TOP 33 mẫu Nghị luận về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (2025) SIÊU HAY

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay lớp 12 gồm dàn ý và 33 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 4,994 13/01/2025
Tải về


Nghị luận về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

30 bài Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay  (ảnh 1)

Dàn ý Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

I. Mở đoạn

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương

II. Phát triển đoạn

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

+ Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh

+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.

a) Biểu hiện của tình yêu thương:

- Trong gia đình:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

- Trong xã hội:

+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa

+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí

+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.

+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

b) Ý nghĩa của tình yêu thương:

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

III. Kết đoạn

- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người

Dàn ý mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.

2. Thân bài

30 bài Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay  (ảnh 1)

a. Giải thích

Nghề nghiệp: Là một lĩnh vực, ngành nghề lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.

b. Phân tích

Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người: Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực, nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng.

Xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi.

Khi chúng ta chọn nghề nghiệp: phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân; có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn và không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến đổi không ngừng.

Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp. Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 1)

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (5 mẫu) (ảnh 1)

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 2)

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng quý báu, là sự quan tâm giữa con người với con người. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng sông cửu long bị thiên tai tàn phá nặng nề… Qua đó ta thấy được tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi “có dịp” thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì là một học sinh tuy không có nhiều khả năng nhưng mỗi người một chút để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn như giúp đỡ bạn trong chương trình học, một quyển vở, quyển sách, cái bút… đó đều là cách để thể hiện tình yêu thương dù là nhỏ bé. Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ vất vả của những người xung quanh mình. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp. Tóm lại có tình yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 3)

Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay. Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Vậy ta hiểu tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tình yêu thương được thể hiện ở tấm lòng biết sẻ chia, gắn bó giữa người với người: giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn. Bản thân là học sinh chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, hãy dắt tay một em nhỏ, một cụ già qua đường, động viên các bạn khi gặp những khó khăn, dành phần tiền ăn sáng của mình tạo quỹ thập đỏ trong nhà trường, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi… Mỗi khi làm việc đó ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và thấy tâm hồn mình cao đẹp hơn được mọi người tin yêu và kính trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỷ, hẹp hòi, đó là những con người cả đời chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác, đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ, hẹp hòi đi ngược với đạo lý ” thương người như thể thương thân” họ đáng bị xã hội lên án. Và chúng ta đừng bao giờ như họ, hãy yêu thương chân thành không vụ lợi, thậm chí ngay cả bản thân phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, nghèo khổ cũng cần phải yêu thương người khác. Như vậy, tình yêu thương là một tình cảm cao đẹp, là đạo lý làm người mang lại hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. Vì thế chúng ta - tuổi trẻ hôm nay hãy mở rộng cánh cửa trái tim mang ngọn lửa yêu thương đến với mọi người để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 4)

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 5)

Xã hội bộn bề với bao nhiêu thứ khiến con người phải lo toan, quên mất đi những tình cảm tốt đẹp đáng trân trọng. Một trong những tình cảm tốt đẹp ấy là tình yêu thương giữa con người vậy con người. Vậy tình yêu thương là gì? Đó là sự đùm bọc san sẻ trong mọi khó khăn và lòng trắc ẩn của con người. Người có tình yêu thương là người luôn giúp đỡ người khác. Thật không khó để bắt gặp những người luôn sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy qua chương trình "Cặp lá yêu thương" của đài truyền hình Việt Nam hay là tấm gương - ca sĩ Thủy Tiên. Chị đã quyên góp một số tiền lớn để giúp bà con Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua hạn mặn. Thật vậy, lòng yêu thương là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng yêu thương không chỉ đem đến hạnh phúc cho người khác mà còn giúp tâm hồn bạn nhẹ nhàng hơn, thư thái hơn. Chưa dừng lại ở đó, tình yêu, sự san sẻ, gắn bó với nhau khi gặp khó khăn còn chính là động lực to lớn giúp những "lá rách", mảnh đời bất hạnh vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải thật sự tỉnh táo khi dành tình cảm, sự sẻ chia cho người khác. Vì bây giờ có rất nhiều kẻ chuyên đi lợi dụng tấm lòng tốt của người khác để chuộc lợi cho bản thân. Chính vì vậy, mỗi người hãy bồi dưỡng cho mình một tình yêu thương giữa con người với con người, và khi đã nhận sự giúp đỡ của người khác, hãy biết phấn đấu và nỗ lực để không phụ lại lòng tốt của họ.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 6)

Muốn trở thành một công dân tốt thì chúng ta trước hết phải có một công việc ổn định. Chính vì thế, ta có thể khẳng định việc lựa chọn nghề nghiệp nhất là đối với thanh niên hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để chọn đúng ngành đúng nghề? Trước hết bạn cần phải sống có một niềm đam mê, một khát vọng cháy bỏng và cố gắng thực hiện những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Khi mỗi người có khát vọng họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của khát vọng trong cuộc sống con người. Có khát vọng chúng ta mới có động lực vươn lên trong cuộc sống, khi vấp ngã hay gặp khó khăn cũng không nản chí mà biết đứng dậy bước tiếp về phía trước. Khát vọng giúp bản thân chúng ta kiên cường, cứng cỏi hơn. Một người sống không có khát vọng là một người chỉ tồn tại, không có khát vọng chúng ta sẽ không vươn lên, không có động lực để làm việc, rèn luyện bản thân. Có thể khẳng định rằng, khát vọng là một phần quan trọng của linh hồn con người, là kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống không có khát vọng, ước mơ, không biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của mình, luôn trong tình trạng lênh đênh vô định. Lại có những người chỉ nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, của người khác mà bản thân mình không biết mình cần gì, muốn gì,… những người này sẽ khó cảm nhận được giá trị của cuộc sống và luôn cảm thấy tẻ nhạt. Khát vọng có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là kim chỉ nam của mỗi người để chúng ta có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Chúng ta hãy có cho mình một khát vọng và cố gắng vươn lên để trở thành công dân có ích ngay từ hôm nay.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 7)

Bạn sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Chắc hẳn chúng ta đã gặp câu hỏi nay không dưới một bạn đã tự hỏi chính mình. Có thể thấy, việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Hiện nay có nhiều ngành nghề để thanh niên lựa chọn. Nghề nghiệp là công việc, lĩnh vực mà mỗi con người lựa chọn đi theo và làm nó để tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Mỗi con người có ước mơ và định hướng nghề nghiệp cho riêng mình, khi chúng ta lựa chọn thì phải cố gắng, nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ của mình, không nên đứng núi này trông núi nọ kẻo mọi việc dở dang. Trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, chúng ta nên tìm hiểu kĩ về ngành nghề mình theo đuổi đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những người khác để có hướng đi của riêng mình. Chúng ta không nên an phận hoặc nghe theo sự áp đặt của người khác, cũng không nên sống buông thả, không có định hướng, mỗi người rồi ai cũng phải làm việc, hãy lựa chọn những điều đúng đắn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh không nên áp đặt cũng như tạo áp lực cho con cái của mình về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, hãy làm hậu phương vững chắc của con em mình. Mỗi người hãy cố gắng đi theo đam mê của mình và gây dựng cho mình một nghề nghiệp, một màu sắc riêng biệt để tô đẹp cho cuộc đời. Cuộc đời rất ngắn để đắn đo, chính vì thế hãy mạnh dạn bước đi, lựa chọn và tạo dựng cho mình một tương lai tươi sáng.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 8)

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Mỗi người hãy có hướng đi, sự lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt cho bản thân mình để tương lai tươi đẹp hơn. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân. Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Có nhiều người nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách tnày đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn. Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 9)

Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi đến tuổi trưởng thành, biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi thời đại. Mỗi một con người sinh ra lại có năng lực và trí tuệ khác nhau dẫn đến việc chọn ngành nghề của mỗi người mỗi khác. Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao, làm nhanh, có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc ổn định, yên bình. Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau; chúng ta cũng cần cố gắng hết sức mình để hoàn thành trọn vẹn nhất có thể. Là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, trở thành một con người có ích cho quốc gia. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một bộ phận thanh niên nhỏ sống buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi rơi vào tệ nạn xã hội. Lại có những người chọn cho mình công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,… gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính người làm mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hộ. Chúng ta cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì nó sẽ đi theo ta, trang trải cho ta cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 10)

Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường để lập thân, lập nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng buồn khi được hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố, bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hướng sẽ thành công. Lựa chọn nghề nghiệp giờ không phải cố học một cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò, tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên đại học tốt nghiệp đều chạy grab. Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia tốt bằng sự chủ động của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 11)

Muốn trở thành một công dân tốt thì chúng ta trước hết phải có một công việc ổn định. Chính vì thế, ta có thể khẳng định việc lựa chọn nghề nghiệp nhất là đối với thanh niên hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để chọn đúng ngành đúng nghề? Trước hết bạn cần phải sống có một niềm đam mê, một khát vọng cháy bỏng và cố gắng thực hiện những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Khi mỗi người có khát vọng họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của khát vọng trong cuộc sống con người. Có khát vọng chúng ta mới có động lực vươn lên trong cuộc sống, khi vấp ngã hay gặp khó khăn cũng không nản chí mà biết đứng dậy bước tiếp về phía trước. Khát vọng giúp bản thân chúng ta kiên cường, cứng cỏi hơn. Một người sống không có khát vọng là một người chỉ tồn tại, không có khát vọng chúng ta sẽ không vươn lên, không có động lực để làm việc, rèn luyện bản thân. Có thể khẳng định rằng, khát vọng là một phần quan trọng của linh hồn con người, là kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống không có khát vọng, ước mơ, không biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của mình, luôn trong tình trạng lênh đênh vô định. Lại có những người chỉ nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, của người khác mà bản thân mình không biết mình cần gì, muốn gì,… những người này sẽ khó cảm nhận được giá trị của cuộc sống và luôn cảm thấy tẻ nhạt. Khát vọng có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là kim chỉ nam của mỗi người để chúng ta có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Chúng ta hãy có cho mình một khát vọng và cố gắng vươn lên để trở thành công dân có ích ngay từ hôm nay.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 12)

Bạn sẽ chọn nghề gì trong tương lai? Chắc hẳn chúng ta đã gặp câu hỏi nay không dưới một bạn đã tự hỏi chính mình. Có thể thấy, việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Hiện nay có nhiều ngành nghề để thanh niên lựa chọn. Nghề nghiệp là công việc, lĩnh vực mà mỗi con người lựa chọn đi theo và làm nó để tạo ra của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Mỗi con người có ước mơ và định hướng nghề nghiệp cho riêng mình, khi chúng ta lựa chọn thì phải cố gắng, nỗ lực hết sức để thực hiện ước mơ của mình, không nên đứng núi này trông núi nọ kẻo mọi việc dở dang. Trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, chúng ta nên tìm hiểu kĩ về ngành nghề mình theo đuổi đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những người khác để có hướng đi của riêng mình. Chúng ta không nên an phận hoặc nghe theo sự áp đặt của người khác, cũng không nên sống buông thả, không có định hướng, mỗi người rồi ai cũng phải làm việc, hãy lựa chọn những điều đúng đắn. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh không nên áp đặt cũng như tạo áp lực cho con cái của mình về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, hãy làm hậu phương vững chắc của con em mình. Mỗi người hãy cố gắng đi theo đam mê của mình và gây dựng cho mình một nghề nghiệp, một màu sắc riêng biệt để tô đẹp cho cuộc đời. Cuộc đời rất ngắn để đắn đo, chính vì thế hãy mạnh dạn bước đi, lựa chọn và tạo dựng cho mình một tương lai tươi sáng.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 13)

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Mỗi người hãy có hướng đi, sự lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt cho bản thân mình để tương lai tươi đẹp hơn. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân. Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Có nhiều người nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách tnày đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn. Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 14)

Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi đến tuổi trưởng thành, biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi thời đại. Mỗi một con người sinh ra lại có năng lực và trí tuệ khác nhau dẫn đến việc chọn ngành nghề của mỗi người mỗi khác. Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao, làm nhanh, có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc ổn định, yên bình. Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau; chúng ta cũng cần cố gắng hết sức mình để hoàn thành trọn vẹn nhất có thể. Là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, trở thành một con người có ích cho quốc gia. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một bộ phận thanh niên nhỏ sống buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi rơi vào tệ nạn xã hội. Lại có những người chọn cho mình công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,… gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính người làm mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hộ. Chúng ta cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì nó sẽ đi theo ta, trang trải cho ta cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 15)

Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường để lập thân, lập nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm. Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng buồn khi được hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố, bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hướng sẽ thành công. Lựa chọn nghề nghiệp giờ không phải cố học một cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò, tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên đại học tốt nghiệp đều chạy grab. Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia tốt bằng sự chủ động của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 16)

Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau.

Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 17)

Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. Cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),…

Đất nước đang cần rất nhiều bạn trẻ chọn lựa con đường khởi nghiệp với những dự án kinh doanh nhỏ, những người dám nghĩ, dám làm để bắt đầu với những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình, những dự án khởi đầu có thể là một quán ăn, có thể là một cửa hàng và cũng có thể là một cơ sở chăn nuôi, trồng trọt…, từ những dự án nhỏ này, trong một vài năm, chúng có thể trở thành những chuỗi quán ăn (như Phở 24), chuỗi cửa hàng (như chuỗi cửa hàng Mẹ & Bé, chuỗi cửa hàng Takeone…), các công ty, các trang trại, nông trại với quy mô lớn… Lúc đó, bạn sẽ rất hạnh phúc và tự hào về những thành quả đó, bạn đã thực sự khẳng định bản lĩnh làm chủ của mình và con đường bạn chọn là hoàn toàn đúng.

Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành công bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc rối lớn và sự trả giá trên con đường nghề nghiệp của mình.

Để chọn một nghề, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

– Bạn thích làm nghề gì?

– Bạn có khả năng làm nghề đó hay không?

– Sau khi bạn tốt nghiệp ĐH, thị trường có nhu cầu hay không?

Bên cạnh các ý lớn đó, bạn còn phải quan tâm tới môi trường làm việc, đối tượng mà bạn sẽ làm việc cùng sau này, mục đích bạn chọn nghề đó… Sau khi các bạn quyết định chọn nghề rồi, các bạn mới quyết định chọn trường.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 18)

Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau.

Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 19)

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Bàn về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có ba xu hướng chính là: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng và nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.

Tâm trạng chung của phần lớn thanh niên học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời là thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân.

Theo tôi, cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ: Bạn A thông minh, học giỏi và ước mơ thi đậu vào Đại học Y để sau này trở thành bác sĩ. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lại rất nghèo, không có điều kiện để nuôi bạn ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn giải pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốn kém cho gia đình và sau vài năm làm việc vẫn có thể học tiếp lên Đại học. Bạn B muốn trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai nhưng không đủ tiền để theo học Đại học chính quy như những bạn khác nên B đã chọn con đường vừa làm vừa học (Đại học tại chức). Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất vui vì đã đi đúng con đường mình đã chọn.

Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Cách đây mấy chục năm, nhiều người biết đến câu: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm đút xó. Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì Tin, tam Y, tứ Luật (Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật). Bởi trình độ nhận thức và phân tích hạn chế nên nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể cả tiêu cực để vào bằng được vào các trường trên. Nhưng do khả năng học tập không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản. Sau khi ra trường, số người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải chấp nhận gặp gì làm nấy. Mà phải làm những công việc không đúng ngành nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có.

Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Nếu theo dõi báo chí và các phương tiện truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy số lượng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học mà không xin được việc làm là nhiều vô kể và số lượng ấy cứ tăng thêm năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung. Đối với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.

Cách chọn nghề thứ ba là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách thứ ba này đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn.

Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết vẫn là tính mục đích. Chúng ta hãy luôn nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện nay, việc chọn nghề để làm việc và kiếm sống phải dựa trên năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 20)

Một ngôi nhà, dù đồ sộ hay bé nhỏ cũng cần nền móng vững chắc, kiên cố. Một cây xanh, muốn trụ vững trước gió bão thì rễ phải ăn sâu vào lòng đất mẹ. Mỗi người muốn có cuộc sống tốt đẹp, phải có nghề nghiệp ổn định. Càng ngày lựa chọn nghề nghiệp càng là vấn đề thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh trung học phổ thông và nhiều bậc cha mẹ.

Với học sinh cuối cấp, giây phút cầm trên tay tập hồ sơ đăng kí tuyển sinh có lẽ là giây phút hồi hộp nhất. Gần như lần đầu tiên trong đời, chúng ta được và phải quyết định một việc hệ trọng- một việc có ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của chính bản thân. Việc thi trường nào đồng nghĩa với việc sau này chúng ta làm nghề gì? Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư xây dựng, nhà thiết kế thời trang, hoạ sĩ hay đơn thuần là một công nhân cơ khí, một nhân viên văn phòng…?. Phân vân là nét tâm lí dễ hiểu ở hầu hết các bạn học sinh thời điểm này. Giữa rất nhiều điều chi phối, chúng ta phải tỉnh táo để tìm cho mình lối đi đúng đắn nhất. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, đâu mới là lối đi đúng đắn nhất?. Chọn cho mình một nghề phù hợp với năng lực bản thân, chọn nghề đang được ưa chuộng nhất trong xã hội hay theo đuổi nghề mà mình yêu tha thiết?. Thật khó để đưa ra quyết định ngay tức khắc.

Thời phong kiến, các đấng nam nhi chỉ có con đường tiến thân duy nhất là khoa cử, tiến vi quan, thoái vi sư. Con đường công danh của người xưa không thênh thang rộng mở như bây giờ. Xã hội càng phát triển càng có nhiều ngành nghề để giới trẻ lựa chọn. Thanh niên thời nay không nhất thiết phải theo đuổi một nghề nào. Họ không bị ràng buộc bởi chế định xã hội nào nên có thể mặc sức lựa chọn ngành nghề cho mình. Họ luôn đủ tự tin để nói: “Con đường nào cũng dẫn đến thành công”.

Trên thế giới, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế phát triển, xu hướng lựa chọn ở giới trẻ có năng lực là nhóm ngành quản lí, kinh tế, dịch vụ… Các ngành nghề này trước tiên thích hợp với sự năng động, nhạy bén, tư duy thực tiễn của thanh niên các nước phát triển. Mặt khác, đây cũng là những ngành học hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao. Ở Việt Nam, những năm gần đây, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên cũng có nhiều biến đổi. Trước đó chưa xa, các bạn học sinh cuối cấp trung học phổ thông thường lựa chọn các ngành học mang “tính truyền thống” như sư phạm, quân sự, an ninh… Số lượng thí sinh thi vào các trường này luôn ở mức cao và tương đối ổn định. Nhưng khoảng bốn- năm năm trở lại đây, khâu chọn trường, chọn ngành học của các bạn học sinh trung học phổ thông đã có nhiều biến đổi.

Họ không nhất thiết khuôn mình theo lối mòn của thế hệ đi trước. Những ngành nghề truyền thống vẫn được lựa chọn nhưng thực tế cho thấy, các nhóm ngành như kinh tế, tiếp thị- quảng cáo, du lịch, truyền thông… thu hút nhiều mối quan tâm nhiều hơn. Theo tổng hợp của Vietbao (tháng 5/2007), hồ sơ của nhóm trường kinh tế tăng đột biến. Đại học Thương mại có tới 33.137 hồ sơ đăng kí dự thi (năm 2006 là 24.000). Các trường nhóm kinh tế khác đều tăng vọt hồ sơ dự thi: Đại học Kinh tế Quốc dân 27.000 hồ sơ, tăng khoảng 7.000 thí sinh. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận được 23.500 hồ sơ đăng kí dự thi trong khi năm trước đó chỉ có 6.000 hồ sơ. Không thể không tính đến hiện tượng các thí sinh nộp hồ sơ “ảo”, nhưng những con số trên đã phần nào cho chúng ta thấy được xu hướng lựa chọn nghề của thanh niên thời nay. Đâu là nguyên nhân chi phối xu hướng lựa chọn ấy?.

Trước hết, chúng ta phải kể đến những tác động về kinh tế và khoa học kĩ thuật. Trước đây, khi nước ta còn nghèo, kinh tế chậm phát triển, kinh tế các hộ gia đình còn chưa được cải thiện, các bạn học sinh sẽ chú ý nhiều hơn đến những ngành học được miễn học phí hoặc có học phí không quá cao, ra trường dễ xin được việc và có công việc ổn định, Hiển nhiên, những ngành nghề như sư phạm, quân sự, an ninh, cảnh sát… sẽ thu hút nhiều thí sinh đăng kí dự thi hơn. Mặt khác, điều kiện để học tập và khả năng giải quyết việc làm của các ngành kinh tế, kĩ thuật, dịch vụ… chưa tốt.

Sự phát triển của kinh tế trong những năm gần đây đã làm đất nước thay đổi toàn diện, điều kiện học tập, nghiên cứu cho sinh viên không ngừng được cải thiện. Thanh niên Việt Nam không chỉ cần cù, chăm chỉ mà còn rất năng động, nhạy bén, dũng cảm chủ động trước mọi hoàn cảnh. Họ có cơ hội thử thách mình trong những lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Họ dám phiêu lưu với sự lựa chọn của mình, bất chấp sự lựa chọn ấy có thể chưa mang đến họ thành công ngay lập tức. Hơn nữa, cũng như thanh niên các nước trên thế giới, họ có tham vọng chính đáng là được làm giàu cho chính bản thân và đất nước. Những ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại chắc chắn sẽ giúp họ thực hiện được tham vọng đó. Tất nhiên, trước khi đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp nào bất cứ ai cũng sẽ phải cân nhắc rất nhiều điều.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa một trăm phần trăm các bạn học sinh cuối cấp đều có ý thức về vấn đề đó. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh trung học phổ thông thờ ơ với chính tương lai của mình. Họ không cho rằng mình chọn trường nào, học nghề gì là quan trọng. Họ không đưa ra được những tiêu chí để định lựa nghề nghiệp cho bản thân. Trong một bài viết trên trang TintucVietNam, bạn Mai Trang – học sinh trường Trần Phú (Hà Nội) chia sẻ: “Mình thi khối A vì theo ban Tự nhiên nhưng hiện tại vẫn chưa xác định được trường để thi. Người trong nhà muốn mình thi Học viện tài chính kế toán nhưng mình không thích theo ngành này.

Mình cũng không phản đối vì hiện tại cũng chẳng tự định hướng được. Rắc rối của mình là ở chỗ biết mình ghét gì nhưng lại không hiểu mình thích gì. Cũng có những bạn như Hoàng- học sinh lớp 12 trường Lê Quý Đôn (Hà Nội) lại chọn thi một trường mình không hề thích (Học viện Quan hệ quốc tế) và cũng chưa hiểu sau này sẽ làm việc gì chỉ vì ý bố mẹ bạn muốn thế. Bạn Mai Anh (Trường Lê Quý Đôn) không bị bố mẹ định hướng thi trường nào nhưng bạn quyết định nộp hồ sơ cho nhiều khoa của nhiều trường khác nhau. Hầu hết đó đều là những ngành được “tiên tri” là sau này sẽ hái ra tiền như ngân hàng, kế toán, viễn thông.- Theo thống kê (tính đến tháng 3 năm 2008) của TS. Lê Thanh Mai, Phó Ban Đại học và sau Đại học của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ chọn ngành học không phù hợp với năng lực và sở thích của mình là 41,4%. Thực tế đó cho thấy lựa chọn nghề nghiệp vẫn còn là vấn đế khó khăn của khổng ít học sinh hiện nay.

Theo tôi, để lựa chọn cho bản thân một ngành nghề nào đó, chúng ta phải tự trả lời cho được một số câu hỏi như: Lực học thực của mình đến đâu?. Mong muốn, nguyện vọng cho tương lai của mình là gì?. Mình thực sự yêu thích ngành nghề nào? Ngành đó có đảm bảo khả năng tài chính cho tương lai của mình không? Những người thân của mình có ý kiến gì không?. Tôi cho rằng, việc xác định thực lực của chính mình là điều quan trọng nhất. Có thể ước mơ của mỗi bạn rất cao, rất xa, có thể cha mẹ mong muốn cho chúng ta được học những ngành nghề sau này dễ xin việc làm, dễ kiếm sống… nhưng liệu rằng năng lực bản thân có cho phép ta thi đỗ được những trường, ngành như thế không? Rất nhiều bạn không xác định được lực học của mình, lại mơ hồ, viễn vọng những điều không tưởng nên không thể đáp ứng chỉ tiêu đầu vào của trường, ngành mình thi. Như vậy, các bạn lại phải mất công sức, thời gian, tiền bạc để ôn luyện lại kiến thức. Đấy là chưa kể đến những sức ép tinh thần từ phía gia đình và chính bản thân.

Khi xác định được năng lực của mình rồi, lúc đó chúng ta mới quan tâm đến điều mà bản thân mình mong muốn. Nhiều bạn không biết rõ mong muốn của mình là gì. Không ít người chọn ngành học không phải vì niềm đam mê cá nhân mà do tác động của người thân hay vì trào lưu chung… nên đến khi gặp khó khăn trong học tập, tìm việc làm, họ trở nên hoang mang. Niềm đam mê, lòng yêu nghề sẽ cho chúng la niềm tin, nghị lực để vượt qua mọi trở ngại. Yếu tố tinh thần này là một trong những điều rất quan trọng giúp chúng ta định hướng tương lai.

Điều thứ ba chúng ta phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình là yếu tố tài chính. Chúng ta đừng lo đến những khó khăn về kinh tế trong quá trình học tập. Bởi lẽ cha mẹ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng ta. Hơn nữa, nếu phấn đấu học tốt, các bạn sẽ có cơ hội nhận được học bổng. Hoặc nếu thu xếp được thời gian, chúng ta có thể tìm thêm những việc làm phù hợp. Hiện nay, Nhà nước ta cũng có những chính sách hỗ trợ cho sinh viên các gia đình khó khăn được vay vốn để học tập… Tôi muốn nói đến khả năng tài chính mà ngành nghề tương lai sẽ mang đến cho bạn. Cần phải xác định xem việc làm đó có mang lại nguồn tài chính đáng kể hay không?. Bởi lẽ, suy cho cùng, tiền bạc không chỉ giải quyết những nhu cầu căn cơ nhất của đời sống, mà còn kích thích khả năng làm việc của con người.

Trả lời được những câu hỏi cho riêng mình rồi, bạn cũng nên tham khảo ý kiến người thân trong gia đình, các thầy cô và cả bạn bè của mình nữa. Ít nhất, những người thân vốn hiểu mình, sẽ cho mình lời khuyên về ngành nghề hợp với tính cách của mình. Thầy cô sẽ giúp mình định hướng ngành nghề phù hợp với lực học. còn bạn bè sẽ cho mình nhiều tham khảo bổ ích. Đừng ngại ngần khi lựa chọn của chúng ta không trùng khít với định hướng của cha mẹ. Khi chứng kiến chúng ta trưởng thành trong tương lai, cha mẹ sẽ hiểu tất cả. Biết kết hợp trả lời những câu hỏi trên, biết tự giải quyết hợp lí những mâu thuẫn của bản thân (ví dụ như mâu thuẫn giữa năng lực và ước mơ, mâu thuẫn giữa nguyện vọng cá nhân và ý muốn của cha mẹ…) chúng ta sẽ chọn cho mình được ngành nghề phù hợp.

Là học sinh trung học phổ thông, cũng như những bạn cùng trang lứa. song song với việc học tập, ôn luyện để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Tôi luôn dành thời gian suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp. Tôi luôn cân nhắc rất kĩ những câu hỏi đó để đưa ra câu trả lời hợp lí nhất. Và cuối cùng, tôi cũng đã tìm cho mình được ngành nghề phù hợp: ngành sư phạm. Bởi lẽ, xét cho đến cùng. Như mong muốn của tôi và gia đình, cũng như những cân nhắc về vấn đề kinh tế trong tương lai và năng lực của bản thân tôi đều đồng quy tại ngành nghề đó. Tôi không ngại bước đi trên lối mòn truyền thống ấy, bởi giờ đây và cả sau này nữa, tôi còn mãi tha thiết với “nghề cao quý” này.

Xưa các cụ nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", nghĩa là giỏi một nghề, sướng một đời. Tôi nghĩ, câu nói ấy đến nay vẫn còn lưu truyền giá trị. Cho dù bạn lựa chọn ngành nghề nào cho tương lai, khi đã đạt được mục tiêu rồi, hãy cố gắng để mình luôn đứng vị trí cao nhất trong lao động, công tác. Đó mới là đích đến cuối cùng, đích đến cao nhất của sự lựa chọn hôm nay.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 21)

Mỗi người trong cuộc sống đều gắn liền với một công việc, một nghề nghiệp nhất định. Nó không chỉ gắn bó với chúng ta mỗi ngày mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Và cũng chính vì có ý nghĩa to lớn mà việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho tương lai là một công đoạn vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công sau này.

Chọn nghề là chọn cho mình công việc mà bản thân mình cho là phù hợp với sở trường, với khả năng của bản thân cũng như nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay việc chọn nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp vẫn còn chưa được coi trọng cũng như chưa phát huy được hết ý nghĩa của nó. Thực tế rất nhiều bạn trẻ hiện nay có những định hướng hay chọn nghề nghiệp cho tương lai chưa thực sự phù hợp.

Thật vậy, có những người do gia đình đã có truyền thống làm một công việc gì đó mà cũng quyết định sẽ tiếp nghiệp của gia đình. Điều này không có gì là sai nhưng nó tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Nếu như nghề nghiệp truyền thống của gia đình còn có thể phát triển mạnh, đem lại nhiều giá trị lợi nhuận và đặc biệt là phù hợp với khả năng của bản thân thì điều đó hoàn toàn tốt. Nhưng ngược lại, nếu sự tiếp nối nghề nghiệp truyền thống đó chỉ là sự gượng ép, không phù hợp với xã hội hiện tại cũng như khả năng của bản thân thì điều đó hoàn toàn phản tác dụng.

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ lại phó mặc sự chọn lựa nghề nghiệp của tương lai của mình cho bố mẹ quyết định. Điều này nảy sinh một số khuyết điểm rằng nghề nghiệp mà bố mẹ chọn có thể không phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Nó sẽ gây ra những sự gượng ép và bức xúc nhất định giữa cả 2 bên. Mặt khác, cũng có nhiều người chọn nghề nghiệp cho mình theo trào lưu. Tức là ở thời điểm họ chọn lựa nghề nghiệp, ngành nghề đó rất thịnh hành nên họ chọn. Điều này cũng như 1 con dao hai lưỡi có thể “làm chảy máu” bất cứ ai không chắc chắn, kiên định với lựa chọn. Điển hình như đầu những năm 2000, ngành ngân hàng, tài chính là một trong những ngành nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm và đăng ký thi đại học tại các trường có chuyên ngành này. Cũng chính vì thế, mà sau khi tốt nghiệp, số lượng cử nhân bị quá tải so với nhu cầu hiện có của thị trường, hàng ngàn cử nhân đại học thất nghiệp….

Việc chọn sai nghề nghiệp còn gây ra nhiều hậu quả về lâu dài khác. Thứ nhất, chọn sai nghề sẽ khiến bản thân người đó phải chật vật để có thể làm quen với công việc vì nó không phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân. Nó sẽ khiến người đó mất thêm nhiều thời gian để học hỏi lại những kiến thức bị thiếu hụt. Hơn nữa, việc chọn sai nghề khiến bản thân không thể phát huy hết khả năng của bản thân vốn có, làm giảm năng suất công việc… Về lâu dài, việc chọn sai nghề nghiệp sẽ dẫn đến tâm lý nhàm chán, chán nản và thậm chí là ức chế khi phải làm quá lâu công việc mà mình không yêu thích…

Chính vì thế, cần phải có những giải pháp, những phương hướng rõ ràng nhằm đưa ra những quyết định chọn nghề đúng đắn nhất. Để đưa ra sự chọn lựa đúng đắn, bản thân mỗi người phải hiểu rõ năng lực của mình như thế nào, điểm mạnh điểm yếu ra sao cũng như phải tìm hiểu thật kĩ về ngành nghề mà mình định theo học và định hướng sau này. Tuy nhiên, khi đứng trước quyết định lựa chọn nghề nghiệp thì chúng ta cũng cần có sự cố vấn, góp ý của những người lớn đã có kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi họ có thể sẽ đưa cho mình những góp ý tốt về xu hướng phát triển của ngành nghề đó trong tương lai cũng như những tố chất cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nắm bắt được nhu cầu của xã hội để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được hết khả năng của bản thân với công việc mình yêu thích.

Chọn nghề nghiệp đôi khi quan trọng như chọn bạn đời vậy. Nó sẽ gắn bó với chúng ta cũng như quyết định nhiều mặt trong cuộc sống. Chính vì thế, hãy đưa ra những quyết định sáng suốt để vững bước thành công trong tương lai.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 22)

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
(Một khúc ca xuân)

Đúng vậy, sống trên đời đâu chỉ có nhận mà không cho. Chúng ta đã được nhận quá nhiều từ tình thương của ba, sự chăm sóc của mẹ và từ cuộc sông này… Giờ đây, khi sắp trưởng thành ta bắt đầu san sẻ những gì mình có cho cuộc đời, góp phần nhỏ bé để nó ngày một tốt đẹp hơn. Cuộc sống với công việc bạn yêu thích cùng lòng đam mê và trái tim đầy nhiệt huyết hay đơn giản chỉ à một công việc làm ra nhiều tiền? Bạn chọn cách nào? Đây quả là một câu hỏi lớn cho chúng ta, nó không những thể hiện bạn là người như thế nào mà còn quyết định trực tiếp tương lai và sự nghiệp của chính bạn.

Hai quan điểm đưa ra: chọn nghề nhiều tiền hay chọn nghề yêu thích? Cả hai đều có hai mặt đối lập: tích cực và tiêu cực.

Thứ nhất, bạn chọn nghề có nhiều tiền! Đó là quan điểm không hoàn toàn sai trái, nhất là trong thời buổi nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bạn đi học rồi ra trường, cái đích cuối cùng là một công việc ổn định để tự chăm lo cho cuộc sống của mình và để đỡ đần một phần nào cho bố mẹ. Đó là nhu cầu chính đáng của mỗi con người. Nếu chọn nghề lẩm nhiều tiền bạn sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu đó, hơ thế bạn có thể tạo ra cho mình một sự nghiệp vững chắc. Nhưng điều quan trọng là bạn có chọn được nghề phù hợp với khả năng của mình hay không? Bạn có đủ sức để theo đuổi nó? Có dễ dàng đến với thành công không khi bạn không có lòng yêu nghề mà đơn giản đó chỉ là một quyết định mang tính đối phó với nỗi lo cơm áo gạo tiền? Giữa bạn và công việc không có mối liên kết với nhau thì chẳng khác gì bạn đang đi qua sông trên nhịp cầu đứt gãy. Nếu may mắn công việc của bạn sẽ suôn sẻ đầu xuôi đuôi lọt thì không sao nhưng khi bạn gặp trắc trở thì bạn lấy gì để vượt qua nó? Để đến với thành công bạn phải vượt qua bao nhiêu gian nan và thử thách. Nhưng liệu rằng, không có lòng yêu nghề, bạn có vượt qua nó được không? Chắc hẳn bạn sẽ thất bại. Rồi chính quyết định đó đưa bạn vào ngõ cụt, không những không hoàn thành mục tiêu mà còn có nguy cơ thất nghiệp. Và bạn chỉ mãi có thể đứng bên này sông để mơ về thành công ở bên bờ bên kia mà thôi! Rõ ràng cách lự chọn này rất nguy hiểm, nó như việc đánh bạc với chính tương lai của bạn. Được ăn cả, ngã về không!

Quan điểm thứ hai. Bạn chọn nghề theo sở thích của mình. Chỉ có bạn mới biết sức mình đến đâu, nghề đó có phù hợp với bạn không? Nếu chọn chính xác một nghề phù hợp với mình thì có nghĩa rằng bạn đã thành công một nửa. Bạn đến với nghề là cả một quá trình lâu dài. Từ lúc bé thơ bạn mơ ước, lớn hơn một chút bạn biết phấn đấu và khi trưởng thành bạn thấy mình không thể thiếu nó! Nó đã gắn kết với cuộc đời bạn ngày hôm qua, hôm nay và không có lí do gì ngày mai nó không gắn kết với tương lai của bạn. Chất keo vô hình ấy đã làm bạn vững tin hơn vào quyết định của mình, giúp bạn tự tin hơn trên con đường đã chọn.

Hiển nhiên, tất cả các con đường dẫn đến vinh quang không bao giờ được trải bằng thảm đỏ hay một thứ gì tương tự như thế, nó thường đầy chông gai và thử thách. Để đi đến cuối con đường, bạn phải có ý chí, lập trường vững vàng và đừng bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, chính những lúc khó khăn nhất lòng yêu nghề sẽ thôi thúc bạn vượt qua tất cả, sẽ cho bạn sức mạnh phi thường, đó sẽ là cây cầu vững chắc nhất để đến với bờ bên kia. Niềm tin vào bản thân sẽ là động lực giúp bạn vượt qua thử thách. Và đã có không ít người thành công như thế. Chọn nghề theo cách này sẽ “an toàn” hơn cho tương lai của bạn. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn với lòng yêu nghề và trái tim đầy nhiệt huyết.

Nhưng nếu cho rằng, chỉ cần chừng đó yếu tố là có thể đến với thành công thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Con người ta không sống một mình mà thường hoạt động trong chuỗi các mối quan hệ phức tạp. Nghề nghiệp của họ cần phù hợp với hoàn cảnh gia đình, bối cảnh xã hội và đặc biệt là cá nhân họ. Gia đình bạn nghèo, nhưng bạn muốn theo đuổi ngành học của mình đến cùng để có nghề nghiệp yêu thích, trong khi chi phí cho một khóa đào tạo năm năm là sáu trăm triệu đồng thì liệu bạn và gia đình bạn có đủ khả năng? Bạn bị bệnh hen suyễn nhưng bạn lại muốn trở thành giáo viên, liệu bạn có chịu đựng được những cơn ho trước ánh mắt ái ngại của học sinh? Và cũng có trường hợp một anh chàng sau khi học đại học và đi du học nước ngoài trở về xin việc nhưng trớ trêu thay tiền lương của anh ta không đủ tiền ăn sáng nói chi là trang trải cho cuộc sống gia đình. Nói như thế để thấy rằng, khi chọn nghề, ngoài việc phù hợp với bản thân cần phải quan tâm đến hoàn cảnh gia đình, tình hình xã hội, chế độ ưu đãi nhân tài trong tương lai và một số yếu tố khác nữa.

Theo tôi, khi chọn nghề ta phải quan tâm đến hai yếu tố cơ bản: thứ nhất là mục đích nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì và thứ hai là khả năng của bạn có phù hợp với nghề đó hay không? Nếu hội tụ hai yếu tố này thì bạn sẽ dễ dàng chọn lựa cho mình một công việc tốt. Chọn nghề là một công việc quan trọng và không hề dễ dàng một chút nào. Khi đứng trước cơ hội, bạn phải suy nghĩ thật kĩ để chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân để đáp ứng cả nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. Đó mới thật sự là một công việc tốt. Khi đó bạn sẽ có thể yên tâm dành hết nhiệt huyết vào công việc. Chính nó sẽ giúp bạn nhận ra ý nghĩa của cuộc sống.

Chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, ngay bây giờ hãy định hướng cho mình một nghề nghiệp thích hợp. Hãy suy nghĩ chín chắn để đưa ra quyết định đúng đắn. Đừng để đi rồi bạn mới phát hiện rằng mình đã đi sai đường, lúc đó quay lại cũng sẽ không kịp. Tôi thì như vậy, còn bạn thì sao? Bạn chọn nghề như thế nào? Bạn hãy cùng tôi trao đổi để có một quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp trong tương lai, bạn nhé!

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 23)

Khoảng thời gian cuối cấp ba cũng là lúc rất nhiều phụ huynh, học sinh băn khoăn về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai. Có rất nhiều người cho rằng nên nghe theo lời bố mẹ và những người đi trước. Cũng có người cho rằng nên chọn theo ý thích của bản thân. Vậy, ý kiến nào là đúng?

Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai là một việc rất quan trọng. Nó quyết định rất nhiều trong cuộc sống của bạn sau này. Vì thế, rất nhiều người cho rằng cần phải nghe theo bố mẹ và những người đi trước. Quan niệm này cũng có ưu điểm. Đó là, bố mẹ và những người đi trước là những người từng trải, có kinh nghiệm, họ sẽ có những định hướng tốt cho con em mình. Tuy nhiên, nếu như định hướng của gia đình phù hợp với nguyện vọng và khả năng của các bạn thì việc định hướng mới có tác dụng tốt nhất.

Hiện nay, bố mẹ và gia đình nhiều người luôn cho rằng, học đại học mới có thể thành công. Và vào đại học, thì việc lựa chọn các ngành đều phải là ngành “hot”, điểm cao chứ không dựa vào ý thích, khả năng của các con em mình. Rất nhiều bạn phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của mọi người, mà không chọn theo ý thích của mình. Hay có những gia đình cố gắng tìm đủ mọi cách cho con đi học đại học, dù các bạn ấy không hề thích hoặc không có khả năng. Có lẽ đa số các gia đình và thậm chí là các bạn học sinh cũng có một suy nghĩ rằng “Phải đi học đại học”. Có lẽ chính điều này đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở Việt Nam hiện nay. Quá nhiều trường đại học được mở ra tràn lan, và người đi học cũng tràn lan. Kết quả là tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ngày càng đáng báo động.

Một số người thì cho rằng, nên chọn nghề nghiệp tương lai dựa vào ý thích của mình. Quan niệm này cũng có ý đúng, vì nếu dựa vào ý thích, các bạn sẽ có động lực học, có động lực cố gắng, có động lực tìm tòi và sáng tạo. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải biết dựa vào khả năng của mình để chọn, chứ không chỉ dựa vào ý thích. Có thể bạn rất thích ca hát, nhưng bạn thi vào các trường năng khiếu không đỗ, hay thi qua các cuộc thi không bao giờ được giải, thì bạn chỉ nên coi ca hát là niềm đam mê bên cạnh công việc chính, chứ đừng nên cố chấp theo đuổi, chọn ca hát là nghề nghiệp trong tương lai.

Nhiều tấm gương bỏ học đại học mà vẫn thành công như Bill Gates,…, nhưng bạn nên nhớ, họ phải trả giá nhiều hơn ở “trường đời”, họ học thông qua trải nghiệm, qua cố gắng. Vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cố gắng, phải biết phấn đấu, phải biết mình muốn gì, biết con đường đi của mình trong tương lai. Đừng để tương lai của mình bị quyết định bởi người khác, cũng đừng quá mù quáng mà lao theo những thứ viển vông. Hãy sáng suốt để chọn một tương lai tốt nhất cho mình....

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 24)

Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người khi đủ tuổi trưởng thành biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những đem lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc xã hội giúp cuộc sống của ta được phù hợp hơn với xã hội trong mọi thời đại.

Hiện nay rất nhiều các bạn thanh niên trẻ đang rất băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt đối với những bạn vừa học xong cấp ba. Có những bạn muốn bước tiếp vào đại học, học một chuyên ngành mình yêu thích rồi mới xác định đi làm. Còn một số bạn khác lại muốn đi làm để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống dù ít hay nhiều.

Mỗi một con người sinh ra đã khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến cách lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người mỗi khác.Có những người muốn lựa chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích không quan tâm lương ra sao. Có những người ngay từ nhỏ đã muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, công an, kĩ sư…và họ đã ra sức học tập rèn luyện để làm được công việc đó.

Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng mà quan trọng hơn cả là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp và đúng đắn với xã hội. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau do vậy mồ hôi công sức và mức thu nhập khác nhau. Có nghề làm ra được nhiều tiền, có nghề làm được ít tiền nhưng những nghề đó sẽ là nền tảng sự nghiệp cho tương lai về sau. Khi con người ta đã có một công việc ổn định trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc họ có một vị trí và một tương lai tốt đẹp trong xã hội và người ta gọi đó là thành công. Mà thành công thì rất quan trọng với mỗi người khiến con người ta ai cũng muốn với tới.

Khi ngày nay xã hội ngày càng hiện đại, mở cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không xác định từ trước có khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp. Để đảm bảo được sự lựa chọn của mình các thanh niên trẻ hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đang thiếu và năng lực của mình ra sao có đáp ứng được không thì cơ hội việc làm của bạn chọn là rất dễ.

Hiện nay tình trạng sinh viên đại học ra trường thất nghiệp nhiều là do mọi người đua nhau học một ngành mà xã hội đã đủ khiến nhiều bạn không xin được việc hay đi làm trái ngành. Điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian của bản thân. Nếu bạn lựa chọn được và kiên nhẫn thực hiện nó thì bạn sẽ thấy rằng công việc của bạn chọn là không có gì đáng tiếc.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 25)

Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau.

Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 26)

Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. Cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),…

Đất nước đang cần rất nhiều bạn trẻ chọn lựa con đường khởi nghiệp với những dự án kinh doanh nhỏ, những người dám nghĩ, dám làm để bắt đầu với những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình, những dự án khởi đầu có thể là một quán ăn, có thể là một cửa hàng và cũng có thể là một cơ sở chăn nuôi, trồng trọt…, từ những dự án nhỏ này, trong một vài năm, chúng có thể trở thành những chuỗi quán ăn (như Phở 24), chuỗi cửa hàng (như chuỗi cửa hàng Mẹ & Bé, chuỗi cửa hàng Takeone…), các công ty, các trang trại, nông trại với quy mô lớn… Lúc đó, bạn sẽ rất hạnh phúc và tự hào về những thành quả đó, bạn đã thực sự khẳng định bản lĩnh làm chủ của mình và con đường bạn chọn là hoàn toàn đúng.

Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành công bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc rối lớn và sự trả giá trên con đường nghề nghiệp của mình.

Để chọn một nghề, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

– Bạn thích làm nghề gì?

– Bạn có khả năng làm nghề đó hay không?

– Sau khi bạn tốt nghiệp ĐH, thị trường có nhu cầu hay không?

Bên cạnh các ý lớn đó, bạn còn phải quan tâm tới môi trường làm việc, đối tượng mà bạn sẽ làm việc cùng sau này, mục đích bạn chọn nghề đó… Sau khi các bạn quyết định chọn nghề rồi, các bạn mới quyết định chọn trường.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 27)

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Bàn về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có ba xu hướng chính là: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng và nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.

Tâm trạng chung của phần lớn thanh niên học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời là thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân.

Theo tôi, cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ: Bạn A thông minh, học giỏi và ước mơ thi đậu vào Đại học Y để sau này trở thành bác sĩ. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lại rất nghèo, không có điều kiện để nuôi bạn ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn giải pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốn kém cho gia đình và sau vài năm làm việc vẫn có thể học tiếp lên Đại học. Bạn B muốn trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai nhưng không đủ tiền để theo học Đại học chính quy như những bạn khác nên B đã chọn con đường vừa làm vừa học (Đại học tại chức). Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất vui vì đã đi đúng con đường mình đã chọn.

Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Cách đây mấy chục năm, nhiều người biết đến câu: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm đút xó. Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì Tin, tam Y, tứ Luật (Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật). Bởi trình độ nhận thức và phân tích hạn chế nên nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể cả tiêu cực để vào bằng được vào các trường trên. Nhưng do khả năng học tập không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản. Sau khi ra trường, số người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải chấp nhận gặp gì làm nấy. Mà phải làm những công việc không đúng ngành nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có.

Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Nếu theo dõi báo chí và các phương tiện truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy số lượng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học mà không xin được việc làm là nhiều vô kể và số lượng ấy cứ tăng thêm năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung. Đối với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.

Cách chọn nghề thứ ba là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách thứ ba này đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn.

Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết vẫn là tính mục đích. Chúng ta hãy luôn nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện nay, việc chọn nghề để làm việc và kiếm sống phải dựa trên năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 28)

Với mỗi chúng ta, sau khi chấm dứt những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành đạt. Nhưng “Một thực tế đa dạng hiện tại là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. vì thế, suy nghĩ và ý kiến cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới đủ sức giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng vừa mới trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. thành ra, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là kênh duy nhất được người xung quanh theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không hề ai cũng có quá đủ điều kiện hay may mắn để bước vào không gian đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ đưa theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tụ hội training về tri thức nghiên cứu thì kĩ thuật là mục tiêu coaching của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai thành phần chủ đạo để tăng trưởng kinh tế và đều được đề cao giống như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì ngành chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây chẳng phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều nghĩ suy tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường ngành là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau.Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta luôn luôn chưa thoát khỏi được quan niệm học ngành chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, giúp cho những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay kết quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, VN chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta luôn luôn rất hiếm có khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.. Chính sách tăng trưởng nên quan tâm đầu tư thêm cho các trường coaching ngành để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp training được gốc nhân công có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần cải thiện nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để xây dựng những món hàng hữu ảnh, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí giống như nhau.

Vừa mới đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng cải thiện để các trường ngành trở thành một trong những chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính phương pháp khi chân trời đại học khép lại.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 29)

Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi quá đủ tuổi trưởng thành biết nghĩ suy. Bởi ngành nghiệp k những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi niên đại.

Ngày nay rất nhiều các bạn thanh niên trẻ đã rất băn khoăn về việc lựa chọn ngành nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt so với những bạn vừa học xong cấp ba. Có những bạn mong muốn bước tiếp vào đại học, học một chuyên ngành nghề mình yêu like rồi mới định hình đi sử dụng. Còn một số bạn không giống lại mong muốn đi sử dụng để có thêm tiền trang trải cho cuộc đời dù ít hay nhiều.

Mỗi một con người sinh ra đang khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến mẹo chọn ngành nghiệp của mỗi người mỗi khác. Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích k chú ý lương ra sao. Có những người ngay từ nhỏ đã muốn trở thành giảng viên, bác sĩ, công an, kĩ sư…và họ đang ra sức học tập rèn luyện để làm được công việc đó.

Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng mà quan trọng hơn cả là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp phải thêm vào và đúng đắn với thế giới. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau do vậy mồ hôi công sức và mức doanh thu không giống nhau. Có nghề sử dụng ra được nhiều tiền, có ngành sử dụng được ít tiền nhưng những ngành đó sẽ là nền móng sự nghiệp cho tương lai về sau. Khi con người xem vừa mới có một công việc ổn định trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc họ có một vị trí và một tương lai tốt đẹp trong xã hội và người ta gọi đó là sự phát triển. Mà thành công thì rất cần thiết với mỗi người khiến con người đọc ai cũng mong muốn với tới.

Khi cho đến nay không gian ngày càng hiện đại, xây dựng cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn ngành nghiệp cho đúng đắn là vô cùng cần thiết. Nếu bạn không định hình từ trước có khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp. Để đảm bảo được sự chọn của mình các thanh niên trẻ cho đến nay cần nhìn thấy xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đã thiếu và năng lực của mình ra sao có đáp ứng được k thì cơ hội việc sử dụng của bạn lựa chọn là rất easy.

Ngày nay trạng thái sv đại học ra trường thất nghiệp nhiều là do mọi người đua nhau học một ngành nghề mà thế giới đã quá đủ khiến nhiều bạn không xin được việc hay đi làm trái ngành nghề. Điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian của bản thân. Nếu bạn chọn được và kiên nhẫn thực hiện nó thì bạn sẽ thấy rằng công việc của bạn chọn là k có gì đáng tiếc.

Dù thế giới có ra sao có phát triển đến mấy thì ngành nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người. Nó sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều thứ có thêm thu nhập phụ giúp cho bản thân, gia đình và tạo cho bạn một chỗ dựa ổn định để bạn duy trì trong tương lai.

Như vậy ngay khi còn là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, một chỗ dựa địa vị trong xã hội để trở thành một con người có ích cho quốc gia góp phần làm cho không gian phát triển đi lên giàu mạnh. Và mỗi người cần suy nghĩ rõ hơn về tầm cần thiết của việc chọn nghề nghiệp cho phù hợp. Đây là một vấn đề khó mà ít người đủ nội lực dựng lại đúng ngay từ đầu mà có những người phải trải qua rất nhiều khó khăn thất bại và đúc kết được nhiều bài học cho bản thân thì mới định hình được đúng. Vậy nếu chúng ta lựa chọn sai đồng nghĩa chúng ta đang đi trên một con đường khác chẳng hề là thành công làm cho chúng ta bị tụt lùi đối với không gian và dần lâu ngày chúng ta sẽ thấy cuộc đời thật là tẻ nhạt chỉ toàn một màu đen và làm cho cuộc sống k có ý nghĩa.

Nhưng một bộ phận thanh niên nhỏ trong xã hội lại buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi xa lánh vào những tệ nạn xã hội. kéo đến chọn cho mình những công việc vi phạm pháp luật giống như buôn bán tàng trữ các chất click thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,…gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời của con người. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính mình mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hội. Nó sẽ kìm hãm thành công của quốc gia làm cho quốc gia không thể tăng trưởng để sánh vai với các cường quốc không giống trên toàn cầu được.

Chính vì thế mà các bạn thân niên trẻ cho đến nay cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì những công việc ấy sẽ đi theo bạn, trang trải cho bạn cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời. Và điều đó góp phần sử dụng cho không gian ngày càng tốt xinh hơn con người có một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 30)

Con người sinh ra và to lên, với mong muốn học tập và chọn cho mình một nghề nghiệp dài hạn. Với một công việc phù hợp, con người đủ nội lực phát huy được toàn bộ những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng tăng trưởng con người trong ngành nghiệp để con người đó có mức độ phát triển bản thân một mẹo tốt nhất.

Chọn cho mình một nghề, nghĩa là lựa chọn cho mình một tương lai. Việc chọn ngành thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng. lựa chọn lỗi lầm một ngành nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, luôn luôn lúng túng về việc lựa chọn cho mình một lĩnh vực học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đang chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những lĩnh vực mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và thế giới. chân trời vào đại học không phải là chân trời duy nhất để bạn đủ nội lực thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã biết rất nhiều tấm gương nhà bán hàng sự phát triển mà k nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steve Jobs (Apple),…

Đất nước đã cần rất nhiều bạn trẻ lựa chọn lựa con đường khởi nghiệp với những dự án mua bán nhỏ, những người dám nghĩ, dám sử dụng để bắt đầu với những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình, những dự án bắt đầu có thể là một quán ăn, đủ nội lực là một cửa hàng và cũng đủ nội lực là một cơ sở chăn nuôi, trồng trọt…, từ những dự án nhỏ này, trong một vài năm, chúng đủ sức trở thành những chuỗi quán ăn (như Phở 24), chuỗi shop (như chuỗi cửa hàng Mẹ & Bé, chuỗi shop Takeone… ), các công ty, các trang trại, nông trại với quy mô lớn…Lúc đó, bạn sẽ rất hạnh phúc và tự hào về những thành quả đó, bạn đã thực sự khẳng định bản lĩnh làm chủ của mình và con đường bạn chọn là hoàn toàn đúng.

Để sự phát triển trong một ngành nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải thử nghiệm rất nhiều để rút ra trải nghiệm cho chính mình, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành đạt bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc rối lớn và sự trả giá trên con đường ngành nghiệp của mình.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 31)

Trong bất cứ thế giới nào, quốc gia nào thì việc lựa chọn nghề luôn là chủ đề đưa tính thời sự nóng bỏng so với thanh niên, học sinh. Bàn về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến không giống nhau. ngoài ra, có ba khuynh hướng chính là: chọn nghề thích hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đã được ưa chuộng và nhất quyết đeo đuổi ngành mà mình luôn luôn thiết tha yêu thích.

Tâm trạng chung của phần lớn thanh niên học sinh trước ngưỡng cửa cuộc sống là thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt gốc từ nhiều nơi khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc lựa chọn ngành của từng cá nhân.

Theo tôi, hướng dẫn chọn ngành thích hợp với năng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao nhất trong việc biến ước mong thành hiện thực. Ví dụ: Bạn A giỏi, học thông minh và ước mơ thi đậu vào đại học Y để sau này trở thành bác sĩ. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lại rất nghèo, k có điều kiện để nuôi bạn ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn phương pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốn kém cho gia đình và sau vài năm sử dụng việc vẫn có thể học tiếp lên ĐH. Bạn B muốn trở thành một nhà quản trị công ty trong tương lai nhưng không quá đủ tiền để theo học ĐH chính quy giống như những bạn khác nên B vừa mới lựa chọn con đường vừa sử dụng vừa học (Đại học tại chức). Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất vui vì đang đi đúng con đường mình vừa mới lựa chọn.

Cho đến nay, khuynh hướng lựa chọn ngành vừa mới được ưa chuộng trong đời sống cũng tác động k ít tới nghĩ suy của học sinh. hướng dẫn đây mấy chục năm, nhiều người biết đến câu: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm đút xó. Còn ngày nay, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì Tin, tam Y, tứ Luật (Nhất Kinh tế, nhì Tin học ba Y, bốn Luật). Bởi trình độ nhận thức và nghiên cứu giới hạn nên nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể cả tiêu cực để vào bằng được vào các trường trên. Nhưng do mức độ học tập không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản. Sau khi ra trường, số người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải đồng ý gặp gì sử dụng nấy. Mà phải sử dụng những công việc không đúng ngành mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc không thể như ý muốn và bản thân cũng k thể phát huy cấp độ sẵn có.

Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành cung không quá đủ cầu và ngược lại. Nếu theo dõi báo chí và các phương tiện mạng không giống, chúng ta sẽ thấy số lượng sv đã tốt nghiệp ĐH mà không xin được việc sử dụng là nhiều vô kể và số lượng ấy cứ tăng trưởng thêm năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung. so với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.

Cách chọn ngành thứ ba là nhất quyết đeo đuổi ngành mà mình vẫn thiết tha yêu thích. hướng dẫn này có cái hay là thỏa mãn được ước mong nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải cung cấp. trước nhất là bản thân cần phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng đồng ý thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép dẫn dài thời gian thực hiện ước mơ. đối với những học sinh nghèo thì thì mẹo lựa chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn hướng dẫn thứ ba này đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin dĩ nhiên vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành đạt trên con đường đã chọn.

Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mong và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, phối hợp với tài năng là những thành phần cơ bản kéo tới thành công, quang vinh trong sự nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết luôn luôn là tính mục đích. Chúng ta hãy luôn nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không sử dụng được gì cả. Anh cũng không sử dụng được cái gì vĩ đại nếu giống như mục tiêu tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện giờ, việc chọn nghề để làm việc và kiếm sống phải dựa trên năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của không gian.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 32)

Có thể nói, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp là một trong những việc trọng đại và là bước ngoặt trong cuộc đời mà thanh niên hiện nay đang dành sự quan tâm ở mức độ cao. Ai trong số những thanh niên đều mang trong mình mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, phù hợp với bản thân và có cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, đứng trước nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong xã hội, thanh niên không dễ dàng để chọn lựa, rất khó để tránh khỏi sự phân vân, băn khoăn và lo lắng.

Có thể hiểu "nghề nghiệp" là một loại hình công việc mà người đi theo nghề nghiệp đó phải cố gắng làm tốt phần việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, yêu cầu của công việc. Nghề nghiệp bao gồm hai phần, là phần nghề và phần nghiệp. Nghề là việc làm mang tính ổn định, đem lại giá trị thu nhập phục vụ nhu cầu cuộc sống của người làm việc. Nghề đôi khi không chỉ làm vì kiếm sống và còn vì thực hiện ước mơ của bản thân, khẳng định giá trị của bản thân, có rất nhiều nghề, mỗi nghề gắn với chuyên môn khác nhau. Nghiệp chính là sự đam mê, sự gắn bó và đôi khi là "cái giá phải trả" của nghề, người ta thường có câu "nghề nào nghiệp đó", chuyên môn nào sẽ đi với nghề đó, có nghề chưa chắc đã có nghiệp mà nếu hành nghề mà không có nghiệp thì nghề cũng hành không bền lâu. Lựa chọn nghề nghiệp hay định hướng nghề nghiệp chính là việc hoạch định ra những khả năng, trình độ của bản thân so với những đặc điểm, yêu cầu và đòi hỏi của nghề nghiệp để từ đó có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Lựa chọn nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ đang là những người đang đứng trước ngưỡng cửa bước ra ngoài xã hội, tự lập đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình, nghề nghiệp chính là mục tiêu đầu tiên phải hướng đến. Việc lựa chọn nghề nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công và định hướng tương lai của thanh niên, bởi nghề nghiệp ta đã chọn có thể đòi hỏi ta phải gắn bó suốt đời, mọi vấn đề đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của ta đều có thể bị nghề nghiệp tác động nhiều ít. Lựa chọn nghề phù hợp với bản thân sẽ là cơ hội cho chúng ta phát triển, có được sự say mê, nhiệt huyết với công việc, ngược lại nếu phải chọn nghề quá khả năng hoặc sai nghề sẽ dễ dẫn đến chán nản, công việc trở thành gánh nặng, không còn hứng thú làm việc và có thể bỏ nghề. Chính vì vậy, thanh niên đang đi những bước đầu tiên trong cuộc đời phải thật sáng suốt, cân nhắc kỹ càng trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Những bước đi đầu sẽ quyết định cả con đường phía trước của chúng ta, chọn đúng đường mở ra tương lai tươi sáng, chọn sai đường sẽ mất thời gian, mất cơ hội và mất đi tương lai.

Hiện nay thanh niên đứng trước rất nhiều những thuận lợi và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Về thuận lợi phải kể đến đầu tiên chính là sự phát triển của xã hội đã kéo theo sự đa dạng hóa ngành nghề, nghề nghiệp ngày càng mở rộng phong phú tạo ra nhiều việc làm, nhiều cơ hội cho thanh niên lựa chọn. Việc tiếp cận những thông tin về nghề nghiệp đối với thanh niên hiện nay lại rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện bởi có rất nhiều kênh thông tin luôn cập nhật đa dạng như internet, truyền thông, báo chí, hội thảo... Ngày nay cũng không còn vấn đề ép buộc hay bó hẹp người lao động trong một nghề nhất định mà thanh niên có thể tự do và chủ động chọn nghề, sáng lập nghề nghiệp cho chính mình.

Thanh niên có thể tự ý thức năng lực, trình độ của bản thân và nhu cầu của xã hội để vạch ra những nghề nghiệp mới. Tuy nhiên tồn tại song song thuận lợi cũng có rất nhiều những khó khăn, bởi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cũng theo đó đi lên, đòi hỏi nguồn nhân lực cho nghề nghiệp phải có chất lượng cao, muốn có chất lượng tốt thì phải đào tạo tốt, tuy nhiên, ở nước ta hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao này chưa thực sự đáp ứng được. Bên cạnh đó, tư duy và quan niệm của thanh niên hiện nay cũng mắc rất nhiều hạn chế, việc lựa chọn nghề nghiệp theo số đông, hướng đến danh tiếng và thu nhập của công việc mà không cân nhắc khả năng của bản thân dẫn đến việc chọn không đúng nghề. Quan niệm phải học đại học, cao đẳng mới là con đường dẫn đến tương lai là thiếu khách quan, bởi có nhiều con đường khác để lập thân lập nghiệp. Và để có thể đi đến những lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, mỗi cá nhân thanh niên cần phải ý thức rõ ràng về thực lực và nguyện vọng của chính mình, cân nhắc kỹ càng trước những lựa chọn, phải biết nhìn ra những hướng đi khác ngoài đại học để mở cánh cửa tương lai của chính mình.

Là thanh niên đang phải lựa chọn nghề nghiệp hiện nay, mỗi học sinh chúng ta phải sớm có kế hoạch cho bản thân mình. Trước hết, chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện hoàn thiện bản thân theo đòi hỏi chung của xã hội, sau đó tập trung vào những khả năng, năng lực ưu tú của bản thân để từ đó lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp, đúng đắn.

Suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay (mẫu 33)

Mười tám tuổi – đó là dấu mốc, một bước ngoặt quan trọng mà bạn sẽ trải qua trong cuộc đời. Sở dĩ vậy là vì bạn sẽ tự đi bằng chính đôi chân của mình. Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường để lập thân, lập nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp ở lứa tuổi này thời nào cũng vậy, nhưng đối với thanh niên hiện nay có nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm.

Trong bối cảnh đất nước, xã hội và toàn cầu đang bớt dần khoảng cách bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, việc lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên là điều không còn quá khó khăn. Nhưng định hướng nào cho hướng lựa chọn ấy lại là một bài toán khó. Học đại học hay học nghề? Nhà trường phổ thông bấy lâu nay vẫn chỉ mang trọng trách giáo dục, phổ cập kiến thức, mang thành tích học sinh đỗ đại học ra làm thước đo. Cho nên việc giáo dục nghề nghiệp vẫn còn quá coi nhẹ. Thật đáng buồn khi được hỏi chỉ có khoảng 30% học sinh biết mình sẽ làm nghề gì, số còn lại mơ hồ và phó thác cho gia đình, xã hội.

Đứng trước những thuận lợi và thách thức đố, bạn trẻ nào chủ động, tích cực, đón đầu xu hướng sẽ thành công. Lựa chọn nghề nghiệp giờ không phải cố học một cái nghề gì ra rồi xin việc cho bằng được đúng nghề đó. Với cơ chế xã hội mở, bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tại mà chẳng cần nó đúng ngành bạn học. Hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng không học đại học, tìm cho mình con đường đi khác và đã thành công. Lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng, sau đó mới tính đến đầu tư học cái gì để có nền tảng. Và cũng có thể chúng ta vừa học vừa làm, vừa mày mò, tìm tòi vừa quyết định. Chứ đừng để một hiện tượng xảy ra như hiện nay, sinh viên đại học tốt nghiệp đều chạy grab.

Hãy để sự phát triển công nghệ phục vụ cuộc sống cho bạn, đừng lệ thuộc nó. Hơn nữa, chẳng có ai bảo bạn nên học cái này, làm cái kia tốt bằng sự chủ động của chính bạn cả. Hãy thật sáng suốt để có cho mình một nghề nghiệp mà bạn có thể sống hạnh phúc với nó!

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Viết bài văn nghị luận về tình mẫu tử

Viết bài văn nghị luận về giá trị của thời gian

Viết bài văn nghị luận về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Viết bài văn nghị luận về lòng dũng cảm

Suy nghĩ của em về hiện tượng chảy máu chất xám hiện nay

1 4,994 13/01/2025
Tải về