TOP 3 mẫu Nghị luận về đừng dối trá (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về đừng dối trá lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 2,375 20/12/2023
Tải về


Nghị luận về đừng dối trá

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn bàn về "Đừng dối trá".

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Đừng dối trá" (mẫu 1)

Một trong những chiếc gai xuất hiện trong đời thường làm trái tim đau đớn chính là Dối Trá. Dối trá là sự thiếu trung thực, nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Dối trá là không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp. Sự dối trá để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người. Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất vấn đề. Dối trá làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng. Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định. Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá. Cần phân biệt nói dối và sự dối trá, bản chất của chữ Dối đã là xấu, Dối trá lại càng xấu hơn nhưng nói dối thì đôi khi không phải là xấu. Một người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người thân giấu người bệnh nguồn tin ấy cũng là điều tốt; người cha người mẹ nói dối với con cái về sức khoẻ của mình cũng là để cho con cái yên tâm công việc mà không phải bận lòng lo lắng. Qua đây chúng ta cần lên án thói dối trá và rèn cho mình đức tính trung thực, sống đúng với lương tâm và sống cao thượng cho xứng đáng với danh nghĩa Con Người.

Viết đoạn văn ngắn bàn về Đừng dối trá

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Đừng dối trá" (mẫu 2)

Dối trá hay giả dối là một trong những thói xấu mà con người cần phải tránh. Giả dối là không trung thực, lừa dối người khác, tạo ra cái ảo để gây điều tin tưởng cho người khác nhằm mục đích vụ lợi, làm mất đi chuẩn mực của đạo đức. Vậy đâu là những tác hại nếu như con người có lòng dối trá và tại sao cần loại bỏ nó? Vì đó là một thói quen rất xấu, một tính nết xấu làm suy đồi về mặt đạo đức của chúng ta. Giả dối sẽ khiến con người bán rẻ sự thật- thứ muôn đời vẫn được đề cao và trân trọng. Đồng thời, nếu dối trá sẽ khiến cho mọi người xung quanh có cái nhìn không tốt về ta. Bản thân sẽ đánh mất sự tin tưởng của người khác vào chính mình. Và tục ngữ cũng đã dạy "Một lần bất tín, vạn sự bất tin". Lòng tin phải được xây dựng trong 1 khoảng thời gian dài và chỉ cần một lời nói dối sẽ phá hủy gần như toàn bộ những gì mà ta đã xây nên. Từ đó, làm mất đi tình cảm quý báu của con người với nhau. Con người sống với nhau nhưng lại luôn hoài nghi, ngờ vực. Để khắc phục được thói dối trá này, cần phải nhận thức được những tác hại của nó. Đồng thời nhận ra ý nghĩa của sự thật, của đức tính trung thực.

Viết đoạn văn ngắn bàn về "Đừng dối trá" (mẫu 3)

Xã hội ngày càng phát triển, những đức tính không tốt đã len lỏi vào trong mỗi con người. Và có những đức tính xấu đặc biệt gây nguy hại cho xã hội. Có người cho rằng " dối ta chính là biểu hiện của sự suy thoái". Thói dối trá lại gây hại đến như vậy sao? Hành vi dối trá là việc đánh lừa người khác một cách có ý thức bằng những lời nói hoặc hành động không đúng sự thật. Nhằm thực hiện mục đích nhất định nào đó. thói dối trá là một biểu hiện sự suy đồi của đạo đức. Dối trá là không trung thực, không thành thật, hành động và lời nói không ăn khớp với nhau. Còn suy đồi về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Ta hiểu cả câu nói này có ý nghĩa là khi ta nhiễm phải thói dối trá thì nhân cách, đạo đức của chúng ta cũng bị lây nhiễm bởi cái xấu và chắc chắn đó là điều không tốt. Thói dối trá quả là một biểu hiện của suy đồi đạo đức bời vì nó đã làm cho mọi người nhìn nhận không đúng với ý đồ của mình, khiến cho họ làm sai. Đây quả là một hành động sai trái gây hậu quả đáng tiếc, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về mặt đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định, mất thăng bằng. Nó còn tạo ra sự căm ghét, trong lòng người khác khi những người đó biết mình bị lừa dối, tạo ra những suy nghĩ và hành động đáng tiếc của những người bị lừa dối với những người lừa dối họ. Dối trá cũng gây ra nhiều thiệt hại trong nhiều lĩnh vực như kinh tế có vụ việc Vinashin đã lừa dối mọi người ăn chặn hàng trăm ngàn tỷ đồng, gây thiệt hại to lớn. Hoặc là vụ việc bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã “nhân bản” hàng loạt bảng xét nghiệm, làm cho bệnh nhân hiểu sai về bệnh của họ, gây ra phương pháp chữa trị sai, khiến cho nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra. Nguyên nhân phát sinh thói dối trá này bắt nguồn từ sự tha hoá, biến chất, ích kỷ, tham lam, nó còn là những nhận thức lệch lạc về quan điểm sống của con người. Do ý muốn tiến thân quá lớn mà con người đã sử dụng những lời nói dối để tiến thân. Vì vậy mà ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn ngay từ trong gia đình, nhà trường phải tôn trọng và ngăn chặn những việc suy thoái về đạo đức ngay từ khi mới bắt đầu, và bản thân mọi người cũng phải ý thức được việc hôm nay ta có thể nói dối nhưng không thể nói dối mãi mãi được. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những lời nói dối mang tính nhân đạo, nhằm mục đích giúp đỡ người khác, đặc biệt là trong các trường hợp những người bệnh nan y hoặc khi muốn giấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho ai khác. Mặc dù vậy sống trung thực là một biểu hiện của người có nhân cách cao đẹp, nhưng người nói dối thì có đầy vì vậy chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối trong bản thân chúng ta. Tóm lại, thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Và tôi cũng phải rèn luyện bản thân, kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.

1 2,375 20/12/2023
Tải về