TOP 10 mẫu Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.” (2024) SIÊU HAY

Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.” lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 2,120 20/12/2023


Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.”

Đề bài: Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

TOP 10 mẫu Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.” (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.”

Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề nghị luận: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng."

Thân bài

a. Giải thích

- "Đạo đức" là những phép tắc ứng xử, đúng với truyền thống của dân tộc, đất nước, đúng với tinh thần cộng đồng và đúng với pháp luật.

- “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong.

b. Biểu hiện

- Cố chấp vào định kiến, cộng thêm với sự thiếu hiểu biết

- Luôn tỏ vẻ am hiểu luân thường đạo lí, đạo đức phép tắc nhưng thực tế bên trong lại xấu xa và chẳng tốt đẹp được như vậy.

- Sống một cách giả tạo

c. Nguyên nhân

- Bản chất con người với nỗi sợ và lòng tự trọng thấp.

- Con người sống trong xã hội coi trọng vật chất

d. Hậu quả:

- Con người đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình.

- Xã hội lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.

Kết bài

Kết luận và khẳng định lại vấn đề nghị luận, bài học rút ra từ đạo đức giả.

Nghị luận: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.” (mẫu 1)

Cuộc sống đã là một sự phức tạp, lối sống của một người không phải một ngày hay hai ngày mà dựng nên được. Nếu lúc nào đó, bạn phát hiện một điều bạn tin tưởng đã khác xa những gì bạn biết và ngưỡng mộ thì cũng đừng quá hoảng loạn, bởi hiện nay, đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng . “Đạo đức” chính là những phép tắc ứng xử, đúng với truyền thống của dân tộc, đất nước, đúng với tinh thần cộng đồng và đúng với pháp luật. Đạo đức giả chính là biểu hiện ngược lại của người có đạo đức. “Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong. Trong xã hội hiện nay, đạo đức giả thật sự không hề khó tìm kiếm nhưng lại rất khó có thể nhận ra. Một người có lối sống đạo đức giả thường cố chấp vào định kiến, cộng thêm với sự thiếu hiểu biết nhưng luôn tỏ vẻ am hiểu luân thường đạo lí, đạo đức phép. Họ sống một cách giả tạo, một cách giả vờ tốt bụng để lấy lòng người khác. Vậy đạo đức giả thật sự bắt nguồn từ đâu? Trước hết, đạo đức giả được tạo ra bởi nỗi sợ và lòng tự trọng thấp. Bản chất con người chẳng ai muốn vạch áo cho người xem lưng, ai cũng muốn thể hiện những mặt tốt đẹp, giấu đi những mặt xấu xa. Hiện nay, con người sống trong xã hội coi trọng vật chất cũng thích xu nịnh, hám danh lợi, càng tạo điều kiện cho thói đạo đức giả gia tăng. Xã hội bất ổn, quan tham nhũng nhiễu, một loạt tình trạng bất công khiến con người hình thành bản năng tự vệ trước những kẻ xấu xa lừa đảo. Xã hội hiện đại ngày nay cũng coi trọng những giá trị vật chất, những giá trị nhân đạo ngày càng bị xem nhẹ, kẻ khôn khéo lại sống sung sướng hơn người trung thực. Hậu quả mà lối sống này đem đến thực sự là một cái giá rất đắt. Đối với cá nhân, vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. Đối với xã hội, hành vi ấy sẽ làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân, làm suy đồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. Một hiện tượng phổ biến ngày nay là, những doanh nhân thành đạt, bên cạnh thành công với những tài sản nghìn tỷ, họ có những phát ngôn về đạo đức kinh doanh và lối sống tử tế truyền cảm hứng cho giới trẻ. Nhưng đôi khi bị phát giác, lại lộ ra đằng sau sự thành công đó là những lừa đảo, gian dối, lợi dụng niềm tin của người tiêu dùng. Nó đi ngược lại với lối sống và thang giá trị mà họ luôn rao giảng với mọi người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực và kiên quyết lên án thói đạo đức giả để xã hội ngày càng trở nên văn minh, tiến bộ hơn.

1 2,120 20/12/2023