TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (2024) SIÊU HAY

Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội lớp 12 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 725 20/12/2023


Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội

Đề bài: Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội.

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cái đẹp trong thiên nhiên: vẻ đẹp của tự nhiên, của cảnh quan, danh lam thắng cảnh xung quanh ta mà chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của nó.

Cái đẹp trong xã hội: là những hành động, nghĩa cử, đức tính tốt đẹp của con người, cách con người đối xử văn minh với nhau để làm cho xã hội tốt hơn.

Cái đẹp vô cùng quan trọng, nó làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thi vị hơn, nhiều màu sắc hơn, ý nghĩa và đáng sống hơn.

b. Phân tích

Mẹ thiên nhiên không chỉ dành tặng con người môi trường sống mà còn tạo ra những vẻ đẹp để chúng ta cảm thụ, tô điểm cho cuộc sống của một người thêm sinh động, màu sắc hơn. Mỗi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ những vẻ đẹp mà tự nhiên mang lại.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống thật tốt, đối xử chân thành với mọi người, cùng nhau chung ta giúp cho đất nước phát triển đẹp đẽ, văn minh hơn. Cái đẹp trong xã hội vốn dĩ là do con người tạo ra, chúng ta hãy tạo ra những đức tính tốt đẹp cho chính mình và những hành động cao đẹp với người khác.

c. Phản đề

Trong cuộc sống có nhiều người chưa có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của tự nhiên, thậm chí có những hành động phá hoại thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng có những người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không biết nghĩ cho người khác,….

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (mẫu 1)

Nếu ngày hôm nay, khi bạn mở mắt thức dậy mà vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và xã hội quen thuộc ngoài kia, đó chính là một sự may mắn và đáng được trân trọng. Cái đẹp trong thiên nhiên là vẻ đẹp của tự nhiên, của cảnh quan xung quanh mà chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Còn cái đẹp trong xã hội là cách con người đối xử với nhau trong xã hội để làm cho xã hội tốt hơn. Dù là khía cạnh thiên nhiên hay xã hội thì nó cũng vô cùng quan trọng và góp phần làm cuộc sống của chúng ta trở nên thi vị, nhiều màu sắc hơn, ý nghĩa và đáng sống hơn. Đúng vậy, thiên nhiên đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Thiên nhiên đãcung cấp cho chúng ta các nguồn tài nguyên quý giá. Chúng ta không thể sống sót và phát triển mà không có sự hỗ trợ của thiên nhiên. Thiên nhiên cũng đem đến cho ta sự thư thái, dễ chịu và những giây phút thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, thiên nhiên còn mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích không đếm xuể, như một môi trường sống lành mạnh, những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và gợi nên biết bao cảm hứng mới. Con người cũng là một thực thể của thiên nhiên. Cách chúng ta đối xử với nhau cũng chính là một nét đẹp không thể thiếu trong cuộc đời. Cuộc đời của mỗi người là một hành trình để ta trưởng thành, học hỏi và trải nghiệm. Cách cư xử với nhau là cách để tạo dựng một cuộc sống đầy ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Chúng ta cần có lòng nhân ái và sẵn sàng cho đi, chia sẻ và giúp đỡ người khác. Khi cho đi, chúng ta không chỉ giúp người khác mà còn nhận được tình yêu thương và sự đồng cảm từ họ. Chúng ta cần tạo ra một cộng đồng tốt đẹp, nơi mà mọi người có thể sống hạnh phúc và cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, trong cuộc sống có nhiều người chưa có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của tự nhiên, thậm chí có những hành động phá hoại thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng có những người ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không biết nghĩ cho người khác. Tạo hóa đã gây dựng nên cho ta một quang cảnh sống kỹ vĩ cùng với một môi trường xã hội lành mạnh, cách ta giữ gìn và nâng niu những cái đẹp ấy chính là một sự đền đáp tuyệt vời.

Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Loài người chúng ta, từ thời “ăn lông ở lỗ” đến xã hội văn minh ngày nay, lúc nào cũng được sự che chở của “mái nhà thiên nhiên” mà sống vui, sống khỏe và phát triển không ngừng. Cho nên nói đến thiên nhiên ta cảm thấy nó rất gần gũi thân thương. Bởi “thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên”.

Chân lý ấy đã được khẳng định hùng hồn qua thực tế cuộc sống của con người chúng ta.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thiên nhiên là gì? Thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Thiên nhiên còn là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông… Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người để bảo vệ và giúp ích cho con người.

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ.

Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển.

Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người. Thiên nhiên quả là nguồn sáng tạo của thơ ca nghệ thuật, là nguồn nghiên cứu phát minh của khoa học kĩ thuật.

Thiên nhiên có ích như thế, cần thiết với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý. Văn chương nghệ thuật bao giờ cũng trân trọng yêu quý thiên nhiên. Các nhà hội họa, nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ đều dành cho thiên nhiên một tình cảm đặc biệt…

Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được sự cần thiết của thiên nhiên trong cuộc sống của con người, thì phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên như một người bạn quý. Cho nên hơn lúc nào hết, chúng ta hãy thực hiện cấp bách nhiệm vụ “Hãy bảo vệ thiên nhiên” để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp trong bầu không khí trong lành của thiên nhiên.

Nghị luận xã hội về cái đẹp trong thiên nhiên và trong xã hội (mẫu 3)

Trong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế – xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau…

Đó là một hiện tượng xã hội sống động, chứa đựng biết bao số phận cụ thể có bản chất “tổng hòa những quan hệ xã hội” rất chung mà cũng rất riêng, rất quen thuộc mà cũng rất mới lạ. Chính thể nghệ thuật là "bản sao" sinh động, toàn vẹn cuộc sống xã hội nhưng đã vượt khỏi nguyên mẫu, lung linh tài năng sáng tạo và thấm đượm "cái tâm” vì con người, vì "người hơn" của quần chúng lao động mà nghệ sĩ là đại diện trung thực. Một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao là kết quả của sự hòa quyện nhuần nhuyễn ba yếu tố cơ bản: phản ánh chân thực đời sống xã hội, độc đáo, đặc sắc sáng tạo nghệ thuật tình cảm nhân đạo, với ý thức xã hội tiên tiến.

Nhu cầu hướng tới cái đẹp của con người luôn luôn mang tính khẳng định: con người cần phải đẹp "cả khuôn mặt, cả quần áo, cả tư tưởng" (Tsêkhôp), và toàn bộ các quan hệ xã hội với những hoạt động cụ thể của chúng cũng cần phải "theo quy luật của cái đẹp" (Mác). Vì vậy, cái đẹp có quyền tuyệt đối tồn tại phát triển. Cái đẹp là chuẩn mực, thước đo để định giá và định hướng, là lý tưởng thẩm mỹ mang tính phổ biến trong mọi lĩnh vực sống của con người nói riêng, của xã hội nói chung. Chỉ từ cái đẹp người ta mới có thể phủ đinh cái ác, cái giả, cái cũ. Trong nghệ thuật cái đẹp càng hiện ra đầy đặn, rực rỡ càng cơ sức lôi cuốn, cổ vũ, cảm hóa.

Trước cái đẹp của con người và cuộc sống được mô tả trong tác phẩm nghệ thuật, tình cảm, thị hiếu phán đoán và lý tưởng thẩm mỹ của công chúng được khơi nguồn và rộng mở trực tiếp, chính diện và có ảnh hướng rõ ràng. Cảm thụ cái đẹp là cảm thụ đặc biệt tích cực, khoái cảm trước cái đẹp là niềm hân hoan, sự say mê vừa sâu vừa lâu bền. Thật là lạ, các cụ xưa đắng cay trăm nỗi, thế mà vẫn ngâm ngợi bông sen, con cò, cô Tấm, chàng Thạch Sanh, ông Bụt. Vào những khi xã hội lắm đảo điên, đời người đầy rẫy tang thương, nhân dân trông đợi ở nghệ sĩ không chỉ phê phán thực trạng tăm tối, mà chủ yểu là soi tỏ cho họ niềm tin vào sức sống nhân văn. Những "kết thúc có hậu", "đại đoàn viên" trong văn chương ta xưa dường như là một tất yếu nghệ thuật, một nguyên tắc đạo lý nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội – thẩm mỹ, mà nếu thiếu vắng chúng người ta sẽ mất đi chỗ dựa vững chãi trong cuộc đời thực. Ngay cả những nghệ sỉ hiện thực "phê phán nồng nhiệt" vì "nỗi đau về con người" (Dobrôliubôp) cũng trăn trở tìm kiếm "con người tốt tuyệt vời" (Dôxtôiepxki), "con người mới" (Tsecnưsepxki), "niềm tự hào về con người", vì nghệ thuật cần "phù hợp với những đứa con của cách mạng" (Xtăngđan). Chính những nghệ sĩ đó đã tiếp nhận tự giác hay chưa thật tự giác tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa của quần chúng lao động, tư tưởng cách mạng trong xã hội đương thời. Không phải không từng có sự trùng khớp sóng đôi giữa sự rung chuyển tận gốc rễ xã hội và nghệ thuật sinh ra để đáp ứng yêu cần của sự rung chuyển đó: Đời sống không hiếm kỳ tích được lập nên do quần chúng tự giác, tự nguyện "gạt phăng hết đời tư nhỏ hẹp" để vươn tới thế giới mới đại đồng. Nghệ thuật nếu tự hào vào đám đông, vì đám đông, đương nhiên phải miêu tả "cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn" (Hồ Chí Minh) cái đẹp – anh hùng, cái đẹp – cao cả trong tầm vĩ mô hơn là dừng lại, đào sâu một bộ phận vi mô riêng lẻ. Đó là trường hợp văn thơ công xã Pa-ri, nghệ thuật xô viết trong cách mạng tháng 10 và Chiến tranh vệ quốc, nghệ thuật Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Khẩu đại bác tương lai bao nhiêu mi-li-met sẽ nhằm vào ta khi hôm nay ta bắn súng lục vào "thứ văn nghệ ngợi ca" đó.

Giờ đây từ công cuộc đổi mới xã hội sâu sắc và toàn diện những nhân tố mới, những kết quả bước đầu quan trọng, những con người của Chủ nghĩa xã hội đích thực đã xuất hiện và nhân lên mạnh mẽ. Quần chúng tin rằng nghệ sĩ và nghệ thuật sẽ đi cùng chiêu và đi trước để ghi nhạn, gây men, dự báo, đinh hướng. Muốn vậy, trước hết, nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời nhìn thấy những cái mới mẻ. Nhưng sẽ không đơn giản một chút nào khi nhận thức và phản ánh cái mời, cái đẹp trong xã hội. Nhất là con người ngày nay năng động, cởi mở, nhảy vọt về tất cả mọi phương diện sống của nó, từ hoạt động thực tiễn, lối sống, nhân cách, lời nói đến ý thức, tư tưởng, tâm lý, tình cảm…

1 725 20/12/2023