TOP 3 mẫu Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 593 19/12/2023
Tải về


Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình

Đề bài: Một số bạn trẻ hiện nay quan niệm rằng: “Trước hết là phải sống cho mình”, theo anh (chị) trách nhiệm với bản thân khác với tính vị kỷ như thế nào.

Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình (mẫu 1)

Phong cách sống đẹp

Hiện nay, một số bạn trẻ quan niệm rằng: “Trước hết là phải sống cho mình”. Ý kiến này gợi cho ta suy ngẫm về lối sống có trách nhiệm với bản thân và tính vị kỷ. Trước hết, ta phải hiểu tường tận khái niệm của hai lối sống này. Đầu tiên, sống có trách nhiệm là sống đúng bổn phận, hoàn thành những phần công việc mà mình gánh vác. Sống có trách nhiệm với bản thân là tự làm chủ được cuộc sống của mình, phải ý thức được bổn phận .Vậy còn tính vị kỷ là gì? Vị kỷ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, lúc nào cũng chăm chăm vun vén cho lợi ích của cá nhân mình. Nếu sống có trách nhiệm với bản thân là đức tính tốt, khiến bản thân con người trở nên tự lập, trưởng thành, và tốt đẹp hơn, thì ngược lại tính vị kỷ lại như con sâu gặm nhấm tâm hồn, khiến con người ta trở nên ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt được mục đích của mình. Một bạn trẻ sống cho chính mình là biết ước mơ, hoài bão, cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện ý chí để đạt được ước mơ của mình. Lo được cho mình thì mới đền đáp được cho bố mẹ, sống cống hiến cho xã hội. Thế nhưng sống vị kỉ thì lại bo bo giữ cho mình. Một cô gái đăng tải lên mạng xã hội một dòng trạng thái dài chỉ để “chửi mẹ mình” vì không cho tiền đi sinh nhật bạn. Cũng không thiếu những đứa con vòi vĩnh phải đòi mua các đồ dùng như điện thoại, xe máy, quần áo đẹp,… để đua đòi với bạn bè. Rồi cả đến ước mơ, tương lai của bản thân cũng phó mặc cho bố mẹ, sau này vấp ngã hoặc không thành công lại đổ lỗi trước đây không cho học hành tử tế, đàng hoàng. Vị kỉ như thế sẽ chẳng bao giờ có kết cục tốt đẹp. Bố mẹ bị tổn thương, các mối quan hệ với bạn bè không tồn tại lâu được. Sống vị kỉ sẽ chẳng có được lòng nhân ái, bao dung, vị tha, dễ nảy sinh tâm ý xấu và làm việc ác. Bởi vậy ranh giới giữa sống cho chính mình và sống vị kỉ rất mong manh. Các bạn trẻ phải lắng nghe bản thân mình, xem mong muốn thực sự của mình là gì, có ảnh hưởng đến người xung quanh hay không để mình thực sự được sống cho mình mà không phải là thói vị kỉ.

Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình (mẫu 2)

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng

Một người đâu phải nhân gian

Sống chăng một đống lửa tàn mà thôi.

Tố Hữu

Như các bạn đã biết khi đất nước ngày càng phát triển thì mở ra cho các bạn trẻ rất nhiều cơ hội trong tạo dựng sự nghiệp, vươn lên giàu sang nhưng đó cũng là mảnh đất mầm mống nảy sinh những lối sống ích kỉ. Chính vì thế mà có một số bạn trẻ cho rằng: “ Trước hết là phải sống cho mình”.

Đây là một quan niệm sống đã gây nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay. Vậy còn bạn thì sao? Bạn nghĩ gì về lối sống này? Nó có phù hợp hay không? Tôi chắc hẳn rằng bạn cũng đang băn khoăn không biết trả lời ra sao. Vậy chúng ta cùng thử tìm hiểu sâu xa hơn để biết rõ hơn về quan điểm sống này các bạn nhé!

Trước hết ta cần hiểu “sống” là như thế nào? Sống là việc chúng ta sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn nhất định. Sống còn bao hàm cả cống hiến và hưởng thụ. Nếu chúng ta chỉ biết cống hiến không thôi thì chẳng khác nào robot, máy móc chỉ biết làm việc cống hiến cho cuộc sống. Nhưng chỉ hưởng thụ không thì nó sẽ biết ta trở thì một con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình mà không quan tâm đến người khác. Vậy chúng ta phải sống thế nào cho đúng và phù hợp với xã hội?

Về mặt tích cực của câu nói “ Trước hết là phải sống cho mình” có nghĩa là đề cao tinh thần có trách nhiệm với bản thân. Họ thường là những con người có nếp sống nghiêm túc, kiềm chế được những ham muốn vật chất, biết tránh xa những tệ nạn xã hội. Họ là những người biết cư xử cho đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội, có ý chí và sự cống gắng vươn lên thành công để có một tương lai tốt đẹp. Đây là lối sống có trách nhiệm với bản thân mà được người xưa đề cao.

Nhưng trong xã hội ngày nay thì lối sống đẹp ấy đang bị phai mờ bởi những thứ xa hoa vật chất mà cuộc sống mang lại. Lối sống này lại đề cao cái “ tôi” vị kỉ nghĩa là chỉ biết đến bản thân mình, luôn muốn mọi lợi ích về mình mà không quan tâm đến người khác ra sao, nghĩ như thế nào. Họ thường là những con người có lối sống thực dụng, luôn luôn giành phần dễ, thuận lợi cho mình đẩy người khác vào khó khăn. Khi hưởng thụ thì họ là những con người có mặt đầu tiên nhưng khi xã hội khó khăn hay cần họ thì họ lại lùi lũi như con rùa nuôi trong xó. Người xưa có câu: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa” hay câu “ Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”. Đây là lối sống chỉ biết mình cần phải phê phán.

Lối sống chỉ biết mình như vậy đồng nghĩa với cuộc sống vị kỉ, luôn cô đơn mà không có người chia sẻ lúc vui buồn. Dần dần tự dưng họ sẽ thấy cuộc sống của bản thân thật là nhàm chán. Và họ luôn nghĩ cuộc sống chẳng có gì tốt đẹp nhưng thực chất cuộc sống thì lại rất tươi đẹp và tràn đầy ánh sáng của niềm vui. Khi tính vị kỉ được đẩy lên ở một mức độ cao con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính bản thân và cuộc đời. Có những người vì lợi ích của các nhân mà dùng những âm mưu thủ đoạn hãm hại người khác mà không quan tâm người khác ra sao.

Như vậy lối sống ấy là không nên bởi sống trong cả một cộng đồng người chúng ta cần phải biết quan tâm thương yêu lẫn nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn, gian khổ. Vì thế có câu: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Như vậy tại sao chúng ta không cùng yêu thương lẫn nhau, chúng ta sẽ được rất nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời. Khi ấy bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn, cuộc sống có nhiều niềm vui từ những người xung quanh và cuộc sống sẽ có thêm nhiều ý nghĩa hơn.

Nhất là tuổi trẻ hiện nay những mầm non tương lai của đất nước hãy phấn đấu vươn lên làm giàu một cách chính đáng và hưởng thụ những gì mà mình đã làm ra. Không nên dành giật hay chà đạp người khác để lấy lợi ích riêng cho bản thân mình. Các bạn à đất nước luôn cần những con người thành đạt như vậy để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh vươn mình lên sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu nói: “ trước hết là phải sống cho mình” thật hay và nhiều ý nghĩa. Bản thân phải có trách nhiệm lo cho mình thật tốt, thật tử tế thì mới lo được cho người khác nhưng những việc làm ấy phải gắn liền với cuộc sống, xã hội đặt lợi ích của xã hội lên trên thì khi đó bạn mới thực sự là người thành công. Và bạn luôn là những con người được xã hội đề cao.

Suy nghĩ về quan niệm: Trước hết là phải sống cho mình (mẫu 3)

Một số bạn trẻ hiện nay cho rằng:

Cổ nhân có câu: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Quan niệm ấy thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, nhắc nhở mọi người phải biết tự chăm lo, gìn giữ bản thân mình về mọi mặt, song lại có bạn lạm dụng quan điểm ấy để ngụy biện cho lối sống ích kỉ của mình, bởi ích kỉ cũng là sống vì mình. Vậy sống có trách nhiệm với bản thân và sống ích kỉ khác nhau như thế nào?

Con người là sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hoá: đó là sinh vật duy nhất trên Trái Đất biết tư duy và biết yêu thương. Con người cũng là sản phẩm hoàn hảo nhất của xã hội: đó là sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Đứa con được sinh ra từ tình yêu thương của cha mẹ, đứa con được sinh ra từ khúc ruột cắt đôi của người mẹ sau chín tháng mười ngày mang nặng, sau giây phút “vượt cạn” đau đớn tột bậc... Với tất cả những ý nghĩa ấy, con người là thứ sản phẩm đẹp đẽ nhất, tuyệt diệu nhất của cuộc sống. Làm bất cứ điều gì có hại với chính bản thân mình các bạn trẻ đều có lỗi với cuộc đời: cha mẹ, họ hàng, tổ tống,... và chính bản thân mình nữa. Lối sống có trách nhiệm với bản thân nhắc nhở mỗi người phải biết chăm lo đến sự an toàn và phát triển của cá nhân mình về mọi mặt như: sức khỏe, nhân cách, tri thức,... biểu hiện rõ ràng nhất của lối sống ấy trong giới trẻ là không ngừng trau dồi đạo đức, lối sống, bồi dưỡng tri thức,...

Đối lập với lối sống có trách nhiệm là lối sống ích kỉ, ích kỉ là chỉ biết mình, chỉ vì lợi ích cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tính ích kỉ bộc lộ sự hẹp hòi, nhỏ mọn của kẻ tiểu nhân. Người ích kỉ có những hành động, việc làm, chỉ chăm chăm nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân mình thậm chí bất chấp thủ đoạn, giày xéo lên công bằng, đạo lí và lợi ích của người khác để có được mối lợi đấy. Đó là những kẻ trong nguy nan một mình trốn chạy bỏ mặc bạn bè, là những kẻ làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại mà lấy từng gói mì cứu trợ, mà buôn bán phụ nữ, buôn bán ma tuý, hê-rô-in,... Trong đời sống học sinh, sự ích kỉ thể hiện ngay trong sự chép bài, gian lận trong thi cử. Hành động sai trái đó lợi cho một người nhưng lại tạo ra sự bất công với nỗ lực của người khác.

Rõ ràng lối sống có trách nhiệm với bản thân ngược lại hoàn toàn với lối sống ích kỉ. Sống có trách nhiệm với bản thân giúp nhân cách cá nhân phát triển, sống hoà nhập và có ích với cộng đồng. Nhưng lối sống ích ki thì tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, biến con người trở thành một ốc đảo cô độc. Mặt khác, lối sống hẹp hòi ấy còn gây hại cho cuộc sông xã hội. Chính bởi vậy, trong quá trình tập cho cộng đồng, biến con người trở thành một ốc đảo cô độc. Mặt khác, lối sống hẹp hòi ấy còn gây hại cho cuộc sống xã hội. Chính bởi vậy, trong quá trình tập cho mình lối sống có trách nhiệm với bản thân, mỗi người cần dẹp bỏ mầm mống của tính ích kỉ trong chính con người mình.

“Trước hết cần phải sống cho mình” quan niệm ấy không sai nếu được hiểu đúng. Thật sai lầm khi cho rằng trước hết cần phải giành cho mình mọi điều tốt đẹp, “sống cho mình” nghĩa là bất chấp mọi cách thức để mang lại quyền lợi cho bản thân. Nên hiểu rằng “sống cho mình” là sống cho sự hoàn thiện cái “tôi” bản ngã. Mục tiêu đầu tiên của cuộc đời là sống đế giúp bản thân mình phát triển toàn diện, đúng hướng, được xã hội thừa nhận những giá trị mang nhân cách của bản thân.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, để làm gì các bạn có biết không? “Để gió cuốn đi”. Tấm lòng mà cuộc đời cần đến ấy, tấm lòng mà gió cuốn bay đi để ươm mầm gieo hạt trên mảnh đất quê hương chính là tấm lòng của sự vị tha, bác ái giữa con người với con người... Cuộc đời cần đến những con người biết sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng; cuộc đời phủ nhận sự ích kỉ đang từng ngày, từng giờ huỷ hoại những tâm hồn trẻ tuổi.

1 593 19/12/2023
Tải về