TOP 10 mẫu Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 501 20/12/2023


Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì

Đề bài: Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì.

TOP 10 mẫu Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Học quý ở sự kiên trì

2. Thân bài

a. Giải thích

Học tập là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình.

Học tập là việc cả đời của mỗi con người, mỗi giai đoạn chúng ta lại cần học những điều khác nhau, nhưng để học tập hiệu quả và bản thân chúng ta có thể phát triển tối đa khả năng của mình thì cần có một sự kiên trì bền bỉ.

→ Kiên trì trong học tập là một việc làm rất khó đối với mỗi người nhưng nếu chúng ta làm được thì sẽ có những thành công rực rỡ.

b. Phân tích

Không ai không học mà thành tài, người càng có ý chí, càng kiên trì học tập bao nhiêu thì càng dễ có được thành công và càng nhiều thành công bấy nhiêu.

Người học nhiều là người có tầm hiểu biết sâu rộng, có cách ứng xử nhanh nhạy trước mọi tình huống và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, hợp lí.

Con người không chỉ học tập kiến thức trong sách vở mà còn phải học ở ngoài cuộc sống, học cách cư xử, học cách cho đi, học cách tha thứ, học cách trở thành con người có bản lĩnh trước những cám dỗ khó lường của cuộc sống.

Kiến thức, tinh hoa nhân loại chỉ được hấp thụ qua quá trình học tập, học tập làm con người tinh anh hơn, thông minh hơn, chính vì thế, kiên trì học tập là việc mà chúng ta ai cũng nên làm và phải làm.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những kiên trì, chăm chỉ học tập và đạt thành tựu đáng ngưỡng mộ để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lười học, chưa có ý thức vươn lên trong học tập, học được một phần rồi bỏ dở. Lại có những người học với tính chất đối phó, qua loa, không áp dụng lí thuyết vào thực tiễn,… Những người này cần xem xét lại thái độ học tập của bản thân nếu muốn mình tốt hơn từng ngày.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến: Học quý ở sự kiên trì; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (mẫu 1)

Sự học như cái chìa khóa mở mọi kho tàng. Kho tàng đó là tri thức của nhân loại như biển cả mênh mông. Nhưng phải học hành như thế nào? Có ý kiến cho rằng :"Học, quý ở sự kiên trì".

Kiên trì là bền bỉ, là nỗ lực vươn lên, vượt lên, không thay đổi ý định, ý chí, dù có gặp nhiều khó khăn, thử thách. Gần nghĩa với kiên trì là kiên nhẫn, kiên tâm, bền lòng, bền chí, nhẫn nại ...

"Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân. Vật chất tuy đau khổ, Không nao núng tinh thần." (Nhật kì trong tù - Hồ Chí Minh)

Kiên trì là một đức tính tốt, một phẩm chất tốt. "Học, quý ở sự kiên trì" là một ý tưởng sâu sắc, một bài học quý giá để ta suy ngẫm và rèn luyện.

Tại sao, học, quý ở sự kiên trì ?

Bể học rộng mênh mông, kiến thức về khoa học kĩ thuật, kiến thức về xã hội nhân loại là bao la. Sự hiểu biết của con người có giới hạn nhất định. Muốn mở mang vốn kiến thức thì phải cần cù siêng năng học tập, phải bền bỉ kiên trì trong nhiều năm tháng. Phải học hỏi suốt đời. Phải nỗ lực và quyết tâm cao mới có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại (khách quan, chủ quan). Có khi là sức khỏe. Có khi do hoàn cảnh kinh tế. Có lúc do điều kiện trường lớp mở nơi xa xôi….Nếu không kiên trì thì làm sao có thể vươn lên học giỏi, học tốt được?

Về thời gian, trong học tập cũng phải chịu khó, chịu khổ, kiên trì. Các nho sinh ngày xưa phải "thập niên đăng hỏa", phải thức khuya dậy sớm "dùi mài kinh sử", "nấu sử sôi kinh" mới có thể thành ông Nghè, ông Cống. Tú Xương sau "tám khoa chưa khỏi phạm trường quy" đã phải chua chát thốt lên :" Học những sôi cơm nhưng chửa chín/ Thi không ăn ớt thế mà cay!"

Nguyễn Khuyến hiếu học nhưng nhà nghèo. Vừa đánh giậm kiếm tiền ăn học. Vừa làm thầy đồ vừa tự học. Năm 1864 thi Hương, ông đỗ thủ khoa trường Hà Nội lúc 29 tuổi. Các khoa thi Hội sau đó (1865, 1868, 1869) đều bị rớt. Mãi đến năm 1871, mới chiếm được bẳng vàng, 37 tuổi mới trở thành "Tam nguyên Yên Đổ". Nếu không kiên trì học tập, nếu không khổ học, khổ luyện thì làm sao thành vẻ vang " Cưỡi đầu người kể đã ba phen" như thơ ông ghi lại?

Làm bất cứ công việc gì cũng phải kiên trì. "Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên" (Hồ Chí Minh). Nhưng, "Học, quý ở sự kiên trì". Có kiên trì mới nâng cao được nghị lực, bản lĩnh, mới khơi dậy và phát triển trí thông minh sáng tạo, mới vươn lên "học một biết mười" và trở nên tài giỏi.

Nói, "Học để làm người", muốn thế, tuổi trẻ chúng ta phải kiên trì, nêu cao tinh thần vượt khó trong học tập. Có kiên trì học tập mới có thể "mài sắt nên kim", sớm trở nên tài giỏi để cống hiến cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước.

Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Người quý ở chỗ có chí, học quý ở việc kiên trì đây là đạo lí được con người đúc kết sau hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, tiến hóa, thể hiện sâu sắc một điều: Cái đáng quý trọng nhất trong mỗi con người là ý chí, chí hướng và trong những điều khó học thì tinh thần kiên trì là cái khó học nhất.

Trên thế gian này không phải ai cũng học được tinh thần đó, trong những người có ý chí kiên trì nổi tiếng nhất phải nói đến Mark, ông có một nghị lực phi thường và tính kiên trì vô song. Ông nói: “Trên con đường nghiên cứu khoa học không bao giờ có con đường bằng phẳng, chỉ những người không sợ gian khó, quyết tâm vượt đèo, vượt ải mới mong đến ngày lên đỉnh vinh quang”. Lỗ Tấn cũng là người xuất chúng trong lĩnh vực văn học, đấy là nhờ tinh thần khắc khổ trong học tập của ông, ông luôn luôn bồi dưỡng cho mình tinh thần kiên định bất khuất. Ông từng nói: “Tôi đâu phải là thiên tài, tôi chỉ biết dành thời gian mà mọi người uống cà phê để dồn vào công việc, người biết cách sắp xếp và tiếc thời gian có nghĩa là sự sống được kéo dài hơn”. Beethoven sở dĩ thành nhạc sĩ nổi tiếng thế giới vì ông có tính kiên trì vô song, không sợ gian khó, không sợ mệt nhọc, như lời ông nói: “Không một ngày nào tôi không cầm bút, nếu có lúc tôi để thần nghệ thuật ngủ cũng chỉ vì muốn rằng sau khi vị thần tỉnh dậy sẽ làm hăng hái hơn mà thôi”. Nhưng có một số người không hiểu được đạo lí “học quý ở chỗ chuyên cần”, họ cho rằng ngày nào cũng học và học thì cuộc sống quá đơn điệu, nhạt nhẽo, vô vị. Còn có người lại nuôi lí tưởng vô cùng lớn, nhưng họ lại không thực hiện được vì họ thiếu kiên trì. Trong tác phẩm Quintus Horatius Flaccus, tác giả người Pháp đã khắc họa một nhân vật điển hình: “Anh ta có lí tưởng, từng lớn tiếng nói năng với mọi người về ý chí của mình, thậm chí trong giấc mơ anh ta cũng theo đuổi niềm đam mê, ước mơ đó. Nhưng một khi bắt tay vào hành động thực tế, hễ gặp khó khăn là anh ta bó tay bất lực. Hễ gặp thất bại là anh ta liền nản lòng, thối chí, gục hẳn không thể đứng lên được. Trong học tập thì sớm mưa chiều nắng, có hôm thì chong đèn đến sáng rồi nghỉ liên tiếp mười mấy ngày mới học lại. Cuối cùng tuổi già ập đến, không làm nên trò trống gì, chỉ người biết kết hợp lí tưởng với thực tế, có lí tưởng nhưng phải bắt đầu từ những bước chân thực của mình xuống đất này và phải biết kiên trì đến phút cuối mới mong gặt hái được thành công”.

Tuân Tử nói: “Cứ dùi mài, không biết ngừng nghỉ, không nản chí thì vàng đá cũng phải xuyên thủng, nếu mới dùi mà liền bỏ cuộc thì dù đó là gỗ mục cũng khó mà xuyên qua”, điều mà ông muốn nhắn nhủ chúng ta chính là ý này.

Quá trình học tập là quá trình không ngừng khắc phục khó khăn, giải quyết mâu thuẫn, nó cũng giống như hai đội quân giao chiến, không kiên trì đến giây phút cuối cùng thì sẽ đánh mất hết những công lao mình đã lập nên trước đây và thất bại thảm hại. Tri thức khoa học cũng giống như kho báu không bao giờ vơi cạn của tự nhiên, nó cần được con người khám phá phát hiện, hấp thụ những điều bổ ích trong đó. Vô số sự thực chứng minh rằng, người theo đuổi sự nghiệp học hành không bao giờ có bước nhảy vọt mang tính đột biến, chỉ có con đường duy nhất là chịu khó tích lũy dần, có như thế mới gặt hái thành công. Trong sự nghiệp học hành và trong lĩnh vực nghệ thuật cũng vậy, điều chúng ta nhận thấy là, nếu Da Vanci không bắt đầu nghiệp vẽ của mình từ việc vẽ trứng gà, khổ luyện kĩ năng cơ bản, thì ông không thể đạt đến đỉnh cao trong lĩnh vực nghệ thuật hội họa.

Trước đây, tôi chưa hiểu nhiều ý nghĩa câu nói “học quý ở chỗ kiên trì”. Tôi từng là tên lính thất bại trong lĩnh vực học tập, từng làm tù binh trong chiến trường tri thức. Ví dụ như trong lĩnh vực học ngoại ngữ, tôi muốn học ngoại ngữ thật tốt để sau này góp chút sức mọn của mình làm chiếc cầu nối cho mọi người với bạn bè quốc tế. Khi mới bắt đầu học, tôi như con chim nhạn đang bay vút cao trên bầu trời, nhưng khi bắt tay vào học cụ thể tôi cảm thấy mình như bị rơi tõm xuống vực, lúc nóng, lúc lạnh, lúc quá siêng năng, lúc thì quá lười cuối cùng học được bao nhiêu lại quên bấy nhiêu. Siêng học vài ba hôm lại bỏ vài ba tuần, thế là khi siêng năng trở lại đã quên hết và phải học lại từ đầu. Thất bại đã cho tôi bài học, tôi bắt đầu lập chí, kiên trì đến cùng, không cúi đầu trước khó khăn. Sau mấy năm nỗ lực học tập, tôi thấy thành tích tôi lên dần, từ đó tôi hiểu thêm ý nghĩa câu nói: “học quý ở chỗ siêng năng”. Tôi nhận thức sâu sắc rằng: chiếc thuyền chở thành công chỉ bơi được trong biển mồ hôi mà siêng năng của chúng ta đã đổ xuống, bí mật khó tiếc lộ nhất của những người thành công là siêng năng.

Bất kì một mục tiêu cao xa nào, bất kì một thắng lợi vĩ đại nào, đều bắt đầu từ những bước chân ngắn ngủi, thành tích nhỏ bé của mình. Một người có tinh thần kiên trì đến cùng với công việc mình theo đuổi thì cuối cùng nhất định sẽ thành công, nhất định đá phải nát, vàng phải phai vì sự kiên trì của mình. Cuộc đời công bằng như thế đó, thắng lợi đều thuộc về người có lòng kiên trì.

Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (mẫu 3)

Sống trên đời, ai chẳng quan tâm đến sự tiến bộ từng ngày, ai cũng có chí tiến thủ trong con người không nhiều thì ít, luôn thôi thúc họ để trở thành một con người toàn diện. Bài học ta gặp là vô cùng mênh mông, nhưng còn phải dựa vào ta có tiếp thu được nó hay không,học như thế nào cho đúng. Tất cả có thể được giải đáp ở đây, tựu chung lại trong một quy luật vô cùng quý giá mà ông bà ta đã đúc rút ra về tính kiên trì và sức mạnh của nó sẽ mãi luôn tồn tại như một chân lý thể hiện rõ ở câu nói “Học, quý ở sự kiên trì”.

Ở đây thể hiện ra được sự học, coi trọng cái thành quả sau cùng đạt được, tính thực dụng, tính liên tục là điều cần thiết. Lý do để xuất hiện sự học, lý do để có những người theo đuổi sự học đến cùng như vậy, quả là quan trọng. Nhờ học ta có thể tự tu dưỡng bản thân, học để ta rèn luyện đạo đức, học để trở thành con người toàn diện, thành công trong cuộc đời, không thua kém ai. Vậy học là gì?, học là sự thu thập kiến thức, học có nhiều hình thức không hề hạn chế bó buộc, học qua sách vở, học qua trải nghiệm,học qua cách quan sát các sự việc, học thông qua kinh nghiệm của người khác….Khi ta bỏ công sức ra để học, ta sẽ thấy thích thú với điều gì đó, ta sẽ tìm hiểu, tìm kiếm nhiều kiến thức về nó hơn, nhưng học tập là cả một quá trình dài, khi ta bắt đầu cũng nên kiên trì, siêng năng, không nên chây lười, không ỉ lại. Vì vậy ý nghĩa về sự kiên trì vẫn đang được nhắc tới bằng sự công nhận- kiên trì luôn làm cho chúng ta có sự bền bỉ, nỗ lực vượt qua khó khăn, không thay đổi ý chí, có nhiều từ sát nghĩa với nó có thể nhắc tới như cần cù, bền lòng, bền chí, kiên nhẫn, nhẫn nại…, nếu như có đức tính kiên trì, ta sẽ có một đức tính tốt góp phần quyết định thúc đẩy để trở thành một người tốt, thành công như chúng ta hằng mong đợi.

Là một con người, ta phải đối diện tiếp xúc với sự học trên nhiều lĩnh vực, về xã hội, khoa học, về kỹ thuật, về văn học,về kinh tế,… không hề cố định. Tất cả đều rộng vô bờ, nó sẽ luôn tiềm ẩn những thứ khó khăn mà con người dù có thiên tài cũng chưa thể hiểu hết, học hết được trong cả một đời. Vì khó, không có nghĩa là bỏ cuộc, con người khám phá phát hiện, hấp thụ những điều bổ ích trong đó nên mới cần sự kiên trì tích lũy hàng ngày, hàng giờ mới mong tiếp thu được, phải thức đêm thức hôm, vượt qua trở ngại trong quá trình học của ta như: ở một số người không may mắn, sức khỏe kém, địa điểm học, trí thông minh kém.., kích thích tình tò mò, sáng tạo trong ta…Làm được như thế mới nâng cao được nghị lực, bản lĩnh, mới khơi dậy và phát triển trí thông minh sáng tạo, mới vươn lên "học một biết mười" và trở nên tài giỏi.

Ta đã nghe những câu tục ngữ nó có thể đúng khi ta làm bất cứ việc gì mà ở đây, nó thể hiện ra sự liên hệ mật thiết với việc học, trong học tập cũng phải chịu khó, chịu khổ, kiên trì vì chỉ có cach đó mới nhanh thu thập được kiến thức một cách chắc chắn. Và chính cái tính cách kiên trì mới là bạn rèn luyện nó tuy khó để học, ta có thể hiểu rằng bất cứ khi ta làm một việc gì mục tiêu cao xa nào, bất kì một thắng lợi vĩ đại nào, đều bắt đầu từ những bước chân ngắn ngủi, thành tích nhỏ bé của mình. Với tất cả mọi người, ai hy sinh công sức, thời gian nhiều hơn, thì người ta sẽ có thành quả tốt. Ví dụ một người kiên trì học tập mặc dù kết quả trước mắt là chưa có nhưng lâu dài họ sẽ có cuộc sống ổn định ấm no,…

Cũng có vô số minh chứng cho việc kiên trì trong sự học rằng người theo đuổi sự nghiệp học hành không bao giờ có bước nhảy vọt mang tính đột biến, chỉ có con đường duy nhất là chịu khó tích lũy dần, có như thế mới gặt hái thành công như quá trình học ở những nhà khoa học nổi tiếng, như Bác chúng ta…. Kiên trì chính là chìa khóa giúp họ có được thành quả tốt đẹp như bây giờ, để bao nhiêu người phải ngưỡng mộ, học tập. Điều đó hoàn toàn thích ứng với một xã hội năng động và phát triển nhanh trong thế giới hôm nay. Danh ngôn có câu “Sự học như con thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi”. Hay Trong những câu ca dao xưa có nói:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông,
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.”

Hay Bác chúng ta cũng đã có nhắc nhở rằng: “ Còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích cực học chuyên môn cho biết. Nếu vì kém mà không làm thì không được. Nhiều cái mình chưa biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết”.

Con đường đến với học vấn là cả một chặng đường dài đầy gian lao và thử thách. Muốn có được thành công trong học hành, thi cử, người học phải luôn kiên trì bền bỉ, nỗ lực hết mình từng phút, từng giây, từng giờ. Nếu người học không cố gắng, không đấu thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi, chậm tiến nhất là trong một xã hội tiến bộ như ngày nay.

Câu tục ngữ này tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng lại cho ta rất nhiều bài học có giá trị cao về đức tính kiên trì. Là một học sinh, em tự thấy mình cần phải rèn luyện tính kiên trì là rất cấp thiết nhất là trong việc học của bản thân, phải chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, chăm chỉ tìm hiểu những kiến thức mới,… khi gặp điều khó thì không nên nản chí phải tìm cách giải quyết mới mong giỏi được. Và qua câu nói này ta sẽ hiểu được không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Cuộc đời có một điều công bằng rằng, thắng lợi đều thuộc về người có lòng kiên trì.

Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (mẫu 4)

La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nói: “Người không học như ngọc không mài”. Câu nói này đã đề cao vai trò, tầm quan trọng của việc học đối với con người. Và con người nếu muốn thành tài thì phải kiên trì học tập bởi lẽ: “Học quý ở sự kiên trì”. Học tập là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình. Học tập là việc cả đời của mỗi con người, mỗi giai đoạn chúng ta lại cần học những điều khác nhau, nhưng để học tập hiệu quả và bản thân chúng ta có thể phát triển tối đa khả năng của mình thì cần có một sự kiên trì bền bỉ. Kiên trì trong học tập là một việc làm rất khó đối với mỗi người nhưng nếu chúng ta làm được thì sẽ có những thành công rực rỡ. Không ai không học mà thành tài, người càng có ý chí, càng kiên trì học tập bao nhiêu thì càng dễ có được thành công và càng nhiều thành công bấy nhiêu. Bên cạnh đó, người học nhiều là người có tầm hiểu biết sâu rộng, có cách ứng xử nhanh nhạy trước mọi tình huống và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, hợp lí. Con người không chỉ học tập kiến thức trong sách vở mà còn phải học ở ngoài cuộc sống, học cách cư xử, học cách cho đi, học cách tha thứ, học cách trở thành con người có bản lĩnh trước những cám dỗ khó lường của cuộc sống. Kiến thức, tinh hoa nhân loại chỉ được hấp thụ qua quá trình học tập, học tập làm con người tinh anh hơn, thông minh hơn, chính vì thế, kiên trì học tập là việc mà chúng ta ai cũng nên làm và phải làm. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lười học, chưa có ý thức vươn lên trong học tập, học được một phần rồi bỏ dở. Lại có những người học với tính chất đối phó, qua loa, không áp dụng lí thuyết vào thực tiễn,… Những người này cần xem xét lại thái độ học tập của bản thân nếu muốn mình tốt hơn từng ngày. Mỗi ngày chúng ta đều kiên trì học tập hơn một chút, chúng ta sẽ có những tiến bộ rõ rệt. Hãy cố gắng học tập ngay từ hôm nay để trở thành một công dân tài giỏi cống hiến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (mẫu 5)

TOP 10 mẫu Nghị luận về ý kiến: Học quý ở sự kiên trì (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Người quý ở chỗ có chí, học quý ở việc kiên trì đây là đạo lí được con người đúc kết sau hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, tiến hóa, thể hiện sâu sắc một điều: Cái đáng quý trọng nhất trong mỗi con người là ý chí, chí hướng và trong những điều khó học thì tinh thần kiên trì là cái khó học nhất. Tuân Tử nói: “Cứ dùi mài, không biết ngừng nghỉ, không nản chí thì vàng đá cũng phải xuyên thủng, nếu mới dùi mà liền bỏ cuộc thì dù đó là gỗ mục cũng khó mà xuyên qua”, điều mà ông muốn nhắn nhủ chúng ta chính là ý này. Quá trình học tập là quá trình không ngừng khắc phục khó khăn, giải quyết mâu thuẫn, nó cũng giống như hai đội quân giao chiến, không kiên trì đến giây phút cuối cùng thì sẽ đánh mất hết những công lao mình đã lập nên trước đây và thất bại thảm hại. Tri thức khoa học cũng giống như kho báu không bao giờ vơi cạn của tự nhiên, nó cần được con người khám phá phát hiện, hấp thụ những điều bổ ích trong đó. Bất kì một mục tiêu cao xa nào, bất kì một thắng lợi vĩ đại nào, đều bắt đầu từ những bước chân ngắn ngủi, thành tích nhỏ bé của mình. Một người có tinh thần kiên trì đến cùng với công việc mình theo đuổi thì cuối cùng nhất định sẽ thành công, nhất định đá phải nát, vàng phải phai vì sự kiên trì của mình. Cuộc đời công bằng như thế đó, thắng lợi đều thuộc về người có lòng kiên trì.

1 501 20/12/2023