TOP 10 mẫu Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị” (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị” lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 417 20/12/2023


Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị”

Đề bài: Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị”.

TOP 10 mẫu Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị” (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị”

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Câu nói đã nhấn mạnh sự bình đẳng trong cách đánh giá, nhận thức giá trị tồn tại cốt lõi của con người.

- Giá trị của con người là phạm trù thể hiện ý nghĩa tồn tại và là yếu tố cốt lõi thể hiện nét độc đáo riêng biệt của mỗi một cá thể.

b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

- Con người là sinh vật nhỏ bé giữa những chông gai, thử thách của cuộc đời và không có bất cứ ai sinh ra trong sự toàn vẹn và hoàn hảo.

- Để khẳng định giá trị cốt lõi của bản thân, con người cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng.

- Đồng thời, chúng ta cần tôn trọng giá trị, ý nghĩa tồn tại của những người xung quanh, bởi mỗi một con người khi sinh ra đều mang trong mình những ý nghĩa tồn tại nhất định.

- Lật lại vấn đề: lên án, phê phán những con người có thái độ sống kiêu căng, ngạo mạn hoặc tự ti, mặc cảm.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức đúng đắn về năng lực của bản thân

- Duy trì, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân.

- Cần tránh xa thái độ sống kiêu căng, tự phụ và sự thu mình, tự ti.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.

Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị” (mẫu 1)

"Trong một buổi diễn thuyết, một giáo sư mở đầu bài thuyết trình bằng cách giơ lên một tờ tiền 100 đôla và hỏi "Nếu tôi tặng tờ tiền này cho một trong số các bạn, có ai muốn nhận ko?" Rất nhiều cánh tay giơ lên….Cuối cùng, ông ném tờ tiền xuống chân mình và chà đạp một cách không thương tiếc. Rồi ông nhặt tờ tiền lên và hỏi: "Còn ai muốn lấy tờ 100 đôla này ko? Vẫn có những cánh tay giơ lên"…

Câu chuyện trên chính là bài học về giá trị của con người….

"Nếu ví trái đất là đại dương mênh mông thì mỗi chúng ta chính là một giọt nước". Vì vậy "Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị".

Tôi thường nghe rất nhiều lời than vãn rằng: "Bản thân mình chẳng là gì cả…. và rồi tự thấy mình là một kẻ vô dụng, một người bất lực trước cuộc sống trước xã hội…

Vậy giá trị của bạn ở đâu?

Giữa nhân loại, mỗi chúng ta chỉ là một cá thể nhỏ nhưng cá thể nhỏ sẽ tạo nên xã hội lớn – xã hội loài người. Vì thế, hãy tự hào rằng mình là người có giá trị. Song, rất nhiều người tự phủ nhận giá trị của mình, có lẽ họ chưa nhận ra giá trị của bản thân hoặc là họ chọn cách quên đi chính mình. Chính vì thế mà họ tự ti, ko dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình, sống như "Người trong bao" sợ hãi mọi thứ, thậm chí là sợ ngay chính bản thân mình.

Vậy nếu bạn chỉ còn một ngày để sống bạn sẽ làm gì? Sống cho chính mình hay sống một cách vô nghĩa? Có một sự thật rằng, khi đặt con người trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, trước nguy hiểm cận kề, họ mới nhận ra giá trị của mình. Taketoshi ozawa- tác giả cuốn sách "Sống hết mình cho ngày hôm nay "đã có một câu nói rất hay: "sinh mạng có giá trị không phải vì nó hữu ích mà chính sự tồn tại của nó đã mang giá trị rồi". Phải, sinh mạng là một giá trị vô giá mà bất cứ ai cũng phải trân trọng. Nhưng tại sao phải đặt mình vào hoàn cảnh của sinh tử mới nhận ra giá trị bản thân, giá trị cuộc sống, tại sao không phải ngay thời điểm hiện tại?

Chúng ta thường suy nghĩ rằng mình cần phải làm điều gì đó lớn lao vĩ đại mới là có giá trị mà quên mất rằng những điều nhỏ bé hàng ngày chúng ta làm cũng là một món quà cho cuộc sống này – một món quà mang giá trị sống ý nghĩa….

Vậy thì ngay bây giờ, bạn hãy hành động vì chính mình: làm những điều bạn thích, đến những nơi bạn muốn đến… và tạo một hành trình cho chính mình để trải nghiệm và khám phá bản thân. Chỉ khi nào bạn nhận ra giá trị của chính mình, nhận ra bí mật về bản thân thì lúc đó bạn mới cảm nhận hết những điều tốt đẹp trong cuộc sống này, tạo nên giá trị sống tôt đẹp. Hãy cố gắng và nhớ rằng: mặc dù không đặt kết quả tốt đẹp nhưng việc bạn cố gắng là thật và sự thật đó sẽ tồn tại mãi mãi…".

Cố gắng hiểu bản thân là một điều rất khó song cố gắng để nhận ra giá trị và khẳng định giá trị lại là cả một con đường dài. vậy nên càng phải nỗ lực hơn. Hãy giống như đồng tiền trong câu chuyện: dù cuộc sống có quăng bạn xuống đất, vò nát bạn thì hãy là chính bạn, bảo vệ giá trị của mình, chỉ như vậy sẽ không ai có thể thay đổi và vùi dập bạn….

Cuộc đời chỉ tầm thường, bản thân chỉ vô giá trị khi chúng ta lựa chọn dừng lại, lựa chọn từ bỏ tất cả và ngừng cố gắng……!

Giá trị bản thân là do chúng ta giành lấy!!!!!

Là chính mình và nhớ rằng: "NOT LIFE IS TRIVIAL, NO ONE WORTHLESS".

Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị” (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận về vấn đề: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị” (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

"Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong tim người khác". Câu nói trên đã hàm chứa một nội dung sâu sắc về giá trị tồn tại của con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị". Quan điểm thể hiện sự khẳng định vai trò, ý nghĩa của mỗi một con người trong bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Bằng cách nói trực tiếp và sự đối xứng giữa hai vế, câu nói trên đã gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về giá trị con người, nhấn mạnh sự bình đẳng trong cách đánh giá, nhận thức giá trị tồn tại cốt lõi của con người. Giá trị của con người là phạm trù thể hiện ý nghĩa tồn tại và là yếu tố cốt lõi thể hiện nét độc đáo riêng biệt của mỗi một cá thể. Như chúng ta đã biết, con người là sinh vật nhỏ bé giữa những chông gai, thử thách của cuộc đời và không có bất cứ ai sinh ra trong sự toàn vẹn và hoàn hảo. Để khẳng định giá trị cốt lõi của bản thân, con người cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không ngừng mở mang vốn hiểu biết của bản thân và thực hiện những hoài bão, ước mơ bằng những hành động thiết thực. Đồng thời, chúng ta cần tôn trọng giá trị, ý nghĩa tồn tại của những người xung quanh, bởi "Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp". Mỗi một con người khi sinh ra đều mang trong mình những ý nghĩa tồn tại nhất định. Nếu các thầy cô giáo có công lao to lớn trong sự nghiệp "trồng người" vĩ đại thì những người chiến sĩ ngày đêm vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc. Nếu các nhà khoa học đem đến những phát minh tiến bộ, hữu ích trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì những người lao công vẫn ngày đêm làm sạch từng con đường, từng tuyến phố,...

Ý thức về giá trị tồn tại của bản thân là điều quan trọng và chi phối quan điểm, thái độ sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công, thất bại của mỗi một con người. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng và đủ về giá trị cốt lõi của bản thân là điều không hề dễ dàng. Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống vẫn tồn tại những người kiêu căng, tự phụ, đề cao năng lực, giá trị của bản thân và coi thường người khác, xuất phát từ việc quá đề cao cái "tôi" cá nhân. Đối lập với sự ngạo mạn, ngông cuồng là lối sống tự ti về giá trị của bản thân. Đó là những con người luôn sống thu mình, khép kín và mang trong mình những mặc cảm của sự tự ti, không nhận thức được điểm mạnh của bản thân để phát huy và cố gắng vươn tới thành công.

Giá trị của bản thân là yếu tố cốt lõi để khẳng định ý nghĩa tồn tại của con người trong cuộc sống. Bởi vậy, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về năng lực của bản thân để duy trì, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân và cố gắng, nỗ lực để vươn tới sự thành công đích thực. Đồng thời, con người cần tránh xa thái độ sống kiêu căng, tự phụ và sự thu mình, tự ti.

Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định ý nghĩa đúng đắn mà câu nói trên thể hiện. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần xác lập thái độ đúng đắn trong việc đánh giá năng lực của bản thân và người khác, tránh sự kiêu căng ngạo mạn cũng như sự tự ti, mặc cảm.

1 417 20/12/2023