TOP 5 mẫu Dàn ý phân tích Sóng (2024) SIÊU HAY
Dàn ý phân tích Sóng lớp 12 gồm 5 dàn ý mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Dàn ý phân tích Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12
Bài giảng Ngữ văn 12 Sóng
Dàn ý phân tích Sóng (mẫu 1)
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
- Giới thiệu bài thơ Sóng: sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.2. Thân bài
2. Thân bài
2.1 Bản chất, quy luật của “sóng” và “em”
- Khổ 1: + sử dụng nghệ thuật tương phản: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, từ đó khái quát trạng thái đối lập của sóng, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).
+ Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được bản tính của sóng, nên “sóng ” muốn tìm đến không gian rộng lớn, hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.
- Khổ 2: +“Ôi con sóng ... và ngày sau vẫn thế”: dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời.
+ “Nỗi khát vọng tình yêu ... ngực trẻ”: liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.
2.2 Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu
+ Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
- Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.
2.3 Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu
- Khổ 5: +Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.
+ Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ.
- Khổ 6: + Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
+ Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim.
2.4. Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
- Khổ 7: khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
- Khổ 8: + “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua”: cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận.
+ “Như biển kia ... bay về xa”: cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.
- Khổ 9: + “Làm sao” gọi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
+ Đó là khát khao của người phụ được sống “biển lớn trong tình yêu ” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.
3. Kết bài
- Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng
- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, ...
- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.
Dàn ý phân tích Sóng (mẫu 2)
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng.
2. Thân bài
a. Bốn câu thơ đầu
Tính từ trái nghĩa “dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.
Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.
b. Khổ thơ thứ 2
Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.
Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.
c. Khổ thơ thứ tư
Trước biển lớn, người con gái suy tư về tình yêu của mình.
Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là suy nghĩ của cô gái về cội nguồn của tình yêu.
d. Khổ thơ thứ năm
Tự vấn về nguồn gốc của con sóng: sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu thì không lí giải được.
Sự lí giải, cắt nghĩa về cội nguồn của sóng dẫn đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu. Tình yêu đầy bí ẩn không thể giải thích được cội nguồn của nó, thời điểm mà nó bắt đầu.
→ Cách cắt nghĩa mới mẻ, phóng khoáng.
e. Khổ thơ thứ sáu
Tâm trạng nhớ nhung da diết, khắc khoải của con sóng, dù con sóng ở bất cứ nơi nào vẫn chỉ nhớ về bờ, hướng về ngày ngày đêm đêm cho đến khi vào được đến bờ.
Người con gái luôn một lòng một dạ hướng về người mình yêu thương, nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên luôn thường trực. Nỗi nhớ ấy theo họ cả vào trong mộng, sống trong giấc mơ của họ. Đó không chỉ là tấm lòng thủy chung sâu sắc của người con gái mà còn là khao khát tình yêu, được thể hiện yêu thương với người yêu của mình.
f. Khổ thơ thứ bảy
“Dẫu…” lặp cấu trúc khẳng định dứt khoát nỗi nhớ và niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.
Dù cho đi đến bất cứ nơi nào thì trong lòng người con gái ấy cũng luôn hướng về người yêu vì trong tim cô người yêu là phương hướng duy nhất dẫn lối cho cô vượt qua mọi khoảng cách, mọi khó khăn.
g. Khổ thơ thứ tám
Con sóng dù ở ngoài khơi xa thế nào, dù khó khăn thế nào cũng vẫn tìm được đến bến bờ.
Người con gái dù đa sầu đa cảm, suy tư trăn trở thế nào cuối cùng rồi cũng sẽ được hạnh phúc.
h. Khổ thơ thứ chín
Người con gái ấy còn nhiều lo lắng, trăn trở: năm tháng còn rất dài, biển kia bao la đến đâu nhưng liệu có đủ sức để giữ những đám mây ở lại bên mình mãi mãi?
Người con gái dù có yêu nhiều đến đâu, có khao khát nhiều đến đâu nhưng liệu có giữ được người yêu, được tình yêu này ở lại cùng mình và vẫn vẹn nguyên như lúc đầu?
i. Khổ thơ cuối
Khi con sóng tan ra thành những bọt nước nhỏ sẽ được ở lại với biển khơi mãi mãi, sẽ không còn những đau khổ, những lo lắng. Đó cũng là ước muốn của người con gái, khao khát được sống với tình yêu, với người mình yêu thương trọn đời trọn kiếp.
→ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: mượn nét tương đồng của con sóng để diễn tả nội tâm của người con gái trong tình yêu giúp bạn đọc dễ hình dung ra và có những liên tưởng thú vị.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Dàn ý phân tích Sóng (mẫu 3)
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. Chị là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
- Giới thiệu bài thơ Sóng: Bài thơ được sáng tác năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.
II. Thân bài
1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
- Khổ 1:
- Sử dụng nghệ thuật tương phản: “dữ dội - dịu êm”, “ồn ào - lặng lẽ”, từ đó khái quát trạng thái đối lập của sóng, gợi liên tưởng đến tâm lý của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).
- Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được mình, nên “sóng” muốn tìm đến không gian rộng lớn, hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.
- Khổ 2:
- “Ôi con sóng... và ngày sau vẫn thế”: Dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời.
- “Nỗi khát vọng tình yêu... ngực trẻ”: Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.
2. Suy nghĩ nguồn gốc của tình yêu
- Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
- Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.
3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu
- Khổ 5:
- Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: “ngày” - “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.
- Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ.
- Khổ 6:
- Nghệ thuật tương phản “xuôi - ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
- Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim.
4. Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
- Khổ 7: Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
- Khổ 8:
- “Cuộc đời tuy dài thế/Năm tháng vẫn đi qua”: Cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận.
- “Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa”: Cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.
- Khổ 9:
- “Làm sao” gọi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
- Đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận chung về bài thơ Sóng.
Dàn ý phân tích Sóng (mẫu 4)
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh (tiểu sử, phong cách thơ...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sóng” (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính....)
II. Thân bài
1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
- Thủ pháp đối lập “dữ dội - dịu êm”, “ồn ào - lặng lẽ”: cho thấy các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lý của người phụ nữ khi yêu.
- Hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường.
- Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa ... Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ
2. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu
- Sử dụng các câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: Thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lý giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.
- Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lý giải.
3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu
- Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu.
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”, “ngày đêm không ngủ được”.
- Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”.
- Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình.
=> Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả.
- Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:
- “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”: ngược với cách nói thông thương.
- “Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh - một phương”: Khẳng định lòng thủy chung son sắc trong tình yêu.
=> Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu
4. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt
- Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
- Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”.
- “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
- Khát khao của người phụ nữ được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Cảm nhận chung về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Dàn ý phân tích Sóng (mẫu 5)
I. Mở bài
- Có lẽ thơ ca sinh ra là để viết về tình yêu.Biết bao nhà thơ đã hao mòn bút lực trong đề tài này và đã có những vần thơ bất hủ. Đề tài vừa cũ nhưng lại luôn mới như tình yêu con người. Tìm đến đề tài quen thuộc nhưng tạo ra chỗ đứng trên thi đàn là một điều không hề dễ nhưng Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ nổi bật trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã làm được điều đó
- Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Bài thơ diễn tả tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những rung động, trăn trở, băn khoăn đầy khao khát.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác 29.12.1967. Lúc này trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ vô cùng ác liệt, dữ dội
2. Hai khổ thơ đầu:Những đặc điểm về tình yêu của con người nói chung và người con gái nói riêng
- Xuân Quỳnh đã sử dụng những đặc tính của sóng để biểu đạt những sắc thái của tình yêu trong “em” có sự “dữ dội” mà cũng rất “dịu êm”, có “ồn ào” nhưng vẫn “lặng lẽ”. Có những biểu hiện đối lập cùng tồn tại, sóng bất thường và tình yêu của em cũng bất thường như sóng.
- Sóng luôn tự tìm về biển nên mới “tìm ra tận bể”: những bí ẩn của sóng và những bí ẩn trong nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật tinh tế.
- Con sóng tình yêu muốn vượt ra khỏi những gì hạn hẹp để đến với bể lớn tình yêu bát ngát. Nỗi niềm của “em”, của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh hiểu thấu và nói lên bằng hình ảnh thơ cụ thể mà cũng thật trừu tượng.
- “con sóng ngày xưa…ngày sau vẫn thế…” : con song muôn đời vẫn thế, luôn trẻ trung, vĩnh hằng, bất diệt với thời gian, năm tháng cũng như tình yêu luôn tồn tại, gắn liền với ước mơ, khao khát về hạnh phúc, cuộc sống của tuổi trẻ
3. Hai khổ 3 và 4: Nguồn cội của tình yêu khiến tác giả có những trăn trở của riêng mình.
- Trước không gian bao la vô ngần, thời gian hữu hạn nhân vật “em” bất giác nghĩ về “anh”, về “em”, về tình yêu của chúng ta. Lấy cớ hỏi sóng đến từ đâu nhưng cái chính là muốn hỏi về chính nguồn cội tình yêu của mình. Ở đây ta thấy được nhà thơ nhấn mạnh niềm khát khao yêu và được yêu, được nhận thức về chính bản thân mình và về tình yêu bất hủ muôn đời.
- Tình yêu từ lâu vốn dĩ chứa đựng nhiều điều bí ẩn, khó lí giải. Khi yêu người ta khó phân định rõ ràng, trái tim lúc này không dễ dàng tuân theo một qui luật rõ ràng. Vì thế mà nhà thơ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi “khi nào ta yêu nhau?” nhưng rồi cũng như sóng và gió, không thể cắt nghĩa chúng.
4. Khổ 5 và 6:Sự sóng đôi hai hình tượng em và sóng để diễn tả nỗi nhớ
- Hình tượng sóng nhớ thương bờ: Dưới những tầng sâu của đại dương, nỗi nhớ của con sóng cuồn cuộn đến dày vò. Một khi kìm nén không nổi, sóng trào dâng lên mặt biển từng đợt ào ạt, lan rộng, sóng cứ xôn xao, thao thức, điên đảo. Như thế mới thấy nỗi nhớ bao trùm cả không gian chiếm lĩnh luôn thời gian, cuốn hút mọi tâm tư, đó chính là lúc người con gái đang bị nhấn chìm trong biển nhớ.
→ Qua đó thể hiện một tình yêu nồng nàn, đắm say nhưng vô cùng kín đáo.
- Cái tôi trữ tình lúc này tách ra khỏi hình tượng sống để bày tỏ, mạnh dạn nói cho cạn kiệt nỗi nhớ của mình:
+ Giọng thơ thì thầm, thủ thỉ, ân cần bộc bạch nỗi nhớ nhung. Không ngủ được, chợp mắt rồi lại mơ, thao thức nhớ nhung. Đó là quy luật của tình cảm tình nhiên của người đang yêu. Nỗi nhớ khắc khoải vượt ra khỏi lí trí.
+ Nỗi nhớ đi từ cõi ý thức sang vô thức, tiềm thức.
→ Qua đó thấy được tình yêu của người con gái chân thành, sâu thẳm, và duy nhất. Một tâm hồn đẹp, khi kín đáo biểu lộ lúc chân tình bày tỏ nỗi lòng nhưng vẫn mang nét nữ tính
- Nỗi nhớ dịu lại, nhân vật “em” tự soi chiếu lòng mình để nhận ra những điều mới mẻ của tình yêu.
+ “Nghĩ”: động từ vừa gợi sự nghĩ ngợi mà cũng là đang tơ tưởng, đây là một biểu hiện của nỗi nhớ nhẹ nhàng, sức cuốn hút của tình yêu.
+ Xuân Quỳnh có cách nói lạ: “xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam” để thấy được sự trắc trở, thử thách đến với tình yêu. Hơn nữa nổi rõ lên phẩm chất và sức mạnh của tình yêu, người con gái mang một tâm hồn trẻ, đẹp, thủy chung và son sắc
5. Còn lại: Tình yêu luôn gắn liền với những khó khăn, trắc trở như thế mới thấy khát vọng tình yêu đẹp đến thế nào.
- Khó khăn, thách thức trong tình yêu chưa bao giờ khiến người con gái chùn bước, sau tất cả sóng “con nào chẳng tới bờ” thì với “em” có gian truân thế nào lòng vẫn một mực ‘hướng về anh”
- Nhân vật trữ tình chìm đắm trong suy tư, ngẫm về cuộc đời, ý thức về quan hệ giữa con người với vũ trụ, thấy thời gian vô tình, đời người càng trở nên ngắn ngủi. Xuân Quỳnh thể hiện niềm tiếc, lo âu về việc nắm lấy hạnh phúc hiện tại.
- Tiếp tục là sự nhận thức về thời gian một đi sẽ không trở lại, không thể tìm thấy cuộc đời lần thức hai nên nhà thơ thể hiện rõ sự nuối tiếc, nỗi buồn vươn vấn chỉ biết gửi khát vọng của mình vào đất trời vô tận.
III. Kết bài
- Ngôn ngữ thơ giản dị, nhạc thơ, âm hưởng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu chất suy tư, trí tuệ.
- Đề tài tình yêu và bài thơ sóng luôn mang một nét riêng chỉ có ở Xuân Quỳnh…
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12