TOP 4 mẫu Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn (2024) SIÊU HAY
Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn
Đề bài: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn.
Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn (mẫu 1)
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa cảm ơn đã trở thành một nét đẹp đáng quý của con người từ xưa đến nay. Vậy cảm ơn là gì? Cảm ơn là cách thể hiện tình cảm, thái độ biết ơn, lễ phép, tôn trọng đối với những người xung quanh. Văn hóa cảm ơn được hình thành nên từ chính những hành động, cử chỉ, lời nói cảm ơn của con người. Và dần dần nó đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời cần giữ gìn và phát huy của dân tộc. .. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng đôi khi lại là thước đo đánh giá được nhân phẩm của một con người.Bởi văn hóa cảm ơn không chỉ khiến cho xã hội tốt đẹp hơn, mà còn trau dồi cho bản thân mỗi con người sự trưởng thành, lối cư xử lịch sự, tử tế. Dù chỉ là hành động rất nhỏ nhưng với sự chân thành và tôn trọng nó lại trở thành một điều rất ý nghĩa. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Ta nói cảm ơn bạn bè vì đã giúp đỡ, cảm ơn một người lạ vì họ giúp ta nhặt đồ hay đơn giản là cảm ơn bố mẹ vì đã sinh ra và nuôi nấng ta trưởng thành. Bản thân là một học sinh, là một phần tử của xã hội, vì một cộng đồng tử tế, gắn kết, văn minh, tôi và bạn đừng ngần ngại trao đi những lời cảm ơn trân thành, để nhận lại yêu thương.
Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn (mẫu 2)
Trong cuộc sống này, ai cũng đã từng gặp người tốt và người xấu, ai cũng từng giúp đỡ người khác. Song hành với điều đó, chắc hẳn mỗi người cũng đã từng nói cảm ơn và xin lỗi. Cảm ơn và xin lỗi có lẽ đã trở thành một nét đẹp của văn hoá giao tiếp. Và lời nói "cảm ơn" hai tiếng đơn giản nhưng rất sâu sắc và có giá trị. Cùng tìm hiểu và suy ngẫm về lời cảm ơn trong cuộc sống.
Cảm ơn theo nghĩa từ "cảm" có nghĩa là cảm kích, khắc ghi, nhớ hoài không quên, xúc động và đầy tự hào khi nói đến việc gì đó, còn "ơn" là những chữ tốt đẹp mà người ta đã giúp đỡ mình. Vậy cảm ơn có nghĩa là cảm kích và sẽ luôn ghi nhớ trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với mình. Lời cảm ơn trong cuộc sống tuy chỉ là câu nói thông thường nhưng nó vô cùng quan trọng thể hiện lòng biết ơn đối với người khác. Sự giúp đỡ đó có thể trực tiếp bằng vật chất nhưng cũng có thể là những giúp đỡ về mặt tinh thần một lời cảm ơn, một cái bắt tay hay một ánh mắt ấm áp. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để ta có thêm sức mạnh, thêm niềm tin. Và lẽ dĩ nhiên khi nhận được sự giúp đỡ dù to hay nhỏ dù là vật chất hay tinh thần thì ta cũng phải biết ơn họ. Thế nhưng biết ơn phải ở trong tâm chứ không chỉ là đền đáp cho một ngày nào đó mà ta có được sự biết ơn ấy ngay từ lời nói "cảm ơn". Khi nghị luận về lời cảm ơn, ta thấy lời nói "cảm ơn" như là sự phản ứng tức thời ngay lúc đó trước sự giúp đỡ của người khác. Cảm ơn khi được giúp đỡ khi được nhận. Lời cảm ơn không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, nam nữ. Chỉ cần họ giúp đỡ mình là ta có thể nói lời cảm ơn. Như khi nhận được một món quà từ người bạn của mình, không biết bên trong gói quà ấy là phải là thứ sang trọng đắt tiền hay là một vật bình dị, chỉ cần biết bên trong đó là hàng hiệu hoặc là đồ handmade tự làm thì trước tiên ta cũng cần cảm ơn món quà đã được nhận và cảm ơn những người tặng quà đã nghĩ về mình. Khi đi đường, không biết con đường mình đi như thế nào, không có địa chỉ cụ thể phải tìm làm sao thì bạn phải hỏi ngay người đi đường hoặc người dân sinh sống tại nơi đó. Họ sẽ giúp đỡ bạn rất tận tình nhưng cũng có thể họ cũng sẽ lắc đầu ra hiệu không biết. Thế nhưng nếu trong hoàn cảnh bạn cũng phải cảm ơn người đó. Bởi lẽ dù giúp đỡ hay không thì họ cũng đã dành thời gian lắng nghe thắc mắc của một người xa lạ như bạn, cho nên bạn cảm ơn họ không chỉ vì họ giúp đỡ mình mà còn vì họ đã bỏ thời gian ra vì bạn. Hay khi đang đi xe bus trên đường gặp trời mưa, có một người đưa ô đến để bạn cùng che mưa, hoặc bạn đứng tránh mưa tại mái hiên của một ngôi nhà nào đấy thì khi ấy bạn cũng phải cảm ơn họ đã giúp đỡ. Vì thật ra họ không có bổn phận hay trách nhiệm phải giúp đỡ bạn. Họ giúp bạn là họ tốt bụng nhưng họ không giúp đỡ bạn không có nghĩa là họ xấu xa và đáng bị lên án. Giúp đỡ một người xa lạ là điều vô cùng khó khăn bởi bạn không chỉ cần có tình yêu thương lòng trắc ẩn mà còn cần có một sự tin tưởng tuyệt đối của lương tâm con người. Trong xã hội ngày nay nhiều người đang trở nên cẩn trọng hơn với mọi việc và các mối quan hệ xã hội của mọi người. Nên khi họ đồng ý chung chiếc ô hay chia sẻ công việc với bạn chứng tỏ họ tin tưởng ở bạn và họ không có nguy cơ bị lợi dụng có khả năng bị lừa gạt. Vì vậy dù là một hành động nhỏ bạn cũng nên cảm ơn họ. Trong một số trường hợp lời nói cảm ơn là một phép lịch sự trong giao tiếp. Bạn đi mua hàng hoặc dùng một dịch vụ nào đó, bạn sẽ nhận được lời cảm ơn từ người bán và các nhân viên. Nhưng có bao giờ bạn cảm ơn không? Bạn nghĩ đơn giản bạn là khách hàng, người ta hay bảo khách hàng là thượng đế, bạn bỏ tiền ra thì việc được phục vụ chu đáo tử tế đó là một điều hiển nhiên và không cần nói cảm ơn. Nhưng khi nhân viên phục vụ bưng ly nước mời bạn, bác bảo vệ đẩy giúp bạn chiếc xe lăn, nhân viên mở cửa đón bạn, chú bán bánh đưa cho bạn vài miếng bánh ngon, anh giao hàng chuyển đến bạn món hàng thì phải niềm nở và nói một lời cảm ơn với họ. Bởi lẽ dù là cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn nhưng họ cũng không quên bạn đã góp phần tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho họ. Một lời cảm ơn với những người như vậy không làm giá trị của bạn giảm thấp xuống mà trái lại nó cho thấy bạn là một người tử tế. Đôi khi có nhiều thứ ta được nhận được giống như một thói quen hay một điều bình thường trong đời sống hằng ngày khiến ta quên không nói lời cảm ơn, đó là sự quan tâm săn sóc của họ. Bữa ăn mẹ nấu, chiếc kệ ba làm, hộp bánh chị tặng,..... tất cả điều đó bạn được nhận như một đặc ân của một thành viên trong gia đình. Vì nhận quá nhiều mà bạn vô tình mặc định đó là bổn phận của bố mẹ đối với con mình, của anh chị với em gái. Bạn đã bao giờ cảm ơn mẹ đã bỏ công sức và cả tình thương yêu để làm ra các món ăn có thể nó không ngon, cảm ơn bố đã làm hộ bạn cái kệ sách dù nó có phần vụng về, méo mó không đẹp mắt bằng mấy chiếc kệ ngoài tiệm kia, cảm ơn chị vì khi đi chơi với em luôn nghĩ rằng mình đã mua giúp mình những chiếc bánh dù có thể chiếc bánh đó bạn không thích mùi vị của nó. Hãy thử nói lời cảm ơn. Bởi vì trong đó mà còn chứa đựng cả tình yêu và sự tôn trọng của mọi người dành cho bạn. Vậy vì sao ta phải nói lời cảm ơn? Nghị luận về lời cảm ơn sẽ thấy đây là hành động rất nhỏ nhưng nó cho thấy bạn là một người thông minh. Việc nói lời cảm ơn với mọi người cho thấy bạn là một người lịch sự có văn hoá. Tiếp đến có thể người đã giúp đỡ bạn không muốn được đền đáp hay trả công nhưng một lời cảm ơn của bạn ngay lúc đó sẽ cho thấy được bạn trân trọng sự giúp đỡ ấy biết nhường nào cũng như cho thấy sự giúp đỡ của họ là cần thiết. Hơn nữa, cho dù có thực tế hay không, dì có tốt hay không nhưng họ đã đổ mồ hôi, sức lực, tâm huyết và thậm chí là cả tiền bạc để giúp đỡ bạn nên họ xứng đáng nhận được lời cảm ơn. Hay Trạm xăng dầu Idemitsu Q8 trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long được nhiều người biết đến với phong cách phục vụ độc đáo so với các trạm xăng thông thường ở Việt Nam. Khách đến mua xăng tại cửa hàng sẽ được nhân viên cúi đầu chào hỏi. Cái cúi đầu ấy không phải sự hạ thấp mình mà đó là thái độ để tỏ lòng cảm ơn khách hàng đã dừng xe và sử dụng dịch vụ ở nơi đây. Chính cách phục vụ như vậy đã tạo nên sức hấp dẫn đối với khách hàng. Ta thấy đấy chỉ một hành động nhỏ nhưng nó có ảnh hưởng lớn. Lời cảm ơn của bạn dù chỉ là lời nói nhưng nó đã tạo thêm niềm tin cho người ta vào cuộc sống đầy màu sắc này, vì họ sẽ có thêm động lực để giúp đỡ thêm những người xung quanh. Như khi bạn cảm ơn mẹ bằng một bữa cơm gia đình giản dị thì mẹ bạn sẽ rất vui và có thêm động lực để nấu thêm những bữa ăn nữa cho gia đình. Hay khi bạn cảm ơn bác tài xế đã giúp đỡ bạn dắt bộ thì chú bảo vệ cũng sẽ vui vẻ như vậy. Sự tri ân của bạn có thể sẽ có sau này và bạn sẽ ghi nhớ công lao của họ vào trong lòng. Nhưng nếu bạn không nói ra và không thể hiện bằng lời nói hay cử chỉ ngay lúc ấy thì làm sao họ biết là bạn quý trọng tấm lòng của họ như thế nào? Và khi bạn nói lời cảm ơn cũng là một cách để củng cố và tăng cường mối quan hệ. Nếu bạn gặp khó khăn và cần giúp đỡ thêm người khác họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn. Lời cảm ơn cũng cho thấy bạn là người biết cách đối nhân xử thế, biết trước biết sau không phải kẻ lừa đảo. Lời cảm ơn còn kết nối những trái tim đến gần nhau hơn nữa. Đó là mối quan hệ giữa cho và nhận. Nếu mọi người luôn biết ơn người đã giúp đỡ mình thì cuộc sống này sẽ tươi đẹp, con người sẽ đối đãi với nhau tử tế hơn và họ sẽ dễ dàng giúp đỡ nhau hơn mà không cần phải nghi ngờ không cần phải xấu hổ. Qua một lời nói cảm ơn người khác có thể đánh giá được trình độ học vấn, chất lượng cuộc sống của gia đình và toàn xã hội. Mỗi nơi sẽ có một cách thể hiện sự cảm ơn riêng biệt. Có thể là một lời cảm ơn nhưng cũng có thể là những hành động có phần khiêm tốn như Thái Lan khi thể hiện lòng cảm ơn họ có thể đặt tay trước ngực để thể hiện thiện chí, hay người người Nhật khi cảm ơn họ sẽ chắp tay ngang chân rồi quay đầu gập lại để nói lời cảm ơn, còn với người Hàn Quốc họ cũng bỏ mũ cúi thấp xuống có thể đến 90 độ chỉ để bày tỏ sự cảm ơn. Chỉ qua những hành động nhỏ nhưng nếu được nhân rộng và trở thành nét văn hoá thì đó sẽ luôn là một dấu ấn đẹp cho nhiều người, đặc biệt là bạn bè quốc tế khi đến thăm các đất nước này. Hành động của một người sau trở thành của một nhóm người và cuối cùng của cả một quốc gia, mới là cao đẹp biết bao. Thử nghĩ nếu một ngày thế giới này mọi người không còn nói cảm ơn nữa thì thế giới chúng ta sẽ như thế nào? Con người sẽ vô cảm hơn nữa họ sẽ nghĩ cuộc sống mình chỉ biết lo cho bản thân không cần phải nói cảm ơn với bất cứ ai cũng như không cần giúp đỡ ai. Mối quan hệ của chúng ta cứ thế ngày càng lỏng lẻo đi. Những người biết nói lời cảm ơn sẽ được quý trọng hơn vì dễ dàng được người khác giúp đỡ. Thế nhưng hiện nay cũng có những người "ăn cháo đá bát". Chẳng hạn như nhiều bạn trẻ hiện nay tỏ thái độ khinh bỉ hoặc xem thường những người lao động tay chân coi việc họ được phục vụ là một điều hiển nhiên mà không cần nói cảm ơn, vì họ đã trả tiền mới được làm như thế. Đây là một thái độ sống ích kỷ và một suy nghĩ lệch lạc. Việc bạn không biết nói cảm ơn không chỉ khiến nhiều người coi thường và nghĩ rằng bạn là người kém thông minh, thiếu văn hoá ứng xử mà mỗi khi bạn gặp hoạn nạn sẽ không một ai có thể giúp đỡ bạn. Bên cạnh đó cũng có nhiều người chẳng những không biết trả ơn người ta mà còn quay ra hãm hại người khác. Như các nhân viên của công ty chẳng những không biết ơn công ty đã giúp đỡ xây dựng sự nghiệp của họ mà lại lấy bí mật kinh doanh của công ty mang bán cho công ty khác nhằm thực hiện mục đích nào đó. Hay rõ nhất là con cái chẳng những không biết ơn bố mẹ không báo hiếu mà còn hỗn láo và có nhiều hành động bất hiếu.
Mỗi người cần phải ý thức được ý nghĩa quan trọng của lời cảm ơn. Hãy học cách nói cảm ơn với người. Hãy bắt đầu lời cảm ơn với những điều giản dị bạn được nhận từ gia đình, bạn bè hay từ một người xa lạ. Sau đó hãy để lời cảm ơn ấy không chỉ dừng lại ở một hay hai ngày mà nâng nó lên thành thói quen ứng xử và cuối cùng để nó trở thành nhu cầu của bản thân. Lời cảm ơn không chỉ dừng lại ở lời nói mà nói còn phải đi kèm với hành động thực tiễn. Và điều quan trọng hãy nói lời cảm ơn bằng tất cả sự chân thành có thể.
Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn (mẫu 3)
Không thể phủ nhận được rằng ngay trên đường đời này con người chúng ta dường như cũng đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn cũng như những thăng trầm trong cuộc sống. Và vào những lúc như vậy thì ta lại nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Có thể sự giúp đỡ đó đến từ người quen biết và cũng có đôi lúc là những người vừa mới gặp mặt,..... Tất cả chúng ta đã tạo nên điều kỳ diệu của cuộc sống. Vậy tại sao bạn lại không nói lời cảm ơn với tất cả – những người đã giúp đỡ mình.
Lời cảm ơn trong cuộc sống thật sự sẽ là một chất xúc tác làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn rất nhiều. Lời cảm ơn thực chất là một câu nói hết sức đơn giản nhưng nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt biết bao khi nó bị thiếu vắng đi những lời cảm ơn. Thực tế ta như nhận thấy được một lời cảm ơn rất đơn giản nhưng đó lại là câu nói xuất phát từ chính tấm lòng của bạn tới những người giúp đỡ bạn trong cơn hoạn nạn. Cám ơn dường như cũng đã trở thành một nét văn hoá đẹp của mỗi người. Cảm ơn trong cuộc sống có thể là một câu nói không phải để nhận, nhưng đôi khi cũng đừng quá khiêm tốn nói lời cảm ơn với những người giúp đỡ bạn. Bởi họ xứng đáng. Một lời cảm ơn dù chưa thể đền đáp tất cả những gì họ đã giúp đỡ bạn, song ta cũng sẽ nhận ra rằng chí ít nó cũng biểu hiện sự biết ơn của bạn đối với họ. Có khi nào bạn tự hỏi mình từ nhỏ đến lớn bạn đã nói lời cảm ơn nhiều lần không? Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thật nhất xuất phát từ trái tim và tấm lòng của bản thân mình. Cảm ơn là một thái độ chân thành biết ơn những gì mà người khác đã dành cho mình mang đến cho họ nhiều điều tốt lành. Cảm ơn cũng là một cách bày tỏ thái độ, nếp sống lịch thiệp, văn minh và biết trân trọng đối với những người xung quanh mình. Văn hoá cảm ơn cũng là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn tuy chỉ là nhỏ bé nhưng cũng có thể đánh giá được nhân cách của một con người. Thế giới sẽ đẹp lên rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết quý trọng những gì mà người khác đã dành cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên thể hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động thậm chí nằm ngay trong cả suy nghĩ của từng người. Cảm ơn thực chất chỉ là một cách cư xử biết điều, lễ phép và lịch thiệp. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại làm người xung quanh yêu mến mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu người, tiếp xúc bao nhiêu câu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi bị lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn việc hôm nay xe rách săm và có người chở đi về. Chỉ là một lời nói đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện. Hoặc đơn giản chỉ là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy con khôn lớn và có thể tự lập được. Nhưng những lời nói cảm ơn với ba mẹ rất khó khăn nếu bạn thấy nó xa vời và không thực tế. Đây là lời cảm ơn ngọt ngào nhất mà ba mẹ luôn ước một lần con cái sẽ nói với mình. Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ luôn là màu hồng và ai cũng sẽ hết mình vì người khác. Xã hội sẽ tiến bộ và văn minh hơn. Giữa người với ta sẽ ngập tràn tình yêu. Hãy nói cảm ơn với nhau và đặc biệt là cảm ơn những thất bại bởi chính những thất bại đó đã dạy chúng ta nhiều bài học để có được thành công sau này. Những người lớn tuổi cũng phải học cách nói lời cảm ơn. Nó không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó cũng là cách ứng xử văn minh giúp mọi người yêu thương và chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngại ngần nói lời cảm ơn với mọi người.
Tuy nhiên, ta cũng cần phê phán nghiêm khắc những người chỉ biết nhận về mà không biết cho đi. Khi được người khác giúp đỡ thì họ thường dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cả người nhận cũng cảm thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỷ và thiếu trách nhiệm. Họ sẽ bị mọi người coi thường và quay lưng ngay cả khi vấp phải những sai lầm trong cuộc sống. Trong cuộc sống thật sự cũng rất cần lời cảm ơn sẽ giúp cho mỗi người chúng ta có thể sống tốt đẹp hơn nữa. Cảm ơn là một văn hoá đẹp của người dân Việt Nam. Có lẽ chính vì vậy mà chúng ta không biết dành cho nhau lời cảm ơn. Nhưng bạn cũng cần nhớ đừng bao giờ quên lời cảm ơn, vì khi đó thì bản thân bạn sẽ trở nên dựa dẫm và ỷ lại vào người khác. Cho đi sự giúp đỡ nhận được lời cảm ơn hoặc ngược lại cảm ơn với những ai đó đã giúp bạn cũng chính là cách bạn đang cảm ơn cả cuộc sống muôn màu này.
Bài văn suy nghĩ của em về văn hóa cảm ơn (mẫu 4)
Từ xa xưa, văn hoá ứng xử đã trở thành tiêu chuẩn của việc xây dựng nhân cách con người. Cảm ơn là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hoá, là hành động văn minh và lịch thiệp trong quan hệ quốc tế. Trong ứng xử giữa đời thường, khi lời cảm ơn được nói một cách chân tình, một mặt phản ánh phẩm chất văn hoá của bản thân, một mặt làm mọi người dễ dàng giao tiếp với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không những đem niềm vui cho người nhận, chúng còn giúp giải quyết mâu thuẫn, hàn gắn mối quan hệ, và con người cũng vì vậy mà sống vị tha hơn. Trước đây, trong quan hệ xã hội nhiều người cảm ơn nhau là điều hết sức thường tình. Khi ai đó làm điều không hay với bạn hoặc giúp đỡ bạn một điều gì thì bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu "cảm ơn" là lời bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với việc làm, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy rất vui bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự tôn trọng mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hoá "cảm ơn" đã bị dần dần quên lãng. Có thể vì mọi người phải chạy đua theo nhu cầu của bản thân, sống gấp gáp hơn, vội vã hơn và dễ dàng bỏ qua nhiều điều mà họ nghĩ là nhỏ nhặt, không quan trọng trong đó có cụm từ "cảm ơn". Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ cũng gật đầu ý rằng đã nhận ra hoặc đã hiểu, việc họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm với họ. Điều này biểu hiện khá rõ ràng ở những mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, lãnh đạo – nhân viên. Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị thế của họ hoặc liên quan đến điều gì đó vì nó rất tệ. Đã bao giờ bạn tự hỏi "khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn muốn nhận lại điều gì ở đó", có thể là một món quà, hay họ sẽ trả công bằng tiền mặt, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ chỉ nghĩ đến sau hai từ "cảm ơn". Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn với người đã giúp đỡ bạn cho dù là một việc nhỏ nhoi nhất, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn nữa, nói "cảm ơn" đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ ràng về bản thân mình, biết yêu thương người khác và tôn trọng chính mình, dám thẳng thắn chỉ ra sai lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối ứng xử có văn hoá và đầy lòng nhân ái. Bạn đã bao giờ nói cảm ơn bố mẹ khi bố mẹ đã sinh thành ra bạn trên cõi đời này không? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn xin bởi nhờ có bà ấy chiếc ví của bạn đã không bị rơi khi bạn sơ ý bỏ quên ngoài quán nước? Trong cuộc sống, câu nói "cảm ơn" thực sự không phải là một việc gì khó khăn. Thế rồi những từ ngữ quá đỗi quen thuộc và giản dị đó đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã và được bạn đỡ đứng lên, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua tặng ông một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng tiếc là không có một lời nào được chuyển cho bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức giao tiếp bình thường cũng trở nên rất khó khăn khi nói ra Tóm lại, nói lời "cảm ơn" là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của chúng ta, là một hành động cần thiết trong các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói cần phải đồng nhất với hành động cụ thể và phải xuất phát từ tận đáy lòng mình, tránh lối nói hoa mỹ, sáo rỗng. Mỗi người chúng ta cũng không nên từ chối lời cảm ơn mà trái lại, phải nói "cảm ơn" khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì các mối quan hệ đó sẽ tốt lên rất nhiều.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12