TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (2024) SIÊU HAY

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 802 20/12/2023


Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen

Đề bài: Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen.

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen

1. Mở bài:

Lời khen ngợi đúng lúc quý hơn vàng bạc, lời chê bai vô tình sắc hơn gươm dao. Trong cuộc đời người, ai cũng muốn bản thân được công nhận, tán dương. Thế nhưng, khen – chê cũng cần phải đúng cách và tiếp nhận sự khen – chê bằng sự tỉnh táo của cả đầu óc và con tim.

2. Thân bài:

*Lời khen ngợi là gì?

- Lời khen ngợi là lời công nhận, ngợi ca, tán thưởng, khâm phục, là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp.

*Ý nghĩa của lời khen chân thành:

- Lời khen ngợi chân thành là lời khen chân tình thật lòng, lời khen đúng chỗ, đúng lúc xuất phát từ sự thực với động cơ lành lạnh.

- Lời khen tốt sẽ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc, sự tự tin, hăng hái…. (dẫn chứng).

- Lời khen ngợi, tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.

- Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

- Lời khen chân thành như thứ thuốc thần dược tạo nên sức mạnh, thắp sáng niềm tin khiến điều hay của người được khen trở thành điều hay của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó chính là quà tặng cuộc sống. Nó chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.

- Nếu sự nỗ lực và thành quả không được công nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.

*Tác hại của lời khen giả dối:

- Lời khen ngợi giả dối là lời khen ẩn chứa mưa đồ (tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ…) xuất phát từ cái nhìn hiện thực không chính xác hoặc từ động cơ không lành mạnh.

- Lời khen giả dối sẽ tạo ra sự mất mát, sự đau đớn, xót xa, cay đắng…. (dẫn chứng).

- Lời khen giả dối sẽ gây ra chứng “ảo tưởng” cho người được khen. Điều đó khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.

- Lời khen chỉ để tâng bốc, tung hô rất nguy hại, nó mang đến áp lực cho người được khen hoặc làm họ ngộ nhận, ảo tưởng để rồi biến mình thành kẻ khác. Nó hủy hoại những giá trị cuộc sống, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp của con người.

- Tâm lý của con người là rất thích được khen ngợi hơn là chê bai. Bởi vậy không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không được lạm dụng lời khen.

*Bài học nhận thức:

- Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Hãy học cách khen ngợi chân thành và thông minh. Hãy sử dụng lời khen như món quà cuộc sống. Đồng thời, hãy tỉnh táo, cảnh giác khi đón nhận lời khen.

3. Kết bài:

- Hãy động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc.

- Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 1)

Lời khen như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dù ở bất cứ lứa tuổi hay cương vị nào thì con người cũng thích những lời động viên, khen ngợi từ người khác dành cho mình. Tuy nhiên, lời khen luôn có hai mặt của nó.

Lời khen là lời ngợi ca, tán thưởng, khâm phục của mọi người dành cho một cá nhân nào đó. Lời khen có hai loại là lời khen tốt và lời khen xấu. Lời khen tốt là lời khen xuất phát từ tận đáy lòng, từ sự chân tình, không vụ lợi, và là động lực để con người phấn đấu vươn lên. Còn lời khen xấu là những lời khen không thật lòng, ẩn chứa nhiều mưu đồ và sự giả dối. Đó chỉ là những lời khen xã giao nhằm mục đích lấy lòng hoặc để đạt được một mục đích nào đó. Lời khen giống như một con dao hai lưỡi, nó có thể là lời khích lệ động viên cũng có thể là cái bẫy đẩy con người tới một việc làm xấu. Bởi vậy, con người cần phải tỉnh táo trước những lời khen của người khác.

Có người đã từng nói rằng: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Những kẻ vuốt ve nịnh bợ là kẻ thù của ta”. Những lời khen chân thành, đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp người được khen có được niềm vui, niềm hạnh phúc, sự sung sướng và tự tin. Khi chúng ta làm được một việc tốt, một lời khen kịp thời sẽ giúp ta có thêm sức mạnh, niềm tin, khiến niềm vui được lan tỏa đến với mọi người xung quanh. Lời khen tốt là phần thưởng mà con người xứng đáng được nhận sau những cống hiến, hy sinh và sự nỗ lực của bản thân, giúp con người có thêm sức mạnh và ý chí để đi đến thành công. Một lời khen tốt có thể giúp một học sinh học yếu có ý chí phấn đấu. Một lời khen tốt có thể giúp cho người sa ngã muốn hướng thiện có thêm sức mạnh để làm lại cuộc đời. Một lời khen tốt giúp con người vượt qua thử thách…

Tuy nhiên, không phải lúc nào lời khen cũng mang lại những tác dụng tốt. Lời khen là liều thuốc tốt cho đời sống tinh thần nhưng đôi khi nó trở thành một mối nguy hại vì có biết bao mầm mống của sự ảo tưởng, kiêu ngạo có thể sinh ra từ đó. Những lời khen với mục đích xã giao, không xuất phát từ cái nhìn thực tế thường là những lời khen có cánh, nó tức thì làm lan tỏa xung quanh ta thứ hương thơm ngọt dịu, xây dựng trước mắt ta một lâu đài ảo mộng khiến ta đắm chìm trong giấc mộng ảo đó. Bản chất của con người thường kiêu ngạo, vậy nên khi nghe lời khen giả tạo hay thực chất đó là những lời xu nịnh thì con người dễ trở nên kiêu ngạo hơn là sự khiêm nhường. Có thể cá nhân đó mới đạt được chút thành công bé nhỏ mà họ đã tự xem mình là trung tâm của vũ trụ, xem mình là hơn tất cả, đến khi thất bại dễ trở nên yếu đuối.

Không chỉ vậy, phía sau những lời khen giả tạo còn là cả một sự áp lực nặng nề cho người được khen. Vì được khen nên cá nhân đó phải gồng mình lên để sống tốt, làm việc tốt, học thật giỏi… Những cố gắng đó đôi khi khiến con người trở nên căng thẳng vì sợ lúc nào mọi người xung quanh cũng đang theo dõi việc làm của mình. Lời khen giả tạo có thể làm cho con người ngộ nhận, ảo tưởng để rồi phải sống như một con rô bốt, như một con vẹt, chỉ dám nói hành động theo dư luận mà không dám sống là chính mình.

Tôi đã từng được nghe một câu chuyện kể về một vị tướng tài ba, có tài cầm quân. Ông chỉ huy trận nào là thắng trận đó. Rồi ông trở thành quốc vương của cả một vùng đất rộng lớn. Ông được mọi người tung hô, khen ngợi, nhưng rất ít lời khen thật lòng. Những đại thần thường vây quanh ông, khen ngợi ông hết lời để được ông ban thưởng vàng, lụa. Họ nịnh bợ ông, khẳng định với ông mình sẽ mãi trung thành và dù biết là nịnh bợ nhưng ông lại rất thích và rất tin vào điều đó. Cho đến một ngày, đất nước xảy ra biến cố, ông kêu gọi sự hợp sức của các đại thần nhưng họ đều lần lượt bỏ rơi ông. Đến khi ông nhận ra mình đã tin tưởng một cách mù quáng thì đất nước đã rơi vào tay kẻ khác.

Trong cuộc sống không phải ai cũng có thể tỉnh táo trước lời khen của người khác. Bên cạnh những người đã biết biến lời khen thành sức mạnh để phấn đấu thì một số người dẫu biết những lời khen chỉ mang tính chất “cho vừa lòng nhau” nhưng họ vẫn ngộ nhận, tin là thật. Một số khác lại quá coi thường lời khen hoặc lạm dụng lời khen để trêu chọc người khác, làm mất đi những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Đó đều là những hiện tượng xấu mà chúng ta cần khắc phục.

Một lời khen có thể khiến con người đến được tới đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể khiến con người rơi xuống vực sâu của sự thất bại. Vì vậy, chúng ta cần phải tỉnh táo để phân biệt được đâu là lời khen tốt, đâu là lời khen xấu, lời khen giả tạo. Tâm lý con người rất thích được khen bởi vậy mỗi người trong chúng ta không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không nên lạm dụng nó. Hãy học cách khen chân thành, đúng lúc, đúng chỗ và lắng nghe lời khen có chọn lọc. Đó mới là cách sống của một người hiểu biết và thông minh.

Khi con một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy biết tỉnh táo trước mọi lời khen. Chúng ta không nên quá khiêm tốn cũng không nên tự kiêu trước lời khen mà mình nhận được mà hãy luôn trau dồi bản thân để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Lời khen là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, là động lực để chúng ta đi tới những thành công, là bài học để mỗi người trở nên trưởng thành, cứng cáp. Bởi vậy chúng ta hãy sử dụng lời khen đúng lúc, đúng chỗ như một món quà mà cuộc sống ban tặng cho con người.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tuân Tử có câu: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh ta là kẻ hại ta”. Câu nói trên đã đem đến cho con người nhiều những suy nghĩ về lời khen trong cuộc sống.

Lời khen là lời ngợi ca, tán thưởng, khâm phục. Nó thể hiện sự ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp. Những lời khen thường mang ý nghĩa tích cực. Đó là lời khen chân tình thật lòng, lời khen đúng chỗ, đúng lúc xuất phát từ sự thực với động cơ lành mạnh. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những lời khen mang ý nghĩa tiêu cực, đó là những lời khen xuất phát từ những mục đích không tốt như sự tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ… Chính vì điều đó, mà con người cần phải suy ngẫm về ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những lời khen.

Trước hết, một lời khen tích cực sẽ mang đến những ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Một lời khen đúng lúc sẽ cho chúng ta có thêm sự tự tin để tiếp tục thực hiện công việc. Không chỉ vậy, lời khen còn giúp người nhận được cảm thấy vui vẻ, phấn khởi hơn. Lời khen thể hiện sự công nhận của những người xung quanh đối với mỗi người. Khi nhận được lời khen, chúng ta nỗ lực để xứng đáng với lời khen đó. Ví dụ như trong học tập, khi một học sinh đạt được thành tích tốt nhận được lời khen của thầy cô, bạn bè sẽ cảm thấy được động viên, tiếp tục nỗ lực học tập hơn. Còn trong công việc, nếu nhân viên nhận được lời khen từ sếp hoặc đồng nghiệp sẽ cảm thấy có động lực để tiếp tục hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu như sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. Chính vì vậy, lời khuyên giống như một ánh sáng giúp con người có thêm tự tin, sức mạnh để tiếp tục nỗ lực thực hiện ước mơ, mục tiêu.

Nhưng có đôi khi, phía sau những lời khuyên lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa mà con người cần phải suy nghĩ. Đó là những lời khen được nói ra với một mục đích xấu, không xuất phát từ sự chân thành. Một lời khen xấu thường không xuất phát từ thực tế, nó gây ra sự “ảo tưởng” cho người nhận được khen. Điều đó khiến họ tự mãn về bản thân, không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan và dễ dẫn đến sai lầm. Con người đều thích được khen ngợi, bởi vậy nên khi nghe lời khen giả tạo thì chúng ta dễ trở nên kiêu ngạo. Thế mới thấy được rằng, đằng sau một lời khen cũng có thể đem lại những ảnh hưởng tiêu cực.

Với một học sinh cuối cấp như tôi, thì một lời khen chân thành sẽ đem đến nguồn động lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh giúp tôi vững bước trên con đường chinh phục ước mơ. Ngược lại, tôi cũng ý thức được rằng cần phải tỉnh táo trước những lời khen, hiểu được năng lực của bản thân mình. Đồng thời, tôi cũng sẽ đưa ra những lời khen ngợi đúng đắn để có thể lan tỏa những điều tích cực đến mọi người xung quanh.

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Lời khen, cũng giống như vàng và kim cương, đáng quý vì nó hiếm”. Và mỗi chúng ta hãy coi lời khen là một món quà thật giá trị, sử dụng đúng lúc và bằng một trái tim chân thành.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 3)

Nếu có ai hỏi rằng khi thành công, con người thường mong đợi điều gì, thì có lẽ câu trả lời sẽ là lời khen ngợi. Tuy nhiên, lời khen cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa mà chúng ta phải suy ngẫm và trăn trở.

Thomas Fuller từng nói “Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó”. Thật vậy, lời khen là lời ca ngợi, biểu dương từ người khác khi bản thân mình đạt được điều gì đó tốt đẹp hoặc cao cả. Lời khen có hai loại là lời khen tốt và lời khen xấu. Lời khen tốt là lời khen xuất phát từ sự chân thành, nể phục của người khen và lời khen đó có ý nghĩa tích cực, động viên và khẳng định việc tốt ta đã đạt được. Lời khen xấu là lời khen không phải xuất phát từ sự kính phục, công nhận khả năng của người khác mà đó có thể là sự châm biếm, giễu cợt, nịnh bợ, tâng bốc hoặc có thể là lời khen từ sự ích kỉ, đố kị, không thật lòng.

William Jame đã từng nói: “Nguyên lý sâu xa nhất trong bản tính con người là sự khao khát được tán thưởng”. Và đặc biệt những lời tán thưởng chân thành, có ý tốt thì càng được khao khát và trân trọng hơn nữa. Lời khen tốt là một món quà tinh thần vô cùng quý giá đối với con người. Khi chúng ta đạt được một điều tốt, thành công trong công việc nào đó, lời khen mang ý tốt và chân thành từ người khác với mình sẽ là phần thưởng mà ai cũng mong muốn. Nhận được lời khen tốt, điều đầu tiên ta cảm thấy đó là sự vui vẻ, phấn khởi. Đồng thời nó giúp ta thêm tự tin vào bản thân và có nghị lực để tiếp tục đạt được những điều tốt đẹp hơn nữa. Khi đạt được một điều gì đó, được người khác khen ngợi, một điều chắc chắn rằng ai cũng sẽ cảm thấy hãnh diện về bản thân mình. Lời khen tốt có sức mạnh vô hình tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của ta rất nhiều.

Có một câu chuyện kể về một người đàn ông chăm sóc một vườn cây xanh tốt. Nhưng dù ông ta đã rào vườn cẩn thận và chắc chắn, bọn trẻ con trong xóm vẫn tạo ra một lối nhỏ để chui vào vườn của ông, bẻ hết hoa quả trong vườn khiến ông vô cùng tức giận và khó chịu. Một ngày nọ, ông đã bắt tận tay đứa trẻ đứng đầu lũ tinh nghịch ấy. Thằng bé sợ sệt và nghĩ rằng mình sẽ phải chịu một trận đòn đáng sợ. Nhưng không, người đàn ông thả thằng bé ra và dịu dàng nói: “Cháu đừng sợ, ta không phạt cháu đâu, vì cháu là một đứa trẻ vừa ngoan, vừa thông minh, dũng cảm, ta giao cho cháu một nhiệm vụ đó là đội trưởng của đội bảo vệ khu vườn này. Ta tin cháu sẽ làm tốt và xứng đáng với lời khen của ta”. Thằng bé rất ngạc nhiên vì lời khen của người đàn ông và nhận lời làm đội trưởng đội bảo vệ khu vườn. Kể từ đó, khu vườn của ông không những không bị phá mà còn được lũ trẻ chăm sóc chu đáo, cẩn thận. Câu chuyện đã cho chúng ta thấy được lợi ích của lời khen tốt là như thế nào. Vì vậy, việc thường xuyên dành cho nhau những lời khen tốt sẽ giúp con người có thêm động lực trong cuộc sống, giúp cho người gần người hơn, yêu quý nhau hơn.

Bên cạnh những lời khen tốt, cũng có những lời khen xấu mà người khác dành cho ta. Nếu như lời khen tốt chỉ có một kiểu đó là lời khen xuất phát từ sự kính phục, chân thành thì lời khen xấu lại có đủ kiểu khác nhau. Thứ nhất, đó là lời khen nhưng hàm ý chê bai, đó là sự mỉa mai, khinh bỉ. Khen kiểu chê bai sẽ dễ khiến người khác mặc cảm, tự ti về bản thân. Nó mang ý nghĩa gay gắt hơn là một lời chê bai thẳng mặt. Thứ hai, đó là lời khen xuất phát từ sự ganh ghét, đố kị. Khi ta đã đạt được điều gì đó tốt đẹp nhưng có người khen ta mà lời khen xuất phát từ sự đố kỵ thì điều này thật khó chịu. Lời khen này tạo cho con người những đức tính xấu và gây mất thiện cảm, đoàn kết trong các mối quan hệ bởi khi ghen tị với người khác, trong đầu ta chỉ có những suy nghĩ về những điểm xấu của người khác để sẵn sàng chờ cơ hội phơi bày ra còn khi họ thành công thì không chấp nhận sự thành công đó và cho rằng vì lý do này hay lý do khác mà người ta thành công. Nhưng có lẽ lời khen nguy hiểm nhất đó là lời khen nịnh bợ. Bởi vậy mà Dale Carnegie từng nói rằng: “Đừng sợ những kẻ thù tấn công bạn. Hãy sợ những người bạn tâng bốc bạn”.

Nịnh bợ là khen quá lên so với sự thật hoặc khen những điều không phải là thật. Thật chẳng khó khăn gì để tìm thấy những người hay nịnh bợ. Mặc dù nịnh bợ cũng là lời khen mang lại cho con người những cảm xúc, trạng thái tích cực như thích thú, mãn nguyện, hãnh diện nhưng nịnh bợ lại là lời khen mang ý nghĩa xấu. Những kẻ nịnh bợ thường sống giả tạo và đương nhiên những lời khen tâng bốc kia cũng là sự giả tạo. Khi một người luôn được khen ngợi, tâng bốc, được nhiều kẻ xum xoe, nịnh bợ thì dần dần sẽ trở thành người mù quáng trong cuộc sống, thành kẻ ảo tưởng về giá trị của bản thân dẫn đến chủ quan hoặc xem thường người khác.

Trong cuộc sống có những người luôn dành những lời khen chân thật, đích thực cho người khác, luôn đón nhận những lời khen của xung quanh xem đó là lời cổ vũ, khích lệ. Nhưng có những người còn ích kỷ trước sự thành công của người khác, không muốn khen ngợi những người hơn mình hoặc dành cho họ những lời khen mỉa mai, ghen tị, số khác lại xum xoe nịnh bợ, tâng bốc đủ đường. Đó đều là những hành vi, thái độ không tốt, đáng phê phán và cần thay đổi.

“Lời khen cũng giống như vàng và kim cương, đáng quý vì nó hiếm” (Samuel Johnson). Chúng ta cần mở rộng lòng mình khen ngợi những người xứng đáng và sẵn sàng đón nhận không những chỉ lời khen mà cả sự chê bai của người khác. Chúng ta là những người trẻ tuổi, con đường phía trước còn rất dài, chúng ta hãy nâng niu những lời khen thật lòng, coi đó là động lực trong cuộc sống, sẵn sàng tiếp nhận sự chê trách để rút kinh nghiệm sau này, còn khi có ai đó khen mỉa mai, ghen tị hoăc tâng bốc ta, hãy bình tĩnh xem lại bản thân và bỏ qua những điều không hay, không tốt để tiếp tục sống bởi cuộc đời luôn có mặt trái của mọi vấn đề.

Khen ngợi, tán thưởng là mong muốn, khát khao của con người. Mặc dù lời khen có nhiều mặt, nhiều ý nghĩa nhưng dù là khen hàm chứa ẩn ý gì thì đó vẫn luôn là lời nhắc nhở ta về cuộc sống, về những vấn đề trong xã hội con người.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 4)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác với những triết lý nhân sinh trở thành chân lý cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ về ý nghĩa của lời khen.

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với phát triển sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhưng để nhận biết sự “thật” - “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.

Là một con người, kể cả bậc vua chúa hay vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta”, ai là “kẻ thù” của ta vậy.

Lời dạy của Tuân Tử thật chí lý: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê” - tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết - hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: nhưng muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.

Người “khen ta mà khen phải” - nghĩa là người đó không những không đố kỵ, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi… Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỷ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn ngụy biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong… Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn ta” khen ta thật lòng; đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta.

Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc kính “chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, thì đội ngũ những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra… Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.

Câu nói của Tuân Tử, cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lý cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân tử đã dạy - ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội, ta phải sống với cái tâm chân thành; dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết "chia ngọt sẻ bùi" với bạn bè coi thành tích của bạn làm niềm vui chung cùng chia sẻ.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 5)

Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cần thiết để khích lệ, động viên ai đó. Nhưng phía sau những lời khen cũng tồn tại nhiều ý nghĩa khác nhau.

Lời khen giúp con người cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào. Tuân Tử đã từng nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người.

“Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống.

Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải. Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê. Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen. Tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo. Từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta.

Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen. Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc.

Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 6)

Trong cuộc sống, lời khen đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người. Thật vậy, lời khen tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại đem đến lợi ích về mặt cổ vũ tinh thần vô cùng lớn.

Đầu tiên, lời khen chính là lời công nhận đến người được khen. Lời khen ấy chính là lời nói công nhận một điều gì đó của người được khen, ví dụ như tài năng, sự tiến bộ,.... Lời khen sẽ đánh dấu được sự cố gắng của mỗi người. Từ đó người được khen sẽ luôn cố gắng và phát huy những nỗ lực phía trước. Thứ hai, lời khen chính là liều thuốc cổ vũ tinh thần vô cùng lớn đến người được khen. Họ chắc chắn sẽ làm tốt hơn nữa và luôn cảm thấy tự tin hơn để mà cố gắng cho con đường phía trước.

Chính vì vậy, việc đặt lời khen đúng chỗ, đúng người chính là tố chất cần có của một người lãnh đạo, của 1 người giáo viên. Việc khen đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp cho việc học của học sinh và công việc của nhân viên trở nên tốt hơn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, lời khen chân thành và đúng thời điểm sẽ giúp cho người khác tự tin hơn và bạn thì có thêm những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Lời khen có vai trò quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên, lời khen phải được xuất phát từ sự chân thành, không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng" cho người được khen. Tóm lại, chúng ta đừng tiết kiệm lời khen vì lời khen mang đến nhiều điều tốt đẹp cho người khác, bên cạnh đó, cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 7)

Khi bắt đầu câu chuyện nào đó bằng một lời khen cũng là bí quyết hiệu quả trong giao tiếp. Khen ngợi không chỉ là nghệ thuật giao tiếp mà còn đem lại niềm vui cho người khác và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.

Mỗi người chúng ta chắc hẳn ai cũng từng bị chê bai hay bị phê bình về một điều gì đó, nên dù tự tin đến mấy cũng có điểm khiến ta lo lắng. Do đó, vẫn có những mong ước như muốn mình hoàn hảo hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn… Và trong mọi trường hợp, ai cũng mong muốn những nỗ lực và khả năng của mình được công nhận.

Vì vậy, lời khen luôn mang đến những ý nghĩa tốt đẹp. Một nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn nếu được sếp và tổ chức khen thưởng, thừa nhận khả năng làm việc, từ đó tiếp tục phấn đấu, nâng cao năng suất làm việc và cống hiến nhiều hơn nữa. Trẻ con cũng sẽ biết vâng lời hơn, dễ dạy bảo nếu chúng được người lớn khen ngợi về những hành động ngoan ngoãn của mình. Một học sinh sẽ cảm thấy phấn khởi nếu được bạn bè và thầy cô khen thưởng về những tiến bộ trong học tập. Học sinh đã giỏi sẽ chăm chỉ để giỏi hơn, học sinh chưa giỏi sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân nếu được khen ngợi và động viên đúng cách. Đôi khi lời khen chân thành và đúng lúc còn là động lực để thay đổi cả một cuộc đời.

Tâm lý của nhiều người Việt là thường ngại ngùng khi thốt ra những lời nói yêu thương, tán thưởng. Trong khi đó, lời trách móc, chê bai, nói xấu hay chỉ trích thì lại thốt ra rất dễ dàng, phát tán nhanh và rất dễ lây lan. Người có hàng chục ưu điểm ít khi được nhắc đến, nhưng hễ người đó phạm phải một sai lầm nào đó thì sẽ bị đem ra mổ xẻ, bới móc, chỉ trích và kết tội. Điều này không chỉ làm mất đoàn kết trong tập thể mà còn làm mối quan hệ giữa người và người ngày càng trở nên xấu đi.

Giữa lời khen ngợi và sự tâng bốc, xu nịnh sẽ khó phân biệt được nếu mất đi điểm xuất phát từ sự chân thành, đúng lúc và đúng cách. Khi ta khen người khác, điều nhận lại đơn giản chỉ là tiếng “cảm ơn” nhưng nó khiến ta vui vẻ, hơn nữa sẽ tạo được sự phấn khởi cho người được khen. Khen người khác có nghĩa là ta nhìn thấy những điểm tốt, giúp họ tự tin vào bản thân. Và người được khen cũng sẽ tìm thấy những cái hay của ta, nó làm con người xích lại gần nhau hơn, khiến cho những lời nói xấu, chê bai không còn cơ hội tồn tại, giá trị tốt đẹp sẽ được nảy sinh, lan tỏa.

Tác giả Nguyễn Thị Việt Hà chia sẻ về giá trị của lời khen: “Một lời khen tặng đúng lúc như sự tiếp sức, cổ vũ, định hướng cho bản thân đối với việc đang làm, con đường đang đi và tương lai đang hướng tới. Tôi nhớ một bộ phim hoạt hình có tên là “Ếch Đốm” mà tôi rất thích. Lời nói của bác ếch già lúc cuối phim làm tôi thích thú và xem đó như một chân lý của cuộc sống. “Các con ạ, đó là Ếch Đốm, con của bà Ếch Khoang. Cậu ta bị điếc nên khi các con reo hò cậu ta tưởng là cổ vũ nên đã cố nhảy ra khỏi miệng hố. Một lời cổ vũ đúng lúc sẽ khiến một người đang khó khăn thấy như được tiếp sức, họ sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn. Còn nếu ta chê trách họ thì vô tình ta đẩy họ đến đường cùng. Vì thế, hãy cẩn trọng với lời nói, các con hiểu chưa?”. Đừng bao giờ sợ sự dịu dàng, đừng tiếc lời khen tặng nếu điều đó là xứng đáng”.

Mỗi lời khen đều ẩn chứa những ý nghĩa khác nhau. Bởi vậy mà chúng ta cần phải tỉnh táo trước những lời khen tặng để nhìn nhận ý nghĩa của nó.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 8)

Nếu được yêu thương, con người sẽ biết yêu thương và trở nên đáng yêu hơn. Nếu chỉ luôn nhìn vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm họ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích họ vươn tới những điều tốt đẹp, chắc chắn họ sẽ làm được và sẽ làm tốt hơn. Bởi vậy mà lời khen chính là một điều quan trọng trong cuộc sống của con người.

Trong mối quan hệ con người với nhau khi mà một ai đó mắc phải sai lầm. Điều đầu tiên nên làm là khen ngợi trước khi góp ý. Hành động đó cũng giống như nha sĩ bắt đầu công việc nhổ răng bằng thuốc tê. Bởi khát vọng sâu xa của mỗi con người là được khen ngợi, được tôn trọng và được quan tâm.

Không gì ít tốn kém bằng lời khen, lời cảm ơn và lời xin lỗi. Việc gián tiếp góp ý xây dựng những thiếu sót của mình đối với họ sẽ làm cho họ rất cảm kích. Trong khi họ có thể cảm thấy rất khó chịu trước bất kỳ lời phê phán trực tiếp nào. Con người vốn có bản chất kiêu hãnh tự nhiên. Việc ta nói thẳng ra rằng: “Người nào đó đang mắc sai lầm” chính là một sai lầm lớn nhất đối với ta trong các mối quan hệ. Nếu người phê phán khiêm tốn thừa nhận rằng chính họ cũng đã từng phạm lỗi như thế thì có khó khăn gì khi mà ta không nghe về những lỗi lầm của ta.

Việc nhìn nhận sai lầm của chính mình có thể giúp ta thuyết phục người khác thay đổi hành vi của họ. Cố gắng đừng làm người khác bị tổn thương, dù là chỉ một câu nói đùa. Giữ thể diện cho người khác là một điều hết sức quan trọng. Chỉ cần suy nghĩ vài phút, với vài lời nói ân cần, thông cảm là chúng ta đã tránh được việc làm tổn thương người khác và cũng là tránh làm thương tổn chính nhân cách của mình. Làm thương tổn phẩm giá của một con người là một điều không nên.

Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài phát triển, trong đó có con người. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những ngôn từ cộc cằn, hằn học khó nghe, để phê phán người khác. Nhưng lại rất ngần ngại khi tặng họ những lời nói chân tình, tình cảm ấm áp, thông qua lời động viên khen tặng. Mọi người đều muốn được khen, những lời khen phải cụ thể rõ ràng, thể hiện sự chân thành chứ không phải là lời sáo rỗng nghe cho êm tai.

Chúng ta đều khao khát được tán thưởng, được thừa nhận, đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được như thế. Nhưng không ai muốn sự giả dối và nịnh hót. Mọi tiềm năng đều nở hoa trong lời khen và héo tàn trong chỉ trích. Chỉ cần một nụ cười ấm áp và một cái vỗ vai thân thiện của ta đã có thể cứu một con người đang bên bờ vực thẳm. Khen ngợi để người khác luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó. Trong đời thường, cho người khác một thanh danh là quan trọng. Những phê bình một người mà vẫn giữ được danh dự cho người ấy còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.

Nếu muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, ta hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế. Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy. Nếu ta nói với ai đó rằng: Họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là ta đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, ta khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn, thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà ta đã phát hiện ra hay thậm chí là ta đã gán cho họ.

Ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì, mà ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn bên trong con người họ. Con người dễ có xu hướng thay đổi thái độ nếu chúng ta làm cho họ vui thích thực hiện điều mình được gợi ý. Gợi ý một điều gì đó thật khéo léo để họ thực hiện là cả một nghệ thuật. Nếu chúng ta kiên trì rèn luyện và có sự quan tâm chân thành đến họ, chúng ta sẽ làm được.

Khen chê là hai mặt của cuộc sống. Nếu không chê, không phê bình góp ý thì những mặt yếu, mặt tiêu cực khó có thể sửa chữa và phát huy. Nhưng nêu khen mà khen không đúng như vậy đồng nghĩa với sự ta đang chửi khéo họ. Vậy điều quan trọng và cốt lõi ở đây là việc khen chê phải rạch ròi, minh bạch “Đúng người, đúng tội”, nhưng khen và chê như thế nào để người khác tiếp thu được để sữa chưa mà họ vẫn cảm nhận được sự ấm áp tình người từ phía người góp ý đó mới là điều chúng ta nên làm.

Nghị luận xã hội về phía sau những lời khen (mẫu 9)

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lời khen chẳng tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó”. Quả thật, lời khen là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người.

Đầu tiên, lời khen là lời ngợi ca, tán thưởng, khâm phục, là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp. Đa số lời khen mang ý nghĩa tích cực - lời khen tốt. Đó là lời khen chân tình thật lòng, lời khen đúng chỗ, đúng lúc xuất phát từ sự thực với động cơ lành mạnh. Ngược lại, cũng có những lời khen mang ý nghĩa tiêu cực - lời khen xấu. Lời khen xấu là lời khen có mục đích không tốt (tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ....

Những lời khen vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Lời khen tốt sẽ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc, sự tự tin, hăng hái. Một lời khen đúng lúc sẽ giúp tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục. Ngoài ra, nó còn tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Con cái được bố mẹ khen khi tự giác làm việc nhà, học bài chăm chỉ… sẽ sẽ cảm thấy vui vẻ, tiếp tục phát huy. Một học sinh đạt được thành tích tốt nhận được lời khen của thầy cô, bạn bè sẽ cảm thấy được động viên, tiếp tục nỗ lực học tập hơn. Một nhân viên nhận được lời khen từ cấp trên, đồng nghiệp sẽ cảm thấy tự tin hơn, tiếp tục cống hiến cho công việc. Nếu như sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.

Ngược lại, lời khen mang mục đích xấu sẽ có ảnh hưởng tiêu cực. Những lời khen không xuất phát từ thực tế sẽ gây ra chứng “ảo tưởng” cho người được khen. Điều đó khiến họ tự mãn về bản thân, không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan. Đến khi họ vấp phải sai lầm sẽ dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

Qua phân tích trên, con người cần phải luôn ý thức được ý nghĩa phía sau của những lời khen. Chúng ta ai cũng mong muốn nhận được những lời khen, nhưng phải luôn tỉnh táo để nhận ra đó lời khen mang mục đích tốt hay xấu. Điều đó phụ thuộc vào những hành động của chính bản thân người nhận là tốt đẹp hay xấu xa. Bản thân người nói ra lời khen cũng phải sử dụng một cách hợp lí, đúng mục đích. Cần tránh xa thói ích kỉ, đố kị để rồi đưa ra những lời khen mang mục đích xấu.

Đối với một học sinh như tôi, việc nhận được lời khen từ cha mẹ, thầy cô hay bạn bè… khi bản thân cố gắng học tập, rèn luyện là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để tiếp tục nỗ lực. Đồng thời tôi cũng ý thức về việc sử dụng lời khen một cách hợp lý.

Samuel Johnson - một tác giả người Anh đã khẳng định: “Lời khen, cũng giống như vàng và kim cương, đáng quý vì nó hiếm”. Bởi vậy mà hãy sử dụng lời khen sao cho đúng đắn.

1 802 20/12/2023