TOP 50 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ (2024) SIÊU HAY

50 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 24,666 20/12/2023
Tải về


50 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ

TOP 20 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc của Tô Hoài cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, tác phẩm phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị - người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.

TOP 20 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi bậc nhất trong tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm kể về số phận đáng thương và cuộc sống vô cùng khắc nghiệt của Mị và A Phủ ở nhà thống lí Pá Tra chốn Hồng Ngài. Dù bị đày đọa đến kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác nhưng nỗi khổ đau ở nhà thống lí không thể nào giết chết được sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống ấy có dịp trỗi dậy mạnh mẽ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4

Vợ Chồng A phủ là tác phẩm hay nhất nói về con người và đất nước vùng cao Tây Bắc. Qua ngòi bút của Tô Hoài ta thấy được nỗi khổ đau và tủi nhục của các cô gái khi bị “ ép duyên” và sự áp bức của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Có nhiều tuyến nhân vật chính và phụ trong tác phẩm như A Phủ, A Sử, thống lí Bá Tra… nhưng Mị vẫn là nhân vật trung tâm của tác phẩm và tâm trạng, hành động, suy nghĩ của Mị được bộc lộ rõ nét nhất qua cảnh Mị trong đêm tình mùa xuân.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 5

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn được nhà văn Tô Hoài viết vào năm 1952 được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) được lấy cảm hứng từ một sự kiện có thật khi chính nhà văn Tô Hoài đã được sống và chứng kiến chính cuộc sống của những người dân nghèo nơi vùng cao xa xôi này. Nhà văn Tô Hoài đã thấy được cảnh những số phận con người biến thành nô lệ bị chế độ địa chủ cường hào thống lí áp bức bóc lột khiến sống không bằng chết. Hệ thống nhân vật mà Tô Hoài xây dựng nên cũng là những số phận tiêu biểu cho những tầng lớp tiêu biểu trong xã hội xưa chính là thống lí Pá Tra - địa chủ giàu có nhưng tàn ác, Mị và A Phủ - những người nông dân lao động hiền lành nhưng phải chịu đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần.

TOP 20 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 6

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn qua diễn biến tâm trạng Mị và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật này qua đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 7

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến. Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 8

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 9

Đề tài Tây Bắc in đậm trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài: "Truyện Tây Bắc", "Miền Tây","Họ Giàng ở Phìn Sa"... Truyện "Vợ chồng A mang ý nghĩa như một "chiến công" của nhà văn Hà Nội này khi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Truyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra và khi làm chiến sĩ du kích ở căn cứ Phiềng Sa. Qua đó, tác giả nói lên nỗi thống khổ sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm tham gia kháng chiến để giành lấy tự do, tình yêu và hạnh phúc.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 10

Một trong những thành công tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tế, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật. Đó là Mị – người phụ nữ tưởng chừng như đã cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Và cái gì đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra một kiếp người, chính là đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 11

Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật luôn là một thử thách đối với bất cứ tác giả nào. Không phải ai cũng có cái biệt tài đi miêu tả tâm lí nhân vật một cách tường tận và chân thực. Và Tô Hoài chính là một trong số ít những tác giả có biệt tài phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật với sự phát triển tâm lý hết sức logic, tự nhiên. Sự phát triển tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân chính là một ví dụ điển hình.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 12

Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện loài vật mà ông còn được biết đến là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều hơn vào số phận của những người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự cần mẫn của mình ông đã tạo nên những tác phẩm để đời và một trong những số đó là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát khao hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 13

Văn học Việt Nam đánh dấu sự thành công của nhiều tác giả viết truyện ngắn như Kim Lân, Năm Cao, Vũ Trọng Phụng,.. Đặc biệt ,Tô Hoài là tác giả tiêu biểu với phòng cách viết độc đáo, mỗi tác phẩm của ông đều cho thấy tài năng bậc thầy trong việc khai thác tâm lý nhân vật. Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là thành công rực rỡ của ông trong sự nghiệp sáng tác của đời mình, bằng ngòi bút điêu luyện ông đã đi sâu vào từng ngóc ngách của tâm hồn nhân vật. Đặc biệt, trong đêm tình mùa xuân, những diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị được thể hiện rất chi tiết, cụ thể giàu sức gợi.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 14

Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ)

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 15

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 16

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 17

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 18

Tô Hoài – nhà văn của người dân miền núi. Những năm tháng lặn lội, thâm nhập vào cuộc sống của con người vùng cao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà văn. Những bản làng chìm trong sương với những người dân chân chất, thật thà . Những con người sống trong cảnh đời cơ cực đầy những bất công dưới xã hội cũ nhưng lòng vẫn cháy không nguôi khát vọng sống mạnh mẽ tựa như sức sống vững vàng của núi, của rừng. Phẩm chất tốt đẹp đó của con người vùng cao được Tô Hoài phản ánh qua khát vọng sống mãnh liệt của nhân vật Mị – nhân vật chính trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ vào đêm tình mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 19

Tô Hoài gắn bó và có vốn am hiểu sâu sắc về con người, văn hóa của vùng đất Tây Bắc, bởi vậy Tây Bắc cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương trong các sáng tác của ông. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất Tô Hoài viết về vùng đất, văn hóa và con người Tây Bắc là "Vợ chồng A Phủ", từ câu chuyện về cuộc sống và số phận của một cặp vợ chồng người H'Mông Mị và A Phủ, nhà văn đã mang đến cho người đọc những hình ảnh chân thực về cuộc sống đau khổ, nhiều bất công của người nông dân nghèo dưới sự cai trị hà khắc của cường quyền và thần quyền, đồng thời cũng cho thấy được sức sống mạnh mẽ tiềm tàng bên trong tâm hồn họ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ - Mẫu 20

"Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị - một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành "con dâu trừ nợ" cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 21

Với trên 200 đầu sách, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật (Mị hoặc A Phủ).

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 22

"Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị - một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành "con dâu trừ nợ" cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 23

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 24

Vợ chồng A Phủ là tác phẩm đặc sắc của Tô Hoài cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật, tác phẩm phản ánh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 25

Tây Bắc hẳn là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra những năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ có thể viết nên những trang thơ, những trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh rạng ngời “chất vàng mười” trong hình tượng trong người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó hẳn là sức sống bền bỉ, tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên được.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 26

Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm 1945, tập "Truyện Tây Bắc" đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 27

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 28

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 29

Tô Hoài là một ngôi sao rất sáng trong nền văn học Việt Nam, ông sáng tác từ rất sớm và được dư luận chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay. Bằng sự hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực và vốn sống phong phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước nên sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những tình cảnh của đời thường. Tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có lạ thường. Năm 1996, Tô Hoài được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Đây là tác phẩm mang lại nhiều thành công cho nhà văn Tô Hoài, để lại nhiều ấn tượng rất lớn trong lòng bạn đọc. Tác phẩm đặc biệt lôi cuốn, hấp dẫn nhờ lời văn giản dị, mộc mạc, am hiểu văn hóa dân tộc, và điểm cốt lõi là nêu bật được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua đó cũng nói lên quá trình đến với cách mạng, con đường mở ra tự do hạnh phúc của những số phận đau khổ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 30

Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau, lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có, sáng tạo, cách miêu tả đậm chất tạo hình lay động lòng người. Ông đã viết thành công tác phẩm Truyện Tây Bắc, trong đó có truyện Vợ chồng A Phủ. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm này.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 31

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952. Đây là truyện hay nhất in trong tập "Truyện Tây Bắc'' của nhà văn Tô Hoài (1953) và đạt giải nhất của Hội văn hóa nghệ thuật 1954 - 1955. Nhà văn muốn làm hiển hiện lại cuộc sống của người dân tộc trung thực, chí tình quý trọng tình cảm cho dù gian nan đến đâu cũng mong đợi ngày mai tươi sáng, tiêu biểu là nhân vật A Phủ. Đây là nhân vật được nhà văn xây dựng với hình tượng thật đặc biệt.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 32

Với "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 33

Tô Hoài là nhà văn rất thành công trong những nhà văn thuộc nền văn xuôi hiện đại. Tác phẩm của ông thường viết về những vấn đề gần gũi thân quen trong cuộc sống thường ngày. Tác phẩm Vợ chồng A phủ là tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc mang lại những giá trị sâu sắc. Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm là Mị, một phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và có sức sống mãnh liệt, dám đứng lên đấu tranh tìm lại hạnh phúc cho mình.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 34

Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX thì đề tài miền núi khá là được chú ý. Dù chủ đề cũ nhưng nhà văn luôn có cách khai thác vấn đề rất sâu, làm bật lên hình ảnh nhân vật. Mỗi nhà văn sẽ có những cái nhìn khác nhau và Tổ Hoài đã thể hiện Sự đồng cảm trước thân phận khổ đau của người dân miền núi, đặc biệt là phụ nữ điển hình trong tác phẩm này là Mị của Tô Hoài sẽ khác với những nhà văn khác, đó là một điểm riêng ở Tô Hoài.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 35

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, người đọc không khỏi ấn tượng với nhân vật A Phủ- một chàng trai dân tộc với số phận bất hạnh nhưng có những phẩm chất phi thường. A Phủ được giới thiệu là một người mồ côi, một thân một mình, bị bán xuống đồng tháp, trốn trở lại đồng cao rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Từ nhỏ, A Phủ đã gan bướng, dũng cảm. Chàng trai lao động giỏi, không ngại những việc nặng nhọc, nguy hiểm, là niềm mơ ước của bao cô gái. Tuy vậy, A Phủ vẫn đi chơi ngày tết, mơ ước tìm bạn kết đôi. Cho thấy đây là một chàng trai khao khát hạnh phúc và tình yêu.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 36

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 37

Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm 1945, tập "Truyện Tây Bắc" đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 38

Tô Hoài được coi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại với sức sáng tạo dồi dào trên 200 đầu sách. Tô Hoài có quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh độc đáo và có phần quyết liệt “viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Phải chăng vì thế mà Vợ chồng A Phủ được coi là tác phẩm thành công nhất, phản ánh những hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài kia. Với chuyến đi thực tế của mình, chung sống và ăn ở cùng người dân Tây Bắc mà ông đã hiểu những cơ cực và vẻ đẹp tâm hồn của những người dân lao động vùng cao.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 39

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 40

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 41

Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu khi tác giả Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc. Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận. Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là hình tượng A Phủ, mang những vẻ đẹp của người Tây Bắc và bản lĩnh dám vượt lên số phận.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 42

Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 43

Với vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của người dân miền núi cùng lối trần thuật hóm hỉnh, sâu sắc, chân thực của người từng trải và sự giàu có trong vốn từ vựng, những sáng tác của Tô Hoài luôn để lại dấu ấn đậm sâu và sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Và có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Tô Hoài. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã dựng lại một cách chân thực, sâu sắc bức tranh số phận, cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 44

Tô Hoài được biết đến như nhà văn của phong tục và người dân miền núi phía Bắc. Có lẽ vậy mà Tô Hoài chia sẻ: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông tìm kiếm sự chân thực với quan niệm viết văn là một quá trình không tầm thường, phản ánh sự thật ở đời cho dù phải đập vỡ những hình tượng trong lòng bạn đọc. Nếu cùng thời với nhà văn, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc tìm thứ vàng mười đã qua thử lửa thì Tô Hoài Lên Tây Bắc với quan niệm Văn chương và khao khát đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân. Tám tháng gắn bó với bà con dân tộc miền núi phía Bắc là tám tháng Tô Hoài hiểu và cảm đời sống cùng tấm lòng của người dân nơi đây. Trước khi về, tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại nỗi nhớ da diết về người thương nơi đây. Ông viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất. Truyện hoàn thành năm 1953 với người phụ nữ tên Mị trải qua cuộc đời đầy bi kịch trước những hào quang bề ngoài. Thế nhưng, sau sự cam chịu sống dật dờ, Mị đã thức tỉnh khao khát hạnh phúc và bứt phá khỏi sợi dây cường quyền, thần quyền để tìm lại tự do cùng với A Phủ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 45

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như "Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị - người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 46

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối din của Mị. Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình mùa xuân quyến rũ.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 47

“Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những bằng chứng tố cáo đanh thép tội ác của chế độ phong kiến cũ nát đè lên vai người phụ nữ nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm đã được Tô Hoài khắc họa rất thành công cả về hình thức lẫn tâm hồn.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 48

Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của núi sông, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhà văn, nhà thơ để họ viết nên những trang thơ, trang văn lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả hồn vào bao vần thơ đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh “chất vàng mười” trong hình tượng người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và phả vào trang viết của Tô Hoài sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động. Đó là phẩm chất, khí phách và tâm hồn của một chàng trai hoang dại A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 49

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại VN với số lượng tác phẩm đạt kỷ lục. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông. Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi. Đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

Mở bài Vợ chồng A Phủ – Mẫu 50

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài trong giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nội dung kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông là Mị và A Phủ trong chế độ thực dân, phong kiến. Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc có ý nghĩa khái quát cao, tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình vùng lên tự giải phóng của đồng bào miền núi Tây Bắc. Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm xuân với những tình tiết chân thực và cảm động đã thể hiện sức sống mãnh liệt cùng khao khát tình yêu cháy bỏng của Mị – người con gái xinh đẹp mà bất hạnh.

1 24,666 20/12/2023
Tải về