TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (2024) SIÊU HAY

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 676 lượt xem


Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh

Đề bài: Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.

Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm sóc, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.

Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.

Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.

Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.

Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 2)

Nước Việt Nam ta nói riêng và cả thế giới nói chung,đều sống trong cuộc sống hòa bình, ổn định, người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những đứa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi đã bương chải, vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.

“Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát này đã làm cho bao người phải rơi nước mắt. Vì các em được may mắn như những các bạn cùng chan lứa, được yêu thương, chăm sóc,mua cho được nhiều quần áo đẹp, lo cho từng miếng ăn giấc ngủ, được đưa đón đến trường. Còn các em với những bộ quần áo rách nách, đầu trần chân lấm đi khắp con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi phải bị hắt hủi bởi những người vô tâm, có những hôm phải chịu đói chịu rét lang thang trên những công viên. Có lẽ do cuộc đời đã đưa rẽ xô đẩy và đã cướp đi cha mẹ của các em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, do thiên tai lũ lụt, do cha mẹ mất sớm, có em quá nghèo khổ phải bỏ quê ra đi. Đáng thương hơn là có những đứa trẻ sinh ra và lớn lên không biết cha mẹ chúng là ai. Và trong đầu chúng luôn nghỉ về những câu hỏi như: “Cha ơi, cha là ai. Mẹ ơi, mẹ là ai”; “Cha ơi, cha ở đâu. Mẹ ơi, mẹ ở đâu”; “Tại sao sinh con ra cuộc đời này mà không cho con tình người, con nào có tội gì đâu”.

Công việc của những đứa trẻ này hàng ngày là, bán báo, đánh giày, bán vé số. Những công việc này quả thật là khá vất vả đối với những đứa trẻ 6, 7 tuổi, việc mời được khách quả là không dễ dàng. Có hôm mời cả ngày mà không có ai quan tâm ngó ngàn tới những vẻ mặt đáng thương hiện rõ lên khuôn mặt các em.

Trong thời buổi cuộc sống ngày nay mỗi người đều có cuộc sống riêng, họ đã quá mệt nhọc, liệu nay còn có mấy ai để ý, suy nghĩ tới những số phận ấy sẽ ra sao không. Nhìn vào những mảnh đời đó tương lai chúng sẽ ra sao, chắc hẳn ai cũng biết câu trả lời.Một tương lai không hề tốt đẹp, không như ai mong muốn cả. Giá như có thật nhiều nhà hảo tâm hơn nữa thì chắc hẳn thế giới này sẽ có nhiều em nhỏ đáng thương có tổ ấm gia đình, nơi có tràn đầy sự yêu thương.

Cuộc sống còn nhiều những lo toan còn biết bao sự cám dỗ, nhiều ngã rẽ trong cuộc đời. Không biết còn bao nhiêu đứa trẻ phải chịu cảnh ngộ như thế. Và giờ tôi chỉ mong những đến sinh thành khi sinh con của mình ra đời, xin đừng vứt bỏ chúng. Cho dù là vì những lí do gì, vì con hay là chính bản thân mình đi chăng nữa. Sẽ còn bao nhiêu cảnh ngộ đáng thương nữa, nếu mỗi chúng ta biết sống nhân hậu hơn, thì xã hội sẽ tốt hơn và ít đi những mảnh đời côi cút. Trước kia, tôi đều vô tâm hững hờ với những lời mời gọi của những đứa trẻ bất hạnh đó. Giờ đây nghĩ tại tôi tự thấy mình chưa biết cách yêu thương người khác cũng như là chia sẻ tình yêu thương. Tôi đã khôn lớn theo năm tháng và dần dần đã hiểu ra câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là ở Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương” của nhà văn Nga. Tình yêu thương là trên tất cả,nếu sống một cuộc sống không có tình yêu thương, thì giống như chúng ta đang sống ở nơi giá lạnh nhất của cuộc đời. Bắt đầu từ đây tôi sẽ cố gắng học cách yêu thương, chia sẻ với người khác.

Hãy lau khô những cuộc đời ấy bằng tình yêu thương và lòng nhân ái của những con người. Và hãy lau khô những giọt nước mắt trong những mảnh đời đó bằng tất cả trái tim con của con người thế giới.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mỗi lần đi trên đường phố, gặp những đứa trẻ lang thang bán báo, đánh giày, tôi lại chợt nhớ đến câu hát “Mồ côi tội lắm ai ơi, đói cơm khát nước biết người nào lo, đói cơm khát nước, biết người nào thương”. Câu hát ấy từng làm nức nở bao người

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.

Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.

Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.

Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.

Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.

Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 4)

Tuy không chắc chắn nhưng có thể nếu bạn đọc được bài văn này nghĩa là bạn đang may mắn hơn rất nhiều những số phận trẻ em bất hạnh đang phải lang thang ngoài kia. Có được một gia đình, mái ấm hạnh phúc là điều tuyệt vời nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó, nhiều trẻ em vì mất cha, mất mẹ, cha mẹ bỏ nhau, gia đình ly tán mà trở thành những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Chúng không có nơi để ở, không có nhà để về, không có điều kiện thuận lợi để học tập, vui chơi. Bằng sự cảm thông sâu sắc trước những mảnh đời bé nhỏ, bất hạnh đó, xã hội ta đã có những hành động giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.

Chúng ta đã dần quen với đối tượng được xã hội gọi là "trẻ em lang thang, cơ nhỡ", đây là những trẻ em còn ở trong độ tuổi vị thành niên, vì hoàn cảnh và một số lý do mà các em mồ côi cả cha lẫn mẹ, không còn được sống trong mái ấm gia đình, không có người thân thích hoặc bị người thân bỏ rơi, không nơi nương tựa. Trong hoàn cảnh đó, các em phải lang thang khắp nơi, tự mình chống chọi với khó khăn cuộc sống, kiếm miếng ăn và việc làm để sống qua ngày. Thực tế ngày nay, trên mọi con phố ở thành phố lớn, ta dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ lang thang, chúng đi đánh giày, bán vé số hay làm những công việc người ta thuê mướn. Cuộc sống của các em gặp muôn vàn khó khăn, sự đói rách và nghèo khổ bủa vây, không được học hành, không có ai đứng ra bao bọc, chở che và yêu thương, các em là những đứa trẻ thiệt thòi và bất hạnh nhất. Phải đối mặt với cuộc sống khi còn quá non nớt và mỏng manh, các em luôn bị đe dọa bởi đói nghèo, bệnh tật và bóc lột sức lao động, không được học hành lại không có ai giúp đỡ. Các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo sa ngã vào các tệ nạn xã hội, tương lai mù mịt không biết sống chết nay mai ra sao.

Ngày nay, với sự quan tâm của cộng đồng và những nhà hảo tâm, các hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ ngày một nhiều hơn và giá trị hơn. Trên khắp nước ta có rất nhiều những tập thể, cá nhân đã cùng chung tay xây dựng và phát động các chương trình giúp đỡ trẻ em lang thang, điển hình như xây dựng những trại trẻ mồ côi để cho các em có một mái ấm và ngôi nhà để về như "Làng trẻ em SOS", các Cô nhi viện, những ngôi chùa cũng là nơi cưu mang, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi có trường hợp còn là những em bé sơ sinh. Nhiều cá nhân với tấm lòng yêu thương đã đón nhận các em về nuôi dưỡng và chăm sóc như những đứa con, em của mình, cũng có nhiều người hoàn cảnh không cho phép trực tiếp chăm sóc các em nhưng sẵn sàng ủng hộ, quyên góp tiền của, sắm sửa quần áo, thuốc men và sách vở để giúp đỡ các em. Một số chương trình hành động vì trẻ em lang thang cơ nhỡ được phát động trên quy mô cả nước và diễn ra thường xuyên như "Nhịp cầu trái tim", "Nối vòng tay lớn". Thêm một người cảm thông cho hoàn cảnh của trẻ em lang thang là thêm một cơ hội để các em được tiếp tục sống với cuộc đời, hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ là một hoạt động đầy nhân văn và ý nghĩa. Trước hết, nó đại diện và thể hiện cho tinh thần nhân đạo, truyền thống "Tương thân tương ái" của dân tộc ta, luôn đùm bọc và yêu thương lẫn nhau, những người có hoàn cảnh tốt hơn giúp đỡ và sẻ chia với những hoàn cảnh bất hạnh đáng thương. Việc giúp đỡ các em có một mái ấm, được học hành và dạy bảo đến nơi đến chốn cũng chính là xây dựng lớp bảo vệ an toàn cho các em tránh xa khỏi những kẻ xấu, những tệ nạn xã hội. Được sống trong môi trường yêu thương, lành mạnh là tiền đề để các em phát triển nhân cách, trang bị đầy đủ hành trang tự lập trước khi bước vào cuộc sống. Xã hội giảm bớt đi những hình ảnh trẻ em lang thang khắp con phố xin ăn hay làm lụng vất vả, cũng giảm bớt tệ nạn xã hội ở lứa tuổi vị thành niên. Các em được trở thành người tốt sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Khi trao cho các em mái ấm và tình thương, sự giáo dục cũng chính là trao cho các em cơ hội đổi đời, làm lại cuộc đời và vẽ nên những ước mơ của mình. Không còn phải sớm tối lo miếng ăn, cái mặc, chỗ ngủ, các em được học tập được trang bị kiến thức, kỹ năng, từ đó dám mơ ước và dám thực hiện mơ ước của mình. Không có gì là không thể, các em hoàn toàn có thể có được tương lai tươi sáng như bao bạn bè đồng trang lứa.

Hành động giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ là rất nhân văn và thiết thực, tuy nhiên phải ý thức hành động giúp đỡ xuất phát từ tấm lòng chân thành không vì mục đích khác. Bên cạnh đó, xã hội cần quan tâm hơn nữa, giáo dục và tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về ý nghĩa của hoạt động để đâu đó sẽ không còn những người vô tâm, thờ ơ và xa lánh coi thường trẻ em lang thang cơ nhỡ.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 5)

"Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu...". Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một Lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích "bà bụt sinh viên" đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em "nuôi" nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện "cổ tích" giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh. Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là "mẹ mìn".Những người "mẹ" này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị "mẹ" đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt "hiệu quả" cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em Hoa (khoảng 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi. Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. "Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng "mẹ".Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, "mẹ" sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê" - Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại. Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta. "Trẻ em hôm nay, đất nước ngày mai", hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 6)

Trong lời bài hát "Đứa trẻ" của nhạc sĩ Minh Khang có những câu hát vô cùng xót xa, chua chát thể hiện sự lầm lũi, khốn khổ của những em bé không cha không mẹ không có nơi nương tựa như sau "Trong đêm một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường ánh mắt mệt nhoài của em, đã lâu rồi em không có tình thương"

Thật tội cho những em bé đang tuổi ăn tuổi chơi, đáng ra các em phải được vui chơi được tới trường sống đúng với tuổi hồn nhiên của mình. Thì những em bé tội nghiệp đáng thương đó lại thành những lực lượng lao động khi còn rất nhỏ phải tự mình bươn chải tìm kiếm miếng cơm manh áo, kế sinh nhai của mình.

Hàng ngày, mỗi em bé lang thang phải đương đầu đối diện với nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống bởi ngoài xã hội có rất nhiều loại người vô cùng độc ác, luôn tìm cách hành hạ, rồi bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục các em. Có rất nhiều vụ án về sự bạo hành của người lớn, rồi xâm hại tình dục trẻ em ở ngoài xã hội khiến người lớn không khỏi đau lòng.

Các em nhỏ lang thang mỗi đứa trẻ đều có hoàn cảnh sống riêng của mình. Mỗi đứa một số phận khác nhau nhưng tựu chung lại các em đều thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân, của cha mẹ ông bà và phải lao động kiếm sống mưu sinh từ rất nhỏ.

Cùng một lứa tuổi nhưng với những em nhỏ có cha có mẹ thì được chăm bẵm, nâng niu yêu thương nhất mực được lo cho từng miếng ăn giấc ngủ còn các em trẻ mồ côi hoặc lang thang thì phải kiếm sống lang thang đầu đường xó chợ, rồi bị đánh đập tuổi thơ của các em bị vùi dập trong nước mắt và đau khổ vô cùng bất hạnh.

Các em bị người đời ghẻ lạnh và hắt hủi bị đánh đập bóc lột không thương tiếc có nhiều em nhỏ phải chịu đói chịu rét sống lay lắt trên đường phố "tối đâu là nhà và ngã đâu là giường" thật chua xót biết bao.

Các em luôn khao khát có một tình yêu thương của người thân của cha mẹ và những người thân, được bao bọc trong vòng tay che chở của cha mẹ. Nhưng đó chỉ là một giấc mơ xa xỉ mà thôi, vì sự nghèo khó đang xâm chiếm tâm hồn các em. Những người xa lạ ngoài đường phố không phải ai cũng có đủ điều kiện, lòng thương cảm với những số phận nhỏ bé như các em.

Mỗi đứa trẻ lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa đều là những đứa trẻ hoặc mất cha mất mẹ, không thì cũng bị bỏ rơi từ tấm bé. Bởi sự ra đời của các em đã là một sự bất hạnh với người mẹ trót dại dột lầm lỡ nào đó, rồi không được cha đứa trẻ thừa nhận nên bà mẹ ấy sau khi sinh em bé ra đã bỏ rơi con của mình. Vì sự nông nổi, vì sự ích kỷ vì nhiều lý do dư luận xã hội mà các em trở thành những đứa trẻ bị bỏ rơi không thương tiếc.

Những em nhỏ đó đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống chịu khổ cực lầm than các em đáng lẽ ra được vui chơi, được hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ người thân nhưng sự ra đời của các em lại chính là một sự bất hạnh bất hạnh từ lúc lọt lòng.

Nhìn cảnh nhiều em nhỏ tung tăng chơi cùng cha mẹ trong công viên được cha mẹ nâng niu chiều chuộng chăm sóc từng ly từng tí thì bên cạnh đó lại có những em nhỏ, đang phải bán báo, đánh giày bán vé số xung quanh đó. Những hoàn cảnh trái ngược éo le đó cứ đập vào mắt mọi người khiến chúng ta thật sự xót xa biết bao nhiêu.

Bên cạnh những em bé từ nhỏ đã phải lang thang kiếm tiền mưu sinh chịu đủ mọi thiệt thòi trong cuộc sống thì lại có những cậu ấm, cô chiêu được cha mẹ cưng chiều hết mức đến nỗi sướng quá các em không biết trân trọng những gì mình đang có bị những thói hư tật xấu cám dỗ, sa ngã lao vào con đường hút chích, chơi bời nghiện ngập rồi bỏ nhà đi bụi tương lai mịt mù trong những tội lỗi.

Khiến cho nhiều ông bố bà mẹ phải đau lòng khi nhìn cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, hoặc nhìn con mình phải sa chân vào chốn tù tội không lối thoát bởi những lỗi lầm mà nó đã gây ra. Những người trẻ đó đã đánh mất tuổi trẻ, tương lai của mình không biết trân trọng nâng niu tình thương yêu của ba mẹ, người thân tự mình làm cho cuộc đời của mình sa ngã.

Trong cuộc sống con người chúng ta có rất nhiều hoàn cảnh em bé lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa. Mỗi chúng ta hãy phát huy tinh thần tương thân tương ái mà ông cha ta thường dạy dỗ, khuyên răn:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Hãy mở lòng mình ra để có thể chung tay giúp đỡ các em bằng cả trái tim mình theo tinh thần "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" để giảm đi những đau khổ trong tâm hồn trẻ thơ của cá em. Mang lại niềm vui cho những em bé lang thang không nơi nương tựa.

Trong cuộc sống cần lắm những tấm lòng bao dung biết yêu thương đồng cảm với mọi người như ca sĩ Phi Nhung người mẹ nuôi của gần hai mươi trẻ em nghèo khó không nơi nương tựa trong xã hội. Đó là một tấm lòng vô cùng thơm thảo một tấm gương đáng quý trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 7)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Chắc hẳn ai trong số chúng ta ai ai cũng có bố có mẹ nhưng đâu phải ai cũng may mắn như vậy.Họ có thể bị bố mẹ bỏ rơi khi còn nhỏ và sau đó,mọi người gọi họ là "trẻ mồ côi". Nếu một ngày bạn đi ra đường mà bắt gặp một chàng trai hay một cô gái người gầy gò bẩn thỉu, vai khoác ba lô, thất thểu, bước chân vô định đi bên đường thì đó chính là trẻ mồ côi đấy.Họ sẽ nghĩ rằng bố mẹ không thương mình,bố mẹ ghét mình và có thể nảy sinh ra những suy nghĩ dại dột như là tự tử.Nhưng có nhiều đứa trẻ đã chai lì với sự cô đơn thiếu thốn ấy và chỉ biết làm quen với sự cô đơn giấu kín nỗi buồn sâu thẳm.Qua những suy nghĩ trên,tôi mong nếu bạn còn bố còn mẹ thì hãy trân trọng những giây phút đó,đừng lãng phí những khoảng thời gian thân thương bên cạnh bố mẹ của mình nữa.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 8)

Chúng ta là những đứa trẻ thật may mắn khi sinh ra được sống trong vòng tay của cha mẹ, có một gia đình hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng không phải ai cũng được may mắn như chúng ta, ngoài kia, cũng có nhiều đứa trẻ đáng thương, khổ sở có một cuộc sống bất hạnh, không có nhà để ở, phải lang thang ngoài đường,....Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời, phải sống của bao khó khăn, thử thách ngoài xã hội kia.Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Đều là những đứa trẻ, nhưng số phận của mỗi người đều khác nhau. Những đứa trẻ đáng thương ấy không nhận được những tình cảm của cha mẹ, người thân,.....không có ai bên cạnh những lúc khó khăn, vấp ngã, không có ai đứng bảo vệ khi bị những tầng lớp ngoài kia bắt nạt, chửi mắng,....Dù vậy, các em vẫn cố gắng tự túc, vươn lên chính mình để mong sao có một cuộc sống tốt như bao người khác. Vì vậy, chúng ta cần phải lấy gương của họ để hoàn thiện bản thân mình.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 9)

Không phải ai cũng như ai đều được sinh ra trong nhung lụa, sung sướng. Trong thời đại ngày nay, cái tôi, cảm xúc cá nhân được đề cao rất nhiều nhưng ít ai biết rằng, trong khi những con người có cuộc sống đủ đầy rồi nhưng lúc nào cũng thấy thiếu thốn thứ gì đó thì bên ngoài thế giới rộng lớn kia cũng có nhiều mảnh đời bất hạnh hơn chúng họ rất nhiều. Bởi vậy, hãy luôn biết bằng lòng với những gì mình đang có.

Đất nước ta từ khi còn trong chiến tranh, nỗi bất hạnh, thống khổ là vô cùng vô tận, nước mất, nhà tan, nhân dân ngập ngụa trong bể máu, bữa đói bữa no, bom đạn liên miên, không ngày nào được an bình trọn vẹn. Và rồi vì lòng tự tôn dân tộc, vì nhân dân và vì tương lai đất nước, bao lớp người cha ông ta đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, cả mạng sống của mình để đánh đổi cho nền độc lập, cho những ngày tháng thanh bình như ngày hôm nay. Vậy mà, trong những năm tháng hòa bình và phát triển này vẫn tồn tại biết bao mảnh đời bất hạnh làm đau xót lòng người.

Hậu quả chiến tranh để lại thật nặng nề, những thương binh tàn tật không có khả năng lao động, những đứa trẻ chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam người không ra người, ngợm không ra ngợm. Con mất cha để phải trở thành trẻ mồ côi, mẹ mất con để trở già không có ai nương tựa.

Hay không nói về những nạn nhân chiến tranh thì những hoàn cảnh bất hạnh cũng đầy rẫy ngoài xã hội, những đứa trẻ mồ côi lang bạt đầu đường xó chợ để kiếm sống, những người già neo đơn không nơi nương tựa, những người nghèo cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Những miền đất nhọc nhằn vì thiên nhiên như mùa bão lũ ở miền Trung hay sạt lở đất ở những vùng miền núi….

Không ai mong muốn cuộc đời mình phải gặp bất hạnh cả. Tuy nhiên, cùng là công dân trong một đất nước, nỗi đau của một người cũng sẽ là nỗi đau chung của toàn dân tộc. Bởi vậy, mọi người hãy cùng chung tay chia sẻ với những mảnh đời kém bất hạnh bằng những viêc làm và hành động thiết thực như làm những công tác thiện đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho trẻ em và người già neo đơn. Quyên góp tiền, quần áo, đồ dùng đến với bà con những nơi bị ảnh hưởng thiệt hại của thiên tai, bão lũ. Chung tay xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, tình thương đến với người nghèo. Các tổ chức thiện nguyện, các cơ sở truyền thông hãy cùng hợp tác làm nên các chiến dịch vận động đấu tranh cho những hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, xoa dịu, giảm bớt nỗi đau cho họ. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các bạn học sinh, sinh viên, hãy thêm cho mình nhiều hành trang nhật kí đẹp của cuộc sống như tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ những mảnh đời gặp éo le. Những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người sẽ là những ngọn lửa tình nghĩa thắp sáng và sưởi ấm cho những người gặp bất hạnh co thêm động lực, niềm tịn vào cuộc sống. Những sự giúp đỡ về vật chất thực sự cần thiết cho cuộc sống của họ, những sự giúp đỡ về mặt tình cảm sẽ giúp họ có thêm động lực sống về tình yêu thương trong cuộc đời.

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và mỗi người có một cuộc sống, một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai, và không ai có thể được chọn lựa. Những ai may mắn có được cuộc sống bình thường, no đủ thì hãy dành chút khoảng lặng trái tim mình mà nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn hơn. Chúng ta sẽ thấy mình may mắn đến nhường nào, đồng thời hãy biết cảm thông, chia sẻ để cuộc sống của chúng ta có thêm nhiều ý nghĩa tích cực hơn. Cuộc sống có nhiều tình yêu thương đối với cộng đồng là cuộc sống nhiều điều tuyệt vời nhất

Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “ Lá lành đùm lá rách”, biết đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Đó là những biểu hiện, những hành động thật đẹp, thật đáng khen và đáng noi gương rất nhiều.

Nghị luận xã hội về những đứa trẻ mồ côi bất hạnh (mẫu 10)

Trong thế giới xô bồ hiện nay không phải ai cũng được may mắn. Thương thay cho những đứa trẻ còn kém may mắn ngoài kia, chúng sinh ra đã không được một cuộc sống trọn vẹn như bao người khác. Chúng thiếu hơi cha mẹ từ nhỏ, không được học hành tử tế, có nhiều đứa trẻ còn phải đi đánh giày, đi làm thuê, bán báo,... Tuy vậy, nhưng chúng vẫn cười nói vô tư, một nụ cười mang bao nỗi khổ cực chứa đầy nét ngây thơ, hồn nhiên khiến ai nhìn thấy cũng cảm động. Rồi tương lai chúng sẽ ra sao ? Nhìn những bước chân của chúng trên đường đời với tương lai mờ mịt, không có tiến triển khiến tôi dâng trào biết bao cảm xúc. Tôi ước gì những đám người quyền quý, giàu sang bớt ăn chơi sa đọa, chi tiền vào những thứ không ra gì mà thay vào đó giúp đỡ những đứa trẻ cơ nhỡ thì các em đã có một ít ấm áp tình người trong cuộc sống, còn có một chỗ trú chân để đi về. Cuộc sống vốn đã quá nhiều những nỗi lo toan và trắc trở, sao không tử tế và biết giúp đỡ nhau hơn. Chúng có dẫu có oán thán đến đâu cũng chẳng một ai đoái hoài, cảm thông. Trẻ em là mầm non của thế giới, ta chẳng làm được gì để giúp hết tất cả những đứa trẻ đó. Nhưng ta có thể tiếp thêm sức mạnh, động lực để các em bước tới một tương lai sáng lạng muôn màu.

1 676 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: