TOP 32 mẫu Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (2024) SIÊU HAY

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt lớp 12 gồm dàn ý và 32 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,285 20/12/2023
Tải về


Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Hồn trương ba da hàng thịt

Dàn ý Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

2. Thân bài

– Trước hết, bi kịch của Trương Ba là bi kịch bị tha hóa.

– Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, tốt bụng có lối sống trong sạch nhưng từ khi sống trong xác của anh hàng thịt Trương Ba dần thay đổi:

+ Dần trở nên bạo lực

+ Ham vật chất

+ Có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt

– Trương Ba cảm thấy đau khổ hơn khi ông tự ý thức được sự thay đổi của bản thân và tự cảm thấy xấu hổ.

– Trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt, Trương Ba đã vô cùng đau đớn khi phải sống cuộc sống không phải của mình.

– Bi kịch của con người bị từ chối:

+ Vợ của ông đã vô cùng buồn bã và muốn bỏ đi để mặc Trương Ba với mối quan hệ không rõ ràng với vợ người hàng thịt.

+ Cái Gái, người cháu luôn yêu thương Trương Ba cũng kiên quyết chối

+ Chị con dâu là người hiểu và kính trọng Trương Ba nhất cũng không tránh khỏi những thất vọng

– Bi kịch của Trương Ba còn là bi kịch của con người không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

30 bài Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt  (ảnh 1)

3. Kết bài

Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trở về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người.

Bài giảng Ngữ văn 12 Hồn trương ba da hàng thịt

Dàn ý Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt

I. Mở bài:

Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;

Giới thiệu bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba của vở kịch.

II. Thân bài:

1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được sáng tác từ năm 1981, nhưng ba năm sau (1984) mới được ra mắt khán giả.Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.

Đoạn trích là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.

2. Phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba :

a. Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.

– Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:”- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! . Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải . Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

– Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận : cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với“tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…“. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,… Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

– Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống, cùng tồn tại. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn “bay đi” thì thể xác cũng trở về cát bụi. Nhờ có linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng. Câu nói của xác hàng thịt: “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn” đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh hồn, làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc.

b. Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.

– Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

– Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân : tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

– Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”

– Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.

– Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát. Sự do dự bị đẩy lùi, bị xua tan. Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn mằn nhưng thật có nhiều ý nghĩa. Con đường tự giải thoát, linh hồn đã nhìn thấy ánh sáng.

c. Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”

– Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

– Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

– Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

d. Ứng xử của Trương Ba trước tình trạng bi kịch đó:

– Trương Ba không chấp nhận buông xuôi: khi không thể thay đổi được xác hàng thịt để xác có thể hoà hợp với hồn, Trương Ba quyết định từ bỏ mối quan hệ với cái xác ấy :”chẳng lẽ nào ta lại chịu thua mày…”,”không cần đến cái đời sống do mày mang lại”.

– Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống là mình : “không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”. Với Trương Ba, nhu cầu sống cuối cùng vẫn được đánh giá cao hơn nhu cầu tồn tại. Đặt ra vấn đề“sống như thế nào”là biểu hiện của ý thức cao về sự sống và cách sống để có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa.

– Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch. Đoạn kết vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” gợi cho độc giả, khán giả nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao… của vợ con thương yêu. Cho dù thân cát bụi lại trở về cát bụi, nhưng hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.

3. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện bi kịch Hồn Trương Ba:

30 bài Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt  (ảnh 1)

– Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện sự phát triển của tình huống kịch;

– Những đoạn đối thoại nội tâm của Hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về kẽ sống đúng đắn.

– Đặc biệt, đoạn trích rất thành công trong việc xây dựng đối thoại. Những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.

4. Ý nghĩa tư tưởng:

a. Tư tưởng của Lưu Quang Vũ:

– Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.

– Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

b. Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng ấy:

– Có ý nghĩa thực tế rất cao bởi đây không chỉ là vấn đề của nhân vật Trương Ba mà còn là vấn đề của con người hiện đại.

III. Kết bài:

Tóm lại, trong đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện một cách sâu sắc và sinh động bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, bi kịch của một con người không được sống toàn vẹn mà mình phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 1)

Ai khi sinh ra được làm con người cũng mang sẵn trong mình cả phần linh hồn và thể xác, nhưng có khi sống đến trọn cuộc đời mình đã mấy ai đặt ra câu hỏi liệu ta đã được sống là chính mình hay chưa? Hay đang cố sống cho vừa lòng người khác? Làm thế nào để dung hòa hai phần thể xác và linh hồn ấy? Vươn tới sự cao khiết về linh hồn và khỏe mạnh về thể xác. Vấn đề này đã được Lưu Quang Vũ đặt ra từ những thập niên 80 của thế kỉ XX. Nhưng có lẽ đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn. Chính vị vậy “Hồn Trương Ba da hàng thịt” vẫn còn là vở kịch trăn trở lòng người. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật hồn Trương Ba.

Tài năng kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.

Đoạn trích có thể gọi là “thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết dứt khoát. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, cả những người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong thân xác anh hàng thịt, không thế kéo dài “nghịch cảnh” này mãi được. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc. Tấn bi kịch của Trương Ba bị đưa vào tình thế khó lựa chọn, có tính chất thách thức ghê gớm.

Đúng là “nghịch cảnh” trớ trêu. Lưu Quang Vũ đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc (đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía, lầm nổi bậc tấn bi kịch tinh thần của hồn Trương Ba

Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết. “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.

Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng được thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba càng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận. Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm tục”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”, …

Tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận. Những đối thoại ngắn và dần dần là những lời thoại bỏ lửng cho thấy sự đuối lí của hồn trong cuộc đối thoại cùng xác.

Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ: Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. Lưu Quang Vũ đã đưa ra một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. Màn đối thoại này cho thấy: Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục ấy đồng hoá. Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. Điều này làm ta nhớ đến một câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”. Đó là chân lí giản đơn của cuộc sống mà Lưu Quang Vũ đã gửi đến bạn đọc trong màn đối thoại này.

Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình cũng được dàn dựng công phu hết sức bi đát. Gia đình luôn là mái ấm, là nơi nâng đỡ con người sau những mỏi mệt và vấp ngã của cuộc sống. Là nơi dang rộng vòng tay đón ta trở về dù cho ngay khi mọi cánh cửa của cuộc đời đã đóng, khép. Trương Ba cũng tìm về với những người thân yêu sau cuộc đối thoại đầy đau khổ, bế tắc với xác hàng thịt. Nhưng càng tìm về lại càng thấy mình đi xa hơn, càng tìm về lại càng đau khổ, tuyệt vọng. Đó là tâm trạng của hồn Trương Ba khi đối thoại với những người thân.

Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Còn gì đau đớn hơn khi người vợ, người gần gũi nhất với ông cũng đã chán. Bởi chính ông đã mang đến cho bà những đớn đau, buồn tủi. Và vì hiểu ông, thương ông nên bà đã nhường ông cho cô vợ hàng thịt nhưng những mâu thuẫn cứ ngày một nhiều để rồi bà nản lòng muốn bỏ đi. Điều đó càng làm Trương Ba thấy đau khổ hơn.

Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Nó một mực khước từ tình cảm của ông: Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó “ông nội đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông ‘khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không cho anh con trai thực dụng của Trương Ba vào trong màn đối thoại với người thân. Bởi tất cả những người thân yêu đối thoại cùng hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu, nhận ra sự đổi thay của Trương Ba mà họ đành bất lực. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Mỗi lời nói của người thân trong gia đình như mũi dao găm vào trái tim đang đau đớn bế tắc của Trương Ba, để giờ đây còn đẩy Trương Ba vào sự tuyệt vọng khôn cùng. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”. Khi nghe hết những lời nói tự đáy lòng của chị con dâu, đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa. Màn đối thoại với người thân của Trương Ba khiến mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là lần cuối cùng hồn Trương Ba độc thoại nội tâm để tự mình cứu mình, quyết định tìm đường thoát khỏi tấn bi kịch cuộc đời.

Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Hồn trương Ba luôn khát khoa được giải thoát khỏi thân xác người khác. Khi gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Và ngược lại, khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn vì thể xác chính là cái bình chứa đựng linh hồn.

Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận vì “thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả”. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên nay đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà có khi đó còn là sự vô tâm, tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích đã một lần sai khi giúp Nam Tào, Bắc Đẩu sửa lỗi mà cho hồn Trương Ba sống trong xác anh hàng thịt. Bi kịch lại nối tiếp bi kịch khi Đế Thích định tiếp tục sửa cái sai của mình và Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn(theo suy nghĩ của Đế Thích) là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc, tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. “Đâu phải cái sai nào cũng sửa được” nên Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị.

Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”, thậm chí Đế Thích còn cho Trương Ba hiểu “Ngọc Hoàng còn không được sống là chính mình”, thì Trương Ba có gì phải băn khoăn về cuộc sống hiện tại. Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người, được sống đúng với mình quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước khi đi đến quyết định.

Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cũng là sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.

Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết, về cả những triết lí nhân sinh. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí.

Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối”, vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ “mở nút”. Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm. Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ.

Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”.

Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.

Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Vở kịch không chỉ nói đến sự hoà hợp và ý thức đạo lý về phần hồn và phần xác con ngời mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con ngời. Qua những lời đối thoại ngắn gọn, súc tích, các nhân vật trong thế giới dân gian xa cũ trở nên gần gũi, quen thuộc, nh đang cùng tham dự với cuộc sống đương đại của chúng ta. Vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện của muôn đời. Đó là triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm ngời.

Lưu Quang Vũ đã mãi mãi ra đi trong một tai nạn giao thông đầy thương tâm. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu kịch trường Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết. Từ bấy đến nay, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và gần 50 vở kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội… đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 2)

Lưu Quang Vũ là người có tài về nhiều mặt như: viết văn, làm thơ, vẽ tranh…nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt nam. Những vở kịch của ông đã làm xôn xao dư luận và được đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Phần lớn các vở kịch của ông đều được các đoàn nghệ thuật dàn dựng, trong đó vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là đặc sắc nhất. Lưu Quang Vũ đã có rất nhiều sáng tạo. Ông đã đổ rượu mới vào bình cũ để kể lại chuyện hài xưa như một bi kịch triết lí thời nay. Qua vở kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Nhan đề truyện thể hiện một quan niệm: Giữa hồn và xác phải có một sự tương hợp hài hòa, thế nhưng ở đây có sự khập khiễng không thể hòa hợp. Đặc biệt là hồn của một người thanh cao, trong sáng, trung thực lại ngụ trong xác của một kẻ tầm thường, phàm tục, đầy bản năng, thô lỗ. Bi kịch này sinh từ đó. Như vậy tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn xung đột bên trong của một con người. Điều nảy sinh là linh hồn là hồn trong sạch đang dần dần bị tha hóa. Từ chỗ thanh cao đến chỗ có những ham muốn tầm thường. Nhan đề đã thâu tóm những mâu thuẫn xác định ngay trong một con người. Đây là mâu thuẫn nội tại.

Bi kịch của Trương Ba: ông đã chết vô cớ vì sự thiếu trách nhiệm của tiên thánh. Tiên thánh sửa sai thì lại càng tệ hại hơn. Bi kịch xảy ra từ khi Trương Ba được sống lại. Như vậy vấn đề không chỉ được sống mà còn là phải sống như thế nào. Sống trong cái xác của anh hàng thịt, Trương Ba thấy mình bị tha hóa: hồn trong sạch ngay thẳng đang bị cái thể xác thô lỗ, ranh mãnh, ve vãn, chế nhạo, cám dỗ. Có lúc hôn phải thỏa hiệp với những đòi hỏi bản năng của xác. Bây giờ không còn thích đánh cờ – một thú vui trí tuệ, thanh cao. Những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn vô hồn. Không còn là người có bàn tay khéo léo nữa mà là một kẻ vụng về. Bên trong một đường, bên ngoài một nẻo. Ý thức được điều đó nên hồn càng thêm đau khổ. Đây là sự đau khổ vì không làm chủ được bản thân. Đây cũng là nỗi đau khổ của con người khi phải sống trong hoàn cảnh không phù hợp với mong ước của mình, không phải là chính mình.

Bi kịch của Trương Ba không chỉ là bi kịch của cá nhân mà còn là bi kịch gia đình. Quay lại với thể xác, hồn Trương Ba phải đối diện với một xung đột khác đó là bi kịch không được thừa nhận. Người vợ hiền thục rất đau khổ, tìm cách tránh mặt và định bỏ đi. Con trai thì hư hỏng, cháu nội thì tỏ thái độ thù ghét và đuổi ông đi. Đứa con dâu là người cảm thông với ông nhất, tiếc nuối một người cha chồng trước kia thì lại vướng mắc với một loại câu hỏi rất khó lí giải: “…làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”.Trương Ba đã rơi vào cái khổ của việc không được chia sẻ và thấu hiểu. Cháu nội thù ghét không nhận và đuổi ông đi, dù ông có thanh minh. Ông đã gây ra những xáo trộn, bất an trong gia đình, gia đình lại khổ lây vì sự nhũng nhiễu của lí tưởng.

Như vậy, Trương Ba đã rơi vào tình thế cô đơn ngay tại nhà mình. Trương Ba ý thức nỗi khổ này của vợ con lớn hơn cả nỗi khổ khi chôn ông xuống đất. Ông đã tự ý thức được tất cả và cảm thấy mình có lỗi với gia đình. Điều đó cho ta thấy Trương Ba là một con người rất vị tha.

Bi kịch của Trương Ba là ở chỗ mình không phải là mình. Khổ vì bị sự trói buộc có tính định mệnh của phần xác đối với phần hồn. Đây là nỗi đau khổ tột cùng của Trương Ba. Để thể hiện điều này, Lưu Quang Vũ đã tạo ra một cuộc đấu trí đầy trí tuệ giữa linh hồn và thể xác. Tiếng nói của xác là tiếng nói của bản năng. Tiếng nói của Trương Ba là tiếng nói của con người thanh cao, trong sạch, tự ý thức. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai mặt tồn tại của con người, thể hiện khát vọng hướng thiện và tầm quan trọng của việc tự ý thức về bản thân và vượt lên chính mình.

Anh hàng thịt cũng không kém phần khôn ngoan, lí lẽ cũng có phần đúng đắn: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác của họ nỗi khổ sở nhếch nhác…”. Vì thế mâu thuẫn cũng khó có thể giải quyết nhanh chóng. Qua lí lẽ của anh hàng thịt tác giả cũng muốn nói lên một điều: Con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi vật chất đời thường, cũng như những nhu cầu chính đáng rất con người. Mặt khác tác giả cũng muốn nói lên những người vượt lên hoàn cảnh đã gặp không ít trở lực có lúc làm cho họ nản lòng. Điều đó thể hiện qua những câu thoại có vẻ đuối lí của Trương Ba. Rồi hồn Trương Ba phải thỏa hiệp và nhập vào xác anh hàng thịt, đuối lí bởi những lí lẽ vừa khó chịu vừa chứa đựng một phần chân lí. Màn đối thoại vừa có tính chất hài kịch lại vừa có tính bi kịch. Màn đối thoại vừa toát lên giọng điệu nghiêm trang lại vừa có ý mỉa mai hài hước. Đó là một sự kết hợp giữa hài kịch và bi kịch của người nghệ sĩ tài ba. Bi kịch này có sự mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng.

Hồn Trương Ba ý thức được nghịch cảnh mình nên đau đớn day dứt cùng với sự tác động từ bên ngoài: lí trưởng, gia đình nên Trương Ba phải gặp Đế Thích để giải quyết vấn đề này. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích cũng rất đặc sắc. Ngôn ngữ của Đế Thích là ngôn ngữ dụ dỗ thuyết phục: lí lẽ không ngoan có vẻ có lí, nâng cao giá trị của Trương Ba, bôi bác sự giả dối có trên thiên đình. Tiên thánh cũng không được sống theo những gì mình nghĩ ở bên trong, đến Ngọc Hoàng cũng phải ép mình cho xứng danh Ngọc Hoàng. Trên trời, dưới đất người ta đều thế cả. Đế Thích sửa sai lại càng thêm sai. Trương Ba đã bác bỏ một cách cương quyết: “Thần có thể chấp nhận một cuộc sống như thế chứ con người thì không” và khăng khăng đòi chết, không chịu nhập vào cái xác của ai nữa. Bi kịch của ông bắt đầu từ khi ông được sống lại trong cái xác anh hàng thịt. Như vậy, là con người ai cũng muốn là chính mình mà không muốn sống tạm bợ, chắp vá. Trương Ba đã ý thức được vấn đề là sống như thế nào chứ không phải chỉ được sống là đủ. Trương Ba đã dũng cảm chấp nhận cái chết để bảo vệ chân lí, bảo vệ nhân cách, bảo vệ các giá trị nhân sinh và dù có chết cũng là cái chết bất tử. Dù là nghịch lý nhưng đó là con đường phục hưng những giá trị nhân văn. Đó là cuộc thắng lợi của cuộc tranh chấp muôn thuở giữa cái thánh thiện và cái phàm tục. Trương Ba đã chiến thắng được mình và còn chủ động phê phán khuyên bảo Đế Thích. Đó là chuyện phi thường, một ông tiên phải đuối lí trước con người. Cuối cùng phải thốt lên một câu như vỡ lẽ ra một điều mới: “con người dưới hạ giới các ông thật là kì lạ”. Hóa ra các lực lượng siêu nhiên, thần thánh tuy có thể quyết định được việc sống chết của con người nhưng không thể can thiệp vào sự tự do của con người. Lưu Quang Vũ đã thể hiện niềm tin sâu sắc vào con người vào khả năng vươn lên mọi thực tế nghiệt ngã. Thật xúc động khi hồn Trương Ba xuất hiện giữa màu xanh lá với lời nói thật thiết tha. Cái chết của Trương Ba là cái chết bất tử, tâm hồn của ông vẫn sống mãi giữa màu xanh cây vườn. Bi kịch của Trương Ba là một bi kịch lạc quan.

Qua bi kịch của Trương Ba nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 3)

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó-thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ, quan niệm, triết lí nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Câu chuyện bắt đầu từ khi cuộc sống của Trương Ba bắt đầu tái sinh dưới thân xác anh hàng thịt. Với truyện cổ tích, đó là một kết thúc có hậu và Trương Ba tiếp tục hạnh phúc với hình hài và thân xác mới. Tuy vậy, dưới con mắt của Lưu Quang Vũ, hiện thực cuộc đời được tái hiện theo đúng cách mà nó tồn tại. Vì thế mới nảy sinh một bi kịch mới, đó là bi kịch của một tâm hồn thanh cao, trong sáng lại phải sống chật chội trong thân xác của một anh chàng thịt phàm phu tục tử, thô lỗ, bản năng. Tuy vậy, sau ba tháng trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt, với những lí lẽ đầy cám dỗ của thân xác, tâm hồn thanh cao của Trương Ba cũng có lúc bị tha hóa, phải làm những điều trái với tư tưởng, đạo lí của mình để thỏa mãn thân xác. Đó chính là bi kịch nội tại của nhân vật.

Sống trong xác anh hàng thịt, Trương Ba nhận thấy mình ngày càng bị tha hóa và đau khổ hơn là hồn Trương Ba không thể giải quyết được mâu thuẫn đó. Bi kịch được đào sâu, tạo xung đột qua các đoạn đối thoại.

Đầu tiên là cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác. Xác-bằng những lí lẽ đầy cám dỗ và những chứng cứ xác thực đã làm cho hồn thấy rằng sự tồn tại của nó cũng có cái thú vị. Đó là cảm giác khát thèm xác thịt, cảm giác khát thèm miếng ăn, sự đắc thắng trước bạo lực. Xác anh hàng thịt cũng sắc sảo không kém khi chỉ ra: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống phải vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập:” Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn! ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo; Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc…!

Bi kịch ấy vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, qua lí lẽ của anh chàng hàng thịt, tác giả cũng hàm ý rằng, thể xác cũng có tiếng nói riêng. Đó là tiếng nói của bản năng, của đam mê, dục vọng đời thường. Vì thế, con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi xác vật chất đời thường. Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa khát vọng và bản năng con người.

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba đã cảm thấy không thể chịu nổi. Và hồn đã quyết không thể khuất phục xác được nữa. Hồn Trương Ba đã phản kháng quyết liệt:” Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!. Đây là lời đối thoại có tính chất quyết định dẫn đến hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Qua bi kịch của hồn Trương Ba, nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến những thông điệp đến người đọc. Đó là con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Màn kết, Trương Ba trở lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch, hóa thân vào các sự vật thân thương và tồn tại vĩnh cửu bên người thân. Cuộc sống trở lại quy luật tuần hoàn của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời gửi đến cho người đọc thông điệp và sự chiến thắng của cái Thiện cái Đẹp và sự sống đích thực.

Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 4)

Hồn Trương Ba là tượng đài nhân vật bất hủ trong sự nghiệp viết kịch của Lưu Quang Vũ, và hình tượng ấy, được nhà văn xây dựng mang trong mình những bi kịch của con người muôn thời đại, không phân kim cổ không biệt đông tây.

Mà đau đớn nhất là bi kịch bị tha hóa của hồn Trương Ba. Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, tốt bụng có lối sống trong sạch và tâm hồn thanh cao, thú vui đánh cơ và niềm yêu say với thiên nhiên cây cỏ chính là minh chứng rõ nhất ta nhìn thấy ở nhân vật này thế nhưng từ khi sống trong xác của anh hàng thịt thì người làm vườn hiền lành lương thiện ấy dần thay đổi, dần trở nên bạo lực, bị tha hóa vào những ham thú vật chất xô bồ, không mấy lành mạnh đứng đắn. Thông qua lời xác anh hàng thịt, sự thay đổi ấy hiện ra ngay khi Trương Ba đứng gần vợ xác anh hàng thịt: tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… Đó là phần bản năng rất bình thường của con người trỗi dậy, nhưng vốn dĩ những biểu hiện và hành động ấy không thuộc về Trương Ba một kẻ có tâm hồn cao khiết, thanh sạch bởi những thú vui tao nhã. Thêm nữa, Trương Ba cũng không còn là người cha hiền , cương nhu với con như trước kia, mà trong thân xác của anh hàng thịt vì quá tức giận mà Trương Ba đã mượn sức của người hàng thịt để đánh con trai đến tóe máu mũi. Với những người thân trong gia đình, vốn quen thuộc với hình ảnh một Trương Ba ngay thẳng, chính trực, hiền từ, thanh cao thì sự thay đổi tiêu cực mang tính chất tha hóa rõ rệt ấy của Trương Ba là đòn giáng tinh thần làm suy sụp và đau khổ chính những người thân yêu. Chứng kiến sự thay đổi, sự tha hóa ấy, không khỏi đớn đau nặng lòng. Đau đớn và dằn vặt hơn là bản thân Trương Ba nhìn thấy sự đổi khác ngày một lớn, và mức độ sa lầy càng một khủng khiếp trầm trọng đến mức chính ông cũng tự cảm thấy ghê sợ, thất vọng, đau khổ vì sự tha hóa ấy. Trương Ba trở nên tha hóa, mang một bản chất khác khi ông sống trong môi trường xô bồ, bát nháo và đầy bản năng nhục dục mà xác hàng thịt mang lại. Thế nhưng xác thịt âm u đui mù ấy lại có thể sai khiến ông thực hiện những hành vi trái lương tâm, trái với bản tính lương thiện lành thiện của hồn Trương Ba. Trong cuộc đối đáp với xác hàng thịt, sự tức giận của hồn Trương Ba khi liên tục phải đuối lý trước lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt đã cho thấy phần nào sự chấp nhận, thua cuộc về mặt lý của hồn Trương Ba với xác hàng thịt, khi những triết lý sách vở và những lý tưởng mà ông theo đuổi không còn đủ sức để chối cãi những lí lẽ mà xác hàng thịt tạo ra. Bi kịch bị tha hóa của Trương Ba có lẽ là bi kịch đau đớn và cũng đầy tính chất đối thoại nhất với độc giả khi chứng kiến. Mỗi người khi tồn tại trên thế gian này, thực chất đều thay đổi, sự thay đổi có thể dựa trên hoàn cảnh, hoặc thay đổi từ nội tại bản thân. Nhưng ở đây, với Trương Ba đó là bi kịch đánh mất chính mình, tha hóa và đắm chìm chính mình vào trong môi trường xấu xa, đó cũng là sự đánh mất phần người để rơi xuống vực sâu thăm thẳm của phần “con”. Và văn học ra đời là để níu giữ phần người và để phần con không sa vào vũng bùn lầy ấy.

Tha hóa và nhận thức được sâu sắc sự tha hóa của bản thân đã là một cực hình với Trương Ba, nhưng thông qua cuộc đối thoại với người thân trong gia đình, Trương Ba còn rơi vào một bi kịch đau đớn hơn, đó là đánh mất điểm tựa cộng đồng, điểm tựa từ gia đình - điểm tựa mà bất cứ ai trên cõi đời này đều cần có. Thậm chí, bi kịch của Trương Ba còn đau đớn là bởi sự khước từ, sự xua đuổi và xa lánh mà ông phải chịu đựng không đến từ những người xa lạ mà đến từ chính những người thân yêu trong gia đình. Trước những thay đổi nhanh của Trương Ba, người vợ của ông đã vô cùng buồn bã và muốn bỏ đi để mặc Trương Ba với mối quan hệ không rõ ràng với vợ người hàng thịt: ông đâu còn là ông đâu, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa.

Cái Gái, người cháu luôn yêu thương Trương Ba cũng kiên quyết chối bỏ người ông hiện giờ xuất hiện trước mặt nó, tâm hồn giản đơn của đứa trẻ cũng nhận biết những sự thay đổi từ Trương Ba, bởi người ông hiền dịu, người làm vườn yêu thiên nhiên và đầy tinh tế nghệ thuật khi chăm sóc các loài cây của trước kia giờ lại trở thành tội đồ phá hoại những mầm cây non, những cây sâm quý giá. Thậm chí cái Tị còn gọi Trương Ba là lão đồ tể, xua đuổi Trương Ba với thái độ quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi". Chị con dâu là người hiểu và kính trọng Trương Ba nhất cũng không tránh khỏi những thất vọng khi nhìn thấy người cha mà mình vốn yêu thương kính trọng một đổi khác, một lệch lạc đi, dù "biết thầy của bây giờ khổ hơn xưa nhiều lắm nhưng trước cảnh gia đình sắp tan hoang chị con dâu đã không giấu được sự thất vọng" khi …..Nỗi đau của người thân yêu cũng là sự giằng xé làm tan nát tâm hồn Trương Ba, gia đình là điểm tựa và là nơi không bao giờ quay lưng với mỗi người, thế nhưng Trương Ba lại đang bị chối bỏ trong chính mạch nguồn yêu thương nhất.

Và cuối cùng, điều làm nên giá trị và tính biểu tượng của bi kịch hồn Trương Ba chính là bởi bi kịch này cũng là bi kịch có tính phổ quát của toàn nhân loại, không phân kim cổ không biệt đông tây muôn thế hệ đều phải trải qua trong hành trình nỗ lực để hai tiếng con người được viết hoa. Ở trong tác phẩm, Trương Ba phải chịu đựng bi kịch không được sống là chính mình, phải sống đầy giả dối và đớn đau khi bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. Nếu như chọn sự sống, thì hồn Trương Ba tiếp tục phải sống trong thân xác hàng thịt mà ông căm ghét, bị mọi người từ chối, xa lánh, vị tha hóa dần và trở nên xấu xa hơn. Giữa cuộc giằng xé quyết liệt dữ dội của nội tâm và ngoại giới, giữa vấn đề có tính quy luật muôn thuở là sống và chết, giữa việc được sống là mình hay chỉ đơn giản là tồn tại. Trương Ba cuối cùng quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt, và ra đi trong sự thanh thản vì ít ra, khi ấy ông được sống là chính mình, được trở về với một Trương Ba lương thiện, tâm hồn thanh cao, một người làm vườn mà mọi người yêu quý, mến mộ, không phải đay nghiến dằn vặt mình trong sự tha hóa kiệt cùng tội lỗi nữa. Cũng từ đó, Lưu Quang Vũ gửi đến người đọc một thông điệp, sự sống là quý giá, nhưng sư sống là vô giá khi bạn được sống là chính mình chứ không phải bằng việc đeo trên mình chiếc mặt nạ của kẻ khác. Đó không phải là sống, đó chỉ là sự tồn tại không hơn, và vì thế cuộc đời chỉ tù đọng như một ao đời bằng phẳng dễ dãi.

Bi kịch của hồn Trương Ba được Lưu Quang Vũ khái quát không chỉ là bi kịch cá nhân, mà là bi kịch lớn của con người thời đại, vì thế nhà viết kịch không chỉ đặt ra được câu hỏi lớn mang tầm nhân loại, mà còn khơi gợi được sự đồng cảm, sự lắng nghe và đối thoại vì vấn đề ông nêu ra là vấn đề chung của tồn tại con người.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 5)

Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài, không chỉ viết văn, làm thơ mà Lưu Quang Vũ còn là nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong những tác phẩm kịch của mình, Lưu Quang Vũ thường hướng đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, qua đó thể hiện những quan niệm sâu sắc về đời người, kiếp người.Trong đó tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch nổi tiếng nhất khi bàn đến bi kịch của con người khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

Vở kịch xoay quanh nhân vật trung tâm là Trương Ba, vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu nên Trương Ba bị chết oan, để sửa sai Nam Tào đã nghe theo lời khuyên của Đế Thích, để cho hồn Trương ba nhập vào xác người hàng thịt. Tuy nhiên, từ lúc sống nương nhờ trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba phải đối mặt với bao bi kịch cay đắng.

Trước hết, bi kịch của Trương Ba là bi kịch bị tha hóa. Trương Ba vốn là người làm vườn hiền lành, tốt bụng có lối sống trong sạch nhưng từ khi sống trong xác của anh hàng thịt Trương Ba dần thay đổi, dần trở nên bạo lực, ham vật chất và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”… Cũng có lúc vì quá tức giận mà Trương Ba đã mượn sức của người hàng thịt để đánh con trai đến “tóe máu mồm máu mũi”.

Trương Ba cảm thấy đau khổ hơn khi ông tự ý thức được sự thay đổi của bản thân và tự cảm thấy xấu hổ. Trương Ba dần trở nên tha hóa vì phải sống trong môi trường xô bồ, bát nháo, nhiều thị phi của người hàng thịt, mặt khác tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng xác người hàng thịt lại có tính cách, nhu cầu riêng và có sức mạnh để chi phối Trương Ba thực hiện những nhu cầu đó cho mình.

Trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt, Trương Ba đã vô cùng đau đớn khi phải sống cuộc sống không phải của mình “ Không. Không! Tôi không muốn sống như thế nào mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải cho tôi lắm rồi”. Đó là sự day dứt, đau khổ của một con người bị tha hóa và nhận thức được sự tha hóa của chính mình.

Bi kịch của Hồn Trương Ba được đẩy lên đỉnh điểm trong cuộc đối thoại với xác người hàng thịt và với những người thân. Đó là bi kịch của con người bị từ chối. Trước những thay đổi nhanh của Trương Ba, người vợ của ông đã vô cùng buồn bã và muốn bỏ đi để mặc Trương Ba với mối quan hệ không rõ ràng với vợ người hàng thịt “ông đâu còn là ông đâu, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.

Cái Gái, người cháu luôn yêu thương Trương Ba cũng kiên quyết chối bỏ người ông hiện giờ xuất hiện trước mặt nó, tâm hồn giản đơn của đứa trẻ cũng nhận biết những sự thay đổi từ Trương Ba, bởi người ông hiền dịu, quan tâm trước đây của nó không có đôi bàn tay giết lợn, bàn chân to bè như cái xẻng cùng những hành động vụng về làm gãy chồi non của cây sâm quý mới ươm hay làm gãy chiếc diều của cu Tị. Thậm chí cái Tị còn gọi Trương Ba là lão đồ tể, xua đuổi Trương Ba với thái độ quyết liệt “ Ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi”.

Chị con dâu là người hiểu và kính trọng Trương Ba nhất cũng không tránh khỏi những thất vọng khi thấy thầy mỗi ngày một khác đi, dù biết thầy của bây giờ khổ hơn xưa nhiều lắm nhưng trước cảnh gia đình sắp tan hoang chị con dâu đã không giấu được sự thất vọng khi … mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”

Bác Trưởng Hoạt cũng không muốn chơi cờ với Trương Ba nữa vì nếu trước đây nước cờ của Trương ba thoáng đạt, linh hoạt thì giờ đây nước cờ của Trương Ba cũng ti tiện như chính con người của anh hàng thịt. Trước sự thất vọng, từ chối của người thân, Trương Ba vô cùng đau khổ và mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh trớ trêu của thực tại vì không muốn sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

Bi kịch của Trương Ba còn là bi kịch của con người không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo. Được tiếp tục sống bên cạnh những người thương yêu nhưng Trương Ba phải thực hiện trách nhiệm của người hàng thịt với công việc giết lợn, bán thịt hàng ngày. Không những thế, xác người hàng thịt có sức mạnh có thể chi phối hành động, suy nghĩ của Trương Ba khiến cho ông sống không được là mình, dần đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp và làm cho những người thân xung quanh thất vọng, buồn bã.

Đến cuối cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được sống là mình toàn vẹn, nhường cơ hội sống của mình cho xác người hàng thịt, trả lại cho vợ của anh ta người hàng thịt hoàn chỉnh, mang cơ hội sống đến cho cu Tị còn bản thân tạm biệt người thân, gia đình để được là mình, bảo vệ được những giá trị tốt đẹp.

Thông qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác người hàng thịt tác giả Lưu Quang Vũ đã đặt ra mối trăn trở về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, giữa nhu cầu vật chất và tinh thần bên trong một con người. Sự sống rất quý giá nhưng sống là mình, sống theo những giá trị tốt đẹp mà mình theo đuổi còn quý giá hơn. Để hạnh phúc con người cần dung hòa được những nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 6)

Lưu Quang Vũ là một người đa tài, ông hoạt động trong hầu hết lĩnh vực nghệ thuật. Ông vừa có thể viết truyện, làm thơ, am hiểu về hội họa… song có lẽ dấu ấn của ông được khẳng định rõ nhất qua kịch. Kịch của Lưu Quang Vũ giàu tính triết lí mang đậm ý nghĩa nhân văn. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cũng là một tác phẩm như thế. Đăc biệt đoạn trích cảnh VII của vở kịch thể hiện sáng rõ giá trị nhân văn của toàn vở kịch khi diễn ra xung đột gay gắt giữa hồn và xác và được đẩy lên tới đỉnh điểm.

Trước hết, giá trị nhân văn của một tác phẩm có thể được hiểu là vẻ đẹp, phần sáng trong một con người song phần đẹp đẽ của một con người chỉ thực sự được bộc lộ khi được đặt vào các mâu thuẫn, sự đấu tranh trong hoàn cảnh cụ thể. Ở đó nhân vật luôn cố gắng thoát ra khỏi những bóng tối, những cái xấu xa để khẳng định bản thân mình, vươn tới những giá trị đẹp nhất trong xã hội. Nói như thế, phần nổi bật của giá trị nhân văn là giá trị về tinh thần của con người như: trí tuệ, phẩm giá, nhân cách, tâm hồn… Giá trị nhân văn được xem như là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.

Hiểu như thế, ta nhận thấy giá trị nhân văn của cảnh VII của vở kịch được khắc họa rõ nét qua nhân vật Trương Ba. Trương Ba là hiện thân của một con người tốt bụng, sống thanh tao và đặc biệt có biệt tài là chơi cờ rất giỏi. Ông là người thường chơi cờ với Đế Thích và hai người trở thành bạn của nhau. Tuy nhiên, do thiếu tinh thần trách nhiệm, tắc trách trong công việc của mình, các quan nhà trời đã gạch tên Trương Ba ở hạ giới khiến ông Trương Ba bị chết oan. Để sửa sai, Đế Thích cũng là một quan nhà trời đã cho hồn Trương Ba sống lại bằng cách nhập vào xác anh hàng thịt mới chết được một ngày. Từ đây, xung đột mâu thuẫn ở trong nhân vật hồn Trương Ba nảy sinh một cách gay gắt. Nhưng chính mâu thuẫn, sự đấu tranh ấy lại làm ngời sáng giá trị nhân văn của tác phẩm.

Hình ảnh một ông Trương Ba ngồi một mình ôm đầu hồi lâu đã cho chúng ta sự chán nản, tuyệt vọng trong tâm hồn. Hồn Trương Ba cảm thấy nỗi đau đớn của chính mình khi con người thật của mình đã bị đánh mất. Về hành động, Trương Ba không còn thường hay đánh cờ nữa, trí tuệ không còn được minh mẫn, sáng suốt. Là một người làm vườn, cây cối vốn là một thứ mà trước đây ông hết sức yêu quý và nâng niu, nay ông còn phá hoại cả chúng trên thân xác xù xì, thô kệch và nặng nề của anh hàng thịt : “ông làm gãy tiệt cái chồi non… chân ông giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong vườn, còn “làm hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”, “lãm gãy cả nam rách giấy” thậm chí “Trương Ba tát người con trai toét máu mồm, máu mũi”. Về cách sống, dường như tính cách Trương Ba thay đổi hẳn, không còn hiền hậu, vui vẻ, tốt bụng với những người trong gia đình và cả với mọi người xung quanh. Ông trở nên cộc cằn, thô lỗ, lại còn bị thân xác lấn át khi ham muốn vợ anh hàng thịt, đứng cạnh vợ anh hàng thịt, ông cảm thấy “tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực”. Như vậy từ hành động tới cách sống của Hồn Trương Ba hoàn toàn biến mất, tha hóa chính là nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba. Bởi vì ông hiểu rằng cái tôi của mình trước đây, của một người làm vườn vốn là biểu tượng của cái đẹp song giờ đây, con người ấy lại hòa vào xác anh hàng thịt lại là biểu tượng của sự thô lỗ, cộc cằn, hung bạo, ham dục vọng thì thử hỏi làm sao mà không tha hóa, biến chất sao được. Giá trị nhân văn của tác phẩm lại nằm ở chỗ nhà viết kịch không để Hồn Trương Ba trượt dài trên sự tha hóa, biến chất của thân xác vốn không thuộc về mình, không phải là của mình. Một Trương Ba bị gia đình nghi ngờ, cảm thấy xa lạ, xa lánh nên nhân vật nhận thức rõ điều ấy và không muốn sống một cuộc sống lay lắt, sống dở, chết dở. Hồn Trương Ba quyết tìm gặp Đế Thích để nói lên khát vọng sống đích thực của mình là đòi lại quyền làm người, quyền sống thích đáng của con người. Trong cuộc nói chuyện, Hồn Trương Ba đã lên tiếng phê phán thói ích kỉ của Đế Thích : “ Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” và bày tỏ ước vọng của mình là muốn được chết vì chỉ có cái chết mới trả lại con người đích thực của Hồn Trương Ba, mới có thể tìm lại một Trương Ba tốt đẹp trong mắt mọi người xung quanh như xưa. Đối với Trương Ba, cái chết là một sự giải thoát thể hiện tinh thần phản kháng, đấu tranh đòi lại quyền làm người, đòi lại một người yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu mọi người. Với khát vọng “ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” thì đó lại là một cái chết đẹp. Tiếng nói ấy là một tiếng nói hết sức chính đáng, sống đúng với tư cách của một con người là một phẩm chất đẹp. Hồn Trương Ba quyết liệt tìm đến cái chết : “Tôi không nhập vào hình thù của ai nữa. Tôi đã chết rồi hãy để tôi chết hẳn”. Và ông còn quả quyết khi đưa ra lời đe dọa với Đế Thích “ Nếu ông không giúp, tôi sẽ nhảy xuống sông, hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất…”. Những lời nói phản kháng quyết liệt của Hồn Trương Ba khi đối diện với Đế Thích càng thấy rõ sức sống tiềm tàng trong con người Hồn Trương Ba thật mãnh liệt để tìm lại chính mình, đòi lại quyền làm người thích đáng của mình khi đã bị các quan nhà trời tước đoạt là phẩm chất tốt đẹp ở nhân vật này.

Một phẩm chất tốt đẹp nửa của Hồn Trương Ba cũng được bộc lộ ở ông đó là tình yêu thương con người. Khi Đế Thích vẫn muốn níu kéo sự sống của Hồn Trương Ba bằng cách đưa ra lời gợi ý, lời khẩn cầu sống trên thân xác của cu Tị hàng xóm trong cơn thập tử nhất sinh, Hồn Trương Ba đã không đồng ý và cùng lúc ấy ông đã xin trả lại sự sống cho anh hàng thịt và cu Tị. Dù Hồn Trương Ba nhận thấy thân xác của anh hàng thịt đã từng cười cợt, ngạo mạn, xem thường, miệt thị Hồn Trương Ba. Nếu không có hắn, Hồn Trương Ba có lẽ sẽ không bị rơi vào tình trạng đau đớn, day dứt, giày vò. Nhưng nguyện vọng của Hồn Trương Ba vẫn xin cho anh hàng thịt được sống, được trở về với gia đình, vợ con đã thể hiện một tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương con người của Hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đã lấy ân báo oán, xóa bỏ thù hận trước kia bởi ông hiểu rõ nỗi đau của người vợ khi mất chồng và nỗi đau của người mẹ khi mất con từ đó yêu cầu tha thiết Đế Thích trả lại sự sống cho anh hàng thịt và cu Tị là một phẩm chất đáng quý.

Để khắc họa lên bản chất tốt đẹp trong sâu thẳm con người của Hồn Trương Ba khiến cho vở kịch mang đậm giá trị nhân văn, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được tình huống đầy kịch tính, lời thoại của nhân vật chân thật, sinh động, lôi cuốn, đi sâu vào nội tâm nhân vật với sự đấu tranh mâu thuẫn phức tạp, giằng xé. Kịch bản đã nêu lên được thông điệp: Phải tôn trọng quyền làm người, quyền sống của con người và không có sự áp đặt tùy tiện làm cho con người tha hóa, đánh mất chính mình cũng là ý nghĩa nhân văn của vở kịch.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 7)

Hồn Trương Ba,da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó-thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ,quan niệm,triết lí nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Câu chuyện bắt đầu từ khi cuộc sống của Trương Ba bắt đầu tái sinh dưới thân xác anh hàng thịt. Với truyện cổ tích, đó là một kết thúc có hậu và Trương Ba tiếp tục hạnh phúc với hình hài và thân xác mới. Tuy vậy, dưới con mắt của Lưu Quang Vũ,hiện thực cuộc đời được tái hiện theo đúng cách mà nó tồn tại. Vì thế mới nảy sinh một bi kịch mới, đó là bi kịch của một tâm hồn thanh cao,trong sáng lại phải sống chật chội trong thân xác của một anh chàng thịt phàm phu tục tử,thô lỗ,bản năng. Tuy vậy, sau ba tháng trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt, với những lí lẽ đầy cám dỗ của thân xác,tâm hồn thanh cao của Trương Ba cũng có lúc bị tha hóa,phải làm những điều trái với tư tưởng, đạo lí của mình để thỏa mãn thân xác. Đó chính là bi kịch nội tại của nhân vật.

Sống trong xác anh hàng thịt, Trương Ba nhận thấy mình ngày càng bị tha hóa và đau khổ hơn là hồn Trương Ba không thể giải quyết được mâu thuẫn đó. Bi kịch được đào sâu,tạo xung đột qua các đoạn đối thoại.

Đầu tiên là cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác. Xác-bằng những lí lẽ đầy cám dỗ và những chứng cứ xác thực đã làm cho hồn thấy rằng sự tồn tại của nó cũng có cái thú vị. Đó là cảm giác khát thèm xác thịt, cảm giác khát thèm miếng ăn, sự đắc thắng trước bạo lực. Xác anh hàng thịt cũng sắc sảo không kém khi chỉ ra: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống phải vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập:” Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,thẳng thắn! ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo; Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết,không có tư tưởng,không có cảm xúc…!

Bi kịch ấy vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, qua lí lẽ của anh chàng hàng thịt, tác giả cũng hàm ý rằng, thể xác cũng có tiếng nói riêng. Đó là tiếng nói của bản năng, của đam mê, dục vọng đời thường. Vì thế, con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi xác vật chất đời thường. Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa khát vọng và bản năng con người.

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba đã cảm thấy không thể chịu nổi. Và hồn đã quyết không thể khuất phục xác được nữa. Hồn Trương Ba đã phản kháng quyết liệt:” Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!. Đây là lời đối thoại có tính chất quyết định dẫn đến hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Qua bi kịch của hồn Trương Ba, nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến những thông điệp đến người đọc. Đó là con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Màn kết, Trương Ba trở lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch, hóa thân vào các sự vật thân thương và tồn tại vĩnh cửu bên người thân. Cuộc sống trở lại quy luật tuần hoàn của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời gửi đến cho người đọc thông điệp và sự chiến thắng của cái Thiện cái Đẹp và sự sống đích thực.

Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 8)

Lưu Quang Vũ là người có tài về nhiều mặt như: viết văn, làm thơ, vẽ tranh…nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt nam. Những vở kịch của ông đã làm xôn xao dư luận và được đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Phần lớn các vở kịch của ông đều được các đoàn nghệ thuật dàn dựng, trong đó vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là đặc sắc nhất. Lưu Quang Vũ đã có rất nhiều sáng tạo. Ông đã đổ rượu mới vào bình cũ để kể lại chuyện hài xưa như một bi kịch triết lí thời nay. Qua vở kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Nhan đề truyện thể hiện một quan niệm: Giữa hồn và xác phải có một sự tương hợp hài hòa, thế nhưng ở đây có sự khập khiễng không thể hòa hợp. Đặc biệt là hồn của một người thanh cao, trong sáng, trung thực lại ngụ trong xác của một kẻ tầm thường, phàm tục, đầy bản năng, thô lỗ. Bi kịch này sinh từ đó. Như vậy tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn xung đột bên trong của một con người. Điều nảy sinh là linh hồn là hồn trong sạch đang dần dần bị tha hóa. Từ chỗ thanh cao đến chỗ có những ham muốn tầm thường. Nhan đề đã thâu tóm những mâu thuẫn xác định ngay trong một con người. Đây là mâu thuẫn nội tại.

Bi kịch của Trương Ba: ông đã chết vô cớ vì sự thiếu trách nhiệm của tiên thánh. Tiên thánh sửa sai thì lại càng tệ hại hơn. Bi kịch xảy ra từ khi Trương Ba được sống lại. Như vậy vấn đề không chỉ được sống mà còn là phải sống như thế nào. Sống trong cái xác của anh hàng thịt, Trương Ba thấy mình bị tha hóa: hồn trong sạch ngay thẳng đang bị cái thể xác thô lỗ, ranh mãnh, ve vãn, chế nhạo, cám dỗ. Có lúc hôn phải thỏa hiệp với những đòi hỏi bản năng của xác. Bây giờ không còn thích đánh cờ – một thú vui trí tuệ, thanh cao. Những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn vô hồn. Không còn là người có bàn tay khéo léo nữa mà là một kẻ vụng về. Bên trong một đường, bên ngoài một nẻo. Ý thức được điều đó nên hồn càng thêm đau khổ. Đây là sự đau khổ vì không làm chủ được bản thân. Đây cũng là nỗi đau khổ của con người khi phải sống trong hoàn cảnh không phù hợp với mong ước của mình, không phải là chính mình.

Bi kịch của Trương Ba không chỉ là bi kịch của cá nhân mà còn là bi kịch gia đình. Quay lại với thể xác, hồn Trương Ba phải đối diện với một xung đột khác đó là bi kịch không được thừa nhận. Người vợ hiền thục rất đau khổ, tìm cách tránh mặt và định bỏ đi. Con trai thì hư hỏng, cháu nội thì tỏ thái độ thù ghét và đuổi ông đi. Đứa con dâu là người cảm thông với ông nhất, tiếc nuối một người cha chồng trước kia thì lại vướng mắc với một loại câu hỏi rất khó lí giải: “…làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”.Trương Ba đã rơi vào cái khổ của việc không được chia sẻ và thấu hiểu. Cháu nội thù ghét không nhận và đuổi ông đi, dù ông có thanh minh. Ông đã gây ra những xáo trộn, bất an trong gia đình, gia đình lại khổ lây vì sự nhũng nhiễu của lí tưởng.

Như vậy, Trương Ba đã rơi vào tình thế cô đơn ngay tại nhà mình. Trương Ba ý thức nỗi khổ này của vợ con lớn hơn cả nỗi khổ khi chôn ông xuống đất. Ông đã tự ý thức được tất cả và cảm thấy mình có lỗi với gia đình. Điều đó cho ta thấy Trương Ba là một con người rất vị tha.

Bi kịch của Trương Ba là ở chỗ mình không phải là mình. Khổ vì bị sự trói buộc có tính định mệnh của phần xác đối với phần hồn. Đây là nỗi đau khổ tột cùng của Trương Ba. Để thể hiện điều này, Lưu Quang Vũ đã tạo ra một cuộc đấu trí đầy trí tuệ giữa linh hồn và thể xác. Tiếng nói của xác là tiếng nói của bản năng. Tiếng nói của Trương Ba là tiếng nói của con người thanh cao, trong sạch, tự ý thức. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai mặt tồn tại của con người, thể hiện khát vọng hướng thiện và tầm quan trọng cảu việc tự ý thức về bản thân và vượt lên chính mình.

Anh hàng thịt cũng không kém phần khôn ngoan, lí lẽ cũng có phần đúng đắn: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác của họ nỗi khổ sở nhếch nhác…”. Vì thế mâu thuẫn cũng khó có thể giải quyết nhanh chóng. Qua lí lẽ của anh hàng thịt tác giả cũng muốn nói lên một điều: Con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi vật chất đời thường, cũng như những nhu cầu chính đáng rất con người. Mặt khác tác giả cũng muốn nói lên những người vượt lên hoàn cảnh đã gặp không ít trở lực có lúc làm cho họ nản lòng. Điều đó thể hiện qua những câu thoại có vẻ đuối lí của Trương Ba. Rồi hồn Trương Ba phải thỏa hiệp và nhập vào xác anh hàng thịt, đuối lí bởi những lí lẽ vừa khó chịu vừa chứa đựng một phần chân lí. Màn đối thoại vừa có tính chất hài kịch lại vừa có tính bi kịch. Màn đối thoại vừa toát lên giọng điệu nghiêm trang lại vừa có ý mỉa mai hài hước. Đó là một sự kết hợp giữa hài kịch và bi kịch của người nghệ sĩ tài ba. Bi kịch này có sự mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng.

Hồn Trương Ba ý thức được nghịch cảnh mình nên đau đớn day dứt cùng với sự tác động từ bên ngoài: lí trưởng, gia đình nên Trương Ba phải gặp Đế Thích để giải quyết vấn đề này. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích cũng rắt đặc sắc. Ngôn ngữ của Đế Thích là ngôn ngữ dụ dỗ thuyết phục: lí lẽ không ngoan có vẻ có lí, nâng cao giá trị của Trương Ba, bôi bác sự giả dối có trên thiên đình. Tiên thánh cũng không được sống theo những gì mình nghĩ ở bên trong, đến Ngọc Hoàng cũng phải ép mình cho xứng danh Ngọc Hoàng. Trên trời, dưới đất người ta đều thế cả. Đế Thích sửa sai lại càng thêm sai. Trương Ba đã bác bỏ một cách cương quyết: “Thần có thể chấp nhận một cuộc sống như thế chứ con người thì không” và khăng khăng đòi chết, không chịu nhập vào cái xác của ai nữa. Bi kịch của ông bắt đầu từ khi ông được sống lại trong cái xác anh hàng thịt. Như vậy, là con người ai cũng muốn là chính mình mà không muốn sống tạm bợ, chắp vá. Trương Ba đã ý thức được vấn đề là sống như thế nào chứ không phải chỉ được sống là đủ. Trương Ba đã dũng cảm chấp nhận cái chết để bảo vệ chân lí, bảo vệ nhân cách, bảo vệ các giá trị nhân sinh và dù có chết cũng là cái chết bất tử. Dù là nghịch lí nhưng đó là con đường phục hưng những giá trị nhân văn. Đó là cuộc thắng lợi của cuộc tranh chấp muôn thuở giữa cái thánh thiện và cái phàm tục. Trương Ba đã chiến thắng được mình và còn chủ động phê phán khuyên bảo Đế Thích. Đó là chuyện phi thường, một ông tiên phải đuối lí trước con người. Cuối cùng phải thốt lên một câu như vỡ lẽ ra một điều mới: “con người dưới hạ giới các ông thật là kì lạ”. Hóa ra các lực lượng siêu nhiên, thần thánh tuy có thể quyết định được việc sống chết của con người nhưng không thể can thiệp vào sự tự do của con người. Lưu Quang Vũ đã thể hiện niềm tin sâu sắc vào con người vào khả năng vươn lên mọi thực tế nghiệt ngã. Thật xúc động khi hồn Trương Ba xuất hiện giữa màu xanh lá với lời nói thật thiết tha. Cái chết của Trương Ba là cái chết bất tử, tâm hồn của ông vẫn sống mãi giữa màu xanh cây vườn. Bi kịch của Trương Ba là một bi kịch lạc quan.

Qua bi kịch của Trương Ba nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 9)

Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một nhà soạn kịch tài hoa, một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu cho văn học hiện đại Việt Nam. Tài năng bao trùm trên các lĩnh vực văn chương nghệ thuật, và trong mỗi lĩnh vực, Lưu Quang Vũ lại để lại những dấu ấn đặc biệt, để lại những thành tựu trải dài suốt hàng thế kỉ.

Trong đó, Lưu Quang Vũ đặc biệt được ghi nhận ở mảng viết kịch và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được xem là một trong những vở kịch thành công nhất của Vũ. Chính vì thế mà nhà phê bình Ngô Thảo đã từng nói: “Bóng rợp tài năng của Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mát cả một vùng sân khấu rộng lớn theo chiều dài đất nước trong một thập niên”.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết.

Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”.

Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém.

Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba.

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc. u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông.

Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỏ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!”

Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu.

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn.

Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc.

Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”.

Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường.

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện.

Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị?

Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!”

Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể.

Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu, không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược?

Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”.

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao…

Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Phân tích Hồn trương ba da hàng thịt (mẫu 10)

Được sống là chính mình là một mong ước, khao khát của không ít người. Hiểu được điều đó, Lưu Quang Vũ – nhà biên kịch tài năng đã dựa trên một tác phẩm dân gian để tạo nên một tác phẩm để đời, gây một tiếng vang lớn trong thời gian đó, đó là vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tác phẩm đã mang tới những thành công lớn cho Lưu Quang Vũ cũng như nền sân khấu kịch Việt Nam.

Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ chắp bút từ một câu chuyện dân gian. Câu chuyện kể về Trương Ba – một người làm vườn chất phác, cần cù, yêu thương con cháu nhưng lại bị “chết nhầm” do sự tắc trách của quan trên thiên đình. Nhờ sự giúp đỡ của tiên cờ Đế Thích, Trương Ba sống lại nhờ việc nhập hồn vào xác anh hàng thịt. Những tưởng điều đó phải là sự may mắn, niềm vui bất ngờ, thế nhưng, Trương Ba trong xác anh hàng thịt lại không thể vui vẻ sống. Sự thô kệch về ngoại hình, tính cách thô thiển của người hàng thịt khiến Trương Ba dần trở nên thay đổi trong mắt những người thân. Sự thay đổi trong tính cách và con người đã khiến Trương Ba vô cùng đau khổ, day dứt. Cuối cùng để giải quyết mọi mâu thuẫn, Trương Ba đã quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt, xin Đế Thích ban sự sống cho cu Tị (bạn của cháu gái ông) còn mình thì rời khỏi trần thế.

Đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt trong là chương thứ VII và đoạn kết của tác phẩm. Nội dung chính là sự đau khổ, dằn vặt của Trương Ba, ông muốn thoát khỏi tình cảnh nương nhờ ở thực tại, muốn được sống là chính mình. Qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho độc giả thông điệp vô cùng sâu sắc: được sống là điều quý giá, nhưng được sống đúng là chính mình thì điều đó còn quý giá hơn, sống là sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, là theo đuổi những giá trị mà mình hằng mơ ước.

Phần đầu của trích kịch là cuộc tranh cãi nảy lửa của phần hồn và phần xác khi mà hồn Trương Ba không thể chịu nổi sự lấn át của thể xác, khi mà cái xác đang dần tha hoá ông bằng những nhu cầu tầm thường, dung tục. Trong khi Trương Ba đề cao sự “cao khiết”, “nguyên vẹn, thẳng thắn” thì cái xác lại cho rằng nó “là cái bình chứa linh hồn”, “phải tồn tại nhờ” nó cũng như “chiều theo những đòi hỏi của” nó. Đó là bi kịch của cuộc đời Trương Ba, bi kịch phải sống nhờ và bị tha hoá, cũng như bị người thân chối bỏ.

phan tich vo kich hon truong ba da hang thit

Những bài văn Phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt hay nhất

Bi kịch đầu tiên của ông là bi kịch của sự tha hoá, bi kịch phải sống như một cành tầm gửi. Đoạn trích của vở kịch mở đầu bằng lời than vãn đau khổ của Trương Ba: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi”. Đó là lời độc thoại của ông, lời nói thốt lên trong sự bế tắc đầy đau khổ, sự u uất không lối thoát. Một linh hồn cao khiết nhường ấy, giờ đây lại phải chịu một thân xác kềnh càng, thô lỗ, mà cái xác ấy đang dần lấn át đi cái thanh cao, đôn hậu vốn có của ông. Từ bao giờ, ông đã thích uống rượu, thích bán thịt và chẳng còn hứng thú mặn mà với cái thú chơi tao nhã là đánh cờ, chăm vườn cây kia nữa. Hồn của Trương Ba bối rối, hoang mang, đau khổ, trong giọng điệu có sự gấp gáp, sự ghê tởm tràn đầy “Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái xác kềnh càng thô lỗ, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi ngay tức khắc! nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”. Những câu nói mang đầy sự ghê sợ, nỗi oán hận khi không được là chính mình. Quả là một sự kết hợp khập khiễng, sự kết hợp ấy khiến cho Trương Ba trở thành một cành “tầm gửi” sống kí thác vào một cái xác “âm u, đui mù”, khác biệt với con người ông. Và giờ đây, ông chỉ muốn bứt ra “tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”. Còn gì đau khổ hơn khi tự nhận sự tha hoá trong bản thân mình mà không có cách nào dừng lại được! Đó là bi kịch, là nỗi đau khôn cùng của một tâm hồn thanh cao, “nguyên vẹn” như Trương Ba.

Và thật sự, hồn Trương Ba đã tách khỏi cơ thể của hàng thịt thô kệch, thế nhưng bi kịch tha hoá của ông lại càng được bộc lộ rõ hơn qua cuộc đối thoại với cái xác. Trong khi Trương Ba cho rằng chính cái xác của anh hàng thịt đã khiến mình đổ đốn, khiến ông tha hoá, thay đổi thì cái xác hàng thịt lại trả lời rằng: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi mà còn nhận nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Nếu như hồn Trương Ba cho rằng cái xác chỉ thì “xác thịt âm u đui mù” thì cái xác đã đưa ra những lí lẽ đanh thép, trần trụi đến đáng sợ. Nó nhắc tới những khát vọng xác thịt, “những thứ thấp kém” như “ăn ngon, thèm rượu thịt”, và rồi, nó nhắc tới sức mạnh “tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi”. Đó là những thứ cái xác đã và đang biến đổi ông, thế nhưng, nó cũng là thứ giúp ông làm được những điều yêu thích như làm vườn, chơi cờ. Trong cuộc đối thoại ấy, những lý lẽ của cái xác quả là ti tiện thật, thế nhưng nó lại đúng, và Trương Ba với tâm hồn cao khiết kia chẳng thể phản bác được đôi lần.

Ngược lại, về phía phần hồn, ông không thể giữ được bình tĩnh, bởi mỗi lời của cái xác nói ra đều là sự thật, đều khiến ông phải “bối rồi” mà quát lên “đã bảo mày im đi”. Những lời nói của nó đã khiến cho ông cảm thấy xấu hổ, cảm thấy không còn tin tưởng được vào bản thân mình “một linh hồn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, nó đã khiến ông tuyệt vọng. Trong khi Trương Ba luôn nghĩ mình trong sạch, thế nhưng, ông lại thường chiều theo những khát vọng của cái xác rồi đổ lỗi là do cái xác chi phối. Hồn trong sạch còn cái xác thì ti tiện được chăng, hay phải chăng, hai thứ đó đã pha trộn và Trương Ba đã không còn là Trương Ba của ngày nào nữa?

Bi kịch giữa của hồn Trương Ba là ẩn dụ cho bi kịch về lối sống con người. Một bên là sự thanh cao, là khát vọng sống cao thượng còn một bên là một cuộc sống vật chất tầm thường. Hai lối sống đó xung đột gay gắt trong đời sống hằng ngày cũng như phần hồn Trương Ba và cái xác hàng thịt vậy. Con người phải biết chăm chút cả tâm hồn và thể xác chứ không thể chỉ chăm chút một bên, bởi nếu không, hẳn có một ngày chúng ta cũng sẽ sống trong sự lệch lạc, trong sự mâu thuẫn giữa thể xác và tâm hồn.

Bi kịch cứ nối tiếp bi kịch khi những người thân trong gia đình mà ông vốn yêu thương đang dần xa lánh ông vì không thể chấp nhận một Trương Ba như thế. Từ người vợ yêu thương, không thể chịu nổi một Trương Ba thô kệch, đã muốn bỏ đi biệt xứ, bói sự thay đổi của ông, bởi xóm làng đàm tiếu và bởi sự tha hoá trong con người ông. Cái Gái – đứa cháu ông yêu thương, giờ đây nhìn ông bằng sự “lặng lẽ, soi mói” và đến cuối cùng, sau bao ngày chịu đựng, nó quyết không nhân ông. Nó thấy ông “làm gãy mầm cây canh, đạp nát mầm cây sâm quý”, “làm hỏng diều của cu Tị”, những điều mà Trương Ba chưa bao giờ làm lúc còn sống. Sự thay đổi của người ông đã khiến nó không thể chịu đựng nối. Có lẽ vì thế mà ông nhận ra rằng mình đã tha hoá, đã thay đổi tới mức không còn nhận ra. Và câu chuyện của người con dâu dường như đã thức tỉnh, khơi mào cho mọi hoang mang, hoài nghi trong hồn Trương Ba, rằng: “cái bên ngoài là không đáng kể… mỗi ngày thấy một khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhoài mờ dần đi…”

Những câu nói, thái độ của người thân đã khiến cho hồn Trương Ba buộc phải ra một quyết định gì đó, quyết định tháo gỡ hết thảy những vấn đề của mình, của mọi người. Không chấp nhận để cái xác lấn át phần hồn trong sạch còn lại của mình nên ông đã gọi Đế Thích xuống và khẳng định “không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là chính mình”. Đây là lời khẳng định mà đáng ra Trương Ba phải nói ngay từ ban đầu, ngay từ khi nhận ra cái xác đã biến đổi bản thân mình. Và quyết định cuối cùng của Trương Ba đó là “hãy để tôi chết hẳn”, xác anh hàng thịt thì trả lại cho anh và ông đã xin cho cu Tị - bạn cái Gái được sống lại. Chỉ với một quyết định như thế, ông đã cảm nhận được “tâm hồn tôi lại được thanh thản và trong sáng như xưa”. Hẳn quyết định cao thượng đó của Trương Ba không hề dễ dàng, bởi là con người, khát khao lớn nhất là được sống, được ở bên những người thân yêu. Thế nhưng, với một con người như Trương Ba, sống mà không được làm chính mình thì không phải là sự sống thật sự.

Cái kết của câu chuyện tưởng chừng như là bi kịch ấy lại là một cái kết đầy nhân hậu. Hình ảnh cu Tị chạy lại bên mẹ nó đã khiến người xem thấy cảm động hơn bao giờ hết bởi đó là sự đánh đổi với cái chết của Trương Ba. Vườn cây của Trương Ba lại rung rinh những màu xanh mát, vườn cây ấy là nơi lưu giữ hình ảnh của một Trương Ba hiền hậu, một Trương Ba là chính mình với tâm hồn cao khiết. Trương Ba đã ra đi trong thanh thản, trong sự yêu thương trọn vẹn của người thân.

Vở kịch khép lại đã để lại cho chúng ta nhiều dư âm sâu sắc, những thông điệp quý giá. Đó là hãy luôn cố gắng là chính mình, cố gắng giữ gìn tâm hồn trong sạch, nguyên vẹn là mình. Cuộc đời nhiều cám dỗ, thế nhưng, hãy giữ vững tư tưởng, để mãi về sau, khi trở về với cát bụi, ta vẫn là ta, thanh thản và trọn vẹn là mình. Lưu Quang Vũ với vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một trong những tác phẩm kịch xuất sắc nhất trong sân khấu kịch Việt Nam.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 11)

Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một nhà soạn kịch tài hoa, một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu cho văn học hiện đại Việt Nam. Tài năng bao trùm trên các lĩnh vực văn chương nghệ thuật, và trong mỗi lĩnh vực, Lưu Quang Vũ lại để lại những dấu ấn đặc biệt, để lại những thành tựu trải dài suốt hàng thế kỉ.

Trong đó, Lưu Quang Vũ đặc biệt được ghi nhận ở mảng viết kịch và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được xem là một trong những vở kịch thành công nhất của Vũ. Chính vì thế mà nhà phê bình Ngô Thảo đã từng nói: “Bóng rợp tài năng của Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mát cả một vùng sân khấu rộng lớn theo chiều dài đất nước trong một thập niên”.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết.

Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”.

Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém.

Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba.

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc, u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông.

Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!”

Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu.

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn.

Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc.

Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”.

Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường.

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện.

Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị?

Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!”

Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể.

Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu, không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược?

Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”.

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao…

Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 12)

Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại.

Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ.

Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác.

Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.

Có thể nói Trương Ba đã chết một cách vô lí, ai cũng biết cái chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn là linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt.

Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, vá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải).

Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng. Ý thức được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác.

Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lí và hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà hiệp vì, theo lí lẽ của xác thịt là "chẳng còn cách nào khác đâu", vì cả hai "đã hoà vào nhau làm một rồi". Trước những "lí lẽ ti tiện" của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cành mà mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng.

Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.

Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. Màn đối thoại này cho thấy: Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

Không phải ngẫu nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân. Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. Ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho người thân là rất tệ hại nặc dù ông không hề muốn điều đó. Thái độ của vợ trương Ba, con đâu và cháu gái trước sự biến đổi và tha hoá của Trương Ba.

Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho cô vợ anh hàng thịt. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm".

Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...".

Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông... Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó.

Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Tuy nhiên, họ chỉ là những người dân thường, họ không giúp gì được cho tình trạng hiện tại của Trương Ba.

Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn và sau màn độc thoại nội tâm (hồn Trương Ba thách thức xác anh hàng thịt: "có thật là không còn cách nào khác?" và phản kháng quyết liệt: "Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!"). !". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi.

Khi con người bị chi phối bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt.

Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chấp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch!

Đế Thích định tiếp tục sửa sai của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị.

Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông thật kì lạ". Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.

Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.

Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.

Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 13)

Một triết gia người Đức đã từng nói: “Anh phải trở về cái gì của chính anh”. Câu nói ấy là tiếng nói phải được sống là chính mình để trở thành một con người hoàn thiện. Tiếng nói ấy cũng gợi chúng ta nghĩ tới vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, thông qua nhân vật Hồn Trương Ba cũng bật lên tiếng gọi, lời khẩn cầu tha thiết được sống là chính mình “Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Chỉ với câu nói ấy nhưng cũng toát lên một nỗi niềm, nỗi bi kịch đau đớn cùng khát vọng chính đáng của chính nhân vật Hồn Trương Ba.

Trước tiên, xét về thể loại văn học, bi kịch có thể được hiểu là một thể loại kịch trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột căng thẳng, gay gắt giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, giữa cái cao cả và cái thấp hèn do vậy mà nhân vật bi kịch thường xuất phát điểm là những con người hiền lành, lương thiện do các yếu tố chủ quan hay khách quan bị đẩy vào bi kịch, khiến mình trở nên khác đi không còn giống như ban đầu song họ vẫn ý thức được điều đó nên bị rơi vào trạng thái đau khổ, bế tắc, trăn trở tìm lối thoát cho mình nhưng kết thúc thường là cái chết của nhân vật.

Soi chiếu cách hiểu trên vào nhân vật Hồn Trương Ba, ta nhận thấy nhân vật ấy là một nhân vật bi kịch. Đó là nỗi bi kịch tinh thần đau đớn của nhân vật. Bi kịch ấy xuất phát từ nỗi niềm muốn sửa sai của Đế Thích-một quan nhà trời và là bạn chơi cờ của ông Trương Ba đã nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt. Từ đây mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh, một con người mà được kết hợp bởi hai thực thể hoàn toàn đối lập, trái ngược nhau. Một Trương Ba yêu thiên nhiên, yêu gia đình, hòa nhã với mọi người, có tài đánh cờ giỏi lại kết hợp với xác anh hàng thịt là một tên đồ tể giết lợn, thô lỗ, cộc cằn, ham rượu, ham đàn bà. Giữa hai thực thể đối lập nhau đã dần dần khiến Hồn Trương Ba tha hóa, biến chất. Hồn người này kết hợp với xác người kia là việc đi ngược lại với quy luật tự nhiên vốn có, một sự áp đặt tùy tiện, máy móc. Cuối cùng Hồn Trương Ba biến chất một cách đau đớn, thảm hại, xót xa. Về hành động, Trương Ba không còn thường hay đánh cờ nữa, trí tuệ không còn được minh mẫn, sáng suốt. Là một người làm vườn, cây cối vốn là một thứ mà trước đây ông hết sức yêu quý và nâng niu, nay ông còn phá hoại cả chúng trên thân xác xù xì, thô kệch và nặng nề của anh hàng thịt: “ông làm gãy tiệt cái chồi non… chân ông giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong vườn, còn “làm hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”, “lãm gãy cả nan rách giấy” thậm chí “Trương Ba tát người con trai toét máu mồm, máu mũi”. Về cách sống, dường như tính cách Trương Ba thay đổi hẳn, không còn hiền hậu, vui vẻ, tốt bụng với những người trong gia đình và cả với mọi người xung quanh. Ông trở nên cộc cằn, thô lỗ, lại còn bị thân xác lấn át khi ham muốn vợ anh hàng thịt, đứng cạnh vợ anh hàng thịt, ông cảm thấy “tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực”. Như vậy từ hành động tới cách sống của Hồn Trương Ba hoàn toàn biến mất, tha hóa chính là nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba. Bởi vì ông hiểu rằng cái tôi của mình trước đây, của một người làm vườn vốn là biểu tượng của cái đẹp song giờ đây, con người ấy lại hòa vào xác anh hàng thịt lại là biểu tượng của sự thô lỗ, cộc cằn, hung bạo, ham dục vọng thì thử hỏi làm sao mà không tha hóa, biến chất sao được. Chính Hồn Trương Ba đã phải bộc lộ rằng: “ Không thể sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Lời nói của Hồn Trương Ba biểu hiện nỗi day dứt, giày vò khi con người ngày trước bị biến mất hoàn toàn, quyết liệt bày tỏ với một thái độ dứt khoát “ Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời mi ngay tức khắc ”. Không dừng lại ở đó, Hồn Trương Ba còn bộc lộ sự ghê tởm, chán chường của mình trước thân xác của anh hàng thịt “ Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng ” , ta sẽ “ tách ra khỏi cái xác này dù chỉ là một lát ”. Qua những suy nghĩ và lời nói của nhân vật Hồn Trương Ba ta có thể thấy rõ Lưu Quang Vũ đã đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật, thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba.

Song bi kịch của Hồn Trương Ba không chỉ dừng lại ở đó, ông lại lâm vào bi kịch thứ hai có phần đau đớn hơn bi kịch trước. Đó là khi ông bị gia đình nghi ngờ, xem thường và xa lánh. Tất cả mọi người thân trong gia đình từ người vợ, người con trai cả, đứa cháu gái và cả người con dâu ai ai cũng xa lạ, nghi ngờ và xem thường ông vì họ không tìm thấy ở ông một ông Trương Ba làm vườn của ngày trước hiền lành, đôn hậu. Khi Hồn Trương Ba gần vợ anh hàng thịt khiến ông “ tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực” biểu thị sự ham muốn trỗi dậy không còn “ sự hiền lành, vui vẻ, tốt lành” như xưa, đến nỗi cả vợ ông khi nhìn thấy chồng mình trước tình cảnh như thế, vừa thương vừa giận vừa ghen và muốn xa lánh ông ngay lập tức. Bà vợ đã tâm sự thẳng thắn với ông: “ Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa” và bà quyết định “ Có lẽ tôi phải đi… đi cấy thuê, làm mướn, ở đâu cũng được…, đi biệt… Để ông được thảnh thơi… với cô vợ hàng thịt… Còn hơn là thế này…”. Những suy nghĩ này của vợ Trương Ba xuất phát từ nỗi đau trong tâm hồn người vợ, khi biết chồng mình đâu còn là con người của trước đây. Rồi người con trai cả, trước kia đều vâng lời lắng nghe ý kiến của cha nhưng nay anh lại “ quyết định, dứt khoát sẽ bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt” dù Hồn Trương Ba không chấp nhận. Và hình ảnh cái Gái vốn rất yêu thương, kính mến ông nội nay cũng không thừa nhận ông đồng thời lên án sự thô bạo, tàn nhẫn, giẫm nát cây cối trong vườn, phá hỏng cái diều của cu Tị và phẫn nộ hét lên: “ Ông xấu lắm, ác lắm ! Cút đi ! Lão đồ tể cút đi !” rồi lại nói tiếp: “ Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Ngay cả người con dâu cảm thông, hiểu rõ nỗi đau khổ của bố chồng nhưng sâu trong thâm tâm vẫn nghi ngờ người bố chồng hiện nay. Người con dâu đã tâm sự với ông: “ Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Lời tự bạch của người con dâu rất đỗi chân thật, cảm thông nỗi khổ của bố chồng khi đánh mất những gì tốt đẹp của ngày xưa rồi cô lại tiếp tục nói: “Thầy ơi! Làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con ngày xưa”. Hàng loạt những suy nghĩ từ người thân trong gia đình đã chứng tỏ ai ai cũng xa lánh, nghi ngờ, xem thường Trương Ba hiện tại.Như vậy, giữa hai thực thể là người làm vườn biểu tượng cho cái đẹp và thân xác tên đồ tể biểu tượng cho cái xấu, cái ác đã làm cho Trương Ba không còn nguyên vẹn “hồn nào xác ấy” như xưa được nữa.

Chính vì lâm vào hai bi kịch như trên, Hồn Trương Ba đã mời Đế Thích về để tỏ bày khát vọng chính đáng của mình: “Không thể sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Hồn Trương Ba tha thiết xin trả lại xác anh hàng thịt và cho mình được chết vì ông nghĩ rằng: “ Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn”. Nhưng Đế Thích vẫn muốn để Trương Ba được sống để tiếp tục có người đánh cờ cùng, có người khen mình là tiên cờ nên đã đề nghị Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị ( con chị Lụa ) vừa mới chết. Nhưng cách giải quyết này của Đế Thích cũng vẫn là cách đi ngược lại với quy luật của tạo hóa, đâu khác chi với hoàn cảnh thực tại của mình. Và Hồn Trương Ba đã yêu cầu Đế Thích cho anh hàng thịt và cu Tị được sống, được trở về với gia đình và để Trương Ba chết. Hồn Trương Ba nói: “ Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Lời nói ấy càng cho thấy rõ sự tắc trách của các quan nhà trời, càng sửa lại càng sai, càng làm cho con người rơi vào bế tắc, đau khổ, đánh mất chính mình. Suy nghĩ của Hồn Trương Ba, dù không còn trên cõi đời này nhưng hình ảnh một ông Trương Ba hiền hậu, vui vẻ sẽ mãi sống trong lòng mọi người với tình yêu thương và lòng kính trọng. Đó chính là một khát vọng sống chính đáng. Vở kịch khép lại, kết thúc bằng cái chết của nhân vật Trương Ba nhưng lại lấp lánh tính nhân văn, triết lý. Đó là một hướng giải quyết phù hợp với lẽ tự nhiên, với quy luật đạo đức với con người.

Làm nên sự thành công của vở kịch, ta không thể không nhắc tới nghệ thuật xây dựng tình huống đầy kịch tính, lời thoại nhân vật sống động, chân thật, đi sâu vào nội tâm nhân vật để khắc họa lên nhân vật Hồn Trương Ba với những bi kịch nhưng đậm chất nhân văn. Lưu Quang Vũ đã thổi vào nền kịch nói Việt Nam sau 1975 một làn gió mới. Và chắc chắn sức sống của nó sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc đến hôm nay và cả mai sau.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 14)

Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nổi tiếng với những tác phẩm có nội dung giàu tính hiện thực, có tính đả kích sâu sắc và mang đậm giá trị nhân văn. Một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của ông phải nhắc đến đó chính là tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt. Trong tác phẩm này những vấn đề mấu chốt và tình huống truyện đều tập trung xoay quanh nhân vật Trương Ba, một con người phải sống nhờ ở đậu trong thân xác của người khác.

Trước khi đột ngột qua đời, Trương Ba là một người đàn ông hiền lành đức độ trong gia đình, ông là một hình mẫu mực thước cho tất cả các thành viên noi theo. Chính vì vậy ông rất được vợ con yêu thương, con cháu kính trọng. Ông là người không những nho nhã, thanh lịch lại rất thông minh và hiểu biết, nước cờ ông đánh họa chăng chỉ có Đế Thích mới giải vây được. Có thể thấy được đây là con người tri thức, nền nã vừa đẹp ở tâm hồn nhân cách lại có những hành vi ứng xử văn minh.

Tuy nhiên, chỉ vì một sai sót của Nam Tào, Bắc Đẩu khi vội đi chơi mà khiến cho Trương Ba phải chết oan. Cái chết của Trương Ba đột ngột và vô lý đến nỗi khi vợ Trương Ba gặp Đế Thích để đòi lại sự công bằng Đế Thích cũng phải bối rối. Công bằng ấy được sửa chữa, vá víu bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào trong thân xác của hàng thịt. Thế nhưng đây cũng là lúc bắt đầu bi kịch của Trương Ba.

Trương Ba dần trở nên thô thiển hơn, có những hành động lỗ mãng, không còn giống với con người của ông trước kia. Ông trở nên tham ăn tục uống, ăn uống phàm phu tục tử, nói năng thì bỗ bã, thô thiển, hành vi thì lố bịch. Trương Ba đã làm những việc trước đây ông chưa từng làm: tát con trai, làm “gãy tiệt cái chồi non” của cây cam, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm, đã “làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp” của cu Tị. Không chỉ vậy, trong một lần vợ hàng thịt nằng nặc đòi chồng ở lại với mình, Trương Ba đã suýt chút nữa mà nghe theo.

Sự thay đổi của Trương Ba khiến cho chính gia đình ông cũng không chấp nhận được, vợ Trương Ba chấp nhận bỏ đi để ông về sống với vợ hàng thịt. Cái Gái cháu ông thì không nhận ông, cô con dâu ngoan hiền hiểu chuyện nhất cuối cùng cũng trách cứ cha mình. Trương Ba đau khổ lắm. Không phải ông không biết những sự thay đổi đã diễn ra với mình chỉ là ông không thể làm được gì để thay đổi thực tại. Hoàn cảnh của ông đích thực là lực bất tòng tâm. Dù linh hồn của ông muốn nhưng thân xác không chịu nghe theo thì ông cũng không thể điều khiển được. Huống hồ việc ban ngày ở trong thân xác hàng thịt lâu dần khiến cho ông bị tha hóa, trở nên thô thiển, cục mịch, ngày càng giống với con người hàng thịt.

Trương Ba vô cùng đau khổ và day dứt về sự thật này nên đã gặp Đế Thích và trình bày nỗi lòng của bản thân. Có thể thấy ông là một người rất có nhân cách, lòng tự trọng. Ông đã thẳng thừng nói với Đế Thích chỉ quan tâm cho người ta sống còn sống thế nào thì Đế Thích không quan tâm. Những lời phê phán của Trương Ba rất gay gắt nhưng cũng vô cùng chính xác về Đế Thích và cách làm của ông. Trương Ba cuối cùng đau khổ lựa chọn cái chết còn hơn chấp nhận hoán đổi linh hồn mình vào một thể xác mới. Đây là một sự lựa chọn cao cả và thể hiện đúng tính cách con người ông. Ông không thể chấp nhận sự giả dối, hoán đổi, không thể sống mà trong một đằng ngoài một nẻo. Dù cho ông có được đổi sang một thân xác nào đi nữa thì đó cũng là thân xác đi mượn và rồi ông sẽ lại gặp rất nhiều rắc rối khi không được là chính mình. Cách lựa chọn này đã đưa Trương Ba trở về là chính ông dù điều đó đồng nghĩa với việc ông phải vĩnh viễn rời xa vợ con của mình.

Bi kịch của Trương Ba đã nói lên một vấn đề đó là sống nương nhờ trong thân xác của người khác. Con người phải sống là chính mình, nhất quán, đồng điệu giữa tâm hồn và thể xác không thể có chuyện linh hồn người này nhưng lại sống trong thân xác của người khác.

Cách lựa chọn giải quyết vấn đề cũng cho thấy được nhân cách cao đẹp trong con người Trương Ba, ông đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình còn hơn cố gắng níu giữ sự sống trong khi mình dần bị tha hóa, biến đổi. Cuối cùng thì Trương Ba vẫn trở về là người chồng yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, người ông đáng kính trọng của tất cả con cháu trong nhà.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 15)

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng bậc nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được sáng tác dựa trên một câu chuyện dân gian cổ, tuy nhiên nếu như truyện dân gian chỉ kết thúc ở chi tiết hồn Trương Ba trở về với xác của mình thì vở kịch của Lưu Quang Vũ lại được phát triển từ phần kết của câu chuyện đó để truyền tải những quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Câu chuyện xoay quanh bi kịch của Trương Ba khi bị chết oan, để tiếp tục sống thì buộc ông phải sống trong thân xác của người hàng thịt. Điều đáng nói là xác người hàng thịt tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng lại có những nhu cầu riêng, tính cách riêng và có sức mạnh để thực hiện những nhu cầu của mình, từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba dần thay đổi trong mắt của mọi người.

Trương Ba phải sống nương nhờ vào xác của người hàng thịt, vốn là người làm vườn chăm chỉ, giàu tình yêu thương, một người trí thức am hiểu, sống có trách nhiệm nhưng khi khi sống trong xác người hàng thịt, Trương Ba đã bị cái xác chi phối, dần trở thành con người vụng về, thô tục với những ham muốn tầm thường, dần trở nên thô lỗ khi dùng bàn tay và sức mạnh của người hàng thịt để đánh anh con trai đến bật máu. Cũng từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba không còn quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

Những thay đổi của Trương Ba đã khiến cho người thân thất vọng, bản thân Trương Ba cũng nhận thấy sự đổi khác của mình nhưng lại không thể kiểm soát được thể xác tưởng chừng âm u đui mù. Trương Ba hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát hành động và những suy nghĩ không đúng đắn của bản thân, dù cố gắng giải quyết nhưng ông vẫn đau khổ vì không thể phủ nhận rằng mình đang dần đánh mất chính mình. Câu nói của Trương Ba với xác người hàng thịt trong sự tuyệt vọng đã thể hiện nỗi đau khổ, bất lực đến cùng cực của ông “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”.

Không chỉ đau khổ với bi kịch không được sống là chính mình, sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo mà Trương Ba còn phải đối mặt với bi kịch bị từ chối. Trước những sự thay đổi của Trương Ba, những người thân và hàng xóm láng giềng đều không sao hiểu được, càng yêu quý, kính trọng con người trước kia của ông bao nhiêu thì họ càng không thể chấp nhận con người hiện tại của Trương Ba.

Người vợ vì hờn ghen với mối quan hệ không rõ ràng giữa Trương ba và vợ người hàng thịt mà muốn bỏ đi. Cháu gái khóc lóc và kiên quyết không chịu thừa nhận Trương ba của hiện tại là người ông hiền từ, giàu yêu thương trước đây. Chị con dâu, người thương và hiểu Trương ba nhất cũng không giấu nổi sự thất vọng khi thấy bố ngày càng đổi khác “ mỗi ngày…một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi”.

Chính bản thân của Trương ba cũng không thể chấp nhận được sự thay đổi của bản thân, để chấm dứt bi kịch sống không phải là mình, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của bản thân, Trương Ba đã quyết định lựa chọn cái chết để trả lại xác người hàng thịt cho người hàng thịt, để bản thân được sống trọn vẹn , thống nhất.

Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 16)

Lưu Quang Vũ ( 1948-1988 ) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam . Tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông là vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt . Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt ( SGK Ngữ văn 12 ) là văn bản đặc sắc , qua việc khắc hoạ mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt , với người thân đã phản ánh bi kịch và khát vọng hoàn thiện nhân cách của nhân vật hồn Trương Ba.

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước . Vở kịch được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy, ý thức dân chủ trong đời sống, phong trào đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội. Vở kịch gồm 7 cảnh, được tác giả sáng tác dựa trên một cốt truyện dân gian.

Đoạn trích Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt nằm ở cảnh 7 của vở kịch , qua việc xây dựng xung đột giữa tâm hồn thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của anh hàng thịt đã khắc hoạ bi kịch tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ , hoàn thiện nhân cách của con người . Từ đó tác giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.

Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:

”- Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi!.

Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải . Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận: Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”,… Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân : tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”.

Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, “khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…”Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánhmất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn… Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờanh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Đoạn trích vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt, qua việc khắc hoạ bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba đã thể hiện một ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người. Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ đồng thời đã khẳng định khao khát hoàn thiện nhân cách, đấu tranh chống lại sự tha hoá trong mỗi con người .Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 17)

“Tác phẩm chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng”, ngược lại, một tác phẩm chân chính sẽ còn lưu động mãi những ý nghĩa sâu xa trong lòng độc giả. Hồn Trương Ba da Hàng thịt của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã để lại cho người xem những suy nghĩ và niềm tin rất tích cực về cuộc sống qua đoạn kết rất có hậu.

Trương Ba – một con người đạo đức, hiền lành với tâm hồn trong sáng nhưng không may phải lìa đời do lỗi của Nam Tào. Nam Tào và Đế Thích đã nghĩ cách cho hồn ông nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Những tưởng được sống lại, được trở về từ cõi chết là điều rất may mắn cho ông và gia đình. Nhưng, thật đáng tiếc khi anh hàng thịt lại là người thô lỗ, cục cằn. Nay mọi người khó mà nhìn nhận ra sự khiết tịnh của linh hồn Trương Ba bên trong cái thể xác đã có quá nhiều thói hư tật xấu khi còn sống. Trương Ba đã gặp phải rất nhiều rắc rối. Ông rơi và bi kịch của chính mình vì nhiều khi không thể làm chủ được bản thân. Đứng trước nguy cơ bị tha hóa về nhân cách, Trương Ba đã quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Sau cuộc đối thoại tranh luận với xác anh hàng thịt và Đế Thích, cuối cùng Trương Ba cũng đã được toại nguyện. Cảnh kết thúc có hậu cũng đã làm thỏa lòng người xem. Trương Ba không cần phải mượn thân xác của bất kỳ ai để được ở bên vợ con, người thân nữa. Ngay trong những thứ bình dị của cuộc sống hằng ngày vẫn luôn có sự hiện hữu của ông. Vườn cây rung rinh ánh sáng. Nơi ấy từng là không gian quen thuộc gắn với con người Trương Ba, là nơi ông nâng niu, chăm sóc cho từng mầm sống, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ về một Trương Ba vẹn nguyện cả linh hồn và thể xác.

Ở một góc nhà đó, hiện lên cảnh tượng cu Tị đang ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa cuống quít vuốt ve con… Sự ra đi của Trương Ba đã mang lại sự sống mới cho cu Tị. Chị Lụa đã đớn đau tột độ tưởng chừng như sắp tuột mất đứa con yêu dấu khỏi tay mình, nay nó lại trở về khỏe mạnh vui cười quấn quít ngay cạnh bên. Niềm hạnh lớn lao vô cùng mà Trương Ba mang lại cho hai mẹ con mang ý nghĩa rất thiêng liêng và cao cả.

Tôi ở đây bà ạ. Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ… Không phải mượn thân xác ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu. Lời thủ thỉ của Trương Ba đã nói lên một chân lý của cuộc đời. Rằng: Sống không chỉ là sự tồn tại sinh học, sống như thế nào không quan trọng, quan trọng là mọi người nghĩ như thế nào về mình khi mình đã ra đi. Sự sống của tâm hồn mới là bất diệt, còn thể xác chỉ là những thứ ta nhìn thấy bên ngoài. Giờ đây Trương Ba tuy không được tận tay chăm sóc cho vườn cây, không được trực tiếp trò chuyện, vui cười cùng mọi người trong gia đình, nhưng khi chấp nhận cái chết, ông vẫn hạnh phúc vì tâm hồn mình được vẹn nguyên, vì không phải mượn nhờ thân xác của ai nữa cả. Ông chỉ là ông, là một Trương Ba trọn vẹn, đạo đức, hiền lành như ngày nào. Những kỷ niệm tốt đẹp về ông vẫn còn mãi trong lòng mọi người.

Không những thế, trái tim nhân hậu của Trương Ba đã gieo lên bao mầm non đạo đức cho con cháu. Cái Gái đã nâng niu, trân trọng từng quả na ông trồng, nó lấy hạt vùi xuống đất và nói: Chốn mọc thành cây mới. Ông nội tớ bảo vậy. Những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi… Dấu chấm lửng giữa dòng được đặt cuối tác phẩm như rót vào lòng người những nỗi niềm thương nhớ, và cũng là sự đồng tình, đồng thuận với sự ra đi mãi mãi của Trương Ba. Ông chấp nhận cái chết nhưng không có nghĩa là tâm hồn ông cũng chết. Ngược lại, những điều tốt đẹp ông đã làm, nay đang được con cháu ấp ủ, nâng niu. Nó sẽ mọc mầm, sẽ lớn lên, nối tiếp nhau như trái na mà cái Gái vừa hái và gieo trồng.

Nếu như lúc trước, cái Gái nhất quyết không chịu nhận Trương Ba bên trong cái xác anh hàng thịt, thậm chí nó còn tỏ rõ thái độ căm ghét, xua đuổi ông. Thì giờ đây khi Trương Ba đã chấp nhận cái chết, nó lại chấp thuận với những gì mà Trương Ba để lại. Điều ấy một lần nữa nói lên chân lý của cuộc sống: Chỉ khi được sống làm chính mình, cuộc sống mới có ý nghĩa trọn vẹn. Không thể nào sống nương nhờ vào kẻ khác, vào những thứ không phải của chính mình. Gia đình Trương Ba dù trống vắng khi mất đi một người thân yêu, nhưng như vậy còn bình yên hơn là phải chấp nhận một vật thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

Trương Ba đã ra đi, nhưng những kỷ niệm, những dấu ấn tốt đẹp về ông vẫn còn lưu giữ mãi trong nỗi nhớ của mọi người. Vở kịch đã khép lại và mang đến cho người xem một triết lý sống thấm đẫm giá trị nhân văn, ngời sáng nhân cách cao đẹp của con người: được sống làm người là điều rất quý giá, thiêng liêng nhưng được sống đúng bản chất của mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống một cách tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Ở đó, hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý về tinh thần. Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi xây dựng nên một vở kịch đầy ý nghĩa sâu xa. Dù đã nhiều lần được công diễn trên sân khấu, nhưng lần nào cũng khán giả đón xem và hưởng ứng rất đông đảo, nhiệt tình.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 18)

Từ một câu chuyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã chuyển thể thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có bảy màn, đoạn trích trong sách giáo khoa là đoạn cuối. Thông qua bi kịch Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã mang đến cho người đọc, người xem vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống hàng giả, lưu manh, bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hướng tới sự hoàn thiện. nhân vật tốt.

Do phải sống trên thân xác anh hàng thịt nên hồn Trương Ba phải tuân theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Tâm hồn nhân hậu, trong sáng, ngay thẳng của Trương Ba năm xưa, nay phải sống cho vay mượn, lệ thuộc nên bị đầu độc bởi sự tầm thường, thô tục của xác thịt. Chìm trong nghịch cảnh của bi kịch không được sống là chính mình và bi kịch bị người thân chối bỏ – Trương Ba quyết định thắp nén nhang kêu oan hồn Đế Thích chết đi để trả lại sự trong sáng, vẹn toàn cho tâm hồn.

Phần đầu của màn đối thoại là cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả đề cao quan điểm sống – “phải sống là chính mình”.

Mở đầu là màn độc thoại: “Anh đã thắng, cơ thể không phải là của em… Nhưng lẽ nào em chịu thua anh, đầu hàng anh và đánh mất chính mình?”. Đoạn độc thoại thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt ở Trương Ba. Thực ra, cuộc đấu tranh ấy đã được tác giả Lưu Quang Vũ chuyển tải qua cuộc đối thoại giữa Trương Ba và hàng thịt. Đó là cuộc đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn; giữa cái cao cả và cái thấp hèn; giữa tốt và xấu; giữa cao thượng và thô tục; giữa dục vọng và dục vọng. Đó cũng là cuộc đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Cuộc đấu tranh này tuy thắng về thể xác nhưng chính hồn Trương Ba không khuất phục, không khuất phục mà tìm mọi cách để được sống là chính mình – đây chính là nhân cách cao đẹp của Trương Ba.

Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Lời thoại có tới hai lần phủ định “tôi không thể”; “không thể được” cho thấy quyết tâm rời bỏ xác hàng thịt là ý chí sắt đá của Trương Ba khi thấm thía nghịch cảnh trớ trêu của mình.

Tiếp đó, Trương Ba nêu lên một nhu cầu chính đáng cũng như một quan điểm sống cao đẹp – sống phải là chính mình: “Bên trong không được, bên ngoài không được. Con muốn là con trọn vẹn”. Câu nói thể hiện nghịch cảnh của Trương Ba, sự bất nhất của bên trong và bên ngoài: “bên trong” là tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ và nhân cách cao đẹp của Trương Ba, tâm hồn là tinh hoa chi phối thể xác, đối lập bên trong là “bên ngoài” – xác sống của anh hàng thịt Nhưng “bề ngoài” cần hiểu theo nghĩa rộng là hoàn cảnh sống, bản năng, nhu cầu tự nhiên, khát vọng bản năng. thỏa hiệp với nhu cầu bản năng Đây là nỗi dằn vặt, đau khổ và trăn trở của Trương Ba, hai người không thể dung hòa vì không thể có một tâm hồn cao thượng trong một thân xác tội lỗi.Tài liệu của ông Phan Danh Hiệu

Từ đó, Trương Ba lên tiếng đòi hỏi những nhu cầu chính đáng của chính mình: “Ta muốn là ta trọn vẹn”. Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng sống hòa thuận. “Toàn vẹn” nghĩa là phải có sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và tâm hồn. Không thể có sự sống là “hồn và xác”. Cuộc sống không thuận theo tự nhiên, không thuận theo tự nhiên, sống không được là chính mình là một bi kịch nghiệt ngã.

Trước những yêu cầu của Trương Ba, Đế Thích cho rằng: “Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống ấy vì“ trên trời dưới đất ”. Đế Thích chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba sống bất nhất từ ​​trong ra ngoài, nhưng ai cũng như vậy, nên Đế Thích khuyên Trương Ba đừng cố làm hòn bi lăn ngược mà hãy biết chấp nhận, hãy biết thỏa hiệp, học cách chấp nhận. Đế Thích dẫn chứng mình và Ngọc Hoàng không được sống là chính mình: “Nhìn bề ngoài thì không thể sống theo suy nghĩ bên trong, nhưng Ngọc Hoàng cũng vậy, chính con người cũng có lúc phải nhào nặn. để xứng đáng với danh hiệu Ngọc Hoàng. ” Như vậy, theo Đế Thích, “không ai được sống là chính mình”. Tài liệu của ông Phan Danh Hiếu. Vì sống có nghĩa là tồn tại, còn tồn tại như thế nào thì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà con người buộc phải phục tùng. Đây là một quan niệm sống sai lầm đáng bị lên án.

Trương Ba bắt đầu đổi giọng tố cáo Đế Thích: “Sống nhờ đồ đạc, của cải người khác là điều không nên, đằng này, thân mình cũng phải sống nhờ hàng thịt”. Trương Ba so sánh về đồ đạc, vật chất và bản thân. Việc mượn đồ đạc và của cải vật chất từ ​​người khác là điều không nên; sống nhờ, sống nhờ, sống ký sinh trên cơ thể người khác là một điều đáng xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn: “Anh ấy chỉ nghĩ đơn giản là để cho mình sống thôi, còn sống thì không cần biết!”. Dòng chỉ trích Di Thích quan niệm sai lầm bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống. Với Thích Ca Mâu Ni, sự sống là sự tồn tại, không quan trọng nó tồn tại như thế nào. Đối với Trương Ba, sự sống không chỉ là sự tồn tại về mặt sinh học, mà còn là sự tồn tại có ý nghĩa.

Những lời thoại của Trương Ba và Đế Thích ở phần này chủ yếu thiên về cuộc đấu tranh của Trương Ba – đó là cuộc đấu tranh vượt lên nghịch cảnh để chiến thắng bản thân bảo vệ linh hồn cao đẹp. Cuộc đấu tranh này toát lên nhân cách cao thượng và đức hi sinh của Trương Ba.

Tiếp đó, Trương Ba bày tỏ nguyện vọng: “Xác anh hàng thịt còn nguyên, ta sẽ trả lại cho anh. Cho hồn anh sống lại với thân xác này”. Nhưng Đế Thích đã từ chối vì Đế Thích cho rằng linh hồn quý giá của Trương Ba không thể thay thế được linh hồn tầm thường của anh hàng thịt. Trương Ba cho rằng: “Người tầm thường, nhưng chân chính… sinh ra để ở với nhau”. Để khẳng định với lòng quyết tâm của mình, Trương Ba tỏ ra mạnh mẽ: “Nếu không cứu giúp, ta sẽ nhảy xuống sông, găm dao vào cổ thì hồn không còn, xác hàng thịt”. Ý chí quật cường của Trương Ba xuất phát từ khát vọng “được sống là chính mình”, và được “sống là chính mình” lúc này Trương Ba không còn con đường nào khác ngoài cái chết. Bởi chỉ khi chết đi, anh mới thực sự là chính mình, mới khôi phục được vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn. Đối với Trương Ba, thiên đường đẹp nhất, nơi linh hồn có thể trú ngụ sau khi chết là sống lại trong lòng những người yêu thương mình.

Lưu Quang Vũ đặt Trương Ba vào một tình huống kịch độc đáo. Cái chết của đứa con trai duy nhất của bà, Ti, khiến cuộc đối thoại có một bước ngoặt.

Đế Thích muốn Trương Ba nhập hồn vào xác Tí: “Sống trong xác chàng trai thì được”. Câu nói này của Đế Thích một lần nữa cho thấy lối suy nghĩ đơn giản, phiến diện – cuộc sống là tồn tại. Thực chất của lối suy nghĩ này được bắt nguồn từ cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Các vị thần và nữ thần không bao giờ chết, vì vậy sống là để tận hưởng. Lối sống này ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ đó dẫn đến những sai lầm.

Trước yêu cầu của Đế Thích, Trương Ba ngập ngừng: “Ông cho tôi suy nghĩ một lát đã”. Sự phân vân của Trương Ba cho thấy: sống là đáng quý thật, được tồn tại mãi mãi là điều còn quý giá hơn. Sự phân vân này cũng cho thấy Trương Ba rất ham sống, vẫn muốn được sống. Trương Ba lại tiếp tục trải qua cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội. Ông hình dung thấy trước mắt là cuộc sống tương lai của mình trong cơ thể của một thằng bé lên mười: “Có khi tôi còn phải sang nhà chị Lụa ở… Bà vợ tôi, các con tôi sẽ nghĩ ngợi, xử sự thế nào, khi chồng mình, bố mình mang thân một thằng bé lên mười…”. Trương Ba thấy mọi sự vô lí nhất là khi ông nhìn thấy được sự cô đơn của bản thân khi: “Vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tôi giữa đám người hậu sinh… Tôi sẽ như ông khách ngồi ở nhà người ta… Tôi sẽ bơ vơ lạc lõng”. Điều khiến chúng ta trân trọng ở Trương Ba đó chính là tâm hồn ông cao thượng: “Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị” và cũng chính cái chết của cu Tị cùng với khát vọng được cứu sống thằng bé đã khiến Trương Ba trở nên mạnh mẽ. Trương Ba lên tiếng khẩn khoản cầu cứu Đế Thích “Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó!… vì con trẻ… Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng”.

Đế Thích vẫn muốn Trương Ba tiếp tục tồn tại nhưng Trương Ba đã thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù bằng một việc đúng khác”. Ông cũng khuyên nhủ Đế Thích phải làm cho bằng được việc đúng, đó chính là làm cho cu Tị được sống lại. Những suy nghĩ tốt đẹp của Trương Ba và đức hi sinh cao thượng của ông cuối cùng cũng thay đổi được tư duy của Đế Thích. Cu Tị được sống còn Trương Ba trở về với chính mình chứ không còn là “cái vật quái gở mang tên hồn Trương Ba, da hàng thịt nữa”.

Hồn Trương Ba nhập vào cảnh vật quen thuộc trong gia đình và gắn bó trong trái tim những người yêu thương ông. Trương Ba đã phục sinh linh hồn mình trong trái tim của những người yêu thương. Linh hồn ông mãi mãi bất tử trong màu xanh cây vườn và bất tử trong những người yêu mến ông.

Sự tồn tại của con người bao gồm một bộ phận con người và một bộ phận con người. Phần phụ mang tính bản năng. Phận con người thuộc về nhân cách, là sự cao quý đẹp đẽ của tâm hồn. Phần con và phần con người đã tạo nên con người thật sự. Ở đây hai hình ảnh hồn và xác cũng là ẩn dụ cho phận con và phận người. Một bên tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, thanh cao; một bên thể hiện sự thô tục, thô tục. Tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh, không thể có một tâm hồn cao thượng trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất hoàn chỉnh, không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: Bên trong, bên ngoài ”.

Để sống thật với chính mình, mỗi chúng ta cần biết cách cân bằng giữa việc chăm sóc tâm hồn cũng như trân trọng và quan tâm đến những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Qua đó, Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: một người chỉ biết tu bổ, chạy theo ham muốn vật chất mà không chăm lo đời sống tinh thần. Loại còn lại luôn coi thường giá trị vật chất, bỏ bê việc chăm sóc bản thân, chỉ mong giữ cho tâm hồn đẹp. Thông qua thể xác và tâm hồn, Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng sống là chính mình mới là hạnh phúc đích thực của con người. Vì vậy, trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự thô tục và vượt qua nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể là chính mình – là chính mình hoàn toàn.

Để làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, Lưu Quang Vũ đã sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh và tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện. Có chiều sâu triết học khách quan.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 19)

Lưu Quang Vũ là một người đa tài, ông hoạt động trong hầu hết lĩnh vực nghệ thuật. Ông vừa có thể viết truyện, làm thơ, am hiểu về hội họa… song có lẽ dấu ấn của ông được khẳng định rõ nhất qua kịch. Kịch của Lưu Quang Vũ giàu tính triết lí mang đậm ý nghĩa nhân văn. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cũng là một tác phẩm như thế. Đăc biệt đoạn trích cảnh VII của vở kịch thể hiện sáng rõ giá trị nhân văn của toàn vở kịch khi diễn ra xung đột gay gắt giữa hồn và xác và được đẩy lên tới đỉnh điểm.

Trước hết, giá trị nhân văn của một tác phẩm có thể được hiểu là vẻ đẹp, phần sáng trong một con người song phần đẹp đẽ của một con người chỉ thực sự được bộc lộ khi được đặt vào các mâu thuẫn, sự đấu tranh trong hoàn cảnh cụ thể. Ở đó nhân vật luôn cố gắng thoát ra khỏi những bóng tối, những cái xấu xa để khẳng định bản thân mình, vươn tới những giá trị đẹp nhất trong xã hội. Nói như thế, phần nổi bật của giá trị nhân văn là giá trị về tinh thần của con người như: trí tuệ, phẩm giá, nhân cách, tâm hồn… Giá trị nhân văn được xem như là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại.

Hiểu như thế, ta nhận thấy giá trị nhân văn của cảnh VII của vở kịch được khắc họa rõ nét qua nhân vật Trương Ba. Trương Ba là hiện thân của một con người tốt bụng, sống thanh tao và đặc biệt có biệt tài là chơi cờ rất giỏi. Ông là người thường chơi cờ với Đế Thích và hai người trở thành bạn của nhau. Tuy nhiên, do thiếu tinh thần trách nhiệm, tắc trách trong công việc của mình, các quan nhà trời đã gạch tên Trương Ba ở hạ giới khiến ông Trương Ba bị chết oan. Để sửa sai, Đế Thích cũng là một quan nhà trời đã cho hồn Trương Ba sống lại bằng cách nhập vào xác anh hàng thịt mới chết được một ngày. Từ đây, xung đột mâu thuẫn ở trong nhân vật hồn Trương Ba nảy sinh một cách gay gắt. Nhưng chính mâu thuẫn, sự đấu tranh ấy lại làm ngời sáng giá trị nhân văn của tác phẩm.

Hình ảnh một ông Trương Ba ngồi một mình ôm đầu hồi lâu đã cho chúng ta sự chán nản, tuyệt vọng trong tâm hồn. Hồn Trương Ba cảm thấy nỗi đau đớn của chính mình khi con người thật của mình đã bị đánh mất. Về hành động, Trương Ba không còn thường hay đánh cờ nữa, trí tuệ không còn được minh mẫn, sáng suốt. Là một người làm vườn, cây cối vốn là một thứ mà trước đây ông hết sức yêu quý và nâng niu, nay ông còn phá hoại cả chúng trên thân xác xù xì, thô kệch và nặng nề của anh hàng thịt : “ông làm gãy tiệt cái chồi non… chân ông giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong vườn, còn “làm hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”, “lãm gãy cả nam rách giấy” thậm chí “Trương Ba tát người con trai toét máu mồm, máu mũi”. Về cách sống, dường như tính cách Trương Ba thay đổi hẳn, không còn hiền hậu, vui vẻ, tốt bụng với những người trong gia đình và cả với mọi người xung quanh. Ông trở nên cộc cằn, thô lỗ, lại còn bị thân xác lấn át khi ham muốn vợ anh hàng thịt, đứng cạnh vợ anh hàng thịt, ông cảm thấy “tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực”. Như vậy từ hành động tới cách sống của Hồn Trương Ba hoàn toàn biến mất, tha hóa chính là nỗi đau đớn của Hồn Trương Ba. Bởi vì ông hiểu rằng cái tôi của mình trước đây, của một người làm vườn vốn là biểu tượng của cái đẹp song giờ đây, con người ấy lại hòa vào xác anh hàng thịt lại là biểu tượng của sự thô lỗ, cộc cằn, hung bạo, ham dục vọng thì thử hỏi làm sao mà không tha hóa, biến chất sao được. Giá trị nhân văn của tác phẩm lại nằm ở chỗ nhà viết kịch không để Hồn Trương Ba trượt dài trên sự tha hóa, biến chất của thân xác vốn không thuộc về mình, không phải là của mình. Một Trương Ba bị gia đình nghi ngờ, cảm thấy xa lạ, xa lánh nên nhân vật nhận thức rõ điều ấy và không muốn sống một cuộc sống lay lắt, sống dở, chết dở. Hồn Trương Ba quyết tìm gặp Đế Thích để nói lên khát vọng sống đích thực của mình là đòi lại quyền làm người, quyền sống thích đáng của con người. Trong cuộc nói chuyện, Hồn Trương Ba đã lên tiếng phê phán thói ích kỉ của Đế Thích : “ Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” và bày tỏ ước vọng của mình là muốn được chết vì chỉ có cái chết mới trả lại con người đích thực của Hồn Trương Ba, mới có thể tìm lại một Trương Ba tốt đẹp trong mắt mọi người xung quanh như xưa. Đối với Trương Ba, cái chết là một sự giải thoát thể hiện tinh thần phản kháng, đấu tranh đòi lại quyền làm người, đòi lại một người yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu mọi người. Với khát vọng “ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” thì đó lại là một cái chết đẹp. Tiếng nói ấy là một tiếng nói hết sức chính đáng, sống đúng với tư cách của một con người là một phẩm chất đẹp. Hồn Trương Ba quyết liệt tìm đến cái chết : “Tôi không nhập vào hình thù của ai nữa. Tôi đã chết rồi hãy để tôi chết hẳn”. Và ông còn quả quyết khi đưa ra lời đe dọa với Đế Thích “ Nếu ông không giúp, tôi sẽ nhảy xuống sông, hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất…”. Những lời nói phản kháng quyết liệt của Hồn Trương Ba khi đối diện với Đế Thích càng thấy rõ sức sống tiềm tàng trong con người Hồn Trương Ba thật mãnh liệt để tìm lại chính mình, đòi lại quyền làm người thích đáng của mình khi đã bị các quan nhà trời tước đoạt là phẩm chất tốt đẹp ở nhân vật này.

Một phẩm chất tốt đẹp nửa của Hồn Trương Ba cũng được bộc lộ ở ông đó là tình yêu thương con người. Khi Đế Thích vẫn muốn níu kéo sự sống của Hồn Trương Ba bằng cách đưa ra lời gợi ý, lời khẩn cầu sống trên thân xác của cu Tị hàng xóm trong cơn thập tử nhất sinh, Hồn Trương Ba đã không đồng ý và cùng lúc ấy ông đã xin trả lại sự sống cho anh hàng thịt và cu Tị. Dù Hồn Trương Ba nhận thấy thân xác của anh hàng thịt đã từng cười cợt, ngạo mạn, xem thường, miệt thị Hồn Trương Ba. Nếu không có hắn, Hồn Trương Ba có lẽ sẽ không bị rơi vào tình trạng đau đớn, day dứt, giày vò. Nhưng nguyện vọng của Hồn Trương Ba vẫn xin cho anh hàng thịt được sống, được trở về với gia đình, vợ con đã thể hiện một tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương con người của Hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đã lấy ân báo oán, xóa bỏ thù hận trước kia bởi ông hiểu rõ nỗi đau của người vợ khi mất chồng và nỗi đau của người mẹ khi mất con từ đó yêu cầu tha thiết Đế Thích trả lại sự sống cho anh hàng thịt và cu Tị là một phẩm chất đáng quý.

Để khắc họa lên bản chất tốt đẹp trong sâu thẳm con người của Hồn Trương Ba khiến cho vở kịch mang đậm giá trị nhân văn, Lưu Quang Vũ đã xây dựng được tình huống đầy kịch tính, lời thoại của nhân vật chân thật, sinh động, lôi cuốn, đi sâu vào nội tâm nhân vật với sự đấu tranh mâu thuẫn phức tạp, giằng xé. Kịch bản đã nêu lên được thông điệp: Phải tôn trọng quyền làm người, quyền sống của con người và không có sự áp đặt tùy tiện làm cho con người tha hóa, đánh mất chính mình cũng là ý nghĩa nhân văn của vở kịch.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 20)

Hồn Trương Ba,da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó-thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ,quan niệm,triết lí nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Câu chuyện bắt đầu từ khi cuộc sống của Trương Ba bắt đầu tái sinh dưới thân xác anh hàng thịt. Với truyện cổ tích, đó là một kết thúc có hậu và Trương Ba tiếp tục hạnh phúc với hình hài và thân xác mới. Tuy vậy, dưới con mắt của Lưu Quang Vũ,hiện thực cuộc đời được tái hiện theo đúng cách mà nó tồn tại. Vì thế mới nảy sinh một bi kịch mới, đó là bi kịch của một tâm hồn thanh cao,trong sáng lại phải sống chật chội trong thân xác của một anh chàng thịt phàm phu tục tử,thô lỗ,bản năng. Tuy vậy, sau ba tháng trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt, với những lí lẽ đầy cám dỗ của thân xác,tâm hồn thanh cao của Trương Ba cũng có lúc bị tha hóa,phải làm những điều trái với tư tưởng, đạo lí của mình để thỏa mãn thân xác. Đó chính là bi kịch nội tại của nhân vật.

Sống trong xác anh hàng thịt, Trương Ba nhận thấy mình ngày càng bị tha hóa và đau khổ hơn là hồn Trương Ba không thể giải quyết được mâu thuẫn đó. Bi kịch được đào sâu,tạo xung đột qua các đoạn đối thoại.

Đầu tiên là cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác. Xác-bằng những lí lẽ đầy cám dỗ và những chứng cứ xác thực đã làm cho hồn thấy rằng sự tồn tại của nó cũng có cái thú vị. Đó là cảm giác khát thèm xác thịt, cảm giác khát thèm miếng ăn, sự đắc thắng trước bạo lực. Xác anh hàng thịt cũng sắc sảo không kém khi chỉ ra: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống phải vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập:” Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,thẳng thắn! ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo; Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết,không có tư tưởng,không có cảm xúc…!

Bi kịch ấy vẫn chưa dừng lại. Tuy nhiên, qua lí lẽ của anh chàng hàng thịt, tác giả cũng hàm ý rằng, thể xác cũng có tiếng nói riêng. Đó là tiếng nói của bản năng, của đam mê, dục vọng đời thường. Vì thế, con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi xác vật chất đời thường. Đó cũng là sự mâu thuẫn giữa khát vọng và bản năng con người.

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến Hồn Trương Ba đã cảm thấy không thể chịu nổi. Và hồn đã quyết không thể khuất phục xác được nữa. Hồn Trương Ba đã phản kháng quyết liệt:” Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!. Đây là lời đối thoại có tính chất quyết định dẫn đến hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Qua bi kịch của hồn Trương Ba, nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến những thông điệp đến người đọc. Đó là con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Màn kết, Trương Ba trở lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch, hóa thân vào các sự vật thân thương và tồn tại vĩnh cửu bên người thân. Cuộc sống trở lại quy luật tuần hoàn của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời gửi đến cho người đọc thông điệp và sự chiến thắng của cái Thiện cái Đẹp và sự sống đích thực.

Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt!

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 21)

Lưu Quang Vũ là người có tài về nhiều mặt như: viết văn, làm thơ, vẽ tranh…nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt nam. Những vở kịch của ông đã làm xôn xao dư luận và được đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Phần lớn các vở kịch của ông đều được các đoàn nghệ thuật dàn dựng, trong đó vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là đặc sắc nhất. Lưu Quang Vũ đã có rất nhiều sáng tạo. Ông đã đổ rượu mới vào bình cũ để kể lại chuyện hài xưa như một bi kịch triết lí thời nay. Qua vở kịch Lưu Quang Vũ đã gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và quan niệm sống của mình đến với khán giả.

Nhan đề truyện thể hiện một quan niệm: Giữa hồn và xác phải có một sự tương hợp hài hòa, thế nhưng ở đây có sự khập khiễng không thể hòa hợp. Đặc biệt là hồn của một người thanh cao, trong sáng, trung thực lại ngụ trong xác của một kẻ tầm thường, phàm tục, đầy bản năng, thô lỗ. Bi kịch này sinh từ đó. Như vậy tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn xung đột bên trong của một con người. Điều nảy sinh là linh hồn là hồn trong sạch đang dần dần bị tha hóa. Từ chỗ thanh cao đến chỗ có những ham muốn tầm thường. Nhan đề đã thâu tóm những mâu thuẫn xác định ngay trong một con người. Đây là mâu thuẫn nội tại.

Bi kịch của Trương Ba: ông đã chết vô cớ vì sự thiếu trách nhiệm của tiên thánh. Tiên thánh sửa sai thì lại càng tệ hại hơn. Bi kịch xảy ra từ khi Trương Ba được sống lại. Như vậy vấn đề không chỉ được sống mà còn là phải sống như thế nào. Sống trong cái xác của anh hàng thịt, Trương Ba thấy mình bị tha hóa: hồn trong sạch ngay thẳng đang bị cái thể xác thô lỗ, ranh mãnh, ve vãn, chế nhạo, cám dỗ. Có lúc hôn phải thỏa hiệp với những đòi hỏi bản năng của xác. Bây giờ không còn thích đánh cờ – một thú vui trí tuệ, thanh cao. Những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn vô hồn. Không còn là người có bàn tay khéo léo nữa mà là một kẻ vụng về. Bên trong một đường, bên ngoài một nẻo. Ý thức được điều đó nên hồn càng thêm đau khổ. Đây là sự đau khổ vì không làm chủ được bản thân. Đây cũng là nỗi đau khổ của con người khi phải sống trong hoàn cảnh không phù hợp với mong ước của mình, không phải là chính mình.

Bi kịch của Trương Ba không chỉ là bi kịch của cá nhân mà còn là bi kịch gia đình. Quay lại với thể xác, hồn Trương Ba phải đối diện với một xung đột khác đó là bi kịch không được thừa nhận. Người vợ hiền thục rất đau khổ, tìm cách tránh mặt và định bỏ đi. Con trai thì hư hỏng, cháu nội thì tỏ thái độ thù ghét và đuổi ông đi. Đứa con dâu là người cảm thông với ông nhất, tiếc nuối một người cha chồng trước kia thì lại vướng mắc với một loại câu hỏi rất khó lí giải: “…làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”.Trương Ba đã rơi vào cái khổ của việc không được chia sẻ và thấu hiểu. Cháu nội thù ghét không nhận và đuổi ông đi, dù ông có thanh minh. Ông đã gây ra những xáo trộn, bất an trong gia đình, gia đình lại khổ lây vì sự nhũng nhiễu của lí tưởng.

Như vậy, Trương Ba đã rơi vào tình thế cô đơn ngay tại nhà mình. Trương Ba ý thức nỗi khổ này của vợ con lớn hơn cả nỗi khổ khi chôn ông xuống đất. Ông đã tự ý thức được tất cả và cảm thấy mình có lỗi với gia đình. Điều đó cho ta thấy Trương Ba là một con người rất vị tha.

Bi kịch của Trương Ba là ở chỗ mình không phải là mình. Khổ vì bị sự trói buộc có tính định mệnh của phần xác đối với phần hồn. Đây là nỗi đau khổ tột cùng của Trương Ba. Để thể hiện điều này, Lưu Quang Vũ đã tạo ra một cuộc đấu trí đầy trí tuệ giữa linh hồn và thể xác. Tiếng nói của xác là tiếng nói của bản năng. Tiếng nói của Trương Ba là tiếng nói của con người thanh cao, trong sạch, tự ý thức. Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai mặt tồn tại của con người, thể hiện khát vọng hướng thiện và tầm quan trọng cảu việc tự ý thức về bản thân và vượt lên chính mình.

Anh hàng thịt cũng không kém phần khôn ngoan, lí lẽ cũng có phần đúng đắn: “Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác của họ nỗi khổ sở nhếch nhác…”. Vì thế mâu thuẫn cũng khó có thể giải quyết nhanh chóng. Qua lí lẽ của anh hàng thịt tác giả cũng muốn nói lên một điều: Con người phải có khát vọng sống thanh cao nhưng cũng không thể tách hồn khỏi vật chất đời thường, cũng như những nhu cầu chính đáng rất con người. Mặt khác tác giả cũng muốn nói lên những người vượt lên hoàn cảnh đã gặp không ít trở lực có lúc làm cho họ nản lòng. Điều đó thể hiện qua những câu thoại có vẻ đuối lí của Trương Ba. Rồi hồn Trương Ba phải thỏa hiệp và nhập vào xác anh hàng thịt, đuối lí bởi những lí lẽ vừa khó chịu vừa chứa đựng một phần chân lí. Màn đối thoại vừa có tính chất hài kịch lại vừa có tính bi kịch. Màn đối thoại vừa toát lên giọng điệu nghiêm trang lại vừa có ý mỉa mai hài hước. Đó là một sự kết hợp giữa hài kịch và bi kịch của người nghệ sĩ tài ba. Bi kịch này có sự mâu thuẫn giữa khát vọng và khả năng.

Hồn Trương Ba ý thức được nghịch cảnh mình nên đau đớn day dứt cùng với sự tác động từ bên ngoài: lí trưởng, gia đình nên Trương Ba phải gặp Đế Thích để giải quyết vấn đề này. Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích cũng rắt đặc sắc. Ngôn ngữ của Đế Thích là ngôn ngữ dụ dỗ thuyết phục: lí lẽ không ngoan có vẻ có lí, nâng cao giá trị của Trương Ba, bôi bác sự giả dối có trên thiên đình. Tiên thánh cũng không được sống theo những gì mình nghĩ ở bên trong, đến Ngọc Hoàng cũng phải ép mình cho xứng danh Ngọc Hoàng. Trên trời, dưới đất người ta đều thế cả. Đế Thích sửa sai lại càng thêm sai. Trương Ba đã bác bỏ một cách cương quyết: “Thần có thể chấp nhận một cuộc sống như thế chứ con người thì không” và khăng khăng đòi chết, không chịu nhập vào cái xác của ai nữa. Bi kịch của ông bắt đầu từ khi ông được sống lại trong cái xác anh hàng thịt. Như vậy, là con người ai cũng muốn là chính mình mà không muốn sống tạm bợ, chắp vá. Trương Ba đã ý thức được vấn đề là sống như thế nào chứ không phải chỉ được sống là đủ. Trương Ba đã dũng cảm chấp nhận cái chết để bảo vệ chân lí, bảo vệ nhân cách, bảo vệ các giá trị nhân sinh và dù có chết cũng là cái chết bất tử. Dù là nghịch lí nhưng đó là con đường phục hưng những giá trị nhân văn. Đó là cuộc thắng lợi của cuộc tranh chấp muôn thuở giữa cái thánh thiện và cái phàm tục. Trương Ba đã chiến thắng được mình và còn chủ động phê phán khuyên bảo Đế Thích. Đó là chuyện phi thường, một ông tiên phải đuối lí trước con người. Cuối cùng phải thốt lên một câu như vỡ lẽ ra một điều mới: “con người dưới hạ giới các ông thật là kì lạ”. Hóa ra các lực lượng siêu nhiên, thần thánh tuy có thể quyết định được việc sống chết của con người nhưng không thể can thiệp vào sự tự do của con người. Lưu Quang Vũ đã thể hiện niềm tin sâu sắc vào con người vào khả năng vươn lên mọi thực tế nghiệt ngã. Thật xúc động khi hồn Trương Ba xuất hiện giữa màu xanh lá với lời nói thật thiết tha. Cái chết của Trương Ba là cái chết bất tử, tâm hồn của ông vẫn sống mãi giữa màu xanh cây vườn. Bi kịch của Trương Ba là một bi kịch lạc quan.

Qua bi kịch của Trương Ba nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 22)

Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một nhà soạn kịch tài hoa, một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu cho văn học hiện đại Việt Nam. Tài năng bao trùm trên các lĩnh vực văn chương nghệ thuật, và trong mỗi lĩnh vực, Lưu Quang Vũ lại để lại những dấu ấn đặc biệt, để lại những thành tựu trải dài suốt hàng thế kỉ.

Trong đó, Lưu Quang Vũ đặc biệt được ghi nhận ở mảng viết kịch và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được xem là một trong những vở kịch thành công nhất của Vũ. Chính vì thế mà nhà phê bình Ngô Thảo đã từng nói: “Bóng rợp tài năng của Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mát cả một vùng sân khấu rộng lớn theo chiều dài đất nước trong một thập niên”.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết.

Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”.

Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém.

Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba.

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc. u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông.

Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỏ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!”

Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu.

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn.

Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc.

Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”.

Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường.

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện.

Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị?

Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!”

Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể.

Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu, không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược?

Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”.

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao…

Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 23)

Nhắc đến Lưu Quang Vũ là nhắc đến một nhà soạn kịch tài hoa, một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu cho văn học hiện đại Việt Nam. Tài năng bao trùm trên các lĩnh vực văn chương nghệ thuật, và trong mỗi lĩnh vực, Lưu Quang Vũ lại để lại những dấu ấn đặc biệt, để lại những thành tựu trải dài suốt hàng thế kỉ.

Trong đó, Lưu Quang Vũ đặc biệt được ghi nhận ở mảng viết kịch và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được xem là một trong những vở kịch thành công nhất của Vũ. Chính vì thế mà nhà phê bình Ngô Thảo đã từng nói: “Bóng rợp tài năng của Lưu Quang Vũ đã trùm lên che mát cả một vùng sân khấu rộng lớn theo chiều dài đất nước trong một thập niên”.

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là vở kịch viết về cuộc xung đột căng thẳng giữa Hồn và Xác mà Lưu Quang Vũ đã mượn cốt truyện dân gian để xây dựng nên. Trương Ba là một người hiền lành, chăm chỉ, có học thức lại giỏi đánh cờ nhưng lại chết một cách vô lí. Cái chết của Trương Ba chính do bởi sự vô tâm, tắc trách nơi Nam Tào. Sau đó, để sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại là nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết.

Nhưng không ngờ sự sửa chữa ấy lại dẫn tới một sai lầm trầm trọng hơn, Trương Ba rơi vào hẳn đời bi kịch khi phải sống trong xác hàng thịt – một con người hoàn toàn đối lập với mình. Sau cùng, Trương Ba đã lựa chọn cái chết, trả lại thân xác vay mượn cho Hàng Thịt bởi vì ông muốn “tôi muốn được là tôi của toàn vẹn” bởi “sống thế này, còn khổ hơn là cái chết”.

Và từ đó, vĩnh viễn “không còn cái vật quái gở mang tên “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa”. Qua đó, vở kịch đã mang đến một thông điệp to lớn: được sống làm người là quý giá thật, nhưng càng quý giá hơn khi được sống là chính mình, theo đuổi những giá trị mình mong muốn, sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác.

Với cốt truyện như trên, trích kịch xoay cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác. Nguyên nhân xuất phát từ việc Trương Ba phải chịu sự lấn át của thể xác thô lỗ, chiều theo những nhu cầu tầm thường, dung tục mà khiến tâm hồn thanh cao bị nhiễm độc, tha hóa. Hàng thịt bây giờ là cái bình để chứa đựng linh hồn Trương Ba, hàng thịt đòi hỏi những nhu cầu ăn uống rượu thịt, tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi…và cả đời sống vợ chồng mà Trương Ba cho là thô phàm, thấp kém.

Trong khi Trương Ba càng cố gắng chối bỏ, đề cao sự nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn thì hàng thịt lại càng khinh khi, phỉ nhổ: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!” Qua đó, Lưu Quang Vũ đã gửi đến cho người đọc những triết lí nhân sinh quý giá hai tấn bi kịch của cuộc đời Trương Ba.

Bi kịch thứ nhất của Trương Ba là bi kịch sống, sống gửi, không được là chính mình. Nghịch cảnh trớ trêu, sự hoán đổi bất ngờ đã xáo trộn hiện thực. Trích kịch mở đầu với những lời kêu gào thống thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Trương Ba đang độc thoại trước cảnh bế tắc. u uẩn không lối thoát của hiện tại. Thân xác kềnh càng, bản tính cục cằn thô lỗ của hàng thịt đang dần dần lấn át đi tâm hồn nhân hậu, thanh cao của chính ông.

Đau khổ, quẫn bách, dày vò không ngờ lại trở thành cuộc đời của Trương Ba. Sự hoán đổi quá chênh lệch, linh hồn thanh cao gửi vào xác thân phàm tục đã khiến cho ông muốn bứt mình ra khỏi hiện tại dù chỉ là trong khoảnh khắc: “Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!”

Trong chán nản tuyệt vọng, sự khát khao tách bạch trở nên tha thiết hơn bao giờ hết, tiếng kêu gào thống thiết kia chính là lời cầu cứu của một linh hồn khát khao được nguyên vẹn là mình. Và cũng trong giây phút đó, Hồn và Xác đã được tách ra, cuộc hội thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt được bắt đầu.

Ta thấy trong cuộc đối thoại đặc biệt đó, Hồn Trương Ba đã bị nhạo báng, thách thức và đôi lần đuối lí trước lời nói hùng hồn của Xác hàng thịt. Lời nói của Hồn Trương Ba vô cùng ít ỏi và tất cả đều xoay quanh việc bảo vệ sự trong sạch của chính mình, đề cao tâm hồn cao thượng, lối sống nhân hậu, thanh cao và lên án xác thân hàng thịt đã làm ông dơ bẩn, tha hóa. Xác trước những buộc tội đó không hề đuối lí mà ngược lại, còn ung dung, ngạo mạn thách thức linh hồn.

Trước lời khinh miệt thân xác vô hồn, đui mù “mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…”, hàng thịt đã nghiễm nhiên đáp lại: “Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!” Ta thấy, mỗi lời hàng thịt nói ra đều buộc Trương Ba phải thừa nhận có sự tồn tại của thể xác, hơn nữa, ông đang bị thể xác mà mình khinh khi, xem thường kia trói buộc.

Hồn im lặng và đau đớn thừa nhận sự thắng thế của Xác, nhiều lần phải bất lực đáp lại: “Im đi”, “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”,… Trong suốt cuộc đối thoại, Xác hàng thịt lần lượt kể lại những hành động, những việc làm, những thói quen nhuốm màu phàm tục như “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”, “ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi không?” để cuối cùng khẳng định một điều chắc nịnh với Hồn Trương Ba: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!”.

Bên cạnh đó, Xác hàng thịt còn lần lượt kể lể về những lí lẽ vô cùng thuyết phục như “những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác”, kể về những “trò chơi tâm hồn” mà mình đã nhân nhượng với Trương Ba. Cuộc đối thoại đến hồi kết, hồn Trương Ba cam cảnh thua cuộc và phải quay về với xác hàng thịt.

Qua tấn bi kịch sống nhờ sống gửi này, chúng ta thấy hình tượng Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt chính là ẩn dụ cho hai lối sống đối lập, một bên đại diện cho sự thanh cao, nhân hậu, khát vọng sống cao khiết, một bên là sự tầm thường, dung tục. Đó đồng thời cũng là sự đấu tranh, đối thoại gay gắt trong một con người. Khi con người sống trong thể xác tầm thường dung tục thì ắt sẽ bị nó ngự trị. Ngược lại, nếu chỉ một mực chăm chút linh hồn mà xem thường thể xác thì thể xác cũng nhếch nhác, tầm thường.

Bi kịch thứ hai của Trương Ba là bi kịch bị người thân cự tuyệt. Có thể nói, đây mới là tấn bi kịch đau đớn nhất, sâu sắc nhất của Trương Ba. Ông tuyệt vọng, khổ đau không chỉ bởi sự thay đổi ngỡ ngàng đến không thể nhận ra của chính mình mà còn bởi sự xa lánh, rời bỏ của người thân. Khoảng cách gia đình, những vết rạn nứt đã mơ hồ xuất hiện.

Từng nhớ, trong dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam, từng có một Chí Phèo bị người thân bỏ rơi từ lúc nhỏ, bị Thị Nở ngoe ngoẩy cự tuyệt trên con đường hoàn lương để rồi đi vào một hướng giải thoát mang tính chất đánh đổi: đó là mạng sống, là cái chết. Hoàn cảnh Trương Ba cũng tương tự khi vợ, khi cháu và khi cả con dâu lần lượt rời xa ông. Làm sao Trương Ba có thể thanh minh cho hoàn cảnh hiện tại của chính mình? Làm sao ông có thể giải quyết sự mâu thuẫn giữa hồn và xác đang ngự trị?

Tình thân bị đặt vào giữa bi kịch nghiệt ngã, càng đẩy Trương Ba rơi sâu hơn vào bế tắc của chính mình. Người vợ mà ông hết mực yêu thương cũng không hiểu được ông: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”, đòi bỏ ông ra đi “để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”… Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt, cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba. Ngay cả đứa cháu ông – Gái cũng đã lên tiếng khước từ, phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông!”

Chính lời nói của đứa trẻ ngây thơ, vô tội đã cáo buộc đanh thép “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫn lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, “ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng cả cái diều đẹp mà cu Tị rất quý”…Nó xua đuổi ông như đuổi một tên hung thần, một tên ác quỷ, nó gọi ông bằng những danh xưng xấu xa, bằng lão đồ tể.

Cuối cùng, đến cả chị con dâu – người mà ông tin tưởng nhất cũng đã tỏ ra nghi ngờ: “mỗi ngày con thấy thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Chị vẫn tự nhủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là cửa nhà tan hoang, là nỗi đau khổ của từng người từng người một “nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”

Bây giờ đây, Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, ông không còn chút niềm tin nào để bấu víu, không còn thiết tha gì một mạng sống đã làm khổ chính mình, hành hạ người thân. Bi kịch nhường ấy là quá đủ. Nỗi đau này phải tiếp tục cho đến bao giờ, Trương Ba “mặt lặng ngắt như tảng đá”, từ chối bỏ, nghi ngờ, chịu ép vế nay đã phải hoàn toàn thừa nhận sự thắng thế của thân xác. Bi kịch bị người thân cự tuyệt đã giúp ông có những suy nghĩ dứt khoát, những hành động quyết liệt nhất để tìm ra con đường tự cứu lấy mình. Cuối cùng, ông đã xin với Đế Thích cái chết bởi “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.

Sở dĩ Trương Ba từ chối cơ hội cuối cùng mà Đế Thích ban cho, đó là nhập hồn vào xác Cu Tị vừa mới chết là vì ông không muốn một lần nào nữa xảy ra bi kịch oái oăm tương tự. Làm có thể sống một cách bình thường, làm sao có thể dung hòa sự khi bên ngoài và bên trong hoàn toàn trái ngược?

Tâm hồn của Trương Ba là một tâm hồn hoàn toàn khác so với thân xác đang trú ngụ kia. Sẽ chẳng có một lối thoát, một cứu cánh nào vẹn toàn cả “trẻ con phải ra trẻ con, người lớn phải ra người lớn”. Đế Thích quan niệm cuộc sống khác ông, sống chỉ đơn giản là không chết, chẳng cần phải vẹn toàn, phải ý nghĩa, phải như mong muốn gì cả “tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong”, “dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông”.

Cái chết của Trương Ba chính là cuộc hồi sinh ngắn ngủi trong lòng những người thân, khi người chồng, người ông, người cha kính yêu, hiền lành khi xưa đã quay trở về. Từ bỏ cuộc sống giả tạo, mệt mỏi, Hồn Trương Ba quay về với nếp nhà hiền hậu ban đầu, với cuộc sống của chính mình, với bậc cửa ở nhà, với ánh lửa, với cầu ao, với cơi trầu, con ao…

Trương Ba đã nói một câu hết sức bình thường giản dị nhưng lại vô cùng thấm thía cảm động: “Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu…”

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có nhiều đặc điểm nghệ thuật nổi trội và đã gặt hái thành công rực rỡ ở những buổi công diễn sân khấu kịch. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã lồng ghép vào triết lí nhân sinh quý giá về cuộc sống, cách sống của mỗi con người. Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, xúc động và gay cấn qua các màn độc thoại, đối thoại đã tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.

Tóm lại, thông qua trích kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã khắc họa một cuộc đối thoại sinh động giữa Hồn và Xác để từ đó đi đến kết luận về một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 24)

Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại.

Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ.

Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác.

Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.

Có thể nói Trương Ba đã chết một cách vô lí, ai cũng biết cái chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh vô lí hơn là linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác. Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt.

Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, vá lắp, tạm bợ và lệ thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải).

Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng. Ý thức được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác.

Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lí và hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà hiệp vì, theo lí lẽ của xác thịt là "chẳng còn cách nào khác đâu", vì cả hai "đã hoà vào nhau làm một rồi". Trước những "lí lẽ ti tiện" của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cành mà mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng.

Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.

Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. Màn đối thoại này cho thấy: Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá. Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

Không phải ngẫu nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân. Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. Ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ gây ra cho người thân là rất tệ hại nặc dù ông không hề muốn điều đó. Thái độ của vợ trương Ba, con đâu và cháu gái trước sự biến đổi và tha hoá của Trương Ba.

Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho cô vợ anh hàng thịt. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa nhiều lắm".

Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...".

Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông... Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó.

Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!". Tuy nhiên, họ chỉ là những người dân thường, họ không giúp gì được cho tình trạng hiện tại của Trương Ba.

Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn và sau màn độc thoại nội tâm (hồn Trương Ba thách thức xác anh hàng thịt: "có thật là không còn cách nào khác?" và phản kháng quyết liệt: "Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!"). !". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi.

Khi con người bị chi phối bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt.

Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chấp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch!

Đế Thích định tiếp tục sửa sai của mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị.

Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông thật kì lạ". Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.

Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thăng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.

Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.

Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 25)

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là con trai của nhà biên kịch Lưu Quang Thuận, quê gốc Quảng Nam, sống và làm việc trên đất Bắc. Thừa hưởng truyền thống văn chương của dòng họ, Lưu Quang Vũ sáng tác khá sớm. Ở tuổi hai mươi, khi đang là một chiến sĩ của binh chủng Phòng không - Không quân, Lưu Quang Vũ đã có nhiều bài thơ trữ tình được thế hệ trẻ yêu thích. Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu.

Trong giai đoạn đầu tiên của thời kì đổi mới, xã hội Việt Nam có rất nhiều vấn đề nóng bỏng và bức xúc, liên quan tới quá trình phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Vốn là người quan tâm tới thời cuộc, Lưu Quang Vũ đã quyết định chuyển hẳn sang sáng tác kịch để có điều kiện bày tỏ, thể hiện những nhận thức và quan điểm của mình trước công luận.

Chỉ trong vòng mười năm, hơn năm mươi vở kịch với những đề tài hết sức thời sự và thiết thực của Lưu Quang Vũ đã được dàn dựng, biểu diễn trên khắp cả nước, đem lại một sức sống mới cho sân khấu Việt Nam và tạo ra những tranh luận, đánh giá sôi nổi, thậm chí có những ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Người ta gọi đó là "hiện tượng Lưu Quang Vũ" vì hiện tượng này có thể nói là chưa từng xảy ra trong lịch sử sân khấu Việt Nam.

Những vở kịch như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Nếu anh không đốt lửa, Khoảng khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và Chúng ta... đã khẳng định tài năng xuất sắc và nhiệt tình cháy bỏng cộng tình yêu thương con người, cuộc đời và trách nhiệm công dân rất cao của Lưu Quang Vũ. Ông mất đột ngột trong một tai nạn giao thông năm 1988. Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và văn học nghệ thuật.

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn là một câu chuyện dân gian có từ lâu đời đã được tác giả Lưu Quang Vũ xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân văn sâu sắc. Vở kịch được công diễn nhiều lần trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá tà một trong những vở kịch làm nện tên tuổi Lưu Quang Vũ.

Nội dung vở kịch tóm tắt như sau: Trương Ba là một người làm vườn có tài chơi cờ tướng. Vì sự nhầm lần của Nam Tào (vị quan trên Thiên đình trông coi về việc sinh tử của con người dưới trần gian) nên Trương Ba chết oan. Để sửa sai Nam Tào cùng Đế Thích (tiên cờ) làm cho Trương Ba sống lại trong thân xác anh hàng thịt. Mọi chuyện rắc rối xảy ra từ đây. Trương Ba bị làm phiền liên tục, bị người thân sợ hãi, xa lánh. Bản thân Trương Ba cũng, rất "khó chịu vì phải sống trong thân xác không phải của mình".

Cuối cùng ông đã quyết định trả lại thân xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết thực sự để giải thoát cho mình. Đoạn trích là đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưởng chủ đề của vở kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác phàm tục, thô lỗ. Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.

Ở đọan này, điểm đỉnh của mâu thuẫn kịch đã được tác giả thể hiện qua sự dằn vặt, giằng xé đau đớn của hồn Trương Ba. Mở đầu là cảnh hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy, nói những câu đầy bực bội, bức xúc: Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!... Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rỗi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!

Tiếp sau đó, hồn Trương Ba tách khỏi thân xác anh hàng thịt và cuộc đối thoại giữa hồn Và xác bất đầu. Dưới lớp vỏ ngôn ngữ của những lời đối thoại là nhiều tầng nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ của người xem kịch. Lưu Quang Vũ rất chú ý đến việc dùng ngôn ngữ để phản ánh tính cách và bản chất nhân vật. Xác hàng thịt lên tiếng với giọng điệu mỉa mai, chế giễu và phủ nhận những cố gắng giải thoát của hồn Trương Ba: Vở kịch, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chì là thân xác...

Hồn Trương Ba đáp lại với thái độ vừa ngạc nhiên vừa coi thường, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói. Mày không có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u đui mù... Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt.

Lưu Quang Vũ kế thừa tư tưởng của truyện cổ dân gian, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của linh hồn so với thể xác. Thế nhưng tác giả đã để cho cuộc tranh luận giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt không kém phần gay go, quyết liệt. Có những lúc tiếng nói của xác thịt đường như lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào thế lúng túng, bị động: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!...

Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cung đáng được quý trọng chứ. Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn mảnh đất cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác... Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông hay vịn vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác...

Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ... Tôi thông cảm với những "trò chơi tâm hồn của ông". Nghĩa là: Những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản.

Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện, Hà hà, miễn là... ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi. Hồn Trương Ba tuy vẫn khăng khăng phủ nhận lí lẽ của xác hàng thịt: Lí lẽ của anh thật ti tiện, nhưng rõ ràng là đã lâm vào tình thế tuyệt vọng và chỉ biết than: Trời!

Cả gia đình Trương Ba cũng bị cuốn vào bi kịch bởi những điều lộn xộn, tréo ngoe do hồn một đằng xác một nẻo gây ra. Vợ Trương Ba thì trách móc chồng: ông bây còn biết đến ai nữa! Cu Tị ốm thập tử nhất sinh, từ đêm qua tới giờ bắt đầu mê man, mẹ nó khóc đỏ con mắt. Khổ! Thằng bé ngoan là thế! Cái Gái thương bạn, ngơ ngẩn cả người... Không hiểu thằng bé có qua khỏi được không, khéo mà...

Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh! Bà muốn bỏ nhà mà đi. Bà nói như khóc: Tôi nói thật đấy... ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ: Có thể tôi phải đi.. Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được... đi biệt. Để ông được thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt.. Còn hơn là thế này... Tôi biết, ông vẫn là người hết lòng thương yêu vợ con... Chỉ tại bây giờ... ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa...

Cái Gái, đứa cháu nội yêu quý của Trương Ba cũng tỏ thái độ gay gắt : Tôi không phải là cháu của ông! ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi. Khi hồn Trương Ba cố gắng thanh minh:... sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn, cháu không thấy sao: Chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế... thì cái Gái lại càng gào lên căm giận: Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này, cà nhà đi vắng hết để đến nói với ông: Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa!

Ông mà quý cây à? Sáng qua, tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cà cây sâm quý mới ươm! Ông nội tôi đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy? Chị con đâu của Trương Ba là người hiểu ông, thương ông nhất. Lúc đầu, chị chấp nhận tình cảnh trớ trêu của cha chồng vì thân xác tuy là của anh hàng thịt thô kệch nhưng tâm hồn ông vẫn thuần hậu như xưa.

Chị nói: Thầy vẫn dạy chúng con : Cái bên ngoài có quan trọng gì, chì có tấm lòng yêu thương và trí tuệ cao sáng của con người ta là đáng kể. Nhưng đến lúc này, chị cũng thấy vừa thương vừa sợ. Chị đau đớn, day dứt khi phải thật tình bộc bạch suy nghĩ của mình với cha chồng: ...thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...

Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao, làm sao giờ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi! Chị con dâu đã nhận xét rất đúng, rất đầy đủ về tình cảnh nan giải của Trương Ba lúc này. Lời nói của chị con dâu chứa đựng sự thực phũ phàng có tác dụng thức tỉnh hồn Trương Ba, thúc đẩy ông tới một sự lựa chọn một hành động đau xót nhưng quyết liệt.

Đoạn độc thoại thể hiện sự dằn vặt khổ sở của hồn Trương Ba khi phải đối điện với chính mình, khi tự đặt ra và trả lời những câu hỏi của lương tâm: Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta... Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác". Mày nói như thế hả? Nhưng có thật ta không còn cách nào khác? Không cần cái đời sống do mày mang đến. Không cần!

Để củng cố thêm quyết tâm, Trương Ba thắp nhang cầu khẩn sự giúp đỡ của vị tiên cờ Đế Thích và thổ lộ nỗi khổ tâm của mình: Ông Đế Thích ạ! Tôi không thể tiếp tục mang thân xác anh hàng thịt được nữa, không thể được.. Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Thế nhưng những lời giải thích của Đế Thích lại làm cho Trương Ba một phen bàng hoàng: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư?

Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất trên trời đều thế cả nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào, thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù nào của ông đâu!

Bàng hoàng nhưng Trương Ba vẫn như đang đắm mình trong dòng suy nghĩ, dằn vặt, thoáng chút trách móc: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.

Sự giằng xé trong tâm trạng Trương Ba được tác giả vở kịch thể hiện tự nhiên, sinh động và chân thật. Muốn thoát khỏi tình huống khó xử và khó chịu như thế này, Trương Ba chì còn một cách là chấp nhận cái chết vĩnh viễn. Ông muốn Đế Thích trả lại thân xác cho anh hàng thịt để phần hồn sẽ sống hòa thuận với thân xác anh ta, để vợ anh ta không còn phải sống trong cảnh góa chồng thật đáng thương.

Trong khi, Đế Thích đang phân vân hỏi nếu làm như vậy thì hồn Trương Ba sẽ trú ở đâu, Trương Ba đã trả lời dứt khoát: Ở đâu cũng được chứ không ở đây nữa. Nếu ông không giúp, tôi sẽ... tôi sẽ... nhảy xuống sông hay đâm một nhát dao vào cổ, lúc đó thì hồn tôi chẳng còn, xác anh hàng thịt cũng mất. Mâu thuẫn kịch được đẩy len cao hơn với chi tiết cu Tị con chị Lụa hàng xóm sắp chết. Cu Tị là bạn thận của cái Gái! cháu nội ông Trương Ba.

Đế Thích nhân cơ Hội này đề nghị Trương Ba nhập hồn vàp xác cu Tị. Trương Ba suy nghĩ rất nhanh, hình dung rất nhanh về hậu quả của sự việc đó để rồi từ chối, bởi những rắc rối mà ông đang phải chịu đựng đã khiến ông vô cùng khổ sở, khổ sở hơn là chết.

Thương Trương Ba con người hiền lành, đôn hậu và không muốn mất người bạn cờ tri âm tri kỉ nên Đế Thích vẫn cố gắng thuyết phục, nhưng Trương Ba khăng khăng không đổi ý: Tôi đã nghĩ kĩ.. Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! Hành động trả lại thân xác cho anh hàng thịt của Trương Ba là hành động đúng đắn, dũng cảm và hợp đạo lí.

Điều đó khẳng định rằng: Một linh hồn dù tốt đẹp đến đâu nhưng phải trú ngụ trong một thể xác khác thì cũng không thể nào thấy thoải mái vì mặc cảm giả dối. Sống như thế thì không phải là sống theo đúng ý nghĩa của từ này mà chỉ là sự tồn tại đơn thuần mà thôi. Trương Ba chết nhưng tâm hồn tốt đẹp cua ông sẽ sống mãi trong tình yêu mến và nỗi tiếc nhớ của gia đình, bạn bè; làng xóm. Chết nhưng lại là vẫn sống.

Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt tập trung cao độ tính chất triết lí và tư tưởng nhân văn của vở kịch có nguồn gốc dân gian này. Lưu Quang Vũ đã đưa vào vở kịch quan niệm đúng đắn về cách sống: Trước hết, mình hãy là mình. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự. Có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người vì sự tốt đẹp của cuộc đời.

Tư tưởng triết lí về con người của Lưu Quang Vũ vừa biện chứng vừa lạc quan, cao thượng. Tất cả những điểu đó được thể hiện bằng tài năng sáng tạo hiếm có của tác giả khiến vở kịch có sức cuốn hút lạ thường đối với khán giả. Lưu Quang Vũ xứng đáng là nhà biên kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam hiện đại.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 26)

Những năm tháng trên ghế nhà trường được tiếp xúc với nền văn học nước nhà bằng nhiều thể loại phong phú luôn là những kí ức, dấu ấn khó phai nhất trong tâm hồn mỗi người. Em không làm sao quên được những vần thơ mặn nồng thiết tha và đầy xúc cảm của Hàn Mặc Tử, Chế Lan viên hay những câu thơ chạm đáy hồn nhân thế trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Em cũng không thể nào không nhớ bát cháo hành đầy tình người của Thị Nở trong những trang văn của Nam Cao hay nỗi xót xa, đắng cay cho số phận người con gái tài năng nhưng số phận không may mắn của nàng Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Và đến với kịch Việt Nam, Lưu Quang Vũ đã khiến em cũng không khỏi trăn trở trước những tấn bi kịch của cuộc đời con người qua vở kịch:"Hồn Trương Ba, da hàng thịt".

Trương Ba vốn là một người hiền lành, nổi tiếng với tài chơi cờ. Ông cũng rất chăm chỉ làm ăn, lại làm vườn rất giỏi và có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình của mình. Nhưng trớ trêu thay, vì sự tắc trách của Nam Tào trên thiên đình mà Trương Ba buộc phải chết, để sửa chữa lỗi lầm của mình họ đã hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt để tồn tại. Song, dường như tấn bi kịch lớn lại bắt đầu từ đây. Dù Trương Ba vốn là người có tâm hồn trong sạch, thủy chung, nhân hậu nhưng khi nhập vào xác anh hàng thịt lại khiến Trương Ba vô cùng bức bối và chịu sự chi phối rất nhiều từ cái xác thô kệch ấy.

Cuộc sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo" khiến cho Trương Bạ chẳng dễ dàng gì để đối mặt với mọi người, sống cuộc sống bình thường như khi trước. Trong xác hàng thịt, Trương Ba làm mọi việc rất vụng về, khó khăn, thậm chí có phần thô lỗ, hung bạo, ngày càng trở nên xấu xa hơn. Trương Ba đang bị xác anh hàng thịt điều khiển, không kiềm chế, điều chỉnh được những cảm xúc của chính mình nữa.

Trương Ba vô cùng bực tức, giận dữ khi không thể nào thoát được khỏi cái thân xác tồi tệ kia, dù đưa ra mọi lý lẽ nhưng anh hàng thịt chỉ cười nhạo hả hê coi đó là sự hiển nhiên và đưa ra những lí do vô cùng ti tiện, ngông cuồng. Hơn ai hết, lúc này đây, Trương Ba hiểu được sự đau đớn tột cùng và bi kịch của cuộc đời mình.

Khi nói chuyện với những người thân yêu trong gia đình, ông càng thấm thía hơn những cảm nhận của họ, Trương Ba hiểu được rằng họ cũng có những cảm xúc riêng, khó khăn riêng. Một người vợ vốn bên cạnh ông bao năm luôn bao dung, nhân hậu vậy mà dường cũng không thể chịu đựng, chấp nhận được nữa. Đứa con dâu bấy lâu luôn yêu thương ba cũng bày tỏ những nỗi xót xa mà cô có thể hiểu cho cuộc sống của ông, nhưng rồi cũng phải nghẹn ngào bày tỏ: "Thầy bảo con cái bên ngoài là không đáng kể...đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa".

Đứa cháu gái khi xưa vốn hết mực kính trọng người ông yêu quý của mình giờ cũng hoảng sợ, hắt hủi trước bộ dạng này của ông. Trong trí nhớ ngây thơ của đứa bé ấy là một người ông hiền hậu, khéo léo chứ không phải là một kẻ to béo, hậu đậu, thô lỗ kia.

Em đã thẳng thắn từ chối, không chấp nhận một ai khác ngoài ông nội trong tiềm thức của nó: "Tôi không phải là cháu ông....ông nội tôi chết rồi". Càng nghĩ, càng đau khổ. Càng sống, càng xót xa. Dường như nỗi chán chường đến tận cùng cái thể xác không phải là mình, không là của mình đã khiến ông phải thốt lên rằng: "Không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần" bằng một sự dứt khoát vô cùng mãnh liệt trước cái xác anh hàng thịt.

Cuối cùng, để giải thoát cho chính mình, ông đã tìm đến Đế Thích. Ông thể hiện sự phản kháng của mình với cái thân xác xấu xa kia với thần Đế: "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn". Mặc cho vị thần kia có giải thích rằng cuộc sống không có gì là hoàn hảo cả, nên chấp nhận sự không toàn vẹn của bản thân mình, Trương Ba vẫn một mực khẳng định: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác… nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết".

Câu nói của Trương Ba khiến Đế Thích thấy vô cùng kì lạ bởi trong đầu ông luôn tồn tại ý nghĩa sẽ không bao giờ có điều gì toàn vẹn cả trong cuộc sống này, kể cả chốn trần gian hay nơi thiên đình. Khi thoả hiệp cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị ông vẫn kiết quyết từ chối. Hơn ai hết, có lẽ giờ đây ông hiểu được rằng, không thể nào có một cuộc sống ý nghĩa thực sự nếu sống nhờ thân xác của kẻ khác. Chấp nhận cái chết không phải là điều dễ dàng nhưng sống mà không được là mình thì càng khó khăn hơn gấp bội.

Cuộc đấu tranh giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa phần "con" và phần "người" trong một bản thể. Con người để có thể tồn tại đích thực với những giá trị sống bền vững và cao đẹp nhất khi và chỉ khi có sự hoà hợp giữa linh hồn và thể xác. Không thể có một tâm hồn thanh cao sống nhờ vào thân xác của một kẻ thô tục, dối trá. Vì vậy, Trương Ba lựa chọn cái chết để được sống là mình toàn vẹn, để bảo vệ cho tâm hồn đẹp đẽ của mình trước những sự tha hoá, dụng tục, thô bạo,.. để vươn tới những vẻ đẹp tinh thần là lựa chọn hợp lí cho thấy được tinh thần đấu tranh của những con người lao động lương thiện và phẩm chất cao quý.

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại cho chúng ta những bài học nhận thức đầy suy ngẫm mà vô cùng giá trị. Đó là sự tổng hoà giữa vật chất và tinh thần trong đời sống con người, cần phải dùng hoà để phát triển. Đừng bao giờ chạy theo những ham muốn vật chất tầm thường mà khiến bản thân trở nên mất giá trị và cũng đừng bao giờ vì coi trọng đến tinh thần mà bỏ bê đời sống vật chất, phải biết thích nghi với hoàn cảnh và giữ cho bản thân không bị hoàn cảnh chi phối.

Đó còn là triết lý sống về hiện tượng sống nhờ, sống gửi vào kẻ khác, phê phán những kẻ giả tạo, giỏi xu nịnh để tiến thân mà không sống đúng với năng lực, khả năng của mình. Vì mưu cầu danh lợi mà bán rẻ lương tâm.

Bằng tài năng của mình, Lưu Quang Vũ đã xây dựng một vở kịch vô cùng thành công trên nhiều phương diên. Nghệ thuật ngôn từ giản dị, ngôn ngữ đối thoại khắc hoạ rõ tính cách của từng nhân vật, xung đột kịch hấp dẫn và gây cấn. Nội dung vô cùng sâu sắc, chứa tầng sâu giá trị triết lý, bởi vậy mà tác phẩm sống mãi với đời sống văn học, văn hoá của dân tộc qua bao năm tháng.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 27)

Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất. ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian ông xây dựng lên một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.

Vở kịch viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Văn bản trích trong SGK thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch diễn tar sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng thật cao thượng của hồn Trương Ba.

Xung đột giữa hồn và xác là xung đột trung tâm của vở kịch. Đến cảnh VII, xung đột lên tới đỉnh điểm cần phải giải quyết. Sau mấy tháng sống nhờ trong xác hàng thịt một cách trái tự nhiên, hồn Trương Ba trở nên xa lạ với người thân và tự chán chính mình: “Không!Không!Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!”. Tình huống kịch bắt đầu từ chi tiết này.

Trong khi hồn rất muốn thoát ra khỏi thân xác kềnh càng , thô lỗ của anh hàng thịt thì xác lại cứ muốn tồn tại mãi tình trạng này. Và cuộc đối thoại giữa hồn và xác diễn ra: Xác chê hồn là cao khiết nhưng vô dụng. Xác tự hào với sức mạnh đui mù của mình, tự hào đã dụ dỗ, sai khiến được hồn vào những dục vọng của mình. Lí lẽ của xác thật đê tiện những cũng rất thực tế khiến hồn không có cơ sở biện bác.

Dường như xác đã thắng.Trong cuộc đối thoại với xác, hồn ngày càng đuối lí, càng ra vẻ quát tháo, nạt nộ càng chứng tỏ sự lúng túng bất lực. Trong xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba cứ bị tha hóa dần. giờ đây dù không muốn , hồn Trương Ba cũng đã trở nên thô lỗ, vụng về, phũ phàng , lạnh lùng,tàn bạo chứ không còn hiền hậu, nhẹ nhàng như Trương Ba- người làm vườn ngày xưa. Dù có trốn chạy , hồn Trương Ba không thể phủ nhận sự thay đổi đó. Sự chống đối của hồn ngày càng yếu dần.

Tuy mắng xác ti tiện nhưng hồn đành kêu trời vì phải đầu hàng tuyệt vọng. Đoạn đối thoại khẳng định ý nghĩa của sự thống nhất linh hồn và thể xác, giữa bên trong và bên ngoài. Đây là một vấn đề có tính chất khái quát cao, bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội. Hồn Trương Ba rơi vào bi kịch bị tha hóa, Qua tình cảnh này tác giả cảnh báo: Khi con người sống chung với dung tục sẽ bị dung tục lấn át, ngự trị và tàn phá những gì tốt đẹp cao quý của con người.

Tất cả mọi người trong gia đình dù đã cố chiu đựng để thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng ngày càng không thể chấp nhận sự thật quái gở trong nhà mình. “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống nhưng không phải bất cứ cách sống, kiểu sống nào. Sống mà đánh mất bản thân, sống giả dối với mọi người, với chính mình, sống như Hồn Trương Ba đang sống thì thà chết còn hơn”.

Và hồn quyết định gọi mời tiên Đế Thích Xuống trần để thực hiện mong muốn của mình. Sau cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với tiên Đế Thích. Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình,. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật muôn đời.

Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình , sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 28)

Raxun Gamzatop từng nói:"Cái tâm nhờ cái tài mà cháy lên, cái tài nhờ cái tâm mà tỏa sáng." Câu nói này làm ta có những liên tưởng rất tự nhiên về vở kịch" Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm này chính là sự kết hợp hài hòa giữa cái "tâm" của một nghệ sĩ chân chính, cái "tài" của một nhà soạn kịch xuất sắc. Chính sự kết hợp ấy đã làm nên ánh sáng của tác phẩm. ta nhận thấy rằng nguồn ánh sáng diệu kỳ ấy tập trung nhất ở màn kết của vở kịch.

Lưu Quang Vũ là một gương mặt tiêu biểu trong nền văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại những năm thuộc thập kỷ 80, thế kỷ 20. Khát vọng được tham dự trực tiếp vào dòng chảy Cuộc Đời, ca ngợi cải thiện, lên cái ác, hoàn thiện cuộc đời và con người, tất cả những điều đó làm nên nhật hứng trong người nghệ sĩ ấy. "Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt" là tác phẩm xuất sắc của Lưu Quang Vũ.

Từ cái kết có hậu của câu chuyện cũ, Lưu Quang Vũ đã mở đầu tác phẩm của mình bằng những vấn đề mới. Đó là mâu thuẫn giữa hồn và xác, giữa cái bên ngoài và điều bên trong.có thể khẳng định rằng mọi điều đặc sắc đã được dùng thử trong cảnh VII -màn kết của vở kịch. Đây là khi xung đột được đẩy lên đỉnh điểm, nút thắt được siết chặt đến cao độ và cũng là lúc người đọc thấu hiểu nhất bi kịch mang tên: " Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt".

Để được tiếp tục tồn tại, Trương Ba chấp nhận chúng ở trong thân xác anh hàng thịt. Nghịch lý này đã tạo ra hoàn cảnh bi kịch. Rõ ràng, đây chính là cái giá mà Trương Ba phải trả cho sự tồn tại của mình. Và như thế, hàng loạt câu hỏi được đề ra. Liệu rằng, khi hoàn cảnh sống thay đổi, con người có thể giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình? Nếu cố gắng sống bằng việc đánh đổi tất cả, con người có hạnh phúc hay không? Và cuối cùng, con người sẽ ra sao nếu không còn là chính mình? Và như vậy, tên của bi kịch đã được hé mở. Đó là bi kịch đánh mất chính mình.

"Xác hàng thịt" chính là sự cụ thể hóa cho bi kịch này. Hắn là đại diện cho sự trung dung tục. Dẫu có "âm u đui mù" nhưng có sức sai khiến ghê gớm. Và đáng sợ nhất, Hắn đưa ra lý lẽ ti tiện về "trò chơi tâm hồn" để thuyết phục kẻ khác. Một khuyên Trương Ba đổ lỗi cho thể xác để thỏa mãn thân xác và thanh thản tâm hồn. Một tâm hồn cao khiết Như Trương Ba phải sống trong thân xác của một kẻ phàm phu tục tử.

Điều đó làm ta nhớ tới câu nói của Nguyễn Tuân:"Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đầy ải những điều tốt đẹp vào giữa một lũ cặn bã, và những người có tấm điền tốt lại phải ăn đời ở kiếp với lũ người quay quắt". Chính điều này đã tạo ra bi kịch đau đớn.

Sống trong hoàn cảnh đó, Trương Ba ngày một tha hoá. Nguyên nhân là do Trương Ba phụ thuộc quá nhiều và thể xác, vào yếu tố vật chất bên ngoài. Từ đây,thông điệp của Lưu Quang Vũ muốn gửi tới chúng ta là khi phụ thuộc quá nhiều vào vật chất bên ngoài, ta sẽ có thể đánh mất mình. Đồng thời, tác giả của muốn phê phán những kẻ ham muốn vật chất tầm thường mà trở nên phàm phu, tục tử. Ta chợt nhớ tới lời nhắc nhở của Chế Lan Viên "để nuôi xác thân đem làm thịt Tâm Hồn".

Và sự tha hoá ấy, Trương Ba trở nên đổi khác. Ông có những ham muốn dung tục, hành động vụng về, thay đổi cách sống, cách dạy con, thậm chí là cách chơi cờ. Để cuối cùng người vợ của Trương Ba- một người phụ nữ thấu hiểu và xót thương cho chồng, cảm thấy bất lực. Bà không thể thay đổi việc chồng mình ngày càng hòa nhập vào thân xác anh hàng thịt. Còn người con dâu,Một người sâu sắc, chị cũng nhận ra Trương Ba "đổi khác dần", lệch lạc dần, nhòa mờ dần. Và cuối cùng là cô cháu gái. Trẻ con không dễ gì chấp nhận những thỏa hiệp kỳ quặc của người lớn. Cho nên nó nói rằng Trương Ba chính là "lão đồ tể". Đây là lời nói thẳng thắn và đau đớn nhất đối với Trương Ba.

Từ sự ý thức cay đắng hoàn cảnh cũng như hậu quả bi kịch, Trương Ba dũng cảm bước và cuộc chiến để tìm lại chính mình. Ông chìm đắm trong cuộc độc thoại nội tâm. Để rồi Trương Ba nhận ra sự thắng thế đầy cay đắng của xác hàng thịt:" Mày đã thắng rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ". Nhưng sau đó, Trương Ba vẫn kháng cự một cách bướng bỉnh và đưa ra kết luận kiên cường: "ta không cần cái cuộc sống do mày mang lại".

Cuộc độc thoại nội tâm đã dẫn dắt Trương Bạ tới cuộc đối thoại với Đế Thích. Trong lý thuyết số đông mà Đế Thích đưa ra, Trương Ba không tìm được sự an ủi hay bao biện cho lựa chọn của mình. Chính vì thế, ông từ bỏ giải pháp hấp dẫn là sống nhờ vào xác cu Tị. Rõ ràng, Đế Thích muốn giúp Trương Ba Không phải hoàn toàn là muốn tốt cho Trương Ba. Hơn thế, Đế Thích muốn Trương Ba sống chỉ để khẳng định sự tồn tại của chính mình.

Nhận ra điều đó, Trương Ba mới buồn bã nói: "ông chỉ nghĩ đơn giản để tôi được sống, còn sống như thế nào thì ông chẳng biết". Trú nhờ vào thân xác của người khác chỉ dừng lại ở khái niệm tồn tại, đó không phải là cuộc sống. Đế Thích là đại diện cho trí tuệ, quyền lực, nhưng cũng đại diện cho sự ích kỷ cá nhân. Và như vậy thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm lại được hé lộ. Những người có quyền lực ngoài việc tránh sai lầm cũng cần tránh xa sự vị kỷ, ham muốn hẹp hòi của cá nhân.

Ngoài ra, tác giả cũng muốn khẳng định rằng lòng tốt nửa vời sẽ chẳng giúp được ai. Trái lại, nó còn để người khác vào bi kịch cay đắng. Giống như câu nói của Thomas Fuller: "lòng tốt không đúng chỗ sẽ chẳng được cảm ơn". Một tâm hồn cao khiết như Trương Ba Không thể chấp nhận việc "một kẻ lẽ ra phải chết từ lâu lại cứ nhác nhiên sống, trẻ khỏe, hưởng mọi thứ lộc trời".

Qua đây, tác giả muốn phê phán những kẻ uý tử tham sinh, ham lợi lộc, chức vị mà tỏ ra trơ trẽn, đáng khinh. Sự dũng cảm đối mặt với cái chết của Trương Ba đã làm cho Bi kịch này trở nên lạc quan. Trương Ba chấp nhận chết còn hơn sống cuộc sống trong thân xác kẻ khác. Điều này cho thấy cái giá cho sự tồn tại còn đắt hơn cả cái chết. Và như thế, thông điệp cuối cùng được hé mở: "phải định giá mọi điều ta định đánh đổi". Đừng vì món lợi trước mắt mà khước từ những điều lớn lao với bản thân.

Ralph Quado Emason đã từng nói:" sống là chính mình giữa cuộc sống luôn cố biến ta thành kẻ khác chính là thành tựu lớn nhất". Vì đã chạm tay vào thành tựu ấy mà Trương Ba lại thấy mình trở lại như xưa: Trong sáng thanh thản.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 29)

Lưu Quang Vũ sinh năm (1948 - 1988) là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông có vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những văn bản đặc sắc với việc khắc họa những mâu thuẫn giữa linh hồn của Trương Ba với xác của hàng thịt, phản ánh bi kịch cũng như khát vọng được hoàn thiện về nhân cách của hồn Trương Ba.

Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt xuất xứ từ một câu chuyện có trong dân gian từ lâu đời được tác giả Lưu Quang Vũ biên kịch thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra những vấn đề mới mẻ và có ý nghĩa về tư tưởng cũng như triết lý nhân văn một cách sâu sắc. Vở kịch được công diễn tại nhiều nước trên thế giới, là một trong những vở kịch góp phần nên tên tuổi của Lưu Quang Vũ. Với nội dung của nó được tóm tắt như sau:

Trương Ba là một nhân vật người làm vườn nhưng có tài chơi cờ tướng, vì một sự nhầm lẫn nhỏ của Nam Tào nên Trương Ba bị chết oan. Để có thể sửa sai thì Nam Tào cùng Đế Thích để cho Trương Ba sống lại nhưng lại nằm trong thân xác của anh hàng thịt. Mọi rắc rối cũng từ đây mà phát sinh, Trương Ba liên tục bị làm phiền, những người thân thì sợ hãi và xa lánh, bản thân của Trương Ba cũng rất lấy làm khó chịu khi thân xác không phải là của mình.

Cuối cùng thì Trương Ba cũng đã quyết định trả lại thân xác cho anh chàng hàng thịt, giải thoát cho mình và chấp nhận cái chết. Đây là đoạn trích của đoạn kết trong tác phẩm tập trung phản ánh những chủ đề tư tưởng của vở kịch. Ở trong đoạn này, mâu thuẫn đỉnh điểm đã được tác giả thể hiện qua sự dằn vặt, cũng như những giằng xé một cách đau đớn của hồn Trương Ba. Cảnh hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt với tư thế ngồi ôm đầu chính là cảnh mở đầu cho đoạn kịch, nói ra những câu đầy bực bội:

“Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi…Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồii! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!” Sau đó chính là cảnh hồn của Trương Ba được tách khỏi xác của anh hàng thịt, cũng từ đây thì cuộc đối thoại giữa hồn và xác cũng được bắt đầu.

Dưới vỏ bọc ngôn ngữ của những lời đối thoại có nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo trình độ của những người xem kịch mà Lưu Quang Vũ cũng chú ý đến sử dụng ngôn ngữ mà phản ánh tính cách và bản chất của nhân vật. Xác của anh hàng thịt lên tiếng với những giọng điệu hết sức mỉa mai, phủ nhận những cố gắng để giải thoát linh hồn của Trương Ba như “cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu”…

Hồn của Hồn Trương với thái độ vừa coi thường vừa ngạc nhiên: “mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói”… “hoặc có thì cũng là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được "thèm ăn, thèm rượu thịt”. Lưu Quang Vũ thừa kế những tư tưởng của những truyện cổ dân gian một cách thấm nhuần, và tiếp tục khẳng định những vai trò to lớn của linh hồn và thể xác. Tuy thế nhưng tác giả đã cho người xem một cuộc tranh luận không kém phần gay go và quyết liệt giữa linh hồn của Trương Ba và xác của anh hàng thịt.

Có những khi tiếng nói của xác thịt còn lấn át cả tiếng nói của linh hồn, làm cho linh hồn bị đẩy vào ở thế bị động và lúng túng: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!… Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ?” hay sự phân bua lí lẽ đòi công bằng qua câu “Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác…”

Thương Trương Ba với bản tính hiền lành, phúc hậu đồng thời không muốn làm mất đi người bạn cờ tri kỉ mà Đế Thích vẫn cố gắng thuyết phục để Trương Ba đổi ý nhưng ông vẫn giữ nguyên: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!” Hành động trao trả lại thân xác cho anh hàng thịt của nhân vật Trương Ba là một hành động đúng đắn và hợp đạo lí. Điều đó có thể khẳng định: Một linh hồn dù có tốt đẹp đến đâu nhưng mà phải trú ngụ trong một thể xác của người khác thì cũng không thể nào có thể thấy thoải mái vì những mặc cảm giả dối.

Có thể nói trích đoạn vở kịch hồn Trương Ba da hàng thịt đã tập trung một cách cao độ tính triết lý cũng như tư tưởng nhân văn của vở kịch đến từ dân gian này. Tác giả đã cho người đọc và người xem thấy được một quan niệm về cách sống một cách đúng đắn hãy là chính mình, cuộc sống thực sự của một cá nhân chỉ có ý nghĩa khi chúng ta sống vì niềm vui và sự lạc quan, hạnh phúc của tất cả mọi người vì sự tốt đẹp cho cuộc đời.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 30)

Lưu Quang Vũ thoạt đầu được nhiều người biết đến với tư cách nhà thơ. Nhưng về sau, ông gây được tiếng vang và đặc biệt được biết tới một với tư cách một nhà viết kịch tài ba. Những năm tám mươi, kịch của Lưu Quang Vũ đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát.

Lưu Quang Vũ mang khát vọng được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình vào thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gứi và dâng hiến. Khi đất nước bước vào thời kì vận động đổi mới, ý thức dân chủ trong đời sống xã hội đã ùa vào văn học. Hiện thực được phản ánh mang tính đa diện, đa chiều. Số phận con người, vấn đề cá nhân được khám phá, thể hiện đầy đu hơn, sâu sắc hơn.

Khát vọng được tham dự, được trao gứi. dâng hiến, khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người vừa là ý thức công dân vừa trớ thành nhiệt hứng nghệ sĩ ờ Lưu Quang Vũ. Lúc ấy, viết kịch chính là hình thức có điều kiện tham dự, “xung trận” trực tiếp.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian và gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời. Truyện dân gian gây kịch tính sau khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới “vụ tranh chấp” chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về.

Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống “hợp pháp” trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. Xâv đựng tình huống và giải quyết xung đột như vậy, Lưu Quang Vù đã gứi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được.

Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi. Cuộc sống của mỗi con người chỉ thực sự hanh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất. Đó là chủ đề tư tưởng chính của vở kịch.

Tài năng kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.

Đoạn trích có thể gọi là “Thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trờ nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong “da” anh hàng thịt, không thế kéo dài “nghịch cảnh” mãi được.

Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Trong tình trạng ấy; nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc. Thái độ cư xử của người thân trong gia đình càng khiến hồn tuyệt vọng.

Hồn Trương Ba đã châm hương gọi Đế Thích, hai bên đang đối thoại thì cu Tị chết. Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang xác cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba, sau một “quãng đời” vô cùng thấm thía, hình dung ra những “nghịch cảnh” khác khi phải sống trong thân xác một đứa bé đã quyết định xin cho cu Tị được sống và mình được chết hẳn.

Đúng là “nghịch cảnh” trớ trêu. Lưu Quang Vũ đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc (đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía.

Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trưưng Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: Không! Không! Tỏi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ớ không phải là cùa tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi. ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.

Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa.

Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về. thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc. người xem càng lúc càng được thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba cũng cáng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thớ nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì...”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm.

Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mùi”, ... tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy minh ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.”.

Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận.

Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được... còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cám nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý.

Nó một mực khước từ tình cảm của ông: tôi không phải là cháu ông.. Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả câv sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó “ông nội đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

Chị con dâu là người sâu sắc. chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa..”.

Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”. Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi.

Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao. làm sao giữ được thầy ở lại. hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng cơn xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?” thì đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa.

Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ.. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Cuộc trò chuyện giừa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn... Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”.

Người đọc, người xem có thế nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gứi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng chênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Cái chết cua cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ “mở nút”. Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm. Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ.

Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chi thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.

Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Lưu Quang Vũ đã chết một cách rất thương tâm trong một tai nạn giao thông. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được Lưu Quang Vũ đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi Lưu Quang Vũ không chết.

Từ bấy đến nay, Hồn Trương Ba, da hàng thịt và gần 50 vờ kịch khác của Lưu Quang Vũ vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội... đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 31)

Lưu Quang Vũ là nhà sọan kịch, nhà thơ, nhà văn hiện đại của việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm đồ sộ. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt Nam thời kỳ đó. “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là minh chứng cho điều đó.

Vở kịch viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Văn bản trích trong sách giáo khoa thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng thật cao thượng của hồn Trương Ba.

Vở kịch kể về Trương Ba một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba đến một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú vào người khác.

Mở đầu là cảnh hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy, nói những câu đầy bực bội, bức xúc: Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tiếp sau đó, hồn Trương Ba tách khỏi thân xác anh hàng thịt và cuộc đối thoại giữa hồn và xác bắt đầu. Hồn bức bối bởi không thể nào thóat khỏi các thân xác.

Xác hàng thịt thì cười nhạo, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê ghớm của mình, dồn hồn vào thế đuối lí, thỏa hiệp với Hồn Trương Ba “chẳng còn cách nào khác đâu vì cả hai đã hòa vào làm một rồi”. Linh hồn luôn đấu tranh để vượt lên những đòi hỏi không chính đáng của thể xác. Qua đó, Lưu Quang Vũ cũng cảnh báo khi con người chung sống với dung tục sẽ bị dung tục lấn át thắng thế và tàn phá những điều tốt đẹp cao quý trong con người.

Sống nhờ trong thể xác của người khác, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái. Tai hại nhất là chuyện hai bà vợ chèo kéo và hồn Trương Ba cũng là đàn ông nên đâu dễ làm ngơ trước những cám dỗ xác thịt. Thêm nữa, đứa cháu không chịu nhận ông nội. Tệ hơn, ông còn có đứa con học đòi phường gian xảo. Xung quanh ông còn có tên lí trưởng đồi bại, những bậc tiên thánh trên trời vô trách nhiệm, cố tình lấp liếm lỗi lầm.

Những rắc rối, dị hợm của cái hồn Trương Ba trong thể xác anh hàng thịt giờ đây đâu còn là bi kịch cá nhân nữa. Hệ lụy mở với những người xung quanh, câu chuyện đã tự biến nó thành tâm điểm của cái rối ren, đảo điên chung quanh xã hội. Không chỉ riêng hồn Trương Ba hay gia đình ông ta mà nó còn làm chao đảo, khốn đốn biết bao nhiêu gia đình khác, bao nhiêu cuộc sống khác, từ đất lên đến tận trời. Lỗi lầm bắt đầu từ tiên thánh, những người nắm vận mệnh con người: Nam Tào, Bắc Đẩu, Đế Thích,… Và sau đó, chính con người với lòng tham, sự vô liêm sỉ, thái độ hòa hiệp với cái xấu,… càng làm cho lỗi lầm rối ren hơn.

Với màn kết Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và của sự sống đích thực.

Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt tập trung cao độ tính chất triết lí và tư tưởng nhân văn của vở kịch có nguồn gốc dân gian. Lưu Quang Vũ đã đưa vào vở kịch quan niệm đúng đắn về cách sống, trước hết mình hãy là mình. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người, vì sự tốt đẹp của cuộc đời.

Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (mẫu 32)

Hồn Trương Ba, da hàng thịt được sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian và gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong lối sống hiện thời. Truyện dân gian gây kịch tính sau khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt dẫn tới "vụ tranh chấp" chồng của hai bà vợ phải đưa ra xử, bà Trương Ba thắng kiện được đưa chồng về.

Lưu Quang Vũ khai thác tình huống kịch bắt đầu ở chỗ kết thúc của tích truyện dân gian. Khi hồn Trương Ba được sống "hợp pháp" trong xác anh hàng thịt, mọi sự càng trở nên rắc rối, éo le để rồi cuối cùng đau khổ, tuyệt vọng khiến Hồn Trương Ba không chịu nổi phải cầu xin Đế Thích cho mình được chết hẳn. Xây đựng tình huống và giải quyết xung đột như vậy, Lưu Quang Vù đã gứi gắm một triết lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được.

Nếu sống vay mượn, sống chắp vá, không có sự hài hòa giữa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và nhu cầu vật chất thì con người chỉ gặp bi kịch mà thôi. Cuộc sống của mỗi con người chỉ thực sự hanh phúc, chỉ có giá trị khi được sống đúng là mình, được sống tự nhiên trong một thể thống nhất. Đó là chủ đề tư tưởng chính của vở kịch.

Tài năng kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.

Đoạn trích có thể gọi là "Thoát ra nghịch cảnh" là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trờ nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong "da" anh hàng thịt, không thế kéo dài "nghịch cảnh" mãi được.

Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Trong tình trạng ấy; nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc. Thái độ cư xử của người thân trong gia đình càng khiến hồn tuyệt vọng. Hồn Trương Ba đã châm hương gọi Đế Thích, hai bên đang đối thoại thì cu Tị chết. Đế Thích gợi ý để hồn rời xác anh hàng thịt sang xác cu Tị. Nhưng hồn Trương Ba, sau một "quãng đời" vô cùng thấm thía, hình dung ra những "nghịch cảnh" khác khi phải sống trong thân xác một đứa bé đã quyết định xin cho cu Tị được sống và mình được chết hẳn.

Đúng là "nghịch cảnh" trớ trêu. Lưu Quang Vũ đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc (đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía.

Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trưưng Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: Không! Không! Tỏi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ớ không phải là cùa tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi. ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".

Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về. thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc. người xem càng lúc càng được thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba cũng cáng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.

Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thớ nóng rực", "cổ nghẹn lại" và "suýt nữa thì...". Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây hồn cho là "phàm.

Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mùi", ... tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy minh ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.".

Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận.

Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân. Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà "đi đâu cũng được... còn hơn là thế này". Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cám nhận được: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa".

Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình cảm của ông: tôi không phải là cháu ông.. Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả câv sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó.

Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó "ông nội đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".

Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: "Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa..".

Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng "cũng không khổ bằng bây giờ". Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi.

Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: "Thầy ơi, làm sao. làm sao giữ được thầy ở lại. hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng cơn xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?" thì đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa.

Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: "Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ.. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? "Chẳng còn cách nào khác"! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!". Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.

Cuộc trò chuyện giừa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn...

Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!". Người đọc, người xem có thế nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa.

Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gứi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.

Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng chênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối" vô lí lại tiếp tục xảy ra.

Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.

Cái chết cua cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ "mở nút". Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm. Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ.

Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chi thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo "muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn". Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.

Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Phân tích Những đứa con trong gia đình

Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích nhân vật Người đàn bà hàng chài

Phân tích nhân vật Phùng

Phân tích nhân vật Trương Ba

1 1,285 20/12/2023
Tải về