TOP 9 mẫu Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn lớp 12 gồm những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,006 19/12/2023
Tải về


Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

Dàn ý nghị luận về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

I. Mở bài:

- Xác định vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

II. Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận

1. Giải thích

Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người.

Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người.

2. Bàn luận

- Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ.

- Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau:

Biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo

Không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết

Luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác

Biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống

Tránh gây tổn thương cho những người xung quanh

Biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong…

- Làm thế nào để có một tâm hồn đẹp: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện

- Phản đề: Phê phán một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, ra sức chăm chút cho vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm trau dồi vẻ đẹp tâm hồn (công, dung, ngôn, hạnh)

III. Kết bài: Bài học nhận thức

Cái đẹp tiềm ẩn bên trong phẩm chất, tính cách mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp tâm hồn tôn vinh thêm cho vẻ đẹp hình thức

Vẻ đẹp tâm hồn làm nên giá trị sâu xa, bền vững của con người.

Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 1)

Nghị luận cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (6 Mẫu) - Văn 12

Trong cuộc sống, ngoài những giá trị vật chất thì vẻ đẹp tâm hồn chính là giá trị thực sự làm nên nhân cách của mỗi người. Vậy làm sao để nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn? Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là hoạt động bồi dưỡng, xây dựng và hoàn thiện các giá trị sống và đạo đức, tình cảm bên trong mỗi con người. Đó là những tình cảm trong sáng, thiêng liêng như tình thân, tình bạn, tình yêu, là những phẩm chất cao đẹp như lòng tự trọng, lòng nhân ái, lòng cảm thông, sẻ chia, là những giá trị sống đích thực như sống cống hiến, sống hội nhập,… Với tôi, để nuôi dưỡng những vẻ đẹp đó, chúng ta cần tạo cho mình lối sống văn minh, cởi mở, không ngừng học hỏi những tấm gương sáng về đạo đức như chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân văn hóa thế giới hay thậm chí là chính những người xung quanh. Bên cạnh đó, cũng cần tránh xa những suy nghĩ, lối sống ích kỉ, vô cảm, thực dụng, luôn tỉnh táo trong việc phân biệt đúng sai, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào tệ nạn xã hội. Có thể thấy, nuôi dưỡng tâm hồn là công việc cần được thực hiện ngay từ nhỏ, lâu dài và nghiêm túc, có như vậy, chúng ta mới trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 2)

Con người muốn hoàn thiện bản thân phải chăm sóc tốt cho chính mình từ thể chất đến tinh thần. Để làm cho cuộc sống của ta thêm thi vị, nhiều màu sắc hơn thì trước hết ta cần biết nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.

Vậy thế nào là vẻ đẹp tâm hồn? Trước hết chúng ta cần hiểu "tâm hồn" là một phần quan trọng khiến con người được là người với nghĩa đầy đủ nhất chứ không phải là một cỗ máy không cảm xúc, không niềm tin, hi vọng.. Còn "vẻ đẹp tâm hồn" là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình.

Nếu tâm hồn không được nuôi dưỡng, con người chỉ quan tâm đến tiền tài, vật chất, địa vị thì tâm hồn sẽ trở nên khô cằn, nghèo nàn, con người dễ dàng rơi vào lối sống ích kỉ, vô cảm, thậm chí bất hạnh, đau khổ. Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. Đó là những con người có ý chí, hoài bão trong sáng; có khả năng thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ cảm xúc của người khác bằng sự chân thành, hiểu biết và hướng thiện, vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, nghệ thuật lắng nghe và biểu lộ cảm xúc.. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn sống hòa hợp với thiên nhiên. Có lẽ bởi vậy mà Bác luôn yêu nó thậm chí coi nó là tri kỉ. Cũng nhờ nó mà tâm hồn Người lúc nào cũng yêu đời, vui tươi. Thật vậy, nếu bạn có tâm hồn đẹp, hẳn bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này đáng sống biết bao và ngược lại. Không có tâm hồn tươi đẹp, bạn sẽ chẳng khác nào một con người chỉ biết giam cầm mình trong căn nhà có bốn bức tường.

Hơn thế nữa, chính nó sẽ biến bạn thành kẻ có tâm hồn hẹp hòi, ích kỷ. Điều đó được chứng minh qua những người chỉ lao đầu vào cuộc sống vì miếng cơm manh áo mà bỏ quên tâm hồn cho khô cằn, mục ruỗng. Để rồi sau đó, cuộc đời họ chỉ đang sống lay lắt chứ không thực sự tồn tại. Hay như một vấn nạn khác trong xã hội là quá coi trọng "nước sơn" thay vì "gỗ tốt". Con người đang ngày càng chú trọng vào việc làm thế nào để có một ngoại hình hấp dẫn. Ta cảm thấy bản thân chỉ có giá trị khi mình đẹp, và dùng ngoại hình để thu hút những người xung quanh. Ta nghĩ người khác sẽ thích mình nếu có một cơ thể quyến rũ, săn chắc. Nhưng ngược lại họ sẽ không chú ý đến ta. Sự gắn bó quá chặt chẽ với vẻ đẹp bên ngoài khiến chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng về nó. Ta sử dụng nhiều loại mỹ phẩm hay áp dụng nhiều chế độ ăn kiêng, và thường xuyên tập thể dục để giữ cho cơ thể mình hấp dẫn, nhưng mong muốn đó sẽ không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Quan niệm về ngoại hình ảnh hưởng rất nhiều tới con người bởi vì sự hấp dẫn về mặt hình thức vô tình trở thành một thước đo, sắp xếp trật tự trong xã hội. Những mối quan tâm lo lắng về ngoại hình không phải chỉ là một xu thế nó phản ánh thực trạng rằng con người đang cực kỳ thèm khát những chỗ đứng trong xã hội.

Vẻ đẹp bên ngoài chỉ thật sự có giá trị khi bạn sở hữu cả nét đẹp bên trong vẻ đẹp nội tâm, đó chính là vẻ đẹp lâu bền hơn so với nhan sắc thứ nhanh chóng sẽ bị thời gian tàn phá. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu.. chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Cái duyên bên trong ấy nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào, và nó cũng không phải hoàn toàn tự nhiên mà có. Nếu muốn sở hữu nó bạn cũng phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở, nó như là không khí sẽ từ từ thấm vào con người qua năm tháng để làm nên cá tính của bạn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta quá đề cao đời sống tinh thần, lấy cớ tâm hồn là cao quý, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn rồi cũng sẽ chẳng mang lại hạnh phúc đích thực cho con người. Đó là biểu hiện của sự lười nhác, chủ quan, ham ăn biếng làm.Muốn nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp, điều đầu tiên chúng ta phải có đời sống vật chất tương đối đầy đủ. Như những người vất vả, lam lũ cho cuộc mưu sinh thì hỏi làm cách nào để người ta có thể mua vé tham gia những buổi hòa nhạc hay trả tiền cho những bức họa đắt giá? Đôi khi chính sự chật vật của vật chất sẽ làm cho đời sống tinh thần của ta bị bó buộc, nặng nề. Vì thế đời sống vật chất và tinh thần có mối quan hệ rất mật thiết với nhau.

Tóm lại, con người cần không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn của mình. Không những thế cần phải lao động hết mình để thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình để hưởng thụ được một cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa trên thế gian này.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 3)

Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 4)

Nghị luận cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (6 Mẫu) - Văn 12

Chúng ta muốn hoàn thiện bản thân, trở thành người vừa có tài vừa có đức thì bên cạnh việc trau dồi tri thức thì cũng rất cần và quan trọng việc nuôi dưỡng vẻ đẹp cho tâm hồn.

Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu bên trong chúng ta. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người biết tự rèn luyện những tình cảm, đức tính tốt đep bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu… chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người.

Mỗi con người có một khả năng riêng, thế mạnh riêng, chúng ta cần phải nhận ra giá trị của bản thân mình và tự tin vào bản thân mình, hoàn thiện nốt những khuyết điểm để bản thân mình trở nên giái trị hơn, đó sẽ là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Vẻ đẹp tâm hồn, cái duyên bên trong nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào và để sở hữu nó bạn đã phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở ra sao. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… Những người này cần phải xem xét lại góc nhìn và quan điểm của bản thân nếu muốn hoàn thiện mình.

Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau: biết lắng nghe sự chỉ bảo của người khác; không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết; luôn hướng thiện và biết cách sống mình vì mọi người,… lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong. Mỗi ngày hoàn thiện bản thân mình một chút, trau dồi bản thân mình một chút sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm tốt đẹp hơn, giá trị con người bạn được nâng cao hơn.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 5)

“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”

Những lời thơ của Nguyễn Duy để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Con người để hoàn thiện bản thân thì ngoài việc cố gắng học tập, ăn uống để cao lớn thì cũng cần cố gắng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn cho mình.

Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm chất tốt đẹp, những đức tính quý báu bên trong con người. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là việc mỗi người biết tự rèn luyện, trau dồi bản thân để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội.

Người có ý thức nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là những người không ngừng học hỏi, nỗ lực hoàn thiện bản thân, hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp. Họ cũng là những người sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu phấn đấu rõ ràng và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó; tránh xa cái xấu, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai; có ý thức bài trừ những điều xấu ra khỏi cuộc sống của mình.

Việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn là động lực quan trọng góp phần giúp ta cố gắng thực hiện những mục tiêu trong cuộc sống và đạt được những điều chúng ta mong muốn. Việc nuôi dưỡng tâm hồn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm, tính cách của con người, tác động trực tiếp đến sự phát triển của bản thân. Nếu trong xã hội ai cũng có ý thức rèn luyện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi, tiến bộ. Lại có những người đề cao vẻ đẹp về ngoại hình, hình thức hơn vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách,… Những người này cần phải xem xét lại bản thân mình và cố gắng tiến bộ hơn. Chúng ta hãy sống và trở thành người có tâm hồn cao đẹp, giúp ích cho người và tô đẹp cho đời.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 6)

Chúng ta từ khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều giai đoạn, quá trình khác nhau để hoàn thiện và trưởng thành. Chính vì thế, việc thay đổi bản thân, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà giàu đẹp, có thể chống lại mọi kẻ thù. Bên cạnh đó, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Chúng ta cũng cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết với nhau vì nó không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta chỉ có một quê hương cũng như chỉ được sống một lần.

Hãy sống thật ý nghĩa, sống và cống hiến, tận hưởng hết mình. Không một ai sinh ra đã ở vạch đích hay hoàn hảo, chỉ cần ta biết sống và biết yêu, ta sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 7)

Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng, lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Thật ra, tâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn.

Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng có những vấn đề của nó. Khi ta sử dụng thức ăn cho cơ thể, ta cần biết được những món nào là bổ dưỡng và những món nào là độc hại. Những thức ăn độc hại sẽ làm cơ thể ta thương tổn, suy yếu. Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng vậy. Ta cần biết phân biệt những điều gì giúp ta hàm dưỡng được sự tốt đẹp cho tâm hồn, và những điều gì là độc hại, không tốt.

Trong phần tinh thần của ta, ngoài những gì thuộc về ý thức được bộc lộ bằng hình thức suy nghĩ, cảm xúc, còn có một phần khác tinh tế hơn. Đó là những gì được ghi nhận lại trong tiềm thức. Những yếu tố này được ghi nhận lại sau mỗi lần có một ý tưởng, cảm xúc nào đó được thể hiện. Và sau đó chúng sẽ đóng vai trò như những hạt giống ngủ yên, chờ đợi lúc thuận tiện để sinh khởi trở lại.

Sự so sánh này càng chính xác hơn khi chúng ta biết rằng những gì được thể hiện nơi ý thức sẽ hình thành không phải một mà là nhiều hạt giống khác cùng loại với nó trong tiềm thức. Và những hạt giống này lại chờ đợi có dịp để tiếp tục phát lộ ra bên ngoài.

Khi ta tức giận với ai đó chẳng hạn. Ngoài những cảm xúc mạnh mẽ của sự nóng giận được bộc lộ ra, cơn giận ấy còn gieo cấy vào tiềm thức của ta nhiều hạt giống khác của sự giận dữ. Những hạt giống này sẵn sàng chờ dịp để nảy mầm. Và điều này có nghĩa là về sau ta càng dễ có những cơn giận tương tự như vậy bộc phát.

Nếu ta tham lam, nghi ngờ, ganh tỵ hay yêu thương, vị tha, cảm thông tất cả cảm xúc ấy đều để lại những hạt giống của chúng trong tiềm thức.

Khi hiểu được điều này, chúng ta càng phải cẩn thận hơn trong việc chăm sóc những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Vâng, ngay cả những suy nghĩ cũng độc hại không kém gì hành động. Đôi khi ta thù ghét ai đó và chưa có một biểu lộ nào ra bên ngoài, nhưng ta thường xuyên nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự thù ghét. Như vậy là ta đang nung nấu, làm khổ sở tâm hồn mình bằng ngọn lửa thù hận. Và hơn thế nữa, ta còn gieo cấy thêm những hạt giống xấu của sự thù hận vào tiềm thức. Khi có dịp, sự thù ghét đó sẽ sẵn sàng được bộc lộ ra thành hành động.

May mắn thay, điều ngược lại cũng là sự thật. Nếu ta nuôi dưỡng những ý nghĩ về sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông, lòng vị tha chúng ta cũng sẽ gieo cấy được những hạt giống của sự thương yêu, chia sẻ, cảm thông, vị tha. Khi có dịp, những hạt giống này chắc chắn sẽ nảy nở làm tươi mát cho cuộc sống chúng ta.

Theo cách hiểu này, ngay cả việc thường xuyên tiếp xúc với những môi trường xấu xa, như đọc sách báo, xem phim ảnh, nghe nhạc… với những nội dung không lành mạnh, cũng sẽ gieo cấy vào tâm hồn ta vô số những hạt giống xấu.

Ngược lại, chỉ cần một cử chỉ cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác, hoặc chân thành chia sẻ niềm vui của một người bạn vừa thành đạt những điều nhỏ nhặt đến thế cũng đã gieo cấy được vào tâm hồn ta những hạt giống tốt lành.

Vấn đề khác biệt nằm ở nơi đây. Sự tham lam, nóng giận, nghi ngờ, ghen tỵ là những tính xấu, không phải chỉ là vì theo như các tiêu chí đạo đức mà chúng ta đã được giáo dục. Chúng ta còn có thể dễ dàng tự mình cảm nhận được sự tai hại mà chúng mang đến cho tâm hồn chúng ta. Bất kể là sự tham lam, nóng giận, nghi ngờ, ghen tỵ của ta có gây ra điều gì tổn hại cho ai đó hay chưa, nhưng chúng đã thật sự làm tổn hại chính tâm hồn ta khi ta nuôi dưỡng chúng. Bạn sẽ không bao giờ có được một giây phút nào yên vui, thanh thản nếu trong lòng bạn chất chứa đầy thù hận, sự nghi ngờ, ghen tỵ hay theo đuổi một tham vọng chưa đạt được.

Ngược lại, khi ta nuôi dưỡng tâm hồn bằng sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, vị tha chúng ta tự mình cảm nhận được niềm vui nhẹ nhàng của sự thanh thản, tươi sáng.

Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi biết rằng để có được một cuộc sống thật sự yên vui hạnh phúc, một tâm hồn trong sáng thanh thản, chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những gì tươi mát, tốt đẹp, tránh xa những gì độc hại, gây thương tổn.

Mặt khác, một trong những khuynh hướng thông thường của chúng ta là khi có điều gì không vừa ý hoặc bất đồng, ta thường hay nhắc đến. Nhưng ngay cả việc phê phán, chỉ trích những điều xấu mà vượt quá mức độ cần thiết, nghĩa là không còn nhằm mục đích xây dựng nữa, cũng sẽ có tác dụng gieo cấy trong tâm hồn ta những hạt giống của sự độc hại. Hãy nhớ rằng, chỉ cần nghĩ đến, nhắc đến những điều xấu thôi, cũng đã đủ để làm thương tổn tâm hồn ta nhiều khi rất nặng nề.

Ngược lại, đôi khi có những việc nhỏ nhặt tưởng như vô ích, nhưng thật sự mang lại cho ta rất nhiều ích lợi. Chẳng hạn, bạn có thể vô tư thưởng thức vẻ đẹp của một bông hoa buổi sáng, hoặc một áng mây bay qua trên bầu trời trong xanh. Những điều ấy cũng đủ gieo cấy trong tâm hồn bạn những hạt giống tươi mát, nhiệm mầu. Sự nảy mầm của những hạt giống ấy sẽ giúp bạn gần gũi hơn, tiếp xúc một cách trọn vẹn hơn với cuộc sống tươi đẹp này.

Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 8)

TOP 4 Mở bài Dục Thúy sơn hay nhất

Tâm hồn đẹp là một phần của sự sống mà con người hằng mong ước, cái đẹp vẻ ngoài không phải là một cái đẹp vĩnh cửu nhưng cái đẹp từ tâm là cái đẹp vĩnh hằng. Vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp bạn yêu bản thân hơn, tạo cảm giác ấm áp hơn cho những người xung quanh, và giúp bạn nhận được nhiều cơ hội mà mình xứng đáng có được. Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là người đẹp nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.

Vẻ đẹp tâm hồn là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người. Tâm hồn đẹp chỉ có thể có được ở những người có tấm lòng lương thiện. Người lương thiện luôn có tâm hồn đồng cảm với người khác và bản thân họ biết sống vì mọi người, không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Chính những biểu hiện tốt đẹp đó mới giúp ta nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn nơi họ.

Con người đang ngày càng chú trọng vào việc làm thế nào để có một ngoại hình hấp dẫn. Ta cảm thấy bản thân chỉ có giá trị khi mình đẹp, và dùng ngoại hình để thu hút những người xung quanh. Ta nghĩ người khác sẽ thích mình nếu có một cơ thể quyến rũ, săn chắc. Nhưng ngược lại họ sẽ không chú ý đến ta. Sự gắn bó quá chặt chẽ với vẻ đẹp bên ngoài khiến chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng về nó. Ta sử dụng nhiều loại mỹ phẩm hay áp dụng nhiều chế độ ăn kiêng, và thường xuyên tập thể dục để giữ cho cơ thể mình hấp dẫn, nhưng mong muốn đó sẽ không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Quan niệm về ngoại hình ảnh hưởng rất nhiều tới con người bởi vì sự hấp dẫn về mặt hình thức vô tình trở thành một thước đo, sắp xếp trật tự trong xã hội. Những mối quan tâm lo lắng về ngoại hình không phải chỉ là một xu thế nó phản ánh thực trạng rằng con người đang cực kỳ thèm khát những chỗ đứng trong xã hội.

Dung mạo bên ngoài là cái mà ta tiếp xúc và có ấn tượng đầu tiên với bất kì ai trong lần đầu gặp gỡ. Bởi vậy, vẻ đẹp bề ngoài là một yếu tố quan trọng để người khác đánh giá hay cảm nhận về bạn trong lần đầu gặp gỡ. Nhưng chúng ta phải biết rằng vẻ đẹp bề ngoài không thể quyết định tất cả. Vẻ đẹp bề ngoài bởi vì nó chỉ là lớp vỏ, nếu chỉ có nó thôi thì bạn cũng chỉ như con búp bê hay bình hoa di động mà búp bê chơi mãi cũng chán, hoa ngắm lâu cũng nhàm. Ấn tượng ban đầu bởi dung mạo tốt đến mấy cũng dễ bị xóa mờ bởi sự nhạt nhẽo của tâm hồn hay sự vô duyên trong cách nói chuyện. Vẻ đẹp bên ngoài chỉ thật sự có giá trị khi bạn sở hữu cả nét đẹp bên trong vẻ đẹp nội tâm, đó chính là vẻ đẹp lâu bền hơn so với nhan sắc thứ nhanh chóng sẽ bị thời gian tàn phá. Vẻ đẹp nội tâm thể hiện qua cách bạn cư xử, những việc tốt đẹp mà bạn làm, kiến thức mà bạn đang sở hữu… chính là nét thu hút vô hình và mạnh mẽ nhất đối với người bạn tiếp xúc, nó là giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Cái duyên bên trong ấy nói lên cá tính con người bạn, thể hiện bạn là ai, bạn như thế nào, và nó cũng không phải hoàn toàn tự nhiên mà có. Nếu muốn sở hữu nó bạn cũng phải trải qua quá trình học tập và trau dồi từ cuộc sống và sách vở, nó như là không khí sẽ từ từ thấm vào con người qua năm tháng để làm nên cá tính của bạn.

Mỗi người có nhận thức mỗi khác về cái đẹp, thì trong đạo Phật cũng có những nhận thức khác nhau về cái đẹp. Phật giáo đại thừa qua tinh thần của Bồ tát đạo luôn luôn nhìn cuộc đời với tràn đầy vẻ đẹp với những tính chất sâu xa vi diệu của nó. Chính đức Phật trong kinh Pháp Hoa với cái nhìn thanh tịnh và trong sạch như pha lê. Ngài không thấy các chúng sinh đáng sợ, đáng xa lánh khi họ mang đầy những phiền não si mê trong tâm, mà ngài chỉ thấy nơi họ có tràn đầy tính Phật. Người đời thường chú trọng vẻ đẹp bên ngoài và cho rằng một người đẹp là người có hình dung hay tướng mạo khiến người khác nhìn vào sinh tâm ưa thích, có sức hấp dẫn cuốn hút người khác, tức đẹp về cái răng, cái tóc, đôi mắt, làn da, đẹp về hình thể. Ngược lại, Đức Phật khẳng định rõ giá trị của một con người nằm ở chính tâm hồn của người đó như thế nào. Một người đẹp lý tưởng là một người không chỉ đẹp về ngoại hình như nhan sắc, trang phục, về dáng vẻ, hình thức bên ngoài mà còn đẹp cả tư cách, nếp suy nghĩ, ngôn ngữ và hành vi, lối sống.

Theo đạo Phật thì một người sinh ra và sở hữu được sắc đẹp là một điều quý báu. Điều này không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do may mắn hoặc do một vị thượng đế nào ban cho mà do chính tự phước đức gây tạo của người ấy trong những kiếp quá khứ. Thế nên được sinh ra làm người là một điều quý báu, thân thể và sắc mặt được đẹp lại càng quý báu hơn.Nhất là trong cái xã hội đầy phức tạp như hiện nay, có rất nhiều trường hợp người ta dùng cái vẻ hoa hòe, hào nhoáng bên ngoài để ngụy trang, che giấu những điều không tốt, không hay thậm chí là xấu xa, tội lỗi. Những hình thức ấy chẳng phản ánh được gì cho nội dung, nó chỉ là lớp vỏ bọc để đánh lừa những đối tượng chuộng vẻ bên ngoài, ham chạy theo hình thức. Người xưa vốn kinh nghiệm sâu sắc về điều này nên đã có những lời khuyên giá trị như tốt gỗ hơn tốt nước sơn hay cái nết đánh chết cái đẹp. Vẻ đẹp bên ngoài không thể xem thường, nhưng phẩm chất bên trong mới là quan trọng nhất. Chỉ vẻ đẹp bên ngoài thôi chưa đủ để đánh đồng nó với giá trị một con người, giá trị một đời sống. Bởi chỉ vẻ đẹp thì không thể làm nên cuộc sống, vẻ đẹp chỉ góp phần tạo sắc màu cho cuộc sống mà thôi. Hơn nữa cái đẹp rất phù du, nó không tồn tại lâu dài, không có cái đẹp nào vĩnh cửu với thời gian. Sự đánh giá về cái đẹp cũng không nhất định, không có cái đẹp nào là tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo và nhất là tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của con người. Và đạo Phật khuyên các bậc cha mẹ nên giáo dục tâm hồn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Làm sao để con cái có thể biết cách đối nhân xử thế, có tấm lòng bao dung, tránh xa được mọi cám dỗ, không tiêm nhiễm những thói hư tật xấu, đó là điều mà cha mẹ ai cũng mong muốn. Bằng những câu chuyện có thật về giá trị sống, về cách ứng xử và những nghĩa cử đẹp mà bạn mang đến, trẻ có thể cảm nhận được những nét đẹp giản dị, chân thành từ cuộc sống. Tâm hồn của trẻ sẽ được nuôi dưỡng và phát triển một cách tự nhiên nhất. Có những điều chúng ta tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng nó lại nuôi dưỡng tâm hồn trẻ lớn khôn thêm và đó cũng là cách giúp chúng tiếp cận thế giới xung quanh một cách thiết thực nhất. Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau. Một tâm hồn trong sáng chắc chắn sẽ mang đến cho ta cuộc sống thật yên bình và hạnh phúc, cho dù có gặp bất cứ trở ngại nào. Nếu biết nuôi dưỡng sự yêu thương, sẻ chia, lòng vị tha, chúng ta có thể cảm nhận được niềm vui nhẹ nhàng đến từ tâm hồn của mỗi người. Để có được một cuộc sống thật sự hạnh phúc, chúng ta cần phải biết tránh gây tổn thương cho nhau. Cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác, chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,… những điều đơn giản ấy gieo vào tâm hồn ta những cảm xúc thật ngọt ngào. Chúng ta cần phải biết phân biệt được điều tốt, xấu ảnh hưởng đến tâm hồn và chú ý việc chăm sóc những cảm xúc cũng như suy nghĩ của bản thân. Cho dù đó chỉ là những suy nghĩ chưa kịp thực hiện, chỉ cần có ý nghĩa về sự thù ghét là đã đủ làm khổ tâm hồn mình. Biểu hiện tâm hồn phải đồng nhất với nhau, lời nói đi đôi với việc làm, vẻ đẹp bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong.

Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng, lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn. Thật ra, tâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn. Vì thế chúng ta không lấy làm lạ khi biết rằng để có được một cuộc sống thật sự yên vui hạnh phúc, một tâm hồn trong sáng thanh thản, chúng ta cần phải biết nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những gì tươi mát, tốt đẹp, tránh xa những gì độc hại, gây thương tổn. Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc và phải nhớ rằng chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết thì cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

Sự hài hước làm giảm căng thẳng, khiến cho những buồn rầu, vất vả trở nên dễ chấp nhận hơn, thêm vào đó, tiếng cười còn có thể làm giảm đến 40% nguy cơ bị lên cơn đau tim, giúp cơ thể chúng ta hoạt động tốt hơn, đường huyết ổn định và khỏe mạnh hơn. Nhưng chắc chắn không cần đến các nhà khoa học thì bản thân ta cũng hiểu và sẵn sàng công nhận và trân trọng những điều thú vị của cuộc sống mỗi ngày, không phê phán chua cay hay hằn học sẽ làm cho cuộc sống trở nên thoải mái hơn nhiều, cũng như tạo nên sự dễ dàng hơn khi kết nối mọi người. Và điều tuyệt vời là sự hài hước của bạn luôn độc đáo và duy nhất nó giống như dấu vân tay vậy có thể gọi là bẩm sinh nhưng cũng hoàn toàn có thể được trau dồi và nuôi dưỡng. Hãy trân trọng cuộc sống một cách chân thành, và luyện tập để trở thành người hài hước hơn.

Hồi còn nhỏ, chúng ta thường bị bố mẹ nhắc nhở hãy cảm ơn người nào đó đã giúp mình và bản thân ta cảm thấy thật phiền hà. Nhưng về sau này, khi đã trải qua nhiều kinh nghiệm người thật việc thật cũng như được các nhà nghiên cứu vào cuộc giải thích thì nhiều người đã phần nào hiểu rõ được vì sao mình cần có thói quen cảm ơn người khác. Cảm giác biết ơn làm tăng cảm giác tích cực, giảm đau, giảm mệt mỏi và củng cố khả năng thể hiện trong cả học tập và công việc. Lòng biết ơn còn giúp bạn cảm thấy sự kết nối tốt hơn và truyền cảm hứng để bạn sẵn sàng giúp đỡ một người thân, đồng nghiệp hay hàng xóm. Tuy nói thế này có vẻ cầu kỳ và sáo rỗng nhưng thật sự lòng biết ơn sẽ nâng đỡ tâm hồn bạn, giúp bạn yêu đời hơn.

Con người cần biết cái tâm bên trong của một người không hề có sự sai biệt đối với vẻ bề ngoài của người đó. Tướng tùy tâm sinh, cho nên vẻ bề ngoài của một người sẽ phản ánh ra nội tâm bên trong của người đó. Những người chỉ biết mang trong mình lòng thù hận sự ghen ghét thì chắc chắn sẽ khiến người khác khó ưa. Trái lại những người có tấm lòng từ bi sẽ khiến người khác muốn lại gần.Vì vậy, nếu một người muốn trở nên tốt đẹp hơn cả về tâm hồn và dung mạo thì hãy dùng tâm niệm tốt đẹp để đối đãi với thế gian. Có thể làm được như vậy, bạn sẽ phát hiện được rằng chẳng những hết thảy mọi thứ trong cuộc sống của mình đều trở nên xinh đẹp mà tâm tính và dung mạo của mình cũng càng ngày càng đẹp.

Phật luôn khuyên dạy con người phải làm người chân thật, nhẫn nhịn, lương thiện, từ bi để trở thành một người thực sự tốt. Cho nên, một người có tâm hướng Phật, tin vào Thần Phật thì chắc chắn họ sẽ cân nhắc trước khi làm mỗi việc gì đó. Mỗi khi cân nhắc đến việc làm của mình họ sẽ nghĩ xem, việc mình làm có phương hại đến ai không? Có chân chính đúng đắn không? Do đó, họ sẽ không dễ làm việc ác, việc xấu, làm tổn hại người khác. Người như thế, tâm của họ sẽ đẹp và khiến mọi người xung quanh đều yêu mến, muốn được tiếp xúc, được đến gần. Ngoài ra, người tin vào Thần phật sẽ tin vào thiên lý do đó họ không dám làm việc ác, luôn hành thiện tích đức và giúp đỡ mọi người. Người như vậy không cần nói ra, người khác cũng cảm nhận được họ là người có tâm tính tốt.

Vẻ đẹp tâm hồn giúp bạn yêu bản thân hơn, tạo cảm giác ấm áp hơn cho những người xung quanh, và giúp bạn nhận được nhiều cơ hội mà mình xứng đáng có được. Theo quan kiến của Phật vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp con người có thể hợp nhất với vũ trụ, đồng thời xây dựng định hướng đúng đắn cho chúng ta trên con đường đạt tới giác ngộ giải thoát.

Dẫu sao, ông bà mình cũng đã dạy cái nết đánh chết cái đẹp. Cho nên, mỗi người hãy sửa soạn và chăm sóc cho chính tâm hồn mình. Một người biết tu tâm dưỡng tính thì đời dù cho này hay đời sau cũng sẽ được mọi người yêu mến. Cuộc sống với bao điều tốt đẹp, đáng quý đang chờ đón chúng ta. Sự tinh tế của bản thân sẽ giúp ta khéo léo nhận ra và chọn lọc những hạt giống tâm hồn để gieo trồng và vun đắp. Một tâm hồn tươi đẹp, mạnh mẽ hay u ám, nặng nề điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn (mẫu 9)

Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là "người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.

Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp. Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp, con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn lộn.

Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp, nhưng lại không có đủ nghị lực để thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. Vẻ đẹp và cái thiện chân chính phải hài hòa giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ, lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng của môi trường xã hội, giáo dục.

Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu có đạt được chăng?

1 1,006 19/12/2023
Tải về