TOP 10 mẫu Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (2024) SIÊU HAY

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 661 20/12/2023


Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Đề bài: Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Dàn ý Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

TOP 10 mẫu Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thân đoạn:

- Giải thích: giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.- Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.

- Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa sau. Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Kết đoạn:

Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 1)

Mỗi một quốc gia lại có bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa toàn cầu. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đối với mỗi đât nước, mỗi quốc gia đều có những giá trị văn hóa truyền thống nhất định. Chúng ta cần phải trân trọng và bảo tồn những giả trị văn hóa truyền thống đó của dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống là bản sắc của dân tộc, đó là sự truyền lại nối tiếp những nét đẹp văn hóa từ đời này qua đời khác. Giá trị văn hóa truyền thống là những phong tục, tập quán, những tử tưởng, cách ứng xử,... mà đã được lưu truyền từ trước đến nay. Nhưng do xã hội ngày càng phát triển người ta thường quên được những giá trị văn hóa đó, nên việc cần hiện nay là phải trân trọng và bảo tồn những giá trị đó. Trước tiên cần phải giáo dục từ gia đình , nhà trường và rộng ra là toàn xã hội. Chúng ta cần phải giáo dục con cái, thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa. Không chỉ nói, giáo dục suông mà cần phải cho thế hệ trẻ hiểu được những giá trị đó đối với cuộc sống, đối với những văn hóa truyền thống. Và từ đó, tạo nên sự trân trọng, giữ gìn bảo vệ những giá trị đó.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 3)

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề vô cùng quan trọng. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ. Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 4)

TOP 10 mẫu Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Chúng ta đang sống trong thời kì công nghệ số cùng với đó là thời kì bùng nổ về hội nhập các nền văn hóa, kinh tế, ... của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước văn hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 5)

Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, xã hội ngày càng thay đổi một cách chóng mặt. Nhiều những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một. Đó là một thực trạng đáng báo động đối với một đất nước vốn giàu truyền thống văn hóa như Việt Nam. Trước hết, cần phải hiểu bản sắc văn hóa là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Nói đến “bản sắc” là nói đến cái riêng, chỉ thuộc về mỗi dân tộc. Và nói đến “bản sắc văn hóa” cũng là nói đến những giá trị tinh thần tốt đẹp, cao quý và đáng tự hào. Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành qua quá trình lịch sử lâu đời, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam vẫn tự hào là một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời:

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn ngàn năm Đất nước

(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Trong suốt chiều dài “bốn nghìn năm” ấy, ông cha ta đã xây dựng được biết bao nhiêu giá trị văn hóa tốt đẹp. Chẳng thể nào có thể kể hết ra được. Đó có thể là những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học, truyền thống thủy chung nghĩa tình:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”

(Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Không chỉ là những truyền thống tốt đẹp mà đó còn là những công trình kiến trúc, những danh lam thắng cảnh hay cả những tác phẩm văn học, những lời câu ca mang đậm chất quê hương…

Tuy nhiên, hiện nay, những giá trị văn hóa đang ngày bị mai một đi. Khi những làn sóng văn hóa nước ngoài du nhập vào nước ta, những giá trị truyền thống bị thay thế bởi những giá trị hiện đại. Điều đó đã khiến cho văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc.

Có thể thấy, thế hệ trẻ hôm nay - những người dễ dàng tiếp thu cái mới đang là đối tượng quyết định đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Họ trở thành lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ và giữ gìn. Để có thể giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước hết cần đến từ sự ý thức của mỗi người. Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá (vật thể và phi vật thể) của địa phương, đất nước mình. Sau đó là đến từ sự quyết liệt của Nhà nước khi ban hành những biện pháp xử lý thích đáng đối với những hành vi gây tác động xấu đến văn hoá. Cùng với đó, cần có sự quan tâm đến việc trùng tu, bảo tồn những di tích, danh lam thắng cảnh và đặc biệt là giữ gìn những giá trị văn hoá phi vật thể.

Như vậy, trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa không phải là của riêng ai. Từ cá nhân, gia đình đến cộng đồng và cả đất nước hãy cùng chung tay bảo vệ những nét đẹp đáng quý của dân tộc.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 6)

TOP 10 mẫu Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, bản sắc văn hoá dân tộc là một giá trị quan trọng và cần được bảo vệ và phát triển. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các giá trị văn hoá truyền thống, mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc tạo ra một xã hội văn minh, đa dạng và tôn trọng lẫn nhau. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đầu tiên chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của nó. Bản sắc văn hoá dân tộc là sản phẩm của lịch sử, là di sản của cha ông để lại cho chúng ta. Nó mang trong mình những giá trị văn hóa đặc biệt, là biểu hiện của tính cách, tâm hồn, tư tưởng và lối sống của dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc còn giúp chúng ta định hình danh tính, gắn kết với cộng đồng, tạo sự đồng nhất và nhận thức được văn hóa của mình. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng đòi hỏi sự chấp nhận và tôn trọng của toàn xã hội. Đây là một quá trình phát triển và bảo tồn liên tục, yêu cầu sự đồng hành của cả xã hội. Chúng ta cần phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, tôn trọng và bảo vệ những di sản văn hóa cổ truyền, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của từng dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc cũng bao gồm việc đào tạo và giáo dục. Hệ thống giáo dục cần thực hiện việc truyền đạt và phát triển những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, giúp các thế hệ trẻ hiểu biết và yêu thương văn hóa của mình. Ngoài ra, cần củng cố và phát triển các hoạt động văn hóa, giao lưu văn nghệ để giới trẻ hiểu hơn về nét đẹp trong văn hoá Việt Nam, từ đó giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hoá dân tộc, để những nét đẹp ấy không bị mai một theo thời gian.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 7)

Trong thời đại hiện nay, khi mà thế giới đang hội nhập về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Việt Nam là một đất nước với nhiều dân tộc, với các giá trị văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc. Chính những giá trị văn hóa này đã tạo nên nét đẹp và sức hấp dẫn riêng của văn hóa Việt Nam. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần hiểu rõ những giá trị cốt lõi, đặc trưng của từng dân tộc và quyết tâm bảo vệ và phát huy những giá trị này. Văn hoá dân tộc Việt Nam được đánh giá là giản dị nhưng tinh tế và sâu sắc. Từ các nét đặc trưng như: ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, tôn giáo, lễ hội, tập quán... đã tạo nên bộ môn đồ sộ, đa dạng và sâu sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa đang dần bị lãng quên hoặc bị xóa bỏ để thích nghi với những môi trường mới. Điều này đẩy ta phải có những cách tiếp cận mới để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời, cần phải thúc đẩy các hoạt động tìm hiểu và giới thiệu văn hóa dân tộc cho người dân trong nước và quốc tế. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện đúng các chính sách và biện pháp của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Các cơ quan quản lý văn hóa cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể và hiệu quả để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Đồng thời, người dân cũng cần tham gia và đóng góp công sức vào việc tuyên truyền nhằm gìn giữ và phổ biến những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 8)

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng, điều này làm cho sự đa dạng và phong phú của văn hóa toàn cầu. Nhưng đồng thời, nó cũng đòi hỏi chúng ta, những người dân của mỗi quốc gia, phải có trách nhiệm và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và quê hương mình. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc. Nó tạo nên sự kết nối giữa các cộng đồng người gắn bó và đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực quan trọng nhất để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó bao gồm những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn và tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc. Những giá trị này đã trở thành tài sản tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó, đồng thời cũng phải tiếp nhận và kết hợp với những yếu tố văn hóa mới tích cực. Từ đó mới có thể vừa giữ gìn, vừa phát huy những giá trị đẹp đẽ trong bản sắc văn hoá Việt Nam.

Sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (mẫu 9)

Mỗi quốc gia mang trong mình một bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa toàn cầu. Chúng ta, như công dân của một đất nước, phải có sự ý thức và trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo tồn và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như quê hương của mình. Bản sắc văn hóa dân tộc chính là trái tim của một nền văn hóa, thể hiện những cốt cách, tình cảm, lý trí, và tinh thần của một dân tộc. Nó tạo ra liên kết mạnh mẽ giữa các thành viên trong cộng đồng và góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia. Văn hóa dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, trở thành một phần quan trọng của di sản tinh thần độc đáo, thể hiện sự đa dạng và sâu sắc của văn hóa Việt. Trong tình hình hiện nay, tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên ngày càng quan trọng hơn. Thế hệ trẻ là nguồn sức mạnh tương lai của đất nước, và vì vậy, họ cần phải hiểu rõ giá trị của văn hóa dân tộc và tận dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đồng thời, họ cũng cần phải sáng tạo và kết hợp nó với những yếu tố văn hóa mới để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, hiện đại, và thống nhất. Trách nhiệm này không chỉ nằm ở tầm quan trọng của các cá nhân mà còn đặt trên vai mỗi thanh niên và thiếu niên. Chúng ta cần phải tận dụng kiến thức và nhận thức của mình để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này không chỉ là một trách nhiệm, mà còn là một nhiệm vụ của mỗi công dân, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, thống nhất và phù hợp với thời đại mới, đồng thời duy trì tính đặc biệt và giá trị của văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1 661 20/12/2023