TOP 10 mẫu Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (2024) SIÊU HAY

Hình tượng "Sóng" trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là lời giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của tác giả. Hãy phân tích và chứng minh vấn đề trên lớp 12 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 8,947 18/12/2023
Tải về


Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng– Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Sóng

Dàn ý Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng

a) Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ giàu bản sắc trong nền thi ca Việt Nam hiện đại

+ "Sóng" là bài thơ tình đặc sắc, thể hiện khát vọng tình yêu đắm say của người con gái trong mối tình đầu.

- Giới thiệu hình tượng sóng: Hình tượng sóng thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

b) Thân bài

Luận điểm 1: Sóng - bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu

- Sóng giống như người phụ nữ đang yêu lúc "dữ dội" lúc lại "dịu êm".

- Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

- Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn. -> Khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, sẵn sàng từ bỏ không gian nhỏ hẹp để đến một nơi khoáng đạt hơn.

- Trước thời gian “ngày xưa - ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la, vươn tới tình yêu.

- Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

Luận điểm 2: Sóng - những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

- Xuân Quỳnh nỗ lực để cắt nghĩa tình yêu nhưng không được.

+ Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”).

+ Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải. -> Lời thú nhận hồn nhiên nhưng sâu sắc.

Luận điểm 3: Sóng - nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu

- Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu - trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ. -> Nỗi nhớ lúc nào cũng cháy bỏng và khiến con người ta cồn cào không yên.

- Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

- Nghệ thuật tương phản “xuôi - ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

- Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

- Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

Luận điểm 4: Sóng - khát vọng tình yêu vĩnh cửu

- Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

- Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng... bay về xa.”

- Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

- Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.

c) Kết bài

- Khái quát ý nghĩa hình tượng sóng

- Cảm nhận của em về hình tượng sóng.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 1)

Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ giàu bản sắc trong nền thi ca Việt Nam hiện đại. Chị nổi tiếng với những bài thơ tình: "Hoa cúc xanh", "Sóng", "Thuyền và biển", "Nói cùng anh", "Mùa hoa doi",...

Với Xuân Quỳnh thì tình yêu là "nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng", làm nảy nở bao đức tính tốt, làm cho con người "thực sự Người hơn". Thơ tình của Xuân Quỳnh lúc nào cũng đằm thắm, nồng nàn, ngọt ngào, mê say. "Sóng" là bài thơ tình đặc sắc, thể hiện khát vọng tình yêu đắm say của người con gái trong mối tình đầu. Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn trường thiên, hình tượng "sóng" là ẩn dụ về "em", về người con gái đang mang trong trái tim mình một tình yêu đẹp.

Trạng thái của sóng trên biển, lúc thì "dữ dội", lúc thì "dịu êm", có lúc lại "ồn ào", có khi rất lặng lẽ. Và đó cũng là trạng huống tâm tình của lứa đôi trong tình yêu:

"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ".

Hành trình của sóng từ sông ra biển cũng là khát vọng muốn vươn tới mọi chân trời mơ ước thương yêu. Sóng trường tồn với đại dương mênh mông cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của gái, trai, của lứa đôi xưa nay. Bởi lẽ "Làm sao sống được mà không yêu - Không nhớ không thương một kẻ nào" (Xuân Diệu), nên tình yêu đã trở thành khát vọng của tuổi trẻ. Lời giãi bày về tình yêu của người thiếu nữ rất chân thực và nồng nàn:

"Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ".

Con sóng tình yêu có vỗ triền miên, vỗ xôn xao trong lòng "Những cô gái da mịn màng như lụa - Những chàng trai đang độ hai mươi" (Hoa cúc vàng) thì mới xúc động "bồi hồi" như vậy. Có yêu đời thiết tha, có yêu cuộc sống một cách nồng hậu, "Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần" (Xuân Diệu) thì mới tìm thấy vị ngọt của tình yêu, khi tình yêu trở thành khát vọng.

Nhìn trùng dương sóng bể, người thiếu nữ bâng khuâng nghĩ về mối tình đầu, nghĩ về duyên số, "em nghĩ về anh, em", và tự hỏi: "Từ khi nào sóng lên". Cái huyền diệu của vũ trụ, của sóng đại dương cũng như cái huyền diệu của tình yêu thật vô cùng. Thiếu nữ hỏi sóng hay tự hỏi mình, một câu hỏi tràn ngập tình thương yêu:

"Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau".

Tình yêu là sự sống muôn đời nơi "vườn trần" nhưng "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu" (Xuân Diệu). Câu thơ "Khi nào ta yêu nhau" diễn tả đúng nỗi niềm những lứa đôi đã chớm vị ngọt của tình yêu nồng nàn, say đắm. Cái giây phút "thắm lại" của lứa đôi trong mối tình đầu, tuy không xác định được, nhưng không bao giờ có thể quên. Thi sĩ Thế Lữ, 70 năm về trước gọi đó là "cái thuở ban đầu lưu luyến" vô cùng đắm đuối và thiêng liêng:

"Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

Nghìn năm chưa dễ đã ai quên?".

Sóng được nhân hóa, "sóng nhớ bờ", sóng "ngày đêm không ngủ được", dù ở "dưới lòng sâu", hay "ở trên mặt nước". Sóng ru, sóng reo, sóng hát ca, sóng vỗ suốt đêm ngày trên đại dương mênh mông. Cũng như bến đợi thuyền, thuyền nhớ bến, "thôn Đoài thì nhớ thôn Đông..." người con gái lúc nào cũng bồi hồi thương nhớ:

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức".

Đây là câu thơ rất hay nói lên một tình yêu nồng nàn, say đắm. Thiếu nữ đã giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của mình. Em nhớ anh triền miên, bổi hổi bồi hồi suốt ngày đêm "cả trong mơ" và cả trong lúc "còn thức". Một chữ "nhớ" tràn ngập tình yêu thương.

Thủy chung là một trong những phẩm chất cao đẹp của tình yêu lứa đôi. Tình yêu cho lứa đôi sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua", chiến thắng mọi cách trở về không gian và thời gian. Phương Bắc và phương Nam, dẫu xuôi và ngược... nhưng tình em vẫn thiết tha mặn nồng:

"Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

Cấu trúc đoạn thơ: "dẫu ... cũng...", chữ "dẫu" được điệp lại hai lần cho ý thơ được nhấn mạnh, đó là lòng son sắt thủy chung. Các vị ngữ: "cũng nghĩ", "hướng về" liên kết với số từ "một" (một phương) là sự khẳng định một lời thề đinh ninh, như thi sĩ Tản Đà đã nói trong "Thề non nước":

"Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn non còn nước hãy còn thề xưa".

Tình yêu đẹp đem đến cho "em" một niềm tin mãnh liệt. Sóng nhất định tới bờ dù trùng dương có "muôn vời cách trở". Sóng đã nói hộ lòng về niềm tin, con thuyền tình nhất định sẽ cập bến bờ hạnh phúc:

"Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở"

Xuân Quỳnh trong đời thường tuy đã uống bao vị ngọt tình yêu, nhưng chị cũng đã từng nếm ít nhiều cay đắng trong tình ái. Có điều, mỗi lần đối diện với những thử thách, chị vẫn hồn hậu dào dạt niềm tin về hạnh phúc mà tình yêu nhất định sẽ đem đến. Đây là một khổ thơ giàu ý vị và sáng ngời niềm tin:

"Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa".

"Tuy... vẫn...", "dẫu... vẫn", cấu trúc ấy làm cho ý thơ được khẳng định, niềm tin được khẳng định. "Năm tháng" và "mây" là hai hình ảnh ẩn dụ về niềm tin trong tình yêu. Năm tháng sẽ đi qua cuộc đời dài, mây sẽ vượt biển rộng để bay về xa. Có thời gian nào, không gian nào mà con thuyền tình không vượt qua để vươn tới hạnh phúc?

Khổ cuối là lời ước nguyện của em, của người thiếu nữ trong mối tình đầu. Em muốn được "tan ra", muốn được hóa thân thành "Trăm sóng nhỏ - Giữa biển lớn tình yêu - Để ngàn năm còn vỗ". Tình yêu không làm cho em bé nhỏ và ích kỉ. Em mơ ước về tình yêu đẹp, bền vững trong hạnh phúc, được yêu và được sống "giữa biển lớn tình yêu" để ngàn năm "còn vỗ"... Ước nguyện ấy mang tính nhân văn cao đẹp.

"Sóng" cũng như nhiều bài thơ tình khác của Xuân Quỳnh phản chiếu một tâm hồn trung hậu, rất yêu đời, sống hết mình với tình yêu, coi tình yêu và hạnh phúc là khát vọng. Lấy hình tượng "sóng", Xuân Quỳnh đã giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của người con gái: đinh ninh lời thề, thương nhớ bồi hồi, thủy chung sắt đá, tin tưởng về hạnh phúc tình yêu trọn vẹn vững bền.

Bài thơ cho thấy cái mới và tính sáng tạo trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Người con gái giãi bày về tình yêu chứ không phải người con gái "được yêu" như trong ca dao, trong nhiều bài thơ tình khác. Cũng là "sóng" ẩn dụ, nhưng trong bài thơ tình "Biển"của thi sĩ Xuân Diệu "sóng" lại là hình ảnh người con trai đa tình:

"Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi hôn lại

Hôn mãi đến muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt...".

Qua đó, ta thấy rõ cá tính sáng tạo trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng, nhịp điệu sóng, và tiếng xôn xao "bồi hồi trong ngực trẻ" về khát vọng tình yêu trong bài thơ tình này đã từng ru biết bao chàng trai cô gái thời áo trắng trong những giấc mộng đẹp!

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 2)

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mỹ. Trong giàn đồng ca của thơ trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi lên như một tiếng thơ trẻ trung, đầy nữ tính. Cũng bám sát cuộc sống lao động và chiến đấu anh hùng của con người Việt Nam, nhưng Xuân Quỳnh còn thể hiện được cả một khát vọng mãnh liệt về tình yêu. Điểm đặc sắc trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh là: vừa khát khao một tình yêu lí tưởng vừa hướng tới một hạnh phúc thiết thực của đời thường. Tất cả những điều ấy được thể hiện trong một tiếng thơ giản dị, tự nhiên và hồn nhiên gần như bản năng vậy. Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nhắc đến những bài nổi tiếng: “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tự hát”… và nhất là “Sóng” – bài này được rút ra từ tập “Hoa dọc chiến hào”. Có thể nói, “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ này.

Hình tượng bao trùm cả bài thơ này không có gì khác hơn là sóng. Sóng vừa được gợi ra trong một âm điệu rất phù hợp, vừa được tái tạo với hàng loạt ý nghĩa phong phú của nó. Một bài thơ chân chính bao giờ cũng tác động vào tâm hồn người đọc trước tiên bằng âm điệu của nó. Người đọc còn chưa kịp hiểu chi tiết hình ảnh thì đã bị cuốn theo âm điệu, nói một cách khác, âm điệu đã xâm chiếm tâm hồn người đọc. Âm điệu của một bài thơ bao giờ cũng là sự hoà điệu nhuần nhụy giữa cảm xúc thơ và tiết điệu ngôn ngữ. Vì thế âm điệu chứa đựng tính chất của tình cảm thơ. Ẩn náu trong âm điệu là cái hồn, cái thần của xúc động thơ. Vì những lý do ấy mà đọc thơ điều trước tiên và cũng là khó nhất, ấy là phải cảm nhận và nắm bắt cho được âm điệu của nó.

Đọc bài thơ “Sóng”, chúng ta còn chưa hiểu các ý nghĩa của sóng nhưng ai cũng dễ bị âm điệu cuốn hút. Bởi âm điệu thơ ở đây cũng là âm điệu của sóng biển. Thi sĩ đã khéo đưa nhịp triền miên của sóng vào thơ hay sóng biển đã khuấy động hồn người tạo nên sóng lòng và sóng lòng đã tràn ra câu chữ mà thành sóng thơ?

Âm điệu thơ phụ thuộc khá nhiều vào thể loại. Xem ra, thể thơ ngũ ngôn ở đây đã phát huy được sở trường riêng của nó. Khéo khai thác sự biến hoá phong phú về cả vần và nhịp của ngũ ngôn, Xuân Quỳnh đã sử dụng nhuần nhuyễn nhịp thơ để tạo ra nhịp sóng. Nói riêng khổ thơ đầu, hai câu đầu đi nhịp 2/7/3:

Dữ dội / và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

thì hai câu tiếp theo đã chuyển nhịp 3/2 (cầu kỳ hơn là 1/2/2):

Sóng/ không hiểu /nổi mình

Sóng/ tìm ra tận bể

Nhịp thơ thay đổi như vậy đã giúp Xuân Quỳnh mô phỏng được nhịp sóng vốn biến đổi rất mau lẹ, biến hoá không ngừng. Cách tổ chức ngôn từ cũng góp phần tạo ra âm điệu của bài thơ. Thi sĩ đã triệt để tận dụng lối tổ chức theo nguyên tắc tương xứng, hô ứng, trùng điệp. Nhất là việc tạo ra các cặp từ, các vế câu, các cặp câu, thậm chí ngay cả các khổ thơ cũng hình thành những cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đáp đổi nhau về bằng trắc nữa. Vế tiếp vế, câu tiếp câu. Ở đây vừa “dữ dội và dịu êm” - “ồn ào và lặng lẽ”, ngay đó đã là:

“Ôi con sóng ngày xưa – và ngày sau vẫn thế…

cứ thế:

- Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn

- Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

- Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam ...

Cặp này vừa lướt qua, cặp khác đã xuất hiện, tựa như con sóng này vừa lịm xuống, con sóng khác đã trào lên. Nhờ đó âm điệu thơ gợi được hình ảnh những con sóng trên mặt biển, cứ miên man, khi thăng khi giáng, khi bổng khi trầm, vô hồi vô hạn. Ta cứ thấy trong âm điệu nhấp nhô những con sóng nối tiếp nhau, gối đầu lên nhau, xô đuổi nhau bất tận. Vậy là, trước khi sóng hiện hình qua những hình ảnh cụ thể thì chúng ta đã nghe thấy tiếng sóng trong âm hưởng, âm điệu.

Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ. Nhưng cũng cần phải thấy thi phẩm này có một lối cấu trúc hình tượng khá độc đáo. Mỗi bài thơ thường vẽ ra hình tượng tác giả của nó. Hình tượng tác giả trong bài thơ không hề đồng nhất với con người thi sĩ ở ngoài đời. Nhà thơ thường chọn một tư thế một dáng điệu trong thơ để phô diễn tâm tình của mình sao cho phù hợp nhất. Có thể Xuân Quỳnh viết bài thơ này tại nhà của mình. Nhưng hình tượng tác giả trong bài thơ lại là người phụ nữ đang đứng trước biển, đối diện với đại dương, với sóng để suy tư ngẫm nghĩ và khát khao. Mỗi một phát hiện về sóng người phụ nữ ấy lại liên tưởng đến mình và tình yêu. Bởi thế, mỗi một khám phá về sóng cũng là một khám phá về chính mình. Xuân Quỳnh nhìn thấy mình ở trong sóng và thấy sóng ở trong mình. Vì thế mà sóng là hoá thân, là phân thân của cùng một cái tôi Xuân Quỳnh. Sóng và Em trở thành hai hình tượng xuyên suốt, khi tách rời, khi hoà nhập, chuyển hoá sang nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đến nỗi, ta có thể khẳng định sóng là cái tôi thứ hai của Xuân Quỳnh, mỗi một khổ thơ là một khám phá về sóng, mỗi một khổ thơ, sóng lại hiện lên một ý nghĩa khác. Cho nên không thể lược qui riêng vào một ý nghĩa nào, mà phải nắm bắt hình tượng sóng với tất cả các ý nghĩa của nó. Và chỉ có thể nói rằng sóng là tâm hồn, là khát vọng, là tình yêu của người phụ nữ mà thôi.

Mở đầu bài thơ, sóng hiện ra với một ý nghĩa rất đặc biệt: sóng mang nữ tính. Nghĩ thật thú vị, nam thi sĩ Xuân Diệu thấy sóng biển là một chàng trai đang yêu bờ đắm đuối cuồng nhiệt. Còn nữ sĩ Xuân Quỳnh lại thấy sóng mang trong nó khí chất của người phụ nữ. Có phải nhà thơ trữ tình thường có thiên hướng áp đặt cái tôi của mình vào đối tượng chăng? Phải nói rằng đây là một tiếng nói đầy kiêu hãnh về giới mình;

Dữ dội và dịu êm

… tận bể

Trong khí chất của sóng, thấy có sự hài hoà của các đối cực, vừa dữ dội nhất vừa dịu êm nhất, vừa ồn ào nhất vừa lặng lẽ nhất. Và mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn, và đó là khát vọng về sự lớn lao. Vì mang khát vọng lớn mà sóng trở nên quyết liệt. Vâng, nếu một khi xảy ra chuyện sông không hiểu nổi mình thì dứt khoát “Sóng tìm ra tận bể”. Sóng sẽ từ bỏ sư chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.

Đứng trước biển, con người ta dễ có cảm giác rằng: nghìn năm trước khi chưa có mình biển vẫn thế này, nghìn năm sau khi mình đã tan biến khỏi mặt đất rồi, biển vẫn thế kia. Vẫn những con sóng từ ngoài xa mải miết chạy vào bờ, tan mình trên bờ bãi. Biển vẫn xôn xao, cồn cào, xáo động thế! Biển là hình ảnh của sự bất diệt. Đối diện với sự bất diệt có thực của biển người ta liên tưởng đến sự bất diệt khác: sự bất diệt của khát vọng! Chừng nào còn tuổi trẻ, chừng ấy khát vọng tình yêu vẫn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực họ:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Đến khổ thơ thứ ba, sống lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu! Đứng trước biển, người phụ nữ ấy muốn cắt nghĩa vẽ nguồn gốc của sóng. Những nỗ lực ấy trở nên bất lực. Nguồn gốc của sóng cũng huyền bí như nguồn gốc của tình yêu:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

“Khi nào ta yêu nhau?”, câu hỏi ấy dường như làm băn khoăn mọi đôi lứa. Và không ai trả lời được tới cùng? Càng yêu nhau say đắm bao nhiêu người ta càng thấy rằng tình duyên của mình là không thể giải thích được. Người ta thường thiêng liêng hoá tình yêu. Nó là sự gặp gỡ trong kiếp này, nhưng biết đâu lại là sự hò hẹn từ kiếp trước. Người ta chỉ muốn tin thế! Và phải tin thế tình yêu của con người mới trở nên linh thiêng!

Rồi cứ thế, sóng là nỗi nhớ của tình yêu: “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được – Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”, là lòng thuỷ chung: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam – Nơi nào em cũng nghĩ – hướng về anh một phương”. Là hành trình đến với hạnh phúc của những lứa đôi: “Ở ngoài kia đại dương – Trăm nghìn con sóng đó – Con nào chẳng tới bờ – Dù muôn vàn cách trở”. Là sự không cùng của khát vọng: ”Cuộc đời tuy dài thế – năm tháng vẫn đi qua – Như biển kia dẫu rộng – Mây vẫn bay về xa”… Cứ thế, lời thơ triền miên cùng với sóng. Để đến cuối cùng, nó hiện ra trong khao khát mãnh liệt nhất và cũng là khao khát vô biên tuyệt đích nhất: khao khát bất tử. Điều này là một lôgic hiển nhiên. Đứng trước biển, người ta đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với sự vô thuỷ vô chung của thời gian và nhãn tiền là sự vô hạn vô hồi của biển cả. Người ta khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp. Thấy đời người thật là ngắn ngủi, kiếp người thật là nhỏ nhoi phù du, vô nghĩa. Chỉ có biển kia là vẫn thế. Chỉ có biển kia là bất diệt. Thân phận phù du nào cũng muốn hoá vĩnh hằng! Người ta thèm muốn được bất tử. Người phụ nữ này cũng thế. Chị muốn được có mặt mãi trên cõi đời này. Để được sống! Để được yêu! Sống trong tình yêu ấy là hạnh phúc. Thế là khát khao ấy đã dâng lên mãnh liệt khôn cùng:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Bài thơ dẫu đã khép lại, nhưng những con sóng đó vẫn cồn cào trong ngực biển, trong lồng ngực những lứa đôi không bao giờ ngừng nghỉ!

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 3)

Trước Xuân Quỳnh đã có không ít thi sĩ viết về tình yêu – đề tài muôn thuở và không bao giờ vơi cạn của thi ca – thế nhưng, cũng với đề tài này, nữ sĩ Xuân Quỳnh đã thực sự để lại dấu ấn trên thi đàn Việt Nam. Từ những năm khói lửa chiến tranh, những vần thơ của Xuân Quỳnh đã làm bổi hồi bao trái tim người đọc. Thi sĩ đã đem đến cảm nhận về một tình yêu thuần khiết, dung dị và hết sức dạt dào, tha thiết. Sóng có thế coi là một trong số những bài thơ về tình yêu hay nhất của nữ sĩ. Có người đã từng nói Sóng của Xuân Quỳnh là một bài ca về một tình yêu giản dị mà đẹp đến mê lòng. Tình yêu luôn có nhu cầu được chia sẻ và giãi bày. Xuân Quỳnh đã mượn “sóng” – một hình ảnh đặc biệt – để bộc lộ tình yêu của mình. Ngay từ khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã có những phát hiện mới mẻ về “tính cách” của “sóng”:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ

Thi sĩ đã khám phá ra những trạng thái đôi lập trong con sóng: dữ dợi, ổn ào, mạnh mẽ đến cuồng nhiệt và “dịu êm”, “lặng lẽ”, sâu lắng đến dịu dàng. Bản tính của sóng thật thất thường như tâm hồn người con gái đang yêu. Đây là hai câu thơ tự bạch, tự thú táo bạo mà dịu dàng. Táo bạo vì nó quá mãnh liệt và chân thực. Dịu dàng vì sau những dữ dội, ồn ào, tình yêu vẫn đổ về phía cuối câu thơ để lắng vào dịu êm lặng lẽ – đó là cái dịu dàng con gái làm nên chất nữ tính của hình tượng sóng. Xuân Quỳnh đã tinh tế biết bao khi nhận ra hai trạng thái tưởng chừng như đối lập của con sóng để khám phá về tình yêu. Tinh yêu đâu phải dễ lí giải, nó cũng “nắng mưa thất thường”, cũng đầy mâu thuẫn. Trước trạng thái ấy, Xuân Quỳnh đã thổi vào con sóng một niềm khao khát:

Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ngay từ đầu, con sóng tâm trạng đã ùn vào, vỗ sóng trong tâm hồn người đọc. Ta bỗng nhận ra trong bản thân mình sự đồng cảm với thi sĩ và với chính con sóng kia. Con người đâu phải lúc nào cũng hiếu rõ về mình. Chính vì thế trong khổ tiếp theo, tứ thơ chuyên từ hình tượng sóng sang những suy nghĩ về tình cảm con người, vừa đột ngột vừa tự nhiên:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Từ ngày xưa đến ngày sau, liên tưởng thơ đã vươn tới cái muôn đời. Ta cảm nhận sâu sắc về một tình yêu thủy chung, cháy bỏng lúc nào cũng phập phồng “trong ngực trẻ”. Từ sóng cho tới tình yêu vốn là tứ thơ quen thuộc xưa nay. Người xưa từng mượn sóng mà hạ lời thề:

Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh,
Cù lao bỏ biển anh mới đành bỏ em.

(Ca dao)

Con sóng si tình của Xuân Diệu từng khát khao:

Cho anh làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn ôm đềm mãi mãi

(Biển)

Nét riêng của Xuân Quỳnh là tạo cho con sóng sự nữ tính đấy sức sống qua các trạng thái khác nhau: Có cái bồi hồi rất trẻ trung; có cái dữ dội, mãnh liệt nhưng còn có cá cái dịu đàng sâu lắng. Xuân Quỳnh xoay trở con sóng yêu đầy lo âu để cảm nhận nó trên nhiều chiều đối lập. Đó là cách cảm nhận nồng nàn mà có chiều sâu trên cả hai mặt cảm xúc và nhận thức.

Những khổ thơ tiếp theo, sóng từ đối tượng cảm nhận được chuyển thành đối tượng để suy tư. “Trước muốn trùng sóng bể, dòng suy tư cuộn lên như sóng không cùng, những câu hỏi hóa thành cuộc đối thoại lớn với vũ trụ về tình yêu:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Vói những câu hỏi, Xuân Quỳnh đang muốn truy tìm nguyên nhân, truy tìm ngọn nguồn của tình yêu. Song dường như những câu hỏi ấy chẳng bao giò có thể tìm được một câu trả lời thích đáng. Thiên nhiên bí ấn còn có thể cắt nghĩa nhưng “làm sao cắt nghĩa được tình yêu?” (Xuân Diệu), Xuân Quỳnh đã diễn đạt sâu sắc cái mà người ta gọi là “Trái tim có những quỵ luật riêng mà lí trí không thể hiểu được”. Tình yêu cần có lí trí nhưng trước hết đó là câu chuyện của trái tim, cho nên không thể dùng lí trí tính táo để xác định sự bắt đầu của tình yêu. Chính sự tưởng chừng như bất lực trong những câu trả lời đã đưa tình yêu trở về với bản chất của nó. Đặc biệt, câu thơ: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” có một giọng điệu hết sức đáng yêu. Nếu đảo lại trật tự; “Khi nào ta yêu nhau – Em cũng không biết nữa”, ý thơ sẽ lăn về phía lí trí tỉnh táo. Bằng sự khéo léo tài tình của Xuân Quỳnh trong cách sử dụng ngôn ngữ, ta thấy những vần thơ dường như diễn tả rất chính xác nỗi choáng váng của cô gái khi vừa chạm vào cái vùng chói sáng của trái tim con người – tình yêu. Hai câu thơ không chỉ nói về tình yêu mà ta có cảm giác những câu chữ cũng đang rung động theo trái tím thiếu nữ, nó giống như cái lắc đầu đầy yêu thương và bối rối của một cô gái đáng yêu. Nỗi thổn thức ấy tiếp tục lăn mình cùng sóng nước, vươn dài theo thời gian, mênh mang cùng những câu thơ của Xuân Quỳnh:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Tình yêu von gắn liền với nỗi nhớ. Đến đây mỗi câu thơ dường như đểu chan chứa một nỗi nhớ – nỗi nhớ da diết, khắc khoải. Đoạn thơ có hai cặp hình ảnh so sánh song song, khá đắc địa: sóng vỗ bờ cả ngày lần đêm, em nhớ anh ” cả trong mơ còn thức”. Hai cặp hình ảnh song hành, cộng hưởng nhằm diễn tả tình yêu sâu sắc hơn. “Cả trong mơ còn thức” – câu thơ là một phát hiện đầy tinh tế về quy luật của tình yêu: sinh hoạt thường ngày của con người còn có giới hạn bởi thức và ngủ nhưng tình yêu phá vỡ mọi giới hạn, thông trị cả tiềm thức, giấc mơ, thao thức đến khôn cùng. Chỉ có những trái tim yêu hết mình mới thống trị cả thời gian, cả ý thức lẫn tiềm thức như vậy. Tình yêu quả là một sự “bất thường” giữa đời thường. Xuân Quỳnh đã thực sự thông suốt mọi ngỏ ngách của tình yêu vì bà chính là một con người có trái tim yêu không bao giờ mệt mỏi, luôn khát yêu, khát sống bằng cả trái tim. Tình yêu có mặt trong thơ, lên ngôi và tỏa sáng trong phần lớn các tác phẩm của bà. Ta đã bắt gặp không ít những tình yêu vượt qua mọi giới hạn của không gian, của thời gian để hướng tới cái vĩnh cửu trong thơ Xuân Quỳnh:

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chi còn bão tố

(Thuyền và biển)

Thời gian chật chội bởi giới hạn, suy tư lại mở ra không gian:

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Hai chữ xuôi, ngược thấp thỏm một linh cảm lo âu trước cuộc đòi bất trắc. Vì thế câu thơ “Hướng về anh- một phương” nôm na mà chắc nịch như một sự khẳng định tuyệt vời cho một tình yêu mãnh liệt. Người ta thường nói ngược vẽ phương bắc và xuôi về phương Nam nhưng có lẽ trong tình yêu luôn có những thứ trái ngang, những điều đi ngược lại cái bình thường nhưng suy cho cùng, điều quan trọng nhất của tinh yêu phải chăng chính là sự nhung nhớ, sự gặp gỡ của những trái tim yêu? Và đối với người con gái đang yêu, trái tim họ luôn chỉ hướng về một phương “anh” duy nhất. Những suy tư lấy hình ảnh “sóng” làm trung tâm là sự kết hợp tuyệt vời giữa cảm xúc vàlí trí, tạo cảm giác vừa bổi hồi vừa lắng sâu.

Cao trào của bài thơ dồn thành khát vọng trào dâng trong ba khổ thơ cuối – khát vọng tìm đến tựa từ một niềm tin:

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Cái hay của lỗi diễn đạt của Xuân Quỳnh không chỉ ở chỗ mượn quy luật của sóng biển, mây trời để nói về quy luật của tình yêu. Độ sâu của nó bắt nguồn từ nhận thức rất đời thường : cuộc sống là dài, là rộng, là muôn vời cách trở, cuộc sống tràn đầy những điều bất ngờ vì thế mà cũng đầy bất trắc. Lời thơ như nỗi lo đau đáu luôn âm thầm giày vò, như những đợt sóng ngầm trong trái tím khát yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Song dù thế nào đi chăng nữa, tình yêu vẫn sẽ vượt qua mọi trở ngại để vươn tới đích như những con sóng “Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở “.Với niềm tin ấy, khát vọng cúa Xuân Quỳnh vừa mạnh mẻ vừa ấm áp:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Mong ước hóa thân vào sóng thật lớn lao. Khát vọng được “tan ra” để bất tử cùng tình yêu (“ngàn năm còn vỗ”) thật cháy bỏng. Tứ tha có sự phát triển giống như sự nhận thức và lí giải về sự tồn tại mãnh liệt của tình yêu. Có lẽ chưa bao giờ ta thấy trên thi đàn Việt Nam có một nữ thi sĩ bộc lộ tình yêu một cách mãnh liệt mà cũng thật dung dị đến vậy.

Lưu Khánh Thơ nhận xét về thơ Xuân Quỳnh như sau: “Ở Xuân Quỳnh, tình yêu không bao giờ chỉ đơn thuần là tình yêu, nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tôl, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khát khao được hoàn thiện mình”. Với sự hóa thân vào sóng, Xuân Quỳnh đã truyền sức sống dào dạt vào tác phẩm như sự khao khát tình yêu luôn cháy bỏng trong trái tim nữ sĩ, làm cho những Sóng hay Thuyền và biển sống mãi với thời gian nhu truyền thuyết về tình yêu mãi mãi làm say đắm bao trái tim người đọc.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 4)

Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ giàu bản sắc trong nền thi ca Việt Nam hiện đại. Chị nổi tiếng với những bài thơ tình: Hoa cúc xanh, Sóng, Thuyền và biển, Nói cùng anh, Mùa hoa doi, v.v...

... Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đó tình yêu, em muốn nói cùng anh

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng

Lòng tốt để duy trì sự sống

Cho con người thực sự Người hơn.

(Nói cùng anh)

Với Xuân Quỳnh thì tình yêu là "nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng", làm nảy nở bao đức tính, làm cho con người "thực sự Người hơn". Thơ tình của Xuân Quỳnh lúc nào cũng đằm thắm, nồng nàn, ngọt ngào, mê say. "Sóng" là bài thơ tình đặc sắc, thể hiện khát vọng tình yêu đắm say của người con gái trong mối tình đầu. Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn trường thiên, hình tượng "sóng" là ẩn dụ về "em", về người con gái đang mang trong trái tim mình một tình yêu đẹp.

Trạng thái của sóng trên biển, lúc thì "dữ dội", lúc thì "dịu êm", có lúc lại "ồn ào", có khi rất "lặng lẽ". Và đó cũng là trạng huông tâm tình của lứa đôi trong tình yêu:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ.

Hành trình của sóng từ sông ra biển cũng là khát vọng của "em" muốn vươn tới mọi chân trời mơ ước thương yêu. Sóng trường tồn với đại dương mênh mông cũng như tình yêu là chuyện muôn đời của gái, trai, của lứa đôi xưa nay. Bởi lẽ "Làm sao sống được mà không yêu - Không nhớ không thương một kẻ nào" (Xuân Diệu), nên tình yêu đã trở thành khát vọng của tuổi trẻ. Lời giãi bày về tình yêu của người thiếu nữ rất chân thực và nồng nàn:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Con sóng tình yêu có vỗ triền miên, vỗ xôn xao trong lòng "Những cô gái da mịn màng như lụa - Những chàng trai đang độ tuổi hai mươi" (Hoa cúc vàng) thì mới xúc động "bồi hồi" như vậy. Có yêu đời thiết tha, có yêu cuộc sống một cách nồng hậu, "Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần" (Xuân Diệu) thì mới tìm thấy vị ngọt của tình yêu, khi tình yêu trở thành khát vọng.

Nhìn trùng dương sóng bể, người thiếu nữ bâng khuâng nghĩ về mối tình đầu, nghĩ về duyên số, "em nghĩ về anh, em", và tự hỏi: "Từ nơi nào sóng lên". Cái huyền diệu của vũ trụ, của sóng đại dương cũng như cái huyền diệu của tình yêu thật vô cùng. Thiếu nữ hỏi sóng hay tự hỏi mình, một câu hỏi tràn ngập tình thương yêu:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.

Tình yêu là sự sống muôn đời nơi "vườn trần", nhưng "Làm sao cắt nghĩa được tình yêu" (Xuân Diệu). Câu thơ "Khi nào ta yêu nhau" diễn tả đúng nỗi niềm những lứa đôi đã chớm vị ngọt của tình yêu nồng nàn, say đắm. Cái giây phút "thắm lại" của lứa đôi trong mối tình đầu, tuy không xác định được, nhưng không bao giờ có thể quên. Thi sĩ Thế Lữ, 70 năm về trước gọi đó là "Cải thuở ban đầu lưu luyến" vô cùng đắm đuối và thiêng liêng:

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

Nghìn năm chưa dễ đã ai quên?

Sóng được nhân hóa, "sóng nhớ bờ", sóng "ngày đêm không ngủ được", dù ở "dưới lòng sâu", hay "ở trên mặt nước". Sóng ru, sóng reo, sóng hát ca, sóng vỗ suốt đêm ngày trên đại dương mênh mông. Cũng như bến đợi thuyền, thuyền nhớ bến, "Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông..." người con gái lúc nào cũng bồi hồi thương nhớ:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

Đây là hai câu thơ rất hay nói lên một tình yêu nồng nàn, say đắm. Thiếu nữ đã giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của mình. Em nhớ anh triền miên, bổi hổi bồi hồi suốt ngày đêm "cả trong mơ" và cả trong lúc "còn thức". Một chữ "nhớ" tràn ngập tình yêu thương.

Thủy chung là một trong những phẩm chất cao đẹp của tình yêu lứa đôi. Tình yêu cho lứa đôi sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua", chiến thắng mọi cách trở về không gian và thời gian. Phương Bắc và phương Nam, dẫu xuôi và ngược... nhưng tình em vẫn thiết tha mặn nồng:

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương.

Cấu trúc đoạn thơ: "dẫu ... cũng...", chữ "dẫu..." được điệp lại hai lần cho ý thơ được nhấn mạnh, đó là lòng son sắt thủy chung. Các vị ngữ: "cũng nghĩ", "hướng về" liên kết với số từ "một" (một phương) là sự khẳng định một lời thề đinh ninh, như thi sĩ Tản Đà đã nói trong Thề non nước:

Dù cho sông cạn đá mòn,

Còn non còn nước hãy còn thề xưa.

Tình yêu đẹp đem đến cho "em" một niềm tin mãnh liệt. Sóng nhất định tới bờ dù trùng dương có "muôn vời cách trở". Sóng đã nói hộ lòng "em" về niềm tin, con thuyền tình nhất định sẽ cập bến bờ hạnh phúc:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở.

Xuân Quỳnh trong đời thường tuy đã uống bao vị ngọt tình yêu, nhưng chị cũng đã từng nếm ít nhiều cay đắng trong tình ái. Có điều, mỗi lần đối diện với những thử thách, chị vẫn hồn hậu dào dạt niềm tin về hạnh phúc mà tình yêu nhất định sẽ đem đến. Đây là một khổ thơ giàu ý vị và sáng ngời niềm tin:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

"Tuy... vẫn...", "dẫu... vẫn", cấu trúc ấy làm cho ý thơ được khẳng định, niềm tin được khẳng định. "Năm tháng" và "mây" là hai hình ảnh ẩn dụ về niềm tin trong tình yêu. Năm tháng sẽ đi qua cuộc đời dài, mây sẽ vượt biển rộng để bay về xa. Có thời gian nào, không gian nào mà con thuyền tình không vượt qua để vươn tới hạnh phúc?

Khổ cuối là lời ước nguyện của em, của người thiếu nữ trong mối tình đầu. Em muốn được "tan ra", muốn được hóa thân thành "Trăm con sóng nhỏ - Giữa biển lớn tình yêu - Để ngàn năm còn vỗ". Tình yêu không làm cho em bé nhỏ và ích kỉ. Em mơ ước về một tình yêu đẹp, bền vững trong hạnh phúc, được yêu và được sống "giữa biển lớn tình yêu" đến ngàn năm "còn vỗ"... Ước nguyện ấy mang tính nhân văn cao đẹp.

"Sóng" cũng như nhiều bài thơ tình khác của Xuân Quỳnh phản chiếu một tâm hồn trung hậu, rất yêu đời, sống hết mình với tình yêu, coi tình yêu và hạnh phúc là khát vọng. Lấy hình tượng "sóng", Xuân Quỳnh đã giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của người con gái: đinh ninh lời thề, thương nhớ hồi hồi, thủy chung sắt đá, tin tưởng về hạnh phúc tình yêu trọn vẹn vững bền.

Bài thơ cho thấy cái mới và tính sáng tạo trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Người con gái giãi bày về tình yêu chứ không phải người con gái "được yêu" như trong ca dao, trong nhiều bài thơ tình khác. Cũng là "sóng" ẩn dụ, nhưng trong bài thơ tình "Biển" của thi sĩ Xuân Diệu "sóng" lại là hình ảnh người con trai đa tình:

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi hôn lại

Hôn mãi đến muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt...

Qua đó, ta thấy rõ cá tính sáng tạo trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng, nhịp điệu sóng, và tiếng xôn xao "bồi hồi trong ngực trẻ" về khát vọng tình yêu trong bài thơ tình này đã từng ru biết bao chàng trai cô gái thời áo trắng trong những giấc mộng đẹp!

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 5)

Nói về đề tài tình yêu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng, Sóng – một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

Hình tượng “Sóng” được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ. Hình tượng Sóng đi: tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương.Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương.

Nhà thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với những dòng thơ liền mạch ít ngắt nhịp. Sự trở đi trở lại hồi hoàn của hình tượng sóng, biện pháp điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, những từ láy… đã tạo nên nhạc điệu của những con sóng, đợt song liên tiếp gối lên nhau lúc tràn lên sôi nổi, lúc lắng lại dịu êm.

Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong bài thơ.

Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt.

Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất (dữ dội – dịu êm; ồn ào lặng lẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến với tình yêu” để hiểu mình hơn (Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể).

Khổ thơ thứ hai là sự phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng “ngày xưa” và sóng “ngày sau” vẫn thế giống như “nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”.

Khố thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.Con sóng thao thức ở mọi chiều không gian, thời gian cũng như: “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. Nhà thơ dùng liên tưởng đan cài để đồng nhất “sóng” và “em”.

Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Nhà thơ sử dụng kết cấu: dẫu… thì… cùng với những đối lập (xuôi – ngược, bắc – nam) để khẳng định: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn đề cập đến Iihừng thử thách trong tình yêu. Tình yêu cho ta sức mạnh vượt qua thử thách và qua thử thách tình yêu càng thêm bền vững.

Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu. Đó là nỗi lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu.

…Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu. Những thơ sử dụng những đại lượng 1ớn có tính ước lệ (trăm, ngàn) cùng với những hình ảnh thuộc về vô biên (biển, sóng). Khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu thật mãnh liệt. Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người, khát vọng mang giá trị nhân văn sâu sắc, cao đẹp.

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vè đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 6)

Nói về đề tài tình yêu trong thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng, không thể không nhắc đến Sóng - một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh. Hình tượng sóng thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

Hình tượng “Sóng” được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ. Hình tượng sóng đi: tả những cảm xúc, những sắc thái tình cảm vừa phong phú đa dạng, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái tim đang rạo rực yêu đương. Hình tượng sóng hiện lên qua nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, dịu êm, sâu lắng như nhịp sóng ngoài biển khơi, cũng là nhịp của những con sóng tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương.

Nhà thơ sử dụng thể thơ 5 chữ với những dòng thơ liền mạch ít ngắt nhịp. Sự trở đi trở lại hồi hoàn của hình tượng sóng, biện pháp điệp từ ngữ, điệp cấu trúc, những từ láy... đã tạo nên nhạc điệu của những con sóng, đợt sóng liên tiếp gối lên nhau lúc tràn lên sôi nổi, lúc lắng lại dịu êm.

Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình (người phụ nữ) trong bài thơ. Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt.

Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất (dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến với tình yêu” để hiểu mình hơn (Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể).

Khổ thơ thứ hai là sự phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng “ngày xưa” và sóng “ngày sau” vẫn thế giống như “nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ”.

Khổ thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).

Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ. Con sóng thao thức ở mọi chiều không gian, thời gian cũng như: “Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức”. Nhà thơ dùng liên tưởng đan cài để đồng nhất “sóng” và “em”.

Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Nhà thơ sử dụng kết cấu: dẫu., thì... cùng với những đối lập (xuôi - ngược, bắc - nam) để khẳng định: “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn đề cập đến những thử thách trong tình yêu. Tình yêu cho ta sức mạnh vượt qua thử thách và qua thử thách tình yêu càng thêm bền vững.

Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu. Đó là nỗi lo âu về cái hữu hạn của đời người, của tình yêu.

... Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu. Nhà thơ sử dụng những đại lượng lớn có tính ước lệ (trăm, ngàn) cùng với những hình ảnh thuộc về vô biên (biển, sóng). Khát vọng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu thật mãnh liệt. Đó là khát vọng của muôn đời, muôn người, khát vọng mang giá trị nhân văn sâu sắc, cao đẹp.

Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vẻ đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh. Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được gửi vào sóng khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 7)

Xuân Quỳnh nhà thơ của tình yêu và hạnh phúc đời thường. Những vần thơ của bà rất dung dị, nhưng lại diễn tả chính xác những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người con gái khi yêu, khi có gia đình. Đó là nỗi băn khoăn, thắc thỏm, là tình yêu da diết, bùng cháy. Trong các thi phẩm của mình, ngày từ khi mới ra đời Sóng đã gây được tiếng vang lớn, với hình tượng sóng, tác giả đã góp phần thể hiện khát khao tình yêu mãnh liệt, bền bỉ của mỗi con người.

Sóng xuất hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Sóng ở đây không chỉ là những lớp sóng ào ạt của biển khơi, mà con là sóng lòng trong tâm hồn con người, có lẽ đây mới là lớp sóng mà Xuân Quỳnh muốn hướng đến. Đọc cả chiều dài tác phẩm ta có thể thấy, sóng tồn tại hai lớp nghĩa song song, sóng biển và sóng là những khát vọng tình yêu, hạnh phúc của “em”.

Mở đầu bài thơ là những lớp sóng vừa dữ dội, vừa êm dịu đan cài vào nhau:

“Dữ dội và dịu êm

ồn ào và lặng lẽ

...

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

“Dữ dội” và “dịu êm”, “ồn ào” và “lặng lẽ” hàng loạt các trạng thái trái ngược nhau được diễn tả chỉ trong hai câu thơ. Đây trước hết là hình ảnh của những con sóng thật, khi dữ dội, mạnh mẽ khi lại êm đềm. Nhưng nếu chỉ có vậy, thì hình tượng sóng lại trở nên quá tầm thường. Đằng sau lớp nghĩa tả thực đó chính là những cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu, khi nồng nàn, tha thiết, cuồng nhiệt, có khi lại dịu dàng, êm đềm, lặng lẽ.

Người con gái không chịu bó mình trong không gian nhỏ hẹp mà vươn mình ra biển lớn để có thể lí giải mọi điều mình thắc mắc. Hành trình ấy chính là hành trình khám phá để tự hiểu mình hơn, để có thể hiểu được những khát vọng cháy bỏng đang tồn tại trong bản thân: “Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ”.


Giữa muôn trùng sóng biển, người con gái nghĩ về chuyện tình yêu của mình và tự hỏi: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu/ Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Nếu như sóng có thể truy nguyên được nguồn gốc, sóng bắt đầu từ những cơn gió, nhưng tình yêu em dành cho em không thể cắt nghĩa, lí giải. Xuân Diệu cũng đã từng tìm cách cắt nghĩa tình yêu: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu/ Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều/ Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/ Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...”. Nhưng dường như cả hai thi sĩ đều bất lực trước hành trình cắt nghĩa lí giải đó. Tình yêu là thế vừa thực, vừa hư, vừa trong tay mà phút chốc đã xã tầm với.

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Đoạn thơ được Xuân Quỳnh vận dụng linh hoạt các biện pháp điệp từ, nhân hóa “sóng nhớ bờ” “ngày đêm không ở được” đã diễn tả nỗi nhớ da diết, cồn cào, mãnh liệt, có sức lan tỏa rộng trong không gian của làn sóng cũng là nỗi lòng của người con gái khi yêu. Để rồi câu thơ tiếp theo, nỗi nhớ ấy không bộc bạch qua hình ảnh ẩn dụ nữa mà chính bằng lời thổ lộ của người con gái: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Cụm từ “cả trong mơ còn thức” thực tế là vô lí, nhưng lại là logic hợp lí trong tình yêu.

Ông cha ta đã từng nói rằng, yêu nhau “tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cùng qua”. Có tình yêu sẽ đem lại sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dù muôn vàn cách trở như phương Bắc, phương Nam cũng không thể chia tách được tình yêu đôi lứa: “Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam/ Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương”. Và như để khẳng định thêm về tình yêu thủy chung, về hạnh phúc tất yếu của lứa đôi, Xuân Quỳnh lại tiếp tục mượn hình tượng sóng:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Trong hai khổ thơ cuối cùng, tác giả đã sử dụng sóng để nói lên những khát vọng của mình trong tình yêu: “Cuộc đời tuy dài thế/.../ Để ngàn năm còn vỗ”. Cuộc đời tuy dài rộng, tuy nhiều thăng trầm, biến đổi nhưng tình yêu nhất định sẽ còn lại mãi, và ai cũng sẽ tìm được bến bờ hạnh phúc của mình. Cấu trúc “Tuy...vẫn...” “Dẫu ...vẫn” như một lần nữa khẳng định chân lí đó của Xuân Quỳnh. Khép lại bài thơ là nguyện ước chân thành của trái tim tha thiếu yêu đương, muốn được tan ra, muốn được tận hiến cho tình yêu. Tan ra ở đây không có nghĩa là mất đi mà là hòa nhập trọn vẹn trong tình yêu, và sống vững bền với tình yêu đó. Đây là mơ ước hết sức nhân văn, cao cả.

Với hình tượng sóng giàu giá trị biểu đạt, đã cho thấy sự sáng tạo của Xuân Quỳnh, tài năng nghệ thuật của bà. Thông qua hình tượng này, tác giả giãi bày một cách trọn vẹn tình yêu mạnh mẽ, táo bạo của người con gái khi yêu. Không còn là cái e ấp, rụt rè của những người con gái trong ca dao, mà là một trái tim mãnh liệt, khát khao và dám cống hiến trong tình yêu. Hình tượng sóng đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 8)

Trong thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ viết hay nhất về tình yêu. Đặc sắc của thơ tình Xuân Quỳnh là tiếng nói trực tiếp, chân thành và mãnh liệt bày tỏ những khát vọng tình yêu của trái tim phụ nữ. Cùng với bài thơ Thuyền Biển, bài thơ Sóng được coi là “hai bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng về thơ hiện đại Việt Nam nói chung” (Lưu Khánh Thơ).

Trong bài thơ có một hình tượng nghệ thuật xuyên suốt, tạo nên hình hài của tác phẩm. Hình tượng đó là sóng. Nhưng sóng cũng chính là trái tim Dữ dội và dịu êm của Xuân Quỳnh, vẻ đẹp của bài thơ hiện lên từ những phát hiện mới lạ của tác giả ở hình tượng sóng. Cùng với sóng, hình tượng em tạo thành cặp sóng đôi, gắn bó, quấn quýt suốt bài thơ. Trên cơ sở đó, nhà thơ bộc lộ mọi cung bậc tình cảm của mình về tình yêu.

Đầu tiên là tứ thơ. Điều phổ biến ở nhiều bài thơ trữ tình là thường dựa vào một cái cớ nào đó để mà cấu tứ. Chẳng hạn: tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen… Rồi: Sáng trong như sáng năm xưa / Gió thổi mùa thu hương cốm mới Ngay ở một bài thơ trữ tình chính trị như Việt Bắc, khi cấu tứ, Tô Hữu cũng tạo ra một cái cớ: Mình về mình có nhớ ta / Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng… Ớ Sóng, cách cấu tứ hơi khác: Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ. Mới nhìn cứ tưởng không khác gì những cách cấu tứ kia. Song, thực ra, ngay từ ban đầu, cái cớ ấy đã là một sự ẩn dụ. Bài thơ mượn hình tượng sóng để tạo tứ, mượn sóng để nói về trái tim con người. Các lớp sóng gối lên nhau, trùng trùng, điệp điệp là những lớp sóng trong trái tim người phụ nữ đang yêu. Và, hẳn nhiên, cuộc kiếm tìm, khám phá về sóng cũng chính là tự khám phá trái tim mình. Ta hãy xem người phụ nữ ấy tự khám phá như thế nào?

Sóng hiện lên trước hết là đối tượng cần nhận thức:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Hóa ra, tính cách sóng thật phức tạp: Dữ dội và dịu êm, Ôn ào và lặng lẽ. Cả hai nét tính cách ấy cùng tồn tại ở sóng, có khi mạnh mẽ đến cuồng nhiệt, nhưng lắm lúc sâu lắng, dịu dàng. Bản tính sóng lại thất thường. Đến đây thì không ai nghĩ là nhà thơ nói về sóng nữa mà đó là những cung bậc trong trái tim người con gái đang yêu. Tình yêu luôn có nhu cầu được chia sẻ, giãi bày. Xuân Quỳnh mượn sóng – một hình ảnh rất đẹp, tương xứng với tình yêu để thổ lộ nỗi niềm. Tình cảm ấy chân thực và mãnh liệt. Nhưng dẫu quen thuộc, sóng vẫn hết sức lạ lùng, chưa dễ gì lí giải. Trước trạng thái mâu thuẫn ấy, sóng tự nhận thức:

Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Nỗi trăn trở, khao khát tự khám phá trái tim người phụ nữ đã thổi hồn người vào sóng. Đến lúc tâm trạng dâng trào như những lớp sóng ùa vỡ, trái tim ấy không còn kiềm giữ được nữa. Vì thế, sang khổ thứ hai, tứ thơ chuyển từ sóng sang người, có phần đột ngột nhưng cũng hợp lí, dễ hiểu: Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế / Nỗi khát vọng tình yêu / Bồi hồi trong ngực trẻ. Nhà thơ giãi bày nỗi trăn trở nhưng là giãi bày để mà khẳng định: Tình yêu, từ ngày xưa đến ngày sau, muôn đời vẫn thế!

Mượn sóng để nói về tình yêu, không phải chỉ riêng Xuân Quỳnh. Ca dao, dân ca và nhiều nhà thơ hiện đại đã từng có những liên tưởng thú vị. Có điều, “nét riêng Xuân Quỳnh là tạo ra con sóng mãnh liệt mà đầy nữ tính, giàu trạng thái: có cái bồi hồi rất trẻ trung, có cái dữ dội tương xứng với tình yêu, nhưng còn có cái dịu dàng sâu lắng rất con gái. Xuân Quỳnh xoay trở ngọn sóng yêu đầy âu lo để cảm nhận nó trên nhiều chiều đối lập. Đó là cách cảm nhận nồng nàn mà có chiều sâu, trên cả hai bề mặt cảm xúc và nhận thức” (Nguyễn Quang Trung).

Tiếp tục khai thác hình tượng sóng từ cách câu tứ của riêng mình, những khổ thơ tiếp theo (khổ 3 đến khổ 7), Xuân Quỳnh đẩy phát triển của bài thơ thêm một bậc nữa: từ sóng gợi lên bao nhiêu điều suy tư về cuộc đời, về con người. Nếu ở trên mới chỉ không hiểu mình thì đến đây là hàng loạt câu hỏi khác: Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đầu từ đâu / Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yêu nhau. Đành rằng làm sao cắt nghĩa được tình yêu (Xuân Diệu) nhưng người đời vẫn khát khao tìm kiếm, cắt nghĩa. Bài thơ của Xuân Quỳnh không đơn thuần là giãi bày nỗi lòng khi yêu. Nhu cầu tự nhận thức, nhận thức đến tận cùng khiến bài thơ có chất sâu lắng. Và, quả đúng vậy, tình yêu đâu chỉ là tình yêu, đó là thứ tình cảm mà mỗi khi giãi bày nó đồng thời bộc lộ bản chất con người. Bởi vậy, từ xưa đến nay, đây là thứ tình cảm phức tạp nhất, kì diệu nhất của con người và không ai có thể nói là mình đã hiểu hết.

Hỏi để cuối cùng một câu nói buột ra: Em cũng không biết nữa. Có người nói cái hay của bài thơ chính là hỏi nhưng không trả lời được, vì bản chất tình yêu là không thể cắt nghĩa. Thực ra, Em cũng không biết nữa là một sự khẳng định, một khẳng định theo kiểu của phụ nữ: không biết mà vẫn biết đấy. Vả lại, tình yêu đã vốn có từ rất lâu rồi. Chúng ta từng chấp nhận những câu thơ lãng mạn, đại loại: Tôi yêu em từ khi chưa có tuổi… thì làm sao không thể không chấp nhận, không thể hiểu được cách nói của một nhà thơ nữ?

Tâm trạng người phụ nữ đang yêu tiếp tục bộc lộ với cung bậc mới:

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.

Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Những câu thơ ở đây có một cặp hình tượng sóng đôi: sóng vỗ vào bờ cả ngày đêm, em nhớ anh cả lúc thức lẫn ngủ. Cặp hình tượng này song hành những cộng hưởng đều nhằm diễn tả nỗi nhớ sâu sắc hơn. Tình yêu đích thực dường như không có giới hạn về cả không gian lẫn thời gian. Nỗi nhớ bao trùm lên tất cả. Chỉ có trái tim yêu hết mình mới có được cung bậc như thế. So với nhiều cách thể hiện tình cảm của người phụ nữ đang yêu trước đó trong thơ Việt Nam, đây là lối bộc lộ có phần táo bạo. Khi đối diện với chính mình, không chút ngại ngần, trái tim yêu ấy đã tự hát và đã hát một cách thành thật. Song, dù mạnh mẽ và táo bạo đến đâu, đấy vẫn là lời tự hát của một trái tim phụ nữ Việt Nam: khát vọng gắn bó thủy chung.

Những khổ thơ cuối của bài, Xuân Quỳnh dồn hết vào việc thể hiện khát vọng đó. Và, ở đây, cũng vẫn là sóng mới đủ sức thể hiện khát vọng lớn lao trong tim người phụ nữ:

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Một lần nữa, Xuân Quỳnh thể hiện được sự thức tỉnh ở tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Con sóng nào chẳng mong đến bờ? Trái tim yêu nào không thiết tha một sự gắn bó? Cuộc đời thật khó nói trước. Xuân Quỳnh và có lẽ rất nhiều người phụ nữ Việt Nam khác, khi yêu mãnh liệt vẫn có lúc thấp thỏm, âu lo. Song, dù dự cảm có muôn vời cách trở, trái tim yêu cũng không hề đắn đo. Nói đây là niềm tin bồng bột, dễ dãi chắc là không đúng. Tình yêu chân chính, nhất là với phụ nữ Việt Nam, luôn đồng nghĩa với sự hiến dâng.

Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa thao thức không yên, vừa bồi hồi khát vọng. Nhà thơ đã khéo chọn sóng, một hình tượng giàu sức biểu cảm, để thể hiện tình yêu như là một giá trị văn hóa lớn của con người. Qua Sóng, người đọc càng thêm yêu quý trái tim nồng nàn, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 9)

Phạm Văn Đồng đã từng nói : “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. Là một nhà thơ nữ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ , Xuân Quỳnh được ưu ái với tên goi “ nữ hoàng thơ tình” cũng bởi lẽ những vần thơ của bà xuất phát từ tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương , luôn khao khát hạnh phúc bình dị . Bà viết rất hay , rất nhiều về tình yêu , nhưng có lẽ “ Sóng” là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách sang tác của bà. Đến với “ Sóng” , nhà thơ đã vô cùng tinh tế, khéo léo khi mượn hình tượng sóng biển để bày tỏ những suy tư , trăn trở về tình yêu cũng như một trái tim đang khao khát tình yêu mãnh liệt.
Bài thơ “ Sóng” được Xuân Quỳnh sang tác năm 1967 , tại bãi biển Diêm Điền , được in trong tập thơ “ Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ mang âm hưởng của những con sóng biển, ẩn vào đó là những con sóng lòng đang kháo khát tình yêu mãnh liệt . Ở đây khát vọng tình yêu đã được bà thể hiện một cách rất riêng , rất chân thực , dù hình tượng sóng mà Xuân Quỳnh mượn làm ẩn dụ vốn chẳng xa lạ gì đối với nhiều nhà thơ.Trước Xuân Quỳnh cũng đã có biết bao nhà thơ thiên tài viết về tình yêu , nhưng Xuân Quỳnh hình như không đua tranh với họ . Bà “khiêm tốn” chỉ đem những cảm xúc, suy tư của mình để bày tỏ tiếng lòng của một người phụ nữ khi yêu .
Những cung bậc , trạng thái cảm xúc của người phụ nữ ấy được nhà thơ bộc lộ một cách sâu sắc qua khổ thơ đầu thật ấn tượng:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Như nhan đề bài thơ đã nói rõ , hình tượng sóng ở đây là hình tượng trung tâm , bằng nghệ thuật đối lập nhà thơ đã gợi lên vẻ đẹp của những con sóng biển với những trạng thái khác nhau : “ dữ dội và dịu êm” , “ồn ào và lặng lẽ” . Những lsuc bão tố , phong ba thì biển ồn ào, náo động , còn khi sóng gió qua đi biển lại trở về trạng thái yên ắng , với vẻ hiền hòa vốn có của mình . Căn cứ vào âm diệu dồi dào , nhiều biến đổi và thường là cuộn trào sôi nổi của bài thơ người đọc có thể thấy sóng là một hình tượng sống thực chứ không phải là một hình ảnh minh họa , là vỏ bọc của ý tưởng. Xuân Quỳnh đã ẩn dụ hình ảnh sóng nhằm để chỉ những cảm xúc của người con gái khi yêu , lúc thì hờn ghen lúc thì nữ tính , duyên dáng . Điệp từ “ và” kết nối giữa hai trạng thái cảm xúc làm cho cung bậc của sóng , những cung bậc trạng thái của người phụ nữ trở nên hài hòa . Những cảm xúc thay đổi không ngừng ấy cũng được Nhà văn Puskin miêu tả qua những câu thơ :

Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay
Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em ?

Hai câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa để nói đến hành trình đi tìm biển lớn của sóng “ Sông không hiểu nổi mình- Sóng tìm ra tận bể” . Sông là không gian chật hẹp , tù túng ; bể là khoảng không rộng lớn , mênh mông . Chính vì quá chật hẹp,tù túng nên sông không hiểu nổi những đam mê , khát vọng lớn lao của sóng. Em cũng như sóng, không cam chịu một tình yêu nhỏ bé , tầm thường mà sẵn sàng vươn tới tình yêu cao cả, rộng lớn .Đây là một quan niệm mới mẻ hiện đại trong tình yêu : tình yêu của người con gái hiện đại không thụ động khi yêu mà chủ động vươn tới những điều cao cả , lớn lao . Thật mạnh bạo , quyết liệt !

Nỗi khát khao tình yêu luôn rạo rực trong trái tim con người và trong quan niệm của nhà thơ : tình yêu mãi là khát vọng , là những rung động , bồi hồi trong nhịp đập trái tim tuổi trẻ . Điều đó được bộc lộ rất rõ nét qua khổ thơ thứ hai :

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Thán từ “ôi” đã phần nào thể hiện những thổn thức của trái tim đang yêu khi nhận ra những quy luật muôn đời của sóng biển với những cung bậc trạng thái khác nhau . Từ ngàn đời xưa , con người đã đến với tình yêu như một chân lí không thể thay đổi . Xuân Diệu cũng từng nói “ Làm sao sống được mà không yêu – Không nhớ , không thương một kẻ nào “ . Chừng nào còn tuổi trẻ , chừng ấy khát vọng tình yêu vẫn bồi hồi vỗ sóng trong lồng ngực họ . Nghệ thuật đối lập giữa con sóng “ ngày xưa – ngày nay” càng tôn thêm vẻ đẹp của sóng. Sóng là thế , luôn mang trong mình những cung bậc khác nhau như tình yêu đôi lứa không chịu đứng yên .

Đúng vậy, tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ mỗi người, bởi đó là giai đoạn đẹp đẽ nhất của đời người , giai đoạn mà người ta nói “ Thanh xuân như một cơn mưa rào , dù bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa thì bạn vẫn muốn được đắm chìm trong cơn mưa ấy lần nữa”.Tính từ chỉ trạng thái “ khát vọng – bồi hồi” diễn tả nhịp sống trong lồng ngực tuổi trẻ. Tình yêu là khát vọng , là ước mơ của biết bao người và tác giả cũng vậy , phải chăng những câu thơ ấy cũng là tiếng lòng của nữ nhà thơ , của một trái tim yêu đương mãnh liệt.

Đứng giữa không gian mênh mông , rộng lớn của biển khơi dễ làm cho con người trở nên nhỏ bé , choáng ngợp , chính điều đó làm cho cả nữ nhà thơ cảm thấy băn khoăn , trăn trở về tình yêu của mình . Khổ thơ thứ ba là những nỗi niềm trong tâm tư của bà :

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Điệp từ “em nghĩ” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh nỗi niềm băn khoăn của nữ sĩ khi đứng trước không gian rộng lớn . Nghĩ về “ biển lớn” nghĩa là nghĩ về những điều lớn lao , về nguồn gốc bí ẩn của tự nhiên ; nghĩ về “anh, em” nghĩa là nghĩ về khởi nguồn tình yêu đôi lứa , về tình yêu của chúng ta . Sóng vì nhớ bờ mà vượt qua muôn trùng hải lí để hướng về bờ , liệu tình yêu của anh có đủ lớn để vượt qua khó khăn , sóng gió phía trước hay không ? Những suy nghĩ ấy, trăn trở ấy cuối cùng được dồn lại tạo nên câu hỏi tu từ “ từ nơi nào sóng lên?”. Đây cũng là tiền đề cho những suy tư của nhà thơ ở khổ thơ thứ tư :

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau ?

Ở khổ thơ này, nhà thơ đã lí giải nguồn gốc của sóng qua đó cũng tự bâng khuâng về sự khởi nguồn của tình yêu . Mọi quy luật tự nhiên đều có sự minh chứng, lí giải , sóng cũng vậy : sóng bắt đầu từ gió , gió bắt đầu từ sự di chuyển của không khí, từ nơi có áp suất cao xuống nơi có áp suất thấp . Thế nhưng nhà thơ lại không thể lí giải được nguồn gốc của gió , và đây cũng là nỗi băn khoăn trước bắt nguồn của tình yêu giữa “ anh và em”. Tình yêu không phải là một phép toán khô khan , cứng nhắc mà nó là một hiện tượng tâm lí khó lí giải “ Cái đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong ánh mắt của kẻ si tình”. Người ta cũng thường đối chiếu hai câu thơ cuối của Xuân Quỳnh với câu “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” trong bài thơ Vì sao của Xuân Diệu . Tuy nhiên ở một sang tác khác thì bà cũng đã viết “…tình yêu muôn thuở , có bao giờ đứng yên”( Thuyền và biển). Trong tiềm thức của người phụ nữ ấy , tình yêu chân thành , không toan tính, vụ lợi thì càng yêu say đắm , càng khó lí giải.

Rồi cứ thế , sóng là nỗi nhớ của tình yêu . Quả thật , tình yêu bao giờ cũng gắn liền với nỗi nhớ , mà khi xa cách thì nỗi nhớ ấy càng tăng lên gấp bội . Qua khổ thơ năm và khổ thơ sáu , nữ thi sĩ đã bày tỏ nỗi nhớ , sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu rất da diết , mãnh liệt :

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Sóng không chỉ mang trong mình trạng thái “ dữ dội và dịu êm” , “ ồn ào và lặng lẽ” mà ở đây ta còn được chứng kiến thêm “ con sóng dưới lòng sâu” , “con sóng trên mặt nước “ qua phép đối lập và lặp cấu trúc câu , nhà thơ đã tạo nên sự trùng điệp của những con sóng với những hình tượng khác nhau.Lần này , đối diện với biển lớn , Xuân quỳnh mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là một chân lí sâu xa : biển bao gồm những con sóng nổi và chìm , bởi mang hai thứ ấy mà biển chẳng bao giờ đứng yên. Sóng ở đây cũng là em , em là sóng , hai hình tượng này luôn đồng hành với nhau . Vì thế cũng như sóng, em và nỗi nhớ của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi nhớ ấy vừa có chiều sâu và chiều rộng .

Nhà thơ đã vô cùng tinh tế khi mượn hình ảnh sóng động để ẩn dụ cho nỗi niềm , tâm tue của người phụ nữ khi yêu . Hai câu thơ sau , nhà thơ tiếp tục diễn tả nỗi nhớ của sóng , dù ở trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì tất cả đều nhớ đến bờ , đều hướng về bờ “ ôi con sóng nhớ bờ -ngày đêm không ngủ được”. Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên , điều thú vị ở chỗ : đã là sóng thì bao giờ cũng thức …sóng không ngủ. Vì lí do này mà ta thấy sóng là nhịp đập của biển , là sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh chỉ vì sóng nhớ bờ da diết mà không ngủ được , từ đó nữ sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi yêu . Và thật bất ngờ , thi sĩ đã khám phá ra mình trong đó

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Khi ẩn mình trong “sóng” , khi đứng hẳn ra xưng “em” , một mà hai, hai mà một , cái “tôi” của Xuân Quỳnh luôn trăn trở , thao thức . Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bày tỏ nỗi nhớ của mình một cách trực tiếp , điều đó cho thấy nét hiện đại trong quan niệm tình yêu của nữ thi sĩ . Điều đó cho thấy tình yêu của em dành cho anh phải mãnh liệt đến nhường nào mới có thể làm được như vậy . Sự tương đồng giữa hình tượng “ sóng” và “em” , giữa một hiệ tượng tự nhiên và một trạng thái của con người, đó là nỗi nhớ , nhớ bờ , nhớ anh , là quy luật của tự nhiên. Nỗi nhớ ấy thường trực mọi không gian , thời gian , len lỏi vào tiềm thức , cả trong “mơ còn thức” .

Sau khi thể hiện nỗi nhớ trực tiếp , chân thành thì nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự thủy chung son sắt của mình trong tình yêu qua khổ thơ thứ sáu. Đầu mỗi câu thơ , nhà thơ đã sử dụng phép đối “ xuôi-ngược” “ Bắc – nam” như gợi nên sự gian nan, vất vả cần vượt qua khi chúng ta yêu nhau . Qua đó nhà thơ cũng đưa ra lời nhắc nhở: cuộc đời dẫu có thế nào đi nữa thì em vẫn hướng về anh một lòng thủy chung , son sắt.

Tuy được sáng tác vào giai đoạn sau khi nữ sĩ nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu , thế nhưng không vì vậy mà bà mất đi niềm tin về tình yêu đôi lứa mà trong trái tim nóng hổi ấy luôn ẩn chưa niềm tin mãnh liệt vào tình yêu chân thành , nhưng cũng là những băn khoăn , trăn trở cái hữu hạn của đời người với cái bao la của vũ trụ :

Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

“Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.” – G.S Trần Đăng Suyền . Quả đúng là như vậy , qua ba khổ thơ cuối ta đã thấy được tâm hồn yêu đời, luôn ẩn chứa niềm tin , khát vọng yêu mãnh liệt của nữ sĩ. Hàng trăm , hàng ngàn con sóng ở ngoài đại dương xa xôi, dù gặp muôn vàn cách trở nhưng chúng vẫn luôn hướng về bờ . Và đó cũng là nghệ thuật ẩn dụ mà nữ nhà thơ muốn gửi gắm ở đó niềm tin mãnh liệt vào tình yêu đích thực . Như ông bà ta đã từng ví :

Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội , mấy đèo cũng qua

Trong tình yêu , Xuân Quỳnh cũng từng trải qua những nỗi buồn , sự đổ vỡ , cay đắng nên đâu đó trong tiềm thức của mình , bà vẫn luôn băn khoăn , lo lắng về tình cảm đôi lứa . Những từ “ tuy dài thế” , “ vẫn đi qua”, “ dẫu rộng” diễn tả sự ngậm ngùi, nỗi lo âu của nhà thơ. Tương lai sau này của mỗi người sẽ ra sao , không ai có thể đoán trước được thế nhưng nhà thơ cũng nhắn nhủ : Hãy cứ tin vào tình yêu , tình cảm chân thành sẽ vượt qua mọi thử thách, rào cản của cuộc sống . Đồng cảm với những suy nghĩ ấy, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng viết:

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Tưởng chừng như tin tưởng vào tình yêu chân thành là lời nhắn nhủ đến tất cả chúng nhưng chưa hết , bà còn thể hiện cái tôi trữ tình : khao khát hòa tình yêu của mình vào biển lớn để sống hết mình với tình yêu và cũng là mong muốn được hóa thân chung vào cái vĩnh hằng. Sóng khao khát được “ tan ra” thành “ trăm con sóng nhỏ” , sóng chỉ thực sự là sóng khi hào vào đại dương bao la . Tình yêu của em cũng vậy , cũng muốn hòa vào tình yêu của nhân loại để bất tử hóa với thời gian. Đây là một khát vọng vô cùng nhân văn , một khao khát mãnh liệt của người phụ nữ với trái tim đôn hậu, chân thành , luôn ước muốn hạnh phúc đời thường bình dị , chân thành.

Sóng là sự tìm tòi sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Bài thơ với âm hưởng nhịp nhàng dào dạt, gợi ra những nhịp sóng dồn dập và liên tiếp. Lúc sôi nổi, lúc sâu lắng,thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhịp điệu của sóng biển dào dạt, sôi nổi, lúc sâu lắng, dịu êm chạy suốt bài thơ,tâm trạng hồn nhiên, chân thành, hình tượng sóng được miêu tả trở đi trở lại mà không lặp, diễn tả được tâm hồn người phụ nữ. Đồng thời cho ta thấy được tình yêu của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh nồng nhiệt thiết tha, chủ động trong tình yêu, yêu hết mình, quên mình nhưng cũng đòi hỏi sự duy nhất, tuyệt đối luôn hướng về sự gắn bó thủy chung.

“Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường”. Quả đúng là như vậy , Xuân Quỳnh là một tâm hồn sống trong tình yêu , sống bằng tình yêu ,suốt đời trăn trở tìm kiếm một tình yêu lí tưởng. “Sóng” không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên, “Sóng” còn là một nguồn sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của mình. Thơ Xuân Quỳnh đã đi vào tâm hồn người đọc và làm rung động những trái tim con người cũng bởi lẽ đó.

Khát vọng tình yêu của tác giả thông qua hình tượng sóng (mẫu 10)

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ để lại nhiều tên tuổi trong nền thơ ca Việt Nam. Những tác phẩm của bà đều gắn liền với những nhân vật trữ tình, gần gũi thân thiết, thể hiện tâm tư tình cảm của đôi lứa, của người phụ nữ đang yêu da diết mãnh liệt.

Bài thơ Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Tác giả vô cùng tinh tế khi chọn hình tượng sóng làm nhân vật trữ tình của mình, nhằm gửi gắm tâm tư tình cảm vào trong đó.

Sóng là hình tượng không mới, nhưng trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh hình tượng sóng được tác giả vẽ lên vô cùng thi vị, trữ tình và mang vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ.

Hình tượng con sóng nhân vật trữ tình của tác giả hiện lên như tâm trạng của người thiếu nữ đang yêu có tâm hồn trắng trong, chung thủy, với trái tim dạt dào cảm xúc. Nó như nỗi lòng, chất chứa nhiều tâm sự của người con gái khi mong đợi, nhớ nhung, da diết với người con trai của cuộc đời mình.

Những tình cảm mãnh liệt, khát khao tình yêu khát khao của tuổi trẻ được tác giả gửi vào hình tượng con sóng vô cùng chân thực, nồng nàn các xúc và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc.

Trong những đề tài về tình yêu thì bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ tiêu biểu, để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nó đã diễn tả được hết những tâm trạng nhớ nhung, hờn giận lo lắng của người phụ nữ khi đang yêu, đắm chìm trong tình yêu mãnh liệt của đời mình.

Hình tượng con sống được nhà thơ thể hiện qua những nhịp điệu, nhanh chậm khác nhau của bài thơ. Nó như tâm trạng nỗi lòng của người con gái, lúc nhớ nhung da diết, những ghen tuông hờn giận, lúc yêu thương mãnh liệt. Từng nhịp thở từng cảm xúc của người con gái đã tạo nên những âm hưởng riêng cho bài thơ, như nhịp sóng kia lúc dữ dội, khi lại vô cùng dịu êm yên bình

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Nhà thơ Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi sử dụng thể thơ năm tiếng với những nhịp ngắt vô cùng khôn khéo tạo nên một bài thơ vô cùng độc đáo, làm lay động trái tim người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả.

Hình tượng sóng chính là biểu tượng tình yêu và tâm trạng của nhân vật nữ trữ tình, được tác giả Xuân Quỳnh tinh tế gửi gắm trong bài thơ. Hình ảnh con sóng là biểu tượng cho tình yêu, sự bí ẩn trong tình yêu, thể hiện sự khát khao của người con gái khi yêu. Mong ước có một tình yêu lớn, vĩ đại, mãnh liệt được yêu hết mình, cống hiến cho tình yêu.

Trong khổ thơ thứ nhất thể hiện tâm trạng hoàn toàn trái ngược khi thì dịu dàng bình yên, khi thì nổi sóng giận dữ. Thể hiện những tâm trạng bất an của người phụ nữ khi yêu. Lúc thì bình yên, tin tưởng, khi thì hơn ghen, tủi hơn. Nó như nhịp tim yêu thương của người con gái

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trong khổ thơ này tác giả nói tới sự đồng điệu giữ hình tượng sóng với trái tim của người đang yêu. Nó thể hiện quy luật muôn thủa, gần gũi với con người. Những cảm xúc tình yêu dào dạt, đang cao khiến trái tim người thiếu nữ đang trong độ tuổi xuân xanh phơi phới, lúc nào cũng khát khao hạnh phúc.

Bài thơ Sóng chính là hình tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người thiếu nữ, con sóng luôn thao thức như trái tim người thiếu như lúc nào cũng thổn thức nhớ nhung tới người tình của mình.

Nó chính là biểu tượng cho những lo âu, trăn trở thể hiện tâm trạng bất an của người thiếu nữ khi yêu. Những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai trong tình yêu.

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Hình tượng sóng là biểu tượng cho những khát khao, ước mong mãnh liệt của người thiếu nữ khi hiếu. Nó đã trở thành biểu tượng bất tử của tình yêu đôi lứa. Tác giả Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi dùng hình tượng sóng làm nhân vật trữ tình của mình. Một người phụ nữ khi yêu mãnh liệt luôn mong muốn được đền đáp lại xứng đáng, những lo âu khắc khoải, những đợi chờ nhớ mong chính là tình yêu của người con gái.

Hình tượng sóng mà tác giả sử dụng không phải là hình tượng quá mới mẻ nhưng nó lại có cái nhìn riêng biệt, thể hiện phong cách của nhà thơ Xuân Quỳnh. Chính vì vậy, bài thơ Sóng của bà được nhiều người yêu thích và có sức sống mãnh liệt vượt thời gian.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Phân tích hình tượng "sóng" trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh/chị cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

Phân tích khổ 5, 6 bài thơ "Sóng""của Xuân Quỳnh

Phân tích khổ 2, 3, 4 bài thơ "Sóng"của Xuân Quỳnh

Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ "Sóng"

Cảm nhận bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh

1 8,947 18/12/2023
Tải về