TOP 40 câu Trắc nghiệm Diện tích đa giác (có đáp án 2023) - Toán 8

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 8 Bài 6: Diện tích đa giác có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Toán 8 Bài 6.

1 1,744 16/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6: Diện tích đa giác

Bài giảng Trắc nghiệm Toán 8 Bài 6: Diện tích đa giác

Bài 1: Cho hình vuông ABCD có cạnh 10m. Hãy xác định điểm E trên cạnh AB sao cho diện tích hình thang vuông BCDE bằng 45 diện tích vuông ABCD.

A. Điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 4 m.

B. Điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 6 m.

C. Điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 5 m.

D. Điểm E là trung điểm của AB.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 2)

Gọi BE = x (m).

Diện tích hình vuông ABCD là:

SABCD = AB2 = 102 = 100 (m2)

Diện tích hình than vuông BCDE là:

SBCDE = (BE+DC)BC2 

= (x+10).102 = 5 (x+10)

Vì diện tích hình thang vuông BCDE bằng 45 diện tích hình vuông ABCD nên ta có: SBCDE =  45SABCD

= 5(x + 10) = 45.100

x + 10 = 16

x = 6 (m)

Bài 2: Cho hình vuông ABCD có cạnh 20 m. Hãy xác định điểm E trên cạnh AB sao cho diện tích hình thang vuông BCDE bằng  diện tích vuông ABCD.

A. Điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 8 m.

B. Điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 6 m.

C. Điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 12 m.

D. Điểm E là trung điểm của AB.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 4)

Gọi BE = x (m).

Diện tích hình vuông ABCD là:

SABCD = AB2 = 202 = 400 (m2)

Diện tích hình than vuông BCDE là:

SBCDE = (BE+DC)BC2

= (x+20).202 = 10(x + 20)

Vì diện tích hình thang vuông BCDE bằng 34 diện tích hình vuông ABCD nên ta có:

SBCDE = 34 SABCD = 10(x + 20) = 34.400

x + 20 = 30  x = 10 (m)

Vậy điểm E ở trên cạnh AB sao cho BE = 10 m hay E là trung điểm đoạn AB.

Bài 3: Cho hình bình hành ABCD có  = 1200, AB = 2BC. Gọi I là trung điểm CD, K là trung điểm của AB. Biết chu vi hình bình hành ABCD bằng 60cm. Tính diện tích hình bình hành ABCD.

A. 1003 cm2

B. 100cm2

C. 2003 cm2

D. 200cm2

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 6)

Kẻ BH là đường cao ứng với cạnh CD của hình bình hành ABCD

=> SABCD = BH.CD

Theo đề bài ta có chu vi hình bình hành ABCD bằng 60cm.

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 1)

=> ICB là tam giác đều. (tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 600).

=> BH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến ứng hay H là trung điểm của IC.

=> HI = HC = 12BC = 5cm

Áp dụng định lý Pytago với tam giác vuông HBC ta có:

BH=BC2HC2=10252=75=53cm

=> SABCD = BH.AB

= BH.2BC = 53.2.10

= 1003 cm2

Bài 4: Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC.

Vẽ BP ⊥ MN; CQ ⊥ MN (P, Q Є MN). So sánh SBPQC và SABC.

A. SABC = 2SCBPQ

B. SABC < SCBPQ

C. SABC > SCBPQ

D. SABC = SCBPQ

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 9)

Kẻ AH ⊥ BC tại H và AH cắt MN tại K.

+ Xét tam giác ABC có MN là đường trung bình nên MN // BC suy ra AH ⊥ MN tại K. Xét tứ giác CBPQ

có PQ // BC (do MN // BC) và PB // CQ (do cùng vuông góc với PQ) nên CBPQ là hình bình hành.

Lại có PBC^ = 900 nên tứ giác CBPQ là hình chữ nhật.

Suy ra SCBPQ = BP. BC.

+ Xét ΔBPM và ΔAKM có:

Suy ra ΔBPM = ΔAKM (ch – gn)

=> BP = AK (hai cạnh tương ứng) (1)

Xét ΔABK có MK // BH (do MN//BC) và M là trung điểm của AB nên K là trung điểm của AH (định lý về đường trung bình của tam giác).

Nên AK = 12 AH (2)

Từ (1) và (2) ta có PB = 12AH.

+ SABC =  12AH. BC

mà PB =12 AH (cmt)

nên SABC = PB. BC

Lại có SCBPQ = BP. BC (cmt)

nên ta có SABC = SCBPQ

Bài 5: Tam giác ABC có hai trung tuyến AM và BN vuông góc với nhau. Hãy tính diện tích tam giác đó theo hai cạnh AM và BN.

A. SABC = AM.BN

B. SABC = 32AM.BN

C. SABC =12 AM.BN

D. SABC = 23AM.BN

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 10)

Ta có ABMN là tứ giác có hai đường chéo AM và BN vuông góc nên có diện tích là:

SABMN = 12AB.MN

Hai tam giác AMC và ABC có chung đường cao hạ từ A nên SAMCSABC=MCBC=12 

=> SAMC = 12SABC (1)

Hai tam giác AMN và AMC có chung đường cao hạ từ M nên SAMNSAMC=ANAC=12 

=> SAMB = 12SABC (2)

Từ (1) và (2) suy ra SAMN = 12SABC

Hai tam giác AMB và ABC có chung đường cao hạ từ A nên  

=> SAMB = 12SABC

Ta có: SABMN = SAMN + SABM

= 14SABC + 12SABC = 34SABC

=> SABC =  43SABMN

=43.12.AM.BN = 23AM.BN

Bài 6: Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC. Vẽ BP ⊥ MN; CQ ⊥ MN (P, Q Є MN). Biết SABC = 50 cm2, tính SBPQC.

A. SBPQC = 50 cm2

B. SBPQC = 25 cm2

C. SBPQC = 100 cm2

D. SBPQC = 75 cm2

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 14)

Kẻ AH ⊥ BC tại H và AH cắt MN tại K.

+ Xét tam giác ABC có MN là đường trung bình nên MN // BC suy ra AH ⊥ MN tại K.

Xét tứ giác CBPQ có PQ // BC (do MN // BC) và PB // CQ (do cùng vuông góc với PQ) nên CBPQ là hình bình hành.

Lại có PBC^ = 900 nên tứ giác CBPQ là hình chữ nhật.

Suy ra SCBPQ = BP. BC.

+ Xét ΔBPM và ΔAKM có:

Suy ra ΔBPM = ΔAKM (ch – gn)

=> BP = AK (hai cạnh tương ứng) (1)

Xét ΔABK có MK // BH (do MN//BC) và M là trung điểm của AB nên K là trung điểm của AH (định lý về đường trung bình của tam giác).

Nên AK = 12 AH (2)

Từ (1) và (2) ta có PB = 12AH.

+ SABC =  12AH. BC mà

PB =12 AH (cmt)

nên SABC = PB. BC

Lại có SCBPQ = BP. BC (cmt) nên

ta có SABC = SCBPQ = 50 cm2.

Bài 7: Cho tam giác vuông tại ABC. Về phía ngoài tam giác, vẽ các hình vuông ABDE, ACFG, BCHI. Biết SBCHI = 100 cm2, tính SACFG + SABDE

A. SACFG + SABDE = 200 cm2

B. SACFG + SABDE = 150 cm2

C. SACFG + SABDE = 100 cm2

D. SACFG + SABDE = 180 cm2

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 15)

Ta có: SBCHI = BC2; SACFG = AC2; SABDE = AB2

Theo định lý Pytago cho tam giác ABC vuông tại A

ta có: BC2 = AB2 + AC2

=> SBCHI = SACFG + SABDE

Vậy SACFG + SABDE = SBCHI = 100 cm2

Bài 8: Cho tam giác vuông tại ABC.

Về phía ngoài tam giác, vẽ các hình vuông ABDE, ACFG, BCHI. Chọn khẳng định đúng:

A. SACFG = SBCHI + SABDE

B. SBCHI = SACFG + SABDE

C. SABDE = SBCHI + SACFG

D. SBCHI = SACFG - SABDE

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 16)

Ta có: SBCHI = BC2;

SACFG = AC2; SABDE = AB2

Theo định lý Pytago cho tam giác ABC vuông tại A

ta có: BC2 = AB2 + AC2

=> SBCHI = SACFG + SABDE

Bài 9: Trong các hình thoi có chu vi bằng nahu, hình nào có diện tích lớn nhất?

A. Hình vuông

B. Hình hình hành

C. Hình chữ nhật

D. Hình thoi bất kỳ

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 17)

Xét hình thoi ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.

Kẻ BH vuông góc với AD. Ta có SABCD = AD. BH

Trong tam giác vuông ABH vuông tại H thì:

BH ≤ AB (đường vuông góc ngắn hơn đường xiên)

Do đó: SABCD = AD. BH ≤ AD. AB

= AB. AB = AB2

SABCD có giá tị lớn nhất bằng AB2 khi ABCD là hình vuông.

Vây trong các hình thoi có cùng chu vi thì hình vuông có diện tích lớn nhất.

Bài 10: Cho hình thoi ABCD có BD = 60 cm, AC = 80 cm.

Vẽ các đường cao BE VÀ BF. Tính diện tích tứ giác BEDF.

A. 728 cm2

B. 864 cm2

C. 1278 cm2

D. 1728 cm2

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 18)

Gọi O là giao điểm của AC, BD.

Vì ABCD là hình thoi nên AC ⊥ BD;

OA = OC = AC2 = 40 cm;

OB = OD = BD2 = 30 cm.

Xét tam giác vuông AOB, theo định lý Pytago ta có:

AB2 = OA2 + OB2

= 402 + 302 = 2500

=> 50 CM

Lại có:

SABCD = AC.BD2=60.802 = 2400 cm2

mà SABCD = BE. AD

BE.50 = 2400

BE = 48 cm (vì AD = AB = 50 cm)

Xét tam giác vuông BED có:

ED2 = BD2 – BE2

= 602 – 482 = 1296

=> ED = 36

Suy ra: SBED =  12DE. BE

=12 48.36 = 864 cm2.

Lại có: ΔBED = ΔBFD (ch – gn)

nên SBFD = SBED = 864 cm2.

Từ đó: SBEDF = SBFD + SBED

= 864 + 864 = 1728 cm2

Bài 11: Cho hình vuông MNPQ nội tiếp tam giác ABC vuông cân tại A (hình vẽ). Biết SMNPQ = 484cm2. Tính SABC.

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 19)

A. 1089cm2

B. 1809cm2

C. 10892 cm2

D. 2178cm2

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 20)

Ta có

Kẻ AH ⊥ BC => H là trung điểm cạnh BC (vì tam giác ABC vuông cân tại A)

Khi đó AH là đường trung tuyến nên

AH = BC2 (tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông)

+ Xét tam giác vuông CNP

C^ = 450 (do tam giác ABC vuông cân) nên tam giác CNP vuông cân tại P

Suy ra CP =PN = 22cm

+ Tương tự ta có ΔQMB vuông cân tại Q

=> QM = QB = 22cm

Từ đó BC = PC + PQ + QB

= 22 + 22 + 22 = 66cm

Mà AH = BC2 (cmt)

=> AH = 662 = 33cm

Từ đó SABC = 12AH.BC

= 12 .33.66 = 1089 cm2

Bài 12: Cho tam giác ABC có diện tích 12cm2. Gọi N là trung điểm của BC, M trên AC

sao cho AM 13= AC, AN cắt BM tại O.

1. Chọn câu đúng

A. AO = ON

B. BO = 3OM

C. BO = 2OM

D. Cả A, B đều đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Diện tích đa giác có đáp án - Toán lớp 8 (ảnh 21)

Lấy P là trung điểm của CM.

Vì AM = 13AC => MC = 23AC

=> MP = PC =  13AC = AM

Tam giác BCM có: NB=NC(gt)PC=PM(gt)

Suy ra NP là đường trung bình của tam giác BMC (định nghĩa).

Suy ra NP // BM (tính chất đường trung bình).

Tam giác ANP có:  

MA=MP(cmt)OM//NP(doNP//BM) 

=> AO = ON (định lý đảo của đường trung bình).

Theo chứng minh trên ta có OM là đường trung bình của tam giác ANP

nên OM = 12NP (1)

NP là đường trung bình của tam giác BCM

nên NP = 12BM (2)

Từ (1) và (2) suy ra BM = 4OM

=> BO = 3OM

Vậy cả A, B đều đúng

Bài 13: Đa giác đều là đa giác ?

A. Có tất cả các cạnh bằng nhau.

B. Có tất cả các góc bằng nhau.

C. Có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Ta cần nhớ định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

Bài 14: Lục giác đều có?

A. Có 6 cạnh bằng nhau và 6 góc bằng nhau.

B. Có 6 cạnh bằng nhau và 6 góc bất kì

C. Có 5 cạnh bằng nhau và 5 góc bằng nhau.

D. Có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

Lục giác đều là đa giác có 6 cạnh và 6 góc bằng nhau.

Bài 15: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai ?

A. Hình vuông là đa giác đều.

B. Tổng các góc của đa giác lồi 8 cạnh là 10800.

C. Hình thoi là đa giác đều.

D. Số đo góc của hình bát giác đều là 135,50.

Đáp án: 

Giải thích:

Ta cần nhớ định nghĩa: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

+ Hình vuông là hình có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau

⇒ Hình vuông là đa giác đều.

⇒ Đáp án A đúng.

+ Hình thoi là hình có 4 cạnh bằng nhau nhưng 4 góc không bằng nhau.

⇒ Hình thoi không phải là đa giác đều.

⇒ Đáp án C sai.

+ Tổng số đo các góc của đa giác n cạnh là ( n - 2 ).1800.

Khi đó tổng các góc của đa giác lồi 8 cạnh là ( 8 - 2 ).1800 = 10800.

⇒ Đáp án B đúng.

+ Số đo của một góc của đa giác đều n cạnh là (( n - 2 ).1800)/n.

Khi đó số đo của hình bát giác đều là (( 8 - 2 ).1800)/8 = 1350.

⇒ Đáp án D sai.

Bài 16: Một đa giác 7 cạnh thì số đường chéo của đa giác đó là ?A. 12.   

B. 13.

C. 14.   

D. Kết quả khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Số đường chéo của đa giác n cạnh là (n( n - 3 ))/2.

Khi đó số đường chéo của đa giác 7 cạnh là (7( 7 - 3 ))/2 = 14 (đường chéo)

Bài 17: Một đa giác có số đường chéo bằng số cạnh của đa giác thì đa giác có số cạnh là?

A. 5.   

B. 6.

C. 4.   

D. 7.

Đáp án: A

Giải thích:

Số đường chéo của đa giác n cạnh là (n( n - 3 ))/2. ( n ∈ N, n ≥ 3 )

Theo giả thiết ta có (n( n - 3 ))/2 = n ⇔ n( n - 3 ) = 2n ⇔ n2 - 3n - 2n = 0

⇔ n2 - 5n = 0 ⇔ n( n - 5 ) = 0 ⇔ Bài tập tổng hợp chương 2 Hình học 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

So sánh điều kiện ta có n = 5 thỏa mãn.

Chọn đáp án A.

Bài 18: Diện tích hình chữ nhật thay đổi như thế nào nếu chiều rộng tăng 4 lần, chiều dài giảm 2 lần ?

A. Diện tích không đổi

B. Diện tích giảm 2 lần.

C. Diện tích tăng 2 lần.

D. Cả đáp án A, B, C đều sai.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức diện tích hình chữ nhật là Shcn = a.b

Trong đó : a là chiều dài, b là chiều rộng

Theo giả thiết: Sban đầu = a.b

Khi đó ta có: Ssau = 4b.1/2a = 2a.b = 2Sban đầu

Do đó, diện tích sau tăng lên 2 lần.

Bài 19: Cho hình chữ nhật có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 1,5 cm. Diện tích của hình chữ nhật đó là ?

A. 5( cm )   

B. 6( cm2 )

C. 9( cm )   

D. 7( cm2 )

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức diện tích hình chữ nhật là Shcn = a.b

Trong đó : a là chiều dài, b là chiều rộng

Khi đó ta có: Shcn = 4. 1,5 = 6( cm2 ).

Bài 20: Cho hình vuông có độ dài cạnh hình vuông là 4 cm. Diện tích của hình vuông đó là?

A. 8( cm ).   

B. 16( cm )

C. 8( cm2 )   

D. 16( cm2 )

Đáp án: D

Giải thích:

Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó: S = a2.

Khi đó ta có Shv = 4.4 = 16 ( cm2 ).

Bài 21: Cho tam giác vuông, có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 6cm, 4cm. Diện tích của tam giác vuông đó là ?

A. 24( cm2 )   

B. 14( cm2 )

C. 12( cm2 )   

D. 10( cm2 )

Đáp án: C

Giải thích:

Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh: S = 1/2a.b.

Khi đó ta có S = 1/2. 6. 4 = 12( cm2 ).

Bài 22: Cho hình vuông có đường chéo là 6( dm ) thì diện tích là ?

A. 12( cm2 )   

B. 18( cm2 )

C. 20( cm2 )   

D. 24( cm2 )

Đáp án: B

Giải thích:

Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó: S = a2.

Ngoài công thức này, diện tích hình vuông còn một công thức mở rộng là:

Diện tích hình vuông bằng nửa tích của hai đường chéo

Khi đó ta có : S = 1/2. 6. 6 = 18( cm2 ).

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài ôn tập Chương 2 có đáp án

Trắc nghiệm Định lý Ta-lét trong tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất đường phân giác của tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Khái niệm về hai tam giác đồng dạng có đáp án

1 1,744 16/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: