TOP 10 mẫu Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 3246 lượt xem
Tải về


Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống

Dàn ý Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

2. Thân bài.

a.Giải thích

“Tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệnỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 1)

Đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế | Văn mẫu 9

Cuộc sống với muôn vàn những số phận khác nhau, có người hạnh phúc, nhưng cũng có những người bất hạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia, đồng cam cộng khổ đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Đó đều là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, lối sống tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 2)

Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn.Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ,kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 3)

Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một số phận riêng, có người hạnh phúc, nhưng cũng có người lại bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Vậy việc tử tế là gì? Đó là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, việc làm tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 4)

Nghị luận sức mạnh của sự tử tế (19 mẫu) - Văn 9

Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 5)

Không có gì đẹp hơn sự tử tế có ở con người. Xã hội càng phát triển thì con người cần phải sống tử tế hơn. Vượt xa một cách ứng xử thường ngày, tử tế là một phẩm đức cần có ở mỗi con người.

“Tử tế” có nghĩa là sự cẩn thận, kĩ lưỡng, thận trọng, chu đáo trong công việc, trong lối sống và trong cách đối xử với mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh, đề cao đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương, lẽ công bằng. Người sống tử tế luôn biết nâng niu, quý trọng từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống để tạo nên lối sống đẹp, được nhiều người yêu mến, quý trọng.

Có thể nói, sự tử tế là âm vang êm dịu nhất của tấm lòng nhân ái. Sự tử tế giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc, làm quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh hơn. Nhờ biết sống tử tế, con người biết đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn, sâu sắc hơn.

Lời lẽ tốt đẹp có thể ngắn và dễ nói nhưng vang vọng của chúng là vô tận mãi mãi. Khi mỗi người biết sống tử tế với nhau, xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, tình yêu thương lan toả, pháp luật được tôn trọng, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

Bạn có thể có tất cả trong cuộc sống nếu bạn biết cho đi những gì người khác muốn. Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. Hãy biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng, cho đi nhiều hơn là nhận về để làm đẹp cuộc sống xung quanh bạn.

Lan tỏa sự tử tế trong đời sống phải bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân. Tiếp đến là thực hành trong nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu. Sau cùng là ngoài xã hội – nơi con người có có hội thể hiện sự tử tế của mình một cách chân thực nhất. Nhưng quan trọng nhất là hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi con người. Hãy tử tế từ trong trái tim, đến lời nói, thái độ sống và hành động.

Sự tử tế cần được rèn luyện và thực hành từ ý thức mỗi cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

Xã hội cần tôn vinh lối sống tử tế, hình thành phương thức ứng xử tử tế trong toàn cộng đồng và lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá nhân phẩm, đạo đức con người.

Người tử tế cũng cần phải xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh và tiến bộ, phù hợp với chuẩn mực của xã hội và xu hướng của thời đại. Tích cực lên án, phê phán và đả kích lối sống ích kỉ, vụ lợi, sẵn sàng dẫm đạp lên đạo đức xã hội để thu lợi về mình của một số người. Sống tử tế cũng cần phải mạnh mẽ bảo vệ kẻ yếu, trừng trị kẻ xấu, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng ở đời.

Như bông hoa nở giữa khu vườn, sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người. Hãy luôn sống tử tế dẫu rằng cuộc sống chưa hẳn đã đáp trả lại cho bạn những gì bạn mong muốn. Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng. Hãy nhớ rằng, lợi ích là cái đến cuối cùng sau một chuỗi những hành động hữu ích.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 6)

Mỗi con người chúng ta khi sinh ra đều là những trang giấy trắng giống nhau, việc vẽ gì lên trang giấy đó chính là cách mà chúng ta sống. Liệu có thể trở thành một người tử tế hay không một phần do xã hội, gia đình và quan trọng nhất chính ở bản thân mình. Có thể nói sự tử tế là vô giá, là điều đáng quý và đáng trân trọng mà mỗi người nên hướng đến, bên cạnh đó sự tử tế còn chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn.

"Sự tử tế" nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu nhưng đã mấy ai hiểu như thế nào được coi là tử tế và tử tế thực sự là như thế nào. Nguyên văn giải nghĩa "tử" là những chuyện nhỏ bé, "tế" là những chuyện bình thường, "tử tế" là cẩn thận ngay từ những việc nhỏ bé, tầm thường. Tuy nhiên, "sự tử tế" ở đây không nói đến cách làm mà nói đến cách sống, sống tử tế có nghĩa là sống ngay thẳng, thật thà, biết sống vì mình, vì người, tử tế từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động luôn đứng đắn, có văn hoá đạo đức và có tình người. Sự tử tế được thể hiện rõ nhất qua cách mà con người ta đối xử với nhau trong cuộc sống, đơn giản như việc kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, đi trên xe bus thấy người già đứng thì mình nên nhường ghế ngồi cho họ, đó cũng là việc tử tế. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và cảm thông trước nỗi đau mất mát của người khác cũng là sự tử tế. Đấu tranh cho cái đúng, cái thiện và diệt trừ những cái xấu, cái ác cũng là việc tử tế, hay đem những cái tinh hoa, tốt đẹp đi nhân rộng và lan tỏa tới mọi người cũng là hành động tử tế... Đơn giản sống tử tế là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tử tế để phần "người" lấn át và chế ngự được phần "con". Để đánh thức sự tử tế trong con người bạn rất đơn giản, hãy một lần giúp đỡ trẻ em hoặc người già qua đường, hãy thử một lần nói lời khen ngợi, động viên người khác thật chân thành, hoặc đơn giản chỉ là biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi bằng chính tấm lòng của mình. Chương trình "Việc tử tế" của Đài truyền hình Việt Nam đang hằng ngày trở thành cầu nối lan tỏa mạnh mẽ sự tử tế trong cuộc sống, hàng loạt những hoạt động ý nghĩa được nhân rộng như: Lớp học xóa mù chữ, chụp ảnh miễn phí cho người khuyết tật, cứu hộ sinh vật hoang dã... có thể nói sức lan tỏa của sự tử tế phần nào khẳng định sức mạnh của nó. Từ những việc tử tế nhỏ nhất cũng có thể mang lại lợi ích lớn, tất cả mọi lời nói, hành động tử tế đều mang những giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó, sự tử tế còn có sức mạnh gắn kết con người gần với nhau hơn tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất, giữa con người với con người có niềm tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chắc chắn sự tử tế có thể thay đổi bộ mặt xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn, là tiền đề để đưa đất nước phát triển đi lên ngày một vững mạnh.

Ai trong số những người chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Hạt giống tử tế luôn có trong mỗi con người chúng ta, việc cần làm là hãy cố gắng tạo ra cơ hội để chúng nảy nở và đơm hoa kết trái, nhận lại hoa thơm quả ngọt cho chính mình và cho mọi người.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 7)

Sự tử tế không phải là điều gì quá lớn lao, đôi khi nó chỉ là những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật. Đơn cử như nếu muốn được tính tiền trước vì lý do nào đó thì hãy mở lời với những người đang xếp hàng ở quầy thu ngân trong siêu thị thay vì chen ngang; sự tử tế là không hùa theo đám đông để mạt sát ai đó trên mạng xã hội; là tránh lối suy nghĩ mọi người cùng chạy xe lên vỉa hè, có thêm mình nữa cũng không sao…

Khi cán cân xã hội nghiêng nhiều về các vấn đề tiêu cực, các thông tin trên mặt báo, trên mạng phủ kín cái xấu thì người ta lại thèm được đọc những thông tin nói về sự tử tế. Để nó đứng đơn lẻ thì sự tử tế rất dễ bị lu mờ, vì vậy cần có sự lan tỏa để sự tử tế được tỏa sáng. Hiện nay, công cụ hữu hiệu nhất là internet. Ví dụ như câu chuyện về em Đạt, nếu chỉ anh Nghĩa nhìn thấy và cảm nhận được mà không chia sẻ lên mạng, cộng đồng sẽ không biết đến hành động của em để làm bài học cho chính mình. Hay nếu không có người vì thương cảm hoàn cảnh khó khăn nào đó rồi đưa lên trang cá nhân của mình để kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ thì sự tử tế cũng sẽ bớt đi một cơ hội bộc lộ. Do đó đã có nhiều chiến dịch, cuộc thi được mở ra vì điều này. Có thể kể đến là chiến dịch Tử Tế Là, cuộc thi Integrity Me - Sống liêm chính hay những lời kêu gọi cùng nhau sống tử tế với mình, với người xung quanh và xa hơn là với xã hội.

Nhiều bạn trẻ băn khoăn làm cách nào để rèn luyện sự tử tế? Trong một cuộc nói chuyện về vấn đề này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam từng nói, với thực trạng xã hội ở nước ta, hãy tạo nhiều không gian nhỏ, văn minh, tử tế. Ở đó, mọi người đều cư xử với nhau tử tế, dám lên tiếng bài trừ những hành vi xấu thì những người chưa tử tế sẽ phải tự điều chỉnh mình. Hãy thay đổi vì xã hội, đừng ngồi chờ xã hội thay đổi để kéo mình theo. Hãy coi sự tử tế là một nhân sinh quan, nó luôn hiện diện trong bản thân mình ở mọi hoàn cảnh, đừng để nó chỉ là một cơn sóng hay một trào lưu, nhanh đến nhưng cũng sớm tàn.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 8)

Sự tử tế là gì? Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, nhường nhịn các em nhỏ, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, bao dung với những người có lỗi lầm với mình… đều là những khía cạnh của sự tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu… thì sự tử tế đó càng đáng quý biết bao. Những việc ý nghĩa càng nhiều, những cái xấu xa càng được đẩy lùi thì cuộc sống trên trái đất này càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

Người tử tế có sự nhiệt huyết với con người, với cuộc đời một cách đáng kinh ngạc, sự nhiệt huyết chính là sức mạnh để họ giải quyết mọi công việc, biến những việc lớn thành việc nhỏ, biến những việc khó giải quyết thành những chuyện dễ giải quyết vô cùng.

Người tử tế là người luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng.

Từ những hành động tử tế nhỏ bé trong cuộc sống thôi nhưng nó cũng tạo nên sức mạnh tinh thần không hề tầm thường: con cháu quan tâm, lo lắng đến sức khỏe ông bà, cha mẹ, hàng xóm láng giềng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, bạn bè giúp nhau trong học tập, anh chị em yêu thương, đùm bọc nhau… cũng góp phần tạo nên một cuộc đời với nhiều sự tốt đẹp.

Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ, mà hầu hết đều được thể hiện qua hành động, họ biết thấu cảm với những nỗi đau của người khác, giúp đỡ người khác không chút tính toán. Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng, cho đi ân đức cũng chính là góp nhặt phước đức cho bản thân. Có những hành động, việc làm tốt đẹp cũng chính là đang làm cho cuộc sống của bản thân trở nên ý nghĩa hơn.

Hãy sống một cuộc đời với nhiều sự tử tế thay vì một cuộc đời của con người vô cảm. Chính sự vô cảm đã khiến cho con người với con người dần dần và ngày càng xa nhau hơn, chỉ biết sống cho mình để rồi khi hoạn nạn không có người giúp đỡ, khi cần có người bên cạnh lúc gặp chuyện buồn cũng chẳng có ai. Tuy nhiên, muốn có được sư giúp đỡ thì cũng phải biết sống có tấm lòng thiện chí thực sự, biết yêu thương và tôn trọng mọi người. Có một cộng đồng với nhiều người tử tế thì cuộc sống đó thật tuyệt vời biết bao

Cuộc sống là cả một guồng quay theo quy luật, mỗi người chỉ sống một cuộc đời duy nhất, bạn muốn sống một cuộc đời cống hiến những điều tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và ngợi ca như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay một cuộc đời nhạt nhẽo khiến con người ta bị cho vào thành phần sống vô cảm trong xã hội. Điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.

Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 9)

Mỗi con sinh ra trong cuộc đời, đều mang trong mình những tính cách, lối sống khác nhau. Mỗi người một tính, và chẳng ai giống ai cả. Ai cũng chọn cho mình một con đường riêng, để bước đi trong cuộc đời. Sống như thế nào chẳng thể do người khác quyết định được. Có những người sống một cuộc sống dối trá, lừa đảo, bẩn thỉu, xấu xa. Nhưng cũng có những người, sống một cuộc đời, một cách sống vô cùng tử tế.

Tử tế là gì? Đó là đối xử đúng mực với những người xung quanh. Biết giữ lời hứa, biết giúp đỡ những người gặp nạn, có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Là có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống văn hóa lành mạnh.

Trong xã hội của chúng ta đang sống, có rất nhiều người tử tế. Họ có thể ở ngay cạnh bên chúng ta, hay ở bất cứ nơi đâu. Họ cũng giống như chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt. Cũng sống một cuộc sống như chúng ta, nhưng có điểm khác biệt rằng. Họ luôn sống một cách có ý thức, có trách nhiệm, có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, thương yêu, giúp đỡ con người.

Trong xã hội với biết bao nhiêu người khó khăn, vất vả. Rất nhiều người bị ảnh hưởng của chất độc da cam do chiến tranh. Những đứa trẻ từ khi sinh ra đã mồ côi, không nơi nương tựa. Hay những gia đình có hoàn cảnh, bệnh tật chẳng đủ tiền để chạy chữa. Biết bao nhiêu hoàn cảnh khốn khổ, biết bao nhiêu con người phải đau thương. Nếu không có những người tử tế, sẵn sàng hi sinh để giúp đỡ, sẽ chẳng có những cuộc sống bình yên, những mái ấm tình thương được xây dựng.

Một xã hội không ngừng phát triển và đi lên. Đời sống con người cùng càng ngày càng trở lên ấm no hơn. Con người cũng văn minh hơn, biết suy nghĩ cho người khác. Biết cư xử một cách đúng mực, sống và làm việc một cách đúng đắn hơn. Mang lại niềm vui cho người khác, cũng là những việc mà những người tử tế muốn làm.

Những người thầy, người cô không sợ gian khổ. Chuyển công tác về những vùng núi, biên cương, hải đảo. Để đem cái chữ về cho những đứa trẻ. Dù cuộc sống thiếu thốn gian khổ, nhưng họ vẫn bám trụ, bởi trong họ có niềm kiêu hãnh, tự hào. Vì bản thân mình đã làm được một việc tử tế, góp một phần vào sự phát triển của đất nước. Việc tử tế, chẳng phải thứ gì quá cao siêu và to lớn. Đôi khi, một hành động nhỏ cũng làm cho chúng ta được xem trọng, được yêu thương. Đưa cụ già qua đường nơi giao lộ, nhặt được của rơi trả người mất, giúp người bị tai nạn, hay sẻ chia cho người khác bữa ăn của mình… Tất cả những hành động tuy nhỏ, nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa.

Thử nghĩ mà xem, nếu một xã hội không có những người tử tế, đó sẽ là xã hội như thế nào. Một xã hội chỉ biết có bản thân của mỗi cá nhân, không quan tâm tới người khác. Một xã hội thờ ơ với thực tại, thấy người gặp nạn thì lạnh nhạt cho qua. Gặp người khó khăn thì hồ nghĩ về người ấy. Xã hội càng phát triển, con người càng trở lên lạnh lùng hơn hẳn. Biết bao nhiêu người chỉ biết tới bản thân mình. Sống một cuộc đời lạnh lẽo, chẳng đối xử tốt với ai, vì sợ bị lợi dụng, sợ không được đền đáp điều gì. Chẳng giúp đỡ ai điều gì, vì sợ bị lừa gạt.

Hạnh phúc trong cuộc sống xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cho đi và cảm nhận, chúng ta sẽ thấy tâm mình được mình yên thanh thản biết nhường nào. Sống trong một xã hội với vô vàn những hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta nên sống một cuộc đời đúng nghĩa, hòa nhập, yêu thương, sẻ chia với mọi người. Việc tử tế, chẳng hề khó, và hãy sống như vậy đi, chúng ta sẽ được đền đáp. Bằng chính sự nhận xét của những người xung quanh, sự thiện cảm của họ với chúng ta, sự quý mến, yêu thương chúng ta.

Hãy luôn hướng cho mình một mục tiêu cố định về lẽ sống trong cuộc đời. Và hãy sống một cuộc đời tử tế, cách sống tử tế. Để chúng ta cảm nhận được tình yêu thương luôn ở bên.

Suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (mẫu 10)

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người hình như đã chú ý nhiều đến những giá trị vật chất nhiều hơn là giá trị về tinh thần. Mối quan hệ giữa con người dần trở nên xa cách, đôi khi đánh mất đi sự tử tế trong cách ứng xử.

Đầu tiên cần hiểu được, tử tế là đối xử đúng mực với những người xung quanh. Những người sống tử tế sẽ biết đồng cảm và chia sẻ. Họ không ngại giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hay đang gặp hoạn nạn. Những người tử tế sẽ có một trái tim giàu lòng nhân ái. Đây là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, một lối sống văn hóa lành mạnh mà mỗi người cần có.

Sự tự tế được thể hiện qua cách ứng xử, qua hành động của mỗi người. Ví dụ như lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn những người kém tuổi. Chia sẻ với bạn bè có gia đình gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Tôn trọng sở thích cá nhân của những người xung quanh, không kì thị hoặc coi thường người khác… Đặc biệt là sống tử tế chính là bản thân cố gắng để trở thành một người có ích cho gia đình, xã hội.

Một người sống tử tế sẽ nhận được lại rất nhiều điều. Đó có thể là sự giúp đỡ của người khác khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đó có thể là tình yêu thương, trân trọng của những người xung quanh. Và hơn cả là những người sống tử tế luôn cảm thấy lạc quan, hạnh phúc và thoải mái. Cuộc đời của họ là cuộc đời có ích, đem lại nguồn năng lượng tích cực cho những người bên cạnh. Sự tử tế còn đem lại sức mạnh to lớn giúp gắn kết con người, tạo ra một khối thống nhất vượt qua mọi nghịch cảnh có thể xảy ra. Mỗi người trong xã hội đều biết sống tử tế, sẽ tạo ra một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc.

Từ trong lịch sử, con người Việt Nam đã được biết đến với tấm lòng nhân đạo cao cả. Với những kẻ thù xâm lược, nhân dân ta luôn đối xử bằng sự tử tế giữa con người với con người. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dù bàn tay kẻ thù đã nhuộm máu của đồng bào ta, nhưng người Việt Nam vẫn cứu giúp cho nhiều binh lính Pháp và Mỹ. Trở về hiện tại, khi đất nước đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, người dân Việt Nam cũng luôn đối xử với nhau bằng sự tử tế và tinh thần tương thân tương ái: hỗ trợ những người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phát khẩu trang miễn phí, bày tỏ sự tri ân với đội ngũ y bác sĩ… Bản thân một học sinh như tôi luôn ý thức phải rèn luyện để bản thân trở thành một người sống tử tế, tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày một văn minh hơn.

Như vậy, sự tử tế có một sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người. Cũng giống như ai đó đã từng nói rằng: “Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó. Một hành động tốt đẹp dẫn tới một hành động khác. Những tấm gương được noi theo. Một hành động tử tế đơn giản vươn rễ về mọi hướng, và rễ vươn lên mọc thành cây cối. Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp”.

1 3246 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: