TOP 36 mẫu Kết bài Tây Tiến (2024) SIÊU HAY

Kết bài Tây Tiến lớp 12 gồm 36 kết bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 6,723 18/12/2023


Kết bài Tây Tiến - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Tây Tiến

Kết bài Tây Tiến (mẫu 1)

Bằng bút pháp nghệ thuật tả thực cùng cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã tạo ra một thi phẩm tuyệt vời. Chân dung người lính Tây Tiến đã được khắc họa rất rõ qua lời thơ và nỗi nhớ của tác giả dành cho tiểu đội của mình. Quả thực, "Tây Tiến" xứng đáng là bản anh hùng ca của chùm thơ cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 2)

Tây Tiến là bài thơ đặc sắc nhất góp phần đưa tên tuổi Quang Dũng lên một tầm cao mới của nghệ thuật. Với ngòi bút tài hoa, lãng mạn của mình Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính vừa bi tráng vừa tài hoa, hai chất thơ ấy không thể tách rời mà hoà quyện vào nhau tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ được xây dựng làm nền góp phần tô đậm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến lạc quan, yêu đời.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 3)

"Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ – chiến sĩ, Quang Dũng đã chạm khắc vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long – Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ cùng những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 4)

Cái tinh thần “một đi không trở lại” (nhất khứ bất phục hoàn) thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả, đoàn quân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi mà Tây Tiến đã đi qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy” đã thành thời điểm một đi không trở lại. Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ lặp lại cái thời mơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong một hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 5)

Tây Tiến là một đài kỉ niệm bất hủ bằng thơ, khắc ghi những hình ảnh và rung động của một thời hào hùng, khốc liệt, của một thế hệ trẻ đã từng "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".

Kết bài Tây Tiến (mẫu 6)

Tuy nhiên, thơ hay ta không nên truy theo nghĩa riêng để làm mất đi vẻ đẹp của bài thơ ấy, ta phải truy theo nghĩa chung. Dù có đến quán kiều như Quang Dũng, dù có nhớ dáng hình yêu kiều của người con gái đi chăng nữa thì tất cả những người lính đều nhớ về quê hương, nhớ về Hà Nội với những con đường nồng nàn hoa sữa:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Kết bài Tây Tiến (mẫu 7)

Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Và cũng khó có thể có được bài thơ Tây Tiến thứ hai.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 8)

Hơn năm mươi năm qua, bài thơ Tây Tiến vẫn còn sức quyến rũ với người đọc hôm nay, gợi về những năm tháng không thể nào quên trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, Quang Dũng diễn đạt tài tình nỗi gian khổ trên những con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến, dựng lên được hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính với hào khí ngất trời trong chiến đấu và nét hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn. Bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 9)

Quang Dũng đã viết về người lính Tây Tiến với tất cả nỗi nhớ, niềm thương, sự ngưỡng mộ, sự tự hào xen lẫn niềm xót xa tiếc nuối. Nhà thơ viết bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn nhưng nghiêng nhiều về lãng mạn. Bài thơ độc đáo trong việc xây dựng hình ảnh, gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp. Tất cả đã làm sống lại trong lòng người đọc một thời kỳ không thể nào quên của dân tộc. Đọc Tây Tiến ta sẽ thấu hiểu hơn vẻ đẹp của những người lính chống Pháp, hiểu hơn về đất nước ta một thời kỳ trận mạc, hiểu hơn giá trị của hòa bình của sự mất mát hi sinh để ta trân trọng hơn những ngày tháng được sống trong độc lập, tự do hôm nay.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 10)

Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều mà ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm chỉ bắt gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến! Hình ảnh người lính Tây Tiến lung linh ngời sáng với cả hào khí dân tộc!

Kết bài Tây Tiến (mẫu 11)

Phân tích Tây Tiến của Quang Dũng, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ mà tráng lệ đồng thời cũng xây dựng một bức tượng đài người lính hùng dũng đáng ngợi ca, khâm phục. Bằng ngòi bút sắc sảo, giọng thơ sâu lắng nhiều tình cảm, “Tây Tiến” như một ngọn gió mới thổi vào thơ ca Việt Nam một luồng gió mới – một miền kí ức hào hùng sâu sắc.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 12)

Tây Tiến là vừa là khúc tráng ca, vừa là khúc trầm ca, vừa mang vẻ đẹp hào hoa, vừa chứa vẻ đẹp hào hùng. Quang Dũng đã góp thêm cho nền thi ca kháng chiến một tuyệt phẩm về người lính mà ai đi qua cũng phải lưu lại những ấn tượng cho riêng mình.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 13)

Bài thơ Tây Tiến với ba khổ thơ, lần lượt khắc họa những khó khăn, những khoảnh khắc vui tươi cũng như chân dung và tâm hồn người lính. Qua đó làm hiện lên cho ta hình ảnh một đoàn binh oai hùng, bất khuất trong thời kì chiến tranh. Ta thầm cảm ơn những anh hùng ấy vì đã chiến đấu ngoan cường, đem về cho đất nước nền độc lập như ngày hôm nay.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 14)

Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng thực sự gieo vào lòng người nhiều cảm xúc. Là sự ngưỡng mộ, khâm phục cũng như xót xa cho những gì đã xảy ra trong chiến tranh.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 15)

Quang Dũng không chỉ là một nhà thơ chỉ biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng đánh giặc. Có lẽ chính vì vậy mà những bài thơ của ông luôn gắn liền với hình ảnh những người lính cụ Hồ. Và vì đã cùng nhau trải qua những gian lao vất vả trong những cuộc hành quân nên ông đã khắc họa hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng một cách vô cùng chân thật trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Kết bài Tây Tiến (mẫu 16)

Bài thơ là một dòng chảy dài da diết cháy bỏng của Quang Dũng nhớ về đồng đội thân yêu. Với âm hưởng thơ hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn với hình ảnh thơ phong phú sinh động, Quang Dũng đã không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang sơ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình mà ông còn chạm khắc vào lịch sử bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, bi tráng. Chính vì vậy mà bài thơ mãi mãi là một hoài niệm không thể quên trong lòng người đọc bây giờ và mãi mãi về sau.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 17)

Như vậy nhà thơ nhớ đến đơn vị cũ của mình mà thể hiện nó thành những câu thơ giàu cảm xúc. Không những thế trong những câu thơ ấy còn giàu chất họa chất nhạc khiến cho Tây Bắc hiện lên với nhưng vẻ đẹp và những gian nan hiểm nguy. Đồng thời thể hiện sự hào hùng của một thời bom đạn với đoàn binh tây Tiên ấy. Họ tuy không còn nữa nhưng bức tượng đài mà họ xây lên chắc chắn còn mãi trong những trái tim Việt Nam.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 18)

Với bút pháp tài hoa và giàu tình, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến không chỉ mang vẻ dữ dội, mãnh liệt mà còn mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng thật bi tráng. Và Tây Tiến không chỉ phổ đúng hồn thơ Quang Dũng mà còn sáng lên chất thẩm mĩ hiếm thấy.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 19)

Bài thơ Tây Tiến đã rất thành công khi tái hiện thành công vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi núi rừng Tây Bắc, đồng thời khắc họa vẻ đẹp trẻ trung, lạc quan, tâm hồn lãng mạn cùng bức tượng đài bi tráng về người lính Tây Tiến. Tây Tiến khép lại trong âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc tráng ca về một thời đạn bom đã đi qua nhưng còn sống mãi trong triệu triệu trái tim người Việt.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 20)

Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả trải qua,những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Thêm một lần nữa Quang Dũng đã đưa chúng ta về với tây Tiến với những kí ức vừa lãng mạn vừa bi tráng. Dưới ngòi bút hào hoa của Quang Dũng những hình ảnh về những người lính Tây Tiến vừa hồn hậu,giản dị lại hết sức khí phách.Qua đây ta cũng thấy được những vẻ đẹp bi tráng của những chiến binh tây tiến, cảm nhận được như thế chúng ta càng thêm yêu hơn những con người vì quê hương đất nước.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 21)

Thích “Tây Tiến”, đơn giản chỉ là thích cách nhìn ấy, cách cảm ấy và thích con người ấy. Đó chính là lí do bài thơ có thể vượt ngoài quy luật băng hoại của thời gian mà tồn tại với độc giả đến hôm nay và mãi mãi về sau.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 22)

Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Bài thơ rất hay và ý nghĩa, cho ta hiểu thêm rất nhiều được những sự vất vả, những gian khổ, khó khăn như thế nào các anh mới dành cuộc sống độc lập như bây giờ. Lớp trẻ ngày nay nên học tập thế hệ đi trước để bảo vệ tổ quốc.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 23)

Bài thơ kết thúc đầy xúc cảm. Đường lên Tây Tiến, đường đến với chiến thắng quả thật rất gian nan, thăm thẳm, xa cách và chẳng có một lời hứa hẹn chắc chắn nào. Nhưng với tinh thần, ý chí chiến đấu của người lính chắc chắn sẽ đập tan quân thù. Bài thơ sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và hiện thực khốc liệt nơi chiến trường qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, ý chí cao cả của người lính Tây Tiến. Tây Tiến sẽ mãi là bài thơ lưu trữ những ký ức đẹp đẽ của dân tộc, của một thời chiến đấu để đạt được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 24)

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua để lại những dâu ấn không thể phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến còn làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng là một thi phẩm đặc sắc Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 25)

"Tây Tiến" là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 26)

Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà thơ Trần Lê Văn, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in thơ chung vời Quang Dũng viết về hoàn cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 27)

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của chùm thơ chiến sĩ. Với lời thơ hào hùng, lãng mạn những sáng tác của ông đều để lại âm vang trong lòng người đọc cho đến tận ngày nay. Và "Tây Tiến" là một trong những tác phẩm như thế.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 28)

Trong quãng đời người lính của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cả đời của người nghệ sĩ tài hoa ấy - những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là quãng thời gian đáng nhớ nhất, in dấu sâu đậm hơn. Và thật là may mắn cho Quang Dũng và cho chúng ta, bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp và cả sự bi tráng của một quãng đời không thổ quên ở nơi miền Tây Tổ quốc cùng những người đồng đội đã được nhà thơ lưu giữ mãi mãi với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc: Tây Tiến. Bài thơ gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng, để khi nói tới Quang Dũng là nhớ ngay tới Tây Tiến, mặc dù ông cũng còn có những thi phẩm đặc sắc khác.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 29)

Trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 -1954, Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu. Ông là một nhà thơ đa tài, nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ văn với tập thơ nổi tiếng “Mây đầu ô”, trong đó đặc sắc hơn cả là bài thơ Tây Tiến. Bài thơ Tây Tiến thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà lãng mạn, yên bình.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 30)

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 31)

Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến. Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành công hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 32)

Chiến tranh, người lính luôn là đề tài không bai giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Với cách khắc họa hình tượng người lính thành công, người đọc đã không thể quên được hình ảnh những người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống pháp.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 33)

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau cái vẻ hoang sơ đó là đầy những hiểm nguy luôn rình rập. Trước cảnh hùng vĩ và những hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc ấy, hình tượng người lính Tây Tiến lại càng nổi bật lên như một tượng đài bất diệt, mang một vẻ đẹp vừa hùng tráng lại vừa tài hoa lãng tử của những chàng trai Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện một cách chân thực về sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả, những khó khăn mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng dù là vậy nhưng chưa bao giờ họ nản chí mà lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính anh dũng ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu kiên cường bất khuất.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 34)

Tây Tiến là một tượng đài thi ca qua nhiều thế hệ. Nhưng trên hết và trước hết Tây Tiến là lịch sử. Lịch sử của một đoàn quân. Lịch sử của một cuộc chiến tranh. Lịch sử của một dân tộc. Và lịch sử của một con người, một nhà thơ. Tây Tiến trở thành lịch sử của tâm hồn, của văn hóa, của tinh thần một giống nòi. Nó đã biến đoàn quân thành bất tử.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 35)

Cuộc hành trình chiến đấu của người lính là một hành trình dài và khó khăn, thử thách. Người lính ra đi tìm đường bảo vệ tổ quốc phải trải qua bao thử thách của tự nhiên, của quân thù tưởng chừng như không thể hẹn ước ngày gặp lại. Quang Dũng đã kết thúc bài thơ với nhịp thơ chậm và tràn đầy cảm xúc. Bài thơ sử dụng các biện pháp tu từ sáng tạo, bút pháp lãng mạn, từ ngữ chọn lọc, độc đáo đã thể hiện vẻ đẹp của người lính trên con đường hành quân và ngợi ca ý chí chiến đấu cao cả của họ. Tây Tiến là bài thơ hay và sẽ mãi ghi dấu trong lòng người đọc về hình ảnh người chiến sĩ anh dũng vượt mọi khó khăn, hiểm nguy để bảo vệ biên cương tổ quốc.

Kết bài Tây Tiến (mẫu 36)

Như vậy, với sự kết hợp hài hòa và khéo léo giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa chiều. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, lại vừa thơ mộng, trữ tình, còn những người lính được phác họa qua những nét vẽ vừa hòa hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng mang chút lãng mạn. Chính sự độc đáo trong cách khám phá hình tượng người lính này đã làm nên những vần thơ đậm màu kiêu bạc, đồng thời điều đó cũng tạo nên nét đẹp riêng cho bài thơ “Tây Tiến” trong muôn ngàn những tác phẩm thơ viết về đề tài người lính trong chiến tranh.

1 6,723 18/12/2023