TOP 10 mẫu Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (2024) SIÊU HAY

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,573 20/12/2023


Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa

Đề bài: Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa.

TOP 10 mẫu Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa

I. Mở bài

Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Thần tượng ấy có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học hành. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Điều đó đúng chăng?

II. Thân bài

1. Giải thích:

Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.

Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

2. Bàn luận

Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa: Vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Ví dụ, ngưỡng mộ các doanh nhân thành đạt mình có thể học tập ở họ đức tính cần cù trong nghiên cứu và lao động, học cách làm giàu, học cách vượt qua khó khăn thử thách. Học ở người bố người mẹ đức tính nhẫn nại, đức hi sinh thầm lặng vì gia đình. Nói chung, ngưỡng mộ thần tượng giúp ta sống nhân bản hơn. Ông Đoàn Nguyên Đức, người giàu nhất Việt Nam từng thi rớt ĐH đến 4 lần, từng làm nhiều việc nặng nhọc để kiếm sống. Nhưng nhờ đọc báo biết đến Bill Gate, ông đã nỗ lực vượt khó vươn lên và trở thành tỷ phú bậc nhất của Việt Nam.

Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm thấy có lỗi. Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.

Mê muội thần tượng là một thảm họa: Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Năm 2010 khi danh thủ Braxin là Ronandinho sang Việt Nam, bạn trẻ ở Hà Nội đã xô vào, nắm tóc, kéo áo thần tượng làm cho thần tượng phải nhờ an ninh can thiệp. Xem nhóm Super Junio biểu diễn ở Sài Gòn, nhiều Fan cuồng đã khóc lóc, ngất xỉu… Đó còn là cách ăn mặc dị hợm, cách đi đứng, cách để tóc của một bộ phận giới trẻ thật chẳng giống người chút nào.

Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

3. Bài học nhận thức và hành động

Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.

III. Kết bài

Mỗi người có một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có những hành động, suy nghĩ chín chắn và cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội. Mỗi người chúng ta cần ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt đẹp.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 1)

Sở thích, thú vui, mơ ước,… là những khía cạnh có thể nói lên phẩm chất, tính cách của một con người. Vậy nên, không có gì bất ngờ nếu chúng ta tìm cho mình một hình mẫu để yêu thích và hướng đến. Ta gọi chung đó là những “Thần tượng”. Tuy nhiên, cũng như con dao hai lưỡi, việc hâm mộ thần tượng luôn đem lại những tác động trái chiều. Nếu ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa thì mê muội thần tượng là một thảm họa. Nhắc đến cụm từ “Thần tượng”, người ta thường nghĩ đến những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa như ca sĩ, diễn viên,… Tuy nhiên, thực chất, ở bất cứ ngành nghề nào ta cũng có thể tìm thấy những con người thu hút và biến họ trở thành những thần tượng. Về mặt tích cực, việc ngưỡng mộ thần tượng cho thấy sự trân trọng của ta trước vẻ đẹp, tài năng của người khác. Biết quý trọng cái đẹp cũng là một khía cạnh của tinh thần nhân văn. Không chỉ vậy, những thần tượng có thể truyền cảm hứng sống, nghị lực, là tấm gương để ta noi theo. Tuy nhiên, Khổng Tử cũng từng nói “thích khen chỗ hay của người khác” là cái có lợi. Ngược lại, sự yêu thích mà “bừa bãi, phóng túng” thì vô cùng có hại. Việc quá hâm mộ, chạy theo những hình mẫu khiến ta đánh mất bản thân mình dễ dàng, ngày đêm sống với những suy nghĩ viển vông về thần tượng. Những “thần tượng” cũng chỉ là những con người bình thường với hỉ, nộ, ái, ố chứ không hề hoàn hảo. Ta không thể hi vọng họ sẽ mãi mãi sống theo ý muốn chủ quan của người hâm mộ, để rồi khi họ thay đổi, ta tuyệt vọng và sụp đổ, có những hành động tiêu cực. Chính vì những điều trên, hãy biết giữ gìn tình yêu, sự trân trọng dành cho thần tượng một cách đúng mực.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Con người của thời đại công nghệ số hiện nay có nhiều cách để vui chơi giải trí vô cùng phong phú và đa dạng nhất là có hàng ngàn ca sĩ, diễn viên được nhiều người thần tượng. Tuy nhiên, ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. Hiện nay nền giải trí phát triển, có rất nhiều ngôi sao, ca sĩ, diễn viên trong nước và quốc tế được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ. Bên cạnh đó kéo theo nhiều bạn trẻ yêu mến thần tượng quá mức dẫn đến phát cuồng và có nhiều hành động quá khích như: vào trang cá nhân của thần tượng trên mạng xã hội để bình luận, tranh cãi nhau vì thần tượng thậm chí là dùng những ngôn ngữ không hay và cả bạo lực để bảo vệ thần tượng,… Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức của con người chưa tốt dẫn đến những hành động thái quá, do sự thiếu hiểu biết, kĩ năng mềm kém,… Bên cạnh đó, môi trường khách quan cũng là một yếu tố quan trọng kích thích hiện tượng fan cuồng gây náo loạn mạng xã hội. Việc u mê thần tượng dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Đầu tiên đó là gây tốn kém về thời gian và vật chất đối với những người u mê thần tượng, để chứng minh mình là “fan cứng”, nhiều người không ngần ngại bỏ ra rất nhiều tiền để chi trả cho những khoản không đáng có,… Ngoài ra nó còn gây ra những hành động xấu như: cãi lộn trên mạng, ùn tắc sân bay,… Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi con người cần tự biết kiềm chế bản thân, yêu quý thần tượng có chừng mực, biết điểm dừng, không tham gia vào các hoạt động gây kích động,… Các kênh truyền thông và phát thanh hạn chế đưa những tin đồn sai sự thật, chưa được kiểm chứng về những người nổi tiếng đồng thời tuyên truyền nhiều hơn về hậu quả của việc cuồng thần tượng. Quan trọng nhất là mỗi người hãy có ý thức, yêu thích đúng chừng mực để xã hội phát triển theo hướng tích cực, tốt đẹp hơn.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 3)

Ngưỡng mộ thần tượng là một nét văn hóa của nhân loại. Ở châu Âu từ rất lâu người ta có loại sách “Gương danh nhân” giới thiệu những người có thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu ngưỡng mộ thần tượng của xã hội. Tuổi thơ tôi đã từng sống trong những vần thơ tuyệt đẹp trong bài “Lượm” và thầm mong được trở thành người như anh. Thế nhưng gần đây dư luận lại nổi lên vấn đề mê muội thần tượng khi nhiều bạn trẻ sẵn sàng quỳ gối, hôn ghế, khóc lóc, van xin,… để có thể mua vé xem thần tượng biểu diễn hoặc chạm vào thần tượng. Hình như họ không xác định được mức độ của sự say mê. Ý kiến trên đã đặt ra vấn đề. Say mê đúng mực thì là ngưỡng mộ mà quá mức thì là mê muội.

Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sung một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng. Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

Trước tiên chúng ta cần khẳng định ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Là một người Việt Nam, có lẽ thần tượng trong lòng nhiều người là Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc – người đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hay vừa qua khi đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, chúng ta mới nhận thấy sự ngưỡng mộ và kính trọng to lớn mà xã hội dành cho ông – một vị đại tướng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Khi được sống trong tình cảm ngưỡng vọng cao đẹp ấy, ta cảm giác dường như mình được bay lên, được thanh lọc tâm hồn để trở nên thánh thiện và trong sáng hơn.

Ngưỡng mộ thần tượng còn là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Một xã hội biết tán dương và hướng tới những giá trị cao đẹp là một xã hội văn minh và nhân văn sâu sắc. Từ những định hướng đó, thanh niên sẽ có kim chỉ nam để hành xử với sự ngưỡng mộ thần tượng của bản thân.

Tuy nhiên, xét ở phía ngược lại, mê muội thần tượng là một thảm họa. Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Như đã nói ở trên, chiếc ghế (A12) của Nhà hát Lớn đã trở nên “nổi tiếng” khi nó đã may mắn được ngôi sao xứ Hàn có tên Bi-Rain chạm mông trong buổi tổng duyệt. Và lập tức, vào buổi tối diễn ra sự kiện, chiếc ghế này trở thành một “nhân vật” được săn đón, chụp ảnh… và được nam thanh, nữ tú Hà thành hít hà, chạm môi. Những kẻ mê muội này đã mang đến một hình ảnh sững sờ đáng báo động khi đã hạ thấp nhân phẩm trước một thần tượng không chung tiếng mẹ đẻ, chỉ để giải nhiệt cơn sốt hâm mộ đang lên tới 40 độ của mình.

Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay phóng đại thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kẻ mê muội có thể bị chính thần tượng lợi dụng thân xác hay tiền bạc. Nếu những hành động đáng xấu hổ ấy bị phát tán trên mạng xã hội thì nạn nhân sẽ bị cả cộng đồng khinh bỉ, xa lánh. Chưa kể nếu gia đình người ấy biết bao nhiêu. Mù quáng không mang lại lợi ích gì, trừ sự tổn thương và bị lợi dụng.

Vì những tác động tích cực và những tác hại tiêu cực ấy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống. Bạn bè cần biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; biết phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, mà trước hết là trong học đường.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 4)

Trong một xã hội đang phát triển hiện nay, thì mọi thứ cũng sẽ phát triển: công nghệ, kinh tế, giải trí,… và trong đó giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là giới trẻ. Có một số bạn thanh thiếu niên đã coi một số nghệ sĩ, ca sĩ là thần tượng của mình. Có một thần tượng là một điều bình thường nhưng nếu thần tượng quá sẽ gây ra những ảnh hưởng.

Vậy thần tượng là gì? Thần tượng chính là một người mà chúng ta ngưỡng mộ, mà chúng ta cảm thấy thích, một mẫu người hoàn hảo đối với bản thân mà chúng ta luôn muốn được như vậy.

Trong cuộc sống, có rất nhiều kiểu để xây dựng riêng nên một thần tượng của bản thân mình. Nhưng giới thanh thiếu niên hiện nay thì đa số lại có thần tượng là một ca sĩ, nghệ sĩ nào đó. Coi một ca sĩ hay nghệ sĩ là thần tượng không phải là xấu mà đó chỉ là một hiện tượng tâm lý bình thường. Nhưng ta cần phân biệt thần tượng với si mê, si mê là khi con người mù quáng, mất ý thức và trở nên cuồng tín. Quá mê thần tượng sẽ hành động không suy nghĩ, mê muội, và sẽ đánh mất chính mình. Như vậy ta đã thần tượng quá mức gây nên những ý nghĩ tiêu cực và không tốt. Vì thần tượng là một người mà chúng ta ngưỡng mộ nên chúng ta cần học những cái tốt. Ngay cả đối với bản thân tôi thì tôi cũng có một thần tượng là ca sĩ, nghệ sĩ nhưng tôi chỉ thần tượng họ ở một mức độ nào đó mà chính bản thân tôi cho phép.

Các ca sĩ, nghệ sĩ cũng chỉ là một con người bình thường nên họ cũng sẽ giống như chúng ta, muốn có được những thời gian riêng tư, và chúng ta - những "fan" hâm mộ cũng nên biết thần tượng họ ở một giới hạn nào đó, không nên đi sâu, xem xét, soi mói ngóc ngách khác của đời sống thần tượng. Chúng ta yêu mến họ, và họ cũng có những tình cảm dành cho người hâm mộ nhưng không có nghĩa là chúng ta cần tới mọi buổi diễn hay lúc nào cũng ủng hộ mua album cho họ hay là có thể làm bất cứ điều gì để được gặp họ, nhưng chỉ cần ta coi họ là thần tượng là đủ rồi.

Nói chung có một thần tượng sẽ tốt nếu các bạn trẻ không trao gửi tất cả ước mơ, hy vọng của mình vào thần tượng, không vì theo thần tượng mà quên hết các mối quan hệ khác và mụ mị chính tinh thần của bản thân. Cuộc sống luôn cần một chút gì đó để yêu thích. Một chút gì đó để ngưỡng mộ. Một chút gì đó để giải nhiệt cuộc sống… nhưng chỉ một chút thôi, không phải là tất cả.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 5)

Ngưỡng mộ thần tượng là sự yêu mến, kính phục, ủng hộ tuyệt đối dành cho người tài hoặc cho một hình mẫu lí tưởng có sức hút mạnh mẽ đối với bản thân mình. Từ lâu, ngưỡng một thần tượng đã được cho là một nét đẹp văn hóa của nhân loại. Nhưng ngày nay, có một bộ phận giới trẻ vì thần tượng mà có thể làm những việc “điên cuồng” không tưởng. Do đó, đã có ý kiến cho rằng “ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”.

Trong khi ngưỡng mộ thần tượng là một biểu hiện tích cực thì mê muội thần tượng thực sự là một thảm họa. Sự mê muội ấy khiến con người mù quáng, thiếu tỉnh táo trong nhận thức, thái quá trong việc bộc lộ tình cảm với thần tượng và điên rồ trong hành động khi họ đứng trên cương vị là fan cuồng. Qua ý kiến trên ta có thể thấy được ý kiến đề cập đến hai mặt của vấn đề hâm mộ thần tượng. Hâm mộ một cách đúng mực là nét đẹp văn hóa đáng được ca ngợi, nhưng hâm mộ sai cách, mê muội là một hiện tượng xấu mà cùng với đó là những hậu quả hết sức tiêu cực.

Đầu tiên, ta có thể khẳng định ngưỡng một thần tượng là một nét đẹp văn hóa vì nó thể hiện nhu cầu được vươn lên, ước mơ hướng tới những tầm cao của con người. Ví dụ như sự ngưỡng mộ của người con dành cho người bố, người mẹ của mình. Trong mắt lũ trẻ, bố, mẹ là người hết sức phi thường, tài năng, không gì là không làm được. Sự ngưỡng mộ đó thúc đẩy ước muốn trưởng thành tài giỏi như bố mẹ của chúng. Ngoài ra, cũng có thể là sự ngưỡng mộ dành cho những danh nhân tài giỏi hoặc những con người nghị lực vươn lên để thành công. Qua những con người ấy, ta học tập những đức tính tốt đẹp của họ để bản thân mình trở nên tốt hơn. Là một con người Việt Nam, có lẽ không ai là không ngưỡng mộ người chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Qua con người bác, ta có thể học tập được rất nhiều điều: sự kiên trì, lòng nhân ái, vị tha,… Khi mến mộ thần tượng, ta luôn hướng mục tiêu, tâm hồn đến những điều tốt đẹp.

Ngược lại với ngưỡng mộ thần tượng, mê muội thần tượng là một thảm họa. Mê muội là khi chủ thể đã bị mất lý trí. Mê muội thần tượng là dạng say mê, tôn sùng một cách thiếu tỉnh táo, thiếu lý trí. Từ đó, người hâm mộ sẽ phạm phải rất nhiều sai lầm cả trong nhận thức lãn hành động. Một trong các minh chứng cho điều này là việc làm của một bộ phận giới trẻ đã bất chấp mọi giá để có được một tấm vé vào khi các ca sĩ, diễn viên ngoại quốc về Việt Nam lưu diễn. Họ vòi vĩnh cha mẹ của mình, bỏ học để tìm cách kiếm tiền, tệ hơn làm làm công việc bán thân xác,… chỉ vì để được gặp thần tượng một lần. Không chỉ có vậy, họ còn làm ra những hành động quá khích như không ngại bỏ tiền thuê xe chạy đuổi theo xe của thần tượng, bất chấp nắng mưa ngồi bên ngoài khách sạn chờ thần tượng đi qua, họ xông vào xờ tay, xờ mặt, nắm tóc, kéo áo với suy nghĩ được chạm vào thần tượng một lần. Cá biệt hơn là hành động của một số fan cuồng hôn lên chiếc ghê mà thần tượng đã ngồi qua.

Bản chất của sự ngưỡng mộ, yêu mến thần tượng không phải là điều xấu nhưng sự mê muội, ngưỡng mộ quá khích thì có thể chắc chắn là thảm họa với những hành động, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, khác người của những người xưng danh là fan cuồng.

Qua ý kiến trên, mỗi người chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn hơn về sự ngưỡng mộ thần tượng để nâng tầm văn hóa cho bản thân, phấn đấu vươn tới những tầm cao mới, từ đó thể hiện được nét đẹp văn hóa của nhân loại. Mỗi cá nhân cần phải nhận thức đúng đắn giữa ngưỡng mộ và mê muội, đừng để cảm xúc khống chế lý chí mà theo đuổi thần tượng một cách mù quáng, làm ra những hành động đáng chê trách, đáng xấu hổ, đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 6)

Mỗi người chúng ta, ai cũng có một thần tượng trong lòng để ước mơ và vươn tới. Có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học hành. Vậy theo như ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Điều đó có đúng chăng

Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. Mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng. Nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Ví dụ, ở các doanh nhân thành đạt ta có thể học tập ở họ đức tính cần cù trong nghiên cứu và lao động, học cách làm giàu, học cách vượt qua khó khăn thử thách. Học ở người bố người mẹ đức tính nhẫn nại, đức hi sinh thầm lặng vì gia đình.

Ngưỡng mộ thần tượng giúp ta sống tích cực và nhân bản hơn. Không thể phủ nhận vai trò của thần tượng đối với sự trưởng thành của con người. Chắc chắn rằng trong mỗi chúng ta đều có một thần tượng. Thần tượng đầu tiên có thể là cha mẹ, người quen biết, người thành công. Chính vì thần tượng, ngưỡng mộ người tốt, người thành công giúp chúng ta không ngừng vươn lên để trở thành giống và xứng đáng với thần tượng của mình.

Người chúng ta ngưỡng mộ luôn mang đến cho chúng ta niềm tin tưởng, sự hạnh phúc, ý chí và nghị lực vươn lên. Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tích tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từng thi rớt đại học đến bốn lần, từng làm nhiều việc nặng nhọc để kiếm sống. Nhưng nhờ đọc báo biết đến Bill Gate, ông đã nỗ lực vượt khó vươn lên và trở thành tỷ phú bậc nhất của Việt Nam. Ngưỡng mộ Bill Gate đã khơi dậy sức mạnh chinh phục của Đoàn Nguyên Đức, giúp ông không quản ngại khó khăn, thử thách, quyết chí đạt đến thành công. Và không một vĩ nhân nào mà không từng thần tượng người tài giỏi hơn mình.

Mê muội thần tượng sẽ giết chết khát vọng sống đúng nghĩa với bản thân của mình. Ở Hồng Kông, một cô gái vì thần tượng tài tử lưu Đức hoa đến mê muội, cô đã thuyết phục cha mình bán nhà lấy tiền đưa cô lên thành phố gặp gỡ thần tượng. Người cha vì thương con quá mức đã làm theo. Nhiều lần lên thành phó nhưng không thể gặp Lưu Đức hoa không khiến cô gái nản chí. Cuối cùng, gia sản khánh kiệt, người cha vì quá đau buồn đã tự tử. Khi Lưu Đức Hoa biết được việc này, anh cũng không dám gặp gỡ cô gái ấy.

Thái độ trân trọng mến phục, hành động tôn vinh cổ vũ, ngôn ngữ ca ngợi tán dương là các phương diện mà ngưỡng mộ thần tượng được biểu hiện. Chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp khi mến mộ thần tượng. Cảm thấy có lỗi ngay lập tức khi làm gì sai trái hoặc học hành sa sút. Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Đó mới là tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm thiếu tự chủ ấy.

Mê muội thần tượng khiến con người rơi vào trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị. Nó còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Năm 2010 khi danh thủ Brazil là Ronaldinho sang Việt Nam, bạn trẻ ở Hà Nội đã xô vào, nắm tóc, kéo áo thần tượng làm cho thần tượng phải nhờ an ninh can thiệp. Xem nhóm Super Junior biểu diễn ở Sài Gòn, nhiều fan cuồng đã khóc lóc, ngất xỉu… Đó còn là cách ăn mặc dị hợm, cách đi đứng, cách để tóc của một bộ phận giới trẻ thật chẳng giống người chút nào.

Sự mê muội thần tượng có biểu hiện như mù quáng chạy theo thần tượng hay khuếch trương thần tượng quá mức, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp được lường trước và nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng là những gì chúng ta cần có, để làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của cuộc sống.

Phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng quá mức trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường. Hãy biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo một cách mù quáng.

Mỗi người đều có một thần tượng để ước mơ và vươn tới nhưng không vì thần tượng một ai đó mà đánh mất đi chính mình. Có những hành động, suy nghĩ chín chắn và cao đẹp là cách chúng ta tôn trọng thần tượng trong lòng mình. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Mê muội thần tượng là một hành động đáng lên án. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội. Mỗi người chúng ta cần ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt đẹp.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 7)

Trong cuộc sống, con người luôn có những hình mẫu lí tưởng để theo đuổi, ngưỡng mộ. Đây là trạng thái tâm lí thông thường, một nét đẹp văn hóa vì nó có thể tạo động lực để con người nỗ lực học tập, theo đuổi những lí tưởng lớn theo hình mẫu mà mình thần tượng. Tuy nhiên nếu thần tượng một cách mù quáng không những làm cho con người trở nên mê muội mà còn gây nên những hậu quả đáng tiếc. Bàn về vấn đề tác động, vai trò của thần tượng, có ý kiến cho rằng “ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”.

“ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” là lời nhận xét về thực trạng thần tượng trong cuộc sống xã hội ngày nay, bên cạnh những người thần tượng trong sáng, lấy đó làm động lực để phát triển thì cũng có không ít người mù quáng theo đuổi thần tượng khiến cho văn hóa thần tượng trở nên méo méo, mất đi ý nghĩa nhân văn ban đầu của nó.

“Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những người có tài năng, nhân cách và được xem là hình mẫu lí tưởng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, đặc biệt cho một cá nhân hay cộng đồng. “Mê muội thần tượng” lại là sự tôn sùng một cách thái quá, mù quáng, thiếu tỉnh táo dẫn đến những hành động và suy nghĩ tiêu cực.

Ý kiến rằng “ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” đã đề cập đến tính hai mặt của việc thần tượng: nếu thần tượng trong sáng, chuẩn mực có thể mang đến những tác động tích cực, ngược lại, nếu thần tượng quá mức lại là những tiêu cực, thậm chí còn gây ra những hậu quả khôn lường.

Trước hết, ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, cần được giữ gìn, phát huy.Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người, đó là sự nhận thức về những tình cảm cao cả, nồng nhiệt và nhu cầu muốn hướng tới những hình mẫu lí tưởng để hoàn thiện mình, đồng thời vươn lên những đỉnh cao, thành quả mới.

Ngưỡng mộ thần tượng còn là cách ứng xử văn hóa đẹp, nó thể hiện trong chính thái độ trân trọng, yêu mến, ngưỡng mộ, hành động tôn vinh, ủng hộ, lời nói tán thưởng, ca ngợi đối với người/ hình mẫu mà mình hâm mộ, yêu thích. Khi có hình mẫu lí tưởng mà mình hâm mộ, con người sẽ có xu hướng thay đổi để có được những nét tính cách, theo đuổi những phương diện tốt đẹp ở người mà mình thần tượng.

Mỗi người lại có những thần tượng riêng, đó có thể là một siêu sao bóng đá như: Rô-nan-đô, Messi, một doanh nhân, tỉ phú như Rackma, Billgate hay một nhóm nhạc thần tượng K Pop như DBSK, Big Bang. Người mà chúng ta thần tượng có thể là những nhân vật nổi tiếng, tài giỏi được nhiều người biết đến nhưng cũng có thể là những con người bình dị, gần gũi quen thuộc, đó là bố, là mẹ, là thầy cô của chính mình. Khi chúng ta yêu quý, thần tượng một ai đó, chúng ta sẽ nỗ lực phấn đấu theo những hình mẫu lí tưởng đó, nhờ vậy mà phẩm chất, năng lực của chúng ta cũng được hoàn thiện theo chiều hướng tích cực.

Mê muội thần tượng một cách mù quáng lại là một trạng thái tâm lí quá khích có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong hành động và tình cảm, khi thần tượng quá mù quáng có thể đánh mất đi khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị dẫn đến những hành động quá khích, tiêu cực.

Trong thực tế có không ít trường hợp thần tượng quá khích khiến công chúng bàng hoàng về thực trạng thần tượng ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Vì muốn đi concert của thần tượng mà môt bạn trẻ ở Trung Quốc đã dùng dao đe dọa bố mẹ, hay để gây ấn tượng với thần tượng mà một số fan cuồng đã ngày đêm bám sát, theo đuôi, gửi những món đồ kinh dị đến nhà của thần tượng, thậm chí dùng dao gây đau đớn cho mình để thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay tuyệt đối hóa những tình cảm dành cho thần tượng sẽ dẫn đến trạng thái mê muội, hành động mù quáng và những ứng xử thiếu lành mạnh,thiếu văn hóa, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Câu nói rằng “ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” đánh giá được tính hai mặt của việc thần tượng trong xã hội hiện nay, từ đó đặt ra vấn đề về việc nhận thức đúng đắn trong thần tượng, cần phải thần tượng một cách trong sáng, chuẩn mực để làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng cao giá trị của bản thân, từ đó nỗ lực hướng đến những tầm cao mới. Đồng thời cần phải biết tiết chế những tình cảm thái quá, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng, những hành động mê muội thần tượng cần phải được loại bỏ.

Thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nó có tác động tích cực đến sự nỗ lực phát triển và hoàn thiện của con người. Tuy nhiên nếu tuyệt đối hóa việc thần tượng sẽ dẫn đến tình trạng mê muội, những hành động nông nổi dẫn đến hậu quả khôn lường.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 8)

Dành sự ngưỡng mộ cho một người nào đó có phẩm chất hoặc tài năng vượt trội vốn là tình cảm tốt đẹp của con người. Thế nhưng, có nhiều người hơi thái quá trong hành động ngưỡng mộ thần tượng của mình, để lại những sự việc đáng buồn. Bởi thế, có ý kiến khuyên rằng: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”.

hần tượng là những người có ưu điểm vượt trội, chinh phục sự mến mộ của người khác. “Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. “Mê muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách quá độ, mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.

Ý kiến đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường. Trước hết, thần tượng là động lực để con người vươn lên, hướng đến những vẻ đẹp lí tưởng mà mình tôn thờ. Ngưỡng mộ thần tượng là thái độ của con người, xã hội có văn hoá, biết coi trọng, tôn vinh những giá trị chân chính. Đồng thời, ý kiến cũng khẳng định thái độ mệ muôi thần tượng là tai hại. Sự mê muội dẫn dắt con người đi tới những hành động không đúng đắn. Những người quá si mê thần tượng, mất can bằng trong cuộc sống, đánh mất bản thân thật đáng chê trách.

Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa. Tình cảm ấy thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.

Ngưỡng mộ thần tượng còn là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương.

Mê muội thần tượng lại là một thảm họa. Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội.

Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Ý kiến trên hoàn toàn đúng. Cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

Biết điều chỉnh, chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.

Cuộc sống không thể không thần tượng một ai. Đó là những mẫu mực, là ước mơ để ta vươn tới hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, hãy giữ tình cảm ấy ở trong một chúng mực nhất định, biết tôn trọng và tôn vinh đúng mức, đừng đánh mất bản thân mình, đừng sống bằng cuộc đời và hào quang của người khác trong khi bạn hoàn toàn có đầy đủ sức mạnh để xây dựng một hình ảnh đẹp đẽ và phù hợp.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 9)

Có lẽ cụm từ “hiện tượng cuồng thần tượng ở giới trẻ” đã chẳng còn xa lạ với chúng ta hiện nay. Vậy thần tượng là gì? Đó là một danh từ để chỉ một cá nhân hay một tập thể được yêu thích, được biết đến bởi tài năng, phẩm chất của họ ở một lĩnh vực nào đó. Cuồng thần tượng là cụm từ dùng để chỉ những người say mê, yêu thích, thậm chí là tôn sùng các thần tượng của mình một cách quá khích, mất kiểm soát. Hâm mộ và thần tượng một ai đó cũng là một điều tốt nếu ta biết hâm mộ một cách đúng đắn. Bởi bản thân những thần tượng, họ là những người có tài năng, có phẩm chất tốt và được mọi người biết đến. Họ sẽ là tấm gương để bản thân những người hâm mộ họ không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. Thế nhưng, cuồng thần tượng thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ khiến cho con người bị mất đi cái tôi cá nhân riêng biệt mà tự biến mình thành những bản sao di động của thần tượng. Không chỉ vậy mà các fan cuồng thần tượng còn bị lệch lạc trong nhận thức, luôn bị chìm đắm trong những thế giới ảo mộng ngộ nhận về thần tượng. Rất nhiều trường hợp các bạn trẻ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình dẫn đến những sự việc đáng tiếc nhưng hành hung lẫn nhau vì xâm phạm tới thần tượng của mình, sẵn sàng tự tử, tuyệt thực để đe dọa bố mẹ nếu bố mẹ ngăn cấm việc theo đuổi thần tượng… Và còn nhiều hơn thế nữa những tác hại kinh khủng mà hiện tượng cuồng thần tượng gây ra. Bản thân các bạn còn đang là một học sinh, thuộc tầng lớp giới trẻ hiện nay, bạn hãy nghĩ mình nên nhận thức đúng đắn về việc thần tượng, hưởng cuộc sống của mình tới những điều tích cực hơn, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, và trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.

Nghị luận: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa (mẫu 10)

Con người sống trong cuộc đời luôn cần xác định cho mình một giới hạn sống rõ ràng. Bởi khi có một giới hạn cụ thể, mỗi việc chúng ta làm sẽ thật chính xác mà không vượt quá tầm kiểm soát. Nhưng đôi khi, họ sẽ không thế tự chủ được hành động, việc làm của mình, để rồi kết quả là đi lệch hướng và tổn hại đến bản thân. Có lẽ để minh chứng cho điều này ta thấy nổi bật đó là vấn đề ngưỡng mộ thần thượng của mỗi người. Một câu nói đầy ý nghĩa đối với mỗi người mà đặc biệt là giới trẻ hiện nay: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa những mê muội thần tượng là thảm họa”. Không phải ngưỡng mộ thần tượng là một hiện tượng xấu nhưng quan trọng là bạn ngưỡng mộ họ như thế nào và áp dụng trong cuộc sống của bản thân ra sao? Nó có thể tốt nếu bạn học tập đúng cách nhưng lại là xáu nếu quá phụ thuộc và mê muội một cách mù quáng.

Thần tượng hẳn là một khái niệm xa lạ với mỗi con người. sống trong xã hội quá mức hiện đại như bây giờ thì thần tượng là một tấm gương tốt mà mọi người muốn phấn đấu để đạt được. Do vậy, thần tượng phải là những người có ưu điểm vượt trội, chinh phục được sự mến mộ của người khác. Chỉ khi nào bản thân thực sự hoàn thiện và sống đúng với chính mình thì khi đó bạn có thể là một thần tượng trong mắt người khác. Ngưỡng mộ là thái độ trân trọng, thành kính là say mê đối với một người nào đó. Ta thấy, ngưỡng mộ là một thái độ tích cực và cần thiết trong bước đi đến tương lai của con người. Nhưng lại tiêu cực nếu như họ mê muội, đó là thái độ say mê yêu thích quá độ và mù quáng.

Như ta biết, nét đẹp văn hóa là những giá trị được tạo dựng trong quá trình sống, chiêm nghiệm của mỗi con người. Họ có thế trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, có lúc tưởng chừng như thất bại nhưng trái lại, họ luôn có nỗ lực và phấn đấu đi tiếp. Việc ngưỡng mộ những con người này nghĩa là chúng ta đã phần nào nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra điều cốt lõi trong mỗi hành động của họ. Do vậy, “ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa” mà bao đời nay người Việt Nam ta luôn gìn giữ và phát huy, đó là giá trị chân chính được đúc kết hàng ngàn năm. Nhưng lại thật đáng trách nếu lựa chọn một thần tượng mà dẫn đến một tư tưởng lệch lạc và mù quáng. Việc tôn thờ thần tượng như xác định cho mình một phương chân sốhg, điều này là vô cùng quan trọng, góp phần hướng bạn đến một con đường đúng đắn và tươi sáng, bởi khi đó bạn đã có mục đích chính xác. Nhưng chúng ta sẽ bước vào ngõ cụt, không lối ra nếu thiếu tỉnh táo trong việc tôn thờ một người, một thái độ nào đó một cách mê muội. Điều này dẫn đến “một thảm họa” mà chúng ta không ngờ tới được.

“Những người đẹp nhất là những người đã từng bị đánh bại, từng đau khổ, từng đấu tranh, từng mất mát và đã tìm được con đường ra khỏi vực sâu. Những người này có đồng cảm kích, sự nhạy cảm và thẩu hiểu đối với cuộc đời, cuộc đời đã làm cho họ tràn đầy sự cảm thông, sự dịu dàng và quan tâm, yêu thương sâu sắc. Người đẹp không tự nhiên mà có.” Những con người được coi là thần tượng, cái chức danh ấy không hiển nhiên mà tồn tại. Ai có thể đoán được rằng: Trước khi trở nên thành công thì họ đã vượt qua những thử thách như thế nào? Ngưỡng mộ thần tượng không phải chỉ nhìn bề ngoài mà phải là thấu hiểu được những giá trị bên trong. Khi ta ngưỡng mộ một người nghĩa là chúng ta đã nhận ra được những đức tính tốt, những việc làm có ích của họ. Do vậy, thần tượng là một hình thể tích cực cần hiện diện trong cuộc sống. Đặc biệt đối với giới trẻ hiện nay là một lớp măng non chập chững mọc lên dưới những rặng tre già thì việc cần có một người hướng dần để trưởng thành là vô cùng cần thiết. Mấy ai lớn lên mà không cần được dạy bảo? Bởi thế, giới trẻ luôn cần một thần tượng để có động lực vươn lên, hưởng tới những vẻ đẹp lí tưởng mà mình tôn thờ.

Có lẽ hiện thân lớn nhất của thần tượng là hình ảnh sự đầm ấm, hạnh phúc và thành đạt của gia đình. Bố mẹ là động lực lớn nhất từ lúc bạn sinh ra cho đến lúc bạn lớn lên. Họ chính là nguồn động viên, hướng cho bạn đến những giá trị chân chính, bởi không ai yêu bạn như bố mẹ bạn, họ sẽ luôn là những tấm gương đi đầu để bạn học tập và nỗ lực, sẽ cho bạn những kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc đời. Bên cạnh đó, thần tượng được ngưỡng mộ không hẳn là phải toàn diện, hội tụ đủ tất cả những yếu tố cần thiết . Mà có lẽ chỉ cần một khía cạnh là đủ. Đó có thể là những đạo lí cội nguồn, những phẩm chất tốt đẹp hay là những tài năng xuất sắc trong các lĩnh vực. Tồn tại những phẩm chất trên nghĩa là tồn tại những con người, họ dã góp phần làm cho xã hội thêm văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc.

Do vậy, ngưỡng mộ thần tượng là thái độ của con người, xã hội có văn hóa, biết coi trọng, tôn vinh những giá trị chân chính. Câu nói thực có giá trị khi ta biết áp dụng đúng cách, đúng lúc. Xã hội sẽ trở nên tươi sáng hơn khi mỗi thành viên nâng tay góp nhặt những điều tốt đẹp để xây dựng một căn nhà tỏa hương thơm ngát với thành quả chân chính. Điều quan trọng nhất là xác định rõ những gì mình đang làm, bởi vì từ việc đó, bản thân mới có thề nhận ra được những thành quả mà thần tượng của mình đạt được trước đó. Từ thực tế này, chúng ta mới biết quý trọng, tôn vinh nó một cách đầy tự hào. Do vậy, thần tượng là “ngọn đèn chỉ đường”, đưa ra cho ta “những phương hướng kiên định”.

Bên cạnh việc ngưỡng mộ thần tượng một cách tích cực thì một số người lại có thái độ mê muội tai hại. Đó là hiện tượng quá phụ thuộc vào thần tượng, họ chỉ biết và quan tâm đến hành động và việc làm của thần tượng mình. Mà điều này có thề dẫn đến một số ảo tưởng phi thực tế và không điều khiển được lí trí của bản thân; dẫn đến hành dộng không đúng đắn. Giá như một khi thần tượng mà mình tôn sùng đi theo một xu hướng cụ thể nào dó nhưng khi bạn thấy người khác lại mang một xu hướng ngược lại thì hẳn những ai chưa phân tích rõ lại cho rằng người kia là tiêu cực, làm ra những hành động sai lầm với họ. Vì sâu trong tư tưởng, một khi đã là thần tượng thi luôn là số một, luôn là trung tâm không thay thế được.

Ví như một hiện tượng thường thây hiện nay, giải trí luôn là yếu tố quan trọng dối với giới trẻ. Nhưng trong guồng xoáy với toàn những ngôi sao hàng đầu, giới trẻ đắm mình trong thế giới ảo, quá yêu mến thần tượng của mình đến mức cuồng. Trong mắt họ chỉ còn có thần tượng mình, nên nhiều “fan cuồng” đã có những hành dộng không đúng dẩn. Họ cho rằng mọi việc đều vì thần tượng, họ sẵn sàng từ bỏ tất cá vì thần tượng. Thậm chí có những kẻ “cuồng ngôn” còn nói ra những lời lẽ vô tình, vô tâm đối với bậc sinh thành, những người đã mang nặng đẻ đau, rót từng giọt mồ hôi để họ dược lớn lên. Chỉ vì hai chữ thần tượng? sống chỉ vì những gì thần tượng mình làm? Nói những lời thần tượng mình nói? Không có một phương hướng nào cho tương lai của chính bản thân mình. Chính họ đã tự giết chết “thần tượng” dũng nghĩa.

Nhưng trong khi những “con sâu làm rầu nồi canh” ấy tác oai tác quái trong sự mê muội thì những người tự cho mình là chín chắn, là người lớn lại cư xử không ra gì. Họ sẵn sàng hạ thấp thần tượng người khác, chà đạp, thậm chí cho đó là điều rác rười? Chẳng phải là không biết suy nghĩ hay sao? Biết bao người lấy tên thần tượng mình đế đi tình nguyện. Những chuyến đi lên vùng cao với những món quá ít ỏi nhưng chứa đựng lòng thương. Biết bao người tưởng chừng như gục ngã, nhưng những người mà họ “thần tượng” đã vượt qua những năm tháng khó khăn nhất để tỏa sáng. Họ lấy đó làm động lực đề’ đứng dậy. Điều đó là sai sao? Cái gì cũng có hai mặt, nêu chỉ nhìn về một phía xấu xa, ta chỉ toàn thấy cái xấu xa mà không thể thấy biết bao điều tốt đẹp ở mặt kia.

Nhận thức của mồi người luôn là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất là trong xã hội hiện nay. Ngưỡng mộ như thế nào mới là đúng đắn? Thấy rõ điểm dừng, để không bị sa vào mê muội đề tự đẩy mình xuống làm “thảm họa”. Bởi tuổi trẻ luôn tràn đây nhiệt huyết và dam mê, nên không ít trong số ẩy đã và đang đi nhầm vào sự mù quáng, cái mà họ cho là đẹp đẽ, điều tốt đep. Điều quan trọng là phải biết dừng đúng lúc, quay đầu lại nếu còn kịp. Sẽ không có gì là quá muộn nếu họ biết quay đầu để bắt đầu một con đường mới hơn. “Thần tượng”? Đương nhiên chúng ta có thể, bởi vì tuổi trò, bởi vì nhiệt huyết. Nhưng theo tôi, thần tượng không phải là một con người quá hoàn hảo đến mức không với tới được. Chẳng phải mỗi chúng ta luôn có một “thần tượng” của lòng mình sao? Đối với tôi, thần tượng lớn lao nhất là gia đình. Có thần tượng nào yêu ta như gia đình? Có thần tượng nào có thể cùng ta vượt qua khó khăn? Có thần tượng nào yêu ta hơn chính bản thân họ, sẵn sàng hi sinh bản thân vì ta? Vì thế, những bạn trẻ đang chìm đắm trong thế giới ảo với những người mà bạn chỉ biết vẻ bề ngoài đẹp dẽ của họ, đừng vì họ mà làm cho gia đình mình phải buồn. Đừng đế mẹ phải khóc, để cha phải đau...

“Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” có thể sẽ là một lời cảnh tỉnh cho một bộ phận giởi trẻ hiện nay, những người tôn sùng thần tượng đến mức cực đoan. Xác định rõ những gì là đúng dắn, suy nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu chúng ta cứ mãi sống trong mù quáng, trong hào quang ảo ảnh. Cuộc sống vốn khó khăn hơn những gì chúng ta nghĩ. Tìm cho mình một ngọn đèn để soi sáng là điều cần thiết, nhưng đừng để mình bị lệ thuộc vào thứ ánh sáng nhỏ nhoi ấy mà quên mất bản thân đang chìm trong bóng tối.

1 1,573 20/12/2023