TOP 10 mẫu Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã” (2024) SIÊU HAY

Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã” lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,164 20/12/2023


Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã”

Đề bài: Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã”.

TOP 10 mẫu Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã” (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã”

Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã

Thân bài

a) Giải thích

- “Nỗ lực khẳng định mình” là sự cố gắng, kiên trì trong mọi hoàn cảnh dù có khó khăn nhằm khẳng định giá trị và hoàn thiện bản thân.

- “Không tỉnh táo” là không biết làm chủ con người, vô tình để bản thân vướng vào những cám dỗ xã hội bằng những hành động bất chất, không suy nghĩ.

b) Bình luận, chứng minh

- Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí.

- Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân đế tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn thiện nhân cách.

- Cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.

- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lý trí tỉnh táo.

- Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.

c) Chứng minh

Ở Tây Ban Nha, Pablo Picasso, một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng. Phía sau thành công đó, ông từng là một họa sĩ vô danh và nghèo khổ. Nhưng ông đã không chấp nhận sự nghèo khổ đó mà đã nỗ lực thoát ra khỏi cái nghèo. Và ông đã thành công bởi chính nỗ lực và đam mê của mình.

d) Phê phán

- Những người đang bị tiền bạc chi phối và sống một cách mù quáng, không có ước mơ, ý chí

Kết bài

Khẳng định lại sự đúng đắn về ý kiến và nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn giũa để có được sự mạnh mẽ của ý chí và sự tỉnh táo của lí trí.

Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công nhưng không tỉnh táo thì dễ vấp ngã” (mẫu 1)

Chúng ta ai cũng mong muốn, khát khao có được thành công, được đứng trên tột đỉnh của vinh quang. Nhưng liệu rằng, mỗi người đã thật sự nỗ lực và tỉnh táo trước xã hội đầy cám dỗ và thử thách này chưa? Thật đúng với câu nói: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tính táo thì dễ vấp ngã”. “Nỗ lực khẳng định mình” là sự cố gắng, kiên trì trong mọi hoàn cảnh dù có khó khăn nhằm khẳng định giá trị và hoàn thiện bản thân. Còn “Không tỉnh táo” là không biết làm chủ con người, vô tình để bản thân vướng vào những cám dỗ xã hội bằng những hành động bất chất, không suy nghĩ. Nếu "không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công” nhấn mạnh về ý chí, nghị lực thì “không tỉnh táo thì dễ vấp ngã”, nhấn mạnh về lí trí. Và ta thấy đấy, không có con đường nào trải đầy hoa hồng, phải có chông gai, có vấp váp mới trưởng thành. Sau mỗi đoạn đường chúng ta va vấp với mọi thứ xung quanh, chúng ta có thể mất đi nhiều thứ mà mọi người luôn tiếc nuối. Nhưng đã bao giờ bạn nhận ra, thứ chúng ta nhận lại là một bài học đường đời. Một bài học mà không sách vở nào dạy, một bài học lấp đầy mảnh ghép suy nghĩ đang thiếu sót trong tư duy của ta. Cách chúng ta đón nhận, nỗ lực hơn cho lần sau, chính là một bước đầu đưa ta đến với thành công. Và thật sự chẳng ai bị vấp ngã bởi một ngọn núi. Chúng ta chỉ bị vấp ngã bởi những hòn cuội, vốn rất tầm thường, nhỏ bé. Điều đó thể hiện rằng sự chủ quan và những hành động thiếu tỉnh táo sẽ khiến ta phải trả giá rất đắt. Cuộc sống là muôn vàn điều bí ẩn, tại sao mình lại phải sống trong sự vội vã, hấp tấp để rồi đánh mất đi chính mình và những thứ vốn thuộc về mình? Cái đẹp, cái hay trước mắt khiến con người ta chạy theo một cách mù quáng mà không hề biết phía sau sự đẹp đẽ ấy sẽ là một cú ngã lớn. Ở Tây Ban Nha, chúng ta chắc sẽ biết đến Pablo Picasso, một họa sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng. Phía sau thành công đó, ông từng là một họa sĩ vô danh và nghèo khổ. Nhưng ông đã không chấp nhận sự nghèo khổ đó mà đã nỗ lực thoát ra khỏi cái nghèo. Và ông đã thành công bởi chính nỗ lực và đam mê của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những người nỗ lực phấn đấu từng ngày, vẫn còn rất nhiều những người đang bị tiền bạc chi phối và sống một cách mù quáng. Điều này thật đáng bị xã hội phê phán. Qua đó, ta thấy rằng, đây không chỉ là bài học, là ý kiến hướng cho con người ta về cách thức đi trên đường đời mà còn đưa con người ta đốì diện trước một quy luật trong cuộc sống nhân sinh: “để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh mẽ cùng một lí trí tỉnh táo” nghĩa là học hỏi trong sự chắt lọc những gì tinh túy và đúng mực nhất.

1 1,164 20/12/2023