TOP 4 mẫu Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình (2024) SIÊU HAY

Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình lớp 12 gồm dàn ý và 4 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 6,276 18/12/2023


Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình - Ngữ văn 12

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Bàn về hèn nhát và dũng khí, có câu nói “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”.

2. Thân bài

– Câu nói thể hiện quan điểm về vai trò của dũng khí đối với con người, đồng thời thể hiện những tác động tiêu cực khi con người hèn nhát, không dám đối mặt với mọi việc mà thường xuyên thường trực trạng thái tự ti, lo sợ.

– “hèn nhát” được hiểu là trạng thái lo lắng, thiếu can đảm một cái thái quá, đáng khinh.

– “Dũng khí” lại là sức mạnh về mặt tinh thần trên mức bình thường, dũng khí có thể tạo sức mạnh giúp con người dám đối mặt với những tình huống bất bình thường, những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.

→ Câu nói “Sự hèn nhát …” một mặt phê phán sự hèn nhát, mặt khác đề cao những con người sống bản lĩnh, có dũng khí, mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để tìm thấy những giá trị, những năng lực đích thực của bản thân.

– “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình”:

Khi hèn nhát không dám đối mặt với những khó khăn trong thực tại, con người sẽ nảy sinh trạng thái thiếu tự tin.

Không dám thể hiện những chủ kiến của bản thân, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh

Hèn nhát khiến cho con người dễ đầu hàng trước hoàn cảnh, khó vượt qua được những cám dỗ xấu xa, những dục vọng tầm thường của cuộc sống

– “Dũng khí lại giúp họ được là chính mình”:

Dũng khí là sức mạnh tinh thần giúp cho con người dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dám chịu trách nhiệm trước mọi việc mình thực hiện, dự định thực hiện.

Dũng khí cũng giúp cho con người dám dẫn thân để theo đuổi những đam mê chính đáng

Dũng khí cũng mang đến cho con người sự tự tin vào bản thân, nhờ vậy mà con người có đủ tỉnh táo để đánh giá đúng sai, phải trái.

– Dũng khí là trạng thái tinh thần cần có ở mỗi con người, tuy nhiên cần phân biệt dũng khí với sự liều lĩnh, bất chấp.

3. Kết bài

“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” đã mang đến cho chúng ta bài học đúng đắn về quan điểm sống tích cực.

Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình (Mẫu 1)

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta có dũng khí, bởi lẽ: “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”. Dũng khí là việc dám đối đầu với mọi khó khăn, thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Dũng khí của ông cha ta được thể hiện rõ nhất trong thời chiến tranh, dám đứng lên đấu tranh thậm chí là hi sinh tính mạng để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Người có dũng khí là người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống họ sẽ luôn nghĩ cách, cố gắng vươn lên. Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó. Dũng khí mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được. dũng khí là một đức tính tốt đẹp, người dũng khí cũng là người có tinh thần thép, mạnh mẽ, quyết đoán và tự chủ cuộc sống của chính họ. Người dũng khí là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống nhút nhát, không dám làm những việc mà bản thân mình đặt ra không dám theo đuổi ước mơ, mục tiêu vì sợ thất bại. Lại có người sợ thất bại mà nản chí, lùi bước về sau,… những người này khó có được thành công trong cuộc sống và sẽ sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy dũng khí của mình và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình (Mẫu 2)

Cuộc sống của mỗi người là do chính bản thân chúng ta định đoạt. Chính vì thế, chúng ta không thể ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mãi được mà phải dũng cảm, tự mình làm chủ cuộc sống. Có thể thấy rằng, ý kiến: “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” là hoàn toàn đúng đắn.

Hèn nhát là việc mỗi chúng ta không tự tin, không dám đối mặt với hiện thực cuộc sống, trước một vấn đề không dám bộc lộ quan điểm. Còn dũng khí là việc mỗi con người dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đối mặt với khó khăn thử thách và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Câu nói thể hiện quan điểm về vai trò của dũng khí đối với con người, đồng thời thể hiện những tác động tiêu cực khi con người hèn nhát. Bên cạnh đó, câu nói một mặt phê phán sự hèn nhát, mặt khác đề cao những con người sống bản lĩnh, có dũng khí, mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để tìm thấy những giá trị, những năng lực đích thực của bản thân.

“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình” biểu hiện ở việc khi không dám đối mặt với những khó khăn trong thực tại, con người sẽ nảy sinh trạng thái thiếu tự tin. Chúng ta không dám thể hiện những chủ kiến của bản thân, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh. Ngoài ra, hèn nhát khiến cho con người dễ đầu hàng trước hoàn cảnh, khó vượt qua được những cám dỗ xấu xa, những dục vọng tầm thường của cuộc sống. Ngược lại, dũng khí là sức mạnh tinh thần giúp cho con người dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dám chịu trách nhiệm trước mọi việc mình thực hiện, dự định thực hiện. Dũng khí cũng giúp cho con người dám dẫn thân để theo đuổi những đam mê chính đáng; mang đến cho con người sự tự tin vào bản thân, nhờ vậy mà con người có đủ tỉnh táo để đánh giá đúng sai, phải trái.

Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn có những con người liều lĩnh, cố chấp, không biết lường trước lường sau mà gây ra đại họa. Lại có những người chưa có nhận thức và hướng đi cho bản thân, trau dồi bản thân mình để hoàn thiện hơn,… những người này sẽ không có được thành công và đạt được những gì bản thân mong muốn.

Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình (Mẫu 3)

Hèn nhát và dũng khí là những trạng thái tâm lí tồn tại trong mỗi con người, trước những hoàn cảnh đặc biệt, con người có thể trở nên bị động, hèn nhát không dám đối mặt, khi ấy con người không chỉ đánh mất đi những cơ hội phát triển, hơn nữa còn đánh mất đi chính mình; cũng đứng trước những hoàn cảnh đó nếu như con người mạnh mẽ, đủ dũng khí đối mặt không chỉ dễ dàng vượt qua những thử thách mà còn phát hiện ra được những thế mạnh, sở trường của bản thân. Bàn về hèn nhát và dũng khí, có câu nói “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”

“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” là câu nói thể hiện quan điểm về vai trò của dũng khí đối với con người, đồng thời thể hiện những tác động tiêu cực khi con người hèn nhát, không dám đối mặt với mọi việc mà thường xuyên thường trực trạng thái tự ti, lo sợ.

Trước hết, “hèn nhát” được hiểu là trạng thái lo lắng, thiếu can đảm một cái thái quá, đáng khinh. “Dũng khí” lại là sức mạnh về mặt tinh thần trên mức bình thường, dũng khí có thể tạo sức mạnh giúp con người dám đối mặt với những tình huống bất bình thường, những trở lực, khó khăn, nguy hiểm. Câu nói “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” một mặt phê phán sự hèn nhát, mặt khác đề cao những con người sống bản lĩnh, có dũng khí, mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh để tìm thấy những giá trị, những năng lực đích thực của bản thân.

Đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề, con người sẽ có cách đối mặt khác nhau, bên cạnh những người có đủ mạnh mẽ, đủ dũng khí để vượt qua thì cũng có những con người sợ hãi, bị động trước hoàn cảnh ấy thậm chí hèn nhát mà trốn tránh.

“Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất chính mình”, khi hèn nhát không dám đối mặt với những khó khăn trong thực tại, con người sẽ nảy sinh trạng thái thiếu tự tin. Không dám thể hiện những chủ kiến của bản thân, dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh, từ đó không đủ nghị lực, không huy động được tối đa những năng lực của bản thân để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.

Hèn nhát khiến cho con người dễ đầu hàng trước hoàn cảnh, khó vượt qua được những cám dỗ xấu xa, những dục vọng tầm thường của cuộc sống, khi đó con người không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác mà dễ dàng thỏa hiệp với chúng. Hèn nhát khiến chon người tự đánh mất đi những năng lực, những giá trị tốt đẹp của bản thân, đó cũng là khi con người tự đánh mất đi chính mình.

Nếu như hèn nhát khiến cho con người đánh mất đi chính mình thì dũng khí lại làm cho con người được là chính mình. Dũng khí là sức mạnh tinh thần giúp cho con người dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, dám chịu trách nhiệm trước mọi việc mình thực hiện, dự định thực hiện. Dũng khí cũng giúp cho con người dám dẫn thân để theo đuổi những đam mê chính đáng, qua đó phát huy được những năng lực, sở trường của bản thân.

Dũng khí cũng mang đến cho con người sự tự tin vào bản thân, vào những giá trị của bản thân, nhờ vậy mà con người có đủ tỉnh táo để đánh giá đúng sai, phải trái, dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, bảo vệ cái thiện, điều phải.

Dũng khí là trạng thái tinh thần cần có ở mỗi con người, tuy nhiên cần phân biệt dũng khí với sự liều lĩnh, bất chấp. Sống là chính mình, tự tin vào bản thân không có nghĩa là đề cao chủ nghĩa cá nhân một cách cực đoan. Trong cuộc sống cũng như công việc, để đạt được những thành công như mong muôn, con người không chỉ phát huy được cá tính của bản thân mà cần tôn trọng người khác, cần biết hợp tác để cùng tạo ra thành quả.

Dám sống là chính mình không chỉ làm nên bản lĩnh sống mạnh mẽ mà còn làm nên sức mạnh của dân tộc trong quá trình phát triển. “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình” đã mang đến cho chúng ta bài học đúng đắn về quan điểm sống tích cực, đồng thời có ý thức loại trừ những tiêu cực do lối sống hèn nhát gây nên để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.

Nghị luận xã hội về câu nói Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình (Mẫu 4)

Con người trở nên mạnh mẽ, từng trải và tự tin nhờ từng trải nghiệm mà chúng ta thực sự đã trải qua và dám nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi để nhắc nhở mình phải làm điều mà chúng ta nghĩ mình không thể. Hầu hết mọi thành công đều được xây nên bởi lý tưởng, ý chí và lòng dũng cảm. Bởi thế, có người cho rằng: “Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình”.

Hèn nhát là khiếp nhược trước khó khăn thử thách. Sự hèn nhát là trang thái luôn sợ hãi, nhút nhát, không dám đối mặt với những biến động của cuộc sống, những khó khăn nảy sinh trong nghịch cảnh mà chỉ co mình trong sự an toàn. Kẻ hèn nhát dễ bị người khác khuất phục hoặc mua chuộc.

Sự hèn nhát được thể hiện ở những hành động như chọn việc dễ, tránh việc khó, thoái thác trách nhiệm, chạy trốn sự khó khăn, không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, không dám bảo vệ chính nghĩa và cái đúng, lẽ phải, đùn đẩy những nguy hiểm cho bạn bè, người thân và đồng loại. Kẻ hèn nhát thường luôn sẵn lòng tham và mưu lợi. Vì lợi ích cá nhận, họ sẵn sàng dẫm đạp lên đạo đức, hãm hại đồng loại.

Còn dũng cảm là sự can đảm, gan dạ, không sợ gian khổ nguy hiểm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách. Lòng dũng cảm chính là bản lĩnh, khí chất, nội lực và sức mạnh bên trong của con người. Nó thể hiện ở khát khao vươn đến những điều lớn lao và chinh phục những khó khăn của cuộc sống. Người dũng cảm luôn biết chiến thắng nỗi sợ hãi của mình, hướng đến mục đích cao thương trong cuộc sống.

Đánh mất chính mình là sống không đúng với những gì mình có. Kẻ đánh mất chính mình sống bằng hình bóng của người khác, không dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm, luôn phủ nhận bản thân và khao khát những gì mà mình không thể có được. Họ dễ dàng chấp nhận cuộc sống mờ nhạt, không khẳng định được dấu ấn cá nhân, năng lực bản thân và không có sự đóng góp cho xã hội.

Ngược lại, sống là chính mình là sống với bản chất của chính mình, chấp nhận và hài lòng những gì bản thân mình có và không ngừng làm cho nó ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Người biết sống đúng với chính mình luôn sống đúng với khả năng, khát vọng, ước mơ của bản thân và phát huy được sở trường, sức mạnh của cá nhân, có được những đóng góp tích cực cho xã hội.

Câu nói chỉ ra hậu quả của sự hèn nhát và vai trò, sức mạnh của dũng khí, từ đó nhắn nhủ chúng ta cần chiến thắng được sự hèn nhát và sống mạnh mẽ, bản lĩnh để khẳng định dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời. Đây là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc và đáng để suy ngẫm.

Sự hèn nhát sẽ dẫn đến những hậu quả đáng sợ. Sống hèn nhát khiến người ta đánh mất chính mình, đánh mất bản chất tốt đẹp của con người, đánh mất những ước mơ, những hoài bão, những hy vọng mà bản thân từng ấp ủ. Hèn nhát còn khiến người ta trở nên tha hóa. Thậm chí, còn có thể trở nên kẻ phản bội.

Khi hèn nhát, con người sẽ không dám thể hiện năng lực cá nhân, từ đó sẽ mất đi nhiều cơ hội để thành công trong cuộc sống. Kẻ hèn nhát sẽ không dám bày tỏ ý kiến của cá nhân mà thường im lặng trong sự an toàn. Điều đó khiến con người dễ bị dụ dỗ, sa ngã hoặc tiếp tay cho cái xấu, cái ác.

Những người hèn nhát thường không có ước mơ, khát vọng nên cuộc sống sẽ tẻ nhạt, tầm thường. Sống hèn nhát sẽ khiến con người thiếu đi sức mạnh, bản lĩnh để đối mặt và vượt qua những chông gai, thử thách và dễ bị gục ngã, thất bại.

Sự hèn nhát đã bị xã hội lên án và khinh bỉ. Có câu: “thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Tuy nhiên cũng có quan điểm: “thà sống nhục còn hơn chết vinh” bởi vì chết thì còn biết gì nữa mà vinh. Để đả phá quan điểm đó, mỗi dân tộc đều có nhiều hình thức để tôn vinh những người dũng cảm hy sinh vì đất nước, vì nhân dân.

Trái ngược với sự nhu nhược của kẻ hèn nhát, người có dũng khí dám đương đầu với khó khăn, thử thách, hiểm nguy; dám bảo vệ chân lý, chính nghĩa; dám đấu tranh chống lại điều ác, điều xấu bằng chính mạng sống, cuộc sống của chính mình.

Lòng dũng cảm giúp con người sống mạnh mẽ, bản lĩnh, tự tin, tìm thấy được chính mình và cuộc sống mà mình mong muốn. Tức là tìm lại được, giữ được bản chất tốt đẹp của bản thân, giữ được ước mơ, hoài bão, hy vọng giữa những giông tố của cuộc sống và giúp người ta giành lấy sự thành công, chiến thắng.

Người có lòng dũng cảm sẽ chủ động đối diện với khó khăn, thử thách và luôn tìm được cách để chiến thắng hoàn cảnh, từ đó đạt đến thành công. Dám dương dầu với khó khăn, thử thách, xây dựng phẩm chất cao quý, lối sống trong sạch, vững mạnh sẽ giúp họ vươn đến những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống, thực hiện được ước mơ và khát vọng của bản thân, đủ sức mạnh và niềm tin vượt qua những cám dỗ của cuộc sống để giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của bản thân, không bị tha hoá vì hoàn cảnh.

Người dũng cảm dám đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự bất công để bảo vệ lẽ công bằng, lẽ phải trong cuộc sống, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

Lòng dũng cảm và sống đầy dũng khí còn là một nét đẹp của loài người, của dân tộc nói chung và của từng cá nhân nói riêng. Dũng khí của nhiều cá nhân hợp thành nguyên khí của một quốc gia. Chính cái nguyên khí đó đã giúp cho một dân tộc khỏi sự diệt vong, được trường tồn cùng lịch sử. Chính vì vậy, lòng dũng cảm và những người dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận “không thành công thì thành nhân” luôn được sự ngưỡng mộ, ca ngợi của mọi người. Lịch sử của dân tộc ta nói riêng và nhiều dân tộc khác trên thế giới nói chung đã chứng minh cho điều đó.

Phê phán: sự hèn nhát hoàn toàn khác với thái độ trầm tĩnh, cẩn thận, đắn đo, suy nghĩ thấu đáo và dũng khí cũng hoàn toàn khác với thái độ nóng nảy, hấp tấp, ồn ào, khoa trương theo kiểu anh hùng rơm. Có những sự can đảm không cần thiết mà người đời gọi là sự liều lĩnh, dại dột, hành động nông nổi, thiếu suy tính. Những con người như thế thường gây ra những việc làm tai hại trong cuộc sống này. Bởi thế, để trầm tĩnh chứ không hèn nhát, dũng cảm mà không liều lĩnh, người ta cần phải có sự hiểu biết về bản thân, về xã hội, về cuộc đời; phải có niềm tin vào lẽ phải, lý tưởng sống.

Bài học: đối với lứa tuổi học sinh cần phải có dũng khí từ bỏ con đường sai trái như chọn lầm ngành học để bắt đầu lại từ đầu. Phải có dũng khí đứng lên làm lại từ đầu sau những vấp ngã và thất bại nặng nề. Tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự và sẵn sàng ra chiến trường khi tổ quốc lâm nguy.

Để sống tốt đẹp và hạnh phúc, chúng ta phải tranh đấu không ngừng để chống lại sự hèn nhát và tăng cường dũng khí. Mỗi người hãy vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và cách sống hèn kém, mờ nhạt để mạnh mẽ, dũng cảm, dấn thân và trải nghiệm những điều kỳ diệu của cuộc sống. Lòng dũng cảm không sẵn có nhưng có thể rèn luyện được. hãy tin tưởng điều đó. Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn đến thành công.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Nghị luận xã hội bàn về quan điểm "Không có ai là hoàn hảo cả"

Nghị luận về ý kiến "Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách

Đoạn văn ngắn Nghị luận về an toàn giao thông

Nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình

Nghị luận về Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn!

1 6,276 18/12/2023