TOP 30 mẫu Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (2024) SIÊU HAY

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà lớp 12 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 12 hay hơn.

1 1,292 18/12/2023
Tải về


Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà - Ngữ văn 12

Bài giảng Ngữ văn 12 Người lái đò sông Đà

Dàn ý Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà

a) Mở bài:

- Là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước.

- Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. Bút kí "Người lái đò sông Đà" đã thể hiện đậm nét phong cách Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà "hung bạo và trữ tình" chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

b) Thân bài:

30 bài Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà  (ảnh 1)

* Phân tích tính cách hung bạo của con sông Đà:

- Vách đá "đá bờ sông dựng vách thành" và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:

+ "Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời"

+ "Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách"

+ "Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện"

-> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng ăm ắp này để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.

- Gió trên sông Đà: "Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm" -> bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.

- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", "chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên", "những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác" -> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

- Âm thanh thác nước sông Đà:

+ Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.

+ Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang "oán trách", "van xin", "khiêu khích", "giọng gằn mà chế nhạo". Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: "nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa", "rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng" -> Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật.

- Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: "Cả một chân trời đá" mặt hòn nào trông cũng "ngỗ ngược", "nhăn nhúm", "méo mó" -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận.

+ Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì "hất hàm" đứa thì "thách thức", "mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo", sóng nước "đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền".

+ Trùng vi thạch trận thứ II: "Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn"

+ Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.

=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì "kẻ thù số một của con người". Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút Việt Nam.

c) Kết bài:

- Cảm nhận của em về tính cách hung bạo của sông Đà.

Bài giảng Ngữ văn 12 Người lái đò sông Đà

Dàn ý Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

30 bài Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà  (ảnh 1)

- Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông ...”.

- Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá ... như một cái yết hầu”

- Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

- Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô ...mượn cạp ngoài bờ vực”,

- Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu ... cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”

Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

- Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 1)

Ôi những dòng sông bắt nước từ đây

Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

Những dòng sông yêu thương của quê hương, đất nước Việt Nam tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho các văn nghệ sĩ. Dường như mỗi nhà văn, nhà thơ lại có một dòng sông để thương, để nhớ của riêng mình. Nguyễn Hoàng Cầm tha thiết với sông Đuống thân thương; Hoàng Phủ Ngọc Tường đắm đuối sông Hương thơ mộng, kiều diễm thì Nguyễn Tuân say đắm vẻ đẹp hung bạo, trữ tình. Với niềm say mê đắm đuối cùng vốn trí thức tài hoa, Nguyễn Tuân đã tạo nên trang văn độc đáo “Người lái đò sông Đà”.

Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự. Ngay từ lời đề từ của tác phẩm, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:

Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông

Duy chỉ có sông Đà là ngược dòng chảy theo hướng Bắc

Ngay sau lời đề từ, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ liệt kê tên của 73 con thác độc dữ của sông Đà. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng, cao ngút trời, mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có mặt trời. Quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao vòi vọi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.

Đâu chỉ hung bạo hùng vĩ, sông Đà còn vô cùng hung bạo, dữ dằn. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Với những điệp từ, câu văn như dậy sóng, dậy gió. Diện mạo của sông Đà thật gớm ghiếc hung dữ chằng khác nào tên lưu manh, côn đò, giang hồ chuyên nghề đâm, thuê, chém, mướn.

Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực, sống động nhất về sự hung dữ của cá thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, điện ảnh, thể thao,... Chỉ riêng trong đoạn văn đã có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo. Người đọc dễ hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rót dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, trồng cây chuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước sắp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động

Nói đến hung bạo của sông Đà tât phải nói đến cái dứ dằn của con thác. Còn nhớ trong Tây Tiến, Quang Dũng từng miêu tả:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Vẻ hung dữ của con thác trong trang thơ của Quang Dũng chưa thấm gì với trang văn của Nguyễn Tuân. Ông đã chỉ điểm ra vài giọng điệu của con thác nghe đã thấy rợn người. “Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khích, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con thác sông Đà có khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng. Cái lạ là Nguyễn Tuân đã dùng tử để tả nước, lấy rừng tả thác. Đó quả là cách chơi ngông trong văn chương của Nguyễn Tuân.

Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệt mọi con thuyền. Sông Đà tung ra một lực lượng hết sức hùng hậu, thiện chiến, với đủ tướng dữ, quân tợn, đứa nào trông cũng ngỗ ngược, dữ dằn. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, chúng âm mưu bày binh bố trận hòng hại chết con thuyền đối phương. Chúng giàn ba vòng vây cực hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều cửa tử, chỉ duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lại bố trí lắt léo, lúc bên phải, lúc bên trái, khi ở giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ con thuyền đối phương vào sâu rồi sau đó tung ra cú đánh khuýp quật vu hồi. Khi con thuyền xa vào trận đại, đá thác và sông nước nhất tề sông lên, hợp đồng tác chiến, đánh hội đồng. Chúng đánh dồn dập, tới tấp với những miếng đòn hiểm độc. Chúng âm mưu đánh tan tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác. Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ nham hiểm, xảo quyệt, đủ mưu ma, chước quỷ, đầy dã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đọc trang văn mà ta như lạc vào trận địa đủ thiên la địa võng

Khám phá vẻ đẹp hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân không dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách bạo dạn, có một không hai của con sông Tây Bắc mà còn bộc lộ khát vọng lớn của mình - khát vọng của một công dân đầy tâm huyết với công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Khi khám phá sự dữ dằn của sông Đà, Nguyễn Tuân đã liên tưởng tới cái tuyếc-bin thủy điện to lớn của sông Đà. Sông Đà trở thành dòng sông của ánh sáng, đã dâng tặng cho đất nước nguồn năng lượng dồi dào, ánh sáng của sông Đà đã đi khắp đất nước làm giàu cho bao hồn quê.

Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đời sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹp lại là chuyện không dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (5 mẫu) (ảnh 1)

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 2)

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vừa nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vẫn nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân gặp sông Đà như hai người tri kỉ gặp nhau. Và như trên đã nói, viết về sông Đà có một cái gì đó khiến ta liên tưởng Nguyễn Tuân đang viết về chính mình. Phải chăng vì thế mà con sông hiện lên trong những trang tùy bút của nhà văn Nguyễn cá tính vô cùng? Hung bạo là hung bạo nhất, còn thơ mộng thì cũng thơ mộng đến ngọn bến bờ.

Sông Đà là cái tên thượng nguồn của con sông (đoạn chảy đến Việt Nam). Đó là con sông tiền sử nhất, nguyên sơ nhất ở miền Bắc nước ta. Đoạn thượng nguồn con sông dữ dội và hung bạo lắm! Không chạy dọc cả con sông, Nguyễn Tuân chỉ dành hết bút lực mà miêu tả sông Đà ở thượng nguồn. Nơi ấy sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt ngã và đầy thử thách.

Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiềm trở. Ở khía cạnh này, con sông như một bờ hoang thời tiền sử. Chỗ ấy hai bên bờ sông hẹp lại ngồi trong khoang đò qua quãng ấy... chỉ lúc đúng Ngọ mới có mặt trời. Có chỗ, con nai con hổ đã từng có lần vọt qua bờ bên kia. Hay đại loại ta cứ tưởng tượng như đang đi giữa một con phố hẹp ngóng vọng lên khung cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện. Con sông trở nên hoang vắng cổ xưa và có cái gì đó bí hiểm vô cùng.

Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm. Âm thanh của tiếng nước đổ nghe như tiếng người. Cũng oán trách, cũng kêu van rồi lại khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo. Nguyễn Tuân tả sóng mà nghe như tác giả đang tả người vậy. Hay dòng sông kia chính là nỗi niềm của dân tộc, là lời của cha ông vọng về từ phía quá khứ, vọng về từ không biết bao nhiêu trận kịch chiến đã có trên sông?

Cả đoạn văn hầu như chỉ thấy Nguyễn Tuân sử dụng thủ pháp đối lập của văn học lãng mạn để khơi gợi cho người đọc hết những hình dung về sự dữ dội của dòng sông. Lúc ấy dòng sông không khác gì dòng lửa, bức bối, khó chịu, bứt rứt vô cùng. Tiếng gầm thét của thác nước ngoài kia đang rống lên ầm ĩ như những ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Rồi những xoáy nước giống như những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có khi lại như hàng ngàn con đom đóm đang châm lửa vào đầu ngọn sóng. Dòng sông dữ dội phi thường thật nhưng nghe sao nó như đang gợi lên cái bất an của con người. Dòng sông cuộn mình dữ dội như cuộc sống, như lịch sử nước Việt ta chẳng mấy lúc bình yên. Sau cách mạng, cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Tuân thường gắn liền với cài nhìn con người, cái nhìn lịch sử và dân tộc. Tùy bút này là một cái nhìn như thế.

Nói cái dữ dội, nghiệt ngã của dòng thác sông Đà, ta không thể quên những bãi đá. Mà nói chính xác hơn, đó phải được coi là những thạch trận. Mỗi hòn có một tâm thế riêng, một nhiệm vụ, một tính cách như chính con người vậy. Đá cũng chia thành ba hàng mà chặn ở trên sông. Có hòn làm nhiệm vụ như mồi nhử cá thuyền. Hòn khác lại là một boong ke. Rồi hòn làm nhiệm vụ tấn công bệ vệ oai phong lẫm liệt. Tất cả tạo thành một thế trận không chỉ để đe dọa nhà đò mà khiến cả chúng ta, mỗi khi đọc đến đây hẳn không ít thì nhiều đều nghĩ nó như một chiến trường cổ xưa thực sự. Vậy phải chăng những hòn đá với nhiều tâm thế kia chính là những người lính biên cương luôn nhấp nhổm lo lắng chẳng bao giờ yên được? Dòng sông càng miêu tả, càng giống thế giới con người. Càng giống như tiếng nói của cha ông đang vọng về từ quá khứ bốn ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước. Phải chăng đó chính là cái tạo nên phần hồn cho dòng thác sông Đà? Tạo cho con sông không chỉ là một thực thể của thiên nhiên mà lúc này nó giống như một chứng nhân lịch sử vậy.

Sông Đà dữ dội khiến nhà đò ngay cả những ai non tay lái, yếu thần kinh chỉ cần nghe thấy đã phát hoảng lên rồi. Ấy vậy mà đoạn sông nước hiền hòa, nó lại đẹp như một cố nhân.

Ngồi trên máy bay mà nhìn xuống con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói Mèo đốt nương xuân. Đúng là một khung cảnh hết sức mơ mộng, diệu huyền. Rồi sông Đà không giống như sông Gâm, hay sông Lô lúc nào cũng chỉ xanh xanh màu canh hến. Sông Đà đẹp bởi màu xanh ngọc bích vào mùa xuân. Sang thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Với tác giả có lúc con sông còn giống như một cố nhân. Trong một lần lạc đường, tác giả vô tình nhìn ngắm nó mà nhớ lại một tứ thơ Đường của Lý Bạch xưa. Đến đây dòng sông Đà khiến người ta quên hẳn đi cái dữ dội nghiệt ngã của mình. Dòng sông gần gũi như con người và xinh đẹp trẻ trung như thiếu nữ.

Còn nữa, nhìn cảnh bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông mà vui như nắng giòn tan sau một kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Có chỗ, đoạn sông lặng như tờ gợi một miền cổ tích xa xưa hay có lúc ngồi đò, ta bắt gặp hình ảnh một con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò... Đúng là nhìn cảnh ấy chẳng ai dám nghĩ dòng sông ở quãng trên lúc nào cũng sẵn sàng ăn chết bất cứ một cái thuyền nào sơ hở. Cảnh về đoạn sông này trữ tình thơ mộng và huyền diệu xiết bao.

Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cũng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể nói khẳng định rằng, Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 3)

Mỗi nhà văn có một quan điểm sáng tác riêng theo họ xuyên suốt sự nghiệp văn học. Nhưng có lẽ, Nguyễn Tuân là một trường hợp đặc biệt khi quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của ông có sự khác biệt rõ rệt ở thời kì trước và sau năm 1945. Nếu trước năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Chữ người tử tù cùng những hoài niệm về cái đẹp của quá khứ thì sau năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Người lái đò sông Đà cùng một năng lượng, tình yêu tha thiết dành cho cuộc sống, cho thiên nhiên mà bạn đọc dễ dàng cảm nhận được. Nổi bật trong bài tùy bút chính là hình tượng con sông Đà lúc ở thượng nguồn.

Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sống thường nhật. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc họa những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới qua hình ảnh người lái đò sông Đà.

Mở đầu tùy bút là hai lời đề từ vô cùng đặc sắc và độc đáo: “Đẹp vậy sao tiếng hát trên dòng sông”: ca ngợi vẻ đẹp của sông Đà và tiếng hát của những con người cần mẫn lao động, làm việc ở nơi đây. “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu” mang ý nghĩa mọi con sông đều chảy về phía Đông, riêng sông Đà chảy về phương Bắc để nói lên sự khác biệt độc nhất vô nhị của sông Đà, gợi ra những cá tính riêng của con sông. Chỉ với hai lời đề từ ngắn gọn, Nguyễn Tuân đã mang đến cho bạn đọc những vẻ đẹp vô cùng khác biệt của sông Đà với những con sông khác giúp bạn đọc phần nào thêm thích thú và muốn tìm hiểu về con sông này.

Sau lời đề từ, tác giả đi vào cụ thể vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con sông: “Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành; có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu; đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia; mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân mang đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng thú vị về con sông Đà: nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được ví như những thành trì kiên cố, vững chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ chực chờ. Tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận được hết vẻ đẹp hung tợn ở quãng này của con sông: nó vừa hẹp lại nhiều đá dựng cao ngang ngược nhưng tiềm ẩn những sự nguy hiểm khiến con người không thể lường trước được.

Không chỉ quãng này của con sông nguy hiểm mà quãng mặt ghềnh Hát Loóng cũng nhiều hiểm nguy không kém: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà…; quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Đến đây, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều câu văn ngắn móc xích với nhau, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau để “hoành hành” tạo thêm nét hung bạo của sông Đà; không chỉ có đá dựng thành vách hăm dọa con người nữa mà ngay cả mặt nước cũng tạo sóng hung tợn để đe dọa bất cứ con thuyền hay người nào qua đây cho ta thấy một con sông Đà ngang ngược, bá đạo và vô cùng bướng bỉnh.

Quãng Tà Mường Vát con sông cũng hung tợn không kém: “Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu; nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào; nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống” Nghệ thuật nhân hoá kết hợp so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ.

Không chỉ riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tợn mà dòng chảy của nó cũng vô cùng hung tợn: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Sự hung dữ này được Nguyễn Tuân liên tưởng đến một anh quay phim bạo dạn dám ngồi vào trong cái thuyền thúng tròn vành rồi cả người cả thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới cùng của xoáy nước và lia máy ảnh lên, thu vào tầm mắt tất cả xoáy nước như “một cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả vào máy vào người quay phim cả người đang xem.” Sự liên tưởng đặc sắc, thú vị này không chỉ giúp bạn đọc hình dung ra sự hung tàn của con sông mà còn làm cho vẻ hung tàn đó trở nên đa sắc màu hơn.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác “ngông” độc đáo của Nguyễn Tuân cùng tùy bút và hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam và được nhiều thế hệ con người đón nhận.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 4)

Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kỳ vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tuỳ bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ – thiên nhiên hoang sơ : với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sử dụng cả giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quảng mặt ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được quả đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý… ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá luống rừng nứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguy hiểm đối với nhà đó vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để đứng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng.

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 5)

Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc. Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá dậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông.

Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 6)

Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn ưa cảm giác mạnh. Với Nguyễn, đã là đẹp phải đẹp tuyệt mĩ, đã là dữ dội phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Ông không thích những gì tầm thường. Con sông Đà đáp ứng được hai xúc cảm của Nguyễn Tuân vì con sông Đà mang trong mình hai tính cách trái ngược nhưng thống nhất với nhau. Ở phần thượng lưu, con sông vô cùng hung bạo, dữ dội.

Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong thiên tùy bút này. Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh:

“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”

(Ca dao)

Sự hung bạo ấy còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn mình vào lẽ thường. Như đã nói ở trên, sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, xin nhập quốc tịch Việt Nam. Nó phải trải qua rất nhiều triền núi đá. Vì vậy, ở phần thượng lưu của sông Đà có rất nhiều thác dữ, nhiều luồng chết, nhiều vực xoáy… Từ đó, Nguyễn đã tìm thấy những tính cách hung bạo khác thường của dòng sông. Nhưng khi xuôi về phần hạ lưu, lòng sông như được mở rộng ra, con thác không còn nữa, dòng nước trôi êm đềm, hiền hòa qua đôi bờ cỏ cây tươi tốt và sông Đà lại hiện lên vô cùng lãng mạn, thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, Nguyễn nhìn thấy sự hung bạo của con sông Đà không chỉ tập trung ở thác dữ, ở luồng chết, ở vực xoáy. Ông còn nhìn thấy sự hung bạo ấy ở những quãng sông huyền bí, hoang vu đặt giữa điệp trùng của núi rừng Tây Bắc.

Cái hùng vĩ, sừng sững của sông Đà được thể hiện ngay ở cảnh đá bờ sông: “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

Cảnh đá bờ sông được miêu tả dựng vách thành, sự so sánh và liên tưởng khá độc đáo khiến con sông Đà hiện ngay ra trước mắt người đọc như thành quách sừng sững, đứng án ngữ ngay trước mặt những du khách khi đặt chân đến đây. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm của dòng sông, một nơi hẹp như thế mà lưu tốc dòng nước vốn nhanh bây giờ lại xiết hơn nữa. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Nguyễn Tuân cho người đọc cảm nhận bằng trực cảm như chính mình được lái đò qua quãng sông hẹp với những vách đá dựng đứng hai bên. Cái lạnh rợn người được so sánh như ta đang đứng giữa mùa hè mà ngột ngạt bởi cái chật hẹp, tối đến bất ngờ và sâu thăm thẳm như đứng ở dưới một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Một câu văn tràn dòng với những liên tưởng của liên tưởng cho thấy sự tài hoa và uyên thâm trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn.

Cũng như đá bờ sông, thì“quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng ấy”. Bằng kết cấu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tác giả đã làm rõ sự nguy hiểm của con sông hung dữ, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào khinh suất. Không có từ nào trực tiếp tả ghềnh đá nhưng người đọc hình dung rõ diện mạo con sông. Quãng dài ghềnh đá nổi trên mặt sông, nước mạnh xô ghềnh tạo sóng dữ, sóng cuộn trào sinh ra gió thổi rít lên gùn ghè, gùn ghè quanh năm suốt tháng. Con sông đến đây đã trở thành một kẻ thù nguy hiểm của con người. Với nghệ thuật nhân hóa, con sông như một kẻ thù tính khí thất thường, đòi nợ vô duyên cớ không bỏ sót một ai. Ấy mới thấy hết cái hung bạo của sông Đà. Sự kết hợp ngẫu nhiên hay có lựa chọn giữa tên địa danh với đặc điểm của sông Đà ở quãng sông này? Chỉ biết khi Nguyễn tả luồng gió gùn ghè nơi mặt ghềnh lại nằm đúng vị trí Hát Loóng. Đọc tên địa danh mà phải nén hơi, uốn lưỡi như chính như

chính mình vừa phải đi qua chỗ nước giữ, với sóng, với đá, với ghềnh thác của sông Đà.

Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng trèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Những cái bẫy ghê sợ, chết người! Vẫn là nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo kèm theo biện pháp nhân hóa nước biết thở và kêu nghe đã đủ cho người đọc rùng mình nhưng Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó mà tiếp tục thử độ lì trong giác quan của người đọc khi so sánh và liên tưởng với cái cửa cống cái bị sặc nước. Khi dòng chảy siết, nó thở và kêu, nhưng kêu như thế nào thì nhà văn lại tiếp tục tả những cái hút nước ở độ sâu: cái hút xoáy tít đáy, như cái giếng sâu cho thấy độ mạnh của dòng nước; với bề rộng: quay lừ lừ như những cánh quạ đàn; rồi âm thanh: những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, cuối cùng là độ nguy hiểm: Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Hình ảnh sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn, có lẽ không chỉ làm những người lái đò qua đây cảm thấy rùng rợn mà chính người đọc cũng như vừa tự mình chèo thuyền qua quãng sông này mà thử cảm giác. Thế nên khi chèo thuyền men qua những vực nước sông Đà cần phải chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Cảm giác lạnh người và rợn tóc gáy vì câu văn tác động mạnh mẽ vào trực cảm của người đọc.

Cho cảm giác thật đến từng mi-li-mét nhà văn sử dụng trường liên tưởng trùng điệp. Khi nhập vào vai một anh thợ quay phim táo tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình và thuyền văng xuống cái hút nước sông Đà. Nhìn từ đáy cái hút nước ấy nhìn lên vách thành hút chênh nhau đến vài sải tay. Người xoay theo thuyền cả thuyền, người, máy ảnh quay tít. Nhìn lên nước sông Đà trong cái hút ấy làm bằng một màu xanh ngọc bích của một khối pha lê đúc dày như sắp vỡ tan ụp vào cả người quay lẫn người xem, khiến ai cũng như đang khiếp hãi để ngồi ghì lấy cái mép lá rừng vừa bị cho vào cái cốc pha lê mà quay tít như vừa rút ra cái gậy đánh phèn. Liên tưởng của liên tưởng để người đọc có thể cảm nhận rõ nhất. Phải có sự am hiểu về kiến thức trong lĩnh vực điện ảnh thì Nguyễn mới có thể viết được những câu văn như thế. Câu chữ như đang nở hoa trên dòng sông Đà và trên trang văn của Nguyễn.

Tiếng thác réo nghe càng ghê sợ hơn! “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Lần đầu tiên trong thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả nước, hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được điều đó như một nghệ sĩ bậc thầy! Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng ngàn cây đang bị đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng tre đang cháy ấy lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của chúng bị đốt cháy và nóng thì chúng sẽ lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. Khi chạy, nó va đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn như âm thanh vang la não bạt, kinh thiên động địa. Hình ảnh của Nguyễn tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh người đọc để mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất. Con sông ấy như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích người lái đò. Nó biết: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Bộ mặt và tâm địa của một người xấu xa, lắm mưu, nhiều kế – kẻ thù số một của con người.

Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm. Khi miêu tả thạch trận đá tác giả đã vận dụng rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực quân sự, thể thao để làm rõ đối tượng miêu tả.

Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà con sông tung ra để thử thách người lái đò. Nhưng bằng sự mưu trí, dũng cảm, ông lái đã vượt qua dễ dàng.

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Bọn đá, sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất!

Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được, tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với “tay lái ra hoa”.

Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận, thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Con sông mà “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà”. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.

Viết về Đà giang, ngòi bút của Nguyễn Tuân vô cùng phóng túng, thoải mái bởi “Người Lái Đò Sông Đà” được viết bằng thể loại tùy bút. Ông chẳng khác nào một nhà quay phim lão luyện. Có khi ống kính của nhà văn tiếp cận con sông Đà từ phía viễn cảnh. Có đôi lúc, ống kính của nhà văn lia vào để quay cận cảnh từng quãng sông hẹp, cắt từng đoạn sông để mô tả cái sự hung bạo của những đoạn sông với hình ảnh “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” Thậm chí có những đoạn “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.”

Viết về con sông Đà hung bạo, tác giả sử dụng những câu văn rất ngắn, huy động chủ yếu kiến thức võ thuật và quân sự để miêu tả sự vận động của dòng nước. Ông cũng cảm nhận con sông bằng nhiều giác quan để kích thích trí tưởng tượng của độc giả.

Ở đây, ta thấy xuất hiện những câu văn rất ngắn gồm toàn thanh trắc với hơn 300 động từ mạnh cùng kết cấu điệp trùng miêu tả sự khẩn trương, gấp gáp của nước, của đá, của sóng và của gió. Thể hiện rõ nhất đó là đoạn mặt ghềnh Hát Loóng: “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.” Ta còn thấy Nguyễn Tuân tập trung vào miêu tả sự hung bạo của Đà giang ở những hút nước với cách liên tưởng vô cùng táo bạo. Đó là đoạn Tà Mường Vát ở phía dưới sông La: “Có những con thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.” Thêm vào đó, Nguyễn Tuân còn nhìn thấy sự hung bạo ở mùa lụt của con sông Đà. Mùa lụt của sông Đà vẫn còn cái ngấn nước ở cổng châu Quỳnh Nhai. Ngày lụt sông Đà, xác hươu, xác nai bằng gỗ Chò Vảy, Chò Hoa trôi lềnh bềnh trên mặt sông. Nguyễn Tuân ví lúc này dòng sông Đà chẳng khác nào “kẻ thù số một” của người dân Tây Bắc. Khi hung bạo thì cực kì nguy hiểm, tâm địa độc ác đến tột cùng.

Con sông Đà hung bạo đâu bởi thiên nhiên gây ra với: thác dữ, những luồng chết, vực xoáy mà Nguyễn Tuân còn thấy đó là do con người. Đó chính là bọn thổ ti lang tạo đã đắp bến chia ngăn dòng sông Đà, khiến con sông trở nên trái tính, trở thành kẻ thù của người dân Tây Bắc. Đó còn là bọn thực dân Pháp đóng đồn bốt ở hai bên bờ sông khiến Đà giang trở nên càng hung bạo. Rõ ràng, con sông Đà mang cốt cách của người dân Tây Bắc. Nhìn rộng ra, ta thấy những con sông hầu như đều mang nét đẹp văn hóa vùng miền nơi nó đi qua.

Nếu “sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc của cố đô và người dân Huế thì con sông Đà lại là biểu tượng, lại mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc. Như vậy, có thể khẳng định Đà giang qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên dữ dội đến khác thường, tột đỉnh, thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của Nguyễn Tuân –một phong cách rất “ngông”.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 7)

Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc. Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá dậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông.

Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 8)

Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp nên một nền văn minh. Trong địa hạt văn học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

“Người lái đò sông Đà” được sáng tác vào năm 1958 và được in vào tập “Sông Đà” năm 1960. Trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn không chỉ thỏa mãn khát khao xê dịch mà chủ yếu là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm hồn con người

Mở đầu bài là lời đề từ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”. Khẳng định nét độc đáo của dòng sông Đà: Mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc khẳng định cá tính độc đáo của Nguyễn Tuân trong dòng sông văn chương: Một nhà văn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về bản ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật.

Nguyễn Tuân không khỏi làm ta ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ, dữ dội của con Sông Đà. Cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Những vách đá cao vút, dựng đứng “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm, bí ẩn của dòng sông. Một nơi lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn với những vách đá cao vút, vững chãi giờ đây đang trở nên nguy hiểm vô cùng. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong, chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Quần thể thiên nhiên: nước, sóng, gió và đá sông Đà “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” như mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ cuồn cuộn chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên cao theo chiều dọc rồi đổ ập xuống, cuồn cuộn ghê rợn trên mặt ghềnh.

Từ trên nhìn xuống mặt sông: những cái hút nước “như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “những cái hút xoáy tít đáy”. Từ dưới lòng sông nhìn ngược lên: “thành giếng xây bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào”.

Những âm thanh ghê rợn “Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” khủng bố tinh thần con người: “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, sẵn sàng nhấn chìm bất kì con thuyền nào không kịp chèo nhanh hay tay lái không vững, hoặc bất kì bè gỗ nào vô ý khi đi qua chúng. “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào cũng trèo nhanh để lướt quãng sông”, “chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu”, “nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống”, “có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Ám ảnh, đe dọa con người, những âm thanh man rợ của sông Đà gợi liên tưởng đến một loài động vật hung dữ, đang cuồng loạn tìm lối thoát thân. Hùng vĩ, choáng ngợp bởi một chân trời đá với những bọt nước trắng xóa mờ đi trên mặt sóng“. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”.

Tác giả đã dùng kiến thức về quân sự, võ thuật, thể thao, thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng để làm nổi bật cái nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một” của con người. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 9)

Ôi những dòng sông bắt nước từ đây
Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

Những dòng sông yêu thương của quê hương, đất nước Việt Nam tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho các văn nghệ sĩ. Dường như mỗi nhà văn, nhà thơ lại có một dòng sông để thương, để nhớ của riêng mình. Nguyễn Hoàng Cầm tha thiết với sông Đuống thân thương; Hoàng Phủ Ngọc Tường đắm đuối sông Hương thơ mộng, kiều diễm thì Nguyễn Tuân say đắm vẻ đẹp hung bạo, trữ tình. Với niềm say mê đắm đuối cùng vốn trí thức tài hoa, Nguyễn Tuân đã tạo nên trang văn độc đáo “Người lái đò sông Đà”.

Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự.

Ngay từ lời đề từ của tác phẩm, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:

Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông
Duy chỉ có sông Đà là ngược dòng chảy theo hướng Bắc

Ngay sau lời đề từ, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ liệt kê tên của 73 con thác độc dữ của sông Đà. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng, cao ngút trời, mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có mặt trời. Quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao vòi vọi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.

Đâu chỉ hung bạo hùng vĩ, sông Đà còn vô cùng hung bạo, dữ dằn. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Với những điệp từ, câu văn như dậy sóng, dậy gió. Diện mạo của sông Đà thật gớm ghiếc hung dữ chằng khác nào tên lưu manh, côn đò, giang hồ chuyên nghề đâm, thuê, chém, mướn.

Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực, sống động nhất về sự hung dữ của cá thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, điện ảnh, thể thao,... Chỉ riêng trong đoạn văn đã có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo. Người đọc dễ hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rót dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, trồng cây chuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước sắp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động

Nói đến hung bạo của sông Đà tât phải nói đến cái dứ dằn của con thác. Còn nhớ trong Tây Tiến, Quang Dũng từng miêu tả:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Vẻ hung dữ của con thác trong trang thơ của Quang Dũng chưa thấm gì với trang văn của Nguyễn Tuân. Ông đã chỉ điểm ra vài giọng điệu của con thác nghe đã thấy rợn người. “Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khích, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con thác sông Đà có khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng. Cái lạ là Nguyễn Tuân đã dùng tử để tả nước, lấy rừng tả thác. Đó quả là cách chơi ngông trong văn chương của Nguyễn Tuân.

Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệt mọi con thuyền. Sông Đà tung ra một lực lượng hết sức hùng hậu, thiện chiến, với đủ tướng dữ, quân tợn, đứa nào trông cũng ngỗ ngược, dữ dằn. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, chúng âm mưu bày binh bố trận hòng hại chết con thuyền đối phương. Chúng giàn ba vòng vây cực hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều cửa tử, chỉ duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lại bố trí lắt léo, lúc bên phải, lúc bên trái, khi ở giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ con thuyền đối phương vào sâu rồi sau đó tung ra cú đánh khuýp quật vu hồi. Khi con thuyền xa vào trận đại, đá thác và sông nước nhất tề sông lên, hợp đồng tác chiến, đánh hội đồng. Chúng đánh dồn dập, tới tấp với những miếng đòn hiểm độc. Chúng âm mưu đánh tan tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác. Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ nham hiểm, xảo quyệt, đủ mưu ma, chước quỷ, đầy dã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đọc trang văn mà ta như lạc vào trận địa đủ thiên la địa võng

Khám phá vẻ đẹp hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân không dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách bạo dạn, có một không hai của con sông Tây Bắc mà còn bộc lộ khát vọng lớn của mình - khát vọng của một công dân đầy tâm huyết với công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Khi khám phá sự dữ dằn của sông Đà, Nguyễn Tuân đã liên tưởng tới cái tuyếc-bin thủy điện to lớn của sông Đà. Sông Đà trở thành dòng sông của ánh sáng, đã dâng tặng cho đất nước nguồn năng lượng dồi dào, ánh sáng của sông Đà đã đi khắp đất nước làm giàu cho bao hồn quê.

Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đời sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹp lại là chuyện không dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà (mẫu 10)

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vừa nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vẫn nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân gặp sông Đà như hai người tri kỉ gặp nhau. Và như trên đã nói, viết về sông Đà có một cái gì đó khiến ta liên tưởng Nguyễn Tuân đang viết về chính mình. Phải chăng vì thế mà con sông hiện lên trong những trang tùy bút của nhà văn Nguyễn cá tính vô cùng? Hung bạo là hung bạo nhất, còn thơ mộng thì cũng thơ mộng đến ngọn bến bờ.

Sông Đà là cái tên thượng nguồn của con sông (đoạn chảy đến Việt Nam). Đó là con sông tiền sử nhất, nguyên sơ nhất ở miền Bắc nước ta. Đoạn thượng nguồn con sông dữ dội và hung bạo lắm! Không chạy dọc cả con sông, Nguyễn Tuân chỉ dành hết bút lực mà miêu tả sông Đà ở thượng nguồn. Nơi ấy sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt ngã và đầy thử thách.

Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiềm trở. Ở khía cạnh này, con sông như một bờ hoang thời tiền sử. Chỗ ấy hai bên bờ sông hẹp lại ngồi trong khoang đò qua quãng ấy... chỉ lúc đúng Ngọ mới có mặt trời. Có chỗ, con nai con hổ đã từng có lần vọt qua bờ bên kia. Hay đại loại ta cứ tưởng tượng như đang đi giữa một con phố hẹp ngóng vọng lên khung cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện. Con sông trở nên hoang vắng cổ xưa và có cái gì đó bí hiểm vô cùng.

Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm. Âm thanh của tiếng nước đổ nghe như tiếng người. Cũng oán trách, cũng kêu van rồi lại khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo. Nguyễn Tuân tả sóng mà nghe như tác giả đang tả người vậy. Hay dòng sông kia chính là nỗi niềm của dân tộc, là lời của cha ông vọng về từ phía quá khứ, vọng về từ không biết bao nhiêu trận kịch chiến đã có trên sông?

Cả đoạn văn hầu như chỉ thấy Nguyễn Tuân sử dụng thủ pháp đối lập của văn học lãng mạn để khơi gợi cho người đọc hết những hình dung về sự dữ dội của dòng sông. Lúc ấy dòng sông không khác gì dòng lửa, bức bối, khó chịu, bứt rứt vô cùng. Tiếng gầm thét của thác nước ngoài kia đang rống lên ầm ĩ như những ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Rồi những xoáy nước giống như những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có khi lại như hàng ngàn con đom đóm đang châm lửa vào đầu ngọn sóng. Dòng sông dữ dội phi thường thật nhưng nghe sao nó như đang gợi lên cái bất an của con người. Dòng sông cuộn mình dữ dội như cuộc sống, như lịch sử nước Việt ta chẳng mấy lúc bình yên. Sau cách mạng, cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Tuân thường gắn liền với cài nhìn con người, cái nhìn lịch sử và dân tộc. Tùy bút này là một cái nhìn như thế.

Nói cái dữ dội, nghiệt ngã của dòng thác sông Đà, ta không thể quên những bãi đá. Mà nói chính xác hơn, đó phải được coi là những thạch trận. Mỗi hòn có một tâm thế riêng, một nhiệm vụ, một tính cách như chính con người vậy. Đá cũng chia thành ba hàng mà chặn ở trên sông. Có hòn làm nhiệm vụ như mồi nhử cá thuyền. Hòn khác lại là một boong ke. Rồi hòn làm nhiệm vụ tấn công bệ vệ oai phong lẫm liệt. Tất cả tạo thành một thế trận không chỉ để đe dọa nhà đò mà khiến cả chúng ta, mỗi khi đọc đến đây hẳn không ít thì nhiều đều nghĩ nó như một chiến trường cổ xưa thực sự. Vậy phải chăng những hòn đá với nhiều tâm thế kia chính là những người lính biên cương luôn nhấp nhổm lo lắng chẳng bao giờ yên được? Dòng sông càng miêu tả, càng giống thế giới con người. Càng giống như tiếng nói của cha ông đang vọng về từ quá khứ bốn ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước. Phải chăng đó chính là cái tạo nên phần hồn cho dòng thác sông Đà? Tạo cho con sông không chỉ là một thực thể của thiên nhiên mà lúc này nó giống như một chứng nhân lịch sử vậy.

Sông Đà dữ dội khiến nhà đò ngay cả những ai non tay lái, yếu thần kinh chỉ cần nghe thấy đã phát hoảng lên rồi. Ấy vậy mà đoạn sông nước hiền hòa, nó lại đẹp như một cố nhân.

Ngồi trên máy bay mà nhìn xuống con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói Mèo đốt nương xuân. Đúng là một khung cảnh hết sức mơ mộng, diệu huyền. Rồi sông Đà không giống như sông Gâm, hay sông Lô lúc nào cũng chỉ xanh xanh màu canh hến. Sông Đà đẹp bởi màu xanh ngọc bích vào mùa xuân. Sang thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Với tác giả có lúc con sông còn giống như một cố nhân. Trong một lần lạc đường, tác giả vô tình nhìn ngắm nó mà nhớ lại một tứ thơ Đường của Lý Bạch xưa. Đến đây dòng sông Đà khiến người ta quên hẳn đi cái dữ dội nghiệt ngã của mình. Dòng sông gần gũi như con người và xinh đẹp trẻ trung như thiếu nữ.

Còn nữa, nhìn cảnh bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông mà vui như nắng giòn tan sau một kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Có chỗ, đoạn sông lặng như tờ gợi một miền cổ tích xa xưa hay có lúc ngồi đò, ta bắt gặp hình ảnh một con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò... Đúng là nhìn cảnh ấy chẳng ai dám nghĩ dòng sông ở quãng trên lúc nào cũng sẵn sàng ăn chết bất cứ một cái thuyền nào sơ hở. Cảnh về đoạn sông này trữ tình thơ mộng và huyền diệu xiết bao.

Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cũng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể nói khẳng định rằng, Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 11)

Nguyễn Tuân nổi tiếng là nhà văn tài hoa với nét văn độc đáo. Ông thích miêu tả những gì dữ dội, mãnh liệt của thiên nhiên, con người. Thế nên trong các tác phẩm của ông ta thấy được sự hùng vĩ hiếm có của thiên nhiên. “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân. Đây là một đoạn trích hay nằm trong Tùy bút sông Đà viết năm 1960. Người lái đò sông Đà chính là thành quả của chuyến đi thực tế đến Tây Bắc của tác giả. Trong đoạn trích, tác giả tìm kiếm “chất vàng mười” của thiên nhiên và của những con người lao động trên miền sông núi Tây Bắc hùng vĩ.

Nguyễn Tuân gặp sông Đà trong chuyến công tác Tây Bắc. Con sông hiện lên trước mắt ông là một sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Vậy nên, mới gặp sông Đà thôi nhưng cứ như người bạn tri kỷ lâu năm. Sông Đà trong mắt Nguyễn Tuân là một con sông nguyên sơ và đầy cá tính. Thế nên, mở đầu đoạn trích, tác giả nhắc tới sông Đà bằng hai câu thơ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”.

Ở “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã dành hết bút mực để miêu tả sông Đà đoạn thượng nguồn. Với riêng tác giả, đó là nơi con sông Đà có vẻ đẹp hung bạo nhất, nghiệt ngã nhưng cũng đầy thử thách. Sự dữ dội của sông Đà được tác giả sử dụng những từ ngữ có tiết tấu nhanh, mạnh để miêu tả. Dòng sông ấy không chỉ có thác đá, mà còn dữ dội trên chính những vách đá dựng thẳng đứng, hiểm trở “đá bờ sông dựng vách thành”

Để làm nổi bật thêm sự hùng vĩ của dòng sông, tác giả còn miêu tả tỉ mỉ lòng sông khúc ấy. Lòng sông như bị bóp nghẹt “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”. Không chỉ dừng lại ở đó, “đứng bên này bờ nhẹ tay nắm hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”.

Diễn tả bằng những hình ảnh thực tế của sông Đà chưa đủ, tác giả còn miêu tả chi tiết cảm nhận của những người ngồi trên khoang đò quãng sông ấy “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Dường như những vách đá dựng đứng làm lòng sông nhỏ bé đến mức chỉ thấy được một khoảng trời nhỏ xíu. Sự so sánh của Nguyễn Tuân chính xác đến từng chi tiết. Dường như ông lục lọi đến tận cùng kiệt của dòng sông để “show” ra cho người ta phải kinh động hồn trí.

Sự hoang sơ, hung bạo của dòng sông Đà còn được tác giả đặc tả thông qua tiếng gió thổi. Tiếng gió trên sông Đà như tiếng gầm rú của thiên nhiên, nó mang đến cho con người cảm giác rùng mình, man rợ. Nguyễn Tuân đã khéo léo khi đặc tả “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể miêu tả dòng sông một các đặc sắc như vậy. Câu văn diễn đạt theo móc xích với cấu trúc trùng điệp càng làm gợi lên hình ảnh con sông Đà đang lúc cuồng nộ, dữ dằn, chỉ chực “lật ngửa bụng thuyền ra”.

Ngay cả những hút nước trên sông Đà cũng thật đặc biệt. “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Những cái hút nước được Nguyễn Tuân hình tượng hóa trở nên man rợ hơn. Đến mức “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”.

Dường như ở đây không phải là hình ảnh sông Đà mà là hình ảnh của một loài thủy quái nào đó đang muốn uy hiếp con người. Thế nên “không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy”. Dường như hút nước ở sông Đà trở thành nỗi ám ảnh với những người lái thuyền, họ chỉ muốn tránh mặt chứ không muốn chạm trán với nó. Bởi nếu không “chèo nhanh để lướt qua quãng sông” sẽ “bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.

Sự hung bạo của sông Đà càng được làm rõ hơn thông qua âm thanh của thác nước. Nó giống như tiếng gầm vang của con sông nơi thượng nguồn, nó ám ảnh cả vào tâm trí những người đi thuyền qua đây. Thế nên còn xa lắm mới đến thác nhưng “đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên”. Có ai miêu tả tiếng thác nước như Nguyễn Tuân, chân thực đến ghê sợ với những thủ pháp so sánh độc đáo.

Nghe tiếng gầm vang của dòng sông ta như liên tưởng tới tiếng trách than, ai oán của con người. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Dường như Nguyễn Tuân đã nhân cách hóa dòng sông, giờ đây con sông Đà có cảm xúc như chính con người vậy.

Chỉ phút trước còn nỉ non, ai oán, phút sau tiếng thác đã được phóng to hết cỡ, như một sự phấn khích đến man dại, “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn tâu da cháy bùng bùng”. Chỉ vài câu văn thôi nhưng mọi sự hung bạo đến ghê người được lột tả hết. Nhưng cũng qua đó ta mới thấy được sự tinh tế của Nguyễn Tuân. Sự liên tưởng của ông có lẽ chẳng ai bì kịp, có ai lại đi lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông. Thế mới thấy phải có tâm hồn nghệ thuật ngông lắm mới dám làm vậy.

Nói đến sự dữ dội, nghiệt ngã của sông Đà không thể không nhắc tới những bãi đá. Dường như khi miêu tả những bãi đá vô tri trên đoạn thác sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp nhân hóa khiến người đọc như nhận ra ông đang miêu tả con người chứ không phải một vật vô tri. Từng thớ đá được Nguyễn Tuân thổi hồn vào trở nên có hình hài, cá tính. “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.” Đá ở dòng sông Đà như một lớp mai phục chỉ chực chờ thuyền đến để “nhổm” lên “vồ” lấy thuyền.

Cá tính của những thớ đá cũng được khắc họa rõ nét “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Nguyễn Tuân đã sử dụng những tính từ miêu tả tính cách, ngoại hình con người để miêu tả cho chính những hòn đá nơi đây. Mỗi hòn đá xuất hiện trên dòng sông Đà này đều có một nhiệm vụ riêng “trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã bàn giao việc cho mỗi hòn”.

Qua cái nhìn tinh tế của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá đều mang vẻ gì đó rất du côn của thiên nhiên hoang dại. Trùng vi thạch trận của những phiến đá bày ra như được ai đó điều khiển từ xa khiến con người càng thêm khiếp sợ. Miêu tả đá mà Nguyễn Tuân dùng những từ ngữ như “hai đứa” làm người ta liên tưởng đến sự bày binh bố trận trong một cuộc chiến. Thế rồi, hòn đá khác còn “hất hàm hỏi cái thuyền”, rồi “thách thức” như muốn tuyên chiến với thuyền.

Hưởng ứng trùng vi thạch trận đá, “mặt nước hò la vang dậy quanh mình” chỉ cần tay lái yếu là sẽ bị trận địa đá ấy nuốt chửng. Sự hung tợn của trận địa đá ở sông Đà đến ông lái đò vốn đã dạn dĩ cũng phải gồng mình mới vượt qua được. Ấy thế nhưng dòng sông ấy không chỉ có một vòng vây, “nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh. Cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông”. Nguyễn Tuân đã miêu tả việc vượt qua thác sông Đà như cưỡi hổ. Vì thế muốn vượt qua được trận địa ấy “phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Chỉ cần “nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng rồi, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh”. Đó là ông lái đò phải kinh nghiệm lắm mới nắm được những quy luật trận địa mà sông Đà đã tạo ra.

Dường như sông Đà đoạn thượng nguồn ấy muốn “nuốt chửng” bất cứ con đò nào đi ngang qua đây. Ngay cả khi gần đi đến cửa sinh “bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liên xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”. Nguyễn Tuân đặc tả một cách rõ nét khuôn mặt của những bãi đá ở sông Đà “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy”.

Vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà có lẽ chẳng thể nào quên. Dù đôi lúc nó cuồng nộ, giận dữ như những con quái vật sông, nó mang cho người ta cảm giác ghê rợn. Nhưng đó là một vẻ đẹp cực kỳ hào hùng, kiêu hãnh. Và cũng chỉ có ngòi bút của Nguyễn Tuân mới lột tả hết được cái vẻ đẹp kiêu sa, hùng vĩ đó.

Bằng cái nhìn chân thực, ngôn từ tinh tế, chắt lọc, Nguyễn Tuân đã phần nào cho người đọc thấy sự cuốn hút mà con sông Đà mang đến. Đọc những dòng tùy bút của tác giả về sông Đà giống như ta được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự hung bạo đến đáng sợ của nó. Chính sự hung bạo, gầm gừ của dòng sông là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Có lẽ Nguyễn Tuân thực sự đã tìm được thứ “vàng mười” mà ông ngày đêm theo đuổi.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 12)

Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc...Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông.

Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 13)

Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn ưa cảm giác mạnh. Với Nguyễn, đã là đẹp phải đẹp tuyệt mĩ, đã là dữ dội phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Ông không thích những gì tầm thường. Con sông Đà đáp ứng được hai xúc cảm của Nguyễn Tuân vì con sông Đà mang trong mình hai tính cách trái ngược nhưng thống nhất với nhau. Ở phần thượng lưu, con sông vô cùng hung bạo, dữ dội.

Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong thiên tùy bút này. Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh:

“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”

(Ca dao)

Sự hung bạo ấy còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn mình vào lẽ thường. Như đã nói ở trên, sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, xin nhập quốc tịch Việt Nam. Nó phải trải qua rất nhiều triền núi đá. Vì vậy, ở phần thượng lưu của sông Đà có rất nhiều thác dữ, nhiều luồng chết, nhiều vực xoáy… Từ đó, Nguyễn đã tìm thấy những tính cách hung bạo khác thường của dòng sông. Nhưng khi xuôi về phần hạ lưu, lòng sông như được mở rộng ra, con thác không còn nữa, dòng nước trôi êm đềm, hiền hòa qua đôi bờ cỏ cây tươi tốt và sông Đà lại hiện lên vô cùng lãng mạn, thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, Nguyễn nhìn thấy sự hung bạo của con sông Đà không chỉ tập trung ở thác dữ, ở luồng chết, ở vực xoáy. Ông còn nhìn thấy sự hung bạo ấy ở những quãng sông huyền bí, hoang vu đặt giữa điệp trùng của núi rừng Tây Bắc.

Cái hùng vĩ, sừng sững của sông Đà được thể hiện ngay ở cảnh đá bờ sông: “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

Cảnh đá bờ sông được miêu tả dựng vách thành, sự so sánh và liên tưởng khá độc đáo khiến con sông Đà hiện ngay ra trước mắt người đọc như thành quách sừng sững, đứng án ngữ ngay trước mặt những du khách khi đặt chân đến đây. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm của dòng sông, một nơi hẹp như thế mà lưu tốc dòng nước vốn nhanh bây giờ lại xiết hơn nữa. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Nguyễn Tuân cho người đọc cảm nhận bằng trực cảm như chính mình được lái đò qua quãng sông hẹp với những vách đá dựng đứng hai bên. Cái lạnh rợn người được so sánh như ta đang đứng giữa mùa hè mà ngột ngạt bởi cái chật hẹp, tối đến bất ngờ và sâu thăm thẳm như đứng ở dưới một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Một câu văn tràn dòng với những liên tưởng của liên tưởng cho thấy sự tài hoa và uyên thâm trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn.

Cũng như đá bờ sông, thì“quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng ấy”. Bằng kết cấu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tác giả đã làm rõ sự nguy hiểm của con sông hung dữ, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào khinh suất. Không có từ nào trực tiếp tả ghềnh đá nhưng người đọc hình dung rõ diện mạo con sông. Quãng dài ghềnh đá nổi trên mặt sông, nước mạnh xô ghềnh tạo sóng dữ, sóng cuộn trào sinh ra gió thổi rít lên gùn ghè, gùn ghè quanh năm suốt tháng. Con sông đến đây đã trở thành một kẻ thù nguy hiểm của con người. Với nghệ thuật nhân hóa, con sông như một kẻ thù tính khí thất thường, đòi nợ vô duyên cớ không bỏ sót một ai. Ấy mới thấy hết cái hung bạo của sông Đà. Sự kết hợp ngẫu nhiên hay có lựa chọn giữa tên địa danh với đặc điểm của sông Đà ở quãng sông này? Chỉ biết khi Nguyễn tả luồng gió gùn ghè nơi mặt ghềnh lại nằm đúng vị trí Hát Loóng. Đọc tên địa danh mà phải nén hơi, uốn lưỡi như chính như chính mình vừa phải đi qua chỗ nước giữ, với sóng, với đá, với ghềnh thác của sông Đà.

Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng trèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Những cái bẫy ghê sợ, chết người! Vẫn là nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo kèm theo biện pháp nhân hóa nước biết thở và kêu nghe đã đủ cho người đọc rùng mình nhưng Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó mà tiếp tục thử độ lì trong giác quan của người đọc khi so sánh và liên tưởng với cái cửa cống cái bị sặc nước. Khi dòng chảy siết, nó thở và kêu, nhưng kêu như thế nào thì nhà văn lại tiếp tục tả những cái hút nước ở độ sâu: cái hút xoáy tít đáy, như cái giếng sâu cho thấy độ mạnh của dòng nước; với bề rộng: quay lừ lừ như những cánh quạ đàn; rồi âm thanh: những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, cuối cùng là độ nguy hiểm: Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Hình ảnh sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn, có lẽ không chỉ làm những người lái đò qua đây cảm thấy rùng rợn mà chính người đọc cũng như vừa tự mình chèo thuyền qua quãng sông này mà thử cảm giác. Thế nên khi chèo thuyền men qua những vực nước sông Đà cần phải chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Cảm giác lạnh người và rợn tóc gáy vì câu văn tác động mạnh mẽ vào trực cảm của người đọc.

Cho cảm giác thật đến từng mi-li-mét nhà văn sử dụng trường liên tưởng trùng điệp. Khi nhập vào vai một anh thợ quay phim táo tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình và thuyền văng xuống cái hút nước sông Đà. Nhìn từ đáy cái hút nước ấy nhìn lên vách thành hút chênh nhau đến vài sải tay. Người xoay theo thuyền cả thuyền, người, máy ảnh quay tít. Nhìn lên nước sông Đà trong cái hút ấy làm bằng một màu xanh ngọc bích của một khối pha lê đúc dày như sắp vỡ tan ụp vào cả người quay lẫn người xem, khiến ai cũng như đang khiếp hãi để ngồi ghì lấy cái mép lá rừng vừa bị cho vào cái cốc pha lê mà quay tít như vừa rút ra cái gậy đánh phèn. Liên tưởng của liên tưởng để người đọc có thể cảm nhận rõ nhất. Phải có sự am hiểu về kiến thức trong lĩnh vực điện ảnh thì Nguyễn mới có thể viết được những câu văn như thế. Câu chữ như đang nở hoa trên dòng sông Đà và trên trang văn của Nguyễn.

Tiếng thác réo nghe càng ghê sợ hơn! “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Lần đầu tiên trong thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả nước, hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được điều đó như một nghệ sĩ bậc thầy! Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng ngàn cây đang bị đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng tre đang cháy ấy lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của chúng bị đốt cháy và nóng thì chúng sẽ lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. Khi chạy, nó va đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn như âm thanh vang la não bạt, kinh thiên động địa. Hình ảnh của Nguyễn tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh người đọc để mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất. Con sông ấy như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích người lái đò. Nó biết: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Bộ mặt và tâm địa của một người xấu xa, lắm mưu, nhiều kế – kẻ thù số một của con người.

Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm. Khi miêu tả thạch trận đá tác giả đã vận dụng rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực quân sự, thể thao để làm rõ đối tượng miêu tả.

Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà con sông tung ra để thử thách người lái đò. Nhưng bằng sự mưu trí, dũng cảm, ông lái đã vượt qua dễ dàng.

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Bọn đá, sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất!

Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được, tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với “tay lái ra hoa”.

Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận, thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Con sông mà “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà”. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.

Viết về Đà giang, ngòi bút của Nguyễn Tuân vô cùng phóng túng, thoải mái bởi “Người Lái Đò Sông Đà” được viết bằng thể loại tùy bút. Ông chẳng khác nào một nhà quay phim lão luyện. Có khi ống kính của nhà văn tiếp cận con sông Đà từ phía viễn cảnh. Có đôi lúc, ống kính của nhà văn lia vào để quay cận cảnh từng quãng sông hẹp, cắt từng đoạn sông để mô tả cái sự hung bạo của những đoạn sông với hình ảnh “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” Thậm chí có những đoạn “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.”

Viết về con sông Đà hung bạo, tác giả sử dụng những câu văn rất ngắn, huy động chủ yếu kiến thức võ thuật và quân sự để miêu tả sự vận động của dòng nước. Ông cũng cảm nhận con sông bằng nhiều giác quan để kích thích trí tưởng tượng của độc giả.

Ở đây, ta thấy xuất hiện những câu văn rất ngắn gồm toàn thanh trắc với hơn 300 động từ mạnh cùng kết cấu điệp trùng miêu tả sự khẩn trương, gấp gáp của nước, của đá, của sóng và của gió. Thể hiện rõ nhất đó là đoạn mặt ghềnh Hát Loóng: “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.” Ta còn thấy Nguyễn Tuân tập trung vào miêu tả sự hung bạo của Đà giang ở những hút nước với cách liên tưởng vô cùng táo bạo. Đó là đoạn Tà Mường Vát ở phía dưới sông La: “Có những con thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.” Thêm vào đó, Nguyễn Tuân còn nhìn thấy sự hung bạo ở mùa lụt của con sông Đà. Mùa lụt của sông Đà vẫn còn cái ngấn nước ở cổng châu Quỳnh Nhai. Ngày lụt sông Đà, xác hươu, xác nai bằng gỗ Chò Vảy, Chò Hoa trôi lềnh bềnh trên mặt sông. Nguyễn Tuân ví lúc này dòng sông Đà chẳng khác nào “kẻ thù số một” của người dân Tây Bắc. Khi hung bạo thì cực kì nguy hiểm, tâm địa độc ác đến tột cùng.

Con sông Đà hung bạo đâu bởi thiên nhiên gây ra với: thác dữ, những luồng chết, vực xoáy mà Nguyễn Tuân còn thấy đó là do con người. Đó chính là bọn thổ ti lang tạo đã đắp bến chia ngăn dòng sông Đà, khiến con sông trở nên trái tính, trở thành kẻ thù của người dân Tây Bắc. Đó còn là bọn thực dân Pháp đóng đồn bốt ở hai bên bờ sông khiến Đà giang trở nên càng hung bạo. Rõ ràng, con sông Đà mang cốt cách của người dân Tây Bắc. Nhìn rộng ra, ta thấy những con sông hầu như đều mang nét đẹp văn hóa vùng miền nơi nó đi qua.

Nếu “sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc của cố đô và người dân Huế thì con sông Đà lại là biểu tượng, lại mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc. Như vậy, có thể khẳng định Đà giang qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên dữ dội đến khác thường, tột đỉnh, thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của Nguyễn Tuân –một phong cách rất “ngông”.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 14)

Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc. Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá dậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông.

Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 15)

Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp nên một nền văn minh. Trong địa hạt văn học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

“Người lái đò sông Đà” được sáng tác vào năm 1958 và được in vào tập “Sông Đà” năm 1960. Trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn không chỉ thỏa mãn khát khao xê dịch mà chủ yếu là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm hồn con người

Mở đầu bài là lời đề từ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”. Khẳng định nét độc đáo của dòng sông Đà: Mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc khẳng định cá tính độc đáo của Nguyễn Tuân trong dòng sông văn chương: Một nhà văn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về bản ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật.

Nguyễn Tuân không khỏi làm ta ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ, dữ dội của con Sông Đà. Cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Những vách đá cao vút, dựng đứng “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm, bí ẩn của dòng sông. Một nơi lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn với những vách đá cao vút, vững chãi giờ đây đang trở nên nguy hiểm vô cùng. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong, chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Quần thể thiên nhiên: nước, sóng, gió và đá sông Đà “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” như mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ cuồn cuộn chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên cao theo chiều dọc rồi đổ ập xuống, cuồn cuộn ghê rợn trên mặt ghềnh.

Từ trên nhìn xuống mặt sông: những cái hút nước “như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “những cái hút xoáy tít đáy”. Từ dưới lòng sông nhìn ngược lên: “thành giếng xây bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào”.

Những âm thanh ghê rợn “Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” khủng bố tinh thần con người: “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, sẵn sàng nhấn chìm bất kì con thuyền nào không kịp chèo nhanh hay tay lái không vững, hoặc bất kì bè gỗ nào vô ý khi đi qua chúng. “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào cũng trèo nhanh để lướt quãng sông”, “chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu”, “nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống”, “có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Ám ảnh, đe dọa con người, những âm thanh man rợ của sông Đà gợi liên tưởng đến một loài động vật hung dữ, đang cuồng loạn tìm lối thoát thân. Hùng vĩ, choáng ngợp bởi một chân trời đá với những bọt nước trắng xóa mờ đi trên mặt sóng“. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”.

Tác giả đã dùng kiến thức về quân sự, võ thuật, thể thao, thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng để làm nổi bật cái nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một” của con người. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 16)

Ôi những dòng sông bắt nước từ đây
Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

Những dòng sông yêu thương của quê hương, đất nước Việt Nam tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho các văn nghệ sĩ. Dường như mỗi nhà văn, nhà thơ lại có một dòng sông để thương, để nhớ của riêng mình. Nguyễn Hoàng Cầm tha thiết với sông Đuống thân thương; Hoàng Phủ Ngọc Tường đắm đuối sông Hương thơ mộng, kiều diễm thì Nguyễn Tuân say đắm vẻ đẹp hung bạo, trữ tình. Với niềm say mê đắm đuối cùng vốn trí thức tài hoa, Nguyễn Tuân đã tạo nên trang văn độc đáo “Người lái đò sông Đà”.

Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự.

Ngay từ lời đề từ của tác phẩm, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:

Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông
Duy chỉ có sông Đà là ngược dòng chảy theo hướng Bắc

Ngay sau lời đề từ, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ liệt kê tên của 73 con thác độc dữ của sông Đà. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng, cao ngút trời, mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có mặt trời. Quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao vòi vọi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.

Đâu chỉ hung bạo hùng vĩ, sông Đà còn vô cùng hung bạo, dữ dằn. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Với những điệp từ, câu văn như dậy sóng, dậy gió. Diện mạo của sông Đà thật gớm ghiếc hung dữ chằng khác nào tên lưu manh, côn đò, giang hồ chuyên nghề đâm, thuê, chém, mướn.

Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực, sống động nhất về sự hung dữ của cá thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, điện ảnh, thể thao,... Chỉ riêng trong đoạn văn đã có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo. Người đọc dễ hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rót dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, trồng cây chuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước sắp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động

Nói đến hung bạo của sông Đà tât phải nói đến cái dứ dằn của con thác. Còn nhớ trong Tây Tiến, Quang Dũng từng miêu tả:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Vẻ hung dữ của con thác trong trang thơ của Quang Dũng chưa thấm gì với trang văn của Nguyễn Tuân. Ông đã chỉ điểm ra vài giọng điệu của con thác nghe đã thấy rợn người. “Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khích, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con thác sông Đà có khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng. Cái lạ là Nguyễn Tuân đã dùng tử để tả nước, lấy rừng tả thác. Đó quả là cách chơi ngông trong văn chương của Nguyễn Tuân.

Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệt mọi con thuyền. Sông Đà tung ra một lực lượng hết sức hùng hậu, thiện chiến, với đủ tướng dữ, quân tợn, đứa nào trông cũng ngỗ ngược, dữ dằn. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, chúng âm mưu bày binh bố trận hòng hại chết con thuyền đối phương. Chúng giàn ba vòng vây cực hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều cửa tử, chỉ duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lại bố trí lắt léo, lúc bên phải, lúc bên trái, khi ở giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ con thuyền đối phương vào sâu rồi sau đó tung ra cú đánh khuýp quật vu hồi. Khi con thuyền xa vào trận đại, đá thác và sông nước nhất tề sông lên, hợp đồng tác chiến, đánh hội đồng. Chúng đánh dồn dập, tới tấp với những miếng đòn hiểm độc. Chúng âm mưu đánh tan tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác. Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ nham hiểm, xảo quyệt, đủ mưu ma, chước quỷ, đầy dã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đọc trang văn mà ta như lạc vào trận địa đủ thiên la địa võng

Khám phá vẻ đẹp hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân không dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách bạo dạn, có một không hai của con sông Tây Bắc mà còn bộc lộ khát vọng lớn của mình - khát vọng của một công dân đầy tâm huyết với công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Khi khám phá sự dữ dằn của sông Đà, Nguyễn Tuân đã liên tưởng tới cái tuyếc-bin thủy điện to lớn của sông Đà. Sông Đà trở thành dòng sông của ánh sáng, đã dâng tặng cho đất nước nguồn năng lượng dồi dào, ánh sáng của sông Đà đã đi khắp đất nước làm giàu cho bao hồn quê.

Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đời sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹp lại là chuyện không dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 17)

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vừa nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vẫn nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân gặp sông Đà như hai người tri kỉ gặp nhau. Và như trên đã nói, viết về sông Đà có một cái gì đó khiến ta liên tưởng Nguyễn Tuân đang viết về chính mình. Phải chăng vì thế mà con sông hiện lên trong những trang tùy bút của nhà văn Nguyễn cá tính vô cùng? Hung bạo là hung bạo nhất, còn thơ mộng thì cũng thơ mộng đến ngọn bến bờ.

Sông Đà là cái tên thượng nguồn của con sông (đoạn chảy đến Việt Nam). Đó là con sông tiền sử nhất, nguyên sơ nhất ở miền Bắc nước ta. Đoạn thượng nguồn con sông dữ dội và hung bạo lắm! Không chạy dọc cả con sông, Nguyễn Tuân chỉ dành hết bút lực mà miêu tả sông Đà ở thượng nguồn. Nơi ấy sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt ngã và đầy thử thách.

Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiềm trở. Ở khía cạnh này, con sông như một bờ hoang thời tiền sử. Chỗ ấy hai bên bờ sông hẹp lại ngồi trong khoang đò qua quãng ấy... chỉ lúc đúng Ngọ mới có mặt trời. Có chỗ, con nai con hổ đã từng có lần vọt qua bờ bên kia. Hay đại loại ta cứ tưởng tượng như đang đi giữa một con phố hẹp ngóng vọng lên khung cửa sổ trên các tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện. Con sông trở nên hoang vắng cổ xưa và có cái gì đó bí hiểm vô cùng.

Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm. Âm thanh của tiếng nước đổ nghe như tiếng người. Cũng oán trách, cũng kêu van rồi lại khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo. Nguyễn Tuân tả sóng mà nghe như tác giả đang tả người vậy. Hay dòng sông kia chính là nỗi niềm của dân tộc, là lời của cha ông vọng về từ phía quá khứ, vọng về từ không biết bao nhiêu trận kịch chiến đã có trên sông?

Cả đoạn văn hầu như chỉ thấy Nguyễn Tuân sử dụng thủ pháp đối lập của văn học lãng mạn để khơi gợi cho người đọc hết những hình dung về sự dữ dội của dòng sông. Lúc ấy dòng sông không khác gì dòng lửa, bức bối, khó chịu, bứt rứt vô cùng. Tiếng gầm thét của thác nước ngoài kia đang rống lên ầm ĩ như những ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Rồi những xoáy nước giống như những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có khi lại như hàng ngàn con đom đóm đang châm lửa vào đầu ngọn sóng. Dòng sông dữ dội phi thường thật nhưng nghe sao nó như đang gợi lên cái bất an của con người. Dòng sông cuộn mình dữ dội như cuộc sống, như lịch sử nước Việt ta chẳng mấy lúc bình yên. Sau cách mạng, cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Tuân thường gắn liền với cài nhìn con người, cái nhìn lịch sử và dân tộc. Tùy bút này là một cái nhìn như thế.

Nói cái dữ dội, nghiệt ngã của dòng thác sông Đà, ta không thể quên những bãi đá. Mà nói chính xác hơn, đó phải được coi là những thạch trận. Mỗi hòn có một tâm thế riêng, một nhiệm vụ, một tính cách như chính con người vậy. Đá cũng chia thành ba hàng mà chặn ở trên sông. Có hòn làm nhiệm vụ như mồi nhử cá thuyền. Hòn khác lại là một boong ke. Rồi hòn làm nhiệm vụ tấn công bệ vệ oai phong lẫm liệt. Tất cả tạo thành một thế trận không chỉ để đe dọa nhà đò mà khiến cả chúng ta, mỗi khi đọc đến đây hẳn không ít thì nhiều đều nghĩ nó như một chiến trường cổ xưa thực sự. Vậy phải chăng những hòn đá với nhiều tâm thế kia chính là những người lính biên cương luôn nhấp nhổm lo lắng chẳng bao giờ yên được? Dòng sông càng miêu tả, càng giống thế giới con người. Càng giống như tiếng nói của cha ông đang vọng về từ quá khứ bốn ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước. Phải chăng đó chính là cái tạo nên phần hồn cho dòng thác sông Đà? Tạo cho con sông không chỉ là một thực thể của thiên nhiên mà lúc này nó giống như một chứng nhân lịch sử vậy.

Sông Đà dữ dội khiến nhà đò ngay cả những ai non tay lái, yếu thần kinh chỉ cần nghe thấy đã phát hoảng lên rồi. Ấy vậy mà đoạn sông nước hiền hòa, nó lại đẹp như một cố nhân.

Ngồi trên máy bay mà nhìn xuống con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói Mèo đốt nương xuân. Đúng là một khung cảnh hết sức mơ mộng, diệu huyền. Rồi sông Đà không giống như sông Gâm, hay sông Lô lúc nào cũng chỉ xanh xanh màu canh hến. Sông Đà đẹp bởi màu xanh ngọc bích vào mùa xuân. Sang thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Với tác giả có lúc con sông còn giống như một cố nhân. Trong một lần lạc đường, tác giả vô tình nhìn ngắm nó mà nhớ lại một tứ thơ Đường của Lý Bạch xưa. Đến đây dòng sông Đà khiến người ta quên hẳn đi cái dữ dội nghiệt ngã của mình. Dòng sông gần gũi như con người và xinh đẹp trẻ trung như thiếu nữ.

Còn nữa, nhìn cảnh bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông mà vui như nắng giòn tan sau một kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Có chỗ, đoạn sông lặng như tờ gợi một miền cổ tích xa xưa hay có lúc ngồi đò, ta bắt gặp hình ảnh một con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò... Đúng là nhìn cảnh ấy chẳng ai dám nghĩ dòng sông ở quãng trên lúc nào cũng sẵn sàng ăn chết bất cứ một cái thuyền nào sơ hở. Cảnh về đoạn sông này trữ tình thơ mộng và huyền diệu xiết bao.

Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cũng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể nói khẳng định rằng, Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 18)

Mỗi nhà văn có một quan điểm sáng tác riêng theo họ xuyên suốt sự nghiệp văn học. Nhưng có lẽ, Nguyễn Tuân là một trường hợp đặc biệt khi quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của ông có sự khác biệt rõ rệt ở thời kì trước và sau năm 1945. Nếu trước năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Chữ người tử tù cùng những hoài niệm về cái đẹp của quá khứ thì sau năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Người lái đò sông Đà cùng một năng lượng, tình yêu tha thiết dành cho cuộc sống, cho thiên nhiên mà bạn đọc dễ dàng cảm nhận được. Nổi bật trong bài tùy bút chính là hình tượng con sông Đà lúc ở thượng nguồn.

Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sống thường nhật. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc họa những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới qua hình ảnh người lái đò sông Đà.

Mở đầu tùy bút là hai lời đề từ vô cùng đặc sắc và độc đáo: “Đẹp vậy sao tiếng hát trên dòng sông”: ca ngợi vẻ đẹp của sông Đà và tiếng hát của những con người cần mẫn lao động, làm việc ở nơi đây. “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu” mang ý nghĩa mọi con sông đều chảy về phía Đông, riêng sông Đà chảy về phương Bắc để nói lên sự khác biệt độc nhất vô nhị của sông Đà, gợi ra những cá tính riêng của con sông. Chỉ với hai lời đề từ ngắn gọn, Nguyễn Tuân đã mang đến cho bạn đọc những vẻ đẹp vô cùng khác biệt của sông Đà với những con sông khác giúp bạn đọc phần nào thêm thích thú và muốn tìm hiểu về con sông này.

Sau lời đề từ, tác giả đi vào cụ thể vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con sông: “Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành; có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu; đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia; mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân mang đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng thú vị về con sông Đà: nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được ví như những thành trì kiên cố, vững chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe doạ chực chờ. Tác giả đã sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận được hết vẻ đẹp hung tợn ở quãng này của con sông: nó vừa hẹp lại nhiều đá dựng cao ngang ngược nhưng tiềm ẩn những sự nguy hiểm khiến con người không thể lường trước được.

Không chỉ quãng này của con sông nguy hiểm mà quãng mặt ghềnh Hát Loóng cũng nhiều hiểm nguy không kém: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà…; quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Đến đây, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều câu văn ngắn móc xích với nhau, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau để “hoành hành” tạo thêm nét hung bạo của sông Đà; không chỉ có đá dựng thành vách hăm dọa con người nữa mà ngay cả mặt nước cũng tạo sóng hung tợn để đe dọa bất cứ con thuyền hay người nào qua đây cho ta thấy một con sông Đà ngang ngược, bá đạo và vô cùng bướng bỉnh.

Quãng Tà Mường Vát con sông cũng hung tợn không kém: “Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu; nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào; nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống” Nghệ thuật nhân hoá kết hợp so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ.

Không chỉ riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tợn mà dòng chảy của nó cũng vô cùng hung tợn: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Sự hung dữ này được Nguyễn Tuân liên tưởng đến một anh quay phim bạo dạn dám ngồi vào trong cái thuyền thúng tròn vành rồi cả người cả thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới cùng của xoáy nước và lia máy ảnh lên, thu vào tầm mắt tất cả xoáy nước như “một cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả vào máy vào người quay phim cả người đang xem.” Sự liên tưởng đặc sắc, thú vị này không chỉ giúp bạn đọc hình dung ra sự hung tàn của con sông mà còn làm cho vẻ hung tàn đó trở nên đa sắc màu hơn.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác “ngông” độc đáo của Nguyễn Tuân cùng tùy bút và hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam và được nhiều thế hệ con người đón nhận.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 19)

Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kỳ vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tuỳ bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ – thiên nhiên hoang sơ : với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sử dụng cả giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quảng mặt ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được quả đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý… ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá luống rừng nứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguy hiểm đối với nhà đó vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để đứng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng.

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 20)

Ôi những dòng sông bắt nước từ đây
Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

Những dòng sông yêu thương của quê hương, đất nước Việt Nam tự bao giờ đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho các văn nghệ sĩ. Dường như mỗi nhà văn, nhà thơ lại có một dòng sông để thương, để nhớ của riêng mình. Nguyễn Hoàng Cầm tha thiết với sông Đuống thân thương; Hoàng Phủ Ngọc Tường đắm đuối sông Hương thơ mộng, kiều diễm thì Nguyễn Tuân say đắm vẻ đẹp hung bạo, trữ tình. Với niềm say mê đắm đuối cùng vốn trí thức tài hoa, Nguyễn Tuân đã tạo nên trang văn độc đáo “Người lái đò sông Đà”.

Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân luôn say mê những cái phi thường, tuyệt đỉnh, tuyệt đối, thích cảm xúc mạnh. Ưa khám phá sự vật, hiện tượng đến tận chân tơ kẽ tóc, trang văn của Nguyễn Tuân phô diễn kiến thức hết sức uyên bác: lịch sử, địa lí, âm nhạc, văn chương, thể thao, quân sự.

Ngay từ lời đề từ của tác phẩm, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:

Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông
Duy chỉ có sông Đà là ngược dòng chảy theo hướng Bắc

Ngay sau lời đề từ, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ liệt kê tên của 73 con thác độc dữ của sông Đà. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng, cao ngút trời, mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có mặt trời. Quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao vòi vọi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.

Đâu chỉ hung bạo hùng vĩ, sông Đà còn vô cùng hung bạo, dữ dằn. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Với những điệp từ, câu văn như dậy sóng, dậy gió. Diện mạo của sông Đà thật gớm ghiếc hung dữ chằng khác nào tên lưu manh, côn đò, giang hồ chuyên nghề đâm, thuê, chém, mướn.

Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực, sống động nhất về sự hung dữ của cá thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, điện ảnh, thể thao,... Chỉ riêng trong đoạn văn đã có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo. Người đọc dễ hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rót dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, trồng cây chuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước sắp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động

Nói đến hung bạo của sông Đà tât phải nói đến cái dứ dằn của con thác. Còn nhớ trong Tây Tiến, Quang Dũng từng miêu tả:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Vẻ hung dữ của con thác trong trang thơ của Quang Dũng chưa thấm gì với trang văn của Nguyễn Tuân. Ông đã chỉ điểm ra vài giọng điệu của con thác nghe đã thấy rợn người. “Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khích, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con thác sông Đà có khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng. Cái lạ là Nguyễn Tuân đã dùng tử để tả nước, lấy rừng tả thác. Đó quả là cách chơi ngông trong văn chương của Nguyễn Tuân.

Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệt mọi con thuyền. Sông Đà tung ra một lực lượng hết sức hùng hậu, thiện chiến, với đủ tướng dữ, quân tợn, đứa nào trông cũng ngỗ ngược, dữ dằn. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, chúng âm mưu bày binh bố trận hòng hại chết con thuyền đối phương. Chúng giàn ba vòng vây cực hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều cửa tử, chỉ duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lại bố trí lắt léo, lúc bên phải, lúc bên trái, khi ở giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ con thuyền đối phương vào sâu rồi sau đó tung ra cú đánh khuýp quật vu hồi. Khi con thuyền xa vào trận đại, đá thác và sông nước nhất tề sông lên, hợp đồng tác chiến, đánh hội đồng. Chúng đánh dồn dập, tới tấp với những miếng đòn hiểm độc. Chúng âm mưu đánh tan tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác. Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ nham hiểm, xảo quyệt, đủ mưu ma, chước quỷ, đầy dã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đọc trang văn mà ta như lạc vào trận địa đủ thiên la địa võng

Khám phá vẻ đẹp hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân không dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách bạo dạn, có một không hai của con sông Tây Bắc mà còn bộc lộ khát vọng lớn của mình - khát vọng của một công dân đầy tâm huyết với công cuộc xây dựng cuộc sống mới. Khi khám phá sự dữ dằn của sông Đà, Nguyễn Tuân đã liên tưởng tới cái tuyếc-bin thủy điện to lớn của sông Đà. Sông Đà trở thành dòng sông của ánh sáng, đã dâng tặng cho đất nước nguồn năng lượng dồi dào, ánh sáng của sông Đà đã đi khắp đất nước làm giàu cho bao hồn quê.

Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đời sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹp lại là chuyện không dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 21)

Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc...Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông.

Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 22)

Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn ưa cảm giác mạnh. Với Nguyễn, đã là đẹp phải đẹp tuyệt mĩ, đã là dữ dội phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Ông không thích những gì tầm thường. Con sông Đà đáp ứng được hai xúc cảm của Nguyễn Tuân vì con sông Đà mang trong mình hai tính cách trái ngược nhưng thống nhất với nhau. Ở phần thượng lưu, con sông vô cùng hung bạo, dữ dội.

Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong thiên tùy bút này. Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh:

“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”

(Ca dao)

Sự hung bạo ấy còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn mình vào lẽ thường. Như đã nói ở trên, sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, xin nhập quốc tịch Việt Nam. Nó phải trải qua rất nhiều triền núi đá. Vì vậy, ở phần thượng lưu của sông Đà có rất nhiều thác dữ, nhiều luồng chết, nhiều vực xoáy… Từ đó, Nguyễn đã tìm thấy những tính cách hung bạo khác thường của dòng sông. Nhưng khi xuôi về phần hạ lưu, lòng sông như được mở rộng ra, con thác không còn nữa, dòng nước trôi êm đềm, hiền hòa qua đôi bờ cỏ cây tươi tốt và sông Đà lại hiện lên vô cùng lãng mạn, thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, Nguyễn nhìn thấy sự hung bạo của con sông Đà không chỉ tập trung ở thác dữ, ở luồng chết, ở vực xoáy. Ông còn nhìn thấy sự hung bạo ấy ở những quãng sông huyền bí, hoang vu đặt giữa điệp trùng của núi rừng Tây Bắc.

Cái hùng vĩ, sừng sững của sông Đà được thể hiện ngay ở cảnh đá bờ sông: “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

Cảnh đá bờ sông được miêu tả dựng vách thành, sự so sánh và liên tưởng khá độc đáo khiến con sông Đà hiện ngay ra trước mắt người đọc như thành quách sừng sững, đứng án ngữ ngay trước mặt những du khách khi đặt chân đến đây. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm của dòng sông, một nơi hẹp như thế mà lưu tốc dòng nước vốn nhanh bây giờ lại xiết hơn nữa. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Nguyễn Tuân cho người đọc cảm nhận bằng trực cảm như chính mình được lái đò qua quãng sông hẹp với những vách đá dựng đứng hai bên. Cái lạnh rợn người được so sánh như ta đang đứng giữa mùa hè mà ngột ngạt bởi cái chật hẹp, tối đến bất ngờ và sâu thăm thẳm như đứng ở dưới một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Một câu văn tràn dòng với những liên tưởng của liên tưởng cho thấy sự tài hoa và uyên thâm trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn.

Cũng như đá bờ sông, thì“quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng ấy”. Bằng kết cấu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tác giả đã làm rõ sự nguy hiểm của con sông hung dữ, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào khinh suất. Không có từ nào trực tiếp tả ghềnh đá nhưng người đọc hình dung rõ diện mạo con sông. Quãng dài ghềnh đá nổi trên mặt sông, nước mạnh xô ghềnh tạo sóng dữ, sóng cuộn trào sinh ra gió thổi rít lên gùn ghè, gùn ghè quanh năm suốt tháng. Con sông đến đây đã trở thành một kẻ thù nguy hiểm của con người. Với nghệ thuật nhân hóa, con sông như một kẻ thù tính khí thất thường, đòi nợ vô duyên cớ không bỏ sót một ai. Ấy mới thấy hết cái hung bạo của sông Đà. Sự kết hợp ngẫu nhiên hay có lựa chọn giữa tên địa danh với đặc điểm của sông Đà ở quãng sông này? Chỉ biết khi Nguyễn tả luồng gió gùn ghè nơi mặt ghềnh lại nằm đúng vị trí Hát Loóng. Đọc tên địa danh mà phải nén hơi, uốn lưỡi như chính như chính mình vừa phải đi qua chỗ nước giữ, với sóng, với đá, với ghềnh thác của sông Đà.

Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng trèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Những cái bẫy ghê sợ, chết người! Vẫn là nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo kèm theo biện pháp nhân hóa nước biết thở và kêu nghe đã đủ cho người đọc rùng mình nhưng Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó mà tiếp tục thử độ lì trong giác quan của người đọc khi so sánh và liên tưởng với cái cửa cống cái bị sặc nước. Khi dòng chảy siết, nó thở và kêu, nhưng kêu như thế nào thì nhà văn lại tiếp tục tả những cái hút nước ở độ sâu: cái hút xoáy tít đáy, như cái giếng sâu cho thấy độ mạnh của dòng nước; với bề rộng: quay lừ lừ như những cánh quạ đàn; rồi âm thanh: những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, cuối cùng là độ nguy hiểm: Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Hình ảnh sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn, có lẽ không chỉ làm những người lái đò qua đây cảm thấy rùng rợn mà chính người đọc cũng như vừa tự mình chèo thuyền qua quãng sông này mà thử cảm giác. Thế nên khi chèo thuyền men qua những vực nước sông Đà cần phải chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Cảm giác lạnh người và rợn tóc gáy vì câu văn tác động mạnh mẽ vào trực cảm của người đọc.

Cho cảm giác thật đến từng mi-li-mét nhà văn sử dụng trường liên tưởng trùng điệp. Khi nhập vào vai một anh thợ quay phim táo tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ đã dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình và thuyền văng xuống cái hút nước sông Đà. Nhìn từ đáy cái hút nước ấy nhìn lên vách thành hút chênh nhau đến vài sải tay. Người xoay theo thuyền cả thuyền, người, máy ảnh quay tít. Nhìn lên nước sông Đà trong cái hút ấy làm bằng một màu xanh ngọc bích của một khối pha lê đúc dày như sắp vỡ tan ụp vào cả người quay lẫn người xem, khiến ai cũng như đang khiếp hãi để ngồi ghì lấy cái mép lá rừng vừa bị cho vào cái cốc pha lê mà quay tít như vừa rút ra cái gậy đánh phèn. Liên tưởng của liên tưởng để người đọc có thể cảm nhận rõ nhất. Phải có sự am hiểu về kiến thức trong lĩnh vực điện ảnh thì Nguyễn mới có thể viết được những câu văn như thế. Câu chữ như đang nở hoa trên dòng sông Đà và trên trang văn của Nguyễn.

Tiếng thác réo nghe càng ghê sợ hơn! “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Lần đầu tiên trong thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả nước, hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được điều đó như một nghệ sĩ bậc thầy! Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng ngàn cây đang bị đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng tre đang cháy ấy lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của chúng bị đốt cháy và nóng thì chúng sẽ lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. Khi chạy, nó va đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn như âm thanh vang la não bạt, kinh thiên động địa. Hình ảnh của Nguyễn tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh người đọc để mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất. Con sông ấy như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích người lái đò. Nó biết: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Bộ mặt và tâm địa của một người xấu xa, lắm mưu, nhiều kế – kẻ thù số một của con người.

Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm. Khi miêu tả thạch trận đá tác giả đã vận dụng rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực quân sự, thể thao để làm rõ đối tượng miêu tả.

Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà con sông tung ra để thử thách người lái đò. Nhưng bằng sự mưu trí, dũng cảm, ông lái đã vượt qua dễ dàng.

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: “Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Bọn đá, sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất!

Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được, tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với “tay lái ra hoa”.

Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận, thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với “diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Con sông mà “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà”. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.

Viết về Đà giang, ngòi bút của Nguyễn Tuân vô cùng phóng túng, thoải mái bởi “Người Lái Đò Sông Đà” được viết bằng thể loại tùy bút. Ông chẳng khác nào một nhà quay phim lão luyện. Có khi ống kính của nhà văn tiếp cận con sông Đà từ phía viễn cảnh. Có đôi lúc, ống kính của nhà văn lia vào để quay cận cảnh từng quãng sông hẹp, cắt từng đoạn sông để mô tả cái sự hung bạo của những đoạn sông với hình ảnh “đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” Thậm chí có những đoạn “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.”

Viết về con sông Đà hung bạo, tác giả sử dụng những câu văn rất ngắn, huy động chủ yếu kiến thức võ thuật và quân sự để miêu tả sự vận động của dòng nước. Ông cũng cảm nhận con sông bằng nhiều giác quan để kích thích trí tưởng tượng của độc giả.

Ở đây, ta thấy xuất hiện những câu văn rất ngắn gồm toàn thanh trắc với hơn 300 động từ mạnh cùng kết cấu điệp trùng miêu tả sự khẩn trương, gấp gáp của nước, của đá, của sóng và của gió. Thể hiện rõ nhất đó là đoạn mặt ghềnh Hát Loóng: “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.” Ta còn thấy Nguyễn Tuân tập trung vào miêu tả sự hung bạo của Đà giang ở những hút nước với cách liên tưởng vô cùng táo bạo. Đó là đoạn Tà Mường Vát ở phía dưới sông La: “Có những con thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.” Thêm vào đó, Nguyễn Tuân còn nhìn thấy sự hung bạo ở mùa lụt của con sông Đà. Mùa lụt của sông Đà vẫn còn cái ngấn nước ở cổng châu Quỳnh Nhai. Ngày lụt sông Đà, xác hươu, xác nai bằng gỗ Chò Vảy, Chò Hoa trôi lềnh bềnh trên mặt sông. Nguyễn Tuân ví lúc này dòng sông Đà chẳng khác nào “kẻ thù số một” của người dân Tây Bắc. Khi hung bạo thì cực kì nguy hiểm, tâm địa độc ác đến tột cùng.

Con sông Đà hung bạo đâu bởi thiên nhiên gây ra với: thác dữ, những luồng chết, vực xoáy mà Nguyễn Tuân còn thấy đó là do con người. Đó chính là bọn thổ ti lang tạo đã đắp bến chia ngăn dòng sông Đà, khiến con sông trở nên trái tính, trở thành kẻ thù của người dân Tây Bắc. Đó còn là bọn thực dân Pháp đóng đồn bốt ở hai bên bờ sông khiến Đà giang trở nên càng hung bạo. Rõ ràng, con sông Đà mang cốt cách của người dân Tây Bắc. Nhìn rộng ra, ta thấy những con sông hầu như đều mang nét đẹp văn hóa vùng miền nơi nó đi qua.

Nếu “sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc của cố đô và người dân Huế thì con sông Đà lại là biểu tượng, lại mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc. Như vậy, có thể khẳng định Đà giang qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên dữ dội đến khác thường, tột đỉnh, thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của Nguyễn Tuân –một phong cách rất “ngông”.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 23)

Trong tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn của vùng núi rừng vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa tuyệt vời thơ mộng ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Dưới ngòi bút của nhà văn, miền đất này hiện lên thật tươi đẹp với những núi xa, núi gần miên man như trùng vi thạch trận, với những thung lũng vàng một màu lúa chín, với bao nhiêu loài hoa tỏa hương sắc. Nhưng tiêu biểu nhất, được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất, phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ vừa hung bạo vừa nên thơ trong tùy bút Người lái đò sông Đà.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của con sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có ánh nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá dậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; hẹp đến mức có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà... ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp sử dụng các giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ và táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trở, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mang, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, sông Đà được mô tả như có cả một bầy thuỷ quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo; khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, nhân thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục ở nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông.

Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhỏ vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 24)

Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp nên một nền văn minh. Trong địa hạt văn học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

“Người lái đò sông Đà” được sáng tác vào năm 1958 và được in vào tập “Sông Đà” năm 1960. Trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn không chỉ thỏa mãn khát khao xê dịch mà chủ yếu là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và thứ vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm hồn con người

Mở đầu bài là lời đề từ “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”. Khẳng định nét độc đáo của dòng sông Đà: Mọi con sông đều chảy về hướng Đông, chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc khẳng định cá tính độc đáo của Nguyễn Tuân trong dòng sông văn chương: Một nhà văn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về bản ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật.

Nguyễn Tuân không khỏi làm ta ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ, dữ dội của con Sông Đà. Cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Những vách đá cao vút, dựng đứng “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn “Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm, bí ẩn của dòng sông. Một nơi lòng sông nhỏ hẹp, lưu tốc dòng chảy lớn với những vách đá cao vút, vững chãi giờ đây đang trở nên nguy hiểm vô cùng. Cứ thử tưởng tượng con thuyền nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong, chỉ chờ sóng nước và đá đập cho tan xác mà thôi.

Quần thể thiên nhiên: nước, sóng, gió và đá sông Đà “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” như mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ cuồn cuộn chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên cao theo chiều dọc rồi đổ ập xuống, cuồn cuộn ghê rợn trên mặt ghềnh.

Từ trên nhìn xuống mặt sông: những cái hút nước “như những cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “những cái hút xoáy tít đáy”. Từ dưới lòng sông nhìn ngược lên: “thành giếng xây bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào”.

Những âm thanh ghê rợn “Nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” khủng bố tinh thần con người: “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, sẵn sàng nhấn chìm bất kì con thuyền nào không kịp chèo nhanh hay tay lái không vững, hoặc bất kì bè gỗ nào vô ý khi đi qua chúng. “Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào cũng trèo nhanh để lướt quãng sông”, “chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu”, “nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống”, “có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Ám ảnh, đe dọa con người, những âm thanh man rợ của sông Đà gợi liên tưởng đến một loài động vật hung dữ, đang cuồng loạn tìm lối thoát thân. Hùng vĩ, choáng ngợp bởi một chân trời đá với những bọt nước trắng xóa mờ đi trên mặt sóng“. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”.

Tác giả đã dùng kiến thức về quân sự, võ thuật, thể thao, thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng để làm nổi bật cái nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một” của con người. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh: “Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 25)

Nguyễn Tuân – “Định nghĩa đầy đủ nhất về một người nghệ sĩ”. Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ dữ dội, cộng với chất nghệ sĩ phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân tìm đến tận cùng của cái đẹp. Những dòng văn của ông luôn mang đến cho người đọc cảm giác được khám phá những hình tượng đặc biệt. Đến với “Người lái đò sông Đà”, bằng “nghệ thuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà - một trong những kiệt tác của nghệ thuật văn xuôi. Hình tượng đặc sắc này đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn là “cảm xúc mạnh, là hơi thở nồng” (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng cuồng nhiệt, muốn biến những trang văn thành những trang hoa lộng lẫy, yêu kiều, vừa mê hoặc, vừa thách đố người đọc. Được biết tới trong nền văn học Việt Nam với hình ảnh của một người nghệ sĩ ngông nghênh, kiêu bạc, dùng cả cuộc đời của mình để theo đuổi chủ nghĩa xê dịch, đi một lối đi riêng biệt trong văn chương, Nguyễn Tuân in dấu đậm nét bản ngã của mình trong từng tác phẩm, từng hình tượng. Sông Đà là một hình tượng điển hình như vậy. Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc sau kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo và cho ra đời thiên tùy bút để lại ấn tượng với đọc giả.

Việc xây dựng hình tượng trong những trang viết của mình đối với mỗi tác giả là việc đặc biệt quan trọng. “Một mình đi một lối”, Nguyễn Tuân thể hiện cái ngông nghênh kiêu bạc của mình khi vẽ ra rất nhiều hình tượng đặc biệt. Một Huấn Cao tung hoành ngang dọc với giấc mơ lớn giữa một thời đại mục ruỗng, chịu cảnh tù đày nhưng vẫn trong tư thế khoan thai, đậm tô từng nét chữ rất vuông, rất đẹp trong “Chữ người tử tù”. Một Bát Lê được nhìn ở góc độ tuyệt kỹ trong nghề nghiệp đao phủ của mình với “Bữa rượu máu” hay một người “ăn mày” cổ quái với tài uống trà trong “Những chiếc ấm” cũng đạt tới độ tuyệt mỹ khi lão có riêng một bộ ấm chén uống trà vẫn cất trong bị ăn mày. Vào nhà phú hộ ăn mày, lão không xin cơm, xin gạo, chỉ xin “được uống nguyên một ấm trà mới”. Vừa đưa chén trà lên miệng, lão đã kịp phát hiện trà của phú hộ có lẫn mùi trấu, nên uống vào không thấy “khoái hoạt”. Vậy mới thấy, những hình tượng được xây dựng trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân đều bao chứa những tính cách đặc biệt. Sông Đà cũng là một hình tượng như vậy. Trải suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm là hình ảnh dòng sông Đà được chụp lại ở nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau, cụ thể mang trong mình hai tính cách đặc biệt đó là hung bạo và trữ tình. Qua việc tìm hiểu dòng sông, người đọc được hiểu thêm về một con người, một nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái thật và cái đẹp” - nhà văn Nguyễn Tuân, bởi vì hình tượng con sông vĩ đại của vùng đất Tây Bắc xa xôi là sự thể hiện khá đầy đủ phong cách hay cái nhìn cuộc sông của nhà văn, ở đó, bạn đọc đã thấy một con người ưa sự độc đáo trong sự tài hoa - uyên bác; một cá tính mạnh mẽ luôn săn tìm những gì dữ dội. mãnh liệt; một thầy phù thủy ngôn từ, hình ảnh...

Viết về sông Đà trong những năm tháng cách mạng đã thành công, người nghệ sĩ này cởi mở hơn với cuộc đời và đó cũng là thời điểm Nguyễn Tuân xoay ngòi bút của mình hướng về những vẻ đẹp đời thực. Hay nói cách khác là cách người nghệ sĩ này đang đi tìm chất vàng mười trong chính vẻ đẹp đất nước và tâm hồn nhân dân Việt Nam. Dòng sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân bên cạnh vẻ dữ dội, hung bạo như “kẻ thù số một” của con người, cũng có lúc hiện lên rất bay bổng mơ màng, có nét trữ tình của một con người nồng nàn xúc cảm. Bằng cảm hứng ngợi ca, tự hào, hình tượng sông Đà được nhấn mạnh bởi đặc điểm riêng có: “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu” có nghĩa là mọi dòng sông đều đổ theo hướng Đông, duy chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Sự độc đáo của hình tượng này rất giống với bản ngã của Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ đã từng tuyên bố và thể hiện rất chính xác, chân thực tuyên bố đó: “Lòng kiêu hãnh đã xui khiến ta chỉ chơi một lối độc tấu trong văn chương.”

Tình yêu cuộc sống, lòng ham hiểu biết về con sông, cây cầu của non sông đất nước cũng như ý thích đi lại hoạt động…đã tạo cho mỗi trang viết của Nguyễn Tuân ngồn ngộn kiến thức, thể hiện một sự hiểu biết tường tận từng chi tiết được nói tới trong văn mình. Dòng sông Đà có thể được tái hiện rất trữ tình, thơ mộng nhưng cũng có lúc khúc Đà giang vĩ đại hiện lên chính xác trong từng con số. Nguyễn Tuân thoắt trở thành nhà địa lý khi đưa ta về với thượng nguồn sông Đà ở Cảnh Đông tỉnh Vân Nam sau đó chan hòa vào sông Hồng, chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài 883 nghìn thước mét, khi kể ra rất chính xác, cụ thể về “những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi”. Sông Đà hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Tuân trước hết là ở vẻ đẹp hung bạo. Cảnh đá bờ sông dựng vách thành khiến người đọc có những liên tưởng thú vị, cũng để họ có thể hình dung ra được hành trình thuyền trôi trên sông Đà đáng sợ đến nhường nào. Đá ở đây “dựng vách thành”, “chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời”. Lòng sông hẹp có quãng con nai, con hổ có thể nhảy vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia. Đá còn chẹt lòng sông như một cái yết hầu. Có thể thấy, sự nguy hiểm của đá bờ sông tạo lũy thành đã khiến người đọc liên tưởng ra cảm giác lạnh lẽo, lo sợ. Đó cũng là lý do Nguyễn Tuân viết rằng: “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh” rồi bất ngờ đưa ra một liên tưởng thú vị: “cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mây nào vừa tắt phụt đèn điện”. Còn phép so sánh nào độc đáo và hiệu quả hơn thế! Cảm giác đem đến cho người đọc rất bất ngờ. Họ hồi hộp, nín thở khi đi ngang qua những quãng sông hẹp như vậy. Nếu không khéo léo chèo lái, con thuyền rất có thể sẽ bị kẹt lại ngay.

Sự hung bạo của dòng sông Đà còn được thể hiện qua quãng mặt ghềnh Hát Loóng “dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được ngang qua đấy.” Sông Đà bấy giờ mang dáng vẻ của một loài thủy quái, hợp lực bởi sóng, gió, đá xô nhau tạo ra một mặt ghềnh hò la mang dội, cốt là để đe dọa con thuyền nào tới đây. Sự dữ dằn của dòng sông Đà được đặc tả với một câu văn dài, sử dụng biện pháp tu từ so sánh giúp người đọc dễ dàng trong việc hình dung, liên tưởng hơn. Dùng những hình ảnh cụ thể, gần gũi để nói về những hình ảnh khó tưởng tượng, làm được điều này, không ai khác ngoài “thầy phù thủy ngôn từ” Nguyễn Tuân.

Chưa dừng lại ở đó, những cái hút nước trên sông Đà và thác nước ở đây cũng là nỗi đe dọa thường trực với bất cứ con thuyền nào đi ngang qua. Hình ảnh này khiến người đọc có những cảm giác rất chân thực về sự hung bạo của dòng sông này. Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa. "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới". Thật là những cái bẫy ghê sợ, chết người! Từ hình ảnh đến âm thanh, tất cả đều khiến người đọc dễ dàng hình dung ra một loài thủy quái với tâm địa độc ác. Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ đặc tả, sử dụng hình ảnh so sánh thú vị để thể hiện cảm giác mà chính bản thân mình trải nghiệm sau những lần thực tế trôi thuyền trên sông Đà. Chưa dừng lại ở đó, để người đọc có thể trực tiếp trải nghiệm cảm giác đáng sợ của những cái hút nước chết người, Nguyễn đưa ra một hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo. Cho một anh quay phim táo tợn ngồi vào chiếc thuyền thúng mang theo máy quay của mình để lao vào cái hút nước. Sau đó lia máy quay lên để thu hình cột nước cao vài sải. Đọc những dòng văn của người nghệ sĩ này, người đọc đang trong bất cứ tư thế nào cũng thường tìm tới một điểm để bấu víu. Họ sợ độ rung, độ xoáy tít, âm thanh dữ tợn mà những cái hút nước tạo ra.

Sự hung bạo của dòng sông này chưa dừng lại. Tiếng thác réo được Nguyễn Tuân đặc tả nghe càng ghê sợ hơn! “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Âm thanh có hồn, giống như cách mà Nguyễn Tuân thổi hồn cho dòng sông. Biến sông Đà thành một sinh thể có linh hồn, có sự sống, có tính cách. Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước hùng vĩ, nguy hiểm vô cùng. Lần đầu tiên trong thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả nước, hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được điều đó. Ông quả là một nghệ sĩ bậc thầy!

Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm.

Ở trùng vi thứ nhất, sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: "Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la bão nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”.

Vượt qua trùng vi thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử "vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng". Đúng là bọn đá sóng nước hiểm độc!

Đến trùng vi thứ ba, có vẻ ít cửa hơn nhưng lại nguy hiểm hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boongke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được, tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với "tay lái ra hoa".

Những dòng văn của Nguyễn Tuân đã giúp ta hình dung ra được sự hung bạo của con Sông Đà. Nó giống như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận, thủy trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước của nó, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với "diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một". Con sông mà "hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà". Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh “Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”.

Một Sông Đà, một Nguyễn Tuân - một thiên nhiên dữ dội, một người nghệ sĩ tài hoa. Tùy bút của Nguyễn Tuân chân thực mà hấp dẫn là vậy. Đọc từng dòng văn, ta như được tự mình trải nghiệm trong không gian Tây Bắc, được gặp và chiêm ngưỡng cái tài hoa của những con người nơi đây. “Người lái đò Sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước thiết tha, say đắm của một người nghệ sĩ muốn dùng văn chương để khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng. Sự đầu tư nghiêm túc, công phu và tâm huyết cho nghệ thuật của Nguyễn Tuân thật khiến ta khâm phục. Phải chăng đó chính là cái độc đáo tài hoa của Nguyễn Tuân - cái điều mà ông vẫn quan niệm “đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kì một lĩnh vực nào khác....”.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 26)

Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu và vang danh bao nhà văn, nhà thơ tài năng. Một trong số đó phải kể đến Nguyễn Tuân - một cây bút tài hoa với những sáng tác nổi bật. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất ở mảng tùy bút. Tiêu biểu trong những sáng tác của ông phải kể đến là tùy bút Người lái đò Sông Đà. Con sông Đà hiện lên với vẻ đẹp hung bạo, dữ dội gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc.

Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiềm trở, có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia. Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Tác giả sử dụng nhiều giác quan (thị giác, xúc giác) để cảm nhận quãng sông này. Không chỉ mặt nước mà cảnh vật cũng vô cùng hiểm trở, sẵn sàng lấy đi tính mạng của người khác.

“Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà… Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Sự nguy hiểm của sông Đà dài hàng cây số tít tắt cuồn cuộn, có thể đánh gục cả con thuyền và người lái đò. Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều câu văn ngắn, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau, tạo thêm nét hung bạo của sông Đà.

Đoạn tà Mường Vát trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống. Nhiều biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo được tác giả sử dụng để gợi lên cảm giác về những mối nguy hiểm của sông Đà.

Có thể thấy, vẻ hung bạo, dữ tợn này khiến cho người khác phải e sợ nhưng nó lại là một nét nổi bật làm cho người ta nhớ đến sông Đà hơn bất kì thứ gì hết. Nhiều năm tháng qua đi nhưng vẻ đẹp hung bạo, dữ tợn của dòng sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng như vẻ đẹp của sông Đà nói chung vẫn còn nguyên vẹn và sống mãi trong lòng bạn đọc với một dấu ấn riêng biệt không gì sánh bằng.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 27)

Mỗi nhà văn có một quan điểm sáng tác riêng theo họ xuyên suốt sự nghiệp văn học. Nhưng có lẽ, Nguyễn Tuân là một trường hợp đặc biệt khi quan điểm sáng tác và phong cách văn chương của ông có sự khác biệt rõ rệt ở thời kì trước và sau năm 1945. Nếu trước năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Chữ người tử tù cùng những hoài niệm về cái đẹp của quá khứ thì sau năm 1945, người ta biết đến Nguyễn Tuân với Người lái đò sông Đà cùng một năng lượng, tình yêu tha thiết dành cho cuộc sống, cho thiên nhiên mà bạn đọc dễ dàng cảm nhận được. Nổi bật trong bài tùy bút chính là hình tượng con sông Đà lúc ở thượng nguồn.

Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và tìm kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sống thường nhật. Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới qua hình ảnh người lái đò sông Đà.

Mở đầu tùy bút là hai lời đề từ vô cùng đặc sắc và độc đáo: “Đẹp vậy sao tiếng hát trên dòng sông”: ca ngợi vẻ đẹp của sông Đà và tiếng hát của những con người cần mẫn lao động, làm việc ở nơi đây. “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu” mang ý nghĩa mọi con sông đều chảy về phía Đông, riêng sông Đà chảy về phương Bắc để nói lên sự khác biệt độc nhất vô nhị của sông Đà, gợi ra những cá tính riêng của con sông. Chỉ với hai lời đề từ ngắn gọn, Nguyễn Tuân đã mang đến cho bạn đọc những vẻ đẹp vô cùng khác biệt của sông Đà với những con sông khác giúp bạn đọc phần nào thêm thích thú và muốn tìm hiểu về con sông này.

Sau lời đề từ, tác giả đi vào cụ thể vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con sông: “Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành; có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu; đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách; có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia; mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân mang đến cho bạn đọc nhiều liên tưởng thú vị về con sông Đà: nghệ thuật ẩn dụ những khối đá bờ sông được ví như những thành trì kiên cố, vũng chãi và đầy rẫy sự nguy hiểm, bí ẩn, đe dọa chực chờ. Tác giả đã sử dụng nhiêu giác quan để cảm nhận được hết vẻ đẹp hung tợn ở quãng này của con sông: nó vừa hẹp lại nhiều đá dựng cao ngang ngược nhưng tiềm ẩn những sự nguy hiểm khiến con người không thể lường trước được.

Không chỉ quãng này của con sông nguy hiểm mà quãng mặt ghềnh Hát Loóng cũng nhiều hiểm nguy không kém: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà…; quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Đến đây, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều câu văn ngắn móc xích với nhau, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau để “hoành hành” tạo thêm nét hung bạo của sông Đà; không chỉ có đá dựng thành vách hăm dọa con người nữa mà ngay cả mặt nước cũng tạo sóng hung tợn để đe dọa bất cứ con thuyền hay người nào qua đấy cho ta thấy một con sông Đà ngang ngược, bá đạo và vô cùng bướng bỉnh.

Quãng Tà Mường Vát con sông cũng hung tợn không kém: “Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu; nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào; nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống” Nghệ thuật nhân hoá kết hợp so sánh của Nguyễn Tuân làm tạo cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Khúc sông này nguy hiểm đến mức không một con thuyền nào dám tiến lại gần, nếu không sẽ bị hút vào trong, bị dìm xuống lòng sông và biến mất một cách đáng sợ.

Không chỉ riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tợn mà dòng chảy của nó cũng vô cùng hung tợn: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Sự hung dữ này được Nguyễn Tuân liên tưởng đến một anh quay phim bạo dạn dám ngồi vào trong cái thuyền thúng tròn vành rồi cả người cả thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới cùng của xoáy nước và lia máy ảnh lên, thu vào tầm mắt tất cả xoáy nước như “một cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả vào máy vào người quay phim cả người đang xem.” Sự liên tưởng đặc sắc, thú vị này không chỉ giúp bạn đọc hình dung ra sự hung tàn của con sông mà còn làm cho vẻ hung tàn đó trở nên đa sắc màu hơn.

Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác “ngông” độc đáo của Nguyễn Tuân cùng tùy bút và hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam và được nhiều thế hệ con người đón nhận.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 28)

Nguyễn Tuân đi nhiều, thăm thú cảnh vật khắp nơi, nhưng lần ấy đến thăm Tây Bắc, ông ưng con sông Đà lắm! Hình như ông tìm được ở sông Đà một cái gì đó giống ông: vừa bàng bạc, cao cường bí ẩn nhưng cũng vừa rất nhuần nhụy trữ tình. Thế là hành trình khám phá sông Đà chẳng khác gì hành trình khám phá những bí ẩn của bản thân. Ông nói thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ lắm nhưng cũng thơ mộng lắm! Tất cả dồn tụ lại hợp nên hình ảnh sông Đà. Nguyễn Tuân ham khám phá. Thế nên vào thời điểm năm 1960, còn gì thú vị hơn khi được đến với sông Đà. Con sông vừa nguyên sơ lại đầy tính cách (Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu).

Nguyễn Tuân gặp sông Đà như hai người tri kỉ gặp nhau. Và như trên đã nói, viết về sông Đà có một cái gì đó khiến ta liên tưởng Nguyễn Tuân đang viết về chính mình. Phải chăng vì thế mà con sông hiện lên trong những trang tùy bút của nhà văn Nguyễn cá tính vô cùng? Hung bạo là hung bạo nhất, còn thơ mộng thì cũng thơ mộng đến ngọn bến bờ.

Sông Đà là cái tên thượng nguồn của con sông (đoạn chảy đến Việt Nam). Đó là con sông tiền sử nhất, nguyên sơ nhất ở miền Bắc nước ta. Đoạn thượng nguồn con sông dữ dội và hung bạo lắm! Không chạy dọc cả con sông, Nguyễn Tuân chỉ dành hết bút lực mà miêu tả sông Đà ở thượng nguồn. Nơi ấy sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt ngã và đầy thử thách.

Dữ dội của sông Đà không phải chỉ có thác đá mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành hiềm trở. Ở khía cạnh này, con sông như một bờ hoang thời tiền sử. Chỗ ấy hai bên bờ sông hẹp lại ngồi trong khoang đò qua quãng ấy... chỉ lúc đúng Ngọ mới có mặt trời. Có chỗ, ‘con nai con hổ đã từng có lần vọt qua bờ bên kia. Hay đại loại ta cứ tưởng tượng như đang đi giữa một con phố hẹp ngóng vọng lên khung cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện. Con sông trở nên hoang vắng cổ xưa và có cái gi đó bí hiểm vô cùng.

Hùng vĩ của sông Đà còn ở tiếng gầm của thác: hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suốt năm. Âm thanh của tiếng nước đổ nghe như tiếng người. Cũng oán trách, cũng kêu van rồi lại khiêu khích giọng gằn mà chế nhạo. Nguyễn Tuân tả sóng mà nghe như tác giả đang tả người vậy. Hay dòng sông kia chính là nỗi niềm của dân tộc, là lời của cha ông vọng về từ phía quá khứ, vọng về từ không biết bao nhiêu trận kịch chiến đã có trên sông?

Cả đoạn văn hầu như chỉ thấy Nguyễn Tuân sử dụng thủ pháp đối lập của văn học lãng mạn để khơi gợi cho người đọc hết những hình dung về sự dữ dội của dòng sông. Lúc ấy dòng sông không khác gì dòng lửa, bức bối, khó chịu, bứt rứt vô cùng. Tiếng gầm thét của thác nước ngoài kia đang rống lên ầm ĩ như những ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. Rồi những xoáy nước giống như những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Có khi lại như hàng ngàn con đom đóm đang châm lửa vào đầu ngọn sóng. Dòng sông dữ dội phi thường thật nhưng nghe sao nó như đang gợi lên cái bất an của con người. Dòng sông cuộn mình dữ dội như cuộc sống, như lịch sử nước Việt ta chẳng mấy lúc bình yên. Sau cách mạng, cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Tuân thường gắn liền với cài nhìn con người, cái nhìn lịch sử và dân tộc. Tùy bút này là một cái nhìn như thế.

Nói cái dữ dội, nghiệt ngã của dòng thác sông Đà, ta không thể quên những bãi đá. Mà nói chính xác hơn, đó phải được coi là những thạch trận. Mỗi hòn có một tâm thế riêng, một nhiệm vụ, một tính cách như chính con người vậy. Đá cũng chia thành ba hàng mà chặn ở trên sông. Có hòn làm nhiệm vụ như mồi nhử các thuyền. Hòn khác lại là một boong ke. Rồi hòn làm nhiệm vụ tấn công bệ vệ oai phong lẫm liệt. Tất cả tạo thành một thế trận không chỉ để đe dọa nhà đò mà khiến cả chúng ta, mỗi khi đọc đến đây hẳn không ít thì nhiều đều nghĩ nó như một chiến trường cổ xưa thực sự. Vậy phải chăng những hòn đá với nhiều tâm thế kia chính là những người lính biên cương luôn nhấp nhổm lo lắng chẳng bao giờ yên được? Dòng sông càng miêu tả, càng giống thế giới con người. Càng giống như tiếng nói của cha ông đang vọng về từ quá khứ bốn ngàn năm đấu tranh dựng và giữ nước. Phải chăng đó chính là cái tạo nên phần hồn cho dòng thác sông Đà? Tạo cho con sông không chỉ là một thực thể của thiên nhiên mà lúc này nó giống như một chứng nhân lịch sử vậy.

Sông Đà dữ dội khiến nhà đò ngay cả những ai non tay lái, yếu thần kinh chỉ cần nghe thấy đã phát hoảng lên rồi. Ấy vậy mà đoạn sông nước hiền hòa, nó lại đẹp như một cố nhân.

Ngồi trên máy bay mà nhìn xuống con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói Mèo đốt nương xuân. Đúng là một khung cảnh hết sức mơ mộng, diệu huyền. Rồi sông Đà không giống như sông Gâm, hay sông Lô lúc nào cũng chỉ xanh xanh màu canh hến. Sông Đà đẹp bởi màu xanh ngọc bích vào mùa xuân. Sang thu nước sông lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về. Với tác giả có lúc con sông còn giống như một cố nhân. Trong một lần lạc đường, tác giả vô tình nhìn ngắm nó mà nhớ lại một tứ thơ Đường của Lý Bạch xưa. Đến đây dòng sông Đà khiến người ta quên hẳn đi cái dữ dội nghiệt ngã của mình. Dòng sông gần gũi như con người và xinh đẹp trẻ trung như thiếu nữ.

Còn nữa, nhìn cảnh bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông mà vui như nắng giòn tan sau một kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Có chỗ, đoạn sông lặng như tờ gợi một miền cổ tích xa xưa hay có lúc ngồi đò, ta bắt gặp hình ảnh một con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò... Đúng là nhìn cảnh ấy chẳng ai dám nghĩ dòng sông ở quãng trên lúc nào cũng sẵn sàng ăn chết bất cứ một cái thuyền nào sơ hở. Cảnh về đoạn sông này trữ tình thơ mộng và huyền diệu xiết bao.

Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cũng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể nói khẳng định rằng, Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 29)

Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.

Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tuỳ bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ.

Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này.

Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ - thiên nhiên hoang sơ: với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sử dụng cả giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trờ, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phôi hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng một ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Dà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống xông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa "tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỳnh sông dưới.

Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lứa, đang phá luống rừng lứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguy hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng.

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 30)

Ta đã được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, hoang vắng, buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà trong “Tràng Giang” của Huy Cận; hay một khung cảnh đìu hiu, cách biệt của thiên nhiên sông nước Kinh Bắc trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nếu những bài thơ trên chỉ là điều kiện, là khách thể để các nhà thơ bày tỏ lòng mình thì đến với Người lái đò sông Đà, người đọc mới cảm nhận được rõ nét về một tác phẩm viết về một dòng sông thực sự. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình ảnh dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo. Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ ấy, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong những người lao động bình thường mà ông luôn gọi là “chất vàng mười đã qua thử lửa” bấy lâu mình vẫn khao khát, kiếm tìm.
Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, tập tuỳ bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút. Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Như một nhà quay phim là lão luyện, vừa cho người xem thấy bao quát khung cảnh Sông Đà, thỉnh thoảng tác giả lại dừng lại, cho khán giả những pha “cận cảnh” thật tiêu biểu về sự hung dữ của sông này. Đấy là những cảnh thật hiếm thấy như cảnh đá bờ sông dựng vách thành chỉ khi nào đến giữa trưa, mặt trời rọi đúng đỉnh đầu, chỗ ấy mới có nắng. Cách so sánh trên tạo được ấn tượng khá đậm nét về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Vì thế, dòng chảy của con sông bị thu lại rất hẹp: hẹp đến mức đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách, hẹp đến mức quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ấn tượng về độ và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp càng được tô đậm thêm qua một chi tiết tiêu biểu và lôi liên tưởng bất ngờ - thiên nhiên hoang sơ : với đời sống hiện đại của con người: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa phụt đèn điện. Nhà văn chẳng những sử dụng thị giác mà còn kết hợp sừ dụng cả giác quan khác với những so sánh thật mới mẻ, táo bạo. Vách thành dựng đứng gợi lên sự hiểm trờ, hùng vĩ, lòng sông hẹp lại gián tiếp gợi được sức chảy ghê gớm, dữ dằn của thác lũ. Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phôi hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng một ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, em cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Dà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bằng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn. Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống xông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ặc ặc ghê sợ. Để tô đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa "tả” và “kể”. Ở đây, yếu tố tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên về tả thì hai câu dưới thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỳnh sông dưới. Sông Đà còn hung bạo ở những thác nước. Nhiều thác nước như bày sẵn thế trận, sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt người lái đò, lái mảng, đặc biệt đối với những ai xuôi dòng, ở những nơi này, Sông Đà được mô tả như có cả một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Lúc thì thác nước khiêu khích, chế nhạo, khi thì hò la, gầm thét, như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa nổ lứa, đang phá luống rừng lứa, rừng lứa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Thác nước càng được nhân thêm sức mạnh, sức công phá, tăng thêm mối nguv hiểm đối với nhà đò vì sự góp mặt của hàng ngàn tảng đá to, nhỏ. Mỗi hòn đá được khắc họa như một quái vật từ ngàn năm vẫn kiên trì mai phục nơi đây để bày thạch trận trong lòng sông. Mỗi lần thấy một con thuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là chúng lập tức nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Tác giả để dựng dậy và thổi sự sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (mẫu 30)

Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 28 tháng 7 năm 1987), quê gốc ở thủ đô Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, nhưng lại gặp buổi Hán học đã tàn, người thân phụ dâu tài hoa nhưng lại bất đắc chí trong con đường công danh cũng là người đã có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến con đường sáng tác của Nguyễn Tuân. Sở trường của Nguyễn Tuân là tùy bút và ký, bên cạnh đó ông cũng tham gia sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết, đồng thời ông còn là một diễn viên điện ảnh, kịch nói. Cuộc đời ông trải qua hai giai đoạn sáng tác, thuở đầu đề tài của ông chủ yếu hoài niệm về những vẻ đẹp cũ trong văn hóa dân tộc, chủ nghĩa xê dịch thoát ly, sau là phê phán lối sống trụy lạc, tầm thường. Sau cách mạng, Nguyễn Tuân bắt đầu viết về đề tài yêu nước, ca ngợi vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong công cuộc lao động sản xuất. Có thể nhận xét chung về Nguyễn Tuân, với mấy chữ là uyên bác và tài hoa, văn chương của ông nổi bật lên với một chữ ngông rất riêng biệt, nêu bật lên cái cá tính muốn xê dịch, kết hợp với nghệ thuật sử dụng câu từ Tiếng Việt điêu luyện bậc thầy đã làm nên một Nguyễn Tuân - với ngón tùy bút đỉnh cao của văn học Việt Nam, được xếp vào 1 trong 9 tác giả văn học hiện đại tiêu biểu nhất. Người lái đò sông Đà trích rút từ tập tùy bút Sông Đà (1960), một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Tuân đã thể hiện được hoàn toàn cá tính và lối hành văn của nhà văn, trong đó nổi bật lên là hình ảnh con sông Đà với hai cá tính đối lập, vừa hùng vĩ, dữ dội, nhưng cũng chẳng thiếu phần dịu dàng, lãng mạn đậm chất trữ tình.

Nguyễn Tuân đã mượn thơ của Nguyễn Quang Bích để làm lời đề từ cho tác phẩm của mình rằng: Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu, rằng mọi con sông đều chọn xuôi dòng về hướng đông, riêng chỉ một mình con sông Đà chọn ngược dòng về hướng Bắc. Có lẽ rằng với cái thế chảy ngược đời chẳng giống ai này của con sông đã khơi gợi lên trong tâm hồn của Nguyễn Tuân sự đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc, bởi lẽ bản thân nhà văn cũng là một con người có cái tôi rất riêng, với ngòi bút độc lạ được ví như cây độc huyền cầm của nền văn chương nước ta. Chính vì thế nên từng câu chữ mà người viết về sông Đà luôn có một cái gì đó rất chuyên chú, rất tình cảm và thấm thía hơn bao giờ hết. Thế nên Nguyễn Tuân cũng mượn thêm một câu thơ khác của nhà thơ Ba Lan Wladyslaw Broniewski viết rằng: Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông, bày tỏ cái nỗi lòng thương mến, xúc động trước vẻ đẹp của con sông hùng vĩ bậc nhất Tổ quốc, khơi gợi ra vẻ đẹp nên thơ trữ tình của dòng sông Đà với tiếng hát bay bổng, lãng mạn.

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ rất tận tâm với nghề nghiệp của mình, sự uyên bác, tài hoa của ông thể hiện trong việc dẫn dắt người đọc tìm về nguồn gốc của con sông với những kiến thức Địa lý sâu rộng. Sông Đà vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, trải qua hơn 400km lưu lạc nơi xứ người, rồi với về đến Việt Nam chính thức nhập tịch vào nước ta tại Mường Tè, Lai Châu. Nguyễn Tuân viết như thế, khiến độc giả bỗng có cảm tưởng, ừ hóa ra sông Đà cũng như một con người lam lũ, bôn ba, lắm tài nhưng cũng nhiều tật, trải qua biết bao sóng gió của cuộc đời, rồi khi bước chân vào nước ta nó mới lại có cái bộ dạng khó ở, lúc hung hăng, giận dữ, lúc lại hiền hòa, dịu êm. Khiến người ta phải quan sát, suy ngẫm thật nhiều về cuộc đời có lẽ chất chồng đầy chông gai, bão táp của con sông đặc biệt này.

Ở đầu đoạn trích, sông Đà đã hiện lên với một hình hài và dáng vẻ vô cùng hung bạo, nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp dữ dội và hùng vĩ nơi thượng nguồn, với hình ảnh những thác đá, ghềnh đá với độ dốc lớn, nước chảy xiết vô cùng hung hiểm. Người đọc ấn tượng với những hình ảnh hấp dẫn thể hiện sự tỉ mỉ, tinh tế của nhà văn trong công cuộc khám phá con sông Đà ví như cảnh đá bờ sông dựng vách thành, đúng ngọ mới có mặt trời, chẹt lòng sông như yết hầu, con nai nai con hổ đã có lần vọt qua bờ bên kia,đang màu hè mà cũng cảm thấy lạnh, khiến dòng sông hiện lên với những nét bí hiểm, khó lường, điệu bộ như đang ngấm ngầm quan sát từng con người bước vào lòng sông vậy. Nếu như hình ảnh mang đến cảm giác lạnh lẽo, rùng rợn thì âm thanh lại mang đến sự hung bạo và dữ dằn dường như đang thách thức và phô diễn cái vẻ hoang sơ, hùng vĩ của dòng sông. Tác giả chọn viết về ghềnh Hát Loóng với lối viết trùng điệp và nghệ thuật dùng từ độc đáo, khúc ghềnh ấy dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Làm nổi bật nên hình ảnh của một con sông dữ dằn, kinh khủng, cùng hình tượng ghềnh thác liên tiếp, gập ghềnh hiểm trở, sẵn sàng nuốt chửng bất kỳ kẻ nào lỡ sẩy chân lọt vào tầm ngắm. Cảm giác hầm hè, hung dữ của con sông còn tiếp tục được tác giả miêu tả ở cả quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La, với tiếng thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Đôi lúc người ta còn cảm thấy con sông Đà có phần quái dị, với điệu bộ nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, khiến người ta phải dè chừng. Rồi có lúc lại rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng, gợi ra sự giận dữ, cảm giác sôi động của dòng sông khúc đổ thác, mở ra những dự báo về sự hủy diệt mạnh mẽ, điên cuồng của dòng sông, đe dọa tất cả những kẻ có ý định thách thức nhằm vượt đoạn thác này. Cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng đó đến từ cách sử dụng những câu văn ngắn, kết cấu trùng điệp, cùng với các từ ngữ đặc tả cực hạn, tất cả đã mang đến những cảm xúc dữ dội, hãi hùng, và ghi ấn tượng sâu sắc về một con sông Đà với cái vẻ hầm hố, ngang tàn.

Dĩ nhiên rằng con sông Đà không chỉ có mỗi những hình ảnh và âm thanh kỳ quái như thế, mặc dầu chúng ta cũng thấy nó đủ khủng khiếp rồi. Thế nhưng cái đặc sắc và ấn tượng hơn tất thảy có là hình ảnh những cái hút nước của con sông - mối kinh sợ của những người lái đò. Có lẽ chẳng có ai có thể đặc tả những cái xoáy nước này hay và ấn tượng hơn Nguyễn Tuân được, nhà văn đã tỉ mỉ quan sát, và thậm chí đã từng trải nghiệm cảm giác vượt thác sông Đà, để cho ra những góc nhìn rất kính nghiệp. Trong lăng kính của Nguyễn Tuân những cái hút nước được xây dựng bằng những hình ảnh rất độc lạ giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh, tựa Cốc pha lê nước khổng lồ, rồi thì Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải,... Chỉ bấy nhiêu câu chữ thôi, thế nhưng cũng đã đủ để người ta hình dung ra những cái xoáy nước vừa đẹp nhưng cũng sẵn sàng nuốt chửng bất cứ kẻ nào dám bén mảng lại gần nó, nguy hiểm vô cùng. Một điều thú vị nữa là, vốn dĩ Nguyễn Tuân là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh thế nên trong tùy bút của ông không bao giờ thiếu những liên tưởng thú vị đậm chất nghệ thuật ví như hình ảnh một anh quay phim cầm máy ảnh, cho cả mình cả máy quay xuống cái hút nước của sông Đà để có những khung hình tuyệt vời nhất, đem đến cho độc giả những cảm xúc chân thực như bản thân tự nhìn thấy vậy.

Một điểm nhấn khác khi Nguyễn Tuân nói về sông Đà ấy là những cái trùng vi thạch trận với những cửa sinh, cửa tự ngặt nghèo mà con sông đã giăng mắc ra để đánh bẫy những kẻ đi ngang qua nó, vô cùng nham hiểm và xảo quyệt. Kiến tạo nên cái thạch trận ghê gớm ấy là lũ đá với hình dạng quái dị và tính tình cũng chẳng dễ chịu gì cho cam. Mà theo như Nguyễn Tuân nói thì đá ở đây nghìn năm vẫn mai phục dưới lòng sông, chỉ trực chờ mỗi lần có chiếc thuyền nào mà đi qua khúc sông quạnh quẽ này thì chúng liền nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền, hòn nào hòn nấy cũng mang bộ dạng ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó, hòn đứng, hòn ngồi, hòn lại nằm, muôn hình vạn trạng. Những hòn đá ấy chính là tay chân của con sông Đà ghê gớm này, chúng dường như có linh tính, bày binh bố trận, lại giở trò khiêu khích, dường như có thù với tất cả những người đi qua khúc này, hoặc giả như lũ sơn tặc, biến những người lái đò thành miếng mồi ngon, quả là không thể khinh thường. Chúng là những tay lão luyện, đứa nào cũng chọn riêng cho mình một nhiệm vụ, dưới sự phân chia binh pháp của thần sông thần đá, lập thành hẳn ba trùng vi thạch trận, chỗ thì dàn hàng ngang chặn lối, chỗ lại đứng giữa khiêu khích, dẫn dụ, chỗ thì đòi đánh giáp lá cà, chỗ nhảy ra phục kích. Thông qua đôi mắt của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên như một kẻ thù không đội trời chung với con người, mỗi trận chiến đều là kẻ sống ta chết, không chừa lối thoát. Cũng chính vì điều ấy mà hình tượng người lái đò hiện lên thật ấn tượng và đặc sắc trong lòng người đọc sau trận chiến với con sông ngỗ nghịch đáng gờm này.

Bên cạnh vẻ hung bạo, dữ dội và hùng vĩ thì con sông Đà còn hiện lên với vẻ đẹp trữ tình, nên thơ sau khi về tới khúc sông ở hạ lưu, dòng sông trở nên hiền hòa và đằm thắm hơn hẳn trái ngược với cái vẻ bí hiểm, ghê gớm lúc thượng nguồn. Từ điểm nhìn trên cao và xa Nguyễn Tuân đã vẽ ra hình dáng của dòng sông thật mềm mại, dài rộng với hình ảnh cái dây thừng ngoằn ngoèo. Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông hiện lên qua những liên tưởng rất đặc sắc, dòng chảy tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa Ban, hoa Gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Người ta nhận ra trong ấy là cái nét duyên dáng yêu kiều của một thiếu nữ e ấp, với mái tóc suôn dài, ẩn hiện trong sương khói, quyến rũ cả núi rừng Tây Bắc, nhưng cũng mang cả những nét đỏng đảnh, khó chiều của một mỹ nhân hiếm có. Rồi bằng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, bằng tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của mình, Nguyễn Tuân còn quan sát thấy cả sự biến đổi lãng mạn của con sông qua từng mùa, dáng vẻ nào cũng như khắc sâu vào lòng người đọc. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô, Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Đấy con sông Đà đã hiện lên một cách sinh động như thế, dẫu có dịu dàng, nên thơ nhưng cái tính trái khuấy, thích làm mình làm mẩy, giận dỗi với cả Tây Bắc thì nó chưa bao giờ bỏ được. Và với Nguyễn Tuân con sông ấy, không chỉ là một mỹ nhân, mà còn là một cố nhân, đôi lúc còn là một tình nhân chưa quen biết, rất tình tứ, yêu thương với cảm xúc màu nắng tháng ba Đường thi của Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Người cố nhân ấy là người bạn tri kỷ, thân thiết, dẫu đôi lúc có gắt gỏng, khó chiều, nhưng trân quý vô cùng. Rôi những hình ảnh nương ngô, đàn hươu, đồi cỏ gianh, bờ sông hoang dại,... đã mang đến cho sông Đà một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và cổ điển, khơi gợi người ta nhớ về những ngày tháng xưa kia, êm đềm và lặng lẽ

Bằng thái độ kính nghiệp, tinh thần nghệ sĩ, ham tìm tòi khám phá và ngòi bút độc đáo, uyên bác và tài hoa của mình, sông Đà trong tùy bút của Nguyễn Tuân đã hiện lên như một thực thể có linh hồn, có cuộc đời với những nét cá tính tính đối lập vừa hung bạo, hùng vĩ nhưng cũng lại có vẻ nên thơ, trữ tình. Từ đó là nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc qua lối hành văn phóng khoáng, tỉ mỉ, chân thực và sáng tạo không ngừng nghỉ.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:

Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà

So sánh vẻ đẹp của con sông Đà (Người lái đò sông Đà) và vẻ đẹp của con sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông?)

Phân tích ai đã đặt tên cho dòng sông

Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào thành phố Huế

Phân tích vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn

1 1,292 18/12/2023
Tải về