TOP 9 mẫu Bàn về lời xin lỗi (2024) SIÊU HAY

Bàn về lời xin lỗi lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 358 lượt xem
Tải về


Bàn về lời xin lỗi

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi".

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 1)

Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi… Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.

Viết đoạn văn ngắn bàn về Lời xin lỗi

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 2)

Lời xin lỗi là một cách thức để con người nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên không phải lời xin lỗi nào cũng nhận được sự tha thứ bởi lẽ có lời xin lỗi đúng cách và có lời xin lỗi sai cách. Vậy lời xin lỗi đúng cách có nghĩa là gì? Đó là sự nhận lỗi của người làm sai một cách đúng nghĩa. Xin lỗi với thái độ tích cực, thái độ biết nhận lỗi và sửa sai. Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân. Trong quá trình ấy, chúng ta không thể nào không tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải xin lỗi, phải biết nhận lỗi khi làm sai. Hơn nữa, nhận lỗi là một chuyện nhưng chúng ta phải biết khắc phục lỗi sai ấy chứ không phải lần sau lại tái phạm. Có những bạn còn có thái độ làm sai nhưng không biết nhận lỗi hoặc nói ra lời xin lỗi với một thái độ hết sức khó chịu, không sự tôn trọng. Thật là đáng trách. Xin lỗi - là một câu nói chúng ta có thể nói, thốt ra một cách dễ dàng nhưng xin lỗi sao cho đúng nghĩa thì không phải ai cũng làm được. Hơn hết, bạn - dù cho trong trường hợp nào, chưa biết là ai đúng ai sai thì trước hết hãy cứ nhận lỗi để mọi chuyện êm xuôi rồi bắt đầu giải quyết từng vấn đề. Bởi lẽ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thật vậy, chúng ta phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm và phải biết sửa sai, đừng bao giờ tái phạm.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 3)

Xin lỗi là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết xin lỗi, hối lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do con nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Tất cả chúng ta đều có thể phạm sai lầm. Vì vậy, hãy để ý khi bạn đòi hỏi người khác xin lỗi, và những gì bạn cho là chưa đủ mức tiêu chuẩn. Sớm hay muộn thì sẽ đến lượt bạn cũng phải xin lỗi người khác. Lịch sự không phải là một tiêu chuẩn bạn mong đợi ở người khác; đó là tiêu chuẩn bạn cần tự đặt ra cho chính mình và thực hiện nó một cách chân thực và nghiêm túc. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 4)

Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sắn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng dừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 5)

Trong quá trình hình thành nhân cách của mỗi người, chắc hẳn không ai có thể tránh hoàn toàn được những lỗi lầm, dù là vô tình. Hãy cùng nhau đi vào bàn luận. Trước hết, ta cần hiểu lỗi lầm là gì? Đơn giản đó chính là sai lầm, tội lỗi của con người mắc phải, để lại những hậu quả đáng tiếc cho con người. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi ta quá chủ quan, nhẹ dạ, cả tin vào người khác. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân nhưng cũng có khi làm cho cho an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Ta có thể thấy rằng có những lỗi lầm có thể tha thứ, có lỗi không thể tha thứ. Bởi vậy, người phạm lỗi lầm luôn sống trong dằn vặt, đau khổ, hổ thẹn với lương tâm, thậm chí phải trả giá bằng một kiếp người. Những lỗi lầm có thể mắc phải như đánh nhau, vướng vào những tệ nạn xã hội,… Đa số mọi người trong xã hội ngày nay đều cố gắng tránh mắc phải lỗi lầm, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ những thành phần đi ngược lại với sự phát triển, xu hướng của mọi người; họ vẫn mắc sai lầm liên tục, chưa có ý thức cải thiện. Là một đoàn viên thanh niên, khoác trên mình màu áo xanh đầy tự hào và nhiệt huyết, bản thân em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tốt. Có như thế, xã hội mới ngày càng trở nên văn minh hiện đại.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 6)

Viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi (11 Mẫu) - Văn 12

Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người. Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, , xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc , giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống.Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lí do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đỗi lỗi lầm vừa qua.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 7)

Tất cả chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Vì vậy, đừng bận tâm tới việc mình có sai lầm hay không mà hãy nghĩ tới việc mình sẽ sửa chữa lỗi lầm ấy như thế nào? Có lẽ, nói lời xin lỗi là giải pháp đầu tiên và hiệu quả nhất. Xin lỗi nghĩa là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết hối lỗi và dũng cảm nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do cơn nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Hãy nhớ rằng yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất. Gây ra lỗi lầm, việc đó thật đáng xấu hổ. Nhưng không trung thực và chân thành nhận lỗi, sửa lỗi thì thật đáng chê trách.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 8)

Trong lúc nóng giận, bạn không còn bình tĩnh để nhận ra những việc mình đã làm sai. Khi đã ổn định cảm xúc trở lại, lời xin lỗi sẽ giúp đối phương cảm nhận được thành ý và thấu hiểu tính cách, nỗi lòng của bạn nhiều hơn. Giá trị của lời xin lỗi được cảm nhận bằng việc xoa dịu nỗi đau của người khác, giảng hòa và duy trì mối quan hệ của hai bên. Khi nhận được lời xin lỗi, họ sẽ mở lòng hơn, chấp nhận sự chia sẻ và lắng nghe tâm sự của bạn. Chắc chắn, cả hai bên sẽ có nhiều cơ hội cùng trải lòng. Lời xin lỗi giúp chúng ta mở rộng cánh cửa của sự bao dung, kết nối tình yêu giữa mọi người xung quanh. Giá trị của lời xin lỗi còn nhiều hơn thế. Không chỉ mang lại giá trị cho chính bản thân bạn mà còn giúp ích cho người nhận lời xin lỗi. Khi bạn đã dũng cảm nhận lỗi là lúc bạn thể hiện thái độ dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm, gạt bỏ cái tôi cá nhân để duy trì mối quan hệ tốt đẹp của cả hai. Nó sẽ xóa bỏ rào cản về khoảng cách giữa hai người, tạo điều kiện cho hai người mở rộng hợp tác, cùng nhau tạo nên nhiều điều tốt đẹp hơn. Cả bạn và đối phương sẽ có cảm giác thanh thản, xích lại gần nhau. Do đó, lời xin lỗi mang nhiều to lớn đối với hai người. Để trở thành một phiên bản hoàn hảo của chính mình, bạn cần phải không ngừng trau dồi rèn luyện bản thân. Và việc nhận ra giá trị của lời xin lỗi cũng như biết cách nói lời xin lỗi đúng cách chính là phương châm giúp bạn hoàn thiện bản thân mình. Bạn nên biết cách nói ra lời xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, cộng với sự tinh tế và khéo léo trong truyền tải thông điệp, chắc chắn, bạn sẽ nhận được sự quan tâm và chia sẻ của mọi người xung quanh.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Lời xin lỗi" (mẫu 9)

Tập nói lời xin lỗi

Không ai mà không một lần mắc phải sai lầm trong cuộc đời của mình. Lỗi lầm là một phần tất yếu trong đời sống con người. Mắc sai lầm có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân. Che giấu sai lầm, đổ lỗi cho người khác hay là sẵn sàng chấp nhận và sửa chữa sai lầm ấy, lựa chọn cách nào luôn khiến chúng ta phải suy nghĩ. Tất nhiên, chúng ta phải trung thực nhận lỗi, mạnh mẽ đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa những sai phạm một cách tốt nhất. Đừng chạy trốn lỗi lầm, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Có thể, bạn sẽ không bị tổn hại khi làm điều đó nhưng chắc chắn bạn sẽ luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào, luôn tự xấu hổ, day dứt, dằn vặt vì sai trái của mình. Nếu chạy trốn lỗi lầm mà bạn không có cảm giác ăn năn, lo sợ, bạn chính là người vô cảm, vô tâm. Điều đó còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bạn cũng đừng soi mói vào lỗi lầm của người khác vì dễ khiến họ mặc cảm, tự ti. Bạn cần có thái độ bao dung, cảm thông và giúp những người mắc lỗi lấy lại niềm tin, tạo động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn. Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì không chạy trốn, đổ lỗi, không nên tự ti, mặc cảm mà phải tìm cách để sửa đổi, tìm cách chuyển hóa lỗi lầm một cách đúng đắn và hợp lí nhất. Đừng sợ mắc sai lầm. Điều quan trọng nhất là cách bạn khắc phục và sửa chữa sai lầm ấy như thế nào thôi.

1 358 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: