TOP 20 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà (2024) SIÊU HAY

20 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà lớp 12 gồm dàn ý và bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 6,296 18/12/2023
Tải về


20 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà

TOP 20 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 1

Nguyễn Tuân là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người, đặc biệt là những người lao động bình dị mà tài hoa. Bên cạnh đó, tác phẩm của ông được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo. “Người lái đò Sông Đà ” là một bài tùy bút tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 2

Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Nguyễn Tuân là một người nghệ sỹ mang cái tôi tài hoa, uyên bác. Đó là bởi lối chơi độc tấu của người nghệ sỹ, vốn là của những cảm giác mãnh liệt, phi thường. Khi đến với sông núi Tây Bắc xa xôi, rộng lớn cái vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ cùng sự dũng cảm của con người đã khiến nhà văn không thể nào quên. Chính điều này đã làm nên một bài bút ký đặc sắc “Người lái đò sông Đà”. Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà như là một kì công của tạo hóa, như một công trình tuyệt mĩ của thiên nhiên. Nhưng dừng ở đó thì lại chưa đủ. Bởi cái đẹp thật sự, đỉnh điểm nằm ở con người. Nhà văn đã mang đến một thông điệp chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có trong chiến trường ác liệt, mà còn có trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. Đó là một mẫu hình đẹp đẽ cho văn chương nghệ thuật phát hiện và khám phá.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 3

Nguyễn Tuân là một trí thức yêu nước và giàu tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được phát biểu một cách trực tiếp mà ẩn đằng sau những bức tranh thiên nhiên và những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập “Sông Đà”. Đây là thành quả đẹp đẽ của chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân khi đến với miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc. Đó không chỉ thỏa mãn cái thú vui xê dịch “thay thực phẩm cho tâm hồn, tìm thực đơn mới cho giác quan”, mà còn để tìm kiếm cái chất vàng có trong màu sắc sông núi Tây Bắc. Và nhất là chất vàng mười đã qua thử lửa ở trong tâm hồn của những con người lao động chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng. Chính những giá trị mà nó mang lại, người lái đò sông Đà xứng đáng là tuyệt bút của người nghệ sỹ tài hoa.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 4

Nguyễn Tuân – một cây bút nổi lên như một vì sao tinh tú trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến với phong cách sáng tác có sức sáng tạo dồi dào bậc nhất với những tác phẩm xuất sắc ở cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng. Ông là một người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác và có cá tính độc đáo. Một nghệ sĩ suốt đời luôn đi tìm cái đẹp, viết về cái đẹp và say đắm trong cái đẹp. Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, miêu tả bất kỳ một sự vật hay sự việc nào dưới vẻ đẹp tài hoa của người nghệ sĩ. Ông sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công nhất ở thể loại tùy bút. Và “ Người lái đò sông Đà ” là phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân ở thể loại này.

TOP 20 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 5

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Mỗi một tác phẩm của ông là một bài ca ca ngợi về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tư tưởng, tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Nguyễn Tuân được độc giả đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất độc đáo và mang nét rất riêng của ông. “Người lái đò Sông Đà” là một bài tùy bút được cho là một tuyệt tác, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi thể hiện rõ nét nhất những nét tiêu biểu về phong cách đó.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 6

Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Những tác phẩm của ông viết bằng cái “ngông” và bằng tình yêu tha thiết. “Người lái đò sông Đà” là bài tùy bút lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế. Hình ảnh con sông Đà được nhìn qua lăng kính tâm hồn nghệ sỹ với nhiều vẻ đẹp khác nhau mang lại ấn tượng độc đáo đối với người đọc. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi xây dựng hình tượng sông Đà bằng chất liệu ngôn ngữ và tình cảm phong phú.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 7

Nguyễn Tuân (1910-1987) là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Với phong cách viết tài hoa uyên bác, Nguyễn Tuân đã có đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, góp phần đưa thể loại truyện ngắn và tùy bút lên một tầm cao mới. Tiêu biểu cho sang tác của NT là tác phẩm Người lái đò Sông Đà. Thành công nhất ở tác phẩm này là bởi Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà với hai tính cách hùng vĩ hung bạo và thơ mộng trữ tình.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 8

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là cây bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông đặc biệt có sở trường về thể loại tuỳ bút. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tùy bút Người lái đò sông Đà. Bên cạnh hình ảnh ông lái đò giản dị mà tài hoa, tác phẩm còn khắc hoạ được vẻ đẹp của con sông Đà trong những góc nhìn khác nhau: có khi hùng tráng, hung bạo, lúc lại trữ tình, duyên dáng nên thơ.

TOP 20 mẫu mở bài Người lái đò sông Đà (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 9

Bằng phong cách nghệ thuật độc đáo: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất, Nguyễn Tuân đã sáng tác được rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có sông Đà, một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi tới vùng Tây Bắc tổ quốc xa xôi, rộng lớn. Ông đã tìm được cái chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa được thể hiện trong thiên tùy bút “người lái đò Sông Đà” mà con sông Đà với sự hung bạo, trữ tình và thơ mộng của nó đã được tác giả miêu tả thật tài hoa.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 10

Nguyễn Tuân là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại nước ta. Những tác phẩm của ông thường viết bằng ngòi bút khá độc đáo bằng tình yêu dành cho những số phận con người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” kể về một người lái đò bình thường nhưng vô cùng anh dũng, có thể chiến thắng thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên trong tay lái của mình. Thông qua sự tinh tế trong cách viết của mình Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà vô cùng huyền bí, hùng vĩ và nguy hiểm.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 11

Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tùy bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ, mang trong mình hai vẻ đẹp đối lập là vẻ đẹp hung bạo và vẻ đẹp trữ tình. Hai vẻ đẹp này hòa quyện, tạo nên bức tranh hoàn chỉnh cho dòng sông.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 12

Là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước. Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. Bút kí "Người lái đò sông Đà" đã thể hiện đậm nét phong cách Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà "hung bạo và trữ tình" chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 13

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát
Người ta đến hát khi chèo đò vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm).

Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ tới dòng sông Đà trong thiên tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân. Bằng tình yêu sông núi của con người tài hoa, Sông Đà được nhà văn phác họa độc đáo với hai nét tính cách hung bạo, trữ tình để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 14

Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa và có hiểu biết về nhiều lĩnh vực và có vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện, là bậc thầy ngôn ngữ trong nền văn học nên ông được đánh giá là 1 trong số những nhà văn có ảnh hưởng lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Thể loại văn học thành công nhất của ông là bút kí và tùy bút với một số tác phẩm tiêu biểu như “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”, “Thiếu quê hương”. “Chiếc lư đồng mắt cua”…nhưng trong số đó nổi tiếng nhất là tùy bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập “sông Đà”, tùy bút này là một áng văn đẹp được kết nên từ tình yêu quê hương đất nước tha thiết, say đắm để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc cũng như “chất vàng mười” của con người nơi đây. Xuyên suốt tác phẩm là hình tượng con sông Đà vừa dữ dội hiểm trở nhưng cũng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 15

Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp nên một nền văn minh. Trong địa hạt văn học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 16

Nguyễn Tuân là một nhà văn tài ba và uyên bác. Trước cách mạng tháng 8, ông đi tìm vẻ đẹp của “một thời vang bong”. Sau cách mạng tháng 8, ta nhận ra diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ, khát khao được hoà nhập với đất nước và cuộc đời. Ông tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi không chỉ để thoả mãn cái thú tìm đến miền đất lạ cho thoả niềm khát khao “Xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên và ở tâm hồn của người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng đó. “Người lái đò sông Đà” là một áng văn trong tập tuỳ bút sông Đà (1960). Trong tác phẩm, hình tượng con sông Đà hiện lên vô cùng hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình và lãng mạn.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 17

Được rút ra từ tập tùy bút Sông Đà năm 1960 của tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của tác giả từ năm 1958 đến năm 1960 khi mà miền Bắc đang thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh bước đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm là hình ảnh của một con sông Đà chảy ngược so với những con sông khác ở Việt Nam mang trong mình hai tính cách trái ngược nhau đó là hung bạo và dữ dằn, thứ hai là vẻ đẹp trữ tình đầy thơ mộng.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 18

Sông Đà có thể coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân. Thể hiện những nét đặc trưng phong cách của ông.Đặc biệt là qua hình tượng con sông Đà Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy một nhà thám hiểm, một nhà văn, một nhà thơ, một nhà ngôn ngữ đại tài. Ở mỗi trường đoạn khác nhau, vẻ đẹp của sông Đà lại hiện lên với những nét riêng biệt, đầy sống động, đầy sức sống.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 19

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập sông Đà (1960). Viết tùy bút này, Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, được vui và vững bền. Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sĩ tài hoa trong nghề của mình.

Mở bài Người lá đò sông Đà mẫu 20

Nhà văn Nguyễn Tuân được biết đến chính là một trong những cây bút tài hoa, uyên bác. Ông là người cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống luôn khát khao sáng tạo nghệ thuật và ông có sở trường về thể loại tuỳ bút. Nói đến thể loại này thì tác phẩm “Người lái đò sông Đà” chính là một dấu ấn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân trong thể loại tùy bút này. Trong tác phẩm thì hình tượng người lái đò sông Đà như cũng hiện ra thật giản dị mà cũng thật kỳ vĩ trên dòng sông.

1 6,296 18/12/2023
Tải về