TOP 3 mẫu Đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì (2024) SIÊU HAY
Đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì
Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì?
Đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì (mẫu 1)
“Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì?”. Bạn đã từng nhận được câu hỏi này chưa? Tôi tin là đã. Và thoáng trong đầu bạn là làm kĩ sữ, nhà thiết kế thời trang, làm người mẫu, diễn viên, giáo viên, bác sĩ, công an… Nhưng nếu chỉ là lựa chọn để trả lời câu hỏi kia thì quá đơn giản. Vì nó được đặt trong giả thiết, nghĩa là nó đã tạo cho bạn một hoàn cảnh thoải mái để quyết định sự lựa chọn của mình, không bị ai ràng buộc và sắp đặt. Và chắc chắn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn "điên rồ", "không tưởng" sẽ được nói ra. Điều đó chẳng quan trọng, cơ bản là bạn được trả lời thật với lòng mình. Suy cho cùng ai chẳng mơ ước này nọ, ai chả có đam mê cho riêng mình. Muốn làm nghề này, nghề kia là khao khát của bất cứ người nào. Chỉ có điều, bạn dám sống với tất cả đam mê của mình để được làm nghề mình yêu thích hay không? Có bạn trẻ thích kinh doanh, ngay từ lúc còn đi học bạn ấy đã mải mê với sở thích “đi buôn” của mình, đăng bán từ những mặt hàng bé nhất… Sau này học xong, khi các bạn cùng trang lứa còn đang loay hoay tìm việc cho mình thì bạn ấy đã trở thành chủ của hai cửa hàng thời trang lớn. Khi đó, câu hỏi bạn thích làm nghề gì đã được trả lời. Nhưng con số đó thật ít ỏi, vẫn còn rất nhiều các bạn trẻ ngoài kia, học đến lớp 12 rồi không biết mình thích nghề gi, không biết mình sẽ làm nghề gì. Thậm chí có bạn học thật giỏi, đỗ đạt trường này trường kia nhưng rồi ra trường đi làm xe ôm thời công nghệ… Cũng chẳng có gì là xấu nhưng nó lại là một câu hỏi lớn về việc, các bạn ấy đã lựa chọn được nghề cho mình chưa? Cuộc đời thực ra là một dòng chảy, chảy đến một quãng nào đó, nó sẽ đòi hỏi bạn lựa chọn ngã rẽ của mình. Lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy, nó sẽ quyết định việc lựa chọn ngã rẽ cuộc đời bạn. “Nếu” chỉ là một giả thiết thôi, nhưng nó lại thực quan trọng để bạn xác định mình cần làm gì để tìm kiếm được nghề mà mình yêu thích và theo đuổi nó. Bạn đã thực sự sẵn sàng lựa chọn nghề nghiệp cho mình chưa?
Đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì (mẫu 2)
Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất.Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành công bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc rối lớn và sự trả giá trên con đường nghề nghiệp của mình. Bên cạnh các ý lớn đó, bạn còn phải quan tâm tới môi trường làm việc, đối tượng mà bạn sẽ làm việc cùng sau này, mục đích bạn chọn nghề đó. Sau khi các bạn quyết định chọn nghề rồi, các bạn mới quyết định chọn trường.
Đoạn văn nghị luận: Nếu được lựa chọn, bạn sẽ làm nghề gì (mẫu 3)
Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau. Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12