TOP 6 mẫu Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (2024) SIÊU HAY
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời
Đề bài: Trình bày suy nghĩ về câu nói: "Học hỏi là việc làm suốt đời"
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (mẫu 1)
Nhà triết học vĩ đại nước Nga, V.I.Lê-nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói ấy đã trở thành phương châm giáo dục cho biết bao nhà trường. Điều đó khiến chúng ta suy ngẫm về việc, học hỏi là làm việc suốt đời. Học hỏi tức là thái độ cầu thị, muốn tìm hiểu, chiến lĩnh các kiến thức đời sống xã hội, mà có thể không cần phải học trong nhà trường. Việc học hỏi không nhất thiết phải trong một giai đoạn bắt buộc như độ tuổi đến trường. Để sống và làm việc tốt nhất, con người phải luôn sẵn sàng tinh thần học hỏi. Bởi chẳng có nhà trường nào đào tạo được con người bước ra đời là hoàn hảo, thành thục mọi kĩ năng, kĩ xảo. Con người vì luôn không hoàn hảo và muốn có cuộc sống tốt thì thái độ học hỏi là cần thiết và liên tục. Cho nên, “học hỏi là làm việc suốt đời” là lời khẳng định đúng đắn. Học cũng là cách làm việc mà chúng ta phải thực hiện cả đời có khi không hết, không xong. Chúng ta thực sự thán phục trước những thông tin như có cụ đã 70 tuổi rồi vẫn cố gắng học và tốt nghiệp đại học. Ông chủ thương hiệu gà rán KFC đến tận hơn 60 tuổi vẫn khởi nghiệp và thành công trên toàn thế giới. Điều gì khiến ông ấy lại có được vị trí như thế ngoài việc học hỏi đây! Bác Hồ vĩ đại của chúng ta cũng vậy, những năm cuối đời của Người, thư ký của bác vẫn nhìn thấy trên bàn làm việc có cuốn từ điển tiếng Tây Ban Nha. Bác là nhân chứng lớn nhất cho tinh thần học hỏi và coi việc học hỏi là việc làm suốt đời của mình. Ấy vậy mà, nhiều bạn trẻ hiện nay lại coi thường việc học. Nóng vội, chủ quan, quá tự tin vào bản thân mình nên coi thường việc học. Thi thoảng lại thấy một cú vấp ngã gieo bao thất vọng cho người thân, nhưng rồi chứng nào tật ấy vẫn không thay đổi. Không học hỏi khác nào như người mù đi đường vậy. Cho nên ở bất cứ độ tuổi nào, việc học hỏi là cần thiết, thái độ học hỏi là ưu tiên hàng đầu cho mọi thành công.
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (mẫu 2)
Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững trãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
…Đời bồi tàu lên đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi…
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi “chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học”. Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là “anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc”. Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan “mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ” và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là “một khuyết điểm rất to”. Người còn dặn phải “biết ham học”. Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ – biết tại sao cần phải học – tiến đến mức “ham học” là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở “học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”, những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một “hạt nhân bé nhỏ” mà người học “sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả”. Người khẳng định là trong cách học thì “lấy tự học làm cốt”. Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải “lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân”. Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.
Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (mẫu 3)
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này. Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của một quốc gia, thế nhưng dường như ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, nhiều người vẫn không hiểu hoặc cố tình không chịu hiểu "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" để thoái thác trách nhiệm đó.
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu, vận dụng, sáng tạo, tìm tòi. Nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã hội, con người, tôn giáo, tâm linh. Sự học nào chỉ hạn hẹp trong những trang sách, gò bó trong bốn bức tường lớp học mà nó còn mở rộng ra cả cuộc sống, cả thế giới bên ngoài. Mỗi người cần học tập, phải học tập để tồn tại, phát triển trong xã hội mà họ đang sống, khi bé thơ thì ta phải học ăn, học nói, học đi và khi lớn lên, ta phải học kiến thức, học lối sống hay, học nhân cách đẹp. Không ai có thể tồn tại nếu từ bỏ sự học.
Ta nói "Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" tức là ta đã khẳng định rằng sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.
Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,… được tích lũy qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao giờ đến được cái đích.
Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống. Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ "Học, học nữa, học mãi", học kiến thức, học cái hay, cái đẹp,… để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
"Học tập là một cuốn vở không có trang cuối" và nếu ta ngừng đọc những trang vở đó thì cũng chính là tự "đào mồ chôn mình", nhất là trong một thế kỉ của tri thức như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường mà đích đến là không hề tồn tại.
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (mẫu 4)
Học vấn có chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. Học vấn do người siêng năng đạt được. Có người ví học tập như con thuyền đi trên nước, không tiến ắt sẽ lùi. Để đạt được học vấn, con người cần phải nỗ lực học tập không ngừng trong suốt cuộc đời của mình.
Học hỏi là con đường hình thành nên học vấn và cũng là cơ sở để đánh giá về một người nào đó. Ta càng học hỏi được nhiều, kiến thức của ta càng nhiều, cuộc đời này của ta sẽ càng thêm ý nghĩa. Điều ta học không chỉ là kiến thức lí thuyết mà còn là kinh nghiệm trong thực tế hàng ngày, là cách đối nhân xử thế, cách sống hòa nhập, hiện đại và có ích.
Học tập quý ở kiên trì và bền bỉ. Trong thực tế, bất kể là một nhà khoa học, bác học hay những vị lãnh tụ đều không bao giờ ngưng nghỉ việc học. Họ học vì họ quan tâm đến tương lai của mình, học vì thương yêu tất cả mọi người, học vì nghĩ đến việc giúp cho xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người đã từng nói: “Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi.”
Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như không dùng hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần.
Học để là chính mình, và học để từ bỏ với vẻ thanh cao những gì không phải là mình. Vì vậy ta phải học hết khả năng của mình, tức là học suốt đời. Câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại và đó cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện theo. Chúng ta học để phát triển bản thân, hãy biết quan sát những sự vật sự việc diễn ra xung quanh, học từ những điều nhỏ nhất. Và tôi tin, chiếm lĩnh được tri thức chính là bạn đang giữ trong tay chiếc chìa khóa vạn năng có thể hiện thực hóa ước mơ của chính mình.
Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Học tập mà kiên nhẫn, mọi việc ắt sẽ thành công. “Học từ hôm qua. Sống ngày hôm nay. Hi vọng về tương lai. Điều quan trọng nhất là không ngừng học hỏi”.
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (mẫu 5)
Xã hội không ngừng phát triển, công nghệ khoa học tiên tiến cũng thay đổi nhanh như vũ bão từng ngày. Bởi vậy, để có thể làm chủ công nghệ, làm chủ được máy móc thì con người cần không ngừng học tập và tiếp thu thêm tri thức mới. Học tập là một quá trình không ngừng nghỉ và "học hỏi là việc làm suốt đời" của con người, kiến thức là vô hạn và không có ai có thể thông thái được tất cả những tri thức ấy, vì vậy bất kì ai muốn phát triển bản thân, sự nghiệp thì đều cần phải học.
Vậy học tập là gì, tại sao đó lại là công việc mà con người ta phải làm không ngừng nghỉ cho đến hết cuộc đời mình? Học là quá trình tích lũy tri thức từ sách vở, là tiếp thu những tri thức đúng đắn đã được những thế hệ trước khám phá ra. Thế nhưng, việc học không chỉ dừng lại ở việc học trong sách vở mà chúng ta có thể học ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào có thể. Nhiều người lầm tưởng chỉ có đến trường, chỉ có ghi chép sách vở mới thực sự là học thế nhưng học phải đi đôi với hành, chúng ta cũng cần học tập từ việc trải nghiệm thực tế, học cách cư xử, điều chỉnh bản thân, học các kỹ năng mềm, học tập từ người khác.
Có nhiều người vẫn nghĩ việc giao lưu kết bạn hay đi du lịch là không tốt vì không thu được kiến thức và lãng phí thời gian. Thế nhưng, khi chúng ta đi du lịch hay kết bạn với người khác chúng ta có thể nhận được những lợi ích không ngờ đến. Khi bạn tự thưởng cho mình một chuyến du lịch cũng đồng nghĩa với việc dành ra cho mình một khoảng thời gian để thư giãn nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả, chúng ta có thời gian để điều chỉnh lại cảm xúc và có những trải nghiệm mới mẻ, có thể sau chuyến đi ấy ta lại có thêm nhiều năng lượng để tạo ra những ý tưởng mới mà trước giờ chưa thể khám phá ra. Những trải nghiệm thực tế cũng cho ta nhiều kinh nghiệm về cuộc sống xung quanh, chúng ta có thể học được kỹ năng sinh tồn mà biết đâu sau này có lúc bản thân mình cần đến. Du lịch và giao lưu giúp cho chúng ta cải thiện những mối quan hệ, kết bạn với nhiều người mới sẽ cho ta thêm nhiều trải nghiệm, hiểu thêm về tính cách của con người. Các mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp cũng rất cần thiết để có thể tạo nên thành công trong tương lai.
Việc học không bị gò bó trong một giới hạn hay hình thức nào cả, vì vậy bạn có thể học tập ở bất cứ đâu. Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, bạn không cần trực tiếp đến lớp hay đến bất cứ một trung tâm nào cũng có thể tiếp thu thêm được kiến thức. Đơn giản là bạn chỉ cần ngồi ở nhà và kết nối mạng rồi tự mình học tập, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc mà vẫn có hiệu quả. Nhưng bên cạnh lợi ích từ Internet, cũng có những mặt hại, bạn có thể bị cuốn vào một hình thức lừa đảo nào đó hay bị cuốn hút bởi những trò mới mẻ trên mạng khiến việc học bị xao nhãng. Và một yếu điểm nữa của việc học trên mạng đó là không thể ngay lập tức giải đáp những thắc mắc về bài học, nếu bạn học trực tiếp với thầy cô bạn có thể đặt ra những câu hỏi để giải quyết vấn đề đang thắc mắc nhưng khi bạn học trực tuyến thì bạn không thể làm thế, học cách nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ để có thể học tập một cách hiệu quả.
Học tập là tiếp thu kiến thức về những gì mình chưa biết, thế nên bạn có thể chọn những tri thức mà mình chưa biết để tiếp thu và đó phải thực sự cần thiết, bổ ích. Bạn có thể học từ những thành viên trong gia đình, học cách để sống hòa thuận; học cách sẻ chia và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn; bạn có thể học từ mẹ sự đảm đang, học nấu nướng; học từ bố cách chịu đựng kiên cường và bình tĩnh vượt qua vấn đề; học từ anh chị em cách để nhường nhịn và sống hòa thuận với nhau. Gia đình cho ta và dạy ta rất nhiều thứ, đó là mái ấm và cũng là một môi trường giáo dục tốt mà chúng ta cần phải trân trọng và học tập. Chúng ta cần học cách kết bạn, giao lưu với những người bạn có kiến thức để học hỏi và trao đổi tri thức, nhưng nói thế không có nghĩa là phải bắt buộc tránh xa những người bạn không có ý thức học tập, chúng ta cũng có thể giao lưu với họ để học được cách giao lưu và kết bạn, biết và hiểu rõ hơn về mọi người sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và có thể nhận ra được những người tốt, người xấu. Chúng ta có thể giúp những người bạn gặp vấn đề trong học tập, truyền đạt tri thức cho người khác cũng khiến bản thân mình hiểu thêm về vấn đề và tạo nên các mối quan hệ bền vững.
Con người không thể tồn tại trong xã hội này mà không tự trang bị cho mình kiến thức. Thật vậy, việc học có vai trò rất quan trọng với mỗi người. Học tập sẽ giúp chúng ta dễ dàng giải quyết vấn đề hơn, hiểu biết nhiều sẽ giúp chúng ta nhận ra được nguy hiểm và những mối nguy hại từ cuộc sống để có thể giữ an toàn cho bản thân mình. Có nhiều tri thức khiến ta có khả năng giải quyết tốt vấn đề, giúp đỡ được mọi người sẽ giúp ta nhận được sự tin cậy và mến mộ. Có nhiều tri thức và kinh nghiệm, ta sẽ có nhiều cơ hội trong công việc của mình, dễ dàng thăng tiến và đạt được thành công trong cuộc sống. Người có tri thức cũng sẽ nhận ra được quy luật của sự thành công là không ngừng cố gắng nỗ lực để giải quyết vấn đề và sau cùng họ sẽ đạt được thành công trong công việc của mình.
Học tập thực sự quan trọng và là một quá trình không ngừng nghỉ, thậm chí là công việc kéo dài tới cuối đời của con người. Sống có nghĩa là phải trải nghiệm và khi chúng ta trải nghiệm thì đương nhiên sẽ thu được tri thức, dù là tiếp thu một cách chủ động hay thụ động thì một sự thật không thể chối cãi là chúng ta cũng đang học. Chẳng ai đủ tự tin để nói lên rằng mình đã tiếp thu đủ kiến thức và không còn phải học tập nữa vì có thể người ấy giỏi trong lĩnh vực này rồi nhưng hiểu biết về lĩnh vực khác thì lại hầu như mù tịt. Người già rồi vẫn cần phải học, họ học cách sống chậm lại và suy nghĩ nhiều hơn, họ ngẫm nghĩ về cuộc đời về những việc đã trải qua, học cách chấp nhận. Bởi vậy mới nói, việc học là không giới hạn tuổi tác và thời gian, nó là công việc suốt đời của con người. Thế nhưng nói học là công việc suốt đời không có nghĩa là ngày nào bạn cũng phải vùi đầu vào những trang sách hay cặm cụi đi tìm tri thức cho mình, bạn cũng cần dành thời gian cho bản thân mình cho và cho gia đình, chỉ khi cuộc sống tinh thần của bạn tốt đẹp thì bạn mới có thêm nghị lực để tiếp tục học tập. Bởi nếu chỉ học lý thuyết đơn thuần thì sẽ đến một lúc nào đó, bạn chán ghét việc học, cảm thấy việc học tập là vô nghĩa vì không tự xác định được mục tiêu cho bản thân mình. Mình có thể phấn đấu vì gia đình, vì con cái hay vì cuộc sống an nhàn trong tương lai.
Học tập là một quá trình gian nan và vất vả, vì vậy, khi thất bại đừng bỏ cuộc, hãy sốc lại tinh thần và cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề. Bạn vẫn có thể nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh cơ mà, cuộc sống đôi khi là cùng nhau vượt qua khó khăn chứ không phải là cô độc giải quyết vấn đề. Chỉ có như vậy cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. Là một học sinh, em nhận thức được việc học là một quá trình và cần rất nhiều cố gắng, nỗ lực. Em sẽ không dừng lại và sẽ cố gắng hết mình cho việc học để đạt được thành công sau này. Học tập và trải nghiệm là việc làm suốt đời, vì vậy, em sẽ không lãng phí một phút giây nào của cuộc đời để trốn tránh việc học.
Suy nghĩ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời (mẫu 6)
Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người là ánh đuốc sáng soi đường trong đêm tối, là niềm tin vững chãi chốn lao tù, là khát vọng, là lương tri của loài người tiến bộ, người còn là một tấm gương tự học và học tập suốt đời. Người đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy cho con cháu đời sau. Có lẽ không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Vậy Học hỏi là gì? Học hỏi là tiếp thu tri thức của nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Cuộc sống ngày càng phát triển không ngừng và tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời., nếu không chịu học hỏi nâng cao tầm hiểu biết của mình thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tụt hậu và bị đào thải khỏi cuộc sống hiện đại. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời của một người học hỏi không ngừng. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi"
Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói đại ý: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…” Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ – biết tại sao cần phải học – tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang trí óc cho nhân dân.
Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Tuy Bác đã ra đi nhưng người mãi là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi.
Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12