TOP 35 mẫu Nghị luận về đức tính trung thực (2024) SIÊU HAY

Viết một đoạn văn ngắn về đức tính trung thực lớp 12 gồm dàn ý và 35 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 11835 lượt xem
Tải về


Nghị luận về đức tính trung thực

Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề: đức tính trung thực trong cuộc sống.

Dàn ý Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 1)

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính trung thực

II. Phát triển đoạn

30 bài Viết một đoạn văn ngắn về tính trung thực  (ảnh 1)

- Là một đức tính tốt cần có trong xã hội

- Là thật thà, thành thật với bản thân mình, không nói dối, không che giấu những thói xấu

=> Đây là một đức tính tốt đẹp, vốn có của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp này để có cuộc sống tươi đẹp hơn.

- Trong xã hội: trung thực là một đức tính cần thiết với con người trong xã hội hiện nay, trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người và dần có chỗ đứng trong xã hội .

- Trong học tập - thi cử: đây là đức tính mà mỗi học sinh cần có, có đức tính này để có hiệu quả học tập tốt nhất. những thành công bằng chính lực học của mình, góp phần hình thành nhân cách sau này.

=> Mọi hoạt động trong đời, học tập đều cần có đức tính trung thực, chính vì thế đây là một đức tính hết sức quan trọng.

- Rất có ích cho bản thân, giúp bạn có ý thức tốt trong học tập, được bạn bè và thầy cô yêu mến.

- Là hành trang vững chắc giúp bạn bước vào đời một cách hữu ích nhất

- Bạn có thể có những lời khuyên cho bạn bè về đức tính trung thực

- Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có

- Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn ngày càng tăng.

- Nghĩ đến trung thực là một thước đo đạo đức, chuẩn mực của xã hội.

- Nghĩ đến tác động xấu và lợi ích của trung thực

III. Kết đoạn

- Khẳng định trung thực là một đức tính cần trong xã hội

Dàn ý Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 2)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

b. Phân tích

30 bài Viết một đoạn văn ngắn về tính trung thực  (ảnh 1)

• Biểu hiện của người có tính trung thực

Luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt.

Không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.

Có tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật.

• Lợi ích, ý nghĩa của việc trung thực

Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý.

Người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…

Khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống, có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 1)

Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực trước tiên là trung thực với chính mình, dám đối diện thẳng thắn, nhận lỗi khi phạm sai lầm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của mình. Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người. Những người sống chân thật luôn được mọi người yêu thương, quý mến. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ, sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc. Thực tế ngày nay, vì danh và lợi mà có rất nhiều người chọn cách sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”, họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế, ngày qua ngày họ dần xa cách người thân bạn bè. Vì vậy, chúng ta phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”.

Viết một đoạn văn ngắn về tính trung thực (5 mẫu) (ảnh 1)

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 2)

Trên đời này, không phải ai cũng tốt đến mức hoàn hả cả, xen lẫn vào điều đó là lỗi lầm mà hầu như mọi người đều mắc phải. đó là sự gian dối, thiều trung thực. Vậy trung thực là gì? Trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai cũng đều mong muốn có cho mình. Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, và rất cần thiết đối với chúng ta. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của cuộc sống. Đó là trong lớp học, khi một bạn làm vỡ bình hoa, cô giáo hỏi thì ta phải mạnh dạn nhận lỗi mình là người đã gây ra. Đó chính là trung thực. Trong các giờ kiểm tra, thi cử, ta không quay cóp hay hỏi bài bạn bè. Làm bài bằng chính khả năng thực sự của mình. Đó chính là trung thực. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nói như vậy không có nghĩa là không có những con người gian dối, không trung thực. Những người không trung thực là những người xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Nói một đằng làm một nẻo. Trong các giờ kiểm tra, làm bài thi thì chỉ mong muốn quay cóp, hỏi bài bạn bè nhằm đối phó với thầy cô, cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. đó là những hành vi của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Ta cần phải tránh xa những con người này.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 3)

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 4)

Không có gì đáng quý bằng lòng trung thực. Chính nhờ trung thực, con người mới xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và thành công trong cuộc sống. Hiểu đơn giản, trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Ai cũng cần phải có lòng trung thực bởi chỉ khi biết trung thực, con người mới được tôn trọng, hợp tác hay giúp đỡ từ người khác để thành công. Người không có lòng trung thực sẽ bị khinh bỉ, ghét bỏ, nhất định sẽ thất bại. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta bảo vệ sự thật và lẽ phải nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 5)

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 6)

Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 7)

Con người cần phải trau dồi nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành một công dân gương mẫu, sống đúng đắn, một trong số đó chính là tính trung thực. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả. Bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tùy theo khả năng của mỗi người. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 8)

Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 9)

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” – Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 10)

William Speare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 11)

Từ xưa đến nay, trong mọi xã hội, mọi tầng lớp giai cấp, đức tính trung thực luôn được đề cao và coi trọng - là một đức tính không thể thiếu của mỗi con người. "Trung thực" được hiểu đơn giản đó là trung thành với sự thực, thực tế, ngay thẳng, thật thà không gian dối. Người có đức tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, nói thật và làm thật. Trung thực trong lời nói và việc làm. Mỗi hoàn cảnh mỗi nghề nghiệp đều gắn với tính trung thực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ như việc sản xuất hàng hóa hay buôn bán, trung thực là sản xuất mặt hàng đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không vì lợi nhuận mà cho thêm hóa chất, ăn bớt quy trình gây ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng người mua hàng. Trong học tập, trung thực là việc không quay cóp, gian lận trong thi cử. Việc làm trung thực luôn gắn liền với hợp pháp và đúng luật vì thế người trung thực luôn có được sự tin tưởng, ủng hộ của mọi người. Ngược lại những người thiếu trung thực sẽ luôn tìm cách che giấu sự thật, lừa lọc người khác vì lợi ích của mình. Điển hình như những công ty sản xuất khẩu trang y tế đã qua sử dụng, thu gom khẩu trang ở thùng rác về rồi qua đủ loại hóa chất tẩy trắng làm sạch lại đóng hộp thành khẩu trang mới kháng khuẩn bán cho người tiêu dùng. Đó là việc làm vừa thiếu tính trung thực lại vô nhân đạo, cần phải bị trừng phạt thích đáng. Mỗi người hãy luôn luyện tập và thực hành tính trung thực cho riêng mình, đừng để những lợi ích nhỏ nhen khiến ta trở thành người thiếu trung thực, mất đi nhân cách.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 12)

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tính trung thực. Vậy thế nào là tính trung thực? Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Bên cạnh đó, họ không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Con người khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Trung thực là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 13)

Trung thực là một trong những đức tính rất đáng được ca ngợi của mỗi con người. Bất kể trong xã hội nào giai cấp nào thì tính trung thực, thật thà luôn luôn được đề cao. Và nó chính là thước đo để đánh giá nhân cách của một con người. Trung thực đầu tiên được hiểu là ngay đó là sự thật thà ngay thẳng. Người có đức tính trung thực thì luôn luôn nói đúng sự thật không bao giờ biết làm sai lệch và vì thế nên được rất nhiều người tin tưởng. Bất cứ ở xã hội nào thì cũng luôn đề cao tính trung thực vì nó chính là thước đo đạo đức của mỗi người. Trong thời phong kiến trung thực được thể hiện ở khía cạnh trung với vua, hiếu với nước. Còn trong thời chiến tranh thì trung thực là một lòng với cách mạng, với Cụ Hồ và kiên trung với đường lối của Đảng. Ngày nay, thì trung thực thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi công việc ngành nghề khác nhau sẽ có đặc trưng riêng về tính trung thực. Những người có tính trung thực luôn luôn nhận được sự yêu thương, sự tin tưởng của người khác. Dù bạn có làm sai nhưng biết dũng cảm nhận lỗi và nhận khuyết điểm về mình sẽ được bỏ qua và cảm thông hơn là việc giấu diếm và dối trá. Đối với những người đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì trung thực thể hiện ở việc không bao giờ quay cóp trong thi cử, không dối lừa thầy cô, học hành chăm chỉ bằng chính năng lực của bản thân. Còn đối với những người làm kinh doanh đó là việc dám làm dám chịu. Không bao giờ lừa dối khách hàng sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng, bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc gia. Những thương nhân làm ăn đứng đắn hợp pháp sẽ nhận được niềm tin tưởng sự bảo vệ của nhà nước cũng như khách hàng. Nó cũng là động lực khiến đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Thế nhưng bên cạnh những tấm gương tổ chức, cá nhân trung thực thì vẫn còn đó những tồn tại bởi những người sống sai trái đáng bị lên án. Điều đó có thể dễ dàng nhận ra trong môi trường giáo dục rất nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong các lần thi cử, kiểm tra, tình trạng bằng cấp giả mạo trở thành một vấn nạn nhức nhối đối với xã hội. Trong kinh doanh ngày nay rất nhiều những doanh nghiệp công ty núp bóng làm ăn chân chính để tạo nên những hậu quả khôn lường cho xã hội, cho sức khỏe người dân. Có thể kể đến như những vụ hàng nông sản tiêm thuốc bảo quản, những công ty xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm chết cá hàng loạt… Thay vì cách nhận lỗi khắc phục hậu quả thì lại vòng vo và chối tội. Đây thực sự là điều khiến cho toàn xã hội phải đặt dấu hỏi lớn. Chính vì thế để giảm thiểu việc thiếu trung thực trong xã hội mỗi con người cần tự ý thức xây dựng cho mình tính ngay thẳng từ những việc làm nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên dũng cảm đẩy lùi những hành vi thiếu trung thực trong đời sống để tạo một môi trường sống văn minh trong sạch.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 14)

Trung thực từ lâu đã là đức tính quý báu của con người, có giá trị trong mối quan hệ với chính mình và với người khác. Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong.Trước hết, trung thực đem đến những ý nghĩa sâu sắc cho chính bản thân mình. Đầu tiên, nó giúp con người thấy lòng thanh thản. Thử tưởng tượng nếu nói dối, con người sẽ luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu, sợ sệt nhưng trung thực thì lại ngược lại, con người tự tin với lòng mình hơn. Đồng thời, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Người trung thực luôn nhận được sự quý mến, tình cảm tích cực của người khác. Nhận thức đúng về bản thân, không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân chính là một giá trị khác của trung thực. Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn.Tuy nhiên, trung thực không có nghĩa phải thổ lộ hết lòng mình cho tất cả mọi người biết. Hoặc đôi khi có thể chấp nhận sự không nói thật để tránh làm tổn thương người khác. Trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ con người sống giả tạo, thói đạo đức giả, thiếu sự trung thực với mình và người khác. Vì vậy phải thẳng thắn, thành thật ngay cả với bản thân và với người khác.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 15)

Hiện nay, trong xã hội thường xảy ra một số vấn đề cần giải quyết như nói tục, chửi thề, bạo lực học đường... Bên cạnh những vấn đề đó thì trung thực đang là một vấn đề nan giải cần giải quyết. Vậy tai sao chúng ta cần phải trung thực trong cuộc sống. Trung thực là một đức tính rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Chúng ta biết trung thực là nói thật trong mọi việc, thật thà trong gia đình, trung thực với mọi người trong xã hội. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện qua những kì thi trong trường học hoặc những việc làm trong xã hội. Ví dụ như trong trường học, đức tính trung thực biểu hiện trong giới học sinh như không có hiện tượng quay bài, chép bài hoặc xem bài của bạn,... và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam. Trong kinh doanh, nhất là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng hay kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Từ đây, chúng ta biết nếu rèn luyện đức tính trung thực thì chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống và được nhiều người kính trọng, tin tưởng. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tùy và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra thiếu thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với việc đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong cuộc sống chúng ta không có trung thực thì mọi người và bạn bè sẽ tránh xa và không còn tin tưởng ở mình nữa. Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi người chúng ta nhưng đôi khi nói dối cũng giúp chúng ta làm được việc tốt. Ví dụ như trong nghành nghề bác sĩ, bệnh nhân đang mắc một căn bệnh không thể chữa được, bác sĩ sẽ nói dối là căn bệnh đó có thể chữa được để người bệnh có hi vọng sống tiếp. Nói tóm lại, trung thực là dấu hiệu đạo đức của con người và xã hội. Trung thực đem lại rất nhiều điều tốt lành nhưng không dễ dàng để là người trung thực. Muốn trở thành người trung thực thì mỗi người chúng ta cần rèn luyện và phấn đấu nhiều hơn.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 16)

Trung thực - một đức tính cao đẹp, một thước đo quan trọng đánh giá nhân cách của con người, là nhân tố cốt lõi trong việc hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. "Tính trung thực" được hiểu là sự thành thực, thật thà, ngay thẳng trong cả lời nói và hành động. Biểu hiện của tính trung thực đó là không nói dối, không lừa gạt người khác, luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng quy định và luật pháp. Một số việc làm của tính trung thực đó là nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, khai báo y tế chính xác, nói đi đôi với làm, nói được làm được, có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình. Tính trung thực mang lại rất nhiều ý nghĩa, không chỉ cho một người mà cho cả nhiều người. Người có tính trung thực luôn nhận được sự tin cậy của mọi người, là cơ sở làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của mỗi người, giữ vững nhân cách cá nhân. Từ đó góp phần tạo nên uy tín, sức mạnh của gia đình, tổ chức, tập thể. Ấy vậy mà hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân sống không trung thực, dối trá lừa lọc, vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai, hậu quả dẫn đến sự tha hóa đạo đức, vô nhân cách, mất niềm tin, không được mọi người tín nhiệm giao công việc. Điển hình như vụ việc Công ty Việt Á câu kết cùng các cán bộ của các tỉnh nâng khống giá bộ sinh phẩm kit xét nghiệm. Nhìn vào đó chúng ta phải biết cùng nhau gìn giữ đức tính trung thực để mỗi người đều là người trung thực, mỗi lời nói, việc làm đều là trung thực, không có lừa lọc dối giá, không có tham ô, tham nhũng, tiêu cực.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 17)

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực không chỉ là một chính sách. Nó có thể là một nguyên tắc. Có một sự khác biệt giữa chính sách và nguyên tắc. Một chính sách có thể được thay đổi khi nó không còn đem lại hiệu quả. Còn quy tắc, cái mà bạn không thể thay đổi ngay cả khi nó gây ra thiệt hại. Có những nguyên tắc buộc ta phải bỏ đi theo thời gian và thời đại chứ không bất biến. Lòng trung thực là cần thiết cho một cuộc sống thật sự. Một người có thể lừa cả thế giới nhưng làm sao anh có thể lừa gạt tâm hồn của chính mình? Một người không trung thực luôn sợ cái gì đó. Điều này làm cho họ có cảm giác sợ hãi. Một người trung thực có thể là một người nghèo, phải sống một cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng ngày nay, hầu như mọi người đều không tập cho mình làm quen được với tính trung thực. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 18)

Wiliam Sh.Peare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 19)

Mỗi lần đến trường học là tôi lại nhìn thấy 5 điều Bác Hồ dạy được treo ở tường trước cửa ra vào. Trong đó, tôi tâm đắc nhất là điều "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Thật thà chính là từ đồng nghĩa với từ trung thực. Vậy tính trung thực là gì? Đó là không nói dối, phải nói thẳng, nói thật, không được lừa dối chính bản thân mình và người khác. Người có đức tính trung thực là người ngay thẳng, thật thà, luôn được mọi người yêu mến. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều bạn có đức tính quý báu này. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận những người sống không có đức tính trung thực, luôn luôn đi lừa gạt người khác tiêu biểu là những kẻ ăn chơi lêu lỏng, chuyên ăn cắp vặt. Những người này đáng bị xã hội lên án và bị mọi người khinh thường. Để hạn chế việc này, nhà trường, gia đình, xã hội cần có biện pháp giáo dục và răn đe kịp thời. Tuy nhiên, có những trường hợp bất đắc dĩ khiến chúng ta không thể trung thực. Đó có thể là trường hợp của bác sĩ khi phát hiện bệnh nhận bị bệnh hiểm nghèo hoặc khả năng sống không cao, phải nói dối để bệnh nhân an tâm điều trị. Là học sinh, tôi luôn trau dồi, bồi dưỡng tính trung thực trong mình và những trường hợp cần thiết phải nói dối, tôi sẽ không ngần ngại làm điều ấy.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 20)

Trung thực từ lâu đã là đức tính quý báu của con người, có giá trị trong mối quan hệ với chính mình và với người khác. Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong. Trước hết, trung thực đem đến những ý nghĩa sâu sắc cho chính bản thân mình. Đầu tiên, nó giúp con người thấy lòng thanh thản. Thử tưởng tượng nếu nói dối, con người sẽ luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu, sợ sệt nhưng trung thực thì lại ngược lại, con người tự tin với lòng mình hơn. Đồng thời, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Người trung thực luôn nhận được sự quý mến, tình cảm tích cực của người khác. Nhận thức đúng về bản thân, không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân chính là một giá trị khác của trung thực. Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn. Tuy nhiên, trung thực không có nghĩa phải thổ lộ hết lòng mình cho tất cả mọi người biết. Hoặc đôi khi có thể chấp nhận sự không nói thật để tránh làm tổn thương người khác. Trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ con người sống giả tạo, thói đạo đức giả, thiếu sự trung thực với mình và người khác. Vì vậy phải thẳng thắn, thành thật ngay cả với bản thân và với người khác.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 21)

Để trở thành một con người tốt thì mỗi người phải có những đức tính cao đẹp như là tốt bụng, phải biết đối nhân xử thế, hòa đồng với mọi người xung quanh nhưng vấn đề được nhiều quan tâm nhất vẫn là tính trung thực của mỗi người. Vậy tính trung thực là gì? Là không được nói dối hay gian lận trong những kì thi, biết tôn trọng lẽ phải, tôn trọng cái đúng, sống chân thành, hành động và lời nói phải có sự thống nhất. Những người sống thiếu trung thực thường có những biểu hiện như trong học tập cứ mỗi lần đến kì thi cử các học sinh thường quay cóp, gian lận, sử dụng bằng cấp giả để lừa dối mọi người, len lỏi vào các công ty lớn dù không có một kiến thức sơ cấp gì. Nhiều người còn bán đồ hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng hay lừa người khác nhằm thu lợi nhuận cho mình. Những người sống trung thực được mọi người yêu mến, có lòng tin với người xung quanh, giúp bản thân luôn được thoải mái. Bên cạnh những người sống trung thực vẫn còn còn có những người sống thiếu trung thực, những người đó thường bị mọi người xa lánh, thận trọng cảnh giác. Hậu quả là bị cô lập, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình, luôn sống trong trạng thái lo sợ bất an. Sống chân thành, không được nói dối ba mẹ, giúp cho mình được thoải mái tinh thần khi không làm điều sai tráI. Trung thực là đức tính cần thiết để đánh giá phẩm chất của con người.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 22)

Trung thực là một trong những đức tính rất đáng được ca ngợi của mỗi con người. Bất kể trong xã hội nào giai cấp nào thì tính trung thực, thật thà luôn luôn được đề cao. Và nó chính là thước đo để đánh giá nhân cách của một con người. Trung thực đầu tiên được hiểu là ngay đó là sự thật thà ngay thẳng. Người có đức tính trung thực thì luôn luôn nói đúng sự thật không bao giờ biết làm sai lệch và vì thế nên được rất nhiều người tin tưởng. Bất cứ ở xã hội nào thì cũng luôn đề cao tính trung thực vì nó chính là thước đo đạo đức của mỗi người. Đối với những người đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì trung thực thể hiện ở việc không bao giờ quay cóp trong thi cử, không dối lừa thầy cô, học hành chăm chỉ bằng chính năng lực của bản thân. Còn đối với những người làm kinh doanh đó là việc dám làm dám chịu. Không bao giờ lừa dối khách hàng sản xuất ra những mặt hàng kém chất lượng, bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc gia. Chính vì thế để giảm thiểu việc thiếu trung thực trong xã hội mỗi con người cần tự ý thức xây dựng cho mình tính ngay thẳng từ những việc làm nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng nên dũng cảm đẩy lùi những hành vi thiếu trung thực trong đời sống để tạo một môi trường sống văn minh trong sạch. Là một con người hiện đại trong một xã hội phát triển bạn càng cần phải rèn luyện cho mình đức tính trung thực. Bởi nó chính là con đường ngắn nhất để bạn có thể chinh phục được thiện cảm của người khác. Đồng thời nó cũng là động lực khiến cho xã hội loài người trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 23)

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người. Đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt. Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 24)

Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Phẩm đức trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người, nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 25)

Trong cuộc sống hiện nay, đức tính trung thực là một nét đẹp đạo đức mà mọi người cần có, nhất là giới học sinh rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người dân tốt. Vậy ta hiểu “trung thực” là như thế nào? Trung thực nghĩa là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống này, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn. Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người mang trong mình hoặc rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ, sẽ được mọi người tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 26)

Một xã hội đẹp là một xã hội có con người yêu thương nhau. Nhưng xã hội đó sẽ trọn vẹn hơn nữa nếu con người sống với nhau bằng sự trung thực. Có thể thấy, trung thực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Trung thực là một tính tốt của con người mà chúng ta cần rèn luyện cho bản thân để sống tốt hơn. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Bên cạnh đó, bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội giúp cho cuộc sống cũng như công việc thêm phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực. Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy sống trung thực ngay từ hôm nay và từ bỏ những thói quen xấu của bản thân để cùng chung giúp xã hội tốt đẹp hơn.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 27)

Con người muốn thành công, trở thành một công dân tốt thì cần phải rèn luyện nhiều tính cách, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số những tính cách tốt đẹp mà chúng ta cần có đó chính là trung thực. Trung thực chính là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ. Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… Những người này cần xem xét và điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực. Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy là một người trung thực, ham học hỏi, có ý chí, nhất định thành công sẽ đến với chúng ta.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 28)

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính ấy để hoàn thiện bản thân thành công dân tốt. Trung thực là gì? Đó là hết lòng với mọi người, là thật thà là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong học tập biểu hiện của nó là trong các kì thi của giới học sinh gần như không có hành động quay cóp, chép bài. Và cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, họ không sản xuất những mặt hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng. Tuy nhiên bên cạnh những người có đức tính ấy và hoàn thiện nó thì vẫn có những con người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phê phán và nên án. Biểu hiện rõ nhất vẫn là học sinh hay, nạn học giả, bằng giả do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một vấn nạn lớn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, ý nghĩa việc dạy và học, gây xôn xao xã hội, chất lượng việc làm kém. Để tránh được các tệ nạn trên cần có sự ý thức của mọi người là trên hết. Rồi cần tố cáo, lên án những hành động sai trái để đẩy lùi nó. Rồi đặc biệt là các cơ quan chính quyền cần có những biện pháp mạnh tay để xử lí. Là một con người sống trong một xã hội hành động, ta cần có đức tính trung thực để hoàn thiện bản thân, giúp đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên và xã hội văn minh hơn.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 29)

Con người cần phải rèn luyện cho bản thân mình nhiều đức tính tốt đẹp nếu muốn thành công và được mọi người yêu quý, một trong số những đức tính đó mà chúng ta cần rèn luyện chính là tính trung thực. Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay có nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức tạp và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” nói dối, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp. Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 30)

Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 31)

Một trong những phẩm chất quan trọng trong việc tạo nên định hướng nhân cách chân chính của một con người chính là tính trung thực. "Trung thực" ở đây là sự thành thực không chỉ với mọi người, với công việc mà cả với chính bản thân mỗi người. Biểu hiện rõ nhất của tính trung thực đó là ngay thẳng, thật thà, không gian dối. Đối với học sinh, thứ nhất trung thực là không gian lận trong thi cử như: sử dụng tài liệu, sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình, trao đổi bài, chép bài của nhau. Thứ hai, trung thực là phải ngay thẳng, không nói dối thầy cô, mắc lỗi phải nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu có thể làm một học sinh trung thực chắc chắn sẽ được thầy cô giáo yêu quý, các bạn tôn trọng và gần gũi, trở thành người đáng tin cậy. Tuy nhiên vẫn có những người thiếu trung thực, gian dối để được lợi cho mình, ví dụ như mượn bài của bạn chép để được điểm cao, nói dối cha mẹ đi học thêm ngoài giờ để đi chơi. Thiếu trung thực sẽ khiến nhân cách con người dần trở nên tha hóa, trở thành người gian dối, không còn ai tin tưởng và tôn trọng, bị mọi người xa lánh, cô lập. Vì vậy, mỗi người phải luôn trung thực, thật thà, phải mạnh tay lên án ngay những hành động, việc làm thiếu trung thực, không bao che, dung túng cho kẻ gian, đồng thời tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tính trung thực vào đời sống của mọi đối tượng, lứa tuổi.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 32)

Trên thế giới này, ai ai cũng muốn hướng đến một cuộc sống không có thị phi, không có những toan tính đầy hiểm nguy. Và có lẽ tất cả mọi người, bất kể là ai thì cũng sẽ muốn có được một cuộc sống an nhàn, bình yên, một tâm hồn thanh thản, thanh tịnh khi về già hoặc là trong từng giai đoạn của cuộc đời. Nhưng để có được một cuộc sống như thế, thì trước hết chúng ta phải rèn luyện được một phẩm chất cao quý của con người được mang tên “Trung thực”. Trung thực là gì? Tác giả Thomas Jefferson có xuất bản một cuốn sách nói về sự khôn ngoan và trung thực là “chương đầu tiên”, có lẽ rất nhiều người cũng đồng ý với quan điểm này. Bởi vì có thể nói, trung thực chính là bước đệm đầu tiên trên vô vàn nấc thang hướng về phía tương lai rực rỡ và tràn đầy sự thanh thản trong lòng của mỗi người. Theo như trong từ điển Tiếng Việt, thì trung thực là một tính từ chỉ sự ngay thẳng, thật thà của con người. Có thể hiểu một người trung thực chính là người có lối sống ngay thẳng, không nói dối, là người luôn làm việc đúng với sự thật, không cố tình làm sai lạc đi tính đúng đắn của sự việc, luôn luôn đứng về lẽ phải và bảo vệ sự công bằng. Sự trung thực được biểu hiện rất rõ ràng qua từng độ tuổi khác nhau hay từng đối tượng cụ thể. Đó là khi một đứa trẻ dũng cảm nhận lỗi vì đã lỡ tay làm vỡ cái ly trên bàn trong khi chơi đùa. Bạn học sinh không sử dụng tài liệu hay là nhìn bài bạn trong giờ thi. Hay là trong sản xuất, luôn dùng những nguyên vật liệu an toàn và chất lượng. Hoặc là sẽ cố gắng rèn luyện để có được bằng lái xe chân chính chứ không phải là đi mua bằng, và còn rất nhiều những việc khác nữa. Và trung thực không những là sự thật thà chất phác mà nó còn là bản lĩnh mà mỗi người cần phải có nữa. Chắc hẳn chúng ta không ai còn xa lạ về chị Võ Thị Sáu, người con gái được nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chị đã bị bắt vì dùng lựu đạn tập kích giết chết những người Việt cộng tác với Pháp. Sau khi bị bắt giam, chị bị quân ác ôn tra tấn dã man bằng đủ loại cụ hình, thân hình mảnh mai của chị đầy thương tích, nhưng chị rất kiên cường và mạnh mẽ, tuyệt nhiên không bán tin, bán nước cho kẻ thù. Hay khi bị đưa ra pháp trường, chị vẫn rất quật cường, quyết không cúi đầu trước những kẻ xâm hại nước nhà, chị vẫn kiên định thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu dân của mình. Chị hát vang bài “Tiến quân ca”, khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và nói những lời cuối cùng: “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm, Hồ chủ tịch muôn năm!”. Và đây là một trong những tấm gương sáng được lưu truyền mãi đến tận ngày nay và cả mai sau về lòng kiên cường, lòng yêu nước và hơn hết là bản lĩnh của sự trung thực đối với đất nước Việt Nam. Tuy không phải chỉ những việc to lớn mới được tính là trung thực, mà nó còn được biểu hiện trong những sự việc nhỏ hằng ngày. Nhưng có thể thấy, đây vẫn không là điều có thể dễ dàng thực hiện được trong cuộc sống. Bởi vì hiện nay, bên cạnh các loại hàng hóa có thương hiệu và đạt chuẩn về chất lượng thì vẫn còn những mặt hàng nhái, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ như gạo làm từ nhựa, mực làm từ cao su, thực phẩm chức năng kém chất lượng hay thuốc giả,.. Và những mặt hàng giả này là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Bởi vì hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính và niềm tin của người tiêu dùng, và còn làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính. Hoặc là những người tiếp tay cho kẻ xấu và không thực sự nỗ lực học hỏi, rèn luyện bản thân bằng cách tìm mua những tấm bằng đại học giả, bằng lái xe giả,… Hay là những bạn học sinh quay bài, sử dụng tài liệu trong giờ thi, hoặc những người sẽ “tặng điểm” cho học sinh sau khi nhận hối lộ. Xã hội sẽ ngày càng thụt lùi nếu như những vấn đề này vẫn lan rộng và tệ hơn hết là vô tình dạy hỏng các thế hệ mầm non tương lai. Và chúng ta cũng đừng ngần ngại đứng lên phê phán, lên án, xóa bỏ những tình trạng, tệ nạn nhức nhối này với tư cách là những con người trung thực, biết bảo vệ sự thật, đứng về phía lẽ phải nhằm đem lại một cuộc sống bình yên, sạch đẹp cho xã hội nhé. Nếu chúng ta lựa chọn một lối sống không trung thực, thì chúng ta chỉ là một con người đầy giả dối, các mối quan hệ xung quanh cũng sẽ giả dối, không bền vững bởi vì không có niềm tin. Và vô tình đem lại những tổn thương về mặt tinh thần cho đối phương và sự cắn rứt lương tâm cho bản thân, hay là những thiệt hại lớn về vật chất. Nếu cứ sống như vậy, ta sẽ không dám tin vào bất cứ điều gì trong cuộc sống nữa, lúc nào cũng phải sống trong sự đề phòng, dè dặt vì sợ mọi chuyện sẽ bị lộ ra, sợ sẽ bị lừa lại và với cường độ cảnh giác cao như vậy thì tinh thần sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ và rồi sẽ trở thành một người vô cảm quyết đoán, đáng ghét trong mắt mọi người xung quanh. Trước khi chúng ta chuẩn bị làm ra một hành động giả dối, gian trá nào đó thì hãy nghĩ đến câu “Một lần mất tín, vạn lần bất tin”, để cảnh tỉnh lại những suy nghĩ không tốt của ta. Chúng ta hãy rèn luyện tính trung thực ngay từ bây giờ, bắt đầu từ thời điểm này chúng ta hãy vì bản thân, vì mọi người vì xã hội mà học cách sống trung thực. Không gì là không thể nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự trung thực, cho đến bây giờ mọi thứ vẫn còn kịp, chúng ta hãy cố gắng sửa chữa những lỗi lầm, cứu rỗi chính bản thân ta và những người đã từng bị tổn thương vì ta, cho dù là nhiều hay ít thì điều đó vẫn rất ý nghĩa. Và khi tôi luyện được đức tính quý báu này bạn sẽ được nhiều người quý mến, được tín nhiệm, tin tưởng và mọi người sẽ có cái nhìn thiện cảm về bạn. Khi đó bạn cũng sẽ cảm thấy thanh thản, bình an trong lòng, tự hào về bản thân hơn và lấy đó làm động lực để tiếp tục bước đến tương lai rộng mở. Nhưng có một điều mà ta phải biết rằng trung thực không phải lúc nào cũng chỉ đi đôi với sự thẳng thắn, là phải nói ra hết tất cả và không nghĩ đến cảm nhận của người khác, mà đôi khi phải thật khéo léo nữa, bởi vì đối với một vài trường hợp đặc thù mà nói, thì cái việc lúc nào cũng quá thành thật, quá thẳng thắn sẽ bị cho là kém duyên, hay nói thẳng là vô duyên. Bạn hãy thử nghĩ xem nếu vô tình rơi vào những trường hợp này thì bạn sẽ trả lời như thế nào nhé. Khi một đứa bé trong xóm vui vẻ phấn khởi chạy tới hỏi bạn là: “Chị ơi, em nặn hình bông hoa giống trước sân nhà chị nè, chị thấy có đẹp không?”, trong khi trên tay đứa bé là một cục đất sét màu tím, hồng lẫn lộn, nhìn không ra hình dạng. Hay khi cô bạn đã lâu không gặp, hẹn bạn đi ăn uống và xem một bộ phim hành động mà cô ấy rất ưng với hai tấm vé được tặng, bạn lại không thích xem phim hành động nhưng vẫn phải đi vì trước đó tiền ăn uống đã được cô bạn thanh toán, và lúc đi về cô ấy hỏi bạn là: “Cậu thấy thế nào? Bộ phim có hay không? Những cảnh hành động đấy thật hấp dẫn đúng chứ?” với một vẻ mặt đầy mong chờ. Có lẽ bầu không khí sẽ trở nên ngại ngùng và khó xử biết bao nếu bạn nói thẳng với đứa bé cất công nặn một bông hoa chỉ để khoe với bạn là cái đó đâu phải bông hoa, màu sắc cũng không giống, hay trả lời cô bạn là bộ phim này không hay đúng không nào? Thay vì thẳng thắn như vậy thì bạn có thể trả lời với đứa bé rằng: “Ồ, sáng tạo ghê ta, em biết pha màu cho hoa luôn, bông hoa này khó nặn lắm đó, em giỏi quá, nhưng mà chỗ cánh hoa này hơi nhọn nè, chị em mình chỉnh lại cho tròn tròn xíu nữa là y như thật luôn”. Hay bạn có thể trả lời cô bạn là: “Bình thường mình ít khi xem những bộ phim có cảm giác mạnh, nhưng hôm nay đi ăn và xem phim với cậu mình thấy rất vui nên cảm giác bộ phim này cũng khá hay”. Các câu trả lời như vậy vẫn giữ được phép lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp, không quá thẳng thắn nhưng vẫn phản ánh được sự thật, phải không nào?. Có một người đã từng nói: “Cuộc sống giống như một ly trà vậy, không được rót quá ít, cũng không được rót quá đầy, mà chỉ cần rót vừa phải thôi, là đã đủ rồi”. Cho nên đối với tùy trường hợp, tùy tình huống thì bạn cũng không nên trung thực quá, chú ý lời nói, cách giao tiếp để tránh làm đối phương cảm thấy tổn thương hay xấu hổ. Cũng không có nghĩa là bạn sẽ nói dối hoàn toàn, chỉ cần bạn biết cách để nói gián tiếp theo một ý nào đó thì đối phương cũng sẽ ngầm hiểu được ý của bạn. Từ đó cũng có thể khiến cho các mối quan hệ xung quanh bạn không bị rạn nứt, hay khó xử, mà ngày càng gắn bó hài hòa hơn nữa. Trung thực là một phẩm chất cao quý của con người và là một đức tính tốt để chúng ta có thể điềm nhiên đối mặt với cuộc sống, nên chúng ta hãy cố gắng rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Và hãy cùng chung tay để lan truyền sự trung thực đến với mỗi cá nhân trong cộng đồng nhé. Từ đó chúng ta sẽ có được một nền tảng tốt để xã hội có thể phát triển một cách văn minh hơn, tinh tế hơn và mạnh mẽ hơn!

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 33)

Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng,... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: "Ăn ngay nói thẳng". Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là "đức tính trung thực". Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,... Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ "tín" trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ "tín". Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất việc dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội. Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự dối trá và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người. Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè, không ngừng học tập tốt Năm điều Bác Hồ dạy "Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm".

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 34)

Chính trực là lối sống trung thực, ngay thẳng, không nói dối, lừa gạt, làm tổn thương người khác vì lợi ích của mình. Người lương thiện sẽ không nhận được những lợi ích (vật chất, tinh thần) mà mình không tạo ra. Người trung thực là người dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình, dám phản ánh những vấn đề xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi người. Sống lương thiện thì lòng sẽ thanh thản, lương tâm trong sáng, sẽ hưởng được hạnh phúc trọn đời, được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống lương thiện giúp ta tin yêu người khác và tiến tới một xã hội văn minh. Trung thực là phẩm chất đáng quý của con người cần được trân trọng và biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong cuộc sống, chúng ta cần nghiêm khắc với những kẻ sống bằng sự gian dối, kiếm tiền bằng sự dối trá, gian lận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, sự trung thực nhường chỗ cho một điều vĩ đại hơn: tình yêu. Ví dụ: Một bệnh nhân lâm trọng bệnh mà thầy thuốc vẫn bảo là sức khỏe tốt, đem lại sự bình yên cho bệnh nhân trong những giờ phút cuối cùng… Không có di sản nào quý hơn sự trung thực. Không có lòng trung thực thì không hình thành được ở con người những giá trị đạo đức nào khác. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện đức tính trung thực cho bản thân để có thể thành công và sống hạnh phúc.

Nghị luận về đức tính trung thực (mẫu 35)

Trung thực là sống trung thực, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không gian dối, đối lập với dối trá. Cuộc sống cần sự trung thực. Thành thật sẽ giúp tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng với mọi người, giúp mối quan hệ trở nên bền vững và lâu dài. Thái độ tích cực, thói quen tốt, thái độ lạc quan, khát khao theo đuổi mục tiêu,… là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu bạn thiếu nhiệt huyết, trung thực và chính trực. Một thái độ sống tích cực, những thói quen tốt, một cái nhìn lạc quan về cuộc sống, khát khao theo đuổi mục tiêu là động lực và điều kiện để con người nỗ lực, trau dồi bản thân trên con đường đi đến thành công. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi để thành công, người ta còn cần đến các mối quan hệ xã hội. Trung thực, chính trực là yếu tố góp phần tạo nên các mối quan hệ bền vững và là thái độ cao nhất thể hiện sự tôn trọng những người xung quanh và chính bản thân bạn. Với những điều kiện cần và đủ, con người mới có thể thành công, thực hiện được ước mơ của mình, có cuộc sống thoải mái, bình yên và hạnh phúc. Trung thực có thể nói là đức tính quý giá và cần thiết nhất của một người để thành công, bởi vì trung thực là nền tảng để duy trì sự ổn định của các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Sống không trung thực là một điều rất xấu để lại hậu quả khôn lường.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Viết một đoạn văn ngắn về an toàn giao thông

Viết bài nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình

Viết bài nghị luận về “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn!”

Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu thương

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

1 11835 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: