TOP 5 mẫu Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập (2024) SIÊU HAY

Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh lớp 12 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,556 18/12/2023


Phân tích cơ sở pháp lý Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập

A. Mở bài

Giới thiệu khái quát về "tuyên ngôn độc lập": là một văn kiện lịch sử vô giá.

B. Thân bài

+ Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp để làm căn cứ khẳng định quyền tự do, độc lập dân tộc => đây là hai bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của thế giới.

+ Từ lí lẽ về quyền con người, Hồ Chí Minh phát triển thành quyền dân tộc, tác giả giúp thế giới hiểu rằng các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng như nhau vì tất cả đều là con người

+ Nghệ thuật lập luận: dùng những lý lẽ của người Pháp, người Mỹ để nói với chính họ, lên án những hành động của họ. Người đề cao những tuyên ngôn độc lập về lẽ phải, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân tiến bộ ở Pháp và Mỹ.

+ Hồ Chí Minh đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau nhằm khẳng định niềm tự hào dân tộc.

+ Nghệ thuật lập luận: dùng những lý lẽ của người Pháp, người Mỹ để nói với chính họ, lên án những hành động của họ. Người đề cao những tuyên ngôn độc lập về lẽ phải, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân tiến bộ ở Pháp và Mỹ.

+ Hồ Chí Minh đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau nhằm khẳng định niềm tự hào dân tộc.

=> Bác ngầm cảnh cáo đế quốc: nếu chúng tiếp tục xâm lược Việt Nam có nghĩa là chúng đã phải bội lại lời thề, đi ngược lại với truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc.

C. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của cơ sở pháp lý được nêu trong tuyên ngôn độc lập.

Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập (mẫu 1)

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có ba bản tuyên ngôn độc lập. Trong đó nổi bật là Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945. Đây vừa là một văn kiện lịch sử, vừa là bài văn chính luận với những luận điểm hùng hồn, sắc bén. Trải qua nhiều thập kỷ nhưng những cơ sở lý luận mà người nêu ra trong Tuyên ngôn độc lập vẫn luôn có giá trị đanh thép và luôn sống mãi với thời gian.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc. Là danh nhân văn hoá lớn của nhân loại. Người đã góp nhiều công sức trong quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử, vừa là áng văn chương chính luận mẫu mực với hệ thống luận cứ, luận điểm rõ ràng với cách lập luận chặt chẽ, sắc bén. Bản tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh viết và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/ 9/ 1945 thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Với nhan đề Tuyên ngôn độc lập thể hiện đây là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố sự độc lập của một đất nước. Văn kiện này được viết khi giành lại chính quyền từ tay giặc ngoại xâm. Đây là một loại văn bản cáo có giá trị pháp lý trên trường quốc tế. Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo ra bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là một văn kiện lịch sử, một áng văn chính luận mẫu mực. Khẳng định Việt Nam là một đất nước độc lập, tự do, dân tộc Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và Phát xít Nhật.

Hồ Chí Minh chính là cây bút xuất sắc viết về văn chính luận với những luận điểm và dẫn chứng hùng hồn, đanh thép. Ở phần mở đầu của bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý vững vàng làm cho những luận điệu của thực dân Pháp, Mỹ và các nước đế quốc không thể bàn cãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra hai bản tuyên ngôn độc lập của nước Pháp và Mỹ. Đây là hai bản tuyên ngôn có giá trị và tầm ảnh hưởng lớn đối với nhân loại, đồng thời Pháp và Mỹ cũng chính là hai kẻ thù xâm lược lớn nhất của nước ta.

Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 có viết: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ngay đầu bản tuyên ngôn Bác đã đề cập tới những quyền con người, vốn dĩ đây là những nhu cầu thiết yếu và có sẵn từ khi sinh ra tới lúc chết đi mà không ai có thể xâm phạm hay tước bỏ nó.

Không chỉ có người Mỹ nhận định quyền con người mà trong tuyên ngôn của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi". Quyền tự do bình đẳng là nhân quyền và dân quyền, ngay từ khi mới sinh ra con người đã có sẵn những quyền đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mỹ làm cơ sở pháp lý bởi đây là hai áng văn chương nổi tiếng, mang giá trị pháp lý vững chắc. Đồng thời, lúc bấy giờ Pháp và Mỹ cũng là hai quốc gia có sự phát triển vượt bậc, hiện đại, văn minh, đề cao con người. Việc lấy hai nước lớn để làm dẫn chứng sẽ khiến Tuyên ngôn độc lập tăng tính thuyết phục. Đó cũng là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc, người dùng chính những lời lẽ và lập luận của Pháp và Mỹ để phản bác lại những hành động mà họ đã gây ra đối với Việt Nam. Việc đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng với nhau một lần nữa khẳng định vị thế của dân tộc Việt Nam, quyền bình đẳng, tự do, bác ái của dân tộc Việt Nam

Việc đưa ra cơ sở pháp lý thể hiện sự tôn trọng của Bác đối với những tư tưởng tiến bộ trong tuyên ngôn của Pháp, Mỹ đồng thời giành thế chủ động trong lập luận của mình. Bác đã rất khéo léo khi nêu hai cơ sở pháp lý đó, bởi vì nếu chỉ nói suông, không có dẫn chứng cụ thể, không một ai sẽ tin những điều trong bản tuyên ngôn là thật, việc lấy những bằng chứng cụ thể như vậy khiến Pháp và Mỹ bị thuyết phục hoàn toàn, nếu họ tiếp tục gây nên những ảnh hưởng làm tổn thương tới Việt Nam sẽ đi ngược lại với tinh thần cũng như tư tưởng bình đẳng, tự do, bác ái của dân tộc họ. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới.

Bằng các dẫn chứng về nhân quyền, Hồ Chí Minh mở rộng vấn đề "suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Lời khẳng định mạnh mẽ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo không phân biệt màu da, dù là ai cũng đều được hưởng các quyền lợi như nhau.

Quyền được sống, quyền tự do là những quyền cơ bản nhất mà mọi người sinh ra trên cõi đời này được hưởng, không một ai hoặc bất cứ thế lực nào được quyền chà đạp. Bác khẳng định chắc nịch "đó là lẽ phải, không ai chối cãi được".

Bên cạnh cơ sở pháp lý thuyết phục, Hồ Chí Minh còn đưa ra cách lập luận vô cùng sắc bén, lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn. Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là chuẩn mực của văn học chính luận. Ngay từ phần mở đầu của Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép, hùng hồn.

Những cơ sở pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra là bức tường thành vững chắc, là tiền đề để triển khai toàn bộ nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập ở phần tiếp theo.

Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập (mẫu 2)

Trong lịch sử văn học cũng như lịch sử dựng nước, giữ nước, chúng ta đã có ba bản tuyên ngôn độc lập: “Nam quốc sơn hà” (lý Thường Kiệt), “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) và đặc biệt là “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đánh giá về giá trị của tác phẩm, các ý kiến đều thống nhất khi nhận định “Tuyên ngôn độc lập” vừa là một văn kiện lịch sử vô giá, vừa là một mẫu mực của văn chính luận. Phần nêu cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho bản tuyên ngôn là minh chứng tiêu biểu cho mẫu mực của nghệ thuật lập luận đó.

Ở phần mở đầu của bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã nêu những cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn. Cụ thể, Người đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp để làm căn cứ khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc. Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau này bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp” năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Cả hai bản tuyên ngôn này đều khẳng định lẽ phải về quyền con người. Đó là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới thế kỉ XVIII - di sản tư tưởng của nhân loại. Từ lẽ phải về quyền con người, Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền dân tộc: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Tác giả đã giúp thế giới hiểu rằng các dân tộc dù da đen hay da trắng, da đỏ hay da vàng đều bình đẳng như nhau vì tất cả họ đều là con người. Cách lập luận của Hồ Chí Minh thật khôn khéo vì tác giả đã sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” khi dùng lời của Pháp và Mĩ để nói với chính họ. Trong tranh luận không gì thú vị bằng dùng chính lời của đối phương để bác bỏ đối phương khiến họ rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai”. Bác đã dùng cây gậy độc lập để đánh vào lưng những kẻ chuyên đi xâm lược, làm đổ máu và nước mắt của đồng loại mà cứ rêu rao về quyền tự do, bình đẳng.

Dẫn lời của Mĩ và Pháp lên đầu bản tuyên ngôn, người viết tỏ ra trân trọng, đề cao những tuyên ngôn thuộc về lẽ phải… vì thế tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trên thế giới, đặc biệt là dư luận tiến bộ ở Pháp và Mĩ. Mặt khác, Hồ Chí Minh đã gián tiếp đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang tầm nhau nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc. Cách lập luận ấy còn rất kiên quyết bởi mượn lời của Pháp và Mĩ, Bác đã ngầm cảnh cáo với bọn đế quốc thực dân rằng: Nếu chúng tiếp tục xâm lược Việt Nam có nghĩa là chúng đã phản bội lại truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao. Hành động phi nghĩa ấy sẽ là nguyên nhân đẩy chúng vào kết cục bi thảm. Cách lập luận ở phần mở đầu của bản tuyên ngôn độc lập thật chặt chẽ, thuyết phục và sáng tạo. Đoạn văn mở đầu hết sức ngắn gọn, súc tích: chỉ có hai câu trích dẫn, một lời bình luận suy rộng ra, một lời khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” đã làm nổi bật cơ sở pháp lý vững chắc về quyền sống, quyền tự do dân tộc, tiêu biểu cho vẻ đẹp mẫu mực của văn chính luận Hồ Chí Minh. Nó như phát súng thổi bùng lên phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa trên thế giới.

Phần hai của bản tuyên ngôn lại làm nổi bật những cơ sở thực tiễn cho lời tuyên bố độc lập. Trước hết, Người đã lập ra một bản cáo trạng những tội ác của thực dân Pháp để phủ nhận công lao “khai hóa”, “bảo hộ” của chúng. Pháp nêu chiêu bài có công “khai hóa” ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng để hợp thức hóa việc quay trở lại Đông Dương và Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác về cả chính trị và kinh tế để đập tan luận điệu xảo trá, bịp bợm ấy: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man… làm nòi giống ta suy nhược”. Còn về kinh tế, chúng đã “bóc lột dân ta đến tận xương tủy… bóc lột công nhân một cách vô cùng tàn nhẫn”.

Pháp nêu chiêu bài có công “bảo hộ” Việt Nam, thì Hồ Chí Minh đã tố cáo những tội ác về quân sự để bác bỏ “công lao” đó của chúng: đó là khi phát xít Nhật xâm lăng Đông Dương, thực dân Pháp đã “quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật” và chỉ trong hai năm, Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Khi thua trận, bị tước khí giới bởi Nhật, chúng còn nhẫn tâm giết hết số đông tù chính trị tại Cao Bằng. Bằng những lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng thật xác thực, ta có cảm giác Hồ Chí Minh đang lật lại bánh xe lịch sử để quay lại những tư liệu hết sức chân thực mà kẻ thù không thể chối cãi trong suốt 80 năm đô hộ Việt Nam. Tội ác ấy đã khiến cho hai triệu đồng bào ta chết đói, 95% dân số mù chữ,…

Ngôn ngữ và những hình tượng nghệ thuật được Người sử dụng vừa chính xác vừa truyền cảm: “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Câu văn cho thấy tội ác dã man của giặc, hành động đàn áp được diễn đạt bằng động từ “tắm” đã cho thấy bộ mặt thật của bọn thực dân khát máu, tàn bạo, đồng thời diễn tả được nỗi đau thê thảm của người dân mất nước đang quằn quại trong những “bể máu” đau thương. Thủ pháp điệp từ, điệp kiểu câu cũng được sử dụng vô cùng đắc địa. Những câu văn mở đầu bằng từ “chúng” nặng như búa tạ giáng xuống đầu kẻ thù và gợi trong tim ta nỗi đau xót nhức nhối. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với những động từ mạnh đã hệ thống hàng loạt những tội ác chồng chất mà thực dân Pháp đã gây ra cho mọi tầng lớp từ dân cày đến dân buôn, công nhân đến các nhà tư sản. Đó là tội ác mà “Trúc Lam Sơn không ghi hết tội/ Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” (Nguyễn Trãi).

Không chỉ có thế, bản tuyên ngôn còn phản ánh quá trình đấu tranh giành độc lập, khẳng định tư thế chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Dân tộc Việt Nam không những có quyền hưởng tự do độc lập mà thực tế đã giành được quyền tự do độc lập. Trước hết, nhân dân Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập. Trong bao nhiêu năm qua, Việt Nam đã là dân tộc chịu nỗi đau xâm lược, còn Pháp là kẻ thù đi xâm lược. Nếu thực dân Pháp đã hèn hạ phản bội lại Đồng Minh, dâng Đông Dương cho Nhật thì nhân dân ta đã anh dũng đứng về phía Đồng Minh chống phát xít. Nếu thực dân Pháp hèn nhát, phản động, vô nhân đạo thì chúng ta luôn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo: “giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”. Đó là những việc làm cao thượng, những cử chỉ nhân nghĩa xứng đáng với truyền thống cao đẹp của dân tộc:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”

(Bình Ngô đại cáo).

Không chỉ có vậy, Việt Nam đã thực sự giành được quyền tự do, độc lập. Việt Nam đã không còn là thuộc địa của Pháp vì Pháp đã bán rẻ chúng ta cho Nhật. Và sau đó, nhân dân ta trong cuộc Cách mạng tháng tám đã giành chính quyền từ tay Nhật, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đó là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh bền bỉ với những hi sinh xương máu. Câu văn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị…” đã cho thấy ba kẻ thù bị đánh bại: thực dân, phát xít và phong kiến. Chín chữ ngắn gọn đã khái quát được gần một nghìn năm lịch sử với những sự kiện trọng yếu của dân tộc. Pháp hoảng hốt bỏ chạy, Nhật quỳ gối đầu hàng, Bảo Đại thì hai tay run rẩy trao ấn kiếm cho chính quyền Cách mạng, tất cả rác rưởi đã được quét dọn cho một quốc gia mới ra đời. Để khẳng định quyền dân tộc, Người đã sử dụng rất nhiều thủ pháp: điệp ngữ, điệp cấu trúc (những câu văn bắt đầu bằng cấu trúc “sự thật là…”) vang lên một cách dõng dạc vừa khẳng định sự thực, vừa khẳng định chân lý. Hàng loạt các dẫn chứng xác thực không thể chối cãi được như tái hiện trước mắt chúng ta những chặng đường bi thương hào hùng của dân tộc.

Việc nêu những cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn làm cơ sở cho lời tuyên ngôn độc lập là một công việc khó khăn nhất, rất khó để làm được một cách khôn khéo, thuyết phục nhưng Hồ Chí Minh đã xử lý một cách khéo léo bằng những lập luận trí tuệ, sắc sảo, đầy sức thuyết phục. Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn đã chứng minh “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện được tài năng của người con ưu tú của dân tộc Việt Nam - chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập (mẫu 3)

“Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên Lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày Tuyên ngôn Độc lập.”

Mỗi lần đọc bài thơ “Nắng Ba Đình”, lòng tôi lại nao nao xúc động nhớ những thước phim tài liệu về ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1945 - ngày đánh dấu một sự kiện lớn trong lịch sử của dân tộc ta. Tôi chợt bắt gặp một vầng trán cao rộng, một ánh mắt nheo cười, Bác Hồ đang bước lên lễ đài cùng với giọng nói ấm áp, thân mật: “Hỡi đồng bào cả nước!”.

“Tuyên ngôn Độc lập” mở đầu bằng những câu văn hết sức giản dị, mộc mạc như vậy mà vẫn chứa chan tình cảm yêu thương, vẫn gợi không khí thật thiêng liêng. Hai tiếng “đồng bào” thật gần gũi, thân mật, vừa chứa chan tình yêu thương ruột thịt, vừa khơi dậy niềm tự hào, khơi dậy cội nguồn linh thiêng của dân tộc: Con Rồng, cháu Tiên. Trên thế giới này, có lẽ chỉ riêng dân tộc ta là cùng sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Có thể nói, vấn đề cơ bản và quan trọng nhất trong phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập” chính là xác lập cơ sở pháp lý. Cơ sở pháp lý ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập, đó là những quyền không ai có thể chối cãi được. Những lời ấy được ghi trong bản Tuyên ngôn Độc lập ở Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. Đó là quyền được sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lấy những lời bất hủ được ghi rành rành trong hai bản “Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ” và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp” đã được cả thế giới công nhận làm cơ sở pháp lý vô cùng vững chắc cho bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bác đã dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ và của Pháp, chứa đựng những tư tưởng lớn, đã được thừa nhận của nhân loại, để làm cơ sở pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam. Cách lập luận của tác giả vừa khôn khéo vừa kiên quyết. Bác đã dùng lời lẽ bản tuyên ngôn của Mỹ, Pháp để phủ nhận chính âm mưu xâm lược của hai cường quốc này. Qua thủ pháp nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”,dường như tác giả đã ngầm cảnh cáo nếu Pháp xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc họ đã đúc kết thành chân lý ghi trong bản tuyên ngôn. Họ sẽ làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mỹ nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Từ cơ sở pháp lý ban đầu là quyền của con người Hồ Chí Minh đã suy rộng theo tính chất bắc cầu khẳng định quyền dân tộc. Người dõng dạc khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sự phát triển từ quyền con người, quyền dân tộc là suy luận hết sức thông minh và chặt chẽ. Đó còn là một sáng tạo có ý nghĩa to lớn, một cống hiến vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam và cả nhân loại. Sự phát triển ấy chẳng những là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX. Mà còn là phát súng hiệu thức tỉnh kêu gọi các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên đấu tranh để giải phóng độc lập tự do.

Khép lại phần mở đầu là câu văn chắc nịch đanh thép. Người khẳng định mọi quyền lý lẽ chính đáng của con người, dân tộc là những “lẽ phải không ai chối cãi được”. Đây chính là bức tường pháp lý sừng sững, là tiền đề triển khai toàn bộ nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập ở phần tiếp theo. Câu văn này cũng thể hiện tính luận chiến quyết liệt của ngòi bút Hồ Chí Minh. Người ngầm cảnh báo với kẻ thù xâm lược, chúng không thể phủ nhận những lí lẽ, chân lý mà toàn thế giới đã công nhận.

Chỉ bằng đoạn văn ngắn mở đầu, Tuyên ngôn Độc lập đã đưa ra căn cứ, lý lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận này hết sức chính xác, chặt chẽ. Vậy là ngay từ phần mở đầu của “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng tỏ tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờ và sức hấp dẫn kỳ lạ của đoạn văn.

Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập (mẫu 4)

Bàn về văn chính luận, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là chuẩn mực, đại diện điểm sáng trong lập luận, dẫn chứng và tận dụng các thủ pháp nghệ thuật. Ở phần mở đầu của Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lý vô cùng vững chắc, làm cho những luận điệu của thực dân Pháp, Mỹ và các nước đế quốc trên thế giới trở thành luận điệu vô nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để làm căn cứ, nền tảng của lời tuyên bố sau này.

Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề nhân quyền của con người, đó vốn dĩ là những nhu cầu vô cùng cần thiết và vốn có mà không ai có thể xâm phạm, tước bỏ.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 cũng khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Quyền tự do, bình đẳng là nhân quyền cũng là dân quyền, ngay từ khi mới ra đời, con người đã có sẵn những quyền lợi đó.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa tuyên ngôn của Pháp, Mỹ làm cơ sở pháp lý bởi đây là hai bản tuyên ngôn là những áng văn chương vô cùng nổi tiếng, có giá trị pháp lý, lịch sử vô cùng vững chắc. Hơn nữa, cả Pháp và Mỹ thời bấy giờ là những quốc gia phát triển vượt bậc, hiện đại văn minh và đề cao con người; lấy Pháp, Mỹ là điểm soi chiếu thì sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập sẽ tăng thêm.

Đây còn là thủ pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc của tác giả, lấy “gậy ông đập lưng ông”. Người dùng những luận điệu, lời lẽ và lập luận của Pháp, Mỹ để nhấn mạnh và khẳng định lại với hai cường quốc này về những vấn đề tương tự đối với Việt Nam.

Không chỉ thể, việc đưa ra cơ sở pháp lý như vậy một mặt thể hiện sự tôn trọng đối với những tư tưởng tiến bộ trong tuyên ngôn của Pháp, Mỹ, mặt khác giành thế chủ động về cho dân tộc ta, khiến Pháp, Mỹ rơi vào tình thế bị động, không thể phản bác lại. Bởi lẽ, những vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp bàn đến là dựa theo hai bản tuyên ngôn của họ. Pháp, Mỹ tiếp tục xâm lược Việt Nam chính là đang truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao.

Bằng các dẫn chứng về nhân quyền, Hồ Chí Minh mở rộng ra vấn đề về dân quyền: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Lời khẳng định vô cùng mạnh mẽ của tác giả về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Dù là nam hay nữ, người da trắng, da vàng hay da đen, người giàu hay người nghèo,...thì đều được hưởng các quyền lợi như nhau.

Đó gọi là công bằng, bình đẳng. Những quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do là quyền cơ bản nhất mà ai cũng có quyền được hưởng, không một ai hoặc bất cứ thế lực nào được quyền chà đạp. Người khẳng định: “Đó là lẽ phải, không ai chối cãi được".

Bên cạnh cơ sở pháp lý được đưa ra, Hồ Chí Minh còn cho thấy tài năng của mình qua cách lập luận vô cùng sắc bén, lúc nhu, lúc cương vô cùng linh hoạt. Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là chuẩn mực của văn học chính luận, tuy mang tính chính trị cao nhưng không hề nhàm chán, mực thước; ngược lại còn khiến nhiều người không khỏi kinh ngạc, trầm trồ khen ngợi trước áng văn chương bất hủ này.

Đã hơn 75 năm kể từ ngày cả đất nước hướng về quảng trường Ba Đình cờ hoa rực lửa, nghe Hồ , Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giây phút thiêng liêng, hào hùng ấy không khỏi làm cho nhiều người xúc động mà rơi lệ. Dường như cho đến giờ đây, mỗi lần đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ta lại nghe được giọng nói trầm ấm, thân mật, chân thành xen lẫn niềm tự hào vô bờ.

Phân tích cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ giúp ta hiểu hơn về tài năng, con người của vị lãnh đạo xuất chúng Hồ Chí Minh mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc bao đời nay vẫn thế.

Phân tích cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập (mẫu 5)

Trong tranh luận, để bác bỏ luận điểm của một đối thủ nào đó không có gì đích đáng hơn là dùng ngay lí lẽ của chính đối thủ ấy. Người ta gọi đây là kiểu lập luận "Lấy gậy ông đập lưng ông". Mở đầu bản Tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam, Bác đã nhắc tới hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế kỉ XVIII, hai bản Tuyên ngôn đánh dấu buổi bình minh của Cách mạng Tư sản và nêu lên thành nguyên tắc pháp lí của những quyền sống cơ bản của con người. Đó là bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: "Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tiếp đó là bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" năm 1789 của Cách mạng Pháp: "Người ta sinh ra tự do và binh đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Sau khi đã dẫn xong lời của hai bản Tuyên ngôn, Bác đã nhấn mạnh: "Đó là lẽ phải, không ai chối cãi dược". Như vậy là trên cơ sở xác định những nguyên tắc, những chuẩn mực mang tính chân lí muôn đời, Bác đã ngầm vạch rõ sự sai trái trong mưu toan xâm lược của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp đối với nước ta lúc ấy.

Về ý nghĩa, cách lập luận trên đây của Bác là khéo léo và kiên quyết: Khéo léo bởi vì rất trân trọng những tư tưởng tiến bộ của người Mĩ, người Pháp, cũng là của nhân loại nói chung; kiên quyết vì nhắc nhở người Mĩ, người Pháp nếu họ nhất định xâm lược Việt Nam thì họ đã phản bội tổ tiên của mình, đã làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại ở nước Mĩ, nước Pháp. Đáng chú ý là cái mới của bản Tuyên ngôn này: Nếu Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp xuất phát từ quyền lực của tự nhiên (tạo hóa) để khẳng định quyền sống của con người thì Bác lại xuất phát từ quyền lực, chủ quyền của mỗi dân tộc để khẳng định quyền lợi của dân tộc đó. "Tất cả các dân tộc trên thể giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và tự do". Trong hoàn cảnh đương thời, sự phát triển về lập luận như thế là hành động cách mạng táo bạo, tài tình, bởi vì mở đầu Tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam mà nhắc tới nguyên tắc Tuyên ngôn của hai nước lớn là Pháp và Mĩ, đồng thời nêu rõ quan điểm tư tưởng của người Việt Nam thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau. Tóm lại, việc khẳng định chủ quyền của mỗi dân tộc chính là cơ sở pháp lí vững chắc cho Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (...)

1 1,556 18/12/2023