TOP 5 mẫu Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (2024) SIÊU HAY

Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn gồm 5 mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,911 18/12/2023


Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Ngữ văn 12

Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Mẫu 1)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tốt gỗ: vẻ đẹp bên trong, bền bỉ, trường tồn với thời gian, ý chỉ phẩm chất, tính cách tốt đẹp của con người.

Tốt nước sơn: vẻ đẹp hình thức bên ngoài, ý chỉ ngoại hình của con người, những người có ngoại hình xinh đẹp khiến người khác ngất ngây.

Con người có ngoại hình là một điểm cộng, một lợi thế nhưng không quan trọng bằng việc chúng ta có một phẩm chất, một nhân cách tốt đẹp, biết đối nhân xử thế, sống với trái tim trọn vẹn yêu thương.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có nhân cách tốt đẹp:

Sống chan hòa với những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Yêu thương, chia sẻ, biết cho đi, cống hiến cho cuộc sống này thêm đẹp đẽ hơn.

Có ý thức học tập vươn lên, rèn luyện bản thân thật tốt, sống có mục tiêu, lí tưởng.

- Ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức:

Đầu tiên việc rèn luyện đạo đức sẽ khiến cho bản thân mỗi người tốt hơn từng ngày, trở thành một người có ích cho xã hội, sống và làm việc theo chuẩn mực đạo đức.

Người có đạo đức tốt là những người có ích cho cộng đồng, từ đó lan tỏa được những thông điệp tốt đẹp đến mọi người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có những người chưa có nhận thức đúng đắn và việc rèn luyện nhân phẩm, đạo đức, hoặc biết những việc sai trái nhưng vẫn làm bất chấp để đạt được mục đích của mình,… những người này đáng bị phê phán và cần sửa đổi.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Mẫu 2)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tốt gỗ: vẻ đẹp bên trong, bền bỉ, trường tồn với thời gian, ý chỉ phẩm chất, tính cách tốt đẹp của con người.

Tốt nước sơn: vẻ đẹp hình thức bên ngoài, ý chỉ ngoại hình của con người, những người có ngoại hình xinh đẹp khiến người khác ngất ngây.

Con người có ngoại hình là một điểm cộng, một lợi thế nhưng không quan trọng bằng việc chúng ta có một phẩm chất, một nhân cách tốt đẹp, biết đối nhân xử thế, sống với trái tim trọn vẹn yêu thương.

b. Phân tích

Vẻ đẹp ngoại hình có thể phôi pha theo thời gian, rồi chúng ta sẽ già đi, không thể trẻ mãi, đẹp mãi được. Nhưng nếu chúng ta có một tấm lòng nhân hậu, một nhân cách tốt đẹp thì những phẩm chất này sẽ đi theo con người xuyên suốt cuộc đời, giúp con người sống tốt và được mọi người yêu quý.

Phẩm chất là thước đo chính xác nhất trong mọi thời đại để đánh giá con người. Con người sống và đối xử với nhau bằng phẩm chất, tính cách, chính vì thế chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân mình những tính cách tốt đẹp nhất có thể.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.

d. Mở rộng vấn đề

Trong cuộc sống có những con người đẹp người đẹp nết, họ không chỉ có ngoại hình xinh đẹp mà còn có một nhân cách thanh cao, những người này xứng đáng là tấm gương để ta học tập và noi theo.

Vẫn còn có nhiều người coi trọng ngoại hình, sống và đối xử với người khác dựa vào hình thức, lại có những người mải chăm lo hình thức mà không tích cực trau dồi nhân phẩm.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Mẫu 3)

1. Mở bài

Bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, tục ngữ có câu: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

2. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

+ Gỗ là chất liệu tạo nên đồ vật, sơn chỉ để quét lên mặt ngoài cho bền, đẹp; gỗ là nội dung bên trong, sơn là hình thức bên ngoài.

+ Chất gỗ quyết định giá trị đồ vật, nội dung quan trọng hơn và quyết định hình thức.

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:

+ Gỗ mà hỏng thì nước sơn còn bóng cũng không dùng được.

+ Con người cũng vậy. Phẩm chất đạo đức, trình độ kiến thức, năng lực làm việc là quyết định. Hình thức là vẻ đẹp bên ngoài, dù lộng lẫy mà bản chất yếu kém thì cũng là người vô dụng.

- Nhìn nhận, đánh giá sự vật, con người:

+ Nội dung quyết định hình thức. Phải nhìn vào bản chất bên trong hơn là sự hào nhoáng bên ngoài.

+ Tuy nhiên không nên xem nhẹ hình thức, hình thức góp phần tăng sức hấp dẫn của nội dung.

+ Chỉ lên án hình thức khi hình thức mâu thuẫn với nội dung.

3. Kết bài

Bài học sâu sắc về việc nhìn nhận, đánh giá giá trị một đồ vật, một con người.

Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Mẫu 4)

1. Mở bài

- Quan niệm sống của nhân dân lao động trong việc đánh giá con người, đồ vật được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

2. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

- Ý nghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì: Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

- Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

3. Kết thúc vấn đề:

Khẳng định cách đánh giá trên là đúng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt và thiết thực trong việc đánh giá sự vật và con người.

Dàn ý Nghị luận câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Mẫu 5)

1. Mở bài: Dẫn vào vấn đề.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: Khi đánh giá đồ gỗ người ta chú ý vào chất gỗ nhiều hơn thay vì nước sơn.

- Nghĩa bóng: Đánh giá cao những con người có tâm hồn đẹp hơn là những người chỉ được cái vẻ bề ngoài xinh xắn nhưng không có nội hàm, không có cốt cách.

→ Mục đích chính của câu tục ngữ là khuyên răn con người nên chú ý làm giàu, trân trọng những vẻ đẹp từ sâu thẳm bên trong, những giá trị liên quan đến phẩm chất đạo đức, trí tuệ.

b. Định nghĩa:

* Vẻ đẹp bên ngoài:

- Là những đặc điểm nổi bật bề ngoài của con người phù hợp với những tiêu chuẩn thẩm mỹ chung (mắt bồ câu, mặt trái xoan, mũi dọc dừa, môi trái tim, lông mày lá liễu, da trắng, dáng chuẩn).

- Từ xưa đến nay ngoại hình vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người, người có vẻ bề ngoài nổi bật thường được ưu ái hơn. Không chỉ vậy người ý thức được ngoại hình của mình lại càng trở nên tự tin, yêu đời, phấn đấu hơn trong cuộc sống.

* Vẻ đẹp bên trong:

- Không nhận thấy ngay từ lần đầu tiếp xúc, bao gồm những giá trị đạo đức, nhân phẩm cao đẹp như lòng bao dung, nhân hậu, tính trung thực, lòng tự trọng, sự dũng cảm, kiên trì, lòng yêu nước,...

- Là vẻ đẹp của một tâm hồn giàu tri thức, trí tuệ, biết lắng nghe, biết thấu hiểu, biết trân trọng những gì đang có, biết cố gắng nỗ lực hoàn thiện bản thân.

- Bền vững theo thời gian, quan trọng đối với mỗi cá nhân, nó quyết định vị trí, vai trò của con người trong cộng đồng, trong xã hội, quyết định xem con người đó liệu có thành công, có một cuộc sống, ý nghĩa và hạnh phúc hay không.

c. Bàn luận:

- Dù là ngoại hình hay tính cách thì đối với một con người trong xã hội đều rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá họ là xấu hay đẹp.

- Vẻ đẹp của con người phải tổng hòa cả hai yếu tố trên.

- Một con người có vẻ ngoài xuất sắc, vô cùng ưa nhìn thế nhưng lại mang một tâm địa rắn rết, ích kỷ, thì chung quy cũng không phải người tốt lành. Trái lại những con người cha sinh mẹ đẻ không cho họ một ngoại hình ưa nhìn nhưng họ lại có trái tim, nhân hậu, lương thiện, biết yêu thương con người, biết phấn đấu và nỗ lực thì tôi tin rằng chắc chắn họ sẽ được nhiều người yêu quý và có một cuộc sống hạnh phúc.

- Tuy nhiên bản thân mỗi chúng ta phải biết nỗ lực hằng ngày, nếu không có ngoại hình đẹp thì phải biết cải thiện, biết tự làm đẹp cho mình, đừng tự ti, chán nản hay buồn rầu vì điều đó.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ cá nhân.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Nghị luận về giá trị của thời gian

Nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Nghị luận về lòng dũng cảm

Nghị luận về bản lĩnh sống của con người

Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo

1 1,911 18/12/2023