TOP 19 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (2024) SIÊU HAY

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông lớp 12 gồm 19 kết bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 2,451 18/12/2023


Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Ai đặt tên cho dòng sông

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 1)

Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sử am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tá phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 2)

"Ai đã đặt tên cho dòng sông này" thực sự là bài bút kí độc đáo. Sông hương hiện lên với tất cả vẻ đẹp mà nó mang.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 3)

Tác giả bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? Đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu sắc tốt đẹp ấy.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 4)

Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp, câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời…

TOP 19 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 5)

Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên vô cùng đẹp đẽ, hòa quyện nhiều nét đẹp khác nhau, khi mạnh mẽ , dự dỗi khi lại rất đỗi thâm trầm kín đáo. Vẻ đẹp của sông Hương cũng chính là vẻ đpẹ của con người nơi đây. Đồng thời qua bài kí này, tác giả cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 6)

Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã thể hiện chất thơ quyến rũ làm say lòng người qua phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông. Những tri thức về địa lý, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 7)

Trích đoạn bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã gợi ra vẻ đẹp của Huế, của tâm hồn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương. Ông xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 8)

Chỉ với những câu văn giản dị, tinh tế, cùng với tình yêu chân thành tha thiết đối với mảnh đất và con người xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh dòng sông Hương thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết. Dòng sông Hương trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến cho ai đã từng đọc qua đều mong muốn được một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình trong những gì nên thơ nhất của xứ Huế.

TOP 19 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 9)

Với bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một dòng sông Hương với vẻ đẹp thật nữ tính, làm mê đắm không chỉ với người dân xứ Huế mà còn cả những người lữ khách từng đặt chân tới nơi đây. Đọc tác phẩm, người đọc muốn xách ba lô lên và đi ngay, để được thăm thú và ngắm nhìn người con gái tình tứ với quê hương, với xứ sở thân yêu của nó, cũng như lòng chung thủy bền vững của con người trong tình yêu.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 10)

Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 11)

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 12)

Nếu biết cất tiếng người, hẳn sông Hương sẽ nói rằng nó đã thực sự yên tâm khi chọn trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường để hóa thân. Có lẽ chính nhà văn cũng nhận thấy, cũng hiểu niềm tin cậy đó, nên từng câu văn của ông bay bổng, diễm ảo lạ thường. Nhiều lúc độc giả có cảm tưởng ngôn từ trong bài bút kí không phải là của tác giả dùng để miêu tả sông Hương mà chính là ngon từ của sông Hương đang hát lên bài ca cho mình. Ngôn từ ấy trôi chảy hết sức tự nhiên, nếu có “luyến láy” thì cũng “luyến láy” một cách tự nhiên bởi chất hào hoa, đa tình vốn đã là cái gì thuộc về căn cốt của người viết rồi. Thiên bút kí đưa đến rất nhiều thông tin mà đọc lên vẫn thấy thanh thoát là nhờ thế. Rất nhiều trải nghiệm của một đời viết luôn gắn bó với con người, dân tộc và đất nước đã được đưa vào đây. Yêu sông Hương nhưng tình yêu ấy không ngăn cản ta yêu những dòng sông khác có trên trái đất. Và ngược lại, niềm thích thú được quan sát dáng nét độc đáo của những dòng sông thuộc các vùng khác nhau lại làm tươi mười trong ta nỗi rung động bổi hồi rất đặc biệt trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 13)

Bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hoá phong phú và một kho từ ngữ giàu có đậm chất thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc hoạ được một dòng sông như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cho cảm hứng thi ca và gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế, tạo nên bề dày lịch sử văn hoá của cố đô. Nhờ đó, sông Hương đã trở thành dòng sông bất tử chảy mãi trong trí nhớ và tình cảm của độc giả, bồi đắp phù sa màu mỡ làm xanh tươi thêm tình yêu đối với quê hương đất nước.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 14)

Song dường như sau tất cả những điều đó, sông Hương vẫn mãi còn những điều bí ẩn chưa được khám phá hết nên vẫn mãi gợi niềm bâng khuâng trong tâm hồn con người.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 15)

Bằng vốn hiểu biết phong phú Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về sông Hương trên mọi phương diện: văn hóa, lịch sử, địa lí,… Nhưng hơn hết, đằng sau những câu chữ này ta còn cảm nhận được tình yêu Huế, yêu sông Hương tha thiết chân thành của ông. Đồng thời qua bài bút kí này ta cũng càng thấy rõ hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của ông.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 16)

Với một tâm hồn nghệ sĩ đa tình đa cảm, một vốn văn hóa phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm gắn bố thiết tha đối với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung nhất ở dòng sông Hương một biểu tượng sinh động của xứ Huế ngàn năm văn hiến.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 17)

Tác giả bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? Đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu sắc tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 18)

Tóm lại, bằng vốn hiểu biết hướng nội, văn phong mê đắm, tài hoa cùng tình yêu say đắm với sông Hương, với xứ Huế mộng mơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã thể hiện một cách hấp dẫn, sinh động vẻ đẹp của sông Hương.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông (mẫu 19)

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.

1 2,451 18/12/2023