TOP 48 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ (2024) SIÊU HAY

48 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 8934 lượt xem
Tải về


48 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ

TOP 15 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, "Vợ chồng A Phủ" cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị, A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Thông qua những miêu tả chi tiết về thái độ cũng như những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong Mị hay cũng chính là sức sống của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn này còn thể hiện ở chỗ Tô Hoài không chỉ hướng đến phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân mà còn hướng họ đến con đường "sáng" - đi theo cách mạng để giải phóng bản thân, giải phóng quê hương, đất nước.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 5

Đọc Vợ chồng A Phủ, ta mới thấy được tài năng của Tô Hoài trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được thể hiện rõ nét. Truyện đã vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa, nói lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực. Ngoài ra, Tô Hoài còn đưa đến một thông điệp về giá trị sống: Trong cực khổ, bần hàn vẫn cần cố gắng, sống và quyết tâm vươn tới những chân trời tự do, tin tưởng ở tương lai tươi đẹp.

TOP 15 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 6

Qua nhân vật và tình huống truyện, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội, cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 7

Vợ chồng A Phủ qua việc khắc họa sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách Mị đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua phân tích nhân vật Mị nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 8

Vợ chồng A Phủ là bản tố cáo đanh thép đối với những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc , sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 9

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tài tình cùng ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn, truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" đã mang đến cho độc giả một câu chuyện đầy tính nhân văn. Thông qua tác phẩm, người đọc lĩnh hội được nhiều thông điệp về cuộc sống: có áp bức, có đấu tranh và vùng lên để giành lấy hạnh phúc của mình.

TOP 15 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 10

Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ cho ta thấy cuộc sống đầy khổ cực của nhân dân ta trước cách mạng, tố cáo mạnh mẽ xã hội thời bấy giờ sự lộng quyền của bọn nhà giàu chúa đất ép con người ta đến bước đường cùng. Tác phẩm cũng đề cao giá trị con người, giá trị của sự đổi thay vùng lên phản kháng, người dân đã đến với cách mạng, tìm đến với tự do, hạnh phúc. Những trang văn cũng chính là tiếng nói làm nổi bật lên nét tài hoa của nhà văn Tô Hoài để tên tuổi ấy mãi đi vào lòng bạn đọc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 11

Tóm lại, có thể khẳng định, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm mẫu mực nhất khi viết về thiên nhiên và con người miền núi. Qua “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã khẳng định tên tuổi của mình trong văn đàn đồng thời ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bao thế hệ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 12

Với những cảnh đời éo le, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng như mãi mãi phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã tỉnh ngộ, vùng dậy một cách bất ngờ và cương quyết, đó chính là thành công lớn nhất của tác phẩm và lá giá trị cao đẹp của tác phẩm. Tác giả đã có sự cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị và A Phủ, trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của hai con người đau khổ này.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 13

Tóm lại "Vợ chồng A phủ" mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 14

Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến nội tâm và hành động nhân vật tự nhiên và sống động. Đó cũng là quy luật tự nhiên tất yếu của sự sống. Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, phải đào bởi bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía người cùng khổ để sống và viết.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 15

Rõ ràng “Vợ chồng A Phủ” mãi mãi là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Mỗi 1 tác phẩm văn học chân chính là 1 lời đề nghị về cách sống, có khả năng nhân đạo hóa con người. “Vợ chồng A Phủ” là 1 tác phẩm như vậy. Nó là 1 minh chứng cho lời nhận định của nhà văn Nguyễn Khải: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ, hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…”

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 16

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 17

Mị trong Vợ chồng A Phủ là một nhân vật điển hình cho nhiều đồng bào miền núi phía Bắc có số phận bất hạnh, phải chịu cảnh áp bức bóc lột của cả cường quyền và thần quyền trong giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Với tình cảm gắn bó tha thiết và đôi mắt thấu hiểu của mình Tô Hoài không chỉ phản ánh hiện thực xã hội đầy khắc nghiệt mà còn thông qua đó bộc lộ những vẻ đẹp tiềm ẩn trong từng nhân vật, mà ở Mị là vẻ đẹp tài năng, nhan sắc, nhân cách, sự khao khát tự do mãnh liệt, tình yêu cuộc sống tha thiết, sự phản kháng mạnh mẽ đối với những bất công mà cô phải gánh chịu, để tự giải thoát cho chính bản thân và cả người khác.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 18

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 19

Khen thay cho tài năng xây dựng nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân chúng ta càng thấy rõ hơn điều đó. Việc miêu tả chi tiết, đặc tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị cho thấy nhà văn đã thực sự nhập tâm vào nhân vật. Ông đã biến chính mình thành Mị đã suy nghĩ, để hành động và cảm nhận. Nhờ thế, mà nhân vật của nhà văn vô cùng sinh động, chân thực và có chiều sâu hơn về tâm lý. Sự thay đổi tâm lý, tâm trạng của Mị trong đêm tình ấy đã nung nấu trong lòng cô ngọn lửa đấu tranh, khát khao sống tự do. Nó mang tới cho bạn đọc thông điệp, tận sâu trong tim mỗi người luôn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Vì thế hãy sống sao cho ý nghĩa, đừng sống hoài sống phí.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 20

Đọc Vợ chồng A Phủ, ta mới thấy được tài năng của Tô Hoài trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được thể hiện rõ nét. Truyện đã vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa, nói lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực. Ngoài ra, Tô Hoài còn đưa đến một thông điệp về giá trị sống: Trong cực khổ, bần hàn vẫn cần cố gắng, sống và quyết tâm vươn tới những chân trời tự do, tin tưởng ở tương lai tươi đẹp.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 21

Thông qua những miêu tả chi tiết về thái độ cũng như những chuyển biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong Mị hay cũng chính là sức sống của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Giá trị nhân văn sâu sắc của truyện ngắn này còn thể hiện ở chỗ Tô Hoài không chỉ hướng đến phản ánh cuộc sống khổ đau của người nông dân mà còn hướng họ đến con đường "sáng" - đi theo cách mạng để giải phóng bản thân, giải phóng quê hương, đất nước.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 22

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 23

Hình tượng tiếng sáo được xây dựng sống động bởi ngôn từ mang đậm hơi thở cuộc sống, hình ảnh giàu sức gợi, cách dẫn truyện tự nhiên, khiến chữ chữ đứng trên trang giấy. Hình tượng đậm tô vẻ đẹp của con người lao động trong cơ cực vẫn mang tâm hồn trong sáng, giàu khát vọng, đồng thời giúp ta cảm nhận nét phong phú của văn hóa vùng cao và kết tinh tài năng tả cảnh, khắc họa tâm lý nhân vật tài tình. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” quả thực vượt lên sự băng hoại của thời gian bởi những ý nghĩa hình tượng tiếng sáo mang lại.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 24

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 25

Vợ chồng A Phủ qua việc khắc họa sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách Mị đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua phân tích nhân vật Mị nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 26

Mùa xuân rồi cũng qua đi nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị đã được khơi dậy và chờ dịp bùng lên. Với nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế Tô Hoài đã đem đến cho nhân vật một hướng đi, một cuộc đời mới. Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy tài năng của Tô Hoài cùng những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 27

Xuất sắc chấm màu xanh lá ngón vào bức tranh xô bồ của thời cuộc, Tô Hoài đã đưa “lá ngón” từ chỗ độc dược ngàn đời của núi rừng, là cái chết từ thiên nhiên, nay bỗng nhiên lại là sự giải thoát. Lá ngón xuất hiện ba lần với ba tầng ý nghĩa ngày càng sâu sắc hơn, dữ dội hơn. Cái độc của lá ngón vậy ra vẫn còn thua cái độc của xã hội. Lá càng độc là đớn đau đồng bào chịu càng nhiều. Lá ngón trở thành dấu hiệu báo động cho sự khẩn thiết, cầu cứu của đồng bào miền cao đối với Cách mạng còn quá xa và cũng chính là tư tưởng nhân đạo cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta qua hồn thiêng gió núi của đại ngàn Tây Bắc xa xăm!

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 28

Vợ chồng A Phủ là bản tố cáo đanh thép đối với những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc , sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 29

Như vậy hình ảnh nắm lá ngón trở đi trở lại ba lần trong tác phẩm với những tầng ý nghĩa khác nhau không chỉ bộc lộ những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Mị mà còn mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc khi ngầm nói về cái sự độc hại của nền phong kiến thần quyền cường quyền đang thống trị vùng núi Tây Bắc. Mà ở đấy những con người như Mị đang phải hàng ngày chịu sự áp bức và những bi kịch không hồi kết, họ không thể nào tự thoát ra khỏi cái độc hại ghê gớm ấy, mà chỉ có thể bị động phản kháng bằng một nắm lá ngón, thế nhưng cuối cùng quyền quyết định có được ăn nó hay không cũng không nằm trong bàn tay của họ. Càng nghĩ lại càng đau đớn xót xa.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 30

Ở đoạn văn này, tác giả miêu tả hành động của Mị rất ít, nhưng người đọc vẫn bị cuốn hút bởi một con người đang từ cõi âm u mơ hồ trỗi dậy, có một sức sống tiềm tàng mà không một thế lực tàn ác nào vùi dập được. Không gian, thời gian, giọng kể chuyện của tác giả đều phù hợp với diễn biến phức tạp của tâm trạng Mị. Tô Hoài đã dẫn dắt người đọc dõi theo tâm trạng ấy, khi thiết tha bồi hồi, khi nghẹn ngào xót xa! Đoạn văn miêu tả tâm trạng Mị trong đêm xuân thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị; thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 31

Quả thật, ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ đã giúp nhà văn thể hiện quan niệm cùng tư tưởng của tác phẩm. Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân của tác phẩm là một chi tiết nghệ thuật đắt giá. Được miêu tả với nhiều cung bậc, sắc thái thẩm mĩ khác nhau, chi tiết không chỉ có tác dụng đánh thức niềm khao khát sống trong tâm hồn tưởng như đã chai sạn của Mị mà còn góp phần cho ta hình dung được phần nào những hiểu biết sâu sắc của tác giả về những nét văn hóa tinh thần giá trị của con người Tây Bắc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 32

Trong chuyện “Vợ chồng A Phủ”, tiếng sáo của nhà văn Tô Hoài như chúng ta vừa cảm nhận cũng đã được chau chuốt bằng sắc màu, âm thanh đẹp đẽ, uyển chuyển, không thua kém bất cứ một áng thơ nào. Dường như với tài năng và tấm lòng yêu thương con người của ông, ngòi bút văn xuôi trở nên mềm mại, trữ tình. Hình tượng “tiếng sáo” trong thiên truyện đặc sắc này phong phú độc đáo và sâu lắng hơn. Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, chúng ta không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vì đấy là một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đẫm chất dân tộc và chất thơ. Bởi vì, đấy cũng là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất đáng trân trọng của ngòi bút Tô Hoài.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 33

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài là một tâm trạng hỗn hợp: vui sướng và đau khổ, ham sống và tủi nhục muốn chết. Trong bóng tối nặng nề ấy, hành động của Mị rất ít. Phần lớn là những dòng nội tâm đang trỗi dậy tuôn trào trong lòng Mị. Tác giả đã bộc lộ rõ nét tài năng miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật một cách chân thật, sinh động. Sự trỗi dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân tuy không thay đổi số phận nhưng nó là tiền đề quan trọng cho những đột biến lớn lao trong cuộc đời Mị.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 34

Hành động của chạy theo A Phủ của Mị là một hành động mang tính bước ngoặt lớn, minh chứng rằng một con người chỉ cần có tấm lòng khao khát tự do, sự vùng dậy mạnh mẽ, sức sống tiềm tàng mãnh liệt thì họ có thể tự giải thoát cho mình bất cứ lúc nào. Đánh dấu một bước chuyển biến mới trong tư duy của những con người ở miền núi, cường quyền và thần quyền phong kiến đã đến ngày tận thế, suy tàn, không còn phù hợp trong thời đại mới, không còn đủ sức để đàn áp con người thấp cổ bé họng nữa. Mà có thể một mai đây chính nó sẽ bị những con người này lật đổ, để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn công bằng hơn.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 35

Với diễn biến tâm trạng vừa phức tạp, vừa hợp lí, Mị đã thực hiện cuộc nổi loạn đầu tiên, thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ. Mặc dù chưa thành công, ty khát vọng hạnh phúc chưa thành hiện thực, nhưng cuộc vượt thoát trong đêm tình mùa xuân vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho thấy ẩn đằng sau người phụ nữ bị nô lệ hóa, tưởng như chai sạn vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Đồng thời khát vọng hạnh phúc bị chặn đứng cũng mang giá trị tố cáo, phê phán sâu sắc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 36

Nhân vật Mị và A Phủ chính là hiện thân của kiếp đời nô lệ dưới chế độ phong kiến được nhà văn Tô Hoài xây dựng từ những chất liệu hiện thực gần gũi nhất, thẳng thắn nhất. Qua hai nhân vật, tác giả gián tiếp khắc họa cuộc sống và số phận của người dân lao động trước Cách mạng, là tiếng nói mang tính tố cáo, lên án những kẻ lợi dụng chức quyền đã vùi dập con người, đứng trên lập trường của nhân dân, bảo vệ người dân lao động, tố cáo tội ác của quân thù và bọn bất lương. Qua tác phẩm, Tô Hoài cũng gửi gắm sự nâng niu, trân trọng đến nhân vật của mình hay chính là những người dân vùng núi phía Bắc, tìm kiếm sự lay động trong lòng độc giả khi chứng kiến những khó khăn, gian khổ mà nhân vật phải trải qua.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 37

Bằng tấm lòng gắn bó cùng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài không chỉ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, khoáng đạt mà còn giúp người đọc hiểu hơn về văn hóa, về cuộc sống, thân phận những người nông dân Tây Bắc trước cách mạng. Đó là những con người khốn khổ bị vây hãm, chà đạp bởi cường quyền, thần quyền: Mị, A Phủ, thế nhưng dù bị áp bức đến tận cùng thì họ vẫn mang theo niềm tin, sự sống mãnh liệt để vươn lên khỏi cái bạo tàn để giải phóng bản thân.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 38

Vợ chồng A Phủ qua việc khắc hoạ sâu sắc cuộc đời số phận, tính cách Mị đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời qua phân tích nhân vật Mị nó cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động. Đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 39

Như vậy, tùng bước, theo sự phát triển của mạch truyện và diễn biến tâm lí nhân vật, hành động cởi trói của Mị là một lựa chọn nghệ thuật đích đáng. Trong sự khắc họa tính cách nhân vật, có thể xâu chuỗi những biểu hiện nhất quán: dự định ăn lá ngón tự tử đến dự định đi chơi trong đêm mùa xuân và cuối cùng là cởi trói. Điều đó nói lên, sự sống, ý thức và niềm khao khát về hạnh phúc chưa hề lụi tàn trong con người Mị, có khi nó được bộc lộ ra, có khi tiềm tàng sống đó là một sức sống mãnh liệt. Khẳng định điều này, Tô Hoài đã bộc lộ một cách nổi bật tư tưởng nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 40

"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thế lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo tàn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đầy. Đồng thời, "Vợ chồng A Phủ" cũng là tiếng nói cảm thông, trân trọng của nhà văn Tô Hoài đối với những người nông dân nghèo, bất hạnh như Mị, A Phủ. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt đi tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trân trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 41

Mùa xuân rồi cũng qua đi nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị đã được khơi dậy và chờ dịp bùng lên. Với nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế Tô Hoài đã đem đến cho nhân vật một hướng đi, một cuộc đời mới. Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Đồng thời cũng cho thấy tài năng của Tô Hoài cùng những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 42

Đọc Vợ chồng A Phủ ta thấy Mị là bức chân dung tĩnh lặng. Hầu như trong thời gian nhà thống lí Mị chỉ nói có vài ba câu. Nhưng ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy là một sức sống mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch suối ngầm trong mắt. Tiếp xúc với Vợ chồng A Phủ ta nhớ, ta yêu một cô Mị ở Hồng Ngài càng bị đọa đày, đau khổ càng khao khát muốn vươn lên một cuộc sống tốt lành. Một cô Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt để có thể hiểu hơn một cô Mị du kích Phiềng Sa sau này.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 43

Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động ở vùng cao Tây Bắc. Họ hiện lên không chỉ là những con người cần cù, chịu thương chịu khó mà Tô Hoài đã phát hiện ở họ một vẻ đẹp của sức sống. Chính vì vậy vậy, ta vừa thấy ở nhân vật Mị những nét kham khổ, chịu đựng quen thuộc khi nói về người phụ nữ, nhưng ta còn bắt gặp ở Mị cả một sức sống mạnh mẽ. Và sức sống đã đã giúp Mị phá tan xiềng xích nô lệ thần quyền, phá tan xiềng xích của bọn cường hào ác bá. Có thể nói, tác phẩm là khúc ca khải hoàn về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 44

Đọc Vợ chồng A Phủ, ta mới thấy được tài năng của Tô Hoài trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật. Mỗi hành động, mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được thể hiện rõ nét. Truyện đã vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa, nói lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực. Ngoài ra, Tô Hoài còn đưa đến một thông điệp về giá trị sống: Trong cực khổ, bần hàn vẫn cần cố gắng, sống và quyết tâm vươn tới những chân trời tự do, tin tưởng ở tương lai tươi đẹp.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 45

Mị trong Vợ chồng A Phủ là một nhân vật điển hình cho nhiều đồng bào miền núi phía Bắc có số phận bất hạnh, phải chịu cảnh áp bức bóc lột của cả cường quyền và thần quyền trong giai đoạn trước cách mạng tháng tám. Với tình cảm gắn bó tha thiết và đôi mắt thấu hiểu của mình Tô Hoài không chỉ phản ánh hiện thực xã hội đầy khắc nghiệt mà còn thông qua đó bộc lộ những vẻ đẹp tiềm ẩn trong từng nhân vật, mà ở Mị là vẻ đẹp tài năng, nhan sắc, nhân cách, sự khao khát tự do mãnh liệt, tình yêu cuộc sống tha thiết, sự phản kháng mạnh mẽ đối với những bất công mà cô phải gánh chịu, để tự giải thoát cho chính bản thân và cả người khác.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 46

Với diễn biến tâm trạng vừa phức tạp, vừa hợp lí, Mị đã thực hiện cuộc nổi loạn đầu tiên, thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ. Mặc dù chưa thành công, ty khát vọng hạnh phúc chưa thành hiện thực, nhưng cuộc vượt thoát trong đêm tình mùa xuân vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó cho thấy ẩn đằng sau người phụ nữ bị nô lệ hóa, tưởng như chai sạn vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Đồng thời khát vọng hạnh phúc bị chặn đứng cũng mang giá trị tố cáo, phê phán sâu sắc.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 47

Nhà văn đã miêu tả quá trình diễn biến nội tâm và hành động nhân vật tự nhiên và sống động. Đó cũng là quy luật tự nhiên tất yếu của sự sống. Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã phải đi, phải nhìn, phải nghe, phải suy ngẫm, phải đào bởi bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. Đó là tấm lòng của một nhà văn lớn luôn đứng về phía người cùng khổ để sống và viết.

Kết bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 48

Có thể nói sức sống tiềm tàng của Mị là sức hấp dẫn của nhân vật này trong thời gian Mị ở Hồng Ngài. Tô Hoài đã đặt Mị trong mối xung đột xã hội gay gắt, những thế lực tàn bạo của xã hội phong kiến thống trị của người H-mông đã chà đạp lên số phận của nàng, tưởng như nàng không còn con đường nào thoát khỏi sự hủy diệt. Vậy mà chính sức sống tiềm ẩn của nàng đã tự cứu nàng. Tô Hoài đã miêu tả một cách xuất sắc sự vận động nội tâm của nhân vật và dẫn đến hành động phản kháng tháo cũi phá lồng giải thoát. Chính sức sống mãnh liệt của Mị khi gặp ánh sáng cách mạng thì như hạt giống tốt gieo lên mảnh đất phù sa. Mị đã trở thành nhân tố tích cực trong đội du kích Phiềng Sa của A Phủ sau này cũng là điều dễ hiểu.

1 8934 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: