Cách xét tính chẵn, lẻ của hàm số (2024) chi tiết nhất
Với Cách xét tính chẵn, lẻ của hàm số chi tiết Toán lớp 10 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ Cách xét tính chẵn, lẻ của hàm số chi tiết biết cách làm bài tập Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Phương pháp xét tính chẵn, lẻ của hàm số chi tiết nhất
I. Lí thuyết tổng hợp
- Tập đối xứng: ∀x∈D thì −x∈D thì ta gọi D là tập đối xứng.
- Khái niệm: Cho hàm số y = f(x) có tập xác định D với D là tập đối xứng.
+ Hàm số y = f(x) được gọi là hàm số chẵn nếu với mọi x thuộc D thì f(x) = f(-x)
+ Hàm số f được gọi là hàm số lẻ nếu với mọi x thuộc D thì f(x) = - f(-x)
- Chú ý: Một hàm số có thể không chẵn cũng không lẻ.
- Đồ thị của hàm số chẵn, lẻ:
+ Đồ thị của hàm số chẵn nhận trục tung làm trục đối xứng.
+ Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng.
II. Các công thức
- Cho hàm số y = f(x) có tập xác định D là tập đối xứng:
+ Hàm số chẵn ⇔{∀x∈D⇒−x∈Df(x)=f(−x)
+ Hàm số lẻ ⇔{∀x∈D⇒−x∈Df(x)=−f(−x)
- Phương pháp xét tính chẵn lẻ của hàm số: Cho hàm số y = f(x):
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số.
Bước 2: Kiểm tra xem D có phải là tập đối xứng không:
Nếu ∃x0∈D⇒−x0∉D⇒D không phải tập đối xứng ⇒Hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Nếu ∀x0∈D⇒−x0∈D⇒D là tập đối xứng ⇒Chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Xác định f(x0) và f(-x0) và so sánh:
Nếu f(x0) = f(-x0) ⇒ Hàm số là chẵn.
Nếu f(x0) = - f(-x0) ⇒ Hàm số là lẻ.
Nếu∃x0∈D⇒f(−x0)≠±f(x0)⇒ Hàm số không chẵn cũng không lẻ
III. Ví dụ minh họa
Bài 1: Xét tính chẵn, lẻ của hàm số: y = f(x) = 3√x+x3.
Lời giải:
Hàm số y = f(x) = xác định trên
⇒Tập xác định D = R
Ta có: ∀x∈D⇒−x∈D
Xét:
f(x) = 3√x+x3
f(-x) = 3√(−x)+(−x)3=3√(−1)x+(−1)3.x3=−3√x−x3=−(3√x+x3)
⇒f(−x)=−f(x)
⇒ Hàm số y = f(x) = 3√x+x3 là hàm số lẻ.
Bài 2: Xét tính chẵn, lẻ của hàm số: y = f(x) = x4+√x2+4
Lời giải:
Ta có: ∀x∈ℝ⇒x2+4>0
⇒Tập xác định của hàm số y = f(x) = x4+√x2+4 là D=ℝ
⇒∀x∈D⇒−x∈D
Xét:
f(x) = x4+√x2+4
f(-x) = (−x)4+√(−x)2+4
=(−1)4.x4+√(−1)2x2+4=x4+√x2+4⇒f(−x)=f(x)
⇒Hàm số y = f(x) = x4+√x2+4là hàm số chẵn.
Bài 3: Xét tính chẵn, lẻ của hàm số: y = f(x) = √2−x+1√2−x
Lời giải:
Điều kiện xác định của hàm số: y = f(x) = √2−x+1√2−xlà: 2−x>0⇔x<2
⇒Tập xác định D=(−∞;2)
Với x0=−3∈D nhưng −x0=3∉D
⇒ Hàm số y = f(x) = √2−x+1√2−x không chẵn cũng không lẻ.
IV. Bài tập tự luyện
Bài 1: Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
a) f(x)=√x−3+√x+3
b) f(x)=x24−√x4+2
Bài 2: Tìm tham số m để hàm số f(x)=x2(x2−2)+(2m2−2)x√x2+1−m là hàm số chẵn.
Xem thêm tổng hợp công thức môn Toán lớp 10 đầy đủ và chi tiết khác:
Cách xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số chi tiết
Tất tần tật công thức về Hàm số y = |x|
Công thức tọa độ đỉnh của parabol, tọa độ giao điểm của parabol với các trục tọa độ
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 10 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 10 (sách mới)
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 10 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 10 (cả ba sách) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Đề thi Lịch sử 10
- Bài tập Tiếng Anh 10 theo Unit (sách mới) có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 10 (thí điểm)