TOP 34 mẫu Mở bài Tuyên ngôn độc lập (2024) SIÊU HAY

Mở bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh lớp 12 gồm 34 mở bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 5639 lượt xem


Mở bài Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Tuyên ngôn độc lập

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 1)

Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng: “Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lý lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 2)

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo thiên tài mà còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất. Những áng văn chính luận của Người không chỉ đanh thép, sắc sảo mà còn tác động mạnh mẽ đến tâm thức của người đọc, tất cả đều nhờ vào nghệ thuật lập luận tài tình, sắc bén. Có thể coi Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận không chỉ của riêng Bác mà là của cả văn học dân tộc.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 3)

Nếu như người dân Mỹ tự hào vì có bản tuyên ngôn độc lập được lưu truyền suốt bao nhiêu thế kỉ thì người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về những bài tuyên ngôn độc lập đanh thép qua các thời kì lịch sử huy hoàng của dân tộc. Thời Trần có “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt, áng văn hùng hồn trong “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn trãi dưới thời Lê. Thì một lần nữa lịch sử gọi tên bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Đây là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Bên cạnh giá trị lịch sử thì nó còn vượt lên trên hết mang giá trị văn học nghệ thuật lớn lao, trở thành những bản văn chính luận mẫu mực.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 4)

Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 5)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng yêu nước, là một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Người cũng để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc; phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” – tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 6)

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2 tháng 9 năm 1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: Tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 7)

“Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son chói lọi đánh dấu sự kiện nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 8)

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người Cha già của dân tộc đã dành cả cuộc đời mình để lo cho dân, phục vụ nước. Người không chỉ là nhà chính trị tài giỏi mà còn là một nhà văn, nhà thơ đa tài với kho tàng văn học đồ sộ. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã nhận ra sức mạnh của văn chương và dùng nó như một thứ vũ khí để tấn công kẻ thù, khích lệ quần chúng nhân dân. Trong vô vàn những tác phẩm để đời đó, nổi bật lên là tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" được chắp bút khi Người rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Đó không chỉ là ẩn chứa khát vọng, khát khao cháy bỏng về độc lập tự do dân tộc mà còn nêu lên tội ác của kẻ thù, vạch trần bộ mặt xảo trá của chúng.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 9)

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một cây bút nghệ thuật đầy tài hoa của dân tộc. Thơ văn Bác vừa mang sắc thái cổ điển vừa mang sắc thái hiện đại lại đầy sáng tạo lại mang những giá trị tư tưởng cao. Nếu trong thơ trữ tình, ta bắt gặp những lời thơ tràn ngập niềm lạc quan và tinh thần đầy tự do, phóng khoáng thì trong văn học chính luận là những áng văn đầy khúc chiết, chặt chẽ, có sức lay động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc, người nghe. Tuyên ngôn độc lập mà một tác phẩm chính luận đầy mẫu mực của Bác, nó chứa đựng những tình cảm thiết tha, những tư tưởng mang tầm thời đại và những kết tinh những vẻ đẹp tinh túy của dân tộc Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 10)

“Tuyên ngôn độc lập” không chỉ có là một tác phẩm chứa đựng nội dung sâu sắc. Mà còn thể hiện tài năng lập luận kiệt xuất của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 11)

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ thiên tài, mà còn một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đặc biệt nhất chúng ta phải kể tài năng lập luận trong văn chính luận của Người, điều đó được thể hiện rõ qua bản “Tuyên ngôn độc lập”.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 12)

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với vai trò là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được coi là “áng văn chính luận mẫu mực” nhất của mọi thời đại.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 13)

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là cây bút lớn của văn học nước nhà. Người để lại nhiều tác phẩm đa dạng thể loại gồm: truyện, ký, thơ ca, văn chính luận. Trong số đó, không thể không nhắc tới“Tuyên ngôn độc lập” - một áng văn chính luận mẫu mực, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận tài tình có một không hai của phong cách Hồ Chí Minh

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 14)

Không chỉ là một lãnh tụ, một nhà quân sự, chính trị xuất sắc trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh còn là nhà văn lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc. Nhớ đến những trang viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh những vần thơ “thép” chúng ta không thể nào quên “những áng văn chính luận mẫu mực” của Người. Và có thể nói, tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” là một trong số những tác phẩm chính luận như thế. Đọc “Tuyên ngôn độc lập” người đọc sẽ thấy được nghệ thuật lập luận xuất sắc của Hồ Chí Minh.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 15)

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc Việt Nam “một vĩ nhân được UNESCO phong danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn”. Không những thế Hồ Chí Minh còn để lại cho chúng ta một gia tài văn học vô cùng quý báu. Ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Nhắc đến văn chính luận, người ta không thể không nhắc đến “Tuyên ngôn Độc lập” - tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 16)

Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc ta ngàn đời tôn kính, biết ơn là một trong những nhà văn bậc thầy về thể chính luận. Trong những áng văn chương đồ sộ mà người để lại, “Tuyên ngôn độc lập” hiện lên như một áng văn chính luận mẫu mực nhất, là kết tinh của giá trị lịch sử, giá trị thời đại và nó trường tồn bất diệt.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 17)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, toàn bộ khát vọng và nhân cách cao đẹp của Người đều thể hiện trong sự nghiệp cách mạng, quân sự, ngoại giao, giáo dục, văn hóa,... Trong số đó sự nghiệp văn chương là một trong những điểm nhấn quan trọng khi nói về tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Người viết văn không phải chỉ để thỏa mãn cái thú tao nhã của văn nhân nghĩa sĩ, mà sinh thời văn thơ của Người luôn đóng một vai trò trò quan trọng trong việc phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng đi đến thành công. Có thể nói rằng trong bước đường cách mạng suốt cả cuộc đời, văn thơ của Người luôn theo sát và đóng vai trò bổ trợ mọi lúc mọi nơi. Điển hình cho việc văn học song hành với cách mạng phải kể đến tác phẩm sáng giá nhất của Hồ Chủ tịch, văn kiện có ý nghĩa lịch vô cùng quan trọng, đặt dấu mốc quan trọng cho nền độc lập của dân tộc ấy là bản Tuyên ngôn độc lập, được Bác tuyên đọc vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 18)

Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Ba bản tuyên ngôn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập luận làm cho Tuyên ngôn độc lập trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 19)

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ.Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 20)

Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 21)

“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 22)

Độc lập là ước mơ, là khao khát của biết bao thế hệ, biết bao dân tộc. Và “Tuyên ngôn độc lập” đã thực hiện được khát khao từ ngàn đời nay ấy, trở thành một bản hùng văn hùng tráng của dân tộc Việt Nam ta.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 23)

Tuyên ngôn Độc lập là một trong những áng văn bất hủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 24)

“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình”

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Đó là sáng mùa thu lịch sử Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Văn chính luận của Người nói chung, Tuyên ngôn độc lập của Người nói riêng thể hiện một tư duy sắc sảo, một ngòi bút giàu tính luận chiến và tài nghệ lập luận kiệt xuất của Hồ Chí Minh

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 25)

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện chính trị, lịch sử to lớn, tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc. Đến với bản Tuyên ngôn độc lập, Người đọc sẽ thấy được tài năng lập luận của Hồ Chủ tịch.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 26)

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Văn chính luận của Người nói chung, “Tuyên ngôn độc lập” của Người nói riêng đã thể hiện được một tầm tư tưởng lớn.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 27)

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị cách mạng đồng thời cũng là một nhà văn nhà thơ của dân tộc Việt Nam. Mỗi tác phẩm của người đều thể hiện một thái độ sống quan điểm chính trị rõ ràng, thể hiện tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 của chúng ta thành công giành quyền làm chủ về tay nhân dân lao động, đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi bờ cõi nước nhà.Tuyên ngôn độc lập là kết quả của nhiều thành tựu to lớn, khi ông cha ta đã hy sinh rất nhiều tính mạng, xương máu để giành quyền làm chủ đất nước. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bài viết tác giả đã đi thẳng vào vấn đề nêu ra những căn cứ luận điểm pháp lý những lập luận chặt chẽ không ai có thể chối cãi được.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 28)

Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, người anh hùng đã giải phóng dân tộc, đất nước Việt Nam thoát khỏi xiềng xích của nô lệ mà Người còn là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều thế loại khác nhau. Đặc biệt, trong số những sáng tác của Hồ Chí Minh, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời vào năm 1945 là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Người.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 29)

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh từ lâu vẫn được coi là “một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục”. Có thể nói bản Tuyên ngôn là kết tinh trí tuệ của thời đại, là kết quả cao của “bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng” của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 30)

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, những tác phẩm của ông đều mang giá trị sâu sắc của một bài văn chính luận mẫu mực, bởi Bác là người viết ra với tư cách là một người luôn ý thức được những bài văn của mình, giá trị của những bài văn bác viết mang đậm giá trị to lớn của những lời tố cáo đanh thép đối với kẻ thù và bài Tuyên Ngôn độc lập là một bài mang đậm chuẩn mực giá trị trong phong cách viết của bác.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 31)

“Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước nguy vong: chính quyền cách mạng còn non trẻ hải đương đầu với bao khó khăn chồng chất.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 32)

Hồ Chí Minh - vị cha già của dân tộc Việt Nam, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, suốt cả một đời Người đã dành trọn vẹn vì hạnh phúc của nhân dân, hòa bình độc lập của dân tộc. Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ có thể quên được ngày 2 tháng 9 năm 1945, vào thời khắc ấy tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" trước toàn thể đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam. Có thể nói bản tuyên ngôn là một tác phẩm có giá trị lớn về văn học, lịch sử đặc biệt là tính chính luận mẫu mực trong bản tuyên ngôn.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 33)

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người đã viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc, mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc vừa bác bỏ luận điểm xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc tích trong sáng.

Mở bài Tuyên ngôn độc lập (mẫu 34)

“Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh được nhận xét là “áng văn chính luận mẫu mực nhất mọi thời đại”. Điều đó được thể hiện qua những giá trị nghệ thuật mà bản Tuyên ngôn đem lại.

1 5639 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: