cuộc sống nơi đây luôn gặp nguy hiểm, cái chết luôn dình dập và chuyện chết chóc bỗng trở nên bình thường không có gì phải sợ sệt. Bởi vậy mà rừng xà nu vừa là hiện thân của cái đẹp vừa là hiện thân cho sức sống bền bỉ và kiên cường mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Cả cánh rừng hàng vạn cây ấy không cây nào là không bị thương, không cây nào tránh khỏi tầm ngắm của đại bác vậy mà chúng vẫn hiên ngang, những vết thương đang rỉ máu kia dù có mất đến một hay vài tháng để lành thì cũng không thể làm những cây xà nu cao lớn kia lùi bước trước mưa bom bão đạn quân thù. Trong cánh rừng rộng lớn ấy có hàng ngàn hàng vạn cây xà nu ở nhiều thế hệ khác nhau đang cùng nhau vươn lên chống lại quân thù cũng giống như rất nhiều thế hệ yêu nước đang lớn dần lên trong làng Xô man như bé Dít, Heng.

Tác giả Nguyễn Trung Thành đã hai lần nhắc tới hình ảnh rừng xà nu. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh rừng xà nu: "Đứng ở đồi xà nu cạnh con nước lớn, nhìn đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời". Lối kết mở của truyện khiến cho người đọc có những suy diễn riêng của mình về từng nhân vật cũng như về làng Xô man anh hùng. Sức mạnh của những cây xà nu kia cũng chính là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Rừng xà nu quen thuộc đã thành biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất khuất. Từ biểu tượng cho thiên nhiên, rừng xà nu mở rộng thành biểu tượng của đời sống con người. Cây xà nu hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xô man và dường như đã trở thành hơi thở trong mỗi trái tim con người nơi đây ngọn lửa xà nu bập bùng cháy trong bếp mỗi nhà, trong đống lửa lớn giữa nhà ưng, nơi tập trung của dân làng; nhựa xà nu rừng rực cháy trên ngọn đuốc giữa đêm trường, khói xà nu quét đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ... Cây xà nu đã trở thành một người dân của buôn làng, được vinh dự tham dự vào những chuyện trọng đại của làng.

Trong buổi họp chuẩn bị cho đêm đồng khởi cụ Mết và dân làng đã cùng nhau vào rừng lấy giáo mác dưới ánh đuốc xà nu, ánh đuốc ấy như soi đường chỉ lối cho dân làng đến gần với cách mạng, với chiến thắng. Đêm đêm, ánh đuốc xà nu ấy thắp sáng màn đêm để dân làng mài vũ khí phục vụ kháng chiến. Bọn giặc tàn độc kia đã dùng giẻ tẩm dầu xà nu để đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú, và chính ngọn lửa ấy đã chia vui cùng dân làng khi đã soi rõ được những xác chết của bọn phản loạn, bán nước hại dân.

Nhựa sống của rừng xà nu dường như đã truyền sang tới khắp cơ thể của người dân Xô man. Họ luôn vững vàng, luôn sẵn sàng chiến đấu trước mưa bom bão đạn quân thù. Họ mãi mãi sát cánh bên nhau như những lứa xà nu ông, bà, bố, mẹ, con, cháu... Nhựa sống ấy tiếp thêm cho dân làng sinh lực để chiến đấu, để mơ ước về một ngày mai tươi sáng trong tương lai.

Nguyễn Trung Thành đã miêu tả một cách xuất sắc và thành công về hình tượng cây xà nu. Cây xà nu đã trở thành linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tinh thần chiến đấu bất khuất của người dân Tây Nguyên. Nhà văn đã thổi hồn cho loài cây ấy trường tồn mãi mãi, không bao giờ khuất phục trước mưa bom bão đạn, khiến kẻ thù phải nghiêng mình kính nể. Chắc chắn dù mười năm hay ngàn năm sau đi nữa loài cây mang tên xà nu ấy còn tồn tại mãi mãi trong trái tim độc giả.

Phân tích hình tượng Cây xà nu (mẫu 10)

“Rừng xà nu” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành và của văn học thời chống Mĩ. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Khuynh hướng này đã chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn trong giai đoạn văn học này.

Đọc “Rừng xà nu” những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai… tạo nên ấn tượng sâu sắc nơi độc giả. Nổi bật hình ảnh cây xà nu được lặp đi lặp lại gần hai mươi lần một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Hình tượng ấy đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi và lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô-man bất khuất, kiên cường. Qua tác phẩm, cây xà nu, rừng xà nu đã được Nguyễn Trung Thành miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết với ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời văn có cánh” trong một cảm xúc thật say mê và mãnh liệt. Cây xà nu trong truyện xuất hiện rất nhiều lần và dường như rất quen thuộc với con người nơi núi rừng Tây Nguyên, nó tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của người dân nơi đây trong cuộc chiến đấu chống Mĩ thật anh dũng của họ.

Tác phẩm “Rừng xà nu” là một bản anh hùng ca về cuộc đời anh dũng, đau thương, bất khuất của Tnú cũng như của tất cả dân làng Xô-man. Câu chuyện ấy được kể trên nền tảng chính của hình tượng cây xà nu – một hình tượng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa tượng trưng và khái quát. Những cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn sống, vừa là nhân chứng, vừa tham gia bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi vất vả, đau thương dưới tầm đạn kẻ thù. Nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn tràn đầy sức sống, vẫn vươn mình lên cường tráng vượt lên mọi thương đau. Cây xà nu là một hình ảnh mang tính chất tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân làng Xô-man.

Mở đầu câu chuyện là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây” và kết thúc vẫn là “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy như một nét nhạc trầm hùng, một bản đàn dạo, là cái “phông” cho cả một câu chuyện khiến thiên truyện càng mang đậm tính sử thi và lãng mạn hơn. Rừng cây xà nu được xem như là biểu tượng cho con người Xô-man. Với hình ảnh nhân hóa, Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu như những con người, chúng cũng có “vết thương”, biết “ham ánh sáng” và “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”. Cây xà nu còn là một hình ảnh so sánh với con người “ngực căng bằng cây xà nu”. Rừng xà nu năm tháng đứng dưới tầm đại bác kẻ thù chịu đựng biết bao tàn phá, cũng như những đau thương mà dân làng phải gánh chịu trước ách kìm kẹp của giặc. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. “Cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình nhựa ứa ra, tràn trề”… rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”. Hình ảnh đó gợi lên lòng căm thù và kết tụ một ý chí phản kháng.

Nhưng hơn hết vẫn là sức sống mãnh liệt đầy sức trẻ của rừng xà nu bạt ngàn. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắc như những mũi lê” “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”. Thế mới biết sức trẻ của cây xà nu mãnh liệt đến dường nào! Sức trẻ ấy còn mang tính tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô-man. Đó là những Mai, Dít, Tnú, Heng, những con người luôn gắn bó với cách mạng, bất khuất từ tuổi thơ, lớn lên trong lửa đạn, trưởng thành trong đau thương và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì tự do của dân tộc.

Bên cạnh đó, sức sống bất khuất kiên cường của cây xà nu còn được tạo bởi hàng vạn cây ở những đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời ở tấm ngực lớn của rừng ưỡn ra che chở cho làng. Đó là những cây xà nu thật vững chắc, xanh tốt đã vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”, một cây ngã xuống tức thì bốn năm cây con lại mọc lên cứ thế trở thành cả một rừng cây xà nu nối tiếp đến chân trời. Những cây xà nu, rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô-man kiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là những cụ Mết, anh Xút, Tnú, Mai, Dít, anh Brơi… mà tiêu biểu là hình ảnh cụ Mết. Nhà văn đã ví cụ “như một cây xà nu lớn”. Hơn ai hết, cụ là người hiểu rất rõ sự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng xà nu cũng như của dân làng Xô-man. Chính cụ Mết đã nói với Tnú “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “cây mẹ chết cây con lại mọc lên”.

Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm và ý chí quật khởi của dân làng Xô-man. “Đứng trên đồi cây xà nu gần con nước lớn, cả vùng Xô-man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuẩn bị dao, mác, vụ, rựa, tên, ná… Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “Không có gì đượm bằng nhựa cây xà nu… Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc… máu anh mặn chát ở đầu lưỡi…”

Giọng điệu sử thi của “Rừng xà nu” bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu, một câu chuyện phảng phất phong vị anh hùng ca. Và cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của người Xô-man, của các dân tộc Tây Nguyên.

Hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới những lớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượng này người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô-man, của con người Tây Nguyên nói riêng mà còn là của dân tộc Việt Nam nói chung trong những tháng năm chống Mĩ.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 11)

Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Truyện “Rừng xà nu” của ông viết vào năm 1965, là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về cuộc “đồng khởi” của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết, một già làng, một thủ lĩnh quân sự đã lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa… quật khởi đứng lên đánh lũ ác ôn, tay sai của đế quốc Mĩ để giải phóng buôn làng và núi rừng thiêng liêng. Họ đã chiến đấu vì sự sống còn, vì chân lí cách mạng ngời chói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Ngoài những nhân vật cho ta nhiều ấn tượng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Quyết,… thì hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn được tác giả khắc họa và ngợi ca như một dũng sĩ oai hùng.

Ngày ấy, cách mạng miền Nam đang trải qua những năm dài đen tối, đầy thử thách khó khăn. Lũ giặc kéo tới, lùng sục, phục kích, không đêm nào chó và súng của chúng không sủa vang cả rừng. Buôn làng bị bao vây, dân làng bị kìm kẹp và khủng bố dã man. Đầu rơi máu chảy, tang tóc và đau thương: giặc treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng; chúng giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng!

Cùng chung số phận, chung chịu đau thương với dân làng Xô Man là rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. Chúng bắn ngày, bắn đêm, bắn vào lúc sáng sớm và xế chiều, hoặc lúc đứng bóng và sẩm tối, hoặc lúc nửa đêm và trở gà gáy. Tang tóc bao trùm rừng xà nu. Hàng vạn cây “không cây nào không bị thương”. Đạn giặc chặt đứt ngang thân mình, “cây xà nu đổ ào ào như một trận bão”; nhựa cây đọng lại, tụ lại “bầm lại đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”. Rừng xà nu chịu bao tổn thất nặng nề như con người. Biết bao cây non trúng đạn giặc, vết thương “cứ loét mãi ra” sau năm, mười hôm thì cây chết!

Gần 20 lần, nhà văn nói đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, ngọn và lá xà nu, nhựa xà nu, khói và lửa đuốc xà nu,… Mỗi lần xuất hiện, cây xà nu mang một dáng vẻ kì lạ, tất cả đều mang ý nghĩa tượng cho phách mãnh liệt của dân làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên kiên cường bất khuất!

Người Strá đã hiên ngang trong lửa đạn, người trước ngã, người sau tiến lên. Rừng xà nu cũng vậy, cạnh một cây bị bắn ngã gục đã có bốn, năm cây mọc lên, sinh sôi nảy nở “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Nếu như cây kơ-nia có bóng cây tỏa rợp nương rẫy và lòng người biểu trưng cho sự thủy chung tình nghĩa, thì cây xà nu là một loại cây “ham ánh sáng mặt trời”, hương cây nhựa cây “bay ra thơm mỡ màng”.

Ba lần Nguyễn Trung Thành tạo nên những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ ca ngợi tầm vóc cây xà nu: lúc thì ngọn cây như một mũi tên lao thẳng lên bầu trời, lúc thì những cây con xà nu mới nhú khỏi mặt đất “nhọn hoắt như những mũi lê”, lúc thì rừng xà nu “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Rõ ràng hình tượng cây xà nu mang tầm vóc và khí phách của một dũng sĩ đích thực trong máu lửa.

Có lúc rừng xà nu được miêu tả dưới cặp mắt của Tnú trong hai thời điểm chiều và sáng, lúc anh về thăm làng và lúc anh lại ra đi. Sau ba năm trời anh đi “lực lượng”, đi tìm những thằng Dục ác ôn để trả thù, anh về thăm quê, thăm lũ làng, gặp lại rừng xà nu như gặp lại người bạn chiến đấu, anh bồi hồi tự hào và say mê ngắm nhìn: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.

Và buổi sáng anh lên đường, cùng cụ Mết và Dít còn có rừng xà nu trùng điệp tiễn anh với bao trìu mến và lưu luyến. Anh đã mang theo hình bóng quê hương để ra đi với một sức mạnh mới: “Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.

Hình tượng rừng xà nu đem đến cho ta nhiều liên tưởng sâu sắc về thế trận chiến tranh nhân dân, về người người lớp lớp, về biểu tượng rừng một về sự hi sinh và đóng góp xương máu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến. Chính vì thế mà trong lúc gặp lại Tnú, cụ Mết đã hào hùng khẳng định với tất cả niềm kiêu hãnh và thách thức: “Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy, không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!”.

Nét đặc sắc của truyện ngắn “Rừng xà nu” là nghệ thuật tả cảnh, tả người rất độc đáo. Rừng xà nu không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không chỉ là cảnh tượng chiến trường bi tráng, mà còn là biểu tượng cho chí khí anh hùng của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân miền Nam anh hùng. Cụ Mết chẳng khác nào dũng sĩ trong sử thi “Bài ca chàng Đam Săn“! Là một già làng 60 tuổi, quắc thước, râu dài tới ngực, mắt sáng vết sẹo của chiến tích sáng bóng, cụ Mết ở trần “ngực căng như một cây xà nu lớn”.

Nói đến hình tượng cây xà nu không thể không nói tới ngọn lửa xà nu. Tác giả đã tạo nên ba nét vẽ về ngọn lửa xà nu, gợi ra một không khí huyền thoại thiêng liêng. Dưới ngọn lửa xà nu, Tnú đã đọc thư “tuyệt mệnh” của anh Quyết gửi dân làng Xô Man trước lúc anh hi sinh. Lần thứ hai, hình ảnh ngọn lửa xà nu rực cháy trên mười ngón tay Tnú, đó là ngọn lửa uất hận, căm thù “máu kêu trả máu, đầu van trả đầu” (Tố Hữu).

Lần thứ ba, ánh lửa đuốc xà nu bừng sáng đỏ rực, lấp loáng ánh giáo mác, với tiếng hô: “Chém! Chém hết!” của cụ Mết, đã soi tỏ xác mười tên giặc, trong đó có thằng Dục ác ôn, nằm sóng soài giữa vũng máu trên nhà ưng. Cây xà nu đã chia ngọt sẻ bùi với đồng bào Xô Man trong những năm dài đánh Mĩ và lũ tay sai bán nước!

Nếu như nhà thơ Thu Bồn lấy cánh chim chơ-rao, một nhà thơ khuyết danh đã lấy cây kơ-nia làm biểu tượng cho lòng dân và sức mạnh quật khởi của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thì nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thành công khắc họa vẻ đẹp tráng lệ của rừng xà nu để nói lên khí phách anh hùng của dân làng Xô Man, của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc thần kì, không khí thiêng liêng, phong vị những sinh hoạt truyền thống của núi rừng và con người Tây Nguyên được thể hiện một cách hào hùng qua hình tượng rừng xà nu vậy.

Truyện “Rừng xà nu” là một thành công lớn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh. Cảnh vật và con người được chiếu sáng dưới ngọn lửa thiêng liêng thần kì. Nó đã giúp người đọc sống lại một thời kì lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt của dân tộc.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 12)

Tây Nguyên – mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng… Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.

Đọc Rừng xà nu, không chỉ những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai tạo nên ấn tượng sâu sắc trong chúng ta, mà còn là cây xà nu – một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Chính hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô Man bất khuất, kiên cường. Đó là hình tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng.

Qua hình tượng này, người đọc có thể thấy rõ sức sống kiên cường, sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên nói riêng, của con người Việt nói chung trong nhừng ngày đánh Mĩ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trung Thành lại miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời có cánh” với một cảm xúc say mê mãnh liệt như đã thấy trong tác phẩm. Gần hai mươi lần nhà văn đã viết về xà nu, dường như cây xà nu tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu anh dũng của họ.

Cả một câu chuyện dài, đau thương, bất khuất như một bản anh hùng ca về cuộc đời Tnú, cuộc đời dân làng Xô Man được kể trên nền chính của hình tượng cây xà nu. Cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn, vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, đau thương do tội ác của kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn vươn mình cường tráng, vẫn tồn tại bất chấp mọi đau thương: nó tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giai phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguvên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Mở đầu và kết thúc câu chuyện là hình ảnh “hàng vạn cây xà nu” “sinh sôi nảy nở”,“rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”… “đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Rừng xà nu là biểu tượng cho con người. Cây được miêu tả như con người trong sự ứng chiếu với con người, gợi ra những biểu tượng về đời sống, số phận và phẩm cách của con người – các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ.

Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”, cũng như Tnú, như dân làng Xô Man yêu tự do. Rừng xà nu cũng như làng Xô Man, chịu nhiều đau thương bởi sự tàn ác của giặc: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đúng ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.

Nhưng xà nu có sức sống thật mãnh liệt, không gì tàn phá nổi: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng trên bầu trời”, cũng như các thế hệ làng Xô Man, lớp này tiếp lớp khác đứng lên. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai: Mai ngã xuống giữa tuổi tràn đầy sức sống, thì Dít lớn lên rất nhanh đến không ngờ, trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội: rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên, tiếp tục cuộc chiến đấu. Đồng thời, ngược lại, nhiều chỗ miêu tả con người, nhà văn đã so sánh với cây xà nu.

Cụ Mết thì “ngực căng như một cây xà nu lớn”, vết thương trên lưng Tnú do giặc tra tấn thì “ứa ra một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thâm như nhựa xà nu”. Thủ pháp ấy trong miêu tả tạo nên một sự hòa nhập, tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, tráng lệ. Nhà văn đã ví cụ Mết “như một cây xà nu lớn” bởi cụ là người hơn ai hết hiểu sự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng cây cũng như dân làng Xô Man: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!…”.

Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và kết thúc, nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như đã tự ngàn đời nay của dân làng: Ngọn lửa xà nu trong mối bếp; đống lửa ở nhà rông tập hợp cả dân làng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng đêm; khói xà nu hun tấm bảng đen cho anh Quyết đạt Tnú và Mai học chữ…; xà nu cũng tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mĩ: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy dao, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và đêm đêm làng Xô Man thức, dưới ánh đuốc xà nu, mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu…; cũng ngọn lửa từ các đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa sân làng…

Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật cường của dân làng Xô Man: “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng.”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuyển dáo, mác, dụ, rựa, tên, ná… sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “không có gì đượm bằng nhựa xà nu… Mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc… Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi…”. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành “bàn tay trả thù” bóp chết tên ác ôn dưới ngách hầm.

Câu chuyện cụ Mết kể phảng phất phong vị anh hùng ca. Đêm kể chuyện dưới ánh lửa xà nu chắc cũng giống như đêm già làng thường kể về các bài: anh hùng ca truyền thống của Tây Nguyên. Giọng điệu sử thi của Rừng xà nu bắt nguồn từ đó. Cây xà nu gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng, gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên, khiến cho câu chuyện làng Xô Man đánh Mĩ lung linh sắc màu huyền thoại như Đam San, Xinh Nhã thuở nào…

Có thể nói hình tượng xà nu là mô típ chủ đạo của tác phẩm. Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man. Đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, những vẻ đẹp mới để dựng lên bức tranh sử thi chống Mĩ của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng hùng vĩ Tây Nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 13)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng Tây Nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.

Bằng tình yêu Tây Nguyên, sự quan sát tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 14)

Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành – bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu. Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội…”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu.

Khi Nguyễn Trung Thành viết: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ánh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của cây xà nu.

Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy… ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng. Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.

Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô-man”.

Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời.

Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.

Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:

“Gươm nào chia được dòng Bến Hải

Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn

Căm hờn lại giục căm hờn

Máu kêu trả máu đầu van trả đầu”

Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. Ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có Tnú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.

Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than.

Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt. Có đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp hình tượng cây xà nu. Hình tượng này đã góp phần tạo nên một “Rừng xà nu” trọn vẹn, mang đậm giá trị văn học. Nguyễn Trung Thành đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 15)

Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiềng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu – tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả xuyên suốt trong toàn bộ câu truyện. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu “bát ngát đến tận chân trời” mà còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng: ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà Ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ…

Xà nu còn tham dự vào những sự kiên quan trọng của cuộc sống làng Xô-man: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu… Bởi vậy, tác phẩm đặt tên gọi là Rừng xà nu là rất hợp lý.

Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một thành lũy vững vàng bảo vệ cuộc sống cho buôn làng Xô Man: Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng nhưng làng Xô Man vẫn bình yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi lại, vì bảo vệ cho dân làng nên cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất mát: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Ở chỗ khác, nhà văn miêu tả kỹ hơn: “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết ”.

Bằng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù . Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một cây ngã xuống ta cứ ngỡ như một người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết… những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất “đổ ào ào như một trận bão”. Đẹp bởi đường nét, màu sắc, hình khối , trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng “nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”.

Cây xà nu có sức sống mãnh liệt là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất người dân Xôman nói riêng, Tây Nguyên nói chung: bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống hoang dại, mãnh liệt của rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

Đau thương nối đau thương, sự sống nối tiếp sự sống, mà sự sống của xà nu là bất diệt, bất tử, không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một mẫu số nhân “một ngã” thì “bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.

Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp.

Vẻ đẹp nữa của cây xà nu đó là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó Nguyễn Trung Thành lại thêm một lần nữa khiến người đọc phải rung động trước những câu văn đầy ánh sáng và hương thơm. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ màng”. Đó chính là tiếng gọi của tình yêu tự do. Cũng như Tnú, như dân làng Xô-man yêu tự do, khát khao ánh sáng nên họ đã cầm giáo, cầm gươm quyết tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy.

Và ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù: “Có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân làng”. Hình ảnh ấy của cây rừng xà nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ Mết, của sức sống Tnú, của Dít…

Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.

Tương đồng với vẻ đẹp của rừng xà nu chính là vẻ đẹp của con người Xô-man kiêu hùng bất khuất. Bên cạnh ý nghĩa tả thực, rừng Xà Nu còn mang tính biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to trong suốt, bình thản, ngày Mai chết, Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”…

Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức . Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.

Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng cây xà nu đã được tác giả đưa lại cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở thành linh hồn tác phẩm.Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật có ý nghĩa: “Rừng xà nu”.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 16)

Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Truyện "Rừng xà nu" của ông viết vào năm 1965, là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về cuộc "đồng khởi" của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết, một già làng, một thủ lĩnh quân sự đã lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa... quật khởi đứng lên đánh lũ ác ôn, tay sai của đế quốc Mĩ để giải phóng buôn làng và núi rừng thiêng liêng. Họ đã chiến đấu vì sự sống còn, vì chân lí cách mạng ngời chói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!". Ngoài những nhân vật cho ta nhiều ấn tượng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Quyết,... thì hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn được tác giả khắc hoạ và ngợi ca như một dũng sĩ oai hùng.

Ngày ấy..., cách mạng miền Nam đang trải qua những năm dài đen tối, đầy thử thách khó khăn. Lũ giặc kéo tới, lùng sục, phục kích, không đêm nào chó và súng của chúng không sủa vang cả rừng. Buôn làng bị bao vây, dân làng bị kìm kẹp và khủng bố dã man. Đầu rơi máu chảy, tang tóc và đau thương: giặc treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng; chúng giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng! Cùng chung số phận, chung chịu đau thương với dân làng Xô Man là rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. Chúng bắn ngày, bắn đêm, bắn vào lúc sáng sớm và xế chiều, hoặc lúc đứng bóng và sẩm tối, hoặc lúc nửa đêm và trở gà gáy. Tang tóc bao trùm rừng xà nu. Hàng vạn cây "không cây nào không bị thương". Đạn giặc chặt đứt ngang thân mình, "cây xà nu đổ ào ào như một trận bão"; nhựa cây đọng lại, tụ lại "bầm lại đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn". Rừng xà nu chịu bao tổn thất nặng nề như con người. Biết bao cây non trúng đạn giặc, vết thương "cứ loét mãi ra" sau năm, mười hôm thì cây chết!

Gần 20 lần, nhà văn nói đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, ngọn và lá xà nu, nhựa xà nu, khói và lửa đuốc xà nu,... Mỗi lần xuất hiện, cây xà nu mang một dáng vẻ kì lạ, tất cả đều mang ý nghĩa tượng cho phách mãnh liệt của dân làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên cường bất khuất!

Người Strá đã hiên ngang trong lửa đạn, người trước ngã, người sau tiến lên. Rừng xà nu cung vậy, cạnh một cây bị bắn ngã gục đã có bốn, năm cây mọc lên, sinh sôi nảy nở "ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời". Nếu như cây kơ-nia có bóng cây tỏa rợp nương rẫy và lòng người biểu trưng cho sự thủy chung tình nghĩa, thì cây xà nu là một loại cây "ham ánh sáng mặt ", hương cây nhựa cây "bay ra thơm mỡ màng". Ba lần Nguyễn Trung Thành tạo nên những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ ca ngợi tầm vóc cây xà nu: lúc thì ngọn cây như một mũi tên lao thẳng lên bầu trời, lúc thì những cây con xà nu mới nhú khỏi mặt đất "nhọn hoắt như những mũi lê", lúc thì rừng xà nu "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng". Rõ ràng hình tượng cây xà nu mang tầm vóc và khí phách của một dũng sĩ đích thực trong máu lửa.

Có lúc rừng xà nu được miêu tả dưới cặp mắt của Tnú trong hai thời điểm chiều và sáng, lúc anh về thăm làng và lúc anh lại ra đi. Sau ba năm trời anh đi "lực lượng", đi tìm những thằng Dục ác ôn để trả thù, anh về thăm quê, thăm lũ làng, gặp lại rừng xà nu như gặp lại người bạn chiến đấu, anh bồi hồi tự hào và say mê ngắm nhìn: "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Và buổi sáng anh lên đường, cùng cụ Mết và Dít còn có rừng xà nu trùng điệp tiễn anh với bao trìu mến và lưu luyến. Anh đã mang theo hình bóng quê hương để ra đi với một sức mạnh mới: "Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời".

Hình tượng rừng xà nu đem đến cho ta nhiều liên tưởng sâu sắc về thế trận chiến tranh nhân dân, về người người lớp lớp, về biểu tượng rừng một về sự hi sinh và đóng góp xương máu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến. Chính vì thế mà trong lúc gặp lại Tnú, cụ Mết đã hào hùng khẳng định với tất cả niềm kiêu hãnh và thách thức: "Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy, không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!".

Nét đặc sắc của truyện ngắn "Rừng xà nu" là nghệ thuật tả cảnh, tả người rất độc đáo. Rừng xà nu không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không chỉ là cảnh tượng chiến trường bi tráng, mà còn là biểu tượng cho chí khí anh hùng của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân miền Nam anh hùng. Cụ Mết chẳng khác nào dùng sĩ trong sử thi "Bài ca chàng Đam Săn"! Là một già làng 60 tuổi, quắc thước, râu dài tới ngực, mắt sáng vết sẹo của chiến tích sáng bóng, cụ Mết ở trần "ngực căng như một cây xà nu lớn".

Nói đến hình tượng cây xà nu không thể không nói tới ngọn lửa xà nu. Tác giả đã tạo nên ba nét vẽ về ngọn lửa xà nu, gợi ra một không khí huyền thoại thiêng liêng. Dưới ngọn lửa xà nu, Tnú đã đọc thư "tuyệt mệnh" của anh Quyết gửi dân làng Xô Man trước lúc anh hi sinh. Lần thứ hai, hình ảnh ngọn lửa xà nu rực cháy trên mười ngón tay Tnú, đó là ngọn lửa uất hận, căm thù "máu kêu trả máu, đầu van trả đầu" (Tố Hữu). Lần thứ ba, ánh lửa đuốc xà nu bừng sáng đỏ rực, lấp loáng ánh giáo mác, với tiếng hô: "Chém! Chém hết!" của cụ Mết, đã soi tỏ xác mười tên giặc, trong đó có thằng Dục ác ôn, nằm sóng soài giữa vũng máu trên nhà ưng. Cây xà nu đã chia ngọt sẻ bùi với đồng bào Xô Man trong những năm dài đánh Mĩ và lũ tay sai bán nước!

Nếu như nhà thơ Thu Bồn lấy cánh chim chơ-rao, một nhà thơ khuyết danh đã lấy cây kơ-nia làm biểu tượng cho lòng dân và sức mạnh quật khởi của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thì nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thành công khắc hoạ vẻ đẹp tráng lệ của rừng xà nu để nói lên khí phách anh hùng của dân làng Xô Man, của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc thần kì, không khí thiêng liêng, phong vị những sinh hoạt truyền thống của núi rừng và con người Tây Nguyên được thể hiện một cách hào hùng qua hình tượng rừng xà nu vậy.

Truyện "Rừng xà nu" là một thành công lớn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh. Cảnh vật và con người được chiếu sáng dưới ngọn lửa thiêng liêng thần kì. Nó đã giúp người đọc sống lại một thời kì lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt của dân tộc.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 17)

Tây Nguyên - mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơnia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng... Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước.

Đọc Rừng xà nu, không chỉ những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai tạo nên ấn tượng sâu sắc trong chúng ta, mà còn là cây xà nu - một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Chính hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô Man bất khuất, kiên cường. Đó là hình tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng. Qua hình tượng này, người đọc có thể thấy rõ sức sống kiên cường, sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên nói riêng, của con người Việt nói chung trong những ngày đánh Mĩ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trung Thành lại miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời có cánh” với một cảm xúc say mê mãnh liệt như đã thấy trong tác phẩm. Gần hai mươi lần nhà văn đã viết về xà nu, dường như cây xà nu tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu anh dũng của họ.

Cả một câu chuyện dài, đau thương, bất khuất như một bản anh hùng ca về cuộc đời Tnú, cuộc đời dân làng Xô Man được kể trên nền chính của hình tượng cây xà nu. Cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn, vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, đau thương do tội ác của kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn vươn mình cường tráng, vẫn tồn tại bất chấp mọi đau thương: nó tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Mở đầu và kết thúc câu chuyện là hình ảnh “hàng vạn cây xà nu” “sinh sôi nẩy nở”,“rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”... “đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Rừng xà nu là biểu tượng cho con người. Cây được miêu tả như con người trong sự ứng chiếu với con người, gợi ra những biểu tượng về đời sống, số phận và phẩm cách của con người - các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ.

Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”, cũng như Tnú, như dân làng Xô Man yêu tự do. Rừng xà nu cũng như làng Xô Man, chịu nhiều đau thương bởi sự tàn ác của giặc: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đúng ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Nhưng xà nu có sức sống thật mãnh liệt, không gì tàn phá nổi: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng trên bầu trời”, cũng như các thế hệ làng Xô Man, lớp này tiếp lớp khác đứng lên. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai: Mai ngã xuống giữa tuổi tràn đầy sức sống, thì Dít lớn lên rất nhanh đến không ngờ, trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội: rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên, tiếp tục cuộc chiến đấu. Đồng thời, ngược lại, nhiều chỗ miêu tả con người, nhà văn đã so sánh với cây xà nu. Cụ Mết thì “ngực căng như một cây xà nu lớn”, vết thương trên lưng Tnú do giặc tra tấn thì “ứa ra một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thâm như nhựa xà nu”. Thủ pháp ấy trong miêu tả tạo nên một sự hòa nhập, tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, tráng lệ. Nhà văn đã ví cụ Mết “như một cây xà nu lớn” bởi cụ là người hơn ai hết hiểu sự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng cây cũng như dân làng Xô Man: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!...”.

Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và kết thúc, nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như đã tự ngàn đời nay của dân làng: Ngọn lửa xà nu trong mối bếp; đống lửa ở nhà rông tập hợp cả dân làng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng đêm; khói xà nu hun tấm bảng đen cho anh Quyết đạt Tnú và Mai học chữ..; xà nu cũng tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống chống Mĩ: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy dao, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và đêm đêm làng Xô Man thức, dưới ánh đuốc xà nu, mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu...; cũng ngọn lửa từ các đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa sân làng...

Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật cường của dân làng Xô Man: “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng.”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuyển dáo, mác, dụ. rựa, tên, ná... Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “không có gì đượm bằng nhựa xà nu.. Mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc... Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi.. ”. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành “bàn tay trả thù” bóp chết tên ác ôn dưới ngách hầm.

Câu chuyện cụ Mết kể phảng phất phong vị anh hùng ca. Đêm kể chuyện dưới ánh lửa xà nu chắc cũng giống như đêm già làng thường kể về các bài: anh hùng ca truyền thông của Tây Nguyên. Giọng điệu sử thi của Rừng xà nu bắt nguồn từ đó. Cây xà nu gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng, gắn bó vơ mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên, khiến cho câu chuyện làng Xô Man đánh Mĩ lung linh sắc màu huyền thoại như Đam San, Xinh Nhã thuở nào...

Có thể nói hình tượng xà nu là mô típ chủ đạo của tác phẩm. Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man. Đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, những vẻ đẹp mới để dựng lên bức tranh sử thi chống Mĩ của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng hùng vĩ Tây Nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 18)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hung vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lấy dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, cháy rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.

Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnu là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnu mà không hề lẫn lộn với ai.

Nguyễn Trung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 19)

“Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.

Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm là một loài cây đặc thù, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được hình ảnh hùng vĩ và hoang dã mang đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu truyện. Cây xà nu luôn gắn bó gần gũi với đời sống của dân làng Xô man, có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng. Lửa xà nu cháy giần giật trong mỗi bếp, trong đống lửa của nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Tnú và Mai học chữ. Khi Tnú trở về đơn vị, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. Cây xà nu còn tham gia vào những sự kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy. Mười ngón tay Tnú bị đốt vì giẻ tẩm nhựa xà nu, và chính vì cảnh tượng đau thương ấy dân làng đã nổi dậy để “ đống lửa xà nu lớn giữa nhà” soi rõ “xác mười tên lính giặc nằm ngổn ngang”. Cây xà nu cũng đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của người Tây Nguyên. Tnú cảm nhận về cụ Mết “ ngực cụ căng như cây xà nu lớn”. Trong câu chuyện về Tnú, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào: “không có gì mạnh bằng cây xà nu nước ta”, cây xà nu đã trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên.

Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Ta có thể thấy ý đồ nghệ thuật này khi tác giả miêu tả song hành hai hình tượng cây xà nu và những con người Tây Nguyên . Thứ nhất, thương tích của rừng xà nu do đại bác của giặc gây ra tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây Nguyên phải chịu đựng. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng cho những đứa con của Tnú và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi chúng thì cũng giống như Tnú và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất mát của chiến tranh.

Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế…” Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bọn giặc đã giết bà Nhan, anh Xút và cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnú và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ. Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên tưởng đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có những thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnú, Mai và Dít là những cây xà nu trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.

Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng.

Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnú. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.

Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sức sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ của thiên nhiên và gợi ra những liên tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hùng đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 20)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnú, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnú bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, chat rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnú mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.

Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnú và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnú. Cây xà nu và Tnú là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnú mà không hề lẫn lộn với ai.

Nguyễn TRung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người tây nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 21)

“Rừng xà nu” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành và của văn học thời chống Mĩ. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Khuynh hướng này đã chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn trong giai đoạn văn học này.

Đọc “Rừng xà nu” những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai… tạo nên ấn tượng sâu sắc nơi độc giả. Nổi bật hình ảnh cây xà nu được lặp đi lặp lại gần hai mươi lần một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Hình tượng ấy đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi và lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô-man bất khuất, kiên cường. Qua tác phẩm, cây xà nu, rừng xà nu đã được Nguyễn Trung Thành miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết với ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời văn có cánh” trong một cảm xúc thật say mê và mãnh liệt. Cây xà nu trong truyện xuất hiện rất nhiều lần và dường như rất quen thuộc với con người nơi núi rừng Tây Nguyên, nó tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của người dân nơi đây trong cuộc chiến đấu chống Mĩ thật anh dũng của họ.

Tác phẩm “Rừng xà nu” là một bản anh hùng ca về cuộc đời anh dũng, đau thương, bất khuất của Tnú cũng như của tất cả dân làng Xô-man. Câu chuyện ấy được kể trên nền tảng chính của hình tượng cây xà nu – một hình tượng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa tượng trưng và khái quát. Những cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn sống, vừa là nhân chứng, vừa tham gia bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi vất vả, đau thương dưới tầm đạn kẻ thù. Nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn tràn đầy sức sống, vẫn vươn mình lên cường tráng vượt lên mọi thương đau. Cây xà nu là một hình ảnh mang tính chất tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân làng Xô-man.

Mở đầu câu chuyện là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây” và kết thúc vẫn là “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy như một nét nhạc trầm hùng, một bản đàn dạo, là cái “phông” cho cả một câu chuyện khiến thiên truyện càng mang đậm tính sử thi và lãng mạn hơn. Rừng cây xà nu được xem như là biểu tượng cho con người Xô-man. Với hình ảnh nhân hóa, Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu như những con người, chúng cũng có “vết thương”, biết “ham ánh sáng” và “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”. Cây xà nu còn là một hình ảnh so sánh với con người “ngực căng bằng cây xà nu”. Rừng xà nu năm tháng đứng dưới tầm đại bác kẻ thù chịu đựng biết bao tàn phá, cũng như những đau thương mà dân làng phải gánh chịu trước ách kìm kẹp của giặc. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. “Cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình nhựa ứa ra, tràn trề”… rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”. Hình ảnh đó gợi lên lòng căm thù và kết tụ một ý chí phản kháng.

Nhưng hơn hết vẫn là sức sống mãnh liệt đầy sức trẻ của rừng xà nu bạt ngàn. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắc như những mũi lê” “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”. Thế mới biết sức trẻ của cây xà nu mãnh liệt đến dường nào! Sức trẻ ấy còn mang tính tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô-man. Đó là những Mai, Dít, Tnú, Heng, những con người luôn gắn bó với cách mạng, bất khuất từ tuổi thơ, lớn lên trong lửa đạn, trưởng thành trong đau thương và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì tự do của dân tộc.

Bên cạnh đó, sức sống bất khuất kiên cường của cây xà nu còn được tạo bởi hàng vạn cây ở những đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời ở tấm ngực lớn của rừng ưỡn ra che chở cho làng. Đó là những cây xà nu thật vững chắc, xanh tốt đã vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”, một cây ngã xuống tức thì bốn năm cây con lại mọc lên cứ thế trở thành cả một rừng cây xà nu nối tiếp đến chân trời. Những cây xà nu, rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô-man kiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là những cụ Mết, anh Xút, Tnú, Mai, Dít, anh Brơi… mà tiêu biểu là hình ảnh cụ Mết. Nhà văn đã ví cụ “như một cây xà nu lớn”. Hơn ai hết, cụ là người hiểu rất rõ sự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng xà nu cũng như của dân làng Xô-man. Chính cụ Mết đã nói với Tnú “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “cây mẹ chết cây con lại mọc lên”.

Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm và ý chí quật khởi của dân làng Xô-man. “Đứng trên đồi cây xà nu gần con nước lớn, cả vùng Xô-man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuẩn bị dao, mác, vụ, rựa, tên, ná… Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “Không có gì đượm bằng nhựa cây xà nu… Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc… máu anh mặn chát ở đầu lưỡi…”

Giọng điệu sử thi của “Rừng xà nu” bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu, một câu chuyện phảng phất phong vị anh hùng ca. Và cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của người Xô-man, của các dân tộc Tây Nguyên.

Hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới những lớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượng này người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô-man, của con người Tây Nguyên nói riêng mà còn là của dân tộc Việt Nam nói chung trong những tháng năm chống Mĩ.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 22)

Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang cưa đờn Gông, đàn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965.

Chỉ vài chục trang giấy mà tác giả đã làm sống lại cả một vùng đất khét nồng lửa cháy, với những con người của làng Xô Man dũng cảm hy sinh để thực hiện khát vọng tự do độc lập. Rừng Xà nu, nơi cư trú của làng Xô Man, đã trở thành nguồn cảm hứng đầy chất thơ và cũng là điểm tựa đề từ đó nhà văn khắc họa nên gương mặt những người anh hùng. Cây Xà nu đã tỏa bóng vào những trang văn, thành một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh và làm nên một giọng điệu cho tác phẩm.

Cũng như cây tre Việt Nam, Xà nu, ăn đời ở kiếp, thủy chung son sắc với con người. Xà nu cũng lam làm, cũng hội hè đình đám và cùng chia sẻ nỗi buồn vui với con người. Không ở đâu có mặt con người mà vắng bóng Xà nu. Mỗi cây Xà nu trong rừng lớn cùng gắn bó với kỷ niệm riêng tư của mỗi người dân Xô Man. Cây cứ lặng lẽ đứng đấy như đón đợi người. Ai từ đây đi, bước đầu tiên là gặp cây rừng và ai đó từ xa về, trước hết phải gặp mặt rừng cây. Cây Xà nu lớn, lối vào “rừng lách” đã từng là chứng nhân cho mối tình của Tnú và Mai. “Chính ở đây, anh đã gặp Mai lần đầu”, và chính ở đây “lần đầu tiên sau khi ở tù về. Tnú gặp lại Mai. Mai cầm tay anh khóc “không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu”. Mới hôm nào còn ngây thơ mà giờ đây đã làm cho người ta bối rối. Giờ đây, Mai bị giặc giết, cái cây cũng bị đạn cắt ngã với những kỷ niệm. Xà nu đã đi vào mối tình của đôi lứa với cái màu xanh mơ mộng của nó để cho mối tình thêm vẻ mộng mơ. Khi hạnh phúc bị chà đạp, nó cũng ngã xuống với những kỷ niệm, chỉ để lại cho đời cái gốc cắm vào mọi nỗi thương đau. Cây Xà nu, như vậy đâu còn là loài cây vô cảm nữa mà đã mang bóng dáng của linh hồn của con người.

Ai bảo Xà nu mang hình bóng người để rồi phải chịu chung số phận với con người. Khi Xô Man bước vào cuộc chiến đấu thì Xà nu cũng phải đương đầu với lửa đạn. “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi Xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng Xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương…” Có những cây bị đạn giặc chặt ngang thân, đổ ào ào như bão, ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại quyện thành từng cục máu lớn”.

Nếu như nỗi đau của cây làm đau đến cả lòng người thì sức mạnh của người cũng truyền được cho cây để cây có thể trụ vững trên mảnh đất này.

Tuy chịu nhiều thương đau nhưng Xà nu đã trở thành chỗ dựa của con người. Rừng Xà nu trùng điệp đã hóa thành chiến lũy kiêu hãnh “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”. Nằm giữa cánh rừng ấy, làng Xô Man có khác nào cái nôi dũng sĩ, cái nôi đại bàng giữa núi cao trời rộng tây nguyên.

Cũng như con người, cây này ngã xuống, cây khác lại tiếp nối đứng lên, quật khởi vượt qua thương đau. “Cạnh một cây Xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh về vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng…” Xà nu hướng về phía nắng trời hay là khát vọng của người dân Xô Man hướng về cuộc sống tươi đẹp tràn đầy ánh sáng, chứ không chịu khuất mình trong bóng tối đây? Cứ thế, cây lặng lẽ vút lên trời. Cái màu xanh tươi đẹp như tiếng nói yên lặng mà thiết tha và đầy kiêu hãnh, thể hiện một sức sống mãnh liệt bất khuất mà không một bạo lực nào có thể đè bẹp: “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”. Nhìn cây Xà nu sinh sôi vượt lên sự đau thương chết chóc, người Xô Man không khỏi tự hào về vùng đất quê hương – một vùng đất mà đất hết lòng với cây, còn cây cũng trọn tình với đất với người: “Không có cây gì mạnh bằng cây Xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng Xà nu này!”.

Hình tượng Xà nu có khi hiện ra cả rừng, có khi là đồi, có khi là cây và nhựa rồi lửa Xà nu. Bọn Mỹ ngụy có lần đã tẩm nhựa Xà nu vào giẻ, quấn đốt mười đầu ngón tay Tnú “Không có gì đượm bằng nhựa Xà nu, lửa bắt rất nhanh. Mười đầu ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Kẻ thù đã dùng ngọn lửa Xà nu để đốt lòng đốt dạ những con người gắn bó thân thiết với ngọn lửa ấy. Song ngọn lửa như có tình, nó đã truyền sức mạnh của hơi nóng vào bên trong để đốt cháy lòng Tnú: “Trời ơi! Cha mẹ ơi! anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Tnú thét lên một tiếng. Cái tiếng thét mang lửa ấy đã đốt cháy lòng người Xô Man để rồi hóa thành nhiều tiếng thét, tiếng “giết” và tiếng chân đạp ào ào lên đầu giặc.

Lửa tắt trên mười đầu ngón tay Tnú nhưng đám lửa Xà nu giữa nhà vẫn cháy, soi rõ xác giặc ngổn ngang.

Thế đó! Những kẻ cả gan dùng lửa Xà nu để gieo vạ lại bị thiêu đốt bởi chính lửa Xà nu. Đúng là:

“Cả gan cầm đuốc đốt trời
Trời cao không cháy lửa rơi cháy mình”

Lửa Xà nu đã cháy to lên rồi. Từ một ngón tay lan ra hai, ba rồi mười đầu ngón tay. Từ mười đầu ngón tay cháy vào trong bụng và cháy trên mặt người bập bùng lửa cháy đã đốt lên một rừng lửa để thiêu sống quân thù: “Đứng trên đồi Xà nu gần con nước lớn, suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”.

Cây Xà nu là một hình tượng thực, nhưng cũng chính là hình ảnh gợi lên sự liên tưởng so sánh hai chiều. Nói đến Xà nu là ta nghĩ đến con người và nói đến con người là liên tưởng đến Xà nu: “Lưng Tnú thêm một vết dao nữa. Trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó, ứa một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện lại, tím thâm như nhựa Xà nu”. Nếu Tnú là một “cây Xà nu” nhỏ trong rừng người thì Cụ Mết một già làng, có “thân hình vạm vỡ ấy trông kỳ ảo như một anh hùng trong bài hát dài suốt đêm…” lại mang hơi thở của một cây Xà nu lớn: “Ông ở trần, ngực căng như một cây Xà nu lớn”.

Hình tượng Xà nu là hình thực, đồng thời cũng là biểu trưng cho sức sống bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh Cách mạng. Dù kẻ thù hung bạo đến mấy chăng nữa cũng không thể giết hết được cây rừng và càng không thể diệt được những con người trong rừng cây ấy.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 23)

“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hi sinh” – nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết như thế. Cũng là cảm hứng về sự bất diệt, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành trở thành một bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Trung Thành – nhà văn của đất và người Tây Nguyên trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến. Nếu trong thời kì kháng Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” thì “Rừng xà nu” chính là “hịch” thời chống Mĩ vẽ nên con đường mà nhân dân Tây Nguyên phải đi trong chiến tranh Cách mạng. Trong tác phẩm này, rừng xà nu là hình tượng tiêu biểu, là phông nền cho sự xuất hiện của con người Tây Nguyên, mang âm hưởng sử thi hùng tráng cho thiên truyện. Ở đoạn văn mở đầu và đoạn văn khép lại “Rừng xà nu”, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, đồi xà nu trở đi trở lại, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

“Rừng xà nu” là câu chuyện về những người con kiên trung của một bản làng Tây Nguyên, vượt lên sự tàn bạo của kẻ thù, vùng dậy quật khởi, một lòng đi theo Cách mạng. Người đi trước ngã xuống, người đi sau nối tiếp đứng dậy cầm vũ khí chiến đấu. Cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng tiêu biểu cho các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau đánh giặc cứu nước. Trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man, rừng xà nu được tác giả nhắc đến như một dụng ý nhất định, tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.
Ở trang văn đầu, Nguyễn Trung Thành đã mở ra một “thế giới Tây Nguyên” đẹp trong đau thương mất mát, lung linh như một huyền thoại trong câu chuyện của những người già làng kể cho đồng bào nghe bên bếp lửa bập bùng giữa nhà rông. Tác giả đã dụng công miêu tả hình tượng cây xà nu, rừng xà nu dưới tầm đại bác. Rừng xà nu là một hình tượng nghệ thuật đẹp, một bức tranh thiên nhiên đậm đà hương vị Tây Nguyên, tạo nên không khí sử thi cho câu chuyện.

Trước hết, rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ, bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên. Xà nu, loại cây họ thông, dấu ấn tuyệt vời của miền núi cao điệp trùng san giả. Những cây xà nu hợp thành những cánh rừng xà nu, những ngọn đồi xà nu xanh bất tận: “trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc, dường như Nguyễn Trung Thành đang dẫn người đọc vào những cánh rừng, tận hưởng sự mát lành, bạt ngàn và bất tận của những cánh rừng ngày đêm chở che cho buôn làng, cưu mang đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh và trong cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, ở đoạn văn này, ấn tượng sâu sắc nhất về rừng xà nu chính là thương tích. Rừng xà nu “ở trong tầm đại bác của đồn giặc”, vị trí đắc địa ấy biến rừng xà nu trở thành đối tượng của sự hủy diệt. Rừng xà nu hiện lên trước mắt người đọc với thương tích đầy mình sau những lần dang ra hứng chịu mưa bom bão đạn: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương”. Hình hài vết thương mà cây xà nu gánh chịu cũng thật đa dạng và nhói lòng: “Có cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình”, có cây “bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi”,… Vết thương trên cây xà nu cũng hệt như vết thương trên cơ thể con người, nó “không lành được, cứ loét mãi ra”, “dần dầm bầm lại, đen và đặc quyện”, nhựa xà nu là “từng cục máu lớn”, cây đau đớn quá thì “năm mười hôm thì cây chết”. Thật xót xa! Nguyễn Trung Thành miêu tả cây xà nu như miêu tả một con người sống giữa núi rừng Tây Nguyên, mang trong mình truyền thống yêu nước của buôn làng dũng mãnh đứng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Nhưng con người ấy cũng có phút giây ngã gục bởi bom đạn đại bác. Rừng xà nu hiện lên đau thương như nỗi đau của con người trong chiến tranh Cách mạng. Đó là cái chết của anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng, cái chết uất nghẹn của bà Nhan bị giặc chặt đầu cột tóc treo đầu súng, sự hi sinh của anh Quyết, của mẹ con Mai và vô vàn những con người khác trong cánh rừng này. Nguyễn Trung Thành đâu né tránh thực tại khổ đau?

Vậy mà, rừng xà nu vẫn mạnh mẽ, giàu sức sống. Trước sự hủy diệt bạo tàn, rừng xà nu vẫn sinh sôi. Cảm hứng về sự sống bất diệt được tác giả hướng tới ngợi ca. Sau đau thương, rừng xà nu vươn lên từ trong sự hủy diệt bạo tàn của quân thù: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, nhiều cây đã “vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã”. Dường như xà nu mạnh mẽ khỏe khoắn đến độ không bom đạn nào tiêu diệt được, “hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Đặc tính “ham ánh sáng” cũng được nhà văn đề cập trong đoạn văn này: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”, đẹp vô ngần. Nếu cây xà nu này ngã xuống, cây xà nu khác mọc lên lớn nhanh che chở cho làng Xô Man thì con người Strá cũng vậy. Thế hệ trước ngã xuống, thế hệ sau đứng lên, truyền thống yêu nước cứ ngấm mãi trong máu. Ánh sáng tinh khôi mà xà nu vươn lên tiếp nhận cũng như ánh sáng Cách mạng, ánh sáng của tự do và bầu trời yên bình mà người làng Xô Man khao khát, ước mơ. Sức sống của rừng xà nu cũng là sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến một mất một còn.

Mọi diễn biến trong truyện đều dựa trên phông nền xanh ngát của rừng xà nu. Đoạn kết truyện như khúc vĩ thanh vang vang trong lòng người. Đến lúc này, các hình tượng (con người và thiên nhiên) đã hiện lên với vẻ đẹp hoàn chỉnh, tuyệt vời. Hình ảnh cây xà nu và người anh hùng Cách mạng lung linh trên trang văn, giọng điệu nhẹ nhàng mà có sức ngân vang đến lạ.
“Tnú lại ra đi”, chỉ một câu ngắn gọn, tác giả đã khắc đậm vẻ đẹp của nhân vật Tnú, một vẻ đẹp dứt khoát, mạnh mẽ, như bao cuộc ra đi khác trong đoạn đời mà người anh hùng Tnú đã trải qua. Tnú ra đi mang trong tim ba mối thù sôi sục: thù của bản thân (đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt), thù của gia đình (vợ con bị sát hại dã man) và thù của buôn làng (con người Xô Man và cánh rừng xà nu bị hủy diệt thương tâm) chính là động lực để Tnú tham gia lực lượng Quân giải phóng. Tnú ra đi, tìm “những thằng Dục” để trả thù. Tnú ra đi trong khi đôi bàn tay không còn lành lặn nữa, đôi bàn tay thương tích nhưng Tnú vẫn có thể cầm được súng, bóp chết kẻ thù. Phải chăng anh đã “Lấy nỗi đau vô hình làm sức mạnh vô biên”?

Hình ảnh cụ Mết, Dít đưa Tnú ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn mang nhiều ý nghĩa. Cụ Mết vẫn là cây xà nu đại thụ, điểm tựa vững chắc của dân làng Xô Man thời chống Mĩ, người đã đặt niềm tin và sự kì vọng vào Tnú – đứa con của dân làng Xô Man, của dân tộc Strá. Dít – cô bé nhỏ nhắn là hiện thân cho sự tiếp nối Mai, một thế hệ trẻ Tây Nguyên trưởng thành nhanh chóng, quả cảm, gan góc, một cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cũng như bản làng, Dít cũng dành tình yêu thương và sự thán phục Tnú.

Việc miêu tả hình ảnh rừng xà nu ở cuối truyện có dụng ý nghệ thuật rõ nét. Hình tượng rừng xà nu lúc bấy giờ vẫn là hiện thân cho sự sinh sôi nhanh chóng, và dường như là thách thức, bất chấp súng đạn quân thù. Dẫu cho “trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to”, nhưng “vô số những cây con đang mọc lên”, có những cây mới nhú lên như cái mầm sống ra khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê vung lên, mũi lên căm hờn. Hình ảnh so sánh: “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê” cũng đầy ẩn ý. Tuổi trẻ Tây Nguyên lúc bấy giờ đã ý thức được: phải dùng vũ khí mới có thể đánh bại bạo lực phản Cách mạng, chứ không còn tay không chiến đấu với quân thù. Người đọc cứ nghe mãi một khúc vĩ thanh xa mờ và bất tận. “Rừng xà nu” khép lại bằng những câu văn độc đáo gợi liên tưởng đến cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất, sức sống mãnh liệt của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến. Hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” gợi liên tưởng đến sự hồi sinh của cả một dân tộc máu lửa, “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”!

Hai đoạn văn nằm hai hai vị trí, tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng cho tác phẩm. Cả hai đoạn văn đã khái quát một cách cụ thể vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú, đồng thời tạo nên sự liên kết giữa Tnú và rừng xà nu, giữa đồng bào Xô Man với thiên nhiên núi đồi trập trùng bất tận. Người đọc nhận ra một rừng xà nu đau thương nhưng bất diệt, vươn dậy và mạnh mẽ trong bom đạn quân thù. Hình tượng Tnú hiện lên với đầy đủ những phẩm chất quý báu: gan góc, dũng cảm, cuộc đời bi tráng và ý chí quyết đoán của Tnú tiêu biểu cho con đường đến với Cách mạng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Với kết cấu này, ta thấy sự liên kết chặt chẽ, không rời rạc giữa đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm. Cây xà nu bị hủy diệt và tiếp tục sinh sôi bất tận là chi tiết được nhắc đi nhắc lại trong hai đoạn này, nhấn mạnh sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên và tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không còn cách nào khác là đứng lên “đồng khởi”, cầm vũ khí chống lại thế lực tàn ác. Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ được Nguyễn Trung Thành vận dụng miêu tả cây xà nu gợi liên tưởng về cuộc sống và con người Tây Nguyên. Lời văn giàu chất tạo hình. Bức tranh thiên nhiên đã đem lại màu sắc sử thi, chất Tây Nguyên riêng biệt cho thiên truyện.

Rừng xà nu dang cành lá bảo vệ, che chở cho dân làng. Tnú và cộng đồng dân tộc làng Xô Man ra đi chiến đấu để giữ gìn cho màu xanh bất tận. Mối quan hệ tương hỗ, có trước có sau, nhân nghĩa ân tình được thể hiện đậm nét trong hai đoạn văn. “Rừng xà nu” tái hiện một giai đoạn đen tối mà Cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt, đồng thời vực dậy sức mạnh của con người. Qủa thật, phải vùng lên chiến đấu mới có thể dẹp tan những thế lực bạo tàn, để duy trì sự sống cho đất nước và nhân dân trường tồn mãi mãi…

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 24)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sở trường viết về Tây Nguyên, vùng đất rất quen thuộc đối với ông từ những ngày viết Đất nước đứng lên thời chống Pháp. Nay trở lại vùng đất ấy để viết về những con người Tây Nguyên chống Mĩ, tác giả đã gặp lại cái màu xanh bạt ngàn của những rừng xà nu chạy dài đến chân trời. Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó, ông đã kể lại như vậy. Cho nên cây xà nu trở thành ấn tượng mạnh mẽ và gợi cảm hứng sáng tác cho ông; không những thế, đã gợi tả cốt truyện và bố cục: "Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hề tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu". (Nguyên Ngọc - về một truyện ngắn - Rừng xà nu).

Như vậy, từ một ấn tượng mạnh gợi cảm hứng ban đầu, tên truyện Rừng xà nu đã mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. "Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận". Nguyễn Trung Thành đã miêu tả xây xà nu như thế và ta hiểu vì sao ông đã chọn cây xà nu, rừng xà nu làm biểu tượng cho nhân dân Tây Nguyên chống Mĩ trong truyện ngắn Rừng xà nu (1965).

Mở đầu câu chuyện là một đoạn văn viết rất công phu tả rừng xà nu kiên cường vươn lên bất chấp bom đạn của kẻ thù: cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. (...) nhựa ứ ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành, từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thắng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trài đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng (...) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thếnhững cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tầm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

Kết thúc tác phẩm, nhà văn lại lấy gần như nguyên văn câu viết về rừng xà nu ở phần mở đầu: Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, nhìn đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối liếp tới chân trời. Đây là kết cấu vòng tròn, dường như vừa khép câu chuyện này, lại vừa mở ra một câu chuyện khác. Một mặt, nó khiến người đọc có cảm tưởng như kì tích anh hùng của Tnú, của dân làng mà tác giả vừa kể chỉ là sự tiếp nối lịch sử ngàn xưa của những tù trưởng danh tiếng và câu chuyện sẽ còn được tiếp nối bởi những thế hệ mới ở làng Xô Man. Mặt khác, dường như câu chuyện không chỉ bó hẹp trong không gian của làng Xô Man mà được mở rộng ra khắp mọi miền đất nước - nối tiếp tới chân trời.

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, trong câu chuyện về cuộc đời của Tnú, cuộc nổi dậy của dân làng, cây xà nu luôn được nhắc đến với một dụng ý nghệ thuật rõ nét. Trước hết, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của dân làng Xô Man, từ già chí trẻ, có thể nói nó đã ăn đời ở kiếp với mọi người. Đúng vậy, bao đời nay, lửa xà nu cháy giần giật trong bếp mỗi nhà. Trẻ con làng Xô Man mặt mày lem luốc khói xà nu, Tnú và Mai dùng tấm bảng nứa xông khói xà nu học chữ. Dưới ánh lửa xà nu, Tnú đọc thư của cán bộ Quyết gửi dân làng. Khi Tnú trở về đơn vị chiến đấu, Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến cửa rừng xà nu gần con nước lớn...

Không những thế, cây xà nu còn gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng Tây Nguyên. Đấy là khi mọi người theo cụ Mết vào rừng lấy vũ khí, họ đã theo ánh sáng phát ra từ ngọn đuốc xà nu. Đấy là lúc giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt tay Tnú. Và chính hành động dã man này đã khiến dân làng Xô Man vùng lên chiến đấu; kết quả là đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ.

Cây xà nu gắn với sinh hoạt hằng ngày, gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man đến mức thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ. Sau ba năm "đi lực lượng", Tnú về làng gặp cụ Mết - một già làng quắc thước ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Trong câu chuyện tâm tình với Tnú, cụ Mết tự hào về rừng xà nu gần con nước lớn của làng mình, cụ thấy không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Cụ nói như thách thức với kẻ thù: "Đố nó giết hết rừng xà nu này!".

Như vậy, rõ ràng nhà văn đã miêu tả rất nhiều, rất kĩ về cây xà nu, rừng xà nu. Nhờ đó, trước hết phác họa trước mắt người đọc một làng Xô Man cụ thể và xác thực, góp phần quan trọng tạo nên không khí Tây Nguyên, chất Tây Nguyên độc đáo cho tác phẩm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, thì cây xà nu mới chỉ là một hình ảnh, cho dù hình ảnh ấy rất đậm nét. Để nó biến thành một biểu tượng, nhà văn phải khắc họa theo lối tượng trưng hóa. Nguyễn Trung Thành đã làm công việc khó khăn này một cách xuất sắc.

Cây xà nu còn được mô tả trong sự hòa nhập, tương ứng giữa những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man. Ở đây tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân hóa, tức là mô tả cây xà nu với biểu hiện giống như con người, biến rừng xà nu, cây xà nu thành một hệ thống hình ảnh được mô tả song song với hệ thống hình tượng nhân vật, tính cách nhân vật. Có thể nhận thấy điều đó qua toàn bộ tác phẩm và rõ nhất là trong hai đoạn văn tập trung nói về hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu ở đầu và cuối tác phẩm như đã phân tích. Dân làng Xô Man yêu tự do có khác nào cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời? Dân làng Xô Man đã chịu bao đau thương mất mát, bao người đã bị giặc bắn chết, đọa đày cũng giống như rừng xà nu bị giặc tàn phá. Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên hiên ngang, bất khuất, bất chấp bom đạn quân thù cũng như các thế hệ dân làng Xô Man, người này ngã xuống, người khác vùng lên chiến đấu đến cùng vì sự độc lập tự do. Rõ ràng, cây xà nu là biểu tượng của dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên, nói rộng ra là nhân dân Việt Nam anh hùng.

Việc dùng một sự vật để làm một biểu tượng nghệ thuật không phải là điều mới lạ. Trong văn chương, ta đã gặp không ít những biểu tượng như thế. Cây tre tượng trưng cho người Việt Nam cần cù, ngay thẳng (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy), cây kơ-nia thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son (Bóng cây kơ-nia - Ngọc Anh dịch)... Đáng nói là Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng cây xà nu một cách hoàn hảo, không những tạo không khí Tây Nguyên hùng vĩ, hoang dã mà còn gửi gắm những suy tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sức sống bất diệt của con người và mảnh đất này.

Tóm lại, có thể nói không thể có loài cây nào tiêu biểu cho nét đẹp và vóc dáng, sức mạnh và phẩm chất của con người Tây Nguyên bằng cây xà nu, cũng như không có biểu tượng nào phản ánh hùng hồn và sinh động cho phong trào chống Mĩ của họ bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu chạy dài vô tận. Rừng xà nu đã trở thành một biểu tượng đẹp, tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Như vậy, hình tượng rừng xà nu mang ý nghĩa khái quát cao, lại giàu chất lãng mạn - chất thơ hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, trở thành một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn và đem đến sự hấp dẫn cho người đọc.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 25)

Mỗi một nhà văn thường khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn văn chương bằng một mảnh đất nghệ thuật. Khi bắt gặp mảnh đất nghệ thuật này, ngòi bút của người nghệ sĩ sẽ thực sự thăng hoa. Nếu như Tây Bắc được xem là một "miền đất hứa" với biết bao văn sĩ như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải... thì Nam Bộ lại là mảnh đất nghệ thuật của Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi. Nhưng sẽ thật là thiếu sót nếu ta không nhắc tới Nguyên Ngọc, nhà văn cả đời "trung thành" với mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh. Ông bén duyên với mảnh đất này từ năm 1954 với tác phẩm "Đất nước đứng lên". "Đất nước đứng lên" kể về cuộc nổi dậy của buôn làng Kông Hoa trong những năm kháng chiến chống Pháp. Qua tác phẩm này, Nguyên Ngọc hứa hẹn là một cây bút xuất sắc viết về đề tài Tây Nguyên. Ông tỏ ra am hiểu mảnh đất này từ thiên nhiên cho tới những phong tục tập quán. Mười năm sau, ông lại có dịp trở lại mảnh đất này và viết nên truyện ngắn nổi tiếng "Rừng xà nu". Ở một phương diện nào đó, ta có thế thấy "Rừng xà nu" là sự thu nhỏ, cô đặc, chưng cất của tiểu thuyết "Đất nước đứng lên". Điều gì giúp cho nhà văn thể hiện được cả trăm trang tiểu thuyết chỉ trong vài mươi trang truyện ngắn. Đó là việc Nguyễn Trung Thành đã xây dựng được hình tượng cây xà nu − một loài cây chỉ có ở Tây Nguyên, một loại cây ham ánh sáng đến lạ kỳ.

Có những người suốt đời lặn lội với văn chương mà chẳng để lại cho đời một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Phải chăng họ đã không thể xây dựng một hình tượng nghệ thuật vô cùng sống động. Việc xây dựng nghệ thuật mang ý nghĩa sống còn với một người cầm bút chân chính vì họ thường chỉ sống và nói bằng hình tượng. Một sự vật, hiện tượng ở ngoài đời muốn bước vào thơ văn thì phải chân thực như ngoài đời bởi có ý kiến cho rằng: "Nhân vật trong văn học đôi khi thật hơn cả con người thật, nhân vật trong văn học mang đôi cánh của văn học bước ra ngoài đời thật lại là con người thật". Nhưng chân thực thôi thì chưa đủ, nhà văn phải nâng nó lên một tầm cao mới để mang tính ám chỉ, tính tượng trưng. Đây mới là cái đích của văn chương nghệ thuật. Ta có thể kể tới hình tượng con tàu tượng trưng cho khát khao lên đường của biết bao thế hệ nhà thơ

"Lũ chúng con đầu thai nhầm thế kỷ
Cả một đời u uất bơ vơ”

Trong bài "tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên. Hay như hình tượng "sóng" trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh tượng trưng cho khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Trong tác phẩm "Rừng xà nu, việc nhà văn xây dựng hình tượng cây xà nu cũng không nằm ngoài quy luật đó.

"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm xuất sắc. Yếu tố làm nên sự xuất sắc của tác phẩm này không gì khác là nhà văn đã xây dựng được hình tượng cây xà nu vô cùng chân thực, sống động. Truyện xoay quanh buôn làng Xô Man ở Tây nguyên. Ở đó có loài cây họ thông, gần giống cây Pơ mu, xa mu của miền Bắc, đó là cây xà nu. Xà nu là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nở rất nhanh. Bằng sự nhạy cảm về nghệ thuật, Nguyễn Trung Thành đã nắm bắt được đặc tính này và đem gắn kết với Tây Nguyên trong bom đạn chiến tranh. Đọc "Rừng xà nu", ta có cảm giác đang đi giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn với hương thơm ngào ngạt như đọng nắng quê hương. Ta đang đi trên con suối ẩn hiện dưới bóng xà nu. Ta thấy đâu đây những mái nhà nép mình dưới tán cây xà nu. Xà nu là loài cây gắn bó máu thịt với người dân Tây Nguyên. Con người ta sinh ra, lớn lên, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, việc nhà việc cửa cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay đều gắn kết với loại cây này. Vị trí của xà nu trong cuộc sống người dân Tây nguyên phần nào giống với cây tre của đồng bằng Bắc bộ, cây dừa của đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi một đất nước, một xứ sở cũng đều có một loại cây đặc trưng. Sang nước Nga, Ba Lan ta lại bị ám ảnh bởi loài cây Bạch Dương:

"Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn
Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn"

Đến với Nhật Bản,ta lại choáng ngợp với cây hoa anh đào tươi thắm. Còn một khi về tới Việt Nam − đất nước thiên nhiên nơi đâu cũng hóa hồn người.

"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Nếu bạn có dịp ra đồng bằng Bắc bộ, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh "lũy tre làng" ở khắp mọi nơi. Cây tre gắn bó khăng khít trong cuộc sống nhân dân, từ chiếc đũa tre bình dị cho đến những cây gậy tầm vông, cây chông đánh giặc. Chả thế mà Thép Mới đã từng viết "tre ăn ở đời đời kiếp kiếp với người"...Còn khi vào thăm Nam bộ − "thành đồng Tổ Quốc" chúng ta lại có ấn tượng đầu tiên về rặng dừa nơi đây

"Đất quê hương nát bầm vết đạn.
Đã nuôi dừa năm tháng xanh tươi.
Ôi phải chăng dừa nuốt bao cay đắng!
Để trổ ra những trái ngọt cho đời"

Còn một khi bạn đến với Tây Nguyên − mảnh đất đỏ bazan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh thì hãy nhớ tới "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành − một rừng xà nu đã ưỡn tấm ngực lớn của mình để che chở cho buôn làng Xô Man. Để hình tượng cây xà nu trở nên thuyết phục hơn, Nguyên Ngọc đã khéo léo để cho mỗi bước đi của các nhân vật đều thấp thoáng bóng cây xà nu. Trong tác phẩm này, đã hơn hai mươi lần cây xà nu hiện ra với nhiều diện mạo khác nhau: bốn lần "rừng xà nu", năm lần "đồi xà nu", cùng với nó là ngọn xà nu, cây xà nu, dầu xà nu, nhựa xà nu.... Mỗi lần hình ảnh cây xà nu xuất hiện là một lần tính cách của người dân Tây nguyên được bộc lộ. Nắm bắt được các đặc tính của xà nu phần nào đó ta cũng hiểu được tinh thần yêu nước bất khuất của ông cha ta, từ đó ta tự giáo huấn lòng mình. Rất có lý khi có ý kiến cho rằng: "Mỗi tác phẩm văn học chân chính là một lời đề nghị về cách sống". "Mỗi một tác phẩm văn học chân chính đều có khả năng nhân đạo hóa con người". "Rừng xà nu" là một tác phẩm như vậy.

Văn học xuất phát từ cuộc đời mà đích đến của văn chương là cuộc sống. Chẳng thế mà Nguyễn Minh Châu đã từng nói: "Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người". Hay như M.Gorki cũng nói "văn học là nhân học". Văn học từ xưa cho tới mãi về sau cũng chỉ viết về con người mà thôi. Để phản ánh sức sống bất diệt, bền bỉ của con người Việt Nam trong chiến tranh, mỗi một người nghệ sĩ lại tự đi tìm một hình tượng khác nhau. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật có "Vầng trăng và quầng lửa" thì Nguyễn Minh Châu lại có "mảnh trăng thượng tuần". Và Nguyễn Trung Thành đã chọn hình ảnh cây xà nu. Cây xà nu trong tác phẩm này biểu trưng cho tập thể Tây Nguyên anh hùng, bất khuất. Và ở tác phẩm này, nhà văn đã mô tả cây xà nu qua nhiều phương diện.

Ban đầu, nhà văn tập trung mô tả những hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà xà nu phải gánh chịu. Điều này chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đặt xà nu dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù chính là làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt, bất diệt của xà nu. Đầu tiên, hiện lên trong mắt ta là cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác của giặc. "Làng nằm trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng bắn đã thành lệ, ngày hai lần: hoặc sáng sớm, hoặc chiều tối... Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Có những cây nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh gay gắt dưới ánh nắng hè, đen đặc rồi bầm quyện lại thành từng cục máu lớn". Ở đoạn văn này, Nguyễn Trung Thành chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Nhà văn đã mô tả những thiệt hại mà rừng xà nu phải gánh chịu trong mưa bom bão đạn của quân thù. Đây cũng chính là những hi sinh, mất mát mà đồng bào Tây Nguyên nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng phải gánh chịu trong những năm chiến tranh khốc liệt. Viết về chiến tranh, Nguyên Ngọc đã không hề né tránh viết về cái chết. Đó là anh Xút bị chúng treo cổ lên cây vả đầu làng. Đó là bà Nhan bị chúng chặt đầu treo ở mũi súng. Đó là vợ con Tnú bị chúng dùng gậy sắt tra tấn đến chết. Tất cả là minh chứng cho tội ác chiến tranh của quân xâm lược, lũ bán nước. Nếu thiếu đi hiện thực khốc liệt này thì "Rừng xà nu" chỉ còn là một sự tích đẹp về chiến tranh theo lời nói nhà văn Đỗ Kim Hồi. Mặc dù đứng trong làn mưa bom bão đạn là vậy nhưng rừng xà nu vẫn xanh tốt, như thách thức bom đạn kẻ thù: "đạn đại bác không giết nổi chúng". "Bên cạnh những cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên vươn thẳng lên bầu trời tiếp lấy ánh sáng". Đây chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn làm nổi bật lên sức sống mãnh liệt của xà nu. Nếu có ngã gục thì đó chính là điều kiện sống, tiền đề để thế hệ xà nu tiếp theo mọc lên. Người Tây Nguyên cũng vậy. Trong chiến tranh, họ hi sinh rất nhiều, họ phải sống rất khổ cực, khó khăn nhưng trong lòng những người dân nơi đây chỉ có hai chữ "trung thành" với cách mạng mà thôi. Cụ Mết cũng đã khẳng định chắc chắn: "Đảng còn thì núi nước này còn". Càng gần bom đạn thì xà nu lại càng coi thường bom đạn. Bom đạn hiện ra như một hoàn cảnh thách thức bản lĩnh cứng cỏi, anh hùng của người Việt Nam trong chiến tranh. Đó là những con người

"Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt"

Bom đạn có thể phá hủy mọi cơ sở vật chất dù có kiên cố đến đâu nhưng vẫn không bẻ gãy được sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Những con người vẫn sống, vẫn chiến đấu, vẫn yêu nhau, vẫn đợi chờ và tin tưởng một ngày toàn thắng. Điều này đã thể hiện rõ ở mỗi Tình của Mai và Tnú − những con người đã góp phần viết nên huyền thoại Việt Nam ở thế kỷ hai mươi. Không phải ngẫu nhiên khi nhà văn Nga Ni-cu-lin đã thốt lên rằng: “Người Việt Nam trong chiến tranh họ đẹp hơn ra thì phải?". Chúng ta may mắn được sinh ra trong thời bình nên không thể chứng kiến được thời kỳ "tiếng hát át tiếng bom". Nhưng có ý kiến cho rằng: "Những gì chưa đọng lại trong đời thì đọng lại trong văn chương". Hãy trở về với thơ ca thời kỳ lửa cháy để bắt gặp một rừng xà nu xanh tốt, bạt ngàn chạy tít tới tận chân trời. ta còn bắt gặp "Tiếng bom ở Seng Phan" của Phạm Tiến Duật

"Tôi đứng giữa Seng Phan
Cao hơn tiếng bom là tiếng suối tiếng đàn
Tiếng mìn công binh đánh đá
Tiếng điếu cày rít lên thong thả
Tiếng oai nghiêm xe rú máy trên đường
Thế đấy!
Giữa chiến trường
Tiếng bom nghe rất nhỏ"

Đứng giữa cánh rừng xà nu mãnh liệt sức sống như vậy thì bom đạn của kẻ thù cũng nhỏ như thế mà thôi.

Để khẳng định sức sống bất diệt của xà nu cũng như đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khéo léo xây dựng hình ảnh cây xà nu thông qua kết cấu của truyện. Ai đã từng đọc truyện ngắn "Rừng Xà nu" đều nhận thấy có hai câu văn tưởng chừng như trùng lặp nhau. Đó là câu văn phần đầu tác phẩm:

"Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời"

Mặc dù hàng ngày, cánh rừng xà nu ấy phải gánh chịu hai trận pháo kích của quân thù nhưng vẫn xanh tốt đến lạ kỳ. Để đến cuối tác phẩm, nhà văn tự hào viết:

"Ba người đứng đó nhìn ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp tới tận chân trời".

Mới đọc qua, chúng ta có cảm giác đây là hai câu văn giống nhau nhưng nếu để ý ta sẽ thấy sự thay đổi về số lượng, cũng như chất lượng của những cây xà nu. Đây là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Thành Trung. Muốn hiểu được sức sống bền bỉ, dẻo dai của xà nu cũng như tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên qua kết cấu này thì ta phải đặt chúng dưới hai góc độ không gian và thời gian.

Nếu để đồi xà nu thành rừng xà nu chạy tít tới tận chân trời thì cần có một khoảng cách về thời gian. Thời gian ấy được đo bằng 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ. Hai mươi mốt năm đó là hai mươi mốt thế hệ xà nu nhã gục, nhưng cùng với đó là hai mươi mốt thế hệ xà nu vươn lên đón lấy ánh sáng mặt trời. Nhìn rộng ra, đó là hai mươi mốt thế hệ đồng bào Tây Nguyên ra trận. Đó là cuộc chạy tiếp sức của hai mươi mốt thế hệ mang trong mình ngọn lửa sức sống Việt Nam. Cũng như cây xà nu ấy, người Tây Nguyên cũng truyền ngọn lửa sức sống từ đời này sang đời khác, từ lồng ngực của người già sang người trẻ.

"Lớp cha trước, lớp con sau
Cũng thành đồng chí chung câu quân hành"

Lớp lớp người Tây Nguyên ra trận ào ào như gió thổi mà ở tác phẩm này ta thấy ngọn lửa truyền từ tay anh Quyết − một Đảng viên tới tay Tnú và Mai. Rồi cuộc đời Tnú lại là tấm gương sáng cho thế hệ sau như Dít, Heng noi theo. Đó là những con người viết lên bản hùng ca của Tây Nguyên bất khuất.

"Tôi muốn viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên để viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua"

Nếu nhìn từ góc độ không gian, ta nhận thấy nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn buôn làng Xô Man để dùng bút lực của mình viết về tập thể Tây Nguyên anh hùng. Tương ứng với làng Xô Man là những đồi xà nu cạnh con nước lớn. Tuy nhiên, càng đi sâu vào cuộc chiến tranh thì tinh thần yêu nước của đồng bào Tây nguyên không chỉ bó hẹp trong phạm vi làng Xô Man nữa mà mà như sức vươn xa của cây xà nu lan rộng khắp Tây Nguyên.. Nó lan rộng ra cả miền Nam "thành đồng Tổ Quốc". Truyện ngắn ra đời năm 1965, cũng là năm bàn tay độc ác, đen tối của đế quốc Mĩ vươn ra miền Bắc. Chúng định dùng những "bóng ma", "pháo đài bay" nhằm đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Với kết cấu truyện như vậy, nhà căn đã khẳng định tinh thần "đồng khởi" của dân tộc Việt Nam với mục đích dập tắt cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bào của đế quốc Mỹ và tay sai. Do vậy, "Rừng xà nu" đã phản ánh một cách trung thực tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên khi có một ý kiến cho rằng: "Rừng xà nu" là sự thu nhỏ, cô đặc của tiểu thuyết "Đất nước đứng lên". Tuy nhiên, để hiểu sâu kết cấu này, ta nhận thấy "đồi xà nu" ở câu văn thứ nhất so với "rừng xà nu" của câu văn thứ hai thiếu đi sự liên kết. Nhà văn đã mượn hình ảnh này để phản ánh tinh thần đấu tranh từ tự phát cá nhân sang tự giác cách mạng. Khoảng thời gian và không gian ấy chính là đồng bào Tây Nguyên đã giác ngộ nghị quyết mười lăm của Đảng".

Đứng trong chiến tranh khốc liệt nhưng xà nu vẫn bảo toàn, phát triển. Đó là nhờ vào tính liên kết, tinh thần đoàn kết của các thế hệ xà nu, các lớp người Tây Nguyên. Trong cánh rừng xà nu "nối tiếp nhau tới chân trời" ấy, Nguyễn Trung Thành đã nhận ra có ba lứa cây xà nu bện chặt vào nhau để vượt qua bom đạn. Tương ứng với ba lứa cây đó là ba thế hệ người Tây Nguyên. Nhà văn đã tập trung nhiều bút lực của mình để mô tả lứa cây trưởng thành. Mặc dù mang trên mình đầy thương tích nhưng với sức vóc lớn mạnh đã làm mờ đi vết thương. Những cây xà nu ấy không khác gì những con chim đã đủ lông mao lông vũ, ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho buôn làng Xô Man. Tương ứng với lứa cây trưởng thành đó chính là thế hệ thanh niên như Tnú và Mai. Bên cạnh lứa xà nu trưởng thành là những cây xà nu đại thụ là chỗ dựa tinh thần của cả cánh rừng xà nu. Những cây xà nu ấy tương ứng với cụ Mết − vị già bản của buôn làng Xô Man. Thông qua lời nói "Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo mác" của cụ Mết, Nguyễn Trung Thành đã truyền tải ánh sáng nghị quyết mười lăm của Đảng. Bên cạnh hai lứa xà nu trên còn có những cây xà nu non, vừa nhú khỏi mặt đất đã nhọn hoắt, kiên cường lao lên bầu trời, tiếp nhận ánh sáng. Đó chính là những thế hệ thiếu niên Xô Man như bé Heng, bé Dít. Không phải ngẫu nhiên khi nhà văn viết "Ba người đứng đó...."

Tình thần đoàn kết toàn dân luôn là thứ vũ khí mạnh nhất chúng ta có được trong bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước. Truyện ngắn "Rừng xà nu" đã khẳng định lại chân lý ấy, đồng thời ngợi ca sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong chiến tranh. Như vậy, "Rừng xà nu" xứng đáng là linh hồn của tập "trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Và Nguyễn Trung Thành xứng đáng là người chiến sĩ trên mặt trận văn chương cách mạng.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 26)

Trải qua hơn 120 năm kháng chiến hào hùng và gian khổ, những trang sử vẻ vang của dân tộc ta đã ghi lại biết bao chiến công lẫy lừng làm rạng danh Tổ quốc, khiến quân thù phải khiếp sợ, khiến cả thế giới phải khâm phục một dân tộc máu đỏ da vàng tuy nhỏ bé nhưng có tầm vóc to lớn. Nhưng để có những chiến công oanh liệt, để đất nước được độc lập, để nhân dân ta được sống trong cảnh hòa bình ấm no, cha anh ta đã phải đánh đổi bằng rất nhiều xương máu, mồ hôi và nước mắt. Trong những năm tháng đế quốc mỹ nhắm đại bác vào vùng núi rừng Tây Nguyên hiền hòa, đã có một dân tộc anh hùng đứng lên ưỡn ngực, vươn mình chống lại quân thù. Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành khắc họa sâu sắc hình ảnh những người con kiêu hùng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, mà trong đó nổi lên với hình ảnh cây xà nu đẹp đẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn, là đại diện cho từng người dân làng Xô Man chống giặc, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và nhiều phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên.

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc, ông sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông gia nhập quân đội vào năm 1950, lúc đang còn là học sinh trung học, có mặt tại chiến trường Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyễn Trung Thành sáng tác nhiều thể loại từ truyện ký, tiểu thuyết, đến truyện ngắn, tùy bút,…Các sáng tác của ông mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nội dung chủ đề tập trung viết về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, về những vấn đề mang tính trọng đại lịch sử của dân tộc, đặc biệt ông viết rất nhiều về vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Rừng xà nu nằm trong tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng Điện ngọc, viết vào năm 1965, khi quân Mỹ Diệm tràn vào miền Nam càn quét bắn phá ác liệt.

Hình tượng rừng cây xà nu xuất hiện nổi bật và xuyên suốt chiều dài tác phẩm, mở ra là rừng xà nu bạt ngàn và kết thúc tác phẩm cũng là hình ảnh rừng xà nu chạy dài đến tận chân trời. Không những thế, hình ảnh cây xà nu còn trải kín cả tác phẩm, có đến hơn 20 lần trong toàn tác phẩm, điều ấy đã tái hiện lại những vẻ đẹp kỳ thú đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng về sức sống và vẻ đẹp của những con người Tây Nguyên.

Bằng bút pháp tả thực, Nguyễn Trung Thành đã cho thấy hình ảnh cây xà nu trở đi trở lại và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên, có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân nơi đây, ngọn lửa xà nu “dần dật cháy” trong bếp của mỗi ngôi nhà, khói xà nu làm bảng học cho Tnú và Mai. Hình ảnh cả cánh rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra để che chở cho làng Xô Man bởi “Làng nằm trong tầm đại bác của giặc”, giống như người cha che chở cho đứa con nhỏ của mình, như nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ Việt Bắc rằng: “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”, gắn bó, ân tình.

Không chỉ có mặt trong cuộc sống hằng ngày mà cây xà nu còn tham dự vào trong những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man. Trong đêm mà vợ con Tnú bị giặc bắt giữ, đống lửa xà nu đã để Tnú nhìn rõ ràng cảnh kẻ thù hành hạ vợ con, rồi thì chính nhựa xà nu lại thiêu đốt 10 ngón tay của Tnú như mười ngọn đuốc, điều ấy đã trở thành giọt nước tràn ly, cổ vũ dân làng Xô Man đứng lên đấu tranh giết mười tên giặc ác ôn để giải cứu Tnú và lập lên chiến công đầu tiên trong cuộc chiến chống lại kẻ thù của dân làng. Từ đây người làng Xô Man đã mạnh mẽ đứng lên, không còn do dự chần chừ, bởi chỉ có đấu tranh chỉ có cách dùng vũ lực thì mới có thể có một cuộc sống tốt hơn, mới có thể bảo vệ được dân làng và đất nước. Hình ảnh của cây xà nu cũng trở lại trong đêm Tnú về thăm làng, đuốc xà nu lại dẫn đường cho người dân khắp làng Xô Man cùng tụ tập về nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnú, câu chuyện một đời người kể trong một đêm, ánh lửa xà nu càng trở nên thiêng liêng và đậm tính sử thi. Thêm vào đó hình ảnh xà nu còn thấm vào nếp cảm, nếp nghĩ thấm vào cả lối tư duy và cách nói của người dân Tây Nguyên, những tính chất vẻ đẹp của cây đã trở thành thước đo để khắc họa lần lượt hình ảnh của cụ Mết, của Tnú, Mai, và nhiều người dân làng Xô Man khác.

Với bút pháp tượng trưng, hình ảnh cây xà nu lại là biểu tượng cho số phận và phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Nói về số phận của người dân làng Xô Man, mở đầu tác phẩm Nguyễn Trung Thành viết “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” ấy là một cảnh tượng ám ảnh về một rừng cây tan hoang bởi đại bác của quân thù, trầy trợt đầy những thương tích. Đến gần hơn, hình ảnh tang thương của cây xà nu càng thêm rõ ràng, “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, từ miệng vết thương ấy ứa ra thứ nhựa “tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh”, “bầm lại quyện đen thành những cục máu lớn”, như vậy đối với tác giả xà nu cũng giống như một con người cũng có máu thịt, cây cũng bị thương, nhựa cây chảy ra được ví là máu huyết của sinh thể, những hòn máu đọng đem lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc về loài cây anh hùng, bất khuất. Nhưng đấy là những cây may mắn, kiên cường còn có thể lành miệng và tiếp tục sinh dưỡng, xấu số hơn có những cây con mới đến ngang tầm ngực người, đã bị đại bác nã phải gãy làm đôi “nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Cách miêu tả chân thực sống động đến từng chi tiết đã tái hiện thật tang thương cảnh cây xà nu ngã xuống vì bom đạn. Suy rộng ra, cũng giống như cả cánh rừng mang đầy thương tích và mất mát ấy, người dân làng Xô Man cũng phải chịu biết bao hy sinh, bao nỗi đau thương cùng cực, bao người dân đã ngã xuống: Anh Xút, bà Nhan, Mai và con của cô với Tnú, tất cả đều hi sinh một cách đầy thương tâm dưới bàn tay độc ác của kẻ thù. Những người còn sống cũng lại mang đầy thương tích trên thể xác và cả tâm hồn, tấm lưng của Tnú với chằng chịt vết dao chém, mười ngón tay bị giặc đốt đều cụt một đốt, đau đớn hơn anh còn phải gánh chịu nỗi đau tận mắt nhìn vợ con bị giặc đánh chết mà không thể làm gì được.

Không chỉ là biểu tượng cho số phận của con người Tây Nguyên, cây xà nu còn là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân nơi đây. Xà nu là một loài cây khao khát ánh sáng đến lạ kỳ “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”, đó cũng chính là biểu tượng cho tình yêu tự do, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người Tây Nguyên. Thêm nữa, xà nu còn có khả năng sinh sôi mãnh liệt “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên , ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên trời”. Đó là biểu tượng cho sự tiếp nối liên tục và mạnh mẽ của người dân làng Xô Man, anh Quyết hy sinh đã có Tnú về thay thế, anh Xút bị giết đã có bà Nhan thay công việc nuôi bộ đội, bà Nhan chết thì đã có lớp trẻ con thay thế, Mai chết thì đã có em gái của Mai tiếp bước chị, và còn cả chú bé Heng. Thế hệ trước luôn có sự chuẩn bị là bước đệm cho thế hệ sau được vươn lên mạnh mẽ và tiến xa hơn trong con đường cách mạng.

Cây xà nu còn mang trong mình một sức sống bất diệt, mạnh mẽ vô cùng “có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. Hình ảnh bất diệt của cây xà nu khiến ta lập tức nghĩa đến Tnú tiêu biểu cho lớp anh hùng của làng Xô Man, anh chịu biết bao đau đớn thương tật nhưng anh vẫn sống vẫn hoạt động cách mạng một cách sôi nổi, giặc không bắt được anh, không giết được anh, người anh hùng của vùng đất Tây nguyên. Trong sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh thì sự sống vẫn vươn lên và chiến thắng cái chết, sức sống mãnh liệt, bất tử của rừng xà nu đã đại diện cho tinh thần bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Nguyễn Trung Thành với nghệ thuật xây dựng hình tượng xuất sắc, điểm nhìn đậm chất điện ảnh khiến cho hình tượng cây xà nu hiện lên một cách thật chân thực và sắc nét. Đôi lúc tác giả đã không kìm được mà bộc lộ những cảm xúc cá nhân thật mạnh mẽ, niềm bất ngờ, tự hào về loài cây đặc sắc. Bằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn nhà văn đã gây dựng thật xuất sắc vẻ đẹp của cây rừng xà nu biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên, mở một cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới của con người nơi đây, tiêu biểu là nhân vật Tnú.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 27)

Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiêng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu - tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

Tác phẩm “Rừng xà nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả xuyên suốt trong toàn bộ câu truyện. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu “bát ngát đến tận chân trời” mà còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thân thuộc với dân làng: ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà Ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ…

Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô-man: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trên tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu… Bởi vậy, tác phẩm đặt tên gọi là Rừng xà nu là rất hợp lý.

Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một thành lũy vững vàng bảo vệ cuộc sống cho buôn làng Xô Man: Mỗi ngày giặc bắn đại bác ba lần vào làng nhưng làng Xô Man vẫn bình yên vì “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Đổi lại, vì bảo vệ cho dân làng nên cánh rừng xà nu lại chịu nhiều đau thương mất mát: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Ở chỗ khác, nhà văn miêu tả kỹ hơn: “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người đã bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi, ở những cây này nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, chỉ năm mười hôm là cây chết ”.

Bằng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tượng trưng tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù . Viết về nỗi đau của cây mà ta cứ ngỡ như nỗi đau của con người. Mỗi một cây ngã xuống ta cứ ngỡ như một người Xô Man ngã xuống. Phải chăng đó là hình ảnh của anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai, anh Quyết… những người đã ngã xuống vì chính nghĩa dưới bàn tay tàn bạo của kẻ thù. Nhưng trong đau thương, cây xà nu vẫn hiện lên bởi những vẻ đẹp thăng hoa đến sững sờ. Đẹp trong dáng ngã kiêu hùng, bất khuất “đổ ào ào như một trận bão”. Đẹp bởi đường nét, màu sắc, hình khối , trong đau thương mà vẫn hiện hữu hương thơm và ánh sáng “nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành cục máu lớn”.

Cây xà nu có sức sống mãnh liệt là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất người dân Xôman nói riêng, Tây Nguyên nói chung: bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống hoang dại, mãnh liệt của rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

Đau thương nối đau thương, sự sống nối tiếp sự sống, mà sự sống của xà nu là bất diệt, bất tử, không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một mẫu số nhân “một ngã” thì “bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này”.

Thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp.

Vẻ đẹp nữa của cây xà nu đó là loài cây ham ánh sáng mặt trời, yêu tự do. Sự sống của nó chính là sự vươn lên để sinh tồn. Dựa vào đặc điểm đó Nguyễn Trung Thành lại thêm một lần nữa khiến người đọc phải rung động trước những câu văn đầy ánh sáng và hương thơm. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, vô số những hạt bụi vàng bay ra từ nhựa cây thơm mỡ màng”. Đó chính là tiếng gọi của tình yêu tự do. Cũng như Tnú, như dân làng Xô-man yêu tự do, khát khao ánh sáng nên họ đã cầm giáo, cầm gươm quyết tâm bảo vệ vùng trời tự do ấy.

Và ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù: “Có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân làng”. Hình ảnh ấy của cây rừng xà nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ Mết, của sức sống Tnú, của Dít…

Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.

Tương đồng với vẻ đẹp của rừng xà nu chính là vẻ đẹp của con người Xô-man kiêu hùng bất khuất. Bên cạnh ý nghĩa tả thực, rừng Xà Nu còn mang tính biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to trong suốt, bình thản, ngày Mai chết, Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”…

Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức . Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.

Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng cây xà nu đã được tác giả đưa lại cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở thành linh hồn tác phẩm.Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật có ý nghĩa: “Rừng xà nu”.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 28)

Truyện ngắn Rừng xà nu được tác giả sáng tác vào khoảng giữa năm 1965, khi cuộc đối đầu giữa nhân dân miền Nam với bè lũ Mĩ - ngụy đã bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Tác giả đã khéo léo lồng ghép nỗi đau mất mát vợ con của Tnú vào nỗi đau chung của dân làng. Họ đau đớn vì mất nước, mất đi sự tự do của chính mình và đó cũng chính là ngòi nổ châm lửa cho phong trào đấu tranh của người dân làng Xô man bùng cháy. Sự khắc nghiệt của chiến tranh như thứ lửa thử vàng để thử phẩm chất của con người Tây Nguyên. Càng khó khăn, càng gian khổ họ càng kiên cường, bất khuất.

Câu chuyện về lòng yêu nước của từng thế hệ người dân làng Xô man được kể bằng chất giọng ồm ồm của cụ Mết. Cụ là người cao tuổi đã sống rất lâu ở mảnh đất ấy. Cụ đã cùng mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao khó khăn, bao mất mát và cả những đau khổ. Tác giả đã khéo léo xây dựng một số hình tượng nhân vật đại diện cho các thế hệ dân làng Xô man nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu chống quân thù: từ cụ Mết đến Tnú, đến Mai rồi đến Dít, Heng...

Nhà văn đã chọn rừng xà nu làm bối cảnh chính cho câu chuyện bởi lẽ với ông cây xà nu và người dân Tây Nguyên kiên cường kia có nhiều điểm tương đồng. Xà nu là loại cây cao lớn, có sức sống trường tồn đến lạ kì. Loài cây ấy mang sức sống mãnh liệt y như người dân Tây Nguyên vậy.

Lật dở những trang đầu tiên của truyện người đọc như bị cuốn hút vào khung cảnh hoang tàn, tan nát của rừng xà nu khi ngày nào cánh rừng ấy cũng bị mưa bom bão đạn của quân thù tàn phá, nhưng trái ngược với những đau thương đó là hình ảnh những cây xà nu kiên cường bất khuất, những thế hệ cây con vẫn nảy mầm và vươn lên xanh tốt cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.

Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn" cũng có khi "có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã".

Tác giả đã làm xao xuyến trái tim người đọc bằng những câu văn dạt dào cảm xúc xen vào đó là cả lòng khâm phục của tác giả với chính loài cây hiên ngang ấy cũng như đối với người dân Xô man. Bằng những áng văn của mình tác giả đã đưa mọi thế hệ bạn đọc được về tận rừng xà nu để cảm nhận từng vết thương đang rỉ máu mà hàng ngày loài cây ấy đang phải hứng chịu. Bằng tình yêu của mình nhà văn đã thổi hồn cho rừng xà nu thành những chiến sĩ tự vệ đang ngày đêm bảo vệ cho người dân làng Xô man.

Dù máu có đổ, dù tính mạng có bị đe dọa thì những chiến sĩ tự vệ ấy vẫn luôn một lòng trung thành không bao giờ đổi thay Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trung Thành cánh rừng xà nu như được hồi sinh, nó bỗng trở nên có màu sắc, hương vị và tỏa ra những ánh sáng hào quang của riêng mình. Cánh rừng xà nu ấy là hiện thân cho người dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung bất khuất, kiên cường và trung thành tuyệt đối.

Làng Xô man mà tác giả đưa bạn đọc đến nằm ở trong tầm đại bác của giặc vậy nên cuộc sống nơi đây luôn gặp nguy hiểm, cái chết luôn dình dập và chuyện chết chóc bỗng trở nên bình thường không có gì phải sợ sệt. Bởi vậy mà rừng xà nu vừa là hiện thân của cái đẹp vừa là hiện thân cho sức sống bền bỉ và kiên cường mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Cả cánh rừng hàng vạn cây ấy không cây nào là không bị thương, không cây nào tránh khỏi tầm ngắm của đại bác vậy mà chúng vẫn hiên ngang, những vết thương đang rỉ máu kia dù có mất đến một hay vài tháng để lành thì cũng không thể làm những cây xà nu cao lớn kia lùi bước trước mưa bom bão đạn quân thù. Trong cánh rừng rộng lớn ấy có hàng ngàn hàng vạn cây xà nu ở nhiều thế hệ khác nhau đang cùng nhau vươn lên chống lại quân thù cũng giống như rất nhiều thế hệ yêu nước đang lớn dần lên trong làng Xô man như bé Dít, Heng.

Tác giả Nguyễn Trung Thành đã hai lần nhắc tới hình ảnh rừng xà nu. Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh rừng xà nu: "Đứng ở đồi xà nu cạnh con nước lớn, nhìn đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời". Lối kết mở của truyện khiến cho người đọc có những suy diễn riêng của mình về từng nhân vật cũng như về làng Xô man anh hùng. Sức mạnh của những cây xà nu kia cũng chính là sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Rừng xà nu quen thuộc đã thành biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất khuất. Từ biểu tượng cho thiên nhiên, rừng xà nu mở rộng thành biểu tượng của đời sống con người. Cây xà nu hiện diện trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xô man và dường như đã trở thành hơi thở trong mỗi trái tim con người nơi đây ngọn lửa xà nu bập bùng cháy trong bếp mỗi nhà, trong đống lửa lớn giữa nhà ưng, nơi tập trung của dân làng; nhựa xà nu rừng rực cháy trên ngọn đuốc giữa đêm trường, khói xà nu quét đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ... Cây xà nu đã trở thành một người dân của buôn làng, được vinh dự tham dự vào những chuyện trọng đại của làng.

Trong buổi họp chuẩn bị cho đêm đồng khởi cụ Mết và dân làng đã cùng nhau vào rừng lấy giáo mác dưới ánh đuốc xà nu, ánh đuốc ấy như soi đường chỉ lối cho dân làng đến gần với cách mạng, với chiến thắng. Đêm đêm, ánh đuốc xà nu ấy thắp sáng màn đêm để dân làng mài vũ khí phục vụ kháng chiến. Bọn giặc tàn độc kia đã dùng giẻ tẩm dầu xà nu để đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú, và chính ngọn lửa ấy đã chia vui cùng dân làng khi đã soi rõ được những xác chết của bọn phản loạn, bán nước hại dân.

Nhựa sống của rừng xà nu dường như đã truyền sang tới khắp cơ thể của người dân Xô man. Họ luôn vững vàng, luôn sẵn sàng chiến đấu trước mưa bom bão đạn quân thù. Họ mãi mãi sát cánh bên nhau như những lứa xà nu ông, bà, bố, mẹ, con, cháu... Nhựa sống ấy tiếp thêm cho dân làng sinh lực để chiến đấu, để mơ ước về một ngày mai tươi sáng trong tương lai.

Nguyễn Trung Thành đã miêu tả một cách xuất sắc và thành công về hình tượng cây xà nu. Cây xà nu đã trở thành linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tinh thần chiến đấu bất khuất của người dân Tây Nguyên. Nhà văn đã thổi hồn cho loài cây ấy trường tồn mãi mãi, không bao giờ khuất phục trước mưa bom bão đạn, khiến kẻ thù phải nghiêng mình kính nể. Chắc chắn dù mười năm hay ngàn năm sau đi nữa loài cây mang tên xà nu ấy còn tồn tại mãi mãi trong trái tim độc giả.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 29)

“Rừng xà nu” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành và của văn học thời chống Mĩ. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Khuynh hướng này đã chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn trong giai đoạn văn học này.

Đọc “Rừng xà nu” những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai… tạo nên ấn tượng sâu sắc nơi độc giả. Nổi bật hình ảnh cây xà nu được lặp đi lặp lại gần hai mươi lần một hình tượng đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Hình tượng ấy đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi và lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô-man bất khuất, kiên cường. Qua tác phẩm, cây xà nu, rừng xà nu đã được Nguyễn Trung Thành miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết với ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời văn có cánh” trong một cảm xúc thật say mê và mãnh liệt. Cây xà nu trong truyện xuất hiện rất nhiều lần và dường như rất quen thuộc với con người nơi núi rừng Tây Nguyên, nó tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của người dân nơi đây trong cuộc chiến đấu chống Mĩ thật anh dũng của họ.

Tác phẩm “Rừng xà nu” là một bản anh hùng ca về cuộc đời anh dũng, đau thương, bất khuất của Tnú cũng như của tất cả dân làng Xô-man. Câu chuyện ấy được kể trên nền tảng chính của hình tượng cây xà nu – một hình tượng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa tượng trưng và khái quát. Những cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn sống, vừa là nhân chứng, vừa tham gia bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi vất vả, đau thương dưới tầm đạn kẻ thù. Nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn tràn đầy sức sống, vẫn vươn mình lên cường tráng vượt lên mọi thương đau. Cây xà nu là một hình ảnh mang tính chất tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân làng Xô-man.

Mở đầu câu chuyện là hình ảnh “cả rừng xà nu hàng vạn cây” và kết thúc vẫn là “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy như một nét nhạc trầm hùng, một bản đàn dạo, là cái “phông” cho cả một câu chuyện khiến thiên truyện càng mang đậm tính sử thi và lãng mạn hơn. Rừng cây xà nu được xem như là biểu tượng cho con người Xô-man. Với hình ảnh nhân hóa, Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu như những con người, chúng cũng có “vết thương”, biết “ham ánh sáng” và “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”. Cây xà nu còn là một hình ảnh so sánh với con người “ngực căng bằng cây xà nu”. Rừng xà nu năm tháng đứng dưới tầm đại bác kẻ thù chịu đựng biết bao tàn phá, cũng như những đau thương mà dân làng phải gánh chịu trước ách kìm kẹp của giặc. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. “Cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình nhựa ứa ra, tràn trề”… rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”. Hình ảnh đó gợi lên lòng căm thù và kết tụ một ý chí phản kháng.

Nhưng hơn hết vẫn là sức sống mãnh liệt đầy sức trẻ của rừng xà nu bạt ngàn. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắc như những mũi lê” “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng”. Thế mới biết sức trẻ của cây xà nu mãnh liệt đến dường nào! Sức trẻ ấy còn mang tính tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô-man. Đó là những Mai, Dít, Tnú, Heng, những con người luôn gắn bó với cách mạng, bất khuất từ tuổi thơ, lớn lên trong lửa đạn, trưởng thành trong đau thương và sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì tự do của dân tộc.

Bên cạnh đó, sức sống bất khuất kiên cường của cây xà nu còn được tạo bởi hàng vạn cây ở những đồi xà nu nối tiếp nhau tới chân trời ở tấm ngực lớn của rừng ưỡn ra che chở cho làng. Đó là những cây xà nu thật vững chắc, xanh tốt đã vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”, một cây ngã xuống tức thì bốn năm cây con lại mọc lên cứ thế trở thành cả một rừng cây xà nu nối tiếp đến chân trời. Những cây xà nu, rừng xà nu ấy là hình ảnh của dân làng Xô-man kiên cường chống giặc, bất chấp mọi hi sinh, một lòng đi theo Đảng, đi theo kháng chiến hết thế hệ này đến thế hệ khác. Đó là những cụ Mết, anh Xút, Tnú, Mai, Dít, anh Brơi… mà tiêu biểu là hình ảnh cụ Mết. Nhà văn đã ví cụ “như một cây xà nu lớn”. Hơn ai hết, cụ là người hiểu rất rõ sự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng xà nu cũng như của dân làng Xô-man. Chính cụ Mết đã nói với Tnú “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “cây mẹ chết cây con lại mọc lên”.

Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm và ý chí quật khởi của dân làng Xô-man. “Đứng trên đồi cây xà nu gần con nước lớn, cả vùng Xô-man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuẩn bị dao, mác, vụ, rựa, tên, ná… Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “Không có gì đượm bằng nhựa cây xà nu… Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc… máu anh mặn chát ở đầu lưỡi…”

Giọng điệu sử thi của “Rừng xà nu” bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu, một câu chuyện phảng phất phong vị anh hùng ca. Và cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của người Xô-man, của các dân tộc Tây Nguyên.

Hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới những lớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượng này người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô-man, của con người Tây Nguyên nói riêng mà còn là của dân tộc Việt Nam nói chung trong những tháng năm chống Mĩ.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 30)

Ngay từ tác phẩm đầu tay “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc đã cho thấy ông luôn có khuynh hướng vươn đến những vấn đề có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng, dân tộc. Ở truyện “Rừng xà nu” cũng vậy. Tác giả đã nghiền ngẫm, lý giải, cắt nghĩa bằng hình tượng nghệ thuật về con đường mà dân tộc ta phải đi trong hoàn cảnh giặc đã cầm vũ khí uy hiếp, hủy hoại gia đình, quê hương. Đặc biệt, hình tượng rừng xà nu trong truyện được xây dựng vô cùng đặc sắc, trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất trong cả tác phẩm nói riêng và các tác phẩm viết về Tây Nguyên thời chống Mỹ nói chung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn ra đời vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại chọn cây xà nu, rừng xà nu làm hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Trước hết, vì đây là loài cây phổ biến ở vùng đất Tây Nguyên, là biểu tượng của thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ. Nguyễn Trung Thành đã từng nói về loài cây này bằng những lời đắm say, ngưỡng mộ: “Tôi yêu say mê cây xà nu, ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ ứa nhựa,...”. Bằng việc mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, tác giả đã gợi lên một bức tranh thiên nhiên hoang dại, nguyên sơ, giàu sức sống. Mặc khác, trong tác phẩm, nhà văn còn gần hai mươi lần nói đến “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… điều này cho thấy hình tượng cây xà nu chính là mạch nguồn xuyên suốt cả tác phẩm.

“Ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.” Đây là những dòng tả cảnh hiếm có, được làm nên bởi một ngòi bút tài hoa giỏi về dựng cảnh, vẽ hình. Những câu văn như thế không chỉ góp phần đem lại cho tác phẩm một thứ hương vị riêng biệt của Tây Nguyên mà còn có khả năng lôi cuốn người đọc vào bức tranh thiên nhiên chân thực, hùng vĩ của núi rừng giống như được tận mắt chứng kiến và cảm nhận. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên, thấm vào nếp nghĩ, cảm xúc và trở thành lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo quân thù.

“Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.” Cánh rừng xà nu trong đoạn văn được miêu tả là một cánh rừng “trong tầm đại bác”, ngày nào cũng bị bắn hai lần. Như vậy, ngay trong câu đầu tiên của tác phẩm, Nguyên Ngọc đã dựng nên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa của sự diệt vong. Cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm vì thế còn là biểu tượng cho đau thương chứ không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù cũng tượng trưng cho những mất mát, đau thương mà dân làng Xô man và đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong chiến tranh.

Tuy nhiên, cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu ấy vẫn không phải là cảm hứng thương đau. Tác giả muốn cái cuối cùng còn lại trong tâm trí người đọc về rừng xà nu là ấn tượng về một rừng cây mà dù đại bác có không ngừng bắn phá vẫn kiên cường sống và hướng về ánh sáng. Cây xà nu trong truyện ngắn có vẻ đẹp và sức sống vô cùng mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”

Sức sống mãnh liệt của lớp lớp cây xà nu cũng chính là sức sống dẻo dai, kiên cường của biết bao thế hệ dân làng Xô Man thời chiến. Họ có thể hi sinh như anh Xút, bà Nhan, như Mai, có thể chịu nhiều tổn thương như Tnú nhưng cuối cùng, họ vẫn nối nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù, hướng về mục tiêu bảo về buôn làng, đất nước, quê hương. Xà nu có cây già, cây trẻ, cây non thì người làng Xô Man cũng có ba thế hệ: thế hệ cụ Mết, thế hệ Tnú, Mai và thế hệ của bé Heng. Ba thế hệ với ba vẻ đẹp khác nhau nhưng đều mang một nét chung: vẻ đẹp của khát vọng tự do và ý chí kiên cường, bất khuất.

Có thể nói, hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là một sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nó nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Hình tượng cây xà nu cho thấy tác phẩm của Nguyên Ngọc thiết tha hướng về sự sống. Miêu tả về những tổn thương mà cây xà nu nói riêng, cộng đồng người Tây Nguyên nói chung phải chịu đựng chẳng qua chỉ để bày tỏ lòng khẩm phục và ca ngợi sức sống nồng nàn, bất khuất, bất diệt. Đấy là điều làm nên chất nhân văn sâu đậm trong thiên truyện ngắn.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 31)

Tây Nguyên - mảnh đất hùng vĩ và thơ mộng, với những con người nồng hậu yêu thương mà kiên cường bất khuất, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho biết bao văn nhân nghệ sĩ. Mỗi người đều tìm thấy ở mảnh đất này một biểu tượng đẹp cho tâm hồn cất cánh, ngòi bút thăng hoa. Ngọc Anh có Bóng cây Kơ nia như nỗi lòng thổn thức thiết tha của tình yêu thủy chung son sắt, Thu Bồn có Bài ca chim Chơ-rao, ngân vang khúc hát trong trẻo nồng đượm tình người chiến thắng... Còn Nguyễn Trung Thành lại đem đến cho ta hình tượng những Rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời như sức sống bền và bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước

Đọc Rừng xà nu, không chỉ những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai tạo nên ấn tượng sâu sắc trong chúng ta, mà còn là cây xà nu - một hình đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện ngắn này. Chính hình tượng cây xà nu tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về làng Xô Man bất khuất, kiên cường. Đó là hình tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa tượng trưng. Qua hình tượng này, người đọc có thể thấy rõ sức sống kiên cường, sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên nói riêng, của con người Việt nói chung trong những ngày đánh Mĩ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trung Thành lại miêu tả thật cụ thể, thật chi tiết rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, bằng những “lời có cánh” với một cảm xúc say mê mãnh liệt như đã thấy trong tác phẩm. Gần hai mươi lần nhà văn đã viết về xà nu, dường như cây xà nu tham dự vào tất cả những sinh hoạt, những tâm tình, những buồn vui của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu anh dũng của họ.

Cả một câu chuyện dài, đau thương, bất khuất như một bản anh hùng ca về cuộc đời Tnú, cuộc đời dân làng Xô Man được kể trên nền chính của hình tượng cây xà nu. Cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn, vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào bản anh hùng ca, cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, đau thương do tội ác của kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn vươn mình cường tráng, vẫn tồn tại bất chấp mọi đau thương: nó tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Hình tượng cây xà nu hiện lên trong tác phẩm đầy chất thơ hùng tráng. Mở đầu và kết thúc câu chuyện là hình ảnh “hàng vạn cây xà nu” “sinh sôi nảy nở”,“rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”... “đến hết tầm mắt cùng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Rừng xà nu là biểu tượng cho con người. Cây được miêu tả như con người trong sự ứng chiếu với con người, gợi ra những biểu tượng về đời sống, số phận và phẩm cách của con người - các thế hệ dân làng Xô Man đánh Mĩ.

Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”, cũng như Tnú, như dân làng Xô Man yêu tự do. Rừng xà nu cũng như làng Xô Man, chịu nhiều đau thương bởi sự tàn ác của giặc: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đúng ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Nhưng xà nu có sức sống thật mãnh liệt, không gì tàn phá nổi: “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng trên bầu trời”, cũng như các thế hệ làng Xô Man, lớp này tiếp lớp khác đứng lên. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú, Mai: Mai ngã xuống giữa tuổi tràn đầy sức sống, thì Dít lớn lên rất nhanh đến không ngờ, trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội: rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên, tiếp tục cuộc chiến đấu. Đồng thời, ngược lại, nhiều chỗ miêu tả con người, nhà văn đã so sánh với cây xà nu. Cụ Mết thì “ngực căng như một cây xà nu lớn”, vết thương trên lưng Tnú do giặc tra tấn thì “ứa ra một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quyện lại, tím thâm như nhựa xà nu”. Thủ pháp ấy trong miêu tả tạo nên một sự hòa nhập, tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, tráng lệ. Nhà văn đã ví cụ Mết “như một cây xà nu lớn” bởi cụ là người hơn ai hết hiểu sự gắn bó của cây xà nu và mảnh đất đang sống, hiểu được sức mạnh tiềm tàng bất khuất của rừng cây cũng như dân làng Xô Man: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!...”.

Cây xà nu gắn bó với con người và cuộc sống dân làng. Xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và kết thúc, nó còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man của anh. Xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày như đã tự ngàn đời nay của dân làng: Ngọn lửa xà nu trong mối bếp; đống lửa ở nhà rông tập hợp cả dân làng, ngọn đuốc xà nu cháy sáng soi những đoạn rừng đêm; khói xà nu hun tấm bảng đen cho anh Quyết đạt Tnú và Mai học chữ..; xà nu cũng tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống chống Mĩ: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết và tất cả dân làng vào rừng lấy dao, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy, và đêm đêm làng Xô Man thức, dưới ánh đuốc xà nu, mài vũ khí; giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu...; cũng ngọn lửa từ các đuốc xà nu soi sáng rực cái đêm cả làng nổi dậy, soi rõ xác mười tên lính giặc bị giết ngổn ngang quanh đống lửa lớn giữa sân làng...

Cây xà nu còn là người chứng kiến sự giác ngộ, sự hi sinh thầm lặng, lòng dũng cảm, ý chí quật cường của dân làng Xô Man: “Đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn. Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng.”. Ánh lửa xà nu soi sáng lời căn dặn của anh Quyết: “Người còn sống phải chuyển đáo, mác, dụ. rựa, tên, ná... Sẽ có ngày dùng tới”. Lửa xà nu thử thách ý chí cũng như lòng can đảm của Tnú: “không có gì đượm bằng nhựa xà nu.. Mười đầu ngón tay đã thành mười ngọn đuốc... Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi.. ”. Căm thù trong anh cháy giần giật như nhựa xà nu bén nhạy để “bàn tay hận thù” thành “bàn tay trả thù” bóp chết tên ác ôn dưới ngách hầm.

Câu chuyện cụ Mết kể phảng phất phong vị anh hùng ca. Đêm kể chuyện dưới ánh lửa xà nu chắc cũng giống như đêm già làng thường kể về các bài: anh hùng ca truyền thống của Tây Nguyên. Giọng điệu sử thi của Rừng xà nu bắt nguồn từ đó. Cây xà nu gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng, gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của dân tộc Tây Nguyên, khiến cho câu chuyện làng Xô Man đánh Mĩ lung linh sắc màu huyền thoại như Đam San, Xinh Nhã thuở nào...

Có thể nói hình tượng xà nu là mô típ chủ đạo của tác phẩm. Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của dân làng Xô Man. Đó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, những vẻ đẹp mới để dựng lên bức tranh sử thi chống Mĩ của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng hùng vĩ Tây Nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 32)

“Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.

Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên. Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm là một loài cây đặc thù, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được hình ảnh hùng vĩ và hoang dã mang đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu truyện. Cây xà nu luôn gắn bó gần gũi với đời sống của dân làng Xô man, có mặt trong đời sống hàng ngày của dân làng. Lửa xà nu cháy giần giật trong mỗi bếp, trong đống lửa của nhà ưng tập hợp dân làng, khói xà nu xông bảng nứa để Tnú và Mai học chữ. Khi Tnú trở về đơn vị, cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu cạnh con nước lớn. Cây xà nu còn tham gia vào những sự kiện trọng đại của dân làng: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị nổi dậy. Mười ngón tay Tnú bị đốt vì giẻ tẩm nhựa xà nu, và chính vì cảnh tượng đau thương ấy dân làng đã nổi dậy để “ đống lửa xà nu lớn giữa nhà” soi rõ “xác mười tên lính giặc nằm ngổn ngang”. Cây xà nu cũng đã thấm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của người Tây Nguyên. Tnú cảm nhận về cụ Mết “ ngực cụ căng như cây xà nu lớn”. Trong câu chuyện về Tnú, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào: “không có gì mạnh bằng cây xà nu nước ta”, cây xà nu đã trở thành máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Tây Nguyên.

Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Ta có thể thấy ý đồ nghệ thuật này khi tác giả miêu tả song hành hai hình tượng cây xà nu và những con người Tây Nguyên . Thứ nhất, thương tích của rừng xà nu do đại bác của giặc gây ra tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà người dân Tây Nguyên phải chịu đựng. Nếu rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương thì con người Tây Nguyên cũng vậy. Những cây xà nu non bị đại bác chặt đứt làm đôi thì tượng trưng cho những đứa con của Tnú và Mai. Còn những cây xà nu trưởng thành đại bác không giết nổi chúng thì cũng giống như Tnú và Dít, những con người trưởng thành từ những đau thương mất mát của chiến tranh.

Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế…” Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bọn giặc đã giết bà Nhan, anh Xút và cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnú và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ. Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên tưởng đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có những thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnú, Mai và Dít là những cây xà nu trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.

Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng.

Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnú. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.

Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sức sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ của thiên nhiên và gợi ra những liên tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hùng đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 33)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông viết rất hay, sâu sắc và chân thực về con người và mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn TRung Thành khi ca ngợi về Tây Nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Xuyên suốt tác phẩm “Rừng xà nu” là hình ảnh cây xà nu, có thể xem đây là hình tượng trung tâm, làm nền và cũng là nguồn cảm hứng bất tận để tác giả có thể miêu tả thành công từng nhân vật. Xà nu là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường và bất khuất. Nhắc đến rừng xà nu, người ta sẽ liên tưởng đến những con người Tây Nguyên bất khuất, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập.

Hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người mảnh đất Tây Nguyên.

Trước hết, cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với cuộc sống của Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnú, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó, để bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù là khó khăn, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnú bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông.

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, chat rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnú mặc dù bị tra tấn nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thể gắng gượng và chiến đấu đến cùng.

Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.

Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnú và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai tương lai.

Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnú. Cây xà nu và Tnú là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnú mà không hề lẫn lộn với ai.

Nguyễn TRung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người tây nguyên.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 34)

Tây Nguyên, vùng núi rừng hùng vĩ, đầy bí ẩn mà thơ mộng với cánh chim Ling, chim Chơ rao rực rỡ sắc màu, với âm thanh trầm hùng ngân vang cưa đàn Gông, đàn Tơ Rưng đã đi vào “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc để làm nên cái không khí sử thi của tiểu thuyết thời chống Pháp. Đến thời chống Mỹ, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc này lại một lần nữa khơi nguồn cảm hứng lãng mạn cho Nguyễn Trung Thành viết nên truyện ngắn “Rừng Xà nu” – một truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại về đề tài chiến tranh Cách mạng, ra đời 1965.

Chỉ vài chục trang giấy mà tác giả đã làm sống lại cả một vùng đất khét nồng lửa cháy, với những con người của làng Xô Man dũng cảm hy sinh để thực hiện khát vọng tự do độc lập. Rừng Xà nu, nơi cư trú của làng Xô Man, đã trở thành nguồn cảm hứng đầy chất thơ và cũng là điểm tựa đề từ đó nhà văn khắc họa nên gương mặt những người anh hùng. Cây Xà nu đã tỏa bóng vào những trang văn, thành một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh và làm nên một giọng điệu cho tác phẩm.

Cũng như cây tre Việt Nam, Xà nu, ăn đời ở kiếp, thủy chung son sắc với con người. Xà nu cũng lam làm, cũng hội hè đình đám và cùng chia sẻ nỗi buồn vui với con người. Không ở đâu có mặt con người mà vắng bóng Xà nu. Mỗi cây Xà nu trong rừng lớn cùng gắn bó với kỷ niệm riêng tư của mỗi người dân Xô Man. Cây cứ lặng lẽ đứng đấy như đón đợi người. Ai từ đây đi, bước đầu tiên là gặp cây rừng và ai đó từ xa về, trước hết phải gặp mặt rừng cây. Cây Xà nu lớn, lối vào “rừng lách” đã từng là chứng nhân cho mối tình của Tnú và Mai. “Chính ở đây, anh đã gặp Mai lần đầu”, và chính ở đây “lần đầu tiên sau khi ở tù về. Tnú gặp lại Mai. Mai cầm tay anh khóc “không phải như một đứa trẻ nữa mà như một người con gái đã lớn, vừa xấu hổ vừa thương yêu”. Mới hôm nào còn ngây thơ mà giờ đây đã làm cho người ta bối rối. Giờ đây, Mai bị giặc giết, cái cây cũng bị đạn cắt ngã với những kỷ niệm. Xà nu đã đi vào mối tình của đôi lứa với cái màu xanh mơ mộng của nó để cho mối tình thêm vẻ mộng mơ. Khi hạnh phúc bị chà đạp, nó cũng ngã xuống với những kỷ niệm, chỉ để lại cho đời cái gốc cắm vào mọi nỗi thương đau. Cây Xà nu, như vậy đâu còn là loài cây vô cảm nữa mà đã mang bóng dáng của linh hồn của con người.

Ai bảo Xà nu mang hình bóng người để rồi phải chịu chung số phận với con người. Khi Xô Man bước vào cuộc chiến đấu thì Xà nu cũng phải đương đầu với lửa đạn. “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi Xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng Xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương…” Có những cây bị đạn giặc chặt ngang thân, đổ ào ào như bão, ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại quyện thành từng cục máu lớn”.

Nếu như nỗi đau của cây làm đau đến cả lòng người thì sức mạnh của người cũng truyền được cho cây để cây có thể trụ vững trên mảnh đất này.

Tuy chịu nhiều thương đau nhưng Xà nu đã trở thành chỗ dựa của con người. Rừng Xà nu trùng điệp đã hóa thành chiến lũy kiêu hãnh “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”. Nằm giữa cánh rừng ấy, làng Xô Man có khác nào cái nôi dũng sĩ, cái nôi đại bàng giữa núi cao trời rộng tây nguyên.

Cũng như con người, cây này ngã xuống, cây khác lại tiếp nối đứng lên, quật khởi vượt qua thương đau. “Cạnh một cây Xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh về vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng…” Xà nu hướng về phía nắng trời hay là khát vọng của người dân Xô Man hướng về cuộc sống tươi đẹp tràn đầy ánh sáng, chứ không chịu khuất mình trong bóng tối đây? Cứ thế, cây lặng lẽ vút lên trời. Cái màu xanh tươi đẹp như tiếng nói yên lặng mà thiết tha và đầy kiêu hãnh, thể hiện một sức sống mãnh liệt bất khuất mà không một bạo lực nào có thể đè bẹp: “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”. Nhìn cây Xà nu sinh sôi vượt lên sự đau thương chết chóc, người Xô Man không khỏi tự hào về vùng đất quê hương – một vùng đất mà đất hết lòng với cây, còn cây cũng trọn tình với đất với người: “Không có cây gì mạnh bằng cây Xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng Xà nu này!”.

Hình tượng Xà nu có khi hiện ra cả rừng, có khi là đồi, có khi là cây và nhựa rồi lửa Xà nu. Bọn Mỹ ngụy có lần đã tẩm nhựa Xà nu vào giẻ, quấn đốt mười đầu ngón tay Tnú “Không có gì đượm bằng nhựa Xà nu, lửa bắt rất nhanh. Mười đầu ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Kẻ thù đã dùng ngọn lửa Xà nu để đốt lòng đốt dạ những con người gắn bó thân thiết với ngọn lửa ấy. Song ngọn lửa như có tình, nó đã truyền sức mạnh của hơi nóng vào bên trong để đốt cháy lòng Tnú: “Trời ơi! Cha mẹ ơi! anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Tnú thét lên một tiếng. Cái tiếng thét mang lửa ấy đã đốt cháy lòng người Xô Man để rồi hóa thành nhiều tiếng thét, tiếng “giết” và tiếng chân đạp ào ào lên đầu giặc.

Lửa tắt trên mười đầu ngón tay Tnú nhưng đám lửa Xà nu giữa nhà vẫn cháy, soi rõ xác giặc ngổn ngang.

Thế đó! Những kẻ cả gan dùng lửa Xà nu để gieo vạ lại bị thiêu đốt bởi chính lửa Xà nu. Đúng là:

“Cả gan cầm đuốc đốt trời
Trời cao không cháy lửa rơi cháy mình”

Lửa Xà nu đã cháy to lên rồi. Từ một ngón tay lan ra hai, ba rồi mười đầu ngón tay. Từ mười đầu ngón tay cháy vào trong bụng và cháy trên mặt người bập bùng lửa cháy đã đốt lên một rừng lửa để thiêu sống quân thù: “Đứng trên đồi Xà nu gần con nước lớn, suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng”.

Cây Xà nu là một hình tượng thực, nhưng cũng chính là hình ảnh gợi lên sự liên tưởng so sánh hai chiều. Nói đến Xà nu là ta nghĩ đến con người và nói đến con người là liên tưởng đến Xà nu: “Lưng Tnú thêm một vết dao nữa. Trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét mẹ để lại đó, ứa một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện lại, tím thâm như nhựa Xà nu”. Nếu Tnú là một “cây Xà nu” nhỏ trong rừng người thì Cụ Mết một già làng, có “thân hình vạm vỡ ấy trông kỳ ảo như một anh hùng trong bài hát dài suốt đêm…” lại mang hơi thở của một cây Xà nu lớn: “Ông ở trần, ngực căng như một cây Xà nu lớn”.

Hình tượng Xà nu là hình thực, đồng thời cũng là biểu trưng cho sức sống bất diệt của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh Cách mạng. Dù kẻ thù hung bạo đến mấy chăng nữa cũng không thể giết hết được cây rừng và càng không thể diệt được những con người trong rừng cây ấy.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 35)

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường.

Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành – bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu.

Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội…”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu.

Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khỏe đến vậy… ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.

Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man”.

Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời. Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.

Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:

“Gươm nào chia được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu đầu van trả đầu”

Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có Tnú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.

Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than.

Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 36)

Theo tâm sự của nhà văn Nguyễn Trung Thành, điều để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất khi đặt chân đến mảnh đất Tây Nguyên chính là hình ảnh những rừng xà nu bạt ngàn. Với tình yêu đặc biệt với loài cây này, ông đã lấy nó đặt nhan đề cho tác phẩm nổi tiếng của mình “Rừng xà nu”. Và vượt lên trên ý nghĩa về vẻ đẹp tự nhiên, thì rừng xà nu đã trở thành hình tượng trung tâm, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tác phẩm mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh của những rừng xà nu bạt ngàn. Với kết cấu đầu cuối tương ứng đã tạo nên tính logic cho tác phẩm. Không chỉ vậy, hình ảnh cây xà nu còn xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, với những biến thể khác nhau: gỗ, nhựa,… tạo nên bộ khung vững chắc để liên kết toàn bộ tác phẩm thành một thể thống nhất. Như vậy, rừng xà nu có vai trò chủ đạo trong việc tạo nên tính logic, mạch lạc cho tác phẩm.

Hình tượng cây xà nu vừa là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh, vừa là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Trước hết, rừng xà nu là chứng nhân, nạn nhân của chiến tranh. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã mở ra khung cảnh bất bình thường “làng trong tầm đại bác của đồn giặc” tức làng liên tục bị giặc ném bom phá hoại. Nhưng điều không bình thường ấy đã trở thành bình thường quen thuộc với con người nơi đây: “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và buổi xế chiều hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy”. Đặt trong hoàn cảnh bất thường ấy tác giả đã ghi lại hình ảnh đầy sức ám ảnh về những đau thương mà rừng xà nu phải gánh chịu: “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Với con mắt quan sát tinh tướng, Nguyễn Trung Thành đã bao quát được những đau thương, mất mát mà rừng xà nu phải oằn mình gánh chịu. Đó không chỉ dừng lại ở nỗi đau riêng lẻ, cá thể mà đó là nỗi đau của cả tập thể, cộng đồng. Sau khi đã quan sát toàn cảnh ông dùng cái nhìn cận cảnh để ghi lại những hình ảnh đau xót, kinh hoàng nhất: “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão” hình ảnh vô cùng đau đớn, xót xa. Cây xà nu đang sinh sôi, phát triển mạnh mẽ bỗng bị bom đạn chiến tranh chặn đứng lại. Đặc biệt ông nhấn mạnh vào hình ảnh: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Bằng hình ảnh hết sức chân thực, cụ thể, tác giả đã biến rừng xà nu thành những sinh thể sống. Chúng phải gánh chịu nỗi đau đớn như con người. Chỉ bằng những chi tiết ít ỏi mà đắt giá tác giả đã làm cho nỗi đau, những mất mát mà rừng xà nu phải gánh chịu được thể hiện rõ ràng cả trên bề mặt và bề sâu. Dường như không chỉ con người mà thiên nhiên Tây Nguyên của phải gồng mình để chống chọi lại bom đạn chiến tranh.

Không chỉ vậy rừng xà nu còn là biểu tượng cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu. Tất cả những đau đớn mà rừng xà nu phải gánh chịu, hoàn toàn đồng điệu với những đau thương, mất mát mà dân làng Xô Man phải trải qua. Đó là bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây xà nu, Mai và đứa con chết dưới sự tra tấn của kẻ thù, là mười đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa cây xà nu,… Chiến tranh đã tàn phá tất cả, không trừ một ai, từ người già đến trẻ nhỏ, chồi non bé nhỏ, chưa kịp được sống đã phải chết dưới sự tra tấn của kẻ xâm lăng.

Rừng xà nu vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh, đồng thời cũng là biểu tượng cho những đau thương mà tội ác kẻ thù gây ra. Tác giả đã khắc họa đau thương này ngay từ đầu tác phẩm tạo nên sự đồng điệu và chuẩn bị cho sự xuất hiện, làm nổi bật những đau thương của dân làng Xô man được tác giả khắc họa sau đó. Việc đi sâu miêu tả cây xà nu, là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của kẻ thù.

Nhấn mạnh vào nỗi đau của rừng xà nu, tác giả không chỉ dừng lại ở phê phán, tố cáo tội ác của chúng mà mục đích là dùng những đau thương đó để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của thiên nhiên, con người Tây Nguyên. Rừng xà nu đã trở thành biểu tượng đầy đủ, toàn vẹn nhất cho vẻ đẹp của con người nơi đây.

Dựa vào khả năng sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ của cây xà nu, “trong rừng ít có loài cây sinh sôi, nảy nở khỏe như vậy, cảnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình mũi tên, lao thẳng lên bầu trời”. Tác giả đã vẽ được cả chiều dài đấu tranh bền bỉ, hào hùng và vô cùng kiên cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên, người này ngã xuống đã có thể hệ sau tiếp bước đứng lên ngăn bước chân kẻ thù. Có sự tương ứng kì lạ giữa thế hệ các cây xà nu với thế hệ dân làng Xô Man: Bà Nhan như một cây xà nu lớn bị bị giết hại đã có Dít, Heng tiếp bước. Bởi vậy, đồi xà nu nối nhau chạy tới tận chân trời không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên bạt ngàn mà còn là biểu tượng của truyền thống anh hùng của người dân Tây Nguyên.

Đặc biệt tác giả còn sử dụng hình ảnh cây xà nu với tất cả đặc điểm của nó để biểu tượng cho sức mạnh, khả năng chịu đựng phi thường, sự kiên cường của người dân Tây Nguyên. Bởi vậy, bên cạnh những cây ngã xuống, có những cây khác trỗi dậy mạnh mẽ, vượt cao hơn đầu người, cành lá sum suê mà đạn đại bác cũng không giết nổi chúng. Hình ảnh cây xà nu trưởng thành với sức sống dẻo dai, mãnh liệt như thách thức của bom đạn kẻ thù cũng như hình ảnh Tnú, mặc dù bàn tay đã bị nhựa xà nu đốt cháy, nhưng anh vẫn tiếp tục tham gia cách mạng, dùng chính bàn tay đó giết chết kẻ thù. Cây xà nu đã viết lên bản anh hùng ca về sức sống cũng như sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên

Đặc điểm, dáng vẻ, tính chất của cây xà nu đã thể hiện đầy đủ cuộc đời cũng như phẩm chất của người dân Tây Nguyên. Đó là vẻ đẹp của sự anh dũng, kiên cường, bền bỉ, chống lại bom đạn kẻ thù. Có thể nói cây xà nu là hình tượng quan trọng, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất trong tác phẩm này.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 37)

Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Truyện "Rừng xà nu" của ông viết vào năm 1965, là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về cuộc "đồng khởi" của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết, một già làng, một thủ lĩnh quân sự đã lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa... quật khởi đứng lên đánh lũ ác ôn, tay sai của đế quốc Mĩ để giải phóng buôn làng và núi rừng thiêng liêng. Họ đã chiến đấu vì sự sống còn, vì chân lí cách mạng ngời chói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!". Ngoài những nhân vật cho ta nhiều ấn tượng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Quyết,... thì hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn được tác giả khắc họa và ngợi ca như một dũng sĩ oai hùng.

Ngày ấy..., cách mạng miền Nam đang trải qua những năm dài đen tối, đầy thử thách khó khăn. Lũ giặc kéo tới, lùng sục, phục kích, không đêm nào chó và súng của chúng không sủa vang cả rừng. Buôn làng bị bao vây, dân làng bị kìm kẹp và khủng bố dã man. Đầu rơi máu chảy, tang tóc và đau thương: giặc treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng; chúng giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng! Cùng chung số phận, chung chịu đau thương với dân làng Xô Man là rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. Chúng bắn ngày, bắn đêm, bắn vào lúc sáng sớm và xế chiều, hoặc lúc đứng bóng và sẩm tối, hoặc lúc nửa đêm và trở gà gáy. Tang tóc bao trùm rừng xà nu. Hàng vạn cây "không cây nào không bị thương". Đạn giặc chặt đứt ngang thân mình, "cây xà nu đổ ào ào như một trận bão"; nhựa cây đọng lại, tụ lại "bầm lại đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn". Rừng xà nu chịu bao tổn thất nặng nề như con người. Biết bao cây non trúng đạn giặc, vết thương "cứ loét mãi ra" sau năm, mười hôm thì cây chết!

Gần 20 lần, nhà văn nói đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, ngọn và lá xà nu, nhựa xà nu, khói và lửa đuốc xà nu,... Mỗi lần xuất hiện, cây xà nu mang một dáng vẻ kì lạ, tất cả đều mang ý nghĩa tượng cho phách mãnh liệt của dân làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên cường bất khuất!

Người Strá đã hiên ngang trong lửa đạn, người trước ngã, người sau tiến lên. Rừng xà nu cung vậy, cạnh một cây bị bắn ngã gục đã có bốn, năm cây mọc lên, sinh sôi nảy nở "ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời". Nếu như cây kơ-nia có bóng cây tỏa rợp nương rẫy và lòng người biểu trưng cho sự thủy chung tình nghĩa, thì cây xà nu là một loại cây "ham ánh sáng mặt ", hương cây nhựa cây "bay ra thơm mỡ màng". Ba lần Nguyễn Trung Thành tạo nên những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ ca ngợi tầm vóc cây xà nu: lúc thì ngọn cây như một mũi tên lao thẳng lên bầu trời, lúc thì những cây con xà nu mới nhú khỏi mặt đất "nhọn hoắt như những mũi lê", lúc thì rừng xà nu "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng". Rõ ràng hình tượng cây xà nu mang tầm vóc và khí phách của một dũng sĩ đích thực trong máu lửa.

Có lúc rừng xà nu được miêu tả dưới cặp mắt của Tnú trong hai thời điểm chiều và sáng, lúc anh về thăm làng và lúc anh lại ra đi. Sau ba năm trời anh đi "lực lượng", đi tìm những thằng Dục ác ôn để trả thù, anh về thăm quê, thăm lũ làng, gặp lại rừng xà nu như gặp lại người bạn chiến đấu, anh bồi hồi tự hào và say mê ngắm nhìn: "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Và buổi sáng anh lên đường, cùng cụ Mết và Dít còn có rừng xà nu trùng điệp tiễn anh với bao trìu mến và lưu luyến. Anh đã mang theo hình bóng quê hương để ra đi với một sức mạnh mới: "Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời".

Hình tượng rừng xà nu đem đến cho ta nhiều liên tưởng sâu sắc về thế trận chiến tranh nhân dân, về người người lớp lớp, về biểu tượng rừng một về sự hi sinh và đóng góp xương máu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến. Chính vì thế mà trong lúc gặp lại Tnú, cụ Mết đã hào hùng khẳng định với tất cả niềm kiêu hãnh và thách thức: "Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy, không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!".

Nét đặc sắc của truyện ngắn "Rừng xà nu" là nghệ thuật tả cảnh, tả người rất độc đáo. Rừng xà nu không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không chỉ là cảnh tượng chiến trường bi tráng, mà còn là biểu tượng cho chí khí anh hùng của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân miền Nam anh hùng. Cụ Mết chẳng khác nào dùng sĩ trong sử thi "Bài ca chàng Đăm Săn"! Là một già làng 60 tuổi, quắc thước, râu dài tới ngực, mắt sáng vết sẹo của chiến tích sáng bóng, cụ Mết ở trần "ngực căng như một cây xà nu lớn".

Nói đến hình tượng cây xà nu không thể không nói tới ngọn lửa xà nu. Tác giả đã tạo nên ba nét vẽ về ngọn lửa xà nu, gợi ra một không khí huyền thoại thiêng liêng. Dưới ngọn lửa xà nu, Tnú đã đọc thư "tuyệt mệnh" của anh Quyết gửi dân làng Xô Man trước lúc anh hi sinh. Lần thứ hai, hình ảnh ngọn lửa xà nu rực cháy trên mười ngón tay Tnú, đó là ngọn lửa uất hận, căm thù "máu kêu trả máu, đầu van trả đầu" (Tố Hữu). Lần thứ ba, ánh lửa đuốc xà nu bừng sáng đỏ rực, lấp loáng ánh giáo mác, với tiếng hô: "Chém! Chém hết!" của cụ Mết, đã soi tỏ xác mười tên giặc, trong đó có thằng Dục ác ôn, nằm sóng soài giữa vũng máu trên nhà ưng. Cây xà nu đã chia ngọt sẻ bùi với đồng bào Xô Man trong những năm dài đánh Mĩ và lũ tay sai bán nước!

Nếu như nhà thơ Thu Bồn lấy cánh chim chơ-rao, một nhà thơ khuyết danh đã lấy cây kơ-nia làm biểu tượng cho lòng dân và sức mạnh quật khởi của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thì nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thành công khắc hoạ vẻ đẹp tráng lệ của rừng xà nu để nói lên khí phách anh hùng của dân làng Xô Man, của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc thần kì, không khí thiêng liêng, phong vị những sinh hoạt truyền thống của núi rừng và con người Tây Nguyên được thể hiện một cách hào hùng qua hình tượng rừng xà nu vậy.

Truyện "Rừng xà nu" là một thành công lớn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh. Cảnh vật và con người được chiếu sáng dưới ngọn lửa thiêng liêng thần kì. Nó đã giúp người đọc sống lại một thời kì lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt của dân tộc.

Phân tích hình tượng cây xà nu (mẫu 38)

Nguyễn Trung Thành được biết tới là người viết nhiều và hay nhất về mảnh đất Tây Nguyên với một loạt những tác phẩm truyện ngắn xuất sắc. Một trong số đó có một câu chuyện thuộc đề tài Tây Nguyên đó là Rừng xà nu - câu chuyện về chân lí cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với hình tượng rừng xà nu đã trở thành biểu tượng.

Tác phẩm Rừng xà nu có hai cốt truyện đan cài vào nhau. Đó là chuyện kể về Tnú – người anh hùng dân tộc và cuộc chiến đấu không khuất phục của dân làng Xôman trước sự tàn bạo của đế quốc Mĩ. Nổi bật trong truyện ngắn là hình ảnh cây xà nu được nhắc đến như một điệp khúc và khai thác ở nhiều góc độ.

Vẻ đẹp của cây xà nu từ hiện thực khách quan đến hiện thực chủ quan và đi vào cảm giác đầy độc đáo với mùi thơm ngào ngạt, ánh sáng lung linh. Với người Tây Nguyên, cây xà nu có một vị trí quan trọng, sống trên mảnh đất quê hương hùng vĩ, mọc thành từng đồi, từng rừng và tạo nên màu xanh bất tận, dựng lên không gian bát ngát cho núi rừng đại ngàn. Chính vì lẽ đó mà ở cả mở đầu và kết thúc, nhà văn đều dụng công đưa hình ảnh cây xà nu nối tiếp để tạo điệp khúc xanh bất tận làm nền cho câu chuyện đậm bản sắc Tây Nguyên.

Thứ hai, cây xà nu luôn có mặt trong thực tế đời sống. Ngọn lửa xà nu mỗi ngày vẫn cháy lên trong từng căn bếp nhỏ, khói xà nu le luốc trên từng gương mặt trẻ thơ. Người dân Xôman sống dưới tán rợp của xà nu và khi về với đất mẹ họ cũng trở lại với bóng mát dưới chân đồi xà nu. Nó hiện lên dưới nhiều góc độ, khi thì trong hoài niệm, khi hiện ra trước mất, lúc là thân là ngọn, khi là nhựa là lửa, có lúc là đồi, là rừng. Rừng xà nu là nơi chuẩn bị vũ khí để chờ đợi tới khi vùng lên quật khởi. Ngọn lửa xà xu như những ngọn đuốc thắp sáng lòng căm thù để rồi hừng hực cháy trong lòng mọi người và đem đến tín hiệu của giờ đồng khởi. Bếp lửa xà nu sáng rực ấm áp là nơi cả dân làng quây quần lắng nghe từng lời cụ Mết.

Không chỉ vậy, cây xà nu vẫn luôn ứng chiếu với con người Tây Nguyên rất tương ứng, hài hòa. Người dân xôman mang nặng nỗi đau thương với xà nu. Qua hình ảnh rừng xà nu bị tàn phá, người đọc như sống lại những trang sử đau thương của người dân xôman và chính đau thương ấy đã trở thành sức mạnh quật khởi của dân làng. Thứ hai, xà nu là biểu tượng của sự sống và niềm tin tự do. Mỗi cây xà nu vươn mình, xanh rờn là mỗi cây ham sống và vươn ra tìm tự do. Nó là khát vọng vươn lên và lòng trung thành của người dân Xôman. Dù sống trong tầm đại bác của giặc, những cánh rừng vẫn trải dài một màu xanh. Người dân Xôman cũng vậy. Họ có sự kế thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sự tàn bạo, độc ác và cả nhẫn tâm của kẻ thù không thể tiêu diệt tinh thần kiên cường, bất khuất của dân làng, kẻ thù càng tàn bạo thì sức mạnh đoàn kết đứng lên càng mạnh mẽ. Cuối cùng, rừng xà nu biểu tượng cho những thế hệ người dân Xôman. Rừng xà nu có ba lứa cây: cây cổ thụ, cây trưởng thành và cây non. Chúng luôn có sự kế tục và là biểu tượng cho dân làng Xôman. Bom đạn không thể quật ngã những cây cổ thụ cũng như bom đạn không ngăn cản tinh thần Cụ Mết- luôn vững chắc bám trụ trên mảnh đất quê hương, bao nhiêu thử thách là bấy nhiêu gan dạ và trở thành chỗ dựa cho cả dân làng. Mỗi cây trưởng thành là soi chiếu của lớp thanh niên đang căng tràn nhựa sống, sẵn sàng đứng dậy và đấu tranh như Tnú, Mai, Dít. Đau thương vẫn tiếp tục nuôi dưỡng ý chí bền bỉ quật cường. Đó là sức mạnh không ngưng trưởng thành, ngày một lớn mạnh, được nuôi dưỡng, ấp ủ bởi tinh thần kiên cường để tạo nên sức mạnh toàn dân mang màu sắc sử thi.

Rừng xà nu là hình tượng nghệ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Hình tượng cây xà nu với bút pháp lãng mạn, gợi và tả đã hiện lên chân thực, vừa khái quát, vừa cụ thể tạo nên màu sắc sử thi rất đậm nét cho thiên truyện.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Phân tích Những đứa con trong gia đình

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật Người đàn bà hàng chài

Phân tích nhân vật Phùng

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt

1 2,059 20/12/2023
Tải về