TOP 5 mẫu Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca (2024) SIÊU HAY

Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca lớp 12 gồm 5 dàn ý mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 796 18/12/2023


Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca – Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Đàn ghi ta của Lor- ca

Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca (mẫu 1)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Thanh Thảo và tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca

II. Thân bài

- Bài thơ thể hiện sự đồng cảm của tác giả với Lor – ca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn, dù bị chết oan khuất vẫn hiên ngang.

1. Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề: Đàn ghi ta là niềm tự hào của Tây Ban Nha (hay còn gọi là Tây Ban Cầm), nó là hình ảnh của Lorca và những sáng tạo nghệ thuật của ông - một người nghệ sĩ thực thụ dùng lời thơ và tiếng đàn để ngợi ca tự do.

- Lời đề từ được trích trong bài thơ Ghi nhớ của Lor - ca, thể hiện sự gắn bó của Lor - ca với cây đàn - nghệ thuật, mặt khác Lor- ca muốn người đời sau hãy vượt qua những thành tựu nghệ thuật của mình sáng tạo những điều mới hơn.

2. Người nghệ sĩ tự do đơn độc - Lorca (6 dòng đầu)

- 2 câu thơ đầu gợi liên tưởng đến không gian Tây Ban Nha với những nét đặc trưng: tiếng đàn truyền thống, những trận đấu bò tót.

+ Tuy nhiên hình ảnh “tiếng đàn” đặt cạnh hình ảnh “bọt nước”: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, đó cũng là số phận ngắn ngủi của Lor – ca.

+ “áo choàng đỏ gắt”, gợi hình ảnh đấu trường, cuộc đấu tranh gay gắt giữa một bên là khát vọng tự do, một bên là bọ phát xít độc tài.

- Trong cuộc đấu tranh, Lorca như một người hùng đơn độc đi trên hành trình đấu tranh cho tự do với vũ khí là nghệ thuật và lòng yêu tự do.

- Chuỗi âm thanh “li la li la li la”: đây có thể là âm thanh tiếng đàn, cũng có thể là hình ảnh những vòng hoa li – la (tử đinh hương) của thảo nguyên Tây Ban Nha.

3. Cái chết oán khuất và bi phẫn của Lorca (12 câu tiếp)

- “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”: hình ảnh người nghệ sĩ Lorca say sưa với ca từ ngợi ca tự do trên quê hương.

- “bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ”: cái chết bi thảm đột ngột ập đến với Lorca. Cái chết ấy khiến cả “Tây Ban Nha” “kinh hoàng” bởi bọ phát xít độc tài đã giết chết một người hùng đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước Tây Ban Nha.

- “Lorca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”: hình ảnh hiên ngang của Lorca khi cận kề cái chết, chàng chỉ say mê với những cách tân nghệ thuật chân chính.

4. Hình ảnh tiếng ghi - ta

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, kết hợp từ ngữ, hình ảnh độc đáo

- “tiếng ghita nâu bầu trời cô gái ấy”: màu nâu là màu của vỏ đàn, của đất đai quê hương, màu của làn da, mái tóc, đôi mắt của cô gái. Câu thơ là ẩn dụ về tình yêu thương.

- “tiếng ghi ta lá xanh”: sức sống mãnh liệt của nghệ thuật, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: sự lung linh mong manh của nghệ thuật, cuộc đời người nghệ sĩ.

- “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy”: cái chết bi thảm, đau đớn của nghệ thuật, thể hiện sự phẫn uất với chế độ phát xít độc tài và sự thương xót với người nghệ sĩ.

5. Sự vĩnh hằng của nghệ thuật

- “không ai chôn cất ... mọc hoang”: có thể hiểu không ai có thể vượt qua nghệ thuật Lorca, không ai bước tiếp trên hành trình cách tân mà bỏ “hoang” nghệ thuật. Mặt khác, có thể hiểu, đó là sự bất diệt của nghệ thuật chân chính, dù Lorca chết nhưng nghệ thuật của chàng vẫn sinh sôi, phát triển.

- “giọt nước mắt” là sự tiếc thương, “vầng trăng” là niềm tin nghệ thuật, dù ở nơi tối tăm sâu thẳm thì tâm hồn trong sáng của người nghệ sĩ vẫn soi tỏ cho thế hệ sau.

- Lorca đã mất “đương chỉ tay đã đứt”, chàng giã từ cuộc đời hữu hạn để đến thế giới vô hạn bằng phương tiện “chiếc ghi ta” - nghệ thuật.

- “ném lá bùa”, “ném trái tim”: chính là sự giải thoát của Lorca sau khi chết. Người nghệ sĩ chân chính ý thức được “cái chết” của bản thân là để nghệ thuật được tái sinh mạnh mẽ, để hệ sau tiếp tục cách tân.

- “li la li la ...”: tiếng ghi ta bất tử dù người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lorca.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.

- Nghệ thuật: thể thơ tự do, mới lạ, đậm chất tượng trung siêu thực, kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ ca và âm nhạc, kết hợp ngôn từ, hình ảnh độc đáo.

- Đây là bài thơ giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của Lorca thiên tài, là thông điệp, khát khao cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo

Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca (mẫu 2)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Thanh Thảo là nhà thơ luôn có nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội, ông là một trong số những nhà thơ luôn nỗ lực cách tân thơ Việt bằng việc đề cao trực cảm, đổi mới hình thức diễn đạt của thơ.

- Giới thiệu tác phẩm: là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ nhuốm màu sắc tượng trung, siêu thực của Thanh Thảo.

II. Thân bài

- Bài thơ thể hiện sự đồng cảm của tác giả với Lor – ca, người nghệ sĩ tự do và cô đơn, dù bị chết oan khuất vẫn hiên ngang.

1. Nhan đề và lời đề từ

- Nhan đề: Đàn ghi ta là niềm tự hào của Tây Ban Nha (hay còn gọi là Tây Ban Cầm), nó là hình ảnh của Lor – ca và những sáng tạo nghệ thuật của ông – một người nghệ sĩ thực thụ dùng lời thơ và tiếng đàn để ngợi ca tự do.

- Lời đề từ được trích trong bài thơ Ghi nhớ của Lor – ca, thể hiện sự gắn bó của Lor – ca với cây đàn - nghệ thuật, mặt khác Lor- ca muốn người đời sau hãy vượt qua những thành tựu nghệ thuật của mình sáng tạo những điều mới hơn.

2. Người nghệ sĩ tự do đơn độc – Lor – ca (6 dòng đầu)

- 2 câu thơ đầu gợi liên tưởng đến không gian Tây Ban Nha với những nét đặc trưng: tiếng đàn truyền thống, những trận đấu bò tót.

+ Tuy nhiên hình ảnh “tiếng đàn” đặt cạnh hình ảnh “bọt nước”: nghệ thuật của Lor – ca lung linh như bọt nước, nhưng lại có thể vỡ tan bất cứ lúc nào, đó cũng là số phận ngắn ngủi của Lor – ca.

+ “áo choàng đỏ gắt”, gợi hình ảnh đấu trường, cuộc đấu tranh gay gắt giữa một bên là khát vọng tự do, một bên là bọ phát xít độc tài.

- Trong cuộc đấu tranh, Lor – ca như một người hùng đơn độc đi trên hành trình đấu tranh cho tự do với vũ khí là nghệ thuật và lòng yêu tự do.

- Chuỗi âm thanh “li la li la li la”: đây có thể là âm thanh tiếng đàn, cũng có thể là hình ảnh những vòng hoa li – la (tử đinh hương) của thảo nguyên Tây Ban Nha.

3. Cái chết oán khuất và bi phẫn của Lor – ca (12 câu tiếp)

- “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”: hình ảnh người nghệ sĩ Lor – ca say sưa với ca từ ngợi ca tự do trên quê hương.

- “bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ”: cái chết bi thảm đột ngột ập đến với Lor – ca. Cái chết ấy khiến cả “Tây Ban Nha” “kinh hoàng” bởi bọ phát xít độc tài đã giết chết một người hùng đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước Tây Ban Nha.

- “Lor – ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”: hình ảnh hiên ngang của Lor – ca khi cận kề cái chết, chàng chỉ say mê với những cách tân nghệ thuật chân chính.

4. Hình ảnh tiếng ghi – ta

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, kết hợp từ ngữ, hình ảnh độc đáo

- “tiếng ghi – ta nâu bầu trời cô gái ấy”: màu nâu là màu của vỏ đàn, của đất đai quê hương, màu của làn da, mái tóc, đôi mắt của cô gái. Câu thơ là ẩn dụ về tình yêu thương.

- “tiếng ghi ta lá xanh”: sức sống mãnh liệt của nghệ thuật, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”: sự lung linh mong manh của nghệ thuật, cuộc đời người nghệ sĩ.

- “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy”: cái chết bi thảm, đau đớn của nghệ thuật, thể hiện sự phẫn uất với chế độ phát xít độc tài và sự thương xót với người nghệ sĩ.

5. Sự vĩnh hằng của nghệ thuật

- “không ai chôn cất ... mọc hoang”: có thể hiểu không ai có thể vượt qua nghệ thuật Lor –ca, không ai bước tiếp trên hành trình cách tân mà bỏ “hoang” nghệ thuật. Mặt khác, có thể hiểu, đó là sự bất diệt của nghệ thuật chân chính, dù Lor – ca chết nhưng nghệ thuật của chàng vẫn sinh sôi, phát triển.

- “giọt nước mắt” là sự tiếc thương, “vầng trăng” là niềm tin nghệ thuật, dù ở nơi tối tăm sâu thẳm thì tâm hồn trong sáng của người nghệ sĩ vẫn soi tỏ cho thế hệ sau.

- Lor - ca đã mất “đương chỉ tay đã đứt”, chàng giã từ cuộc đời hữu hạn để đến thế giới vô hạn bằng phương tiện “chiếc ghi ta” – nghệ thuật.

- “ném lá bùa”, “ném trái tim”: chính là sự giải thoát của Lor – ca sau khi chết. Người nghệ sĩ chân chính ý thức được “cái chết” của bản thân là để nghệ thuật được tái sinh mạnh mẽ, để hệ sau tiếp tục cách tân.

- “li la li la ...”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor – ca.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ.

- Nghệ thuật: thể thơ tự do, mới lạ, đậm chất tượng trung siêu thực, kết hợp nhuần nhuyễn giữa thơ ca và âm nhạc, kết hợp ngôn từ, hình ảnh độc đáo.

- Đây là bài thơ giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của Lor – ca thiên tài, là thông điệp, khát khao cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo

Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca (mẫu 3)

I. Mở bài:

- Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông được công chúng ngưỡng mộ qua những bài thơ và trường ca mang phong cách độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.

- Thơ ông là tiếng nói của người trí thức có nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông luôn tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

- Đồng cảm với Ph.G.Lor-ca, một trong những tài năng sáng chói của nền văn học hiện đại Tây Ban Nha thế kỉ XX, Thanh Thảo đã viết bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" để ca ngợi tài năng, nhân cách và bản lĩnh của Lor-ca và bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, kính yêu của mình đối với người nghệ sĩ thiên tài đã hi sinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít để bảo vệ nền văn hoá dân tộc và văn minh nhân loại.

- Bài thơ này được Thanh Thảo đưa vào tập thơ "Khối vuông ru bích", xuất bản năm 1985.

II. Thân bài:

Khái quát trước khi phân tích: Làm nên cảm hứng của bài thơ là hình tượng thơ Gacia Lorca – một tên tuổi lớn của đất nước Tây Ban Nha. Đó là người nghệ sĩ tranh đấu chống lại chủ nghĩa phát xít và cách tân nền nghệ thuật đã già nua của đất nước Tây Ban Nha. Anh hi sinh khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao, để lại trong lòng nhân dân Tây Ban Nha nói riêng và nhân dân thế giới nói chung niềm tiếc thương vô hạn. Từ hình tượng ấy, Thanh Thảo đã sáng tác bài thơ này.

1. Ý nghĩa câu thơ đề từ:

- Thanh Thảo sử dụng câu thơ mở đầu bài "Ghi nhớ" của Lor-ca: "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" để làm đề từ cho bài thơ của mình với nhiều ý nghĩa:

+ Lời thơ như một lời di chúc ấy có thể hiểu đó là tình yêu say đắm của Lor-ca đối với nghệ thuật, đối với đất nước Tây Ban Nha của mình, nơi sản sinh ra cây đàn Tây Ban Cầm.

+ Đó cũng chính là ước vọng của Lor-ca: Nếu có phải chết thì sẽ chết trong tiếng đàn dân tộc, chết trong nỗi niềm dân tộc, chết với niềm vui được làm một người Tây Ban Nha.

+ Đó còn là lời nhắn nhủ của Lor-ca đối với các thế hệ nghệ sĩ trên đất nước của ông: hãy biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới, hãy vượt qua sự nghiệp của ông.

2. Qua hai khổ đầu của bài thơ, ta bắt gặp hai bức tranh tương phản của đất nước Tây Ban Nha:

- Bài thơ mở ra với những tiếng đàn ghi ta:

"những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt"

+ Một liên tưởng so sánh rất lạ và gợi cảm: tiếng đàn ghi ta bồng bềnh như bọt nước, mong manh lan toả trong không gian.

+ Nói đến Tây Ban Nha, ngoài hình ảnh của cây đàn ghi ta, còn có hình ảnh của những dũng sĩ đấu bò tót với chiếc "áo choàng đỏ gắt", gợi một hoạt động văn hoá hết sức tiêu biểu cho đất nước Tây Ban Nha.

+ Như thế, chỉ cần có hai thứ trên người: một cây đàn ghi ta với những giai điệu mênh mông quyến rũ và một chiếc áo choàng đỏ trên lưng ngựa là trở thành một người Tây Ban Nha, con người của một đất nước vừa rất nghệ sĩ vừa rất quả cảm.

- Tiếp theo, ta bắt gặp một câu thơ rất lạ, chỉ toàn có âm thanh: "li-la li-la li-la"

+ Câu thơ như chỉ để ghi lại tiếng đàn ghi ta.

+ Qua chuỗi âm thanh tiếng đàn réo rắt "li-la li-la li-la", tác giả mô phỏng được một dáng điệu, một phong thái, một tâm hồn tự do phóng khoáng, đang đánh đàn giữa đất trời Tây Ban Nha tươi đẹp mênh mông.

- Hình ảnh con người trong câu thơ cũng chính là hình ảnh của Lor-ca:

"đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn"

+ Những hình ảnh trong các câu thơ giúp ta cảm nhận được nỗi buồn và sự cô đơn: con người thì lang thang, không gian thì đơn độc, vầng trăng thì chếnh choáng, yên ngựa thì mỏi mòn.

+ Hình ảnh người nghệ sĩ "lang thang", "đơn độc", ngồi trên "yên ngựa mỏi mòn" giúp người đọc hình dung được sự cô độc của người nghệ sĩ thiên tài mang khát vọng cách tân nền nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha giữa bối cảnh chính trị độc tài của bọn phát xít Phrăng-cô.

- Giữa lúc người nghệ sĩ đa tài (nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà cách tân sân khấu) đang đi khắp mọi miền đất nước để cổ vũ nhân dân đấu tranh chống lại thế lực độc tài và kêu gọi cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật thì ông đã bị kẻ thù sát hại:

"Tây Ban Nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du"

+ Giữa lúc chàng nghệ sĩ đang "hát nghêu ngao" trên khắp quê hương đất nước mình, "bỗng kinh hoàng" khi "bị điệu về bãi bắn". Một sự thay đổi bất ngờ đã xảy ra. Cái "áo choàng đỏ gắt" của người dũng sĩ đấu bò tót giờ đã trở thành "áo choàng bê bết đỏ". Tấm áo choàng không còn đỏ gay gắt trước sự hung hãn của chế độ độc tài nữa, tấm áo đã bê bết máu nơi pháp trường.

+ Hình ảnh hoán dụ "áo choàng bê bết đỏ" còn nhằm để chỉ bọn phát xít độc ác, bọn đao phủ giết người không gớm tay. Đất nước Tây Ban Nha, đất nước của những con người dũng sĩ và nghệ sĩ đã bị thay thế một cách thô bạo bởi bọn phát xít độc tài Phrăng-cô, chúng đang thẳng tay giết hại những người dân Tây Ban Nha vô tội trong đó có Lor-ca.

+ Tại sao khi "bị điệu về bãi bắn - chàng đi như người mộng du"? Biện pháp so sánh thể hiện thái độ thản nhiên, chẳng quan tâm đến cái chết đang chờ đón mình của Lor-ca.

- Thanh Thảo đã sử dụng một loạt những hình ảnh được diễn đạt theo lối tượng trưng có tác dụng chuyển đổi cảm giác để khẳng định một điều: cùng với cái chết của Lor-ca, mọi thứ đẹp đẽ của đất nước Tây Ban Nha dường như cũng thay đổi theo:

"tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy"

+ Từ tiếng đàn "ghi ta nâu" của cô gái Tây Ban Nha da nâu duyên dáng, tiếng đàn "ghi ta lá xanh" của một đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp, đến "tiếng ghi ta tròn bọt nước / vỡ tan" như những giọt âm thanh nối nhau không dứt… tất cả nay chỉ còn một tiếng đàn ghi ta duy nhất, đó là "tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy". Câu thơ bỗng dưng bị gãy ra làm hai, tiếng đàn vỡ ra làm hai, cuộc sống như bỗng bị chém đứt làm hai mảnh. Đó là hình ảnh tượng trưng cho đất nước Tây Ban Nha đau thương, đổ máu sau cái chết của người nghệ sĩ Lor-ca.

3. Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca trở thành bất diệt:

- Ta bắt gặp một khổ thơ như một lời khẳng định dứt khoát một chân lí trường cửu:

"không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng"

+ Cây đàn là biểu tượng sự nghiệp nghệ thụât của Lor-ca. Khi anh chết cũng có nghĩa là sự sống của cây đàn - những sáng tạo nghệ thuật của anh không còn nữa.

+ "Chôn" cây đàn không có nghoã là phủ nhận mà phải biết tiếp nối, nhân lên, phải biết vượt qua anh để sáng tạo, vươn tới chân trời nghệ thuật mới mẻ, lhác thường hơn.

+ Nhưng có lẽ vì đất nước Tây Ban Nha quá yêu mến, ngưỡng mộ Lor-ca nên chưa ai dám vượt qua anh.

+ Khổ thơ có nhịp điệu chậm rãi, đều đặn, chắc chắn như một lời khẳng định chân lí. Người ta có thể chôn cất một con người xuống đất nhưng "không ai chôn cất tiếng đàn", tiếng đàn của Lor-ca sống mãi trong lòng nhân dân Tây Ban Nha, trong lòng nhân loại.

+ Nghệ thuật so sánh "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" là nhằm khẳng định sức sống mạnh mẽ, bền vững của những tác phẩm nghệ thuật của Lor-ca. Đó chính là cái đẹp của nghệ thuật mà sự tàn ác của kẻ thù không thể huỷ diệt nổi, sức sống của nó mạnh mẽ "như cỏ mọc hoang" sinh sôi phát triển không ngừng.

- Nỗi xót thương cái chết của một thiên tài đọng lại thành một hình ảnh ẩn dụ thật đẹp và cũng thật buồn:

"giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng"

Hình ảnh giọt nước mắt, vầng trăng, long lanh đáy giếng tạo nên hệ thống hình ảnh trùng phức, giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi lên những duy tư đa chiều về nỗi xót thương. Vầng trăng soi vào đáy giếng long lanh như giọt nước mắt tiếc thương, kính trọng, ngưỡng mộ của tác giả và mọi người dành cho Lor-ca.

4. Kết thúc bài thơ là những suy tư của tác giả trước cái chết của Lor-ca:

- Thanh Thảo đã liên tưởng về sự đối lập giữa cái hữu hạn và cái vô cùng:

"đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc"

+ Những hình ảnh tượng trưng: " đường chỉ tay đã đứt - dòng sông rộng vô cùng" nhằm chỉ cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca giữa thế giới vô cùng vô tận của vũ trụ, của đất trời.

+ "đường chỉ tay" gắn liền với số mệnh của một con người, "dòng sông rộng vô cùng" cũng chính là dòng đời, là cuộc sống bao la. "đường chỉ tay đã đứt" là một cách nói hoán dụ để chỉ đến cuộc đời ngắn ngủi của Lor-ca, ông mất khi mới vừa tròn 38 tuổi.

+ Hình ảnh: " Lor-ca bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu bạc" là một hình ảnh tượng trưng cho sự nghiệp bất tử của Lor-ca. "Chiếc ghi ta màu bạc" tượng trưng cho con thuyền nghệ thuật tuyệt vời của ông. Con thuyền ấy đã vượt qua được "dòng sông rộng vô cùng" của cuộc đời, vượt lên sự thử thách của thời gian để khẳng định sự nghiệp của ông là bất tử.

- Lor-ca đã vượt lên cái chết để trường tồn:

"chàng ném lá bùa cô gái Di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất chợt"

+ "lá bùa cô gái Di-gan" là vật để người dân Tây Ban Nha đeo trong người nhằm tránh rủi ro, nguy hiểm. Nhưng Lor-ca là một con người xem thường hiểm nguy và cái chết nên ông không cần sử dụng đến lá bùa ấy, ông đã ném nó vào "xoáy nước". Đây còn là một cách nói để ca ngợi cái chết đầy dũng khí của Lor-ca. Lor-ca sẵn sàng đón nhận cái chết trên con đường đấu tranh mà không cần phải dùng đến bùa chú để cầu may mắn cho mình.

+ Cách nói "chàng ném trái tim mình - vào lặng yên bất chợt" là để chỉ đến cái chết của Lor-ca. Ông đã đi vào cõi "lặng yên", đi vào cõi trường sinh và trở nên bất tử trong lòng nhân dân mình.

+ Qua các hành động "ném lá bùa", "ném trái tim", Thanh Thảo giúp ta cảm nhận được khí phách hiên ngang của một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ xem thường cái chết.

- Bài thơ được kết thúc bằng sự lặp lại của chuỗi âm thanh : "li-la li-la li-la".

Tiếng đàn mà cũng là nghệ thuật của Lor-ca đã đồng vọng, cộng hưởng đến hậu thế. Lor-ca đã ra đi nhưng tình thần đấu vì tự do, vì sự cách tân nghệ thuật vẫn được tiếp nối mãi mãi. Mãi mãi tiếng đàn ghi ta của đất nước Tây Ban Nha vẫn còn, mãi mãi sự nghiệp văn học và nghệ thuật của Lor-ca vẫn được kính trọng.

III. Kết bài:

- Bằng hình tượng cây đàn ghi ta quen thuộc mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp với hình thức phóng khoáng của thể thơ tự do, cách viết thường chứ không viết hoa ở tất cả các đầu câu thơ và các biện pháp tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… giúp tác giả thành công trong việc thể hiện những suy nghĩ, những cảm xúc chân thành của mình đối với cuộc sống đầy bi kịch và đầy khát vọng cao đẹp của nhà thơ vĩ đại Lor-ca.

- Bài thơ với sự kết hợp hài hoà của các yếu tố tự sự - trữ tình; giữa thơ và nhạc cìng hệ thống thi ảnh phóng túng, ngôn ngữ mới mẻ, hiện đại, sức gợi đa chiều đã đem lại cho người đọc một thi phẩm giàu cảm quan thẩm mĩ.

Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca (mẫu 4)

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
  • Cảm nhận chung về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

II. Thân bài

1. Lor-ca, người nghệ sĩ tự do, cô đơn với khát vọng cách tân nghệ thuật

- “những tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác âm thanh được cảm nhận bằng thị giác. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.

- “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

- Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…

- “Li-la li-la li-la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn

=> Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.

2. Cái chết đầy oan khuất của Lor-ca

- Hình ảnh đối lập: “hát nghêu ngao - áo choàng bê bết đỏ”, tượng trưng cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo.

- Nghệ thuật hoán dụ:

  • Tiếng đàn ghi ta nâu: màu của đất, có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.
  • tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: gợi sức sống bền bỉ, mãnh liệt
  • tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: sự mong manh, dễ vỡ
  • áo choàng bê bết đỏ: gợi về cái chết của Lor-ca
  • “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: tiếng đàn giống như một sinh thể có hồn, bị hủy hoại để rồi vỡ tan tành, chảy thành từng dòng máu.

=> Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

3. Niềm thương xót Lor-ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor-ca

a. Niềm thương xót Lor-ca

- “tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

- “không ai chôn chất tiếng đàn”: xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở không có ai tiếp nối.

- So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: sức sống mãnh liệt, cái đẹp không thể bị hủy diệt.

- Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

  • Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài.
  • Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca.

=> Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor-ca.

b. Suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor-ca

- Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

- Hành động:

  • Ném lá bùa vào vào xoáy nước
  • Ném trái tim vào cõi lặng im

=> Đó là sự giã từ và giải thoát, cũng là một sự lựa chọn.

- Giai điệu “Li-la li-la li-la”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

Dàn ý phân tích Đàn ghi ta của Lor - ca (mẫu 5)

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
  • Cảm nhận chung về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

II. Thân bài

1. Lor-ca, người nghệ sĩ tự do, cô đơn với khát vọng cách tân nghệ thuật

- “những tiếng đàn bọt nước”: hình ảnh tượng trưng, sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác âm thanh được cảm nhận bằng thị giác. Qua đó, gợi sự sáng tạo mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận.

- “Áo choàng đỏ gắt”: hình ảnh thực, tượng trưng thể hiện đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đang đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc

- Trên con đường đấu tranh cho tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải hành trình cô đơn, đơn độc: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…

- “Li-la li-la li-la”: nghệ thuật láy ấm, gợi hợp âm của tiếng đàn

=> Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát cách tân nghệ thuật.

2. Cái chết đầy oan khuất của Lor-ca

- Hình ảnh đối lập: “hát nghêu ngao - áo choàng bê bết đỏ”, tượng trưng cho sự đối lập giữa khát vọng tự do của người nghệ sĩ với những thế lực phát xít tàn bạo.

- Nghệ thuật hoán dụ:

  • Tiếng đàn ghi ta nâu: màu của đất, có thể là màu của cây đàn ghi ta; nhưng cũng có thể là màu mắt của cô gái di-gan sống trên thảo nguyên.
  • tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: gợi sức sống bền bỉ, mãnh liệt
  • tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: sự mong manh, dễ vỡ
  • áo choàng bê bết đỏ: gợi về cái chết của Lor-ca
  • “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”: tiếng đàn giống như một sinh thể có hồn, bị hủy hoại để rồi vỡ tan tành, chảy thành từng dòng máu.

=> Hệ thống hình ảnh vừa mang tính tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

3. Niềm thương xót Lor-ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor-ca

a. Niềm thương xót Lor-ca

- “tiếng đàn”: ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

- “không ai chôn chất tiếng đàn”: xót thương cho cái chết của một thiên tài, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở không có ai tiếp nối.

- So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”: sức sống mãnh liệt, cái đẹp không thể bị hủy diệt.

- Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

  • Giọt nước mắt: cảm thông, uất hận trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài.
  • Vầng trăng: tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật của Lor-ca.

=> Cấu trúc gián đoạn, bày tỏ sự xót thương, trân trọng, niềm tin của tác giả vào sự bất tử của Lor-ca.

b. Suy tư về cuộc đời và sự giải thoát của Lor-ca

- Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận bé nhỏ của con người trước cuộc sống vô tận: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

- Hành động:

  • Ném lá bùa vào vào xoáy nước
  • Ném trái tim vào cõi lặng im

=> Đó là sự giã từ và giải thoát, cũng là một sự lựa chọn.

- Giai điệu “Li-la li-la li-la”: tiếng ghi ta bất tử dùng người nghệ sĩ đã chết, có thể là vòng hoa tử đinh hương viếng linh hồn Lor-ca.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

1 796 18/12/2023