TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (2024) SIÊU HAY

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,277 20/12/2023


Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình

Đề bài: Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình.

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: chiến tranh và hòa bình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản.

Hòa bình: là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận với nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, kết giao bạn hữu. Môi trường hòa bình là môi trường đáng sống nhất của con người mà ai cũng hướng đến.

b. Phân tích

Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh.

Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh.

c. Hậu quả của chiến tranh

Chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề.

Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được.

Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh.

d. Giải pháp

Trước hết, mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước.

Có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình.

Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: chiến tranh và hòa bình; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 1)

Lịch sử nhân loại nhiều thế kỉ qua đã có nhiều biến động đáng chú ý. Có lẽ những biến động đó tạo nên một thế giới hoàn chỉnh hơn như hiện nay. Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản. Còn hòa bình là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận với nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, kết giao bạn hữu. Môi trường hòa bình là môi trường đáng sống nhất của con người mà ai cũng hướng đến. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được. Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Hiện nay khi chúng ta được sống trong thời bình nhưng chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên mỗi người cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích giúp sức cho nước nhà. Cuộc sống có nhiều biến động khó lường, chúng ta cần sống hết mình, cống hiến tối đa để cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như nước nhà được vững mạnh hơn.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… đó là chiến tranh và hòa bình.

Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.

Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hy sinh rất nhiều (thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, ly tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:

"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn………"

Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó… Đến đây tôi tự đặt ra câu hỏi: chiến tranh tàn khốc là thế, đau thương là thế nhưng tại sao nó vẫn xảy ra, ở quá khứ, và ngay cả thời điểm hiện tại? Phải chăng con người thích sự chết chóc? Đó chắc chắn không phải. Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỷ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng cho mình. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Nếu phải dùng một từ để nói về chiến tranh bạn sẽ dùng từ gì? Còn tôi, đó là đau thương…

Trái ngược với chiến tranh và cũng là khái niệm được nhắc đến nhiều nhất bên cạnh chiến tranh, đó là hòa bình. Hòa bình là trạng thái một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu sống trong sự an toàn, không phải dùng vũ khí, vũ lực để đấu tranh với các nước khác cũng như không có vũ lực quân sự từ các quốc gia khác can thiệp. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Để có được hòa bình mọi dân tộc trên thế giới chấp nhận hi sinh tất cả, tôi tin là như vậy. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Đó cũng là lý do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Bạn có biết người giành giải Nobel Hòa Bình năm 2014 vừa qua là ai không? Bên cạnh nhà vận động chiến dịch chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ Kailash Satyarthi thì cô bé Malala Yousafzai lúc ấy mới 17 tuổi đã dám đứng lên đấu tranh chống lại tay súng Taliban để giành quyền đi học cho những em gái ở vùng thung lũng Swat của Pakistan nơi bị Taliban chiếm đóng. Với hành động dũng cảm của mình Malala đã chinh phục hàng vạn con tim yêu hòa bình trên thế giới. Hơn thế em còn là chủ nhân của câu nói nổi tiếng: "Mục tiêu của tôi không phải là giành giải Nobel hòa bình, mục tiêu của tôi là hòa bình và mọi trẻ em được đi học". Đó chỉ là một người trong hàng vạn con người đang không ngừng đấu tranh trong công cuộc giành hòa bình, chống chiến tranh trên thế giới hiện nay.

Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, thế giới bạn có những kiến thức nghị gì mới để góp phần vào việc bảo vệ hòa bình thế giới? Theo tôi suy cho cùng thì nguyên nhân chiến tranh cũng là do con người với con người vẫn còn sự đố kỵ lẫn nhau, vẫn sống theo chủ nghĩa cá nhân. Lúc này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Tố Hữu:

"Có gì đẹp trên đời hơn thế,

Người với người sống để yêu nhau".

Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác".

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 3)

Nhân ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7, phóng viên đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh – Hải Dư chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia).

Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối,bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện một thời gian dài để rồi tuyển lựa "đi B”. May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chit một tháng, chú Tư – em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường. Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.

Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.

Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.

Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ.

Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về. Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét.

Bố mất cả tháng giờ chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thế dùng chân giả mà chống như người ta được.

Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.

Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đây con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.

Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.

Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng Hà (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".

Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc chính vì vậy, còn hòa bình được ngày nay hãy cố mà gìn giữ.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 4)

Khát vọng hòa bình luôn là lý tưởng cao đẹp mà loài người phấn đấu và hướng tới. Những người đã trải qua chiến tranh, chịu đựng những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra mới có thể cảm nhận giá trị vĩnh viễn và to lớn của hòa bình, mới thực sự có thiện chí hòa bình và mới có thể biến khát khao hòa bình thành hiện thực.

Đã 40 năm non sông thu về một mối, Tổ quốc ta liền một dải nhưng dấu tích và nỗi đau do chiến tranh gây ra vẫn còn đó. Với "cuộc chiến 10.000 ngày", thử hỏi có mảnh đất nào, gia đình nào trên đất nước thân yêu hình chữ S này không phải gánh chịu hậu quả? Cái giá mà nhân dân Việt Nam phải đánh đổi để giành lấy hòa bình, độc lập không hề nhỏ nhưng vì chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do", dân tộc ta đã không quản gian khó, không ngại hy sinh để làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Để tới được cái đích là hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, chỉ riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam nằm xuống khắp mọi miền của Tổ quốc. Ngay tại những Nghĩa trang liệt sĩ của các địa phương, giờ này vẫn còn hàng vạn người con của dân tộc chưa có tên trên bia mộ, vẫn còn hàng nghìn gia đình trong cả nước mang nỗi đau vì chưa có thông tin về người đã khuất. Tại Côn Đảo – nơi được ví là "địa ngục trần gian" của một thời giông bão trong hành trình giành khát vọng độc lập và tự do của dân tộc – hơn hai vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước ngã xuống và mãi nằm lại mảnh đất này. Nhưng đến nay chỉ quy tập được chưa tới 2.000 ngôi mộ, trong số này mới hơn 700 ngôi mộ có tên tuổi. Rồi trong hòa bình, máu vẫn đổ khi số bom mìn của chiến tranh nằm trong lòng đất mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của bao người dân vô tội.

Hãy hình dung mẹ Nguyễn Thị Thứ (Quảng Nam) cũng như hàng triệu mẹ Việt Nam đón nhận tin Đại thắng mùa Xuân 1975 bằng niềm vui sướng tột cùng và bằng cả nỗi chờ mong những đứa con đi xa trở về, thế nhưng 11 người con và cháu của mẹ đã vĩnh viễn nằm lại khắp các chiến trường để đất nước có ngày hôm nay. Và ai đã một lần đến thăm Làng trẻ Hòa Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) chắc không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến những di chứng kinh hoàng của chiến tranh khiến bao số phận phải chung sống với chất độc da cam/dioxin trong dị tật và đau đớn…

Đặc biệt, cuốn nhật ký của nữ bác sĩ – Anh hùng Đặng Thùy Trâm được xuất bản dưới tựa sách "Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình" bằng nhiều thứ tiếng đã trở thành thông điệp hòa bình của một người con gái Việt Nam thay mặt lớp người "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" gửi tới toàn nhân loại. Bản thân cuộc hành trình của cuốn nhật ký trong suốt 35 năm cũng đã thể hiện một khát khao hòa bình cháy bỏng bởi chính người lưu giữ cuốn nhật ký là một cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam và những ký ức kinh hoàng về chiến tranh còn ám ảnh ông suốt cả cuộc đời.

Hòa bình là mục tiêu cốt lõi. Kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng là dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về giá trị của hòa bình – độc lập. Có thể nói, khát vọng của dân tộc Việt Nam là hòa bình. Từ ngàn đời nay các bậc hào kiệt, anh hùng của đất nước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh đều dành tâm sức, trí tuệ để "mở nền thái bình muôn thuở", lấy "nhân nghĩa" để "yên dân", để thắng hung tàn, cường bạo. Ngay giữa trái tim của Thủ đô, sự tích hồ Hoàn Kiếm là di sản văn hóa có một không hai về lòng khát khao hòa bình của dân tộc Việt Nam – Một dân tộc yêu hòa bình ngay cả trong huyền thoại. Thời khắc 30-4-1975 có lẽ đã trở thành khúc khải hoàn đáng nhớ nhất trong bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ước vọng hòa bình, non sông nối liền một dải thành hiện thực kể từ giây phút ấy. Nhưng để đi tới cái đích cuối cùng, có được ngày độc lập, là những năm tháng trường chinh cả dân tộc hành quân ra trận, cái giá của hòa bình được đổi bằng máu xương của các thế hệ đi trước.

Chúng ta yêu hòa bình, chúng ta phải làm tất cả vì hòa bình. Đó là kết tinh lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, của nhân dân ta. Dẫu còn muôn vàn gian khó để trở thành cường quốc, nhưng lòng khát khao hòa bình của dân tộc, sức mạnh chiến thắng của chính nghĩa luôn thuộc về chúng ta. "Dựng nước đi đôi với giữ nước" đã thành quy luật phát triển của dân tộc ta. Lịch sử dân tộc ta thật hào hùng, ghi nhận biết bao sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha anh vì sự toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chủ quyền đất nước là trách nhiệm chính trị thường trực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong tình hình mới, cụ thể là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ sự ổn định chính trị – an ninh xã hội và con đường đi lên CNXH, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.

Hòa bình và ổn định chính trị chính là nền tảng để phát triển đất nước, đây là điều mà mỗi người trong chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ để có hành động đúng đắn, sáng suốt. Hòa bình và sự ổn định chính trị chỉ được xây dựng vững chắc trên nền tảng lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Hòa bình và sự ổn định chính trị cũng chính là phương thuốc hữu hiệu nhằm tiêu diệt tận gốc những virus xấu, độc mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang gieo rắc thông qua chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền"… trong chiến lược "diễn biến hòa bình" mà chúng đang ráo riết thực hiện thời gian qua.

Kế thừa và thực hiện sáng tạo tư tưởng của cha ông "Đem đại nghĩa thắng hung tàn; Lấy chí nhân thay cường bạo" để "mở nền thái bình muôn thuở" không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn vì hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Từ "muốn là bạn" (Đại hội VII, VIII), "sẵn sàng là bạn" (Đại hội IX), "là bạn và đối tác tin cậy" (Đại hội X), Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung thêm là "thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế", thể hiện quá trình trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động và có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu.

Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam là những nhân tố quyết định, làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Nhiệm vụ của thế hệ hôm nay và mai sau là trân trọng, gìn giữ và phát huy những giá trị đó để giữ vững non sông gấm vóc, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 5)

"Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,

Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới

Quân xâm lược bành trướng dã man

Đã giày xéo mảnh đất tiền phương..."

Ti vi chiếu hình ảnh những năm tháng hào hùng đã qua của lịch sử dân tộc Việt Nam, giai điệu bài hát "Chiến đấu vì độc lập tự do" vang lên dồn dập, linh thiêng vô cùng. Làm sao tôi có thể hiểu hết những gian khổ mà chiến tranh đã gây ra khi đang sống hạnh phúc tận hưởng nền hòa bình, độc lập? Tôi chợt giật mình nghĩ về chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối?

Ngày bé vẫn cứ hay hỏi mẹ, chiến tranh là gì, mẹ tôi khi ấy chỉ nói lớn lên con sẽ biết. Tôi đã đọc rất nhiều bài viết về chiến tranh, tra từ điển nhưng cốt lõi rút ra được rằng, chiến tranh chính "là hiện tượng chính tr? - xã h?i có tính chất l?ch s? , sự tiếp tục của chính tr? bằng b?o l?c giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh v? trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác". Không chỉ dừng lại ở đó, riêng tôi chiến tranh còn là nỗi ám ánh ghê sợ của một thời máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Tôi chẳng thích chiến tranh nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình "là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc các nhóm chính trị, xã hội . Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Trong xã hội có nhiều chính đang , hòa bình cũng được mô tả bởi mối quan hệ giữa các đảng phái trong sự tôn trọng lẫn nhau và theo công lý . Nhìn chung hòa bình thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh". Thế hệ chúng tôi sinh ra đã được sống trong hòa bình, được hưởng nền độc lập, tự do, được làm những điều mình thích, được sống đúng quyền của mình. Và đặc biệt hòa bình chính là cảm giác bình yên, không có đau thương, mất mát. Đọc báo, xem tin tức, đọc sách tôi vẫn hay thấy những bài viết về chiến tranh hay hòa bình và đôi khi tôi cũng tự hỏi tại sao cứ phải có chiến tranh khi con người sống yêu thương có phải sẽ tốt hơn không?

Chiến tranh bùng nổ khi giới hạn của tình thương đạt đến đỉnh điểm không thể níu giữ được nữa. Chúng ta biết nhân loại đã trải qua bao cuộc chiến đẫm máu là Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Chiến tranh thế giới thứ Hai ở thế kỉ XX. Dù đã sang thế kỉ XXI nhưng tàn dư của nó vẫn còn lại ít nhiều. Chẳng kể đến khi học lịch sử, ta đều đã thấy sức tàn phá của nó nặng nề như thế nào, hàng nghìn quả bom bị ném vào cả triệu con người vô tội. Nhật Bản sau chiến tranh mất nhiều năm để gây dựng lại đất nước, những quốc gia thua cuộc lâm vào khủng hoảng. Khắp nơi nơi trên thế giới rơi vào cảnh không nhà, không người thân, lâm vào khốn cùng. Không cần đi xa ra thế giới, quay về Việt Nam, lịch sử Việt Nam từng trải qua biết bao cuộc xâm lược, đấu tranh để đổi lấy nền độc lập ngày hôm nay. Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về:

"Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Mà đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Có người lính già bao năm chinh chiến, ngày trở về vợ, con không nhận ra. Hay nhiễm trong mình chất độc màu da cam, di truyền cho bao thế hệ con cháu trong gia đình. Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể đếm hết được bằng những con số. Thời gian dường như phai mờ tất cả nhưng những hồi ức về chiến tranh, chiến trường cứ mãi ăn sâu vào tâm trí bao người. Chung quy, chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai, quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn. Những cuộc chiến đó cần được lên án và sớm ngăn chặn.

Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ngày nay chúng ta được sống trong hòa bình. Hằng năm đến ngày 21 tháng 9 "Chuông Hòa bình " ở Trụ sở Liên Hiệp Quốc bắt đầu ngân vang báo hiệu. Chuông này được đúc từ các đồng tiền kim loại quyên góp của các trẻ em từ khắp các châu lục ngoại trừ châu Phi . Đó là món quà tặng của "Hiệp hội Liên Hiệp Quốc" của Nhật bản, và được coi như "một lời nhắc nhở về phí tổn nhân mạng cho chiến tranh". Các chữ khắc ghi trên mặt chuông như sau: "Vạn tuế hòa bình tuyệt đối trên thế giới". Hay các cuộc thi dành cho thiếu nhi về hòa bình cũng được mở rộng hơn để các bạn nhỏ năm châu có thể hiểu và trân trọng nền hòa bình hiện tại đang có. Hoặc giải Nobel Hòa Bình năm nào cũng tìm được chủ nhân xứng đáng có công lao trong việc giữ gìn hòa bình dân tộc, quốc gia và toàn thế giới. Tuy nhiên ta thấy, theo thống kê năm 2018 nền hòa bình thế giới trong vòng mười năm nay đang bị đe dọa bởi các cuộc xung đột ở Trung Đông và Bắc Phi. Tôi từng đọc được một thông tin, xin được trích dẫn như sau: "Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) do IEP công bố cho thấy nền hòa bình tại 92 quốc gia suy giảm trong năm ngoái, trong khi chỉ cải thiện tại 71 quốc gia. Ông Killelea cho biết xu hướng đáng lo ngại này đã tiếp tục năm thứ tư liên tiếp. Theo chỉ số GPI vừa công bố, Iceland tiếp tục là quốc gia hòa bình nhất thế giới, tiếp theo là New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Trong khi đó, 5 quốc gia ít bình yên nhất thế giới là Somalia, Iraq, Nam Sudan, Afghanistan và Syria. Việt Nam xếp hạng 60 trong tổng số 163 quốc gia, không thay đổi so với năm ngoái, với phân loại hòa bình ở mức "cao". Theo tính toán của IEP, bạo lực làm thiệt hại 14.800 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong năm 2017, tương đương gần 2.000 USD trên đầu người. Cũng theo nghiên cứu của IEP, nếu những quốc gia kém hòa bình nhất như Syria, Nam Sudan và Iraq trở nên bình yên như Iceland hay New Zealand, nền kinh tế các nước này sẽ có thêm 2.000 USD trên đầu người". Qua đây, ta có thể thấy thế giới luôn quan tâm đến hòa bình và không ngừng tìm cách để giữ vững nền hòa bình cho nhân loại. Mỗi người dân chúng ta đều mong muốn một cuộc sống ấm no, không lo nghĩ, không khói lửa chiến tranh. Vậy hãy cùng chung tay để gìn giữ niềm hạnh phúc tự do đang có. Hãy để tiếng nói hòa bình từ trái tim được lan rộng khắp nơi, để mọi nơi đều có thể chấm dứt xung đột, bạo lực, trả lại bầu không khí trong lành cho cuộc sống.

"Hãy cho em bình yên chỉ một phút thôi

Hãy cho em bình yên để được đến trường

Đừng gieo bao sầu đau

Đừng gây thêm niềm đau chia li

Hát vang lên bài ca chung một tấm lòng

Hát vang lên bài ca xóa đi hận thù

Cùng nhau đem hòa bình

Cùng nhau đem niềm vui thần tiên (cho em)"

Lời bài hát ấy chính là lời tôi muốn nhắn gửi đến tất cả. Đừng để chiến tranh xâm lấn nền hòa bình thế giới. Đừng để hận thù đem theo chia li cuốn đi sự bình yên vốn có. Ta chẳng thể phủ nhận đôi khi cần có đấu tranh để đổi lấy hòa bình. Nhưng xin hãy nhớ chiến tranh chỉ là kẻ thủ ác gieo rắc đau thương, hòa bình mới là niềm hy vọng, là khát khao của cả nhân loại.

Hòa bình - chiến tranh hai trạng thái tưởng như tách biệt nhưng vô hình lại gắn kết với nhau. Ở mỗi giai đoạn cúng ta sẽ có những cách nhìn khác nhau về chúng. Là những chủ nhân tương lai, những thế hệ trẻ đang tiếp bước cha anh, chúng ta hãy cùng nhau lan tỏ yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rực rỡ mãi trên thế gian...

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 6)

Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin.

Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến. Hết chiến tranh gọi là hòa bình.

Nguyên nhân của chiến tranh có rất nhiều, nguyên nhân có hòa bình là chấm dứt chiến tranh. Chúng ta luôn cầu nguyện hòa bình, cho nhiều người hiểu được khổ đau, biết dùng tình thương hóa giải hận thù, hiềm khích, để đừng tạo thế chiến tranh, chứ cầu nguyện không thể mang đến hòa bình.

Ai cũng muốn sống trong thanh bình để con người được phát triển, để tình thương được bao trùm, để nhân loại sống được những giây phút yên vui, để tâm hồn luôn thanh thản. Thanh bình là trạng thái con người có đầy tình thương và niềm tin trước cảnh yên bình của thiên nhiên, không có những xung đột.

Muốn không có chiến tranh, phải biết giữ thanh bình: đoàn kết thương yêu nhau, biết tạo tình thương và niềm tin trong cả cộng đồng. Khi có những nguyên nhân khiêu khích, cả cộng đồng phải hóa giải ngay, phải dập tắt ngay từ trứng nước, nếu để bùng nổ từ những dấu tích mờ nhạt, thì sự phân hóa sẽ hình thành, bắt đầu xung đột mới và chiến tranh có thể diễn ra.

Con người không luôn là một khối thống nhất, từ tình thương, ý thức đến ước mơ, vì vậy muốn có thanh bình phải biết lắng nghe để hiểu, nhìn kỷ để thương. Nếu không hiểu được, thương không được, thì không khí thanh bình bị đe doa. Mỗi tập thể con người, đều có những thủ lĩnh để điều hòa những lợi ích, giữ niềm tin và tình thương cho nhau. Thủ lĩnh giỏi sẽ biết giữ lấy thanh bình. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì tình trạng chiến tranh đang được chuẩn bị. Có nhiều loại chiến tranh, nhưng chỉ gồm hai nghĩa: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong chiến tranh, ai cũng cho mình là chính nghĩa. Bất kể loại nào, chiến tranh luôn gây mất mát, đau thương. Ai cũng chán ghét chiến tranh, nhưng khó giữ hòa bình, vì hòa bình chỉ có khi chiến tranh chấm dứt.

Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chân lý sáng tỏ, hay những người khơi chiến bị thiệt hại hoặc tự thấy không thích chiến tranh nữa. Muốn chân lý sáng tỏ và người khơi chiến bị thiệt hại, mọi người phải đồng lòng lên tiếng, nói rõ những sự thật, góp chung tiếng nói, chống lại cái ác. Nếu ai cũng muốn an thân cho mình, không muốn nói lên sự thật, chân lý không sáng tỏ, chiến tranh sẽ không chừa một ai.

Chiến tranh và hòa bình, đó là sự vận động không ngừng, như vật chất không thể đứng yên, không có hồi kết. Chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Muốn hòa bình, đừng tạo thế chiến tranh! Thế chiến tranh có rất nhiều, nguy hiểm nhất là đứng trên đầu thiên hạ.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 7)

Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải trân trọng hòa bình chưa? Trong lịch sử của chúng ta khái niệm hòa bình luôn đi kèm cùng khái niệm chiến tranh. Tuy nhiên là con người thì không ai mong muốn chiến tranh xảy ra mà chúng ta đều mong muốn một cuộc sống hòa bình tốt đẹp.

Hòa bình là mong ước của tất cả mọi người

Hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hôn loạn, chết chóc. Nói như vậy để các bạn hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất à là điều hạnh phúc nhất.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Chúng ta được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay chính là niềm hạnh phúc của chúng ta. Dân tộc của chúng ta đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho nhiều thời thế hệ. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người ta được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đnag lùi dần vòa quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Chúng ta hãy trân quý những phút giây hạnh phúc này, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế”

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 8)

Nhắc đến chiến tranh thì ai cũng biết nó chỉ mang đến hại nhiều hơn lợi. Mọi cuộc chiến đều vô nghĩa. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết tất cả những hậu quả mà nó mang đến, có những tưởng chừng như không hề liên quan gì tới chúng ta nhưng hoá ra nó lại ảnh hưởng tới chúng ta rất nhiều mà chúng ta không hề hay biết.

Trước khi chiến tranh, xã hội bắt đầu mục nát

Nếu bạn đủ hiểu biết, bạn sẽ có thể biết được một cuộc chiến sắp nổ ra ở một đất nước nào đó. Xã hội bắt đầu thối rửa, bất công xảy ra thường xuyên. Tệ nạn, tội phạm diễn ra hàng loạt. Lối sống của con người bị thối rửa, người ta bắt đầu quan tâm đến những chuyện không nên quan tâm, làm những chuyện không nên làm. Giai cấp nắm quyền thì đấu đá lẫn nhau, quyền lực bị tập trung vào một người hoặc một nhóm người. Tham nhũng hoành hành. Những vụ án tham nhũng với quy mô lớn xảy ra nhiều hơn, thực chất đó chỉ là kết quả của những cuộc đấu đá lẫn nhau của những phe cánh chính trị. Nhưng đáng tiếc nhất vẫn là đạo đức con người đã bị xuống cấp trầm trọng. Đạo đức ở đây không chỉ là kính trọng, thiện ác, mà nó là cả cái cách sống của con người. Người ta không còn sống đúng mục đích nữa.

Kinh tế sụp đổ

Nền kinh tế bắt đầu lũng đoạn và có dấu hiệu của sụp đổ. Lạm phát tăng chóng mặt. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Bóc lột trong lao động ngày càng nhiều mà không được giải quyết. Nền kinh tế bắt đầu lệ thuộc vào nước ngoài ngày càng nhiều đến nỗi khó có thể duy trì được đất nước. Trước dấu hiệu đó, hoặc là họ phải chiến tranh để lấy chiến tranh phục vụ cho đất nước, hoặc là sẽ bị nước khác thôn tín bằng vũ lực hoặc kinh tế. Nói một chút về chuyện xâm chiếm về kinh tế, nói một cách dễ hiểu, cả chính phủ cũng bị lệ thuộc vào nước ngoài, từ đó nước ngoài đòi hỏi thêm nhiều yêu sách. Các công ty của quốc gia xâm lược bắt đầu đổ bộ vào đất nước, thuê mướn nhân công với giá rẻ mạt, bóc lột người lao động mà giai cấp nắm quyền không làm gì được họ vì họ bị lệ thuộc vào nước ngoài quá nhiều. Nguy hiểm hơn, họ còn đưa người của họ vào ở, xâm lược, thôn tín một cách thầm lặng mà không dùng đến một viên đạn, một người lính. Nhà nước thiếu nợ, bị lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài đến nỗi phải bán đi những địa điểm quan trọng cho nước ngoài xây dựng trên đó. Chênh lệch giàu nghèo cũng dẫn đến nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra như những thế kỷ 18, 19.

Người dân mất gần hết các quyền công dân, trong đó quan trọng nhất là quyền tự do

Cái này chắc ai cũng biết. Hầu như nói gì, làm gì cũng bị đi tù. Người dân bị bọn tham nhũng tìm mọi cách để vơ vét. Bị bịt miệng, bịt mắt, bịt mũi. Một dấu hiệu dẫn đến một cuộc chiến sắp sửa xảy ra.

Trước một đất nước đang dần sụp đổ đó, hoặc là đất nước đó phải đi xâm lược người khác để lấy chiến tranh nuôi đất nước (như Nhật Bản ngày xưa), hoặc là sẽ bị nước khác xâm lược, hoặc là một cuộc đảo chính sẽ xảy ra.

Khi chiến tranh xảy ra, kinh tế lại càng sụp đổ trầm trọng hơn nữa, sụp đổ hoàn toàn

Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh.

Chết chóc

Cái này thì ai cũng biết, nhưng tôi sẽ nói thứ khác, thứ mà không phải ai cũng biết. Cái việc những người lính bị chết, vợ mất chồng, cha mẹ mất con, con mất cha thì quá bình thường rồi. Ở đây tôi sẽ nói tới dân thường bị chết.

Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả.

Cướp bóc trong chiến tranh

Binh lính không mang theo nhiều thức ăn, lương thực mà họ mang theo chỉ đủ cho cuộc hành quân. Tất cả những đại đội đều phải tự nuôi mình bằng cách chiếm lấy những gì có được ở những nơi họ đi qua, đó là một chi tiết nhỏ của việc lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Khi họ đến một nơi nào đó, họ sẽ cướp bóc hết tất cả những thứ ở đó để có thể đi tiếp, có thể chiến đấu tiếp. Những gì còn lại chỉ là một đống hoang tàn. Ngay cả phe nhà, cướp bóc cũng xảy ra, đó là cái mà họ gọi là trưng thu lương thực để nuôi lính, thực chất vẫn là cướp bóp.

Hãm hiếp

Trong môi trường quân đội, hầu như toàn bộ đều là nam giới, nhu cầu tình dục vô cùng cao. Một khi chiếm được một nơi nào đó, việc hãm hiếp chắc chắn sẽ xảy ra. Thử nghĩ xem, hàng mấy năm trời mà không làm gì, và những gì tích tụ trong đó được giải phóng ra sẽ như thế nào? Có rất nhiều cuộc hãm hiếp dã man đến nỗi nạn nhân tử vong ngay tại chỗ. Hàng chục người hãm hiếp một cô gái, hết người này đến người kia. Chỉ huy ra lệnh cho binh lính được phép tự do cướp bóc, hãm hiếp, đó là cách tốt nhất để lấy lại tinh thần cho binh sĩ. Ở các trại lính, họ thuê gái điếm phục vụ tinh thần cho quân nhân.

Tù nhân chiến tranh

Đừng nghĩ tù nhân chiến tranh chỉ là những binh lính của phe bại trận, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm. Tất cả phe bại trận, dù là lính hay thường dân đều bị bắt làm tù binh, phải lao động để phục vụ cho họ như một nô lệ. Không thuốc men, thiếu thốn lương thực trầm trọng. Họ bị đưa đến những trại tù tập trung ở xa đến nỗi họ không cần phải canh gác, bất kỳ kẻ nào muốn bỏ chạy cũng không thể sống cho đến khi đến được nơi có người sống. Ở đó họ bắt phải làm việc cho đến chết, chiến tranh xảy ra bao lâu thì họ phải ở đó làm việc bấy lâu, có khi phải làm việc cả đời mà chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Khi phe nắm giữ tù binh bị thua, họ sẽ giết chết tù binh để họ không trở thành binh lính của đối thủ. Những trại tù như vậy không khác nào địa ngục trần gian, một khi vào đó thì chỉ có chết ở đó, không thể nào thoát khỏi được.

Người vô gia cư

Một khi chiến tranh đi đến đâu, đất đai đều bị chiếm đóng, người dân bị mất đất của mình, họ không còn gì để chứng minh phần đất của họ. Vậy là họ không có nhà, không có tài sản. Chưa kể những người dân tị nạn do chiến tranh, quê nhà bị tàn phá, đất đai, nhà cửa đều không còn và họ cũng không còn cách nào để lấy lại. Họ phải lang thang từ nơi này qua nơi khác, không có giấy tờ để chứng minh mình là công dân của một nơi nào đó. Họ phải trốn chui chốn nhủi để khỏi phải bị bắt làm tù nhân chiến tranh, nhưng họ cũng phải làm việc để có thể tồn tại. Cứ thế, họ phải đi hết nơi này đến nơi khác. Ở những nơi chiến tranh chưa xảy ra, họ đều không chấp nhận người vô gia cư, những người này có thể cướp bóc, giết người mà sẽ không ai biết họ là ai, do đó họ không bao giờ cho phép người vô gia cư có mặt ở thành phố, thị trấn của họ. Một khi gặp bất kỳ người vô gia cư nào, họ sẽ bắt, nếu may mắn sẽ bị trụt xuất về đất nước của họ, còn không sẽ phải trở thành tù binh phục vụ cho chiến tranh. Những con người này cứ sống trốn chui chốn nhủi như thế cho đến khi chiến tranh kết thúc, có khi là cả đời. Một cuộc sống vô cùng thiếu thốn như thế khiến họ có thể chết ngoài đường bất kỳ lúc nào.

Đầu cơ

Khi chiến tranh nổ ra, lúc này chỉ còn lương thực, thuốc và vũ khí là quan trọng. Những kẻ đầu cơ sẽ lợi dụng cơ hội này để tích trữ hàng hoá. Chúng vơ vét hàng hoá rồi tích trữ, làm hàng hoá trên thị trường khan hiếm đến cực độ, rồi chúng bán ra với giá cao ngất ngưởng. Chúng cũng mua những mặt hàng ấy ở những nơi không có chiến tranh rồi đem về bán cho cả hai phe với giá cao ngất ngưởng. Vàng chúng thu được sẽ được gửi ở những nơi rất an toàn, những nơi ấy chiến tranh chắc chắn sẽ không xảy ra. Những nước bán sản phẩm phục vụ cho chiến tranh cũng trở nên giàu có nhờ điều đó.

Sau chiến tranh, tham nhũng lại xảy ra gấp nhiều lần

Khi chiến tranh kết thúc, một thời kỳ đen tối lại đến. Phe thắng trận bắt đầu tái thiết đất nước. Họ đưa người của họ vào quản lý toàn bộ mọi thứ. Những người đó sẽ lợi dụng cơ hội để vơ vét của cải, cướp bóc tài sản. Những kẻ lãnh đạo sẽ chiếm lấy đất đai, nhà cửa, tài sản của người dân. Lúc này hầu như mọi giấy tờ đều không còn, nếu còn cũng không còn giá trị nữa. Những tên tham nhũng trở nên giàu có nhờ chiếm lấy tài sản của phe bại trận, kể cả của phe nhà.

Tự do lại không hề có

Phe thắng trận sẽ tiêu diệt triệt để phe bại trận bằng mọi cách. Bất kỳ hình thức nào dính dáng một chút đến phe bên kia đều sẽ bị bắt bớ, giết chóc mà không cần phải có công lý hay một thứ gì tương tự như vậy. Người dân lại bị bóc lột mà không hề được lên tiếng, những kẻ tham nhũng, lạm quyền cũng lợi dụng điều đó mà trục lợi cho mình. Người dân sẽ bị mất hết tất cả mọi quyền, bị áp bức, bóc lột mà không thể làm được gì.

Tóm lại, mọi cuộc chiến tranh đều là vô nghĩa, chúng không nên xảy ra, chỉ khi nào không còn cách nào nữa mới dùng chiến tranh để giải quyết. Khi chiến tranh kết thúc rồi, chưa chắc chế độ mới được xác lập đã tốt hơn chế độ trước, thậm chí còn thảm bại hơn rất nhiều lần. Người ta đưa ra chiến tranh với lý do vô cùng hợp lý, nhưng tất cả chỉ là một hình thức che mắt để che giấu lý do thực sự đằng sau của họ. Thực chất, mọi cuộc chiến đều chỉ phục vụ cho lợi ích cá nhân của những người tạo ra cuộc chiến đó mà thôi, cho dù nó được rêu rao với mục đích tốt đẹp cỡ nào thì cũng chỉ là những sự lừa dối. Người thân của chúng ta phải bỏ mạng cho lợi ích cá nhân của họ. Chiến tranh xảy ra làm gì khi chỉ có chết chóc, cướp bóc, mất mát.

Hãy suy nghĩ khác đi nữa về chiến tranh, đừng tin vào những gì mà người ta hô hào rồi mù quáng ủng hộ nó rồi đến khi trở thành nạn nhân của nó thì hối hận không còn kịp. Hãy nhớ rõ: Mọi cuộc chiến đều vô nghĩa.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 9)

Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rực rỡ mãi trên thế gian.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình (mẫu 10)

Chiến tranh và hòa bình là hai khái niệm tương đối đối nghịch nhau, tác động mạnh mẽ lên xã hội và con người. Trong quá khứ, nhân loại đã chứng kiến những cuộc chiến đẫm máu và hậu quả tàn khốc mà chiến tranh mang lại. Đồng thời, khát khao hòa bình luôn tồn tại trong lòng con người và trở thành một mục tiêu cao cả mà xã hội đang phấn đấu hướng tới.

Chiến tranh không chỉ mang đến mất mát về con người và tài sản vật chất, mà còn gây ra những vết thương vô hình trong tâm hồn của mỗi người dân. Những người đã trải qua chiến tranh mới có thể thấu hiểu giá trị vĩnh viễn và to lớn của hòa bình. Họ chứng kiến những khả năng tàn phá và bi kịch mà chiến tranh mang lại, và do đó, họ càng trân trọng và ước mong hòa bình hơn bao giờ hết.

Một ví dụ tiêu biểu về sự hy vọng và khát khao hòa bình là cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Trải qua hàng thập kỷ chiến tranh khốc liệt với nhiều đau thương và mất mát, người dân Việt Nam đã chứng kiến giá trị quý giá của hòa bình. Họ đã đánh đổi một cái giá lớn để đạt được độc lập và tự do, và sự thống nhất của quê hương. Mỗi ngôi mộ liệt sĩ và nỗi đau của những gia đình chưa được tìm thấy người thân đã trở thành những minh chứng rõ ràng cho tấm lòng hy sinh và khao khát hòa bình của dân tộc.

Tuy nhiên, hòa bình không đơn thuần chỉ là sự thiếu chiến tranh. Nó là một trạng thái tinh thần và xã hội mà mọi thành viên trong xã hội phải đóng góp và xây dựng. Hòa bình không chỉ tồn tại trong viễn cảnh quốc gia mà còn trong từng cá nhân, từng gia đình và từng cộng đồng. Nó yêu cầu sự hiểu biết, đồng thuận và sự tôn trọng lẫn nhau.

Để thực hiện mục tiêu hòa bình, chúng ta cần học từ quá khứ và gạt bỏ sự bạo lực. Điều này yêu cầu một cách tiếp cận toàn diện và đa phương, kết hợp các biện pháp nhân văn, đàm phán và sự hiểu biết đối tác. Đồng thời, cần tạo ra một môi trường xã hội công bằng, trong đó mọi người đều được đối xử bình đẳng và có quyền tự do ngôn luận.

Chiến tranh và hòa bình không chỉ là những khái niệm trừu tượng, mà đó là thực tế của cuộc sống mà chúng ta đang sống. Chúng ta phải nhìn nhận và đối mặt với sự phức tạp của những vấn đề này và tham gia vào cuộc tranh luận và hành động xã hội để xây dựng một thế giới hòa bình và công bằng hơn.

Trong tương lai, hy vọng rằng con người sẽ trân trọng hơn giá trị của hòa bình và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu cao cả này. Chúng ta phải nhớ rằng hòa bình không chỉ là mục tiêu cuối cùng mà còn là phương tiện để tạo ra một tương lai tươi sáng và prospère cho thế hệ mai sau. Chúng ta là những người quyết định xã hội, và việc chọn giữa chiến tranh và hòa bình nằm trong tay chúng ta.

1 1,277 20/12/2023