Hàm số bậc nhất và cách giải các dạng bài tập (2024) hay nhất

Với các bài toán về Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập Toán lớp 10 Đại số gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập lớp 10. Mời các bạn đón xem:

1 2,120 12/03/2024
Tải về


Phương pháp giải hàm số bậc nhất và các dạng bài tập hay nhất

1. Lý thuyết

a. Hàm số bậc nhất y = ax + b (a 0)

+) Tập xác định: D=.

+) Sự biến thiên:

Với a > 0 hàm số đồng biến trên R. Ta có bảng biến thiên:

Tài liệu VietJack

Với a < 0 hàm số nghịch biến trên R. Ta có bảng biến thiên:

Tài liệu VietJack

+) Đồ thị:

Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng không song song và cũng không trùng với các trục tọa độ. Đường thẳng này cắt trục tung tại điểm A(0; b) và cắt trục hoành tại điểm Bba;0.

Tài liệu VietJack

Tài liệu VietJack

b. Hàm số hằng y = b.

+) Tập xác định: D=.

+) Đồ thị:

Khi a = 0 hàm số y = ax + b trở thành hàm hằng y = b.

Đồ thị hàm số y = b là đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành, cắt trục tung tại điểm A(0; b). Ta gọi đường thẳng này là đường thẳng y = b.

Tài liệu VietJack

c. Hàm số y = |x|

+) Tập xác định: D=.

+) Theo định nghĩa của giá trị tuyệt đối, ta có:

y=x=x      khi    x0x   khi   x<0.

+) Sự biến thiên:

Hàm số y = |x| nghịch biến trên khoảng (;0) và đồng biến trên khoảng (0;+).

Bảng biến thiên:

Tài liệu VietJack

+) Đồ thị:

Hàm số y = |x| là hàm số chẵn nên đồ thị của nó nhận Oy làm trục đối xứng.

Trong nửa khoảng[0;+) đồ thị hàm số y = |x| trùng với đồ thị hàm số y = x.

Trong khoảng (;0)đồ thị hàm số y = |x| trùng với đồ thị hàm số y = -x.

Tài liệu VietJack

2. Các dạng bài tập

Dạng 2.1: Xác định hàm số y = ax + b () .

a. Phương pháp giải:

Để xác định hàm số bậc nhất ta thực hiện theo các bước sau:

+) Giả sử hàm số cần tìm có dạng y = ax + b (a0).

+) Dựa vào giả thiết bài toán để thiết lập hệ phương trình với ẩn a, b.

+) Giải hệ phương trình để tìm ẩn số a, b và suy ra hàm số cần tìm.

b. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Cho hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng d, tìm hàm số đó biết:

a. d đi qua điểm A(-2; 1) và B(1; -2).

b. d cắt trục tung tại điểm có tung độ là 3 và đi qua điểm M(-2; 4)

Hướng dẫn:

a. Giả sử hàm số bậc nhất cần tìm có dạng: y = ax + ba0.

Đồ thị hàm số đi qua điểm A(-2; 1) và B(1; -2) nên ta có:

1=2a+b2=a+ba=1b=1

Vậy hàm số cần tìm là: y=x1

b. Giả sử hàm số bậc nhất cần tìm có dạng: y = ax + ba0.

Vì d cắt trục tung tại điểm có tung độ là 3 nên d đi qua A(0; 3).

Đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(0; 3) và M(-2; 4) nên ta có:

3=b4=2a+ba=12b=3

Vậy hàm số cần tìm là: y=12x+3.

Ví dụ 2: Cho hàm số bậc nhất y = f(x). Tìm hàm số đó biết f1=2f2=3.

Hướng dẫn:

Giả sử hàm số bậc nhất cần tìm có dạng:y=fx=ax+ba0 .

Theo đề bài, f1=2f2=3 nên ta có hệ phương trình:

2=a+b3=2a+ba=53b=13

Vậy hàm số cần tìm là: y=53x+13

Dạng 2.2: Vị trí tương đối của hai đường thẳng.

a. Phương pháp giải:

Cho hai đường thẳng d:y=ax+b và d':y=a'x+b'. Khi đó:

+) d // d'a=a' và bb'.

+) dd'a.a'=1.

+) dd'a=a'b=b'.

+) dd'aa'. Khi đó tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là nghiệm của hệ phương trình: y=ax+by=a'x+b'.

b. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Xét hàm số bậc nhất có đồ thị là đường thẳng d, hãy xác định hàm số biết rằng:

a. d đi qua điểm A(3; -2), đồng thời song song với d’: 3x - 2y + 1 = 0.

b. d đi qua B(2; -1) và vuông góc với d’: y = 4x + 3.

Hướng dẫn:

a. Giả sử hàm số bậc nhất cần tìm có dạng:y=ax+ba0 .

Ta biến đổi d’ về dạng: y=32x+12

Do d song song d’, suy ra: a=32b12 (1)

Lại có d đi qua điểm A(3; -2), suy ra: -2 = 3a + b (2)

Từ (1) và (2) suy ra: a=32b=132.

Vậy hàm số cần tìm là: y=32x132.

b. Giả sử hàm số bậc nhất cần tìm có dạng:y=ax+ba0.

Do d đi qua điểm B(2; -1) nên: -1 = 2a + b (1)

Lại có d vuông góc d’: y = 4x + 3, suy ra: 4a=1a=14 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: a=14b=12

Vậy hàm số cầm tìm là: y=14x12.

Ví dụ 2: Cho hai đường thẳng d1d2 lần lượt có phương trình: mx+m1y2m+2=0, 3mx3m+1y5m4=0. Xác định vị trí tương đối của d1d2 trong trường hợp m=13.

Hướng dẫn:

Khi m=13 ta có :

d1:13x23y143=0y=12x7d2:x2y173=0y=12x176

Ta có: 12=127176 suy ra hai đường thẳng song song với nhau.

Dạng 2.3: Hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối.

a. Phương pháp giải:

Cho hàm số y=ax+b(a0), ta có:

y=ax+b=ax+b  khi  xba(ax+b)  khi  x<ba

Do đó, để vẽ đồ thị của hàm số y=ax+b,ta sẽ vẽ hai đường thẳng y=ax+by=axb, rồi xóa đi phần đường thẳng nằm ở phía dưới trục hoành. Phần đường thẳng nằm phía trên trục hoành chính là đồ thị của hàm số cần tìm.

b. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Vẽ đồ thị của các hàm số sau

a. y=2x        khi x1x+1     khi x<1

b. y=x1

Hướng dẫn:

a. Đồ thị hàm số y = 2x là đường thẳng đi qua hai điểm A(1; 2) và B32;3.

Đồ thị hàm số y = x + 1 là đường thẳng đi qua hai điểm C(0; 1) và D(-1; 0).

Ta vẽ đường thẳng y = 2x với phần đồ thị sao cho hoành độ x thỏa mãn và vẽ đường thẳng y = x + 1 với phần đồ thị sao cho hoành độ x thỏa mãn x < 1.

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

b. Ta có: y=x1=x1khix1x+1khix<1

Với x1 đồ thị hàm số y = x - 1 là phần đường thẳng nằm phía trên trục hoành và đi qua hai điểm (1; 0); (2; 1).

Với x<1 đồ thị hàm số y = -x + 1 là phần đường thẳng nằm phía trên trục hoành và đi qua hai điểm (1; 0); (0; 1).

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Ví dụ 2: Cho hàm số y=f(x)=x+5. Tìm giá trị của x để fx=2.

Hướng dẫn:

Ta có:

fx=2x+5=2x+5=2x+5=2x=3x=7

Vậy với x = -3 hoặc x = -7 thì f(x) = 2.

3. Bài tập tự luyện

a. Tự luận

Câu 1: Lập phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A1;2B3;1.

Hướng dẫn:

Giả sử phương trình đường thẳng cần tìm có dạng:y=ax+b    a0

Đường thẳng đi qua hai điểm A1;2, B3;1 nên ta có: 2=a+b1=3a+ba=14b=74

Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là:y=x4+74

Câu 2: Tìm m để hàm số y=3mx+2 nghịch biến trên R.

Hướng dẫn:

Hàm số y=3mx+2 có dạng hàm số bậc nhất.

Để hàm số nghịch biến trên R thì 3m<0m>3.

Câu 3: Tìm m để hàm số y=m1x2m đồng biến trên R

Hướng dẫn:

Điều kiện xác định của hàm số là 2m0m2*.

Hàm số y=m1x2m có dạng hàm số bậc nhất nên hàm số đồng biến trên R khi m1>0m>1. Kết hợp với điều kiện (*), ta được 1<m2

Vậy với 1<m2thì hàm số đã cho đồng biến trên R

Câu 4: Tìm tất cả các giá trị của m để hai đường thẳng y=3x+2y=m24x2m song song với nhau?

Hướng dẫn:

Hai đường thẳng y=3x+2y=m24x2m song song với nhau:

m=±1m1m=±1m1m=1

Câu 5: Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng y=x+2y=34x+3?

Hướng dẫn:

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng là:

x+2=34x+3x=47

Thay x=47 vào y=x+2 suy ra y=187.

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là 47;187.

Câu 6: Tìm m để ba đường thẳng d1:y=2x1,d2:y=8x , d3:y=32mx+2 đồng quy.

Hướng dẫn:

Gọi A là giao điểm của hai đường thẳng d1d2. Khi đó tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình:

y=2x1y=8xx=3y=5.

Suy ra A3;5.

Để d1,d2,d3 đồng quy thì A3;5d3. Do đó, ta có:

32m.3+2=5m=1

Câu 7: Đồ thị hàm số y = 3x + 2 cắt hai trục Ox, Oy lần lượt tại hai điểm A và B. Tính diện tích tam giác OAB.

Hướng dẫn:

Giao điểm của đồ thị hàm số với trục Ox là: A23;0. Do đó OA=23

Giao điểm của đồ thị hàm số với trục Oy là: B0;2. Do đó OB=2

Diện tích tam giác là: 12OA.OB=12.23.2=23.

Câu 8: Cho hàm số y=xx. Trên đồ thị của hàm số lấy hai điểm A và B có hoành độ lần lượt là -2 và 1. Hãy xác định phương trình đường thẳng AB.

Hướng dẫn:

Khi:

x=2y=22=4A2;4

Khi x=1y=11=0B1;0

Phương trình đường thẳng AB có dạng: y=ax+b(a0)

A2;4AB4=2a+bb=2a4 (1)

B1;0AB0=a+b (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

0=3a4a=43b=43

Vậy phương trình đường thẳng AB là:y=43x43

Câu 9: Vẽ đồ thị hàm số y=x5

Hướng dẫn:

y=x5=x5       khi   x5x+5    khi   x<5

Suy ra đồ thị hàm số là sự kết hợp giữa đồ thị hàm số y=x5 (ứng với phần đồ thị khi x5) và đồ thị hàm số y=x+5 (ứng với phần đồ thị khi x<5).

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Câu 10: Đồ thị sau đây biểu diễn hàm số nào?

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hướng dẫn:

Giả sử hàm số cần tìm có dạng:y=ax+b   a0

Đồ thị hàm số đi qua hai điểm 1;0,   0;2 nên ta có: 0=a+b2=ba=2b=2

Vậy hàm số cần tìm là:y=2x2

b. Trắc nghiệm

Câu 1 Cho hàm số y=ax+b (a0). Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Hàm số đồng biến khi a >0

B. Hàm số đồng biến khi a <0

C. Hàm số đồng biến khi x>ba

D. Hàm số đồng biến khi x<ba

Hướng dẫn:

Chọn A.

Hàm số bậc nhất y=ax+b (a0) đồng biến khi a >0

Câu 2: Đồ thị của hàm số y=x2+2 là hình nào dưới đây?

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

Hướng dẫn:

Chọn A.

Cho x=0y=2y=0x=4 Đồ thị hàm số đi qua hai điểm 0;2,  4;0.

Câu 3: Trong các hàm số sau, hàm số nào nghịch biến trên R

A. y=πx2

B. y = 2

C. y=πx+3

D. y = 2x + 3.

Hướng dẫn:

Chọn C.

Chỉ có hàm số y=πx+3 có hệ số a=π<0 nên hàm số nghịch biến trên R.

Câu 4: Cho hai đường thẳng d:y=m23mx+3d':y=2x+m+1. Có bao nhiêu giá trị của tham số m để hai đường thẳng song song với nhau?

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. Vô số.

Hướng dẫn:

Chọn B.

(d) // (d’) khi và chỉ khi :

m23m=23m+1m23m+2=0m2m=1m=2m2m=1

Vậy có 1 giá trị của tham số m để hai đường thẳng song song với nhau.

Câu 5: Cho hai đường thẳng d1:y=12x+100d2:y=12x+100. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. d1d2 trùng nhau.

B. d1d2 cắt nhau và không vuông góc.

C. d1d2 song song với nhau.

D. d1d2 vuông góc với nhau.

Hướng dẫn:

Chọn B.

Ta có: 1212 suy ra hai đường thẳng cắt nhau.

Do 12.12=141 nên hai đường thẳng không vuông góc.

Câu 6: Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A(5; 2) và B(-3; 2) là:

A. y = 5.

B. y = -3.

C. y = 5x + 2.

D. y = 2.

Hướng dẫn:

Chọn D.

Giả sử phương trình đường thẳng có dạng: y=ax+b    a0

Đường thẳng đi qua hai điểm A(5; 2) và B(-3; 2) nên ta có: 2=5a+b2=3a+ba=0b=2

Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là: y = 2.

Câu 7: Đồ thị hàm số nào sau đây song song với trục hoành?

A. y = 4x - 1.

B. y = 5 - 2x.

C. y = -2.

D. x = 2.

Hướng dẫn:

Chọn C.

y = -2 là hàm hằng, đồ thị có tính chất song song với trục hoành.

Câu 8: Hàm số y=x+24x bằng hàm số nào sau đây?

A. y=3x+2     khi   x05x2     khi   x<0

B.y=3x+2   khi   x25x2   khi   x<2

C.y=3x+2    khi   x25x+2    khi   x<2

D. y=3x+2    khi   x25x2    khi   x<2

Hướng dẫn:

Chọn D.

y=x+24x=x+24x       khi   x2x24x   khi   x<2=3x+2    khi   x25x2    khi   x<2

Câu 9: Hàm số y=x+x bằng hàm số nào dưới đây?

A. y=x      khi   x02x   khi   x<0

B. y=0       khi    x02x   khi    x<0

C.y=2x   khi   x00      khi   x<0

D.y=2x    khi   x00          khi   x<0

Hướng dẫn:

Chọn C.

y=x+x=x+xkhix0xxkhix<0=2xkhi​ x00khix<0

Câu 10: Cho hàm số y=ax+b có đồ thị là hình dưới đây. Giá trị của a và b là:

Hàm số bậc nhất lớp 10 và cách giải các dạng bài tập – Toán lớp 10 (ảnh 1)

A. a=2b=3.

B. a=32b=2.

C. a=3b=3.

D. a=32b=3.

Hướng dẫn :

Chọn D.

Đồ thị hàm số đi qua hai điểm 2;0,   0;3 nên ta có:

0=2a+b3=ba=32b=3

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Các bài toán về Số gần đúng và sai số và cách giải

Hàm số lớp 10 và cách giải các dạng bài tập

Hàm số bậc hai lớp 10 và cách giải các dạng bài tập

Đại cương về phương trình và cách giải bài tập

Các phương trình đưa về phương trình bậc nhất và cách giải bài tập

1 2,120 12/03/2024
Tải về