TOP 38 mẫu Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn (2024) SIÊU HAY
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn lớp 12 gồm dàn ý và 38 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn - Ngữ văn 12
Bài giảng Ngữ văn 12 Ai đặt tên cho dòng sông
Dàn ý Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn
I. Mở bài
- Dòng sông trong thi ca nhạc họa.
- Hình tượng dòng sông Hương với vẻ đẹp ở khúc thượng nguồn.
II. Thân bài
1. Ý nghĩa nhan đề
- Là một nhan đề lạ và hấp dẫn, khơi gợi hứng thú và tò mò cho người đọc đi vào tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho mình.
- Mở ra nội dung của tác phẩm, đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Hương trên tất cả các góc nhìn phong phú và đa dạng, thứ hai là huyền thoại về cái tên “Hương” thơm và đẹp muôn đời của dòng sông.
2. Vẻ đẹp của con sông Hương ở thượng nguồn
* “Một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi:
- Vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc…”.
- Vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê, cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
=> Tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
* Dáng vẻ của một người con gái Di-gan:
- “phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”.
- Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông, mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc.
* “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”:
- Rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”.
- Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời.
=> Nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về con sông Hương ở thượng nguồn.
- Đánh giá lại tác phẩm.
Bài giảng Ngữ văn 12 Ai đặt tên cho dòng sông
Dàn ý Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn
I. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: Cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và sáng tác.
- Nêu khái quát chung về bản “Tuyên ngôn độc lập”: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực).
II. Thân bài
1. Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập
- Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với ba vấn đề chính:
Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn: quyền con người, quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc...)
Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.
Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vững nền độc lập ấy.
2. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
- Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng ... ”) và Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp (“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng ...”) làm cơ sở pháp lý.
- Ý nghĩa:
Lí lẽ thuyết phục hơn bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mỹ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Đó cũng là chân lý đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.
Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.
Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mỹ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.
Dùng phương pháp suy luận trực tiếp: “Suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lý không thể chối cãi được”.
- Nhận xét: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.
3. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
- Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:
Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa - xã hội, giáo dục và kinh tế.
Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh…”.
- Hồ Chí Minh khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:
Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật.
Kết quả: cùng lúc phá tan ba xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát ly hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã ký kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.
- Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn và để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.
- Nhận xét: cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lý và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.
4. Lời tuyên bố độc lập
- Khẳng định việc giành được tự do độc lập của dân tộc ta là điều tất yếu: “dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do”
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do... ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.
- Nhận xét: Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.
- Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 1)
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, thì người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy, nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thể hiện trong tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Mở đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu sự độc đáo, đặc biệt và đầy ấn tượng của con sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố. Trước khi về vùng châu thổ êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuốn xoáy. Mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thẳm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại” như một nửa cuộc đời có gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái”, vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân” không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách... như van xin... như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua…”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài ký trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 2)
Trong đất nước Việt Nam tươi đẹp, chúng ta ấn tượng nhất điều gì? Có bạn cho rằng, đó là lịch sử dân tộc? Có bạn lại nghĩ, đó là truyền thống văn hóa lâu đời. Ý kiến nào cũng đúng, cũng hay, nhưng có một ý kiến nữa cho rằng, đó là vẻ đẹp của quê hương. Trong đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc tường đã tài năng ghi lại vẻ đẹp của sông Hương, lại đặc tả cho ta sông hương ở thượng nguồn. Vẻ đẹp tuyệt đẹp và thơ mộng ấy đã khắc ghi trong lòng ta không bao giờ quên.
Vì đặc tính của thế kỉ, đó cũng là một trong những cơ may với ngòi bút tài hoa của ông. Nhờ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể phô bày hết mọi giác quan cảm xúc, phô diễn những câu chữ điêu luyện lên trang giấy để cho ta thấy một vẻ đẹp bất tận của sông Hương. Có lẽ vì đặc trưng ấy, nên sông Hương trong lòng ta rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng mà mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh quan quê hương ta, yêu từng cảnh sắc thiên nhiên, nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại một bài ký thật đẹp, có âm hưởng rất riêng.
Và cái nhìn đầu tiên, chắc chắn là cái nhìn ở thượng nguồn. Nơi thượng nguồn sông Hương khác hẳn khi đến với xứ Huế. Nơi đây ta như cảm nhận thấy một vẻ đẹp của dòng sông như một sự tự do mãnh liệt.
Vẻ đẹp lúc này của dòng sông khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh của một người con gái - những cô gái di gan. Đó là những cô gái được biết đến với những hình ảnh quen thuộc, về sự phóng khoáng, tự do và những sự man dại của một tâm hồn đầy sức sống và mãnh liệt. Qua ngòi bút của tác giả, sông hương được miêu tả với những gì thực là kỳ vĩ và tuyệt vời nhất: “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”. Vậy đấy, sông Hương là vậy, thực là một hình ảnh cực kì hùng vĩ, mạnh mẽ, được sinh ra và nuôi lớn ở núi rừng, nên sông Hương mang một bản tính tự do và mãnh liệt như vậy. Chỉ với một vài chi tiết, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả trọn vẹn nét đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn. Thật độc đáo làm sao, sông Hương trong lòng tác giả tựa như một cô gái di gan man dại. Có lẽ đây chính là phép nhân hóa đầy ẩn ý, qua đó gợi nên được nét hoang sơ, hấp dẫn của con sông này.
Qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông hương thực đã sống trong lòng bạn đọc. Toát lên được nét cá tính và vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ làm sao. Cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp lên một vẻ đẹp nữa của quê hương ,khiến ta càng thêm tự hào về đất nước mình.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 3)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông phải kể đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng dòng sông Hương, đặc biệt nhất là khi ở thượng nguồn.
Con sông Hương ở thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường khắc họa với hai nét đẹp: mãnh liệt hoang dại nhưng cũng đầy dịu dàng và say đắm. Hành trình của Hương giang cũng giống như mọi con sông khác - bắt đầu từ thượng nguồn - nơi mà trong cảm nhận của nhà văn, giống như “bản trường ca của rừng già”. Quả là như vậy, con sông ở đây đã gắn liền với dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ với sức mạnh nguyên sơ bản năng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Phép tu từ so sánh kết hợp với động từ mạnh và lối điệp cấu trúc đã khiến con sông hiện lên giống như một bản nhạc giàu cung bậc của thiên nhiên. Nhưng bản trường ca ấy không chỉ hào hùng, mà vẫn mang nét trữ tình sâu lắng. Sau những “rầm rộ”, “cuộn xoáy”, con sống đã dần trở nên “dịu dàng” hơn, đằm thắm hơn để rồi có thể làm “say đắm” bất cứ chàng trai nào khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Đặc sắc nhất đó là vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã của rừng già đã đem đến cho nó một vẻ đẹp mà trong suy cảm của nhà văn giống như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Chúng ta đã biết đến những cô gái Di-gan là những người thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ là những người thiếu nữ có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ. Khi so sánh con sông với những cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất thiếu nữ, rất tình tứ của con sông. Một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng và đầy hấp dẫn.
Nhà văn muốn đem đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn, muốn “ghi công” sông Hương như một “đấng sáng tạo” đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Nếu như bấy lâu nay, chúng ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp bên ngoài. Nhưng lại quên mất đi nó còn là nơi khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa - văn hóa Huế. Dòng sông “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” có nghĩa là nó duy trì và bồi đắp “phù sa” cho cả một vùng văn hóa được hình thành hai bên bờ sông. Vậy nhưng “dòng sông hình như không muốn bộc lộ” cái công lao to lớn ấy. Nó đã âm thầm chảy và đã lặng lẽ cống hiến cho Huế nhiều thế kỷ: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Khi đọc câu văn, người đọc mới thấy hết được nét độc đáo trong ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn đã cho thấy chiều sâu vẻ đẹp và “nhân cách” của dòng sông, là nét “tính cách” đáng trân trọng của Hương giang mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa.
Như vậy, con sông Hương ở thượng nguồn được nhà văn khắc họa thật độc đáo. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp người đọc hiểu hơn về nét đẹp của sông Hương - một biểu tượng của thành phố Huế.
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 4)
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn từ xưa đến nay bởi nó mang một nét độc đáo vừa xa lạ vừa rất đỗi quen thuộc. Các thi nhân, văn nhân thời trung đại hướng tâm hồn mình tới mây, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu- những thú vui tao nhã ở đời. Còn các tác giả ở hiện đại thì luôn hướng ngòi bút của mình tới những cảnh sắc của thiên nhiên đất nước. Và sông nước cũng là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Dòng sông với dòng nước êm đềm xuôi chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng tác giả những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác phẩm như thế. Tác phẩm ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của nhà văn.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người con của mảnh đất Quảng Trị đầy gió Lào cát trắng, nhưng cuộc đời của ông lại gắn bó sâu sắc với xứ Huế mộng mơ. Ông có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa. Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.
Đặt dòng sông trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn, nhà văn đã thể hiện cảm hứng khám phá, cắt nghĩa và lí giải cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn. Ở thượng nguồn sông Hương được ví như "bản trường ca của rừng già", chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại dành cho sông Hương một tên gọi như vậy. Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ con sông toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng vừa trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Hình ảnh so sánh về bản trường ca của rừng già khiến sông Hương hiện ra với cả chiều dài hùng vĩ và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và niềm say mê của nhà văn bởi trường ca là áng văn chương có dung lượng lớn thường mang đậm cảm hứng ngợi ca, còn rừng già là hình ảnh những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn-hình ảnh mang đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi đầu nguồn. Câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục như gợi dậy cái dư vang của trường ca. Thủ pháp điệp cấu trúc với những động từ mạnh tự nó đã tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. Dòng sông với những lớp sóng hung hãn cuộn trào cùng sự tiếp sức của thác ghềnh, sóng gió, những xoáy hút dữ dội tiềm ẩn nỗi kinh hoàng của vực sâu, những miên man da diết của cỏ cây hoa lá nơi rừng đại ngàn, do đó sông Hương vừa tràn đầy sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa ngời sáng vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa, lại vừa khơi gợi những say mê, bí ẩn...
Nhà văn còn nhân cách hóa Sông Hương như cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Những cô gái Bohemian thích sống lang thang tự do và yêu ca hát, nhảy múa có vẽ đẹp man dại và đầy quyến rũ. Ví sông Hương với những cô gái Digan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. Chưa hết, nhà văn còn nhân hóa sông Hương, khiến nó hiện lên như một con người có cá tính, tâm hồn "rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ,một tâm hồn tự do và trong sáng". Nếu tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức về dòng sông thì tư duy nghệ thuật giúp những tri thức đó trở nên mềm mại hơn.
Hơn hết, sông Hương như "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Không chỉ giúp cho bạn đọc có thêm một góc nhìn, một sự hiểu biết về vẽ đẹp hùng vĩ, man dại đầy chất thơ của sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc hơn, muốn ghi công sông Hương như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Lâu nay, ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp của nó mà không biết rằng sông Hương chính là một khởi nguồn, một sự bắt đầu của không gian văn hóa. Sẽ không qua nếu cho rằng không có sông Hương thì khó có thể có văn hóa Huế ngày nay. Chính vì vậy, từng ngày từng giờ sông Hương duy trì và bồi đắp phù sa cho cả một vùng văn hóa thẩm mĩ đã được hình thành ở trên và hai bên sông. Ấy thế nhưng dòng sông không muốn bộc lộ cái công lao to lớn ấy. Nó âm thầm chảy và lặng lẽ cống hiến nhiều thế kỉ qua. Và đây là chiều sâu vẽ đẹp và nhân cách của dòng sông, là nét tính cách đáng trân trọng của Hương giang và Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa.
Qua đó, ta thấy nhà văn lí giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu không phải bởi những kiến thức địa lí đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy tư thấm đẫm tình yêu. Trong cái nhìn ấy, sông Hương hiện ra như một người con gái vốn mang trong mình những sức mạnh hoang dã của rừng già, nay đã tự chế ngự để nhanh chóng tạo cho mình sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ khi về với Huế - sự dịu dàng như một cái bến bình yên sau những thác ghềnh, sóng gió, sự trí tuệ sau những trải nghiệm gian truân...
Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 5)
Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa? Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn, nhà khảo cứu văn học, văn hóa. Ông là một nhà văn chiến sĩ, có phong cách nghệ thuật độc đáo và có sở trường về thể kí đồng thời là người đã có công đưa thể kí Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao của văn học. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong tám bài kí được xuất bản lần đầu năm 1986. Tác phẩm đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là sự uyên bác, giàu chất thơ và giàu trí tưởng tượng.
Sông Hương là đối tượng để bộc lộ tâm tình, là khách thể của trang viết trong sự thể hiện cái tôi của nhà văn. Sông Hương chính là đối tượng để khảo cứu làm nên vẻ đẹp của xứ Huế. Chính vì vậy, sông Hương đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ địa lí đến lịch sử và qua góc nhìn văn hóa, thơ ca.
Ở góc độ địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm hiểu trực tiếp sông Hương ở thượng nguồn để phát hiện nhiều vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. Đây là dòng sông có mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn. Có lẽ vì thế mà nó tựa như “một bản trường ca rừng già với tiết tấu hùng tráng, dữ dội”. Sông Hương khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc dưới đáy vực sâu”. Sông Hương mang dáng vẻ trữ tình hiện đại “lúc dịu dàng, say đắm giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng biện pháp nhân hóa để bạn đọc cảm nhận được sông Hương như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” làm cho dòng sông nổi bật ở vẻ đẹp cá tính, hùng vĩ. Nhà văn đã sử dụng hàng loạt động từ, tính từ gây ấn tượng mạnh: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, “dịu dàng”, “say đắm”, “gan dạ”, “tự do” để diễn tả từng trạng thái thay đổi của dòng sông. Tác giả còn sử dụng lối so sánh táo bạo, đặc biệt đầy hình ảnh: Sông là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di- gan”, là “người mẹ phù sa”. Tác giả đã nhân hóa sông trong liên tưởng với một cô gái, đây là liên tưởng kín đáo, ấn tượng làm cho gương mặt sông Hương được nắm bắt ở chiều sâu và ở nhiều phương diện khác nhau.
Trước khi vào đến miền đất của kinh thành Huế, sông Hương “trở thành người tình dịu dàng và chung thủy với cố đô”. Sông Hương là người con gái đẹp “nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Sông đã thay đổi hình hài, làm mềm đi nét nữ tính của mình. Sông Hương đã bộc lộ được nét lịch lãm và tài hoa, đã thay đổi hình dáng “mềm như tấm lụa”, màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” để dòng chảy trôi đi thật chậm. Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi được đặt trong mối quan hệ với vẻ đẹp của người con gái Di - gan. Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng tiên được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân để chuyển dòng liên tục. Dòng sông có ý thức kiếm tìm về thành phố, “vui tươi hẳn lên” khi tìm đúng đường về, sông Hương còn là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ru mọi người vào giấc ngủ yên bình. Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương như đã tìm thấy mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương đã vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. “Dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, tự uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang Cồn Hến”, dòng sông mềm mại hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, là niềm tự hào của xứ Huế, của con người Huế. Sông Hương đã đánh thức được linh hồn của dân tộc, khác hẳn với các dòng sông khác ở cảnh “lập lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn Mô - tê xưa cũ”.
Sông Hương được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của các nhà văn, nó có chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu. Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo nên những nét cổ kính của cố đô. Qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như một điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, sâu lắng, trữ tình. Với cái nhìn đắm say của trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy được nhìn nhận ở nhiều phương diện dưới các góc độ khác nhau. Dưới cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được đối sánh trong các ngành nghệ thuật, sông Hương về với Huế như hồn gặp xác, là tiếng nói của người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được người tình nhân đích thực. Sông Hương đã làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và có chút gì đó lẳng lơ, kín đáo.
Sông Hương là dòng sông lịch sử. Dòng sông được khơi gợi trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi nó mang tên là Linh Giang. Dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam Tổ quốc qua những thế kỉ trung đại. Dòng sông ấy còn vẻ vang soi bóng kinh thành Huế cùng người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đã chứng kiến Cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân 1986 bằng những chiến công rung chuyển. Sông Hương đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, mang đậm dấu ấn thời gian.
Không chỉ được nhìn ở dưới góc độ địa lí, lịch sử, sông Hương còn được nhìn dưới góc độ văn hóa và thơ ca. Từ góc độ văn hóa, trong cách nhìn với âm nhạc tác giả đã gắn sông Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Từ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã liên hệ đến việc nghe hát trên sông Hương. Nhà văn đã đưa ra một minh chứng rằng: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Từ góc nhìn văn hóa, người nghệ sĩ đã tưởng tượng về đại thi hào Nguyễn Du, về Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Nhà văn đã đặt hình ảnh dòng sông trong mối quan hệ với tiếng chuông chùa ngân nga khi vào Huế để nhìn nhận. Từ âm thanh của cuộc sống, tác giả đã nói đến tiếng nước vỗ vào mạn thuyền hình thành lên những điệu hò dân gian. Nhiều lần, nhà văn đã liên tưởng đến truyện Kiều của Nguyễn Du đại thi hào đã từng có thời gian sống ở Huế, truyện Kiều ra đời từ mảnh đất có truyền thống nhã nhạc cung đình để hình thành nên cái nôi của văn chương, văn hóa. Từ góc độ thơ ca, sông Hương không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của những người nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm dậy lên những vần thơ biếc xanh của Tản Đà: “Dòng sông trắng - Lá cây xanh”. Hình ảnh này với câu chữ của tác giả cho thấy sự đồng cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về một sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Đây là minh chứng thời gian của những tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân. Nhà văn cũng làm sống dậy, sông Hương hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát. Sông Hương quan hoài trong nỗi sầu vạn cổ của thơ Bà Huyện Thanh Quan, có sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu. Điều kì diệu là nhà văn đã nhìn thấy sông Hương trong mối quan hệ với Kiều. Cách so sánh, liên tưởng của tác giả trong mối liên hệ giữa các mạch nguồn thơ ca chảy tha thiết trong văn chương muôn thuở đã tạo nên một dấu ấn riêng về phong cách nghệ thuật của nhà văn giàu chất thơ.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” là bài kí đặc sắc về con sông Hương của xứ Huế qua đó đã thể hiện cái “tôi” cá nhân của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là một cái “tôi” tài hoa, uyên bác. Sông Hương được miêu tả dưới nhiều góc độ khác nhau, sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, về vẻ đẹp của con người xứ Huế. Cái tôi uyên bác được thể hiện ở sự vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa vẻ đẹp của dòng sông. Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng. Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như “người mẹ phù sa” bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa từ bao đời nay. Sông Hương còn được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu. Thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức đi tìm người tình mong đợi, khi chảy giữa thành phố Huế, sông Hương mềm mại hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như “người con gái dùng dằng chia tay người yêu”, thể hiện một nỗi niềm vương vấn một chút lẳng lơ kín đáo. Cái “tôi” của tác giả là một cái “tôi” nặng lòng với quê hương, xứ sở. Chắc hẳn, nhà văn phải yêu quê hương lắm thì mới có thể lột tả dòng sông quê hương một cách xuất sắc như vậy. Nhà thơ đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để theo dõi toàn bộ thủy trình của dòng sông với vốn hiểu biết sâu rộng về các kiến thức liên quan. Nhà văn đã quan sát tỉ mỉ dòng sông từ trước khi vào thành phố rồi đến khi đổ ra bể dòng sông đã có những thay đổi ra sao. Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường thật là một cái “tôi” đa phong cách, mang dấu ấn riêng biệt và giàu chất thơ. Nhà văn đã phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của dòng sông và có những so sánh táo bạo với hình ảnh cô gái Di - gan, người mẹ phù sa, người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Nhà văn đã liên tưởng tới những nhà thơ khác cùng viết về sông Hương như Nguyễn Du, Tố Hữu, … nhà văn nhớ đến Kiều và muốn được đắm chìm trong những giai điệu ca Huế trên sông Hương. Tất cả những điều đó đã tạo nên một cái “tôi” riêng biệt mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 6)
Núi Ngự, sông Hương dường như là hai hình ảnh biểu tượng của xứ Huế mộng mơ. Dòng sông Hương đã gắn bó với cuộc sống và tâm hồn của người dân xứ Huế, trở thành đề tài bất tận trong thơ ca Việt Nam. Đây cũng là con sông được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường dành nhiều tâm huyết miêu tả trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của mình.
Trong phần đầu đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, sông Hương được tái hiện trong không gian là cái nền của đại ngàn Trường Sơn, dưới ngòi bút của tác giả, nó như một bản trường ca của rừng già. “Giữa rừng già dòng sông là một bản trường ca, nó rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, nó mãnh liệt vượt qua những ghềnh thác, rồi nó cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực bí ẩn”. Rõ ràng những hình ảnh trên đã giúp cho người đọc tưởng tượng về một dòng sông Hương khác hẳn trong những trang viết xưa nay.
Như vậy, tác giả đã rất kỳ công, rất cặn kẽ khi khám phá dòng sông Hương vì theo ông muốn hiểu hết dòng sông Hương thì không chỉ nhìn nó bằng gương mặt kinh thành mà phải lên tận thượng nguồn. Ở đấy ta bắt gặp một dòng sông như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Tác giả đã sử dụng bút pháp nhân hóa và so sánh để miêu tả con sông trong cái nhìn đầy nữ tính, vừa êm đềm lại không kém phần mãnh liệt. Nhưng cũng có lúc thì dòng sông lại rất dịu dàng khi nó chảy giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Chỉ với một vài chi tiết nhưng tác giả đã lột tả được vẻ đẹp của con sông với những đường nét và trạng thái khác nhau lúc dữ dội lúc hiền hòa, lúc man dại lúc dịu dàng ngập màu sắc. Đó cũng là những đặc tính địa lí khi con sông ở thượng nguồn phải hứng chịu những đổi thay của thời tiết và sự phong phú, phức tạp của địa hình.
Sông Hương còn giống như một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, là nơi khởi nguồn, bắt đầu cho một không gian văn hóa nên thơ, trang trọng.
Theo tác giả chính đại ngàn Trường Sơn đã chế ngự sức mạnh bản năng của dòng sông Hương để khi ra khỏi rừng nó mang một sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ và trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Ngay từ thượng nguồn, dòng sông Hương đã được tác giả nhìn và cảm nhận với những nét đẹp phong phú, khác nhau có lúc nên thơ tình tứ, có lúc mãnh liệt hoang sơ, có lúc lại mang trong mình một vẻ đẹp sâu thẳm, đầy cá tính.
Để có được những miêu tả sắc nét như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường hẳn phải rất nặng lòng với dòng sông này. Ông đã lặn lội, ngược dòng tìm lên tận thượng nguồn của dòng sông, quan sát chi tiết và cảm nhận nó từ nhiều góc độ, khía cạnh để khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. Giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, kín đáo và thăm thẳm, con sông Hương hiện lên như một điểm nhấn, như một nét chấm phá hài hòa và đầy ấn tượng với phong cảnh, đất trời xứ Huế.
Cũng dưới cách nhìn của tác giả, cái phần đời sống ở Trường Sơn của sông Hương nó âm thầm kín đáo bí hiểm giống như người con gái không muốn bộc lộ mình “đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Tác giả đã vận dụng nhiều bút pháp nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa để khắc họa nhiều nét tính cách của sông Hương. Đồng thời đoạn văn cũng xuất hiện nhiều động từ, tính từ mạ non, các màu sắc sống động không chỉ cảnh con sông mà còn với núi rừng đại ngàn tạo nên một bức tranh vô cùng hài hòa, sống động về thiên nhiên xứ Huế.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 7)
Viết về quê hương xinh đẹp của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tạo nên một bức tranh nên thơ về dòng sông Hương. Tác phẩm đó chính là “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nổi tiếng mà chúng ta được học ngày nay. Đọc văn bản, độc giả không thể bỏ qua vẻ đẹp của con sông thiên nhiên nơi thượng nguồn.
Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, cá tính, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi dịu dàng và say đắm.
Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”; khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: “mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
Nhưng cũng có lúc nó lại trở nên hiền lành, thơ mộng, trữ tình, “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Hai tính từ “dịu dàng” và “say đắm” đã làm nên một thoáng bất ngờ của sông Hương. Màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng đã ánh lên dòng sông, mang đến một vẻ tươi mới. Phải chăng đó là lúc con sông đẹp nhất.
Chúng ta thấy rằng khi đi giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Hình tượng cô gái Di-gan là một hình tượng quen thuộc của phương Tây về những nghệ sĩ hát rong, lang thang, tự do, đem lời ca, điệu múa của của mình “đốt cháy” bao người. Đây là lối so sánh - liên tưởng táo bạo, bất ngờ, lấp lánh trí tuệ, thể hiện được cái nhìn đa chiều của tác giả trong sự hội nhập văn hóa của thời đại mới. Tác giả đã mang văn hóa phương Tây vào văn hóa Việt Nam; mang thượng nguồn sông Hương của Việt Nam ra thế giới một cách cụ thể, dễ hình dung nhất qua hình ảnh cô gái Di-gan. Lối ẩn dụ, nhân hóa sâu sắc, trí tuệ khi chạm đến chiều sâu tâm hồn của sông Hương như tâm hồn của một con người thật sự, một cô gái với “một tâm hồn tự do và trong sáng”
Ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”- cái nôi của văn hóa xứ Huế. Tác giả đã kết luận: muốn hiểu được dòng sông phải ngược lên thượng nguồn; cũng giống như muốn hiểu một dân tộc phải tìm hiểu rõ cội nguồn của dân tộc ấy. Nếu chỉ nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của sông Hương, người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ.
Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển là hành trình của tâm hồn xứ Huế, bộc lộ mọi cung bậc của nó, vừa mãnh liệt, sâu lắng; vừa trữ tình thiết tha; vừa bình thản trí tuệ. Miêu tả ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương cũng chính là tôn vinh văn hóa của một vùng đất, khám phá tâm hồn con người xứ Huế. Sông Hương trở thành một biểu tượng của Huế, tượng trưng cho một vùng đất và con người cố đô. Qua những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương đã bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
Chúng ta thấy rằng đoạn trích khép lại nhưng dòng sông vẫn tiếp tục chảy trôi
Nó đong đầy tình cảm và để lại dấu ấn sâu nặng trong lòng người đọc muôn đời. Dẫu có đi đâu, về đâu, ta mãi chẳng thể nào quên được dáng vẻ thơ mộng, trữ tình của dòng sông quê hương cũng như thành phố Huế yên bình. Đó chính là những giá trị chân chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm đến chúng ta hôm nay.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 8)
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Việt Nam ta một một đất nước có đặc điểm địa lý đặc biệt, với thống sông ngòi chảy dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ bao đời đã in sâu vào văn hóa, lịch sử và tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Từ thuở vua Hùng mới bắt đầu dựng nước bên dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, đến những ngày chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, những ngày chống quân Tống trên sông Như Nguyệt đầy hào hùng và oanh liệt. Bởi thế nên khi nhắc nhở về quê hương yêu dấu, về mảnh đất chôn rau cắt rốn, người ta vẫn thường tha thiết, nặng tình về một dòng sông thương nhớ đã gắn với quê cha đất tổ bao đời. Đó có thể là dòng sông Lô hùng tráng gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Văn Cao, cũng có thể thấy hình ảnh “sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh/nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” trong thơ của Hoàng Cầm. Hoặc là một dòng sông tươi đẹp trữ tình trong thơ của Giang Nam với “quê hương tôi có con sông xanh biếc/nước khơi trong soi tóc những hàng tre/Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa bóng sống dòng sông lấp loáng”. Hay với Nguyễn Tuân một nhà văn ưa “xê dịch” thì đó là dòng sông Đà hùng vĩ, dữ dội, lại cũng mang những vẻ thơ mộng, trữ tình. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không ngoại lệ, người con cả đời đậm tình quê với Huế ấy cũng giữ trong tim mình dáng vẻ của dòng sông Hương ngàn năm soi bóng kinh thành cố đô trong tác phẩm bút ký nổi tiếng “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Mà vẻ đẹp của dòng Hương giang ở khúc thượng nguồn được nhà văn thể hiện một cách đầy tinh tế và sinh động.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phẩm đại diện mẫu mực cho thể loại ký trong văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là gương mặt xuất sắc nhất trong tổng số các tác phẩm ký của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm viết tại Huế vào năm 1981, xuất bản vào năm 1986 trong tập sách cùng tên. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một nhan đề lạ và hấp dẫn, khơi gợi hứng thú và tò mò cho người đọc đi vào tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho mình. Bên cạnh đó nó còn mở ra nội dung của tác phẩm, đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Hương trên tất cả các góc nhìn phong phú và đa dạng, thứ hai là huyền thoại về cái tên “Hương” thơm và đẹp muôn đời của dòng sông.
Sở dĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn dòng sông Hương làm hình tượng nghệ thuật chính trong tác phẩm của mình bởi đây là con sông nổi bật làm nên vẻ đẹp của mảnh đất xứ Huế, nơi mà nhà văn đã gắn bó từ thuở lọt lòng, đã để lại trỏng ông nhiều ấn tượng sâu sắc, đồng thời cũng là hình tượng mà ông có nhiều am hiểu tường tận cả về địa lý, văn hóa và lịch sử. Dòng Hương giang ấy trông từ góc nhìn địa lý lại mang những vẻ đẹp hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ, đặc biệt là khúc thượng nguồn khi dòng sông vẫn còn ẩn giấu hình hài, dáng vẻ của mình trong bạt ngàn Trường Sơn. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện cái tài liên tưởng độc đáo, phong phú và mạnh mẽ của mình khi so sánh hình ảnh dòng sông với “một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi. Đó là một dòng sông nổi bật vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc…”. Đồng thời nó cũng lại có những vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê, cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Sắc đỏ “chói lọi” ấy của loài đỗ quyên càng làm nổi bật lên cái dáng điệu rộn rã, bừng bừng khí thế của một dòng sông giữa lòng Trường Sơn hoang dã và bí ẩn, tựa như tuổi trẻ son sắt của những chàng trai, những cô gái đang thỏa sức vẫy vùng giữa biển trời thanh xuân nồng nhiệt, sống động. Cuối cùng cái tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Nhưng bấy nhiêu đấy vẫn chưa đủ để làm nổi bật hẳn cái cá tính của dòng Hương giang giữa muôn vàn các dòng sông của nhiều tác giả khác, ví như so sánh với Nguyễn Tuân nhà văn cũng có một dòng sông Đà hung bạo, mãnh liệt kết hợp với vẻ trữ tình thi vị đầy đặc sắc. Thế nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn cách nhân hóa sông Hương, khoác lên cho nó một tính cách thật đặc biệt bằng dáng vẻ của một người con gái Di-gan “phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”. Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông khi người ta nghĩ đến một người con gái tuổi đôi mươi, tinh nghịch nhảy xoay tròn bằng đôi chân trần linh hoạt, với nụ cười lanh lảnh trong vắt, tựa tiếng chim. Đồng thời mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc suốt từ thuở cha sinh mẹ đẻ, rất mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Thế nhưng cái cá tính phóng khoáng, hoang dại ấy cũng không phải là thứ mà dòng Hương giang muốn đem đi phô bày khắp mọi nơi, dường như dòng sông ấy muốn giữ chút gì đó cho riêng mình như là thế giới nội tâm đầy tâm sự, và nhờ rừng già coi giữ như một một quý giá bằng cách “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng” để bước vào cuộc hành trình tiếp theo.
Khi đã cất lại một phần tâm hồn trong rừng già, sông Hương lại bộc lộ ra một nét tính cách mới, thú vị mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tinh tế liên tưởng rằng đó là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Dòng sông đã hoàn toàn rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”. Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời đã dang rộng vòng tay ôm ấp, hy sinh, trải qua biết bao nhiêu thế hệ thăng trầm nuôi lớn đứa con cố đô bằng tất cả tấm lòng yêu thương, mong đợi. Có thể nói rằng với sự liên tưởng này Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ biến sông Hương thành một thực thể có linh hồn có xúc cảm mà còn đặc biệt nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tấm lòng gắn bó của nhà văn với quê hương, gắn bó với dòng sông có nhiều nét cá tính độc đáo này.
Như vậy, qua một đoạn miêu tả dòng Hương giang ở thượng nguồn, vẻ đẹp của dòng sông đã được tác giả bộc lộ một cách tinh tế với trường liên tưởng phong phú và độc đáo. Sông Hương trở thành một sinh thể có tâm hồn, có xúc cảm và có cả cuộc đời, với nhiều nét cá tính khác nhau lúc hùng vĩ, mãnh liệt, lúc hoang dại quyến rũ, rồi có lúc lại thật dịu dàng bao dung. Tất cả đã kết hợp làm nên một vẻ đẹp tuyệt vời, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc về một dòng sông có cái tên rất hay “sông Hương”.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 9)
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, thì người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy, nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thể hiện trong tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Mở đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu sự độc đáo, đặc biệt và đầy ấn tượng của con sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố. Trước khi về vùng châu thổ êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuốn xoáy. Mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thẳm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại” như một nửa cuộc đời có gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái”, vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân” không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách... như van xin... như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc tùy bút “Người lái đò Sông Đà”. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua…”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài ký trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 10)
Trong đất nước Việt Nam tươi đẹp, chúng ta ấn tượng nhất điều gì? Có bạn cho rằng, đó là lịch sử dân tộc? Có bạn lại nghĩ, đó là truyền thống văn hóa lâu đời. Ý kiến nào cũng đúng, cũng hay, nhưng có một ý kiến nữa cho rằng, đó là vẻ đẹp của quê hương. Trong đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc tường đã tài năng ghi lại vẻ đẹp của sông Hương, lại đặc tả cho ta sông hương ở thượng nguồn. Vẻ đẹp tuyệt đẹp và thơ mộng ấy đã khắc ghi trong lòng ta không bao giờ quên.
Vì đặc tính của thế kỉ, đó cũng là một trong những cơ may với ngòi bút tài hoa của ông. Nhờ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể phô bày hết mọi giác quan cảm xúc, phô diễn những câu chữ điêu luyện lên trang giấy để cho ta thấy một vẻ đẹp bất tận của sông Hương. Có lẽ vì đặc trưng ấy, nên sông Hương trong lòng ta rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng mà mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh quan quê hương ta, yêu từng cảnh sắc thiên nhiên, nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại một bài ký thật đẹp, có âm hưởng rất riêng.
Và cái nhìn đầu tiên, chắc chắn là cái nhìn ở thượng nguồn. Nơi thượng nguồn sông Hương khác hẳn khi đến với xứ Huế. Nơi đây ta như cảm nhận thấy một vẻ đẹp của dòng sông như một sự tự do mãnh liệt.
Vẻ đẹp lúc này của dòng sông khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh của một người con gái - những cô gái di gan. Đó là những cô gái được biết đến với những hình ảnh quen thuộc, về sự phóng khoáng, tự do và những sự man dại của một tâm hồn đầy sức sống và mãnh liệt. Qua ngòi bút của tác giả, sông hương được miêu tả với những gì thực là kỳ vĩ và tuyệt vời nhất: “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”. Vậy đấy, sông Hương là vậy, thực là một hình ảnh cực kì hùng vĩ, mạnh mẽ, được sinh ra và nuôi lớn ở núi rừng, nên sông Hương mang một bản tính tự do và mãnh liệt như vậy. Chỉ với một vài chi tiết, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả trọn vẹn nét đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn. Thật độc đáo làm sao, sông Hương trong lòng tác giả tựa như một cô gái di gan man dại. Có lẽ đây chính là phép nhân hóa đầy ẩn ý, qua đó gợi nên được nét hoang sơ, hấp dẫn của con sông này.
Qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông hương thực đã sống trong lòng bạn đọc. Toát lên được nét cá tính và vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ làm sao. Cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp lên một vẻ đẹp nữa của quê hương ,khiến ta càng thêm tự hào về đất nước mình.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 11)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông phải kể đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng dòng sông Hương, đặc biệt nhất là khi ở thượng nguồn.
Con sông Hương ở thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường khắc họa với hai nét đẹp: mãnh liệt hoang dại nhưng cũng đầy dịu dàng và say đắm. Hành trình của Hương giang cũng giống như mọi con sông khác - bắt đầu từ thượng nguồn - nơi mà trong cảm nhận của nhà văn, giống như “bản trường ca của rừng già”. Quả là như vậy, con sông ở đây đã gắn liền với dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ với sức mạnh nguyên sơ bản năng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Phép tu từ so sánh kết hợp với động từ mạnh và lối điệp cấu trúc đã khiến con sông hiện lên giống như một bản nhạc giàu cung bậc của thiên nhiên. Nhưng bản trường ca ấy không chỉ hào hùng, mà vẫn mang nét trữ tình sâu lắng. Sau những “rầm rộ”, “cuộn xoáy”, con sống đã dần trở nên “dịu dàng” hơn, đằm thắm hơn để rồi có thể làm “say đắm” bất cứ chàng trai nào khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Đặc sắc nhất đó là vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã của rừng già đã đem đến cho nó một vẻ đẹp mà trong suy cảm của nhà văn giống như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Chúng ta đã biết đến những cô gái Di-gan là những người thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ là những người thiếu nữ có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ. Khi so sánh con sông với những cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất thiếu nữ, rất tình tứ của con sông. Một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng và đầy hấp dẫn.
Nhà văn muốn đem đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn, muốn “ghi công” sông Hương như một “đấng sáng tạo” đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Nếu như bấy lâu nay, chúng ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp bên ngoài. Nhưng lại quên mất đi nó còn là nơi khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa - văn hóa Huế. Dòng sông “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” có nghĩa là nó duy trì và bồi đắp “phù sa” cho cả một vùng văn hóa được hình thành hai bên bờ sông. Vậy nhưng “dòng sông hình như không muốn bộc lộ” cái công lao to lớn ấy. Nó đã âm thầm chảy và đã lặng lẽ cống hiến cho Huế nhiều thế kỷ: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Khi đọc câu văn, người đọc mới thấy hết được nét độc đáo trong ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn đã cho thấy chiều sâu vẻ đẹp và “nhân cách” của dòng sông, là nét “tính cách” đáng trân trọng của Hương giang mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa.
Như vậy, con sông Hương ở thượng nguồn được nhà văn khắc họa thật độc đáo. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp người đọc hiểu hơn về nét đẹp của sông Hương - một biểu tượng của thành phố Huế.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 12)
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn từ xưa đến nay bởi nó mang một nét độc đáo vừa xa lạ vừa rất đỗi quen thuộc. Các thi nhân, văn nhân thời trung đại hướng tâm hồn mình tới mây, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu- những thú vui tao nhã ở đời. Còn các tác giả ở hiện đại thì luôn hướng ngòi bút của mình tới những cảnh sắc của thiên nhiên đất nước. Và sông nước cũng là một trong những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy. Dòng sông với dòng nước êm đềm xuôi chảy, với lịch sử hình thành cũng như những đặc điểm độc đáo về địa lý đã khơi gợi trong lòng tác giả những cảm xúc dạt dào nhất khiến họ phải cầm bút và sáng tạo nghệ thuật. Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tác phẩm như thế. Tác phẩm ra đời từ chính sự thôi thúc trước cái đẹp của nhà văn.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người con của mảnh đất Quảng Trị đầy gió Lào cát trắng, nhưng cuộc đời của ông lại gắn bó sâu sắc với xứ Huế mộng mơ. Ông có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê đắm, tài hoa. Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết năm 1981 bằng tình yêu, sự gắn bó hơn nửa cuộc đời với mảnh đất, cảnh vật, con người xứ Huế. Tác phẩm được in trong tập bút kí cùng tên năm 1986.
Đặt dòng sông trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn, nhà văn đã thể hiện cảm hứng khám phá, cắt nghĩa và lí giải cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn. Ở thượng nguồn sông Hương được ví như "bản trường ca của rừng già", chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà văn lại dành cho sông Hương một tên gọi như vậy. Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ con sông toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng vừa trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng". Hình ảnh so sánh về bản trường ca của rừng già khiến sông Hương hiện ra với cả chiều dài hùng vĩ và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và niềm say mê của nhà văn bởi trường ca là áng văn chương có dung lượng lớn thường mang đậm cảm hứng ngợi ca, còn rừng già là hình ảnh những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn-hình ảnh mang đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi đầu nguồn. Câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục như gợi dậy cái dư vang của trường ca. Thủ pháp điệp cấu trúc với những động từ mạnh tự nó đã tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. Dòng sông với những lớp sóng hung hãn cuộn trào cùng sự tiếp sức của thác ghềnh, sóng gió, những xoáy hút dữ dội tiềm ẩn nỗi kinh hoàng của vực sâu, những miên man da diết của cỏ cây hoa lá nơi rừng đại ngàn, do đó sông Hương vừa tràn đầy sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa ngời sáng vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa, lại vừa khơi gợi những say mê, bí ẩn...
Nhà văn còn nhân cách hóa Sông Hương như cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo. Những cô gái Bohemian thích sống lang thang tự do và yêu ca hát, nhảy múa có vẽ đẹp man dại và đầy quyến rũ. Ví sông Hương với những cô gái Digan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. Chưa hết, nhà văn còn nhân hóa sông Hương, khiến nó hiện lên như một con người có cá tính, tâm hồn "rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ,một tâm hồn tự do và trong sáng". Nếu tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức về dòng sông thì tư duy nghệ thuật giúp những tri thức đó trở nên mềm mại hơn.
Hơn hết, sông Hương như "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Không chỉ giúp cho bạn đọc có thêm một góc nhìn, một sự hiểu biết về vẽ đẹp hùng vĩ, man dại đầy chất thơ của sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc hơn, muốn ghi công sông Hương như một đấng sáng tạo đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Lâu nay, ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp của nó mà không biết rằng sông Hương chính là một khởi nguồn, một sự bắt đầu của không gian văn hóa. Sẽ không qua nếu cho rằng không có sông Hương thì khó có thể có văn hóa Huế ngày nay. Chính vì vậy, từng ngày từng giờ sông Hương duy trì và bồi đắp phù sa cho cả một vùng văn hóa thẩm mĩ đã được hình thành ở trên và hai bên sông. Ấy thế nhưng dòng sông không muốn bộc lộ cái công lao to lớn ấy. Nó âm thầm chảy và lặng lẽ cống hiến nhiều thế kỉ qua. Và đây là chiều sâu vẽ đẹp và nhân cách của dòng sông, là nét tính cách đáng trân trọng của Hương giang và Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa.
Qua đó, ta thấy nhà văn lí giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu không phải bởi những kiến thức địa lí đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy tư thấm đẫm tình yêu. Trong cái nhìn ấy, sông Hương hiện ra như một người con gái vốn mang trong mình những sức mạnh hoang dã của rừng già, nay đã tự chế ngự để nhanh chóng tạo cho mình sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ khi về với Huế - sự dịu dàng như một cái bến bình yên sau những thác ghềnh, sóng gió, sự trí tuệ sau những trải nghiệm gian truân...
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 13)
Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa? Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn, nhà khảo cứu văn học, văn hóa. Ông là một nhà văn chiến sĩ, có phong cách nghệ thuật độc đáo và có sở trường về thể kí đồng thời là người đã có công đưa thể kí Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao của văn học. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong tám bài kí được xuất bản lần đầu năm 1986. Tác phẩm đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là sự uyên bác, giàu chất thơ và giàu trí tưởng tượng.
Sông Hương là đối tượng để bộc lộ tâm tình, là khách thể của trang viết trong sự thể hiện cái tôi của nhà văn. Sông Hương chính là đối tượng để khảo cứu làm nên vẻ đẹp của xứ Huế. Chính vì vậy, sông Hương đã được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ địa lí đến lịch sử và qua góc nhìn văn hóa, thơ ca.
Ở góc độ địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm hiểu trực tiếp sông Hương ở thượng nguồn để phát hiện nhiều vẻ đẹp khác nhau của dòng sông. Đây là dòng sông có mối quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn. Có lẽ vì thế mà nó tựa như “một bản trường ca rừng già với tiết tấu hùng tráng, dữ dội”. Sông Hương khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc dưới đáy vực sâu”. Sông Hương mang dáng vẻ trữ tình hiện đại “lúc dịu dàng, say đắm giữa những rặng dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.” Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng biện pháp nhân hóa để bạn đọc cảm nhận được sông Hương như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” với “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” làm cho dòng sông nổi bật ở vẻ đẹp cá tính, hùng vĩ. Nhà văn đã sử dụng hàng loạt động từ, tính từ gây ấn tượng mạnh: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, “dịu dàng”, “say đắm”, “gan dạ”, “tự do” để diễn tả từng trạng thái thay đổi của dòng sông. Tác giả còn sử dụng lối so sánh táo bạo, đặc biệt đầy hình ảnh: Sông là “bản trường ca của rừng già”, là “cô gái Di- gan”, là “người mẹ phù sa”. Tác giả đã nhân hóa sông trong liên tưởng với một cô gái, đây là liên tưởng kín đáo, ấn tượng làm cho gương mặt sông Hương được nắm bắt ở chiều sâu và ở nhiều phương diện khác nhau.
Trước khi vào đến miền đất của kinh thành Huế, sông Hương “trở thành người tình dịu dàng và chung thủy với cố đô”. Sông Hương là người con gái đẹp “nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Sông đã thay đổi hình hài, làm mềm đi nét nữ tính của mình. Sông Hương đã bộc lộ được nét lịch lãm và tài hoa, đã thay đổi hình dáng “mềm như tấm lụa”, màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” để dòng chảy trôi đi thật chậm. Sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi được đặt trong mối quan hệ với vẻ đẹp của người con gái Di - gan. Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng tiên được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân để chuyển dòng liên tục. Dòng sông có ý thức kiếm tìm về thành phố, “vui tươi hẳn lên” khi tìm đúng đường về, sông Hương còn là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” ru mọi người vào giấc ngủ yên bình. Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương như đã tìm thấy mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương đã vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. “Dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, tự uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang Cồn Hến”, dòng sông mềm mại hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, là niềm tự hào của xứ Huế, của con người Huế. Sông Hương đã đánh thức được linh hồn của dân tộc, khác hẳn với các dòng sông khác ở cảnh “lập lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn Mô - tê xưa cũ”.
Sông Hương được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của các nhà văn, nó có chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu. Nhìn bằng con mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo nên những nét cổ kính của cố đô. Qua cách cảm nhận âm nhạc, sông Hương như một điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, sâu lắng, trữ tình. Với cái nhìn đắm say của trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy được nhìn nhận ở nhiều phương diện dưới các góc độ khác nhau. Dưới cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được đối sánh trong các ngành nghệ thuật, sông Hương về với Huế như hồn gặp xác, là tiếng nói của người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được người tình nhân đích thực. Sông Hương đã làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và có chút gì đó lẳng lơ, kín đáo.
Sông Hương là dòng sông lịch sử. Dòng sông được khơi gợi trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi nó mang tên là Linh Giang. Dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam Tổ quốc qua những thế kỉ trung đại. Dòng sông ấy còn vẻ vang soi bóng kinh thành Huế cùng người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đã chứng kiến Cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân 1986 bằng những chiến công rung chuyển. Sông Hương đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử, mang đậm dấu ấn thời gian.
Không chỉ được nhìn ở dưới góc độ địa lí, lịch sử, sông Hương còn được nhìn dưới góc độ văn hóa và thơ ca. Từ góc độ văn hóa, trong cách nhìn với âm nhạc tác giả đã gắn sông Hương với một nền âm nhạc cổ điển Huế: “Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Từ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã liên hệ đến việc nghe hát trên sông Hương. Nhà văn đã đưa ra một minh chứng rằng: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này trong một khoang thuyền nào đó giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Từ góc nhìn văn hóa, người nghệ sĩ đã tưởng tượng về đại thi hào Nguyễn Du, về Kiều: “Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”. Nhà văn đã đặt hình ảnh dòng sông trong mối quan hệ với tiếng chuông chùa ngân nga khi vào Huế để nhìn nhận. Từ âm thanh của cuộc sống, tác giả đã nói đến tiếng nước vỗ vào mạn thuyền hình thành lên những điệu hò dân gian. Nhiều lần, nhà văn đã liên tưởng đến truyện Kiều của Nguyễn Du đại thi hào đã từng có thời gian sống ở Huế, truyện Kiều ra đời từ mảnh đất có truyền thống nhã nhạc cung đình để hình thành nên cái nôi của văn chương, văn hóa. Từ góc độ thơ ca, sông Hương không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của những người nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm dậy lên những vần thơ biếc xanh của Tản Đà: “Dòng sông trắng - Lá cây xanh”. Hình ảnh này với câu chữ của tác giả cho thấy sự đồng cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường về một sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Đây là minh chứng thời gian của những tâm hồn nhạy cảm của các thi nhân. Nhà văn cũng làm sống dậy, sông Hương hùng tráng như “kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát. Sông Hương quan hoài trong nỗi sầu vạn cổ của thơ Bà Huyện Thanh Quan, có sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu. Điều kì diệu là nhà văn đã nhìn thấy sông Hương trong mối quan hệ với Kiều. Cách so sánh, liên tưởng của tác giả trong mối liên hệ giữa các mạch nguồn thơ ca chảy tha thiết trong văn chương muôn thuở đã tạo nên một dấu ấn riêng về phong cách nghệ thuật của nhà văn giàu chất thơ.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” là bài kí đặc sắc về con sông Hương của xứ Huế qua đó đã thể hiện cái “tôi” cá nhân của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là một cái “tôi” tài hoa, uyên bác. Sông Hương được miêu tả dưới nhiều góc độ khác nhau, sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, về vẻ đẹp của con người xứ Huế. Cái tôi uyên bác được thể hiện ở sự vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa vẻ đẹp của dòng sông. Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng. Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như “người mẹ phù sa” bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa từ bao đời nay. Sông Hương còn được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu. Thủy trình của sông Hương là thủy trình có ý thức đi tìm người tình mong đợi, khi chảy giữa thành phố Huế, sông Hương mềm mại hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như “người con gái dùng dằng chia tay người yêu”, thể hiện một nỗi niềm vương vấn một chút lẳng lơ kín đáo. Cái “tôi” của tác giả là một cái “tôi” nặng lòng với quê hương, xứ sở. Chắc hẳn, nhà văn phải yêu quê hương lắm thì mới có thể lột tả dòng sông quê hương một cách xuất sắc như vậy. Nhà thơ đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để theo dõi toàn bộ thủy trình của dòng sông với vốn hiểu biết sâu rộng về các kiến thức liên quan. Nhà văn đã quan sát tỉ mỉ dòng sông từ trước khi vào thành phố rồi đến khi đổ ra bể dòng sông đã có những thay đổi ra sao. Cái “tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường thật là một cái “tôi” đa phong cách, mang dấu ấn riêng biệt và giàu chất thơ. Nhà văn đã phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của dòng sông và có những so sánh táo bạo với hình ảnh cô gái Di - gan, người mẹ phù sa, người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Nhà văn đã liên tưởng tới những nhà thơ khác cùng viết về sông Hương như Nguyễn Du, Tố Hữu, … nhà văn nhớ đến Kiều và muốn được đắm chìm trong những giai điệu ca Huế trên sông Hương. Tất cả những điều đó đã tạo nên một cái “tôi” riêng biệt mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 14)
Viết về quê hương xinh đẹp của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tạo nên một bức tranh nên thơ về dòng sông Hương. Tác phẩm đó chính là “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nổi tiếng mà chúng ta được học ngày nay. Đọc văn bản, độc giả không thể bỏ qua vẻ đẹp của con sông thiên nhiên nơi thượng nguồn.
Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, cá tính, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi dịu dàng và say đắm.
Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”; khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: “mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
Nhưng cũng có lúc nó lại trở nên hiền lành, thơ mộng, trữ tình, “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Hai tính từ “dịu dàng” và “say đắm” đã làm nên một thoáng bất ngờ của sông Hương. Màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng đã ánh lên dòng sông, mang đến một vẻ tươi mới. Phải chăng đó là lúc con sông đẹp nhất.
Chúng ta thấy rằng khi đi giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Hình tượng cô gái Di-gan là một hình tượng quen thuộc của phương Tây về những nghệ sĩ hát rong, lang thang, tự do, đem lời ca, điệu múa của của mình “đốt cháy” bao người. Đây là lối so sánh - liên tưởng táo bạo, bất ngờ, lấp lánh trí tuệ, thể hiện được cái nhìn đa chiều của tác giả trong sự hội nhập văn hóa của thời đại mới. Tác giả đã mang văn hóa phương Tây vào văn hóa Việt Nam; mang thượng nguồn sông Hương của Việt Nam ra thế giới một cách cụ thể, dễ hình dung nhất qua hình ảnh cô gái Di-gan. Lối ẩn dụ, nhân hóa sâu sắc, trí tuệ khi chạm đến chiều sâu tâm hồn của sông Hương như tâm hồn của một con người thật sự, một cô gái với “một tâm hồn tự do và trong sáng”
Ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”- cái nôi của văn hóa xứ Huế. Tác giả đã kết luận: muốn hiểu được dòng sông phải ngược lên thượng nguồn; cũng giống như muốn hiểu một dân tộc phải tìm hiểu rõ cội nguồn của dân tộc ấy. Nếu chỉ nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của sông Hương, người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ.
Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển là hành trình của tâm hồn xứ Huế, bộc lộ mọi cung bậc của nó, vừa mãnh liệt, sâu lắng; vừa trữ tình thiết tha; vừa bình thản trí tuệ. Miêu tả ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương cũng chính là tôn vinh văn hóa của một vùng đất, khám phá tâm hồn con người xứ Huế. Sông Hương trở thành một biểu tượng của Huế, tượng trưng cho một vùng đất và con người cố đô. Qua những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương đã bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
Chúng ta thấy rằng đoạn trích khép lại nhưng dòng sông vẫn tiếp tục chảy trôi
Nó đong đầy tình cảm và để lại dấu ấn sâu nặng trong lòng người đọc muôn đời. Dẫu có đi đâu, về đâu, ta mãi chẳng thể nào quên được dáng vẻ thơ mộng, trữ tình của dòng sông quê hương cũng như thành phố Huế yên bình. Đó chính là những giá trị chân chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm đến chúng ta hôm nay.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 15)
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Việt Nam ta một một đất nước có đặc điểm địa lý đặc biệt, với thống sông ngòi chảy dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ bao đời đã in sâu vào văn hóa, lịch sử và tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Từ thuở vua Hùng mới bắt đầu dựng nước bên dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, đến những ngày chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, những ngày chống quân Tống trên sông Như Nguyệt đầy hào hùng và oanh liệt. Bởi thế nên khi nhắc nhở về quê hương yêu dấu, về mảnh đất chôn rau cắt rốn, người ta vẫn thường tha thiết, nặng tình về một dòng sông thương nhớ đã gắn với quê cha đất tổ bao đời. Đó có thể là dòng sông Lô hùng tráng gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Văn Cao, cũng có thể thấy hình ảnh “sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh/ nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” trong thơ của Hoàng Cầm. Hoặc là một dòng sông tươi đẹp trữ tình trong thơ của Giang Nam với “quê hương tôi có con sông xanh biếc/ nước khơi trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa bóng sống dòng sông lấp loáng”. Hay với Nguyễn Tuân một nhà văn ưa “xê dịch” thì đó là dòng sông Đà hùng vĩ, dữ dội, lại cũng mang những vẻ thơ mộng, trữ tình. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không ngoại lệ, người con cả đời đậm tình quê với Huế ấy cũng giữ trong tim mình dáng vẻ của dòng sông Hương ngàn năm soi bóng kinh thành cố đô trong tác phẩm bút ký nổi tiếng Ai đã đặt tên cho dòng sông? Mà vẻ đẹp của dòng Hương giang ở khúc thượng nguồn được nhà văn thể hiện một cách đầy tinh tế và sinh động.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm đại diện mẫu mực cho thể loại ký trong văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là gương mặt xuất sắc nhất trong tổng số các tác phẩm ký của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm viết tại Huế vào năm 1981, xuất bản vào năm 1986 trong tập sách cùng tên. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một nhan đề lạ và hấp dẫn, khơi gợi hứng thú và tò mò cho người đọc đi vào tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho mình. Bên cạnh đó nó còn mở ra nội dung của tác phẩm, đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Hương trên tất cả các góc nhìn phong phú và đa dạng, thứ hai là huyền thoại về cái tên “Hương” thơm và đẹp muôn đời của dòng sông.
Sở dĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn dòng sông Hương làm hình tượng nghệ thuật chính trong tác phẩm của mình bởi đây là con sông nổi bật làm nên vẻ đẹp của mảnh đất xứ Huế, nơi mà nhà văn đã gắn bó từ thuở lọt lòng, đã để lại tỏng ông nhiều ấn tượng sâu sắc, đồng thời cũng là hình tượng mà ông có nhiều am hiểu tường tận cả về địa lý, văn hóa và lịch sử. Dòng Hương giang ấy trông từ góc nhìn địa lý lại mang những vẻ đẹp hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ, đặc biệt là khúc thượng nguồn khi dòng sông vẫn còn ẩn giấu hình hài, dáng vẻ của mình trong bạt ngàn Trường Sơn. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện cái tài liên tưởng độc đáo, phong phú và mạnh mẽ của mình khi so sánh hình ảnh dòng sông với “một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi. Đó là một dòng sông nổi bật vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc,…”. Đồng thời nó cũng lại có những vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê, cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Sắc đỏ “chói lọi” ấy của loài đỗ quyên càng làm nổi bật lên cái dáng điệu rộn rã, bừng bừng khí thế của một dòng sông giữa lòng Trường Sơn hoang dã và bí ẩn, tựa như tuổi trẻ son sắt của những chàng trai, những cô gái đang thỏa sức vẫy vùng giữa biển trời thanh xuân nồng nhiệt, sống động. Cuối cùng cái tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Nhưng bấy nhiêu đấy vẫn chưa đủ để làm nổi bật hẳn cái cá tính của dòng Hương giang giữa muôn vàn các dòng sông của nhiều tác giả khác, ví như so sánh với Nguyễn Tuân nhà văn cũng có một dòng sông Đà hung bạo, mãnh liệt kết hợp với vẻ trữ tình thi vị đầy đặc sắc. Thế nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn cách nhân hóa sông Hương, khoác lên cho nó một tính cách thật đặc biệt bằng dáng vẻ của một người con gái Di-gan “phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”. Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông khi người ta nghĩ đến một người con gái tuổi đôi mươi, tinh nghịch nhảy xoay tròn bằng đôi chân trần linh hoạt, với nụ cười lanh lảnh trong vắt, tựa tiếng chim. Đồng thời mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc suốt từ thuở cha sinh mẹ đẻ, rất mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Thế nhưng cái cá tính phóng khoáng, hoang dại ấy cũng không phải là thứ mà dòng Hương giang muốn đem đi phô bày khắp mọi nơi, dường như dòng sông ấy muốn giữ chút gì đó cho riêng mình như là thế giới nội tâm đầy tâm sự, và nhờ rừng già coi giữ như một một quý giá bằng cách “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng” để bước vào cuộc hành trình tiếp theo.
Khi đã cất lại một phần tâm hồn trong rừng già, sông Hương lại bộc lộ ra một nét tính cách mới, thú vị mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tinh tế liên tưởng rằng đó là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Dòng sông đã hoàn toàn rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”. Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời đã dang rộng vòng tay ôm ấp, hy sinh, trải qua biết bao nhiêu thế hệ thăng trầm nuôi lớn đứa con cố đô bằng tất cả tấm lòng yêu thương, mong đợi. Có thể nói rằng với sự liên tưởng này Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ biến sông Hương thành một thực thể có linh hồn có xúc cảm mà còn đặc biệt nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tấm lòng gắn bó của nhà văn với quê hương, gắn bó với dòng sông có nhiều nét cá tính độc đáo này.
Như vậy, qua một đoạn miêu tả dòng Hương giang ở thượng nguồn, vẻ đẹp của dòng sông đã được tác giả bộc lộ một cách tinh tế với trường liên tưởng phong phú và độc đáo. Sông Hương trở thành một sinh thể có tâm hồn, có xúc cảm và có cả cuộc đời, với nhiều nét cá tính khác nhau lúc hùng vĩ, mãnh liệt, lúc hoang dại quyến rũ, rồi có lúc lại thật dịu dàng bao dung. Tất cả đã kết hợp làm nên một vẻ đẹp tuyệt vời, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc về một dòng sông có cái tên rất hay “sông Hương”.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 17)
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thể hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Mở đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu sự độc đáo, đặc biệt và đầy ấn tượng của con sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố. Trước về vùng châu thổ êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuốn xoáy. Mang tính lưởng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thẳm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại " như một nửa cuộc đời có gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái", vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân" không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách... như van xin... như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua..." Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài ký trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 18)
Trong đất nước mình, ta ấn tượng nhất điều gì? Có bạn cho rằng, đó là lịch sử dân tộc? Có bạn lại nghĩ, đó là truyền thống văn hóa lâu đời. Ý kiến nào cũng đúng, cũng hay, nhưng có một ý kiến nữa cho rằng, đó là vẻ đẹp của quê hương. Trong đó, có nhà văn Hoàng Phủ Ngọc tường đã tài năng ghi lại vẻ đẹp của sông Hương, lại đặc tả cho ta sông hương ở thượng nguồn. Vẻ đẹp tuyệt đẹp và thơ mộng ấy đã khắc ghi trong lòng ta không bao giờ quên.
Vì đặc tính của thế kỉ, đó cũng là một trong những cơ may với ngòi bút tài hoa của ông. Nhờ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể phô bày hết mọi giác quan cảm xúc, phô diễn những câu chữ điêu luyện lên trang giấy để cho ta thấy một vẻ đẹp bất tận của sông Hương.
Có lẽ vì đặc trưng ấy, nên sông Hương trong lòng ta rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng mà mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh quan quê hương ta, yêu từng cảnh sắc thiên nhiên, nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại một bài ký thật đẹp, có âm hưởng rất riêng.
Và cái nhìn đầu tiên, chắc chắn là cái nhìn ở thượng nguồn. Nơi thượng nguồn sông Hương khác hẳn khi đến với xứ Huế. Nơi đây ta như cảm nhận thấy một vẻ đẹp của dòng sông như một sự tự do mãnh liệt.
Vẻ đẹp lúc này của dòng sông khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh của một người con gái – những cô gái di gan. Đó là những cô gái được biết đến với những hình ảnh quen thuộc, về sự phóng khoáng, tự do và những sự man dại của một tâm hồn đầy sức sống và mãnh liệt. Qua ngòi bút của tác giả, sông hương được miêu tả với những gì thực là kỳ vĩ và tuyệt vời nhất: “sông hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”. Vậy đấy, sông Hương là vậy, thực là một hình ảnh cực kì hùng vĩ, mạnh mẽ, được sinh ra và nuôi lớn ở núi rừng, nên sông Hương mang một bản tính tự do và mãnh liệt như vậy. Chỉ với một vài chi tiết, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả trọn vẹn nét đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn.
Thật độc đáo làm sao, sông hương trong lòng tác giả tựa như một cô gái di gan man dại. Có lẽ đây chính là phép nhân hóa đầy ẩn ý, qua đó gợi nên được nét hoang sơ, hấp dẫn của con sông này.
Qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông hương thực đã sống trong lòng bạn đọc. Toát lên được nét cá tính và vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ làm sao. Cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp lên một vẻ đẹp nữa của quê hương ,khiến ta càng thêm tự hào về đất nước mình.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 19)
Mang tính lưởng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thắm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại " như một nửa cuộc đời có gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái", vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trinh gian truân" không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách... như van xin... như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sang tạo nên những liên tưởng, những so ánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành cùa nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 20)
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Việt Nam ta một một đất nước có đặc điểm địa lý đặc biệt, với thống sông ngòi chảy dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ bao đời đã in sâu vào văn hóa, lịch sử và tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Từ thuở vua Hùng mới bắt đầu dựng nước bên dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, đến những ngày chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, những ngày chống quân Tống trên sông Như Nguyệt đầy hào hùng và oanh liệt. Bởi thế nên khi nhắc nhở về quê hương yêu dấu, về mảnh đất chôn rau cắt rốn, người ta vẫn thường tha thiết, nặng tình về một dòng sông thương nhớ đã gắn với quê cha đất tổ bao đời. Đó có thể là dòng sông Lô hùng tráng gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Văn Cao, cũng có thể thấy hình ảnh “sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh/ nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” trong thơ của Hoàng Cầm. Hoặc là một dòng sông tươi đẹp trữ tình trong thơ của Giang Nam với “quê hương tôi có con sông xanh biếc/ nước khơi trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa bóng sống dòng sông lấp loáng”. Hay với Nguyễn Tuân một nhà văn ưa “xê dịch” thì đó là dòng sông Đà hùng vĩ, dữ dội, lại cũng mang những vẻ thơ mộng, trữ tình. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng không ngoại lệ, người con cả đời đậm tình quê với Huế ấy cũng giữ trong tim mình dáng vẻ của dòng sông Hương ngàn năm soi bóng kinh thành cố đô trong tác phẩm bút ký nổi tiếng Ai đã đặt tên cho dòng sông? Mà vẻ đẹp của dòng Hương giang ở khúc thượng nguồn được nhà văn thể hiện một cách đầy tinh tế và sinh động.
Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm đại diện mẫu mực cho thể loại ký trong văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là gương mặt xuất sắc nhất trong tổng số các tác phẩm ký của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm viết tại Huế vào năm 1981, xuất bản vào năm 1986 trong tập sách cùng tên. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một nhan đề lạ và hấp dẫn, khơi gợi hứng thú và tò mò cho người đọc đi vào tìm hiểu để tự tìm câu trả lời cho mình. Bên cạnh đó nó còn mở ra nội dung của tác phẩm, đầu tiên là vẻ đẹp của dòng sông Hương trên tất cả các góc nhìn phong phú và đa dạng, thứ hai là huyền thoại về cái tên “Hương” thơm và đẹp muôn đời của dòng sông.
Sở dĩ Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn dòng sông Hương làm hình tượng nghệ thuật chính trong tác phẩm của mình bởi đây là con sông nổi bật làm nên vẻ đẹp của mảnh đất xứ Huế, nơi mà nhà văn đã gắn bó từ thuở lọt lòng, đã để lại tỏng ông nhiều ấn tượng sâu sắc, đồng thời cũng là hình tượng mà ông có nhiều am hiểu tường tận cả về địa lý, văn hóa và lịch sử. Dòng Hương giang ấy trông từ góc nhìn địa lý lại mang những vẻ đẹp hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ, đặc biệt là khúc thượng nguồn khi dòng sông vẫn còn ẩn giấu hình hài, dáng vẻ của mình trong bạt ngàn Trường Sơn. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện cái tài liên tưởng độc đáo, phong phú và mạnh mẽ của mình khi so sánh hình ảnh dòng sông với “một bản trường ca của rừng già” mang đậm vẻ hào hùng, tráng lệ và sôi nổi. Đó là một dòng sông nổi bật vẻ hùng vĩ với hình ảnh những đoạn sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc,…”. Đồng thời nó cũng lại có những vẻ đẹp rất thơ mộng và trữ tình khiến người ta không khỏi say mê, cảm thán bằng “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Sắc đỏ “chói lọi” ấy của loài đỗ quyên càng làm nổi bật lên cái dáng điệu rộn rã, bừng bừng khí thế của một dòng sông giữa lòng Trường Sơn hoang dã và bí ẩn, tựa như tuổi trẻ son sắt của những chàng trai, những cô gái đang thỏa sức vẫy vùng giữa biển trời thanh xuân nồng nhiệt, sống động. Cuối cùng cái tính chí dương hùng tráng và nét dịu dàng, đắm say, trữ tình chí âm của dòng sông đã dung hợp, bổ khuyết cho nhau để tạo nên một Hương giang kỳ vĩ, cá tính và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Nhưng bấy nhiêu đấy vẫn chưa đủ để làm nổi bật hẳn cái cá tính của dòng Hương giang giữa muôn vàn các dòng sông của nhiều tác giả khác, ví như so sánh với Nguyễn Tuân nhà văn cũng có một dòng sông Đà hung bạo, mãnh liệt kết hợp với vẻ trữ tình thi vị đầy đặc sắc. Thế nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn cách nhân hóa sông Hương, khoác lên cho nó một tính cách thật đặc biệt bằng dáng vẻ của một người con gái Di-gan “phóng khoáng và hoang dại” thật quyến rũ, bí ẩn, cùng với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”. Làm nổi bật lên cái vẻ sôi nổi tràn đầy sức sống của dòng sông khi người ta nghĩ đến một người con gái tuổi đôi mươi, tinh nghịch nhảy xoay tròn bằng đôi chân trần linh hoạt, với nụ cười lanh lảnh trong vắt, tựa tiếng chim. Đồng thời mang đến cả những hình dung về một dòng chảy lắt léo, ưa khám phá, ưa tự do được rừng già Trường Sơn hun đúc suốt từ thuở cha sinh mẹ đẻ, rất mạnh mẽ và tràn đầy sức sống. Thế nhưng cái cá tính phóng khoáng, hoang dại ấy cũng không phải là thứ mà dòng Hương giang muốn đem đi phô bày khắp mọi nơi, dường như dòng sông ấy muốn giữ chút gì đó cho riêng mình như là thế giới nội tâm đầy tâm sự, và nhờ rừng già coi giữ như một một quý giá bằng cách “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng” để bước vào cuộc hành trình tiếp theo.
Khi đã cất lại một phần tâm hồn trong rừng già, sông Hương lại bộc lộ ra một nét tính cách mới, thú vị mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tinh tế liên tưởng rằng đó là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”. Dòng sông đã hoàn toàn rũ bỏ cái cá tính mạnh mẽ, hoang dại để trở mình biến thành một người phụ nữ dịu dàng, một người mẹ bao dung, ngàn đời nuôi dưỡng những đứa con trong Huế bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng hương thơm thân thuộc, bằng vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”. Nhắc nhở con người nhớ lại sự hy sinh to lớn của bà mẹ Hương giang ngàn đời đã dang rộng vòng tay ôm ấp, hy sinh, trải qua biết bao nhiêu thế hệ thăng trầm nuôi lớn đứa con cố đô bằng tất cả tấm lòng yêu thương, mong đợi. Có thể nói rằng với sự liên tưởng này Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ biến sông Hương thành một thực thể có linh hồn có xúc cảm mà còn đặc biệt nhấn mạnh làm nổi bật mối quan hệ diệu kỳ, gắn bó sâu sắc của dòng sông với mảnh đất cố đô bao đời nay. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tấm lòng gắn bó của nhà văn với quê hương, gắn bó với dòng sông có nhiều nét cá tính độc đáo này.
Như vậy, qua một đoạn miêu tả dòng Hương giang ở thượng nguồn, vẻ đẹp của dòng sông đã được tác giả bộc lộ một cách tinh tế với trường liên tưởng phong phú và độc đáo. Sông Hương trở thành một sinh thể có tâm hồn, có xúc cảm và có cả cuộc đời, với nhiều nét cá tính khác nhau lúc hùng vĩ, mãnh liệt, lúc hoang dại quyến rũ, rồi có lúc lại thật dịu dàng bao dung. Tất cả đã kết hợp làm nên một vẻ đẹp tuyệt vời, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc về một dòng sông có cái tên rất hay “sông Hương”.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 21)
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa thì người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế, sông Hương là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Mở đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu sự độc đáo, đặc biệt và đầy ấn tượng của con sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố. Trước về vùng châu thổ êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuộn xoáy. Mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thắm”, vừa mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Tính lưỡng thể của dòng sông Hương ở thượng nguồn vừa “phóng khoáng và man dại " như một nửa cuộc đời có gái Di-gan, biểu lộ “sức mạnh bản năng ở người con gái", vừa mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.
Dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trinh gian truân" không kém phần kì lạ và bí mật, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khó trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Nguyễn Tuân đã từng tả tiếng thác sông Đà “như oán trách... như van xin... như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, có lúc như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng “đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”... Đó là những ấn tượng vô cùng sâu sắc mà bác Nguyễn đã gieo vào lòng ta khi đọc tùy bút Người lái đò Sông Đà. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so sánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía.
Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Dưới cái nhìn tài hoa, uyên bác của tác giả, sông Hương được khám phá ở nhiều góc độ khác nhau, từ địa lí lịch sử đến văn hóa, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa các biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, ẩn dụ khiến cho con sông từ vật vô tri vô giác nay bỗng trở nên có hồn, có tính cách, có tâm trạng khi thì dịu dàng, đắm đuối khi lại mạnh mẽ, quyết liệt. Ngôn từ phong phú, đa dạng, giọng văn đầy biến hóa đã tạo nên tuyệt bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mang nét riêng biệt trong văn phong của tác giả.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú của nhà văn về các kiến thức văn hóa, nghệ thuật. Bài kí trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã đem đến cho chúng ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bởi nếu có quê hương thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Phải chăng vì thế mà trong thơ của Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 22)
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là tác phẩm xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về sông Hương. Tác phẩm khắc họa hình tượng một con sông thơ mộng, trữ tình của Huế.
Ở thượng nguồn, sông Hương như một người con gái man dại của núi rừng. Sự man dại ấy được so sánh như “trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” khi chảy qua những miền hiểm trở, sông Hương mang những vẻ dữ dội đặc trưng. “Mãnh liệt qua ghềnh thác” nhưng cũng có lúc sông Hương như một cô gái đầy nữ tính dịu hiền “dịu dàng, say đắm”.
Ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương như một người con gái Di-gan man dại. Nhờ có rừng già, sông Hương đã được hun đúc một bản tính tự do phóng khoáng sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa hình lãnh thổ nơi đây, để khi đi khỏi, bắt gặp xứ Huế mộng mơ, sông Hương “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”.
Khi tả sông Hương ở đồng bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường như ngụ ý tả tỉ mỉ sông Hương “nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục”. Từ ngã ba Tuần đến điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc rồi dần dần ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.
Vì gặp Huế, sông Hương trong lòng tác giả như thay đổi tâm tình đột ngột “sông như chế ngự được bản năng của người con gái” cảnh đẹp, có đường nét và hình khối “nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo” sông Hương còn mang màu sắc vô cùng đẹp “sớm xanh trưa vàng chiều tím”.
Lại còn vẻ đẹp trầm mặc u tịch đó là vẻ đẹp mang tính triết lí cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông nơi chùa Thiên Mụ. Vậy đấy, một cô gái hoang dại như những nàng Di-gan, nay đã mang lại mỡ màu phù sa cho xứ Huế. Sông Hương thực đã thay tính đổi nết vì gặp được nơi này.
Đặc biệt đoạn miêu tả sông Hương đi qua thành phố miêu tả đầy ấn tượng. Những chiếc cầu bắc qua dòng sông thật đẹp “nhỏ nhắn như những vầng trăng non” dòng sông như không muốn xa thành phố. Nó cứ như vậy “để nói một lời thề trước khi về biển cả” ấy như một tấm lòng của người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ xở.
Sông Hương còn được nhìn dưới góc độ văn hóa, như một âm nhạc cổ điển của Huế. Như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya… Quả thật, âm nhạc Huế đã sống trên mặt nước nơi con sông này. Sông Hương còn gắn với lịch sử dân tộc, “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, nó là điểm tựa bảo vệ biên cương thời Đại Việt. Nó đi vào thời cách mạng tháng Tám như một chứng nhân lịch sử quan trọng. Gắn với lịch sử Huế, lịch sử dân tộc.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 23)
“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” là bài bút kí xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về dòng sông trữ tĩnh, thơ mộng của Huế. Mạch cảm xúc của bài kí chính là vẻ đẹp đặc trưng, riêng biệt của con sông duy nhất chảy qua dòng thành phố Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài tình khi lột tả được hết vẻ đẹp và linh hồn của dòng sông mang đặc trưng của Huế này.
Có lẽ vì đặc trưng của thể loại bút kí nên lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng và mềm mại. Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu sông Hương nên Hoàng Phủ Ngọc tường đã khoác lên bài kí một màu sắc, âm hưởng riêng có của Huế.
Dòng sông Hương được tác giả ngợi ca “dòng sông duy nhất chảy qua thành phố Huế”, dòng sông vắt mình qua thành phố, chứng kiến bao nhiêu đổi thay của mảnh đất này.
Cái nhìn đầu tiên của tác giả khi viết về sông Hương là cái nhìn từ vùng thượng nguồn. Vẻ đẹp của dòng sông lúc này khiến tác giả liên tưởng đến cô gái Di gan phóng khoáng, mê dại, đầy sức hút. Qua ngòi bút của tác giả, sông Hương hiện lên thật kì vĩ “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già.
Thật độc đáo khi dưới con mắt của tác giả, sông hương tựa như “Cô gái di gan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng”. Có lẽ đây là phép nhân hóa đầy ẩn ý nhằm gợi lên nét đẹp hoang sơ nhưng hấp dẫn của con sông này. Như vậy có thể thấy được qua ngòi bút phóng khoáng của tác giả, sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ và đầy cá tính.
Tuy nhiên đây mới chỉ là ở thượng nguồn, cùng Hoàng Phủ Ngọc tường khám phá vẻ đẹp của dòng sông này khi chảy về thành phố Huế. Có lẽ người đọc sẽ bất ngờ với vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển của nó. Tác giả đã ví sông Hương như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Không phải vô duyên vô cớ mà tác giả lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.
Sông Hương khi chảy về thành phố có sức hấp dẫn tuyệt vời đối với người đọc. Ở đây chúng ta nhận ra một lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, rất mực tài hoa của tác giả. Ông vẽ lên vẻ đẹp của sông hương không chỉ bằng ngôn ngữ mà còn bằng cả trái tim đầy tình yêu thương.
Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương như “cô gái đẹp ngủ mơ màng” – một vẻ đẹp màu màu sắc của câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp. Và sông hương bỗng “chuyển dòng liên tục” “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”, “trôi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Một sự diễn tả quá trữ tình, quá độc đáo khiên ngưỡng đọc khó cưỡng lại được vẻ đẹp tuyệt vời này.
Sông hương vừa mềm mại, vừa dịu dàng “mềm như tấm lụa”, có khi ánh lên những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Sự chuyển đổi màu sắc theo mùa, theo thời gian như thế này đã làm nên một nét đặc trưng cho những ai muốn ngắm nhìn sông hương thật lâu.
Hoàng Phủ Ngọc Tường tả sông hương như vẽ, vẽ lên một bức tranh hoàn mĩ và tuyệt vời nhất về dòng sông huyền thoại này. Sông Hương tạo nên nét đẹp của đất cố đô Huế, ẩn mình trong trầm tích của nét văn hóa hàng nghìn năm lịch sử.
Thú vị nhất là đoạn sông hương chảy trong lòng Huế, tác giả cứ ngỡ rằng sông Hương tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu nên tươi vui hẳn lên.
Vẻ đẹp của dòng sông này được cảm nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhìn bằng con mắt của hội họa, sông Hương và những chi lưu của nó tạo những đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô; qua cách cảm nhận âm nhạc, sông hương như điệu slow chậm rãi sâu lắng, trữ tình…Một vẻ đẹp khiến người khác phải ngỡ ngàng và đắm say chẳng thể dứt ra.
Sông hương còn là chứng nhân lịch sử, là “người” chứng kiến sự đổi thay của cố đô Huế từng ngày. Trong sách Dư địa chí “dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của tổ quốc đại việt qua những thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân của anh hùng nguyễn huệ…”
Có thể nói rằng để cảm nhận sông hương với nhiều góc độ, nhiều vẻ đẹp khác nhau, Hoàng Phủ Ngọc tường phải có trái tim nhạy cảm, yêu và thương tha thiết dòng sông thơ mộng này. Một lối viết giản dị, nhẹ nhàng nhưng đầy lôi cuốn đã khiến độc giả không thể để dứt mạch cảm xúc. Tác giả đã phát huy được đặc trưng của thể loại bút kì đầy sắc bén và tình cảm này.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 28)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Một trong những tác phẩm đặc sắc của ông phải kể đến “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng dòng sông Hương, đặc biệt nhất là khi ở thượng nguồn.
Con sông Hương ở thượng nguồn được Hoàng Phủ Ngọc Tường khắc họa với hai nét đẹp: mãnh liệt hoang dại nhưng cũng đầy dịu dàng và say đắm. Hành trình của Hương giang cũng giống như mọi con sông khác – bắt đầu từ thượng nguồn – nơi mà trong cảm nhận của nhà văn, giống như “bản trường ca của rừng già”.
Quả là như vậy, con sông ở đây đã gắn liền với dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ với sức mạnh nguyên sơ bản năng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
Phép tu từ so sánh kết hợp với động từ mạnh và lối điệp cấu trúc đã khiến con sông hiện lên giống như một bản nhạc giàu cung bậc của thiên nhiên. Nhưng bản trường ca ấy không chỉ hào hùng, mà vẫn mang nét trữ tình sâu lắng. Sau những “rầm rộ”, “cuộn xoáy”, con sống đã dần trở nên “dịu dàng” hơn, đằm thắm hơn để rồi có thể làm “say đắm” bất cứ chàng trai nào khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Đặc sắc nhất đó là vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã của rừng già đã đem đến cho nó một vẻ đẹp mà trong suy cảm của nhà văn giống như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Chúng ta đã biết đến những cô gái Di-gan là những người thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ là những người thiếu nữ có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ.
Khi so sánh con sông với những cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất thiếu nữ, rất tình tứ của con sông. Một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng và đầy hấp dẫn.
Nhà văn muốn đem đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn, muốn “ghi công” sông Hương như một “đấng sáng tạo” đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Nếu như bấy lâu nay, chúng ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp bên ngoài.
Nhưng lại quên mất đi nó còn là nơi khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa – văn hóa Huế. Dòng sông “trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” có nghĩa là nó duy trì và bồi đắp “phù sa” cho cả một vùng văn hóa được hình thành hai bên bờ sông.
Vậy nhưng “dòng sông hình như không muốn bộc lộ” cái công lao to lớn ấy. Nó đã âm thầm chảy và đã lặng lẽ cống hiến cho Huế nhiều thế kỷ: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Khi đọc câu văn, người đọc mới thấy hết được nét độc đáo trong ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn đã cho thấy chiều sâu vẻ đẹp và “nhân cách” của dòng sông, là nét “tính cách” đáng trân trọng của Hương giang mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa.
Như vậy, con sông Hương ở thượng nguồn được nhà văn khắc họa thật độc đáo. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp người đọc hiểu hơn về nét đẹp của sông Hương – một biểu tượng của thành phố Huế.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 29)
Ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương giống như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa cúc dại được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
Dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, sông Hương như người con gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Nó thể hiện một vóc dáng mới, sức sống mới, đầy khát khao và lãng mạn “Sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Hành trình đến với người tình mong đợi của người giá đẹp khá gian truân và nhiều thử thách.
Nhưng trong quá trình ấy sông Hương lại như có cơ hội phô khoe tất cả vẻ đẹp của mình – vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ của người gái đẹp ra từ cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại “qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển sang hướng Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía Đông Bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế.
Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Bằng lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn những khúc quanh, ngã rẽ của con sông.
Tác giả đã vẽ lên bằng chất liệu ngôn từ cái dáng điệu yêu kiều và rất tạo hình của sông Hương khi nó ở ngoại vi thành phố Huế. Ông không chỉ tái hiện lại một cách chân thực dòng chảy tự nhiên của con sông mà quan trọng hơn là biến cái thủy trình ấy thành “hành trình đi tìm người yêu” của một người con gái đẹp, duyên dáng và tình tứ.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 30)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều hình vực. Ông chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí, lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế 1981, in trong tập sách cùng tên của ông.
Tác phẩm đã miêu tả cảnh quan thiên nhiên sông Hương, sự gắn bó của con sông với lịch sử và văn hoá của xứ Huế, của đất nước. Qua đó nhà văn bộc lộ niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho dòng sông Hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa trong lối hành văn của tác giả. Độc giả khó cưỡng một sức hấp dẫn toát lên từ hàng loạt động từ diễn tả cái dòng chảy sống động qua những địa danh khác nhau của xứ Huế.
Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”; nhưng ngay sau khi ra khỏi vùng núi, thì cũng như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, “rồi vòng những khúc quanh đột ngột”, vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, rồi “vượt qua”, “đi giữa âm vang”, “trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”…
Vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng, sông Hương có lúc “mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh. Tam Thai, Lựu Bảo; có khi ánh lên “những phản quang nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” lúc qua những dãy đồi núi phía tây nam thành phố và mang vẻ đẹp trầm mặc khi qua bao lăng tẩm, đền đài mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông u tịch cho đến lúc bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”…
Hai bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn và tài hoa trong đoạn văn đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hoà.
Sông Hương là người tình dịu dàng và chung thuỷ. Điều này được diễn tả trong một phát hiện thú vị của tác giả: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ.
Trích đoạn bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã gợi ra vẻ đẹp của Huế, của tâm hốn người Huế qua sự quan sát sắc sảo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông Hương. Ông xứng đáng là một thi sĩ của thiên nhiên, một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương đất nước.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 31)
Điểm nhìn của tác giả đối với sông Hương kéo dài theo suốt cuộc hành trình của con sông. Sau cái khởi nguồn ở vùng thượng lưu, sông Hương tiếp tục hành trình cam go, vất vả của mình để đến với Huế. Trước khi chảy vào lòng thành phố thân thương, nó cũng đã kịp để lại những dấu ấn riêng của mình.
Trong cái nhìn tình tứ và lãng mạn của tác giả, toàn bộ cuộc hành trình của dòng sông từ thượng nguồn về tới Huế giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một cô gái đẹp trong câu chuyện cổ tích lãng mạn về tình yêu. Trong tình yêu với Huế, người tình sông Hương hiện lên với những vẻ đẹp như thế nào?
Khi chảy vào Huế, sông Hương mang một vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi. Đi giữa thiên nhiên, sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch”.
Chảy bên những di sản văn hóa ấy, con sông như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, nó như khoác lên mình tấm áo “trầm mặc” mang cái “triết lí cổ thi” của cổ nhân. Dòng sông hay chính là dòng chảy của lịch sử vẫn bền bỉ chảy qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay. Sắp đến thành phố mến thương, mặt nước sông Hương trở nên mơ màng, phẳng lặng trong tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa bạt ngàn tiếng gà của những xóm làng.
Vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng sông Hương cũng đến nơi mà nó cần đến, cũng gặp được “thành phố tương lai” mà nó mong đợi, có lẽ vì thế mà con sông “tươi vui hẳn lên”. Sông Hương cập bến thành phố thân yêu giữa những “thuyền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long” để rồi “giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên”.
Đến đây, con sông giống như một cô gái đẹp e lệ, dịu dàng nghiêng mình chào Huế “…sông Hương đã uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến”, “như một tiếng vang không nói ra của tình yêu”. Giống như sông Xen ở Pari, sông Đa- nuýp ở Bu- đa- pét, “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”.
Sông Hương trong lòng thành phố Huế còn như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn kênh tiếp cận là âm nhạc. Trong tiếng Anh, “slow” nghĩa là chậm và sông Hương như một giai điệu trữ tình chậm rãi chỉ dành riêng cho Huế mà thôi.
Có thể thấy, nhà văn đã tinh tế khi nhìn ra một đặc trưng của Hương giang. So với các dòng sông khác ở Việt Nam và thế giới, lưu tốc của sông Hương không nhanh. Điều này đã được nhà văn lý giải từ đặc điểm địa lý : “những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.
Để làm nổi bật hơn cái đặc trưng này, nhà văn đã liên tưởng, so sánh sông Hương với sông Nêva – con sông chảy băng băng lướt qua trước cung điện Petecbua cũ để ra bể Ban-tích. Lưu tốc của con sông này nhanh đến mức “không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”.
Mượn câu nói của Hêraclít – nhà triết học Hy Lạp, trong một cách nói thật hình ảnh “khóc suốt đời vì những dòng sông trôi quá nhanh”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến một kiến giải khác, hết sức thú vị và độc đáo về lưu tốc của dòng sông mà ông yêu quý. Đó là cách lý giải từ trái tim: sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ là vì nó quá yêu thành phố của mình, nó muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa.
Viết về sông Hương giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường không quên một nét đẹp văn hoá đặc trưng gắn liền với dòng sông thơ mộng này. Đó là những đêm trình diễn âm nhạc cổ điển Huế trên dòng sông Hương. Ở góc nhìn âm nhạc này, tác giả gọi sông Hương là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Qua những cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế, có thể nhận thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi điểm nhìn, mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của xứ Huế.
Từ trong những cái nhìn ấy và qua giọng điệu của các đoạn văn, ta thấy bàng bạc một tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 32)
Cuối cùng sông Hương đã đến được với thành phố của mình, con sông mang một vẻ đẹp độc. Sông Hương như một điệu slow tình cảm của Huế. Lưu tốc của con sông khác hẳn với dòng sông khác. Phải chăng vì quá yêu thành phố của mình, con sông Hương muốn nhìn ngắm thành phố của mình lâu hơn trước khi rời xa nó.
Đó là tình cảm của dòng sông hương với Huế hay chính là tình cảm đặc biệt mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho sông Hương và xứ Huế. Sông Hương như người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya.
Viết về sông Hương giữa lòng thành phố Huế tác giả không quên những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng. Ở góc độ âm nhạc tác giả gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn. Sông Hương được ví như người tình dịu dàng và thủy chung. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông.
Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”: “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
“Nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố…”. Quả đúng như câu thơ Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 33)
Có ai về xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn dòng sông Hương huyền diệu. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của xứ Huế. Bởi vậy mà, nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật trong đó có văn chương. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương chính là tùy bút “ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nổi bật của tác phẩm này là hình tượng sông Hương đẹp, đầy màu sắc.
Trước hết, sông Hương là “bản trường ca của rừng già”. Sông Hương gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Con sông toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt vừa hùng tráng trữ tình như bản trường ca bất tận của thiên nhiên: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Câu văn dài gợi dậy cái dư vang của trường ca. “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Digan phóng khoáng man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Đây là một liên tưởng thú vị độc đáo. Bằng việc ví sông Hương với cô gái Digan, tác giả đã khắc sâu vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh mẽ. Sông Hương hiện lên như một con người có cá tính, có tâm hồn với vẻ đẹp hoang dại đầy tình tứ.
Khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Cách gọi này giúp người đọc có thêm một cách nhìn, một sự hiểu biết về vẻ đẹp hùng vĩ đầy chất thơ. Sông Hương còn là một đấng sáng tạo. Nó đã tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng xứ sở.
Nhà văn tiếp tục hình dung sông Hương như “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây, thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu truyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.
Thủy trình của sông Hương được miêu tả với sức sống mới, vóc dáng mới. Dòng sông chuyển dòng một cách kiên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột uốn mình qua những đường cong thật mềm. Hành trình khá gian truân, vượt qua nhiều thử thách: “từ ngã ba tuần sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản.
Nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Những câu văn miêu tả dòng chảy địa lý tự nhiên của dòng sông, biến dòng chảy ấy trở thành một hành trình của người con gái đẹp duyên dáng.
Vào giữa lòng thành phố, sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc”. “Sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quí của mình”. Sông Hương phẳng lặng đã khiến cho cảnh vật phố Huế trở nên mộng mị, ảo diệu, nhẹ nhàng. Sông Hương như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
Sông Hương như một giai điệu chậm rãi khiến cho mọi cảnh vật, mọi thứ xô bồ như một phút lặng. Sông Hương còn được ví với “tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Tác giả đã gợi đến một nét đẹp văn hóa của Huế gắn với dòng sông thơ mộng: nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc phải được biểu diễn trên sông vào đêm khuya mới cảm nhận hết được vẻ đẹp âm nhạc và màu sắc văn hóa đặc trưng ở nơi đây.
Khi rời khỏi thành phố, sông Hương như một “người tình thủy chung”. Khúc ngoặt về hướng Đông của dòng sông trong con mắt của người nghệ sĩ là biểu hiện của nỗi vấn vương, cả một chút lẳng lơ kín đáo. Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại gặp Kim Trọng để nói lời thề trước khi đi xa.
Dòng sông Hương là dòng sông của lịch sử, của thi ca. Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca, ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. Từ dòng sông biên thùy của các vua Hùng, đến bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt thời trung đại.
Thế kỉ mười tám nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của các cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám của những chiến công rung chuyển. Không chỉ lịch sử mà còn là thi ca. Dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình. Nó luôn mang vẻ đẹp mới. Nó có khả năng khơi nguồn cảm hứng mới cho các nhà văn nghệ sĩ. Một cảm hứng vô tận, nhiều sắc màu.
Hình tượng sông Hương hiện lên trong tác phẩm càng khiến cho bạn đọc yêu thêm dòng sông và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông. Đó chính là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 34)
Trong đất nước Việt Nam tươi đẹp, chúng ta ấn tượng nhất điều gì? Có bạn cho rằng, đó là lịch sử dân tộc? Có bạn lại nghĩ, đó là truyền thống văn hóa lâu đời. Ý kiến nào cũng đúng, cũng hay, nhưng có một ý kiến nữa cho rằng, đó là vẻ đẹp của quê hương. Trong đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc tường đã tài năng ghi lại vẻ đẹp của sông Hương, lại đặc tả cho ta sông hương ở thượng nguồn. Vẻ đẹp tuyệt đẹp và thơ mộng ấy đã khắc ghi trong lòng ta không bao giờ quên.
Vì đặc tính của thế kỉ, đó cũng là một trong những cơ may với ngòi bút tài hoa của ông. Nhờ đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường có thể phô bày hết mọi giác quan cảm xúc, phô diễn những câu chữ điêu luyện lên trang giấy để cho ta thấy một vẻ đẹp bất tận của sông Hương. Có lẽ vì đặc trưng ấy, nên sông Hương trong lòng ta rất phóng khoáng, điêu luyện, nhẹ nhàng mà mềm mại.
Với một tấm lòng yêu Huế, yêu cảnh quan quê hương ta, yêu từng cảnh sắc thiên nhiên, nên Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại một bài ký thật đẹp, có âm hưởng rất riêng.
Và cái nhìn đầu tiên, chắc chắn là cái nhìn ở thượng nguồn. Nơi thượng nguồn sông Hương khác hẳn khi đến với xứ Huế. Nơi đây ta như cảm nhận thấy một vẻ đẹp của dòng sông như một sự tự do mãnh liệt.
Vẻ đẹp lúc này của dòng sông khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh của một người con gái – những cô gái di gan. Đó là những cô gái được biết đến với những hình ảnh quen thuộc, về sự phóng khoáng, tự do và những sự man dại của một tâm hồn đầy sức sống và mãnh liệt.
Qua ngòi bút của tác giả, sông hương được miêu tả với những gì thực là kỳ vĩ và tuyệt vời nhất: “sông Hương tựa như một bản trường ca của rừng già, khi rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, lúc mãnh liệt vượt qua nhiều ghềnh thác, khi cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu, lúc dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu hoa đỗ quyên rừng”.
Vậy đấy, sông Hương là vậy, thực là một hình ảnh cực kì hùng vĩ, mạnh mẽ, được sinh ra và nuôi lớn ở núi rừng, nên sông Hương mang một bản tính tự do và mãnh liệt như vậy. Chỉ với một vài chi tiết, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả trọn vẹn nét đặc trưng của sông Hương khi ở thượng nguồn. Thật độc đáo làm sao, sông Hương trong lòng tác giả tựa như một cô gái di gan man dại. Có lẽ đây chính là phép nhân hóa đầy ẩn ý, qua đó gợi nên được nét hoang sơ, hấp dẫn của con sông này.
Qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông hương thực đã sống trong lòng bạn đọc. Toát lên được nét cá tính và vẻ đẹp kì bí, hùng vĩ làm sao. Cảm ơn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp lên một vẻ đẹp nữa của quê hương ,khiến ta càng thêm tự hào về đất nước mình.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 35)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nặng lòng với xứ Huế mộng mơ, với dòng sông Hương hiền hòa chảy. Có lẽ ông có duyên với mảnh đất và con người nơi đây nên những gì ông viết thường rất bình dị, mộc mạc nhưng lãng mạn và trữ tình. Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông này” được xem là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi khắc họa rõ ràng từng đường nét và vẻ đẹp đa chiều của dòng sông Hương. Một vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng, nên thơ và rất mực cổ kính.
“Ai đã đặt tên cho dòng sông này” được viết theo thể kí, một thể loại có thể ghi chép lại cảm xúc, tâm tư tình cảm, những dòng cảm xúc bất chợt, suy nghĩ bất chợt một cách sâu sắc nhất. Có lẽ chính thể loại này đã khiến cho bài kí đi vào lòng người đọc một cách chân thành như vậy. Vẻ đẹp của dòng sông Hương theo ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên một cách đầy ấn tượng, một vẻ đẹp khiến cho người đọc ngỡ ngàng, sửng sốt.
Sông Hương là dòng sông “duy nhất” chảy qua lòng thành phố Huế nên nó mang những nét đẹp riêng mà không có dòng sông nào có được. Hình như Hoàng Phủ Ngọc Tường rất tự hào vì điều này, tự hào với một tình yêu sông Hương đến mê đắm.
Vẻ đẹp dòng sông Hương ẩn hiện dưới ngòi bút tinh tế và một tình yêu tha thiết đã khiến cho nó càng trở nên mê đắm đối với người đọc. Sông Hương được nhìn từ nhiều góc độ, từ nhiều khía cạnh, từ chiều dài của thời gian và chiều sâu của không gian. Nhưng dù ở góc độ nào thì sông Hương vẫn mang một nét đẹp riêng rất Huế.
Ở vùng thượng nguồn, sông Hương mang một vẻ đẹp không nơi nào có được. Đó là hình ảnh “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại” có tâm hồn ‘tự do và trong sáng”. Vẻ đẹp ấy được ngôn ngữ của tác giả ưu ái đã khiến nó đi vào lòng người đọc một cách chân thực nhất. Hoàng Phủ Ngọc Tường còn vẽ lên từng đường nét đầy mê hoặc, sông Hương như “bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng có lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của màu đỏ hoa đỗ quyên rừng”.
Chỉ một màu hoa đỏ hoang dại, đơn sơ giữa núi rừng ấy đã phần nào làm toát lên vẻ đẹp bình dị nhưng đầy sức ám ảnh của dòng sông hương. Như vậy vẻ đẹp của sông hương ở vùng thượng nguồn là vẻ đẹp mê đắm, hoang dại và không kém phần tinh tế. Có lẽ đây là nét đặc trưng của sông Hương , của Huế.
Và sông Hương được biết đến là dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất, chỉ đến với Huế và thuộc về Huế, như một mối duyên ngầm có từ lâu đời. Vẻ đẹp sông Hương là vẻ đẹp vang bóng một nền văn hóa trầm tích, nhiều thăng trầm, nhưng không kém phần dịu dàng và quyến rũ. Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng đến sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng huế”. Thật tài tình và thật lãng mạn biết bao nhiêu dòng sông của Huế mộng mơ.
Khi sông hương rời thượng nguồn về với thành phố xinh đẹp thì nó trở nên lãng mạn và đắm say. “Cô gái digan” ấy đã “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẳm, trầm mặc như triết lí, như cfoor thi…cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng muốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
Một đoạn văn nhẹ nhàng và không kém phần tình tứ, đầy duyên dáng của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả vẻ đẹp sông Hương lúc về thành phố. Từng đường nét mềm mại, đầy mê hoặc của sông Hương thực sự khiến người đọc ngỡ ngàng. Với lối viết gần gũi nhưng chân thành, tác giả đã mon men đi sâu vào tâm hồn người đọc những cảm xúc trong trẻo, chân thành nhất.
Sông hương như một “nàng thơ’ đắm mình trong thành phố, và đắm mình trong những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sông hương còn là dòng sông chứng kiến biết bao đổi thay của Huế, của những thăng trầm lịch sử “vẻ vang soi bóng kinh thành phú xuân”, “dòng sông của thời gian ngân vang, của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…”. Như vậy, sông Hương không chỉ tồn tại như vậy, nó còn là nhân chứng của lịch sử đất nước, của những tháng năm không thể nào quên đi.
Từ một dòng sông hoang dại, phóng khoáng, sông Hương đã trở nên dịu dàng, tài hoa và đầy ý chí kiên cường. Có lẽ đối với Hoàng Phủ Ngọc tường nói chung, với nhân dân Huế nói chung thì sông Hương chính là một biểu tượng đẹp đẽ nhất tạo nên vẻ đẹp Huế suốt mấy nghìn năm lịch sử.
Bằng ngòi bút tinh tế, cảm xúc chân thành và một tấm lòng yêu thương của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về sông Hương. Một vẻ đẹp rất riêng, rất dịu dàng, rất huế khiến người đọc muốn một lần đến đó tận hưởng.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 36)
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế cổ kính với những lăng tẩm, đền đài. Con sông ấy đã chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tươi mát cho cảnh vật cũng như con người nơi xứ Huế này.
Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãnh của những con người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương cũng đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt một lần thắc mắc, ai đã đặt tên cho con sông này là sông Hương nhỉ?
Nỗi băn khoăn ấy được ông thế hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
Đoạn nói về sông Hương rời khỏi kinh thành ra đi được Hoàng Phủ Ngọc Tường diễn tả bằng một ngòi bút nghệ thuật rất đỗi hào hoa phong tình. Ông đã nhân hóa sông Hương thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, họ biết nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước Hương Giang: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Ông cho hay, thi hào Nguyễn Du đã từng ôm ấp một phiến trăng sầu trong bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương. Một nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ đã chỉ đích danh hai câu thơ Trong như tiếng hạc bay qua – Đục như tiếng suối mới sa nửa vời mang điệu nhạc cung đình Tứ đại cảnh.
Hương rời khỏi kinh thành lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vĩ Dạ, rồi nó lại đổi dòng đột ngột gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bảo Vinh xưa cổ như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, phải chăng khúc lượn này, sông Hương có cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người. Tác giả cho rằng đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yẽu.
Đến với Huế mộng mơ là đến với sông Hương, đến với tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến với tiếng gà Bao Vinh, là đến với lăng tẩm đế vương, đến với con người thủy chung trọn tình trọn nghĩa, là đến với lời ca điệu hò gian dịu ngọt.
Tác giả bài tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã nói hộ lòng ta những tình cảm sâu sắc tốt đẹp ấy. Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc cùa ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.
Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên vô cùng đẹp đẽ, hòa quyện nhiều nét đẹp khác nhau, khi mạnh mẽ , dữ dỗi khi lại rất đỗi thâm trầm kín đáo. Vẻ đẹp của sông Hương cũng chính là vẻ đẹp của con người nơi đây. Qua bài kí này, tác giả cũng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 37)
“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt, Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được…” Huế là nơi con người và thiên nhiên hòa quyện với nhau là một, nếu đã đến Huế chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được điều này. Và có ai về xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn sông Hương xuôi dòng. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của xứ Huế.
Chính vì thế mà từ bao giờ nó đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn chương nói riêng và nghệ thuật nói chung. Một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương chính là tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngoài vẻ đẹp thơ mộng, dịu dàng mà nó mang trong mình thì đây còn là một dòng sông gắn với lịch sử đất nước và văn hóa xứ Huế nói riêng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, song gần như suốt cuộc đời, ông gắn bó với xứ Huế yêu thương.
Trong mối quan hệ với lịch sử đất nước, sông Hương là dòng “sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” theo dòng thời gian sông Hương là chứng nhân lịch sử, nhà văn đã đưa người đọc trở về với quá khứ gian truân mà hào hùng của đất nước để cảm nhận được hết nét đẹp này của sông Hương. Nó chính là một ải Chi Lăng ở phía Nam Tổ quốc đã bao lần làm quân thù khiếp sợ. Châu Hóa giữ vị trí chiến lược trong việc trấn giữ biên cương của Tổ quốc Đại Việt.
Lịch sử đã gọi nó là Vạn Lí Trường Thành của Phương Nam. Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, sông Hương là dòng Linh Giang âm vang lịch sử, là dòng sông biên thùy từng chiến đấu oanh liệt để bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Thế kỉ XVIII nó soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa. Thế kỉ XX, sông Hương đi vào Cách mạng tháng tám bằng những chiến công rung chuyển để rồi sau đó nó tiếp tục có mặt trong những năm tháng bi hùng nhất của lịch sử đất nước với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt. Quay về quá khứ xa xưa, ngòi bút nhà văn lấp lánh niềm tự hào về lịch sử một dòng sông có cái tên mềm mại, dịu dàng nhưng kiên cường, kiêu hãnh qua bao thăng trầm lịch sử.
Khi hòa bình lặp lại, sông Hương đã trở về cuộc sống đời thường khi đó nó là một người con gái dịu dàng của đất nước. Xuyên suốt trang văn của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra vẻ đẹp hùng tráng của dòng Hương Giang. Ông đã hiểu một cách thấu đáo, sông Hương từ cội nguồn của nó cho đến khi đổ ra biển Đông đều gắn với lịch sử dựng và giữ nước oai hùng của dân tộc.
Ai đã từng nghe ca Huế trên sông Hương mới có thể cảm nhận hết nét thơ mộng, lãng mạn của hồn điệu dân gian xứ Huế, trong trường liên tưởng của mình tác giả phát hiện ra mối quan hệ giữa những bản nhạc xưa của Huế với truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy được sự giao thoa tương đồng giữa thơ và nhạc.
Vẻ đẹp của sông Hương không được tô đậm, nếu nhà văn quên đi một dòng sông thi ca. Dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ và họ chưa bao giờ lặp lại mình. Khi nhìn vẻ đẹp của Hương Giang nó vẫn mãi mãi là nỗi hoài vọng về một cái đẹp nào đó chưa đạt tới, thi sĩ Tản Đà gọi dòng sông xanh biếc ấy là ” dòng sông trắng, lá cây xanh”.
Có người đã từng nói rằng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường rất uyên bác với vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật xứ Huế. Đó là sự uyên bác của một nhà Huế học. Nhận xét đó rất đúng với nhà văn, ông đã mang đến cho người đọc những kiến thức rất mới mẽ, sâu sắc về văn học Huế.
Có lẽ vì yêu mến dòng sông Hương nên vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên ấy đã khơi gợi nguồn cảm hứng để những nghệ nhân xưa may trang phục truyền thống của cô dâu Huế theo đúng màu sương khói trên sông Hương. Họ kết hợp loại vải vằn thưa màu xanh chàm với màu đỏ để làm nên một màu tím nhân loại của xứ Huế. Sự phát hiện ấy cho thấy sự am tường về văn hóa Huế đồng thời lối viết rất độc đáo, sáng tạo, bày tỏ được cảm xúc mến thương dành cho sông Hương và xứ Huế.
Qua bài kí, ta có thể cảm nhận được tấm lòng của nhà văn dành cho thiên nhiên, cho đất Huế, sâu xa hơn là tấm lòng cho quê hương đất nước, thiết tha với những giá trị cổ xưa của dân tộc. Đó là những giá trị mà cuộc sống hôm nay vẫn cần đến. Dòng sông Hương không chỉ bồi đắp nên một nền văn hóa cố đô mà còn làm màu mỡ thêm cho cuộc sống của mỗi chúng ta hiện tại.
Phân tích sông Hương ở thượng nguồn (mẫu 38)
Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà văn gốc Huế, ông vốn gốc người Quảng Trị, nhưng từ khi sinh ra ông đã ở Huế và cho đến tận cuối đời ông vẫn gắn bó với đất Huế. Có lẽ cũng chính vì thế mà nhà văn có một tình yêu và sự nghiên cứu rất sâu sắc về văn hóa, lịch sử, địa lý của xứ Huế, là cơ sở vững chắc để viết được bài tùy bút này xuất sắc đến vậy.
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết vào năm 1981, tại Huế, được in trong tập sách cùng tên, bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta được học nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết những trang bút ký này bằng tất cả tình yêu thương cùng cảm xúc dâng trào của mình trong nỗi niềm với Huế. Hình ảnh sông Hương hiện lên như hình ảnh một cô gái Huế xinh đẹp, diễm tình, mái tóc đen dài như suối, tính cách của cô gái mang đầy màu sắc mới mẻ, có cá tính lúc mạnh lúc dịu dàng uyển chuyển.
Mở đầu, dưới sự am tường sâu sắc về địa lý, tác giả đem đến cho người đọc người nghe cái vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đa dạng phong phú cùng sức quyến rũ của dòng sông. Sông Hương được nhìn nhận trên vẻ đẹp cảnh quan địa lý của xứ Huế và ngược lại vẻ xinh đẹp của thiên nhiên hai bên bờ sông cũng được dòng sông nâng đỡ làm nổi bật hẳn, giữa chúng là sự tương hỗ, phụ trợ cho nhau tạo nên một vẻ đẹp rất Huế, rất thơ mộng.
Sông Hương chảy qua ba đoạn lớn, sông Hương chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy ở ngoại vi thành phố Huế, cuối cùng là sông Hương chảy qua thành phố, và chính lúc lúc này dòng Hương Giang đã in bóng cái vẻ đẹp tuyệt mỹ của kinh thành Phú Xuân.
Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn, in bóng những vẻ đẹp mà núi rừng Trường Sơn đã tạo nên, đã góp phần hình thành nên dòng sông xinh đẹp. Và để làm rõ điều này tác giả đã đưa vào bài bút ký ba hình ảnh so sánh và nhân hóa đặc biệt ấn tượng, “sông Hương như một bản trường ca của rừng già”, một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo mới lạ, cho thấy cái cá tính của tác giả trong việc liên tưởng rất phong phú và mạnh mẽ đậm chất Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sông Hương mang cái chất hào hùng, dài bất tận, nằm giữa lòng Trường Sơn với bộ mặt vừa hùng vĩ vừa hùng tráng, cũng rất đỗi trữ tình. Tất cả thể trong cái nhịp chảy của nó “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xoáy như những cơn lốc”, tác giả sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh cái hùng tráng của dòng sông.
Nhưng không chỉ thế dòng sông cũng chẳng kém phần thơ mộng trữ tình khi chảy qua “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” và giữa cái cảnh sắc ấy dòng sông lại mang những phẩm chất khác hẳn “dịu dàng và say đắm”. Cả dòng sông tồn tại như một sinh thể mang những nét tính cách đối lập nhau nhưng vẫn rất hài hòa tạo nên một vẻ đẹp đa dạng phong phú, một sức sống mãnh liệt cho dòng Hương giang.
Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến được vùng thượng nguồn con sông, thể hiện cái sự kỳ công, lòng khám phá không ngừng, cái sự tinh tế trong cảm nhận của nhà văn, thể hiện được quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc của tác giả.
Hành trình về xuôi, hành trình chảy ra cửa biển Thuận An của sông Hương giờ đây giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức, tìm kiếm người tình trong mộng. Thế nên đoạn chảy này được tác so sánh như cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đầy đam mê. Đây là hành trình của những người yêu nhau tìm về với nhau, là hành trình của nàng công chúa đi tìm chàng hoàng tử trong mơ.
Dòng sông mang trong mình đầy đủ những sức sống mới những vóc dáng mới, chuyển dòng một cách liên tục, “vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Tác giả ngắm nhìn dòng sông mà tưởng tượng đến “người gái đẹp” đang phô ra những đường cong quyến rũ đầy hấp dẫn của mình, đây là dòng liên tưởng đầy sáng tạo và mạnh mẽ của nhà văn.
Cuối cùng tác giả đem đến cảnh sông Hương nằm trong vòng tay của kinh thành Huế như người con gái đang e ấp trong vòng tay của người thương, và lúc chuẩn bị rời xa người yêu. Nhà văn thật tài tình khi sáng tác ra những hình ảnh độc đáo “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”, gợi ra một mối tình mới chớm của người con gái Huế.
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ.
Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Phân tích Ông già và biển cả Ernest Hemingway
Phân tích Bên kia sông đuống – Hoàng Cầm
Viết đoạn văn 200 chữ về lòng nhân ái
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về lòng yêu nước
Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12