TOP 15 mẫu Kết bài Rừng xà nu (2024) SIÊU HAY

Kết bài Rừng xà nu lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,072 20/12/2023
Tải về


Kết bài Rừng xà nu

Video mẫu: Kết bài Rừng xà nu

Mẫu kết bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành hay nhất

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 1)

Sự khát vọng hòa bình, sự bình yên cho cả nước, những ước mong mà người dân luôn khao khát từng ngày, bằng tình yêu bao la của mình đối với Tây Nguyên, câu văn miêu tác giả dùng những tả qua hình ảnh cây xà nu, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, sự kiên cường của từng con người Xô Man, và sự quan sát một cách tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải chịu thông qua hình ảnh cây xà nu, có một trái tim đồng cảm và chua xót cho con người Tây Nguyên.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 2)

Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là "Rừng xà nu". Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện "Rừng xà nu" thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 3)

Thủ pháp nghệ thuật "ứng chiếu" này trong miêu tả tạo nên một sự chuyển hoá, hoà nhập giữa hình tượng thiên nhiên và con người, một bản hợp ca đầy chất thơ hào hùng, tráng lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất của nhân dân giành tự do.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 4)

Truyện ngắn "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn vô cùng thành công của nhà văn viết về đề tài những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hình ảnh những cây xà nu anh dũng hiên ngang tựa như những người dân làng Xô Man bất khuất trung hậu, quả cảm.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 5)

Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. Không chỉ vậy Rừng xà nu còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên. Kết hợp với ngôn ngữ và lối kể chuyện hấp dẫn đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 6)

Bằng sự kết hợp tài tình giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca vẻ đẹp trong nhân cách của người con Tây Nguyên mà qua đó còn đặt ra một vấn đề mang tính thời đại: Để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ tự do cho đất nước trước nhất phải cầm vũ khí đứng lên.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 7)

Bên cạnh câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man còn là câu chuyện về cuộc đời người anh hùng Tnú. Tất cả những yếu tố đó đã làm thiên truyện sống mãi trong lòng độc giả. Nhớ đến Tây Nguyên là chúng ta nhớ đến những cánh rừng xà nu bạt ngàn và các thế hệ anh hùng nối tiếp nhau chống giặc.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 8)

Kết bài hay cho Rừng xà nu | Ngữ văn 12

Rừng xà nu là chuyện của con người nhưng qua đó ta thấy số phận của một dân tộc. Từ câu chuyện của Tnú và của làng Xô Man, tác già nói tới sự trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và sau đồng khởi. Đọc Rừng xà nu hôm nay, vẫn thấy âm vang cái hào hùng của một thời chống Mĩ, một thời có những con người đẹp như cụ Mết, như Tnú, như Dít, như Mai.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 9)

Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là "Rừng xà nu"… Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện "Rừng xà nu" thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 10)

Bằng bút pháp sử thi, với những hình ảnh đặc tả giàu khả năng gợi cảm, tác giả Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú thành hình tượng tiêu biểu cho con người Tây Nguyên dũng cảm, kiên cường trong thời đại chống Mĩ cứu nước. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú được nhắc đi nhắc lại trong tác phẩm như một biểu tượng đầy ý nghĩa về cuộc đời đau thương, mất mát, hờn căm; là chứng tích tội ác của kẻ thù, thể hiện tính chất khốc liệt của cuộc chiến tranh giải phóng và vẻ đẹp của chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng. Hình ảnh đôi bàn tay Tnú tượng trưng cho sức sống mãnh liệt không bạo lực nào có thể tiêu diệt được của con người Tây Nguyên. Hai bàn tay Tnú đã trở thành một chi tiết nghệ thuật đặc biệt có giá trị thẩm mĩ và ý nghĩa khái quát lớn lao, sâu sắc.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 11)

Bàn tay Tnú – một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ như có một số phận riêng, gắn bó mật thiết với cuộc đời Tnú và góp phần tô đậm thêm những nét phẩm chất, tính cách cao đẹp của anh. Đẹp biết bao những bàn tay chiến sĩ Việt Nam, những bàn tay lao động Việt Nam: “Bàn tay ta làm nên tất cả…”, tôi muốn ngân lên mãi câu thơ ấy của nhà thơ Hoàng Trung Thông. “Tay người như có phép tiên”, tôi muốn hát lên mãi lời ca ấy của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Và tôi muốn nói lại nhiều lần những vẻ đẹp của bàn tay Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) bởi tự hào biết mấy hai tiếng Việt Nam.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 12)

Như vậy có thể thấy hình ảnh đôi bàn tay Tnú là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm này. Có thể thấy rằng bàn tay ấy cũng có cuộc đời như Tnú vậy: hiền lành và gan dạ rồi đến yêu thương và đau thương cuối cùng nó vẫn hoạt động như một đôi tay bình thường giết chết biết bao nhiêu quân giặc. Bàn tay ấy không chỉ để giết giặc mà bàn tay ấy còn để đưa cơm cho cán bộ và là bàn tay yêu thương dắt Mai đi đến những hạnh phúc của tình yêu.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 13)

Qua đây ta thấy được Nguyễn Trung Thành không những thành công khi kể về cuộc đời số phận của nhân dân Tây Nguyên trong thời kì chống đế quốc mỹ mà ông còn thành công khi xây dựng được những hình ảnh nghệ thuật giàu giá trị. Có lẽ chính bởi thế chúng ta dễ dàng nhận thấy những phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây Nguyên.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 14)

Hình ảnh đôi tay của Tnú trong Rừng xà nu là một hình ảnh, một chi tiết nghệ thuật có nhiều ý nghĩa đặc biệt, biểu trưng cho những vẻ đẹp của người anh hùng Tnú, đó là đôi bàn tay của tình yêu thương con người sâu sắc, bàn tay của tấm lòng kiên cường bất khuất và cũng là bàn tay của những ký ức không bao giờ quên. Đôi bàn tay của Tnú cũng giống như chính chủ nhân của nó vậy đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người dân Tây Nguyên và cả dân tộc Việt Nam.

Kết bài Rừng xà nu (mẫu 15)

Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh Tnú dùng đôi bàn tay không và cụt đốt siết cổ tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Khí phách và lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu mãnh liệt đã được thể hiện rõ nét qua phân tích hình ảnh đôi bàn tay của Tnú.

1 1,072 20/12/2023
Tải về