Soạn bài Vụ cải trang bất thành (trang 11) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Vụ cải trang bất thành trang 11 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 397 01/12/2024


Soạn bài Vụ cải trang bất thành

Đoi-lơ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản truyện trinh thám, các em cần chú ý:

+ Nhận diện được tình huống nảy sinh vụ án xuất hiện ở phần đầu của truyện.

+ Báo sát các tình huống của câu chuyện, nhất là những chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật.

+ Xác định được nhân vật chính (thám tử hoặc điều tra viên…). Tìm hiểu những hành động, việc làm, lời nói, suy nghĩ, phán đoán của nahan vật này trong quá trình tìm ra chân tướng vụ việc.

+ Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện qua việc xây dựng tình huống, lựa chọn ngôi kể, thay đổi điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu khi kể.

+ Suy nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.

- Nhan đề của truyện gợi cho em nghĩ về điều gì?

- Đọc trước văn bản Vụ cải trang bất thành, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn An-thơ Đô-nan Đoi-lơ (Arthur Conan Doyle) và tác phẩm Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes).

Trả lời:

Thông tin về nhà văn An-thơ Đô-nan Đoi-lơ (Arthur Conan Doyle) và tác phẩm Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes):

- Sir Arthur Conan Doyle là cái tên gây được tiếng vang đối với những người đam mê văn học trên toàn thế giới. Là người tạo ra nhân vật thám tử mang tính biểu tượng Sherlock Holmes, ảnh hưởng của ông đối với thể loại tiểu thuyết trinh thám là vô song.

- Tuy nhiên, tác động của Doyle vượt xa những câu chuyện trinh thám nổi tiếng của mình, thể hiện sự linh hoạt và năng lực kể chuyện. Cuộc đời của ông được đánh dấu bằng sự pha trộn độc đáo giữa kinh nghiệm và tài năng.

- Lớn lên trong một gia đình có thiên hướng sáng tạo, Doyle đã phát triển niềm yêu thích kể chuyện từ khi còn nhỏ. Sau khi hoàn thành chương trình học của mình tại Cao đẳng Stonyhurst và Trường Y - Đại học Edinburgh, Doyle bắt tay vào sự nghiệp.

- Doyle là một bác sĩ giỏi, nhưng niềm đam mê thực sự là viết tiểu thuyết. Lấy cảm hứng từ các tác giả như Edgar Allan Poe và Emile Gaboriau, ông đã tìm cách tạo ra một nhân vật thám tử có thể thu hút độc giả bằng khả năng suy luận sắc sảo.

Năm 1887, Doyle giới thiệu Sherlock Holmes với thế giới trong cuốn tiểu thuyết A Study in Scarlet (Cuộc điều tra màu đỏ) được xuất bản ở Việt Nam với tựa đề Chiếc nhẫn tình cờ. Vị thám tử tài giỏi, cùng với người bạn trung thành của mình, bác sĩ John Watson, nhanh chóng tạo nên cơn sốt văn học.

Tiểu thuyết trinh thám, lịch sử, khoa học viễn tưởng…

- Năm 1887, Doyle giới thiệu Sherlock Holmes với thế giới trong cuốn tiểu thuyết A Study in Scarlet (Cuộc điều tra màu đỏ) được xuất bản ở Việt Nam với tựa đề Chiếc nhẫn tình cờ. Vị thám tử tài giỏi, cùng với người bạn trung thành của mình, bác sĩ John Watson, nhanh chóng tạo nên cơn sốt văn học.

Khả năng vô song của Holmes trong việc giải quyết những bí ẩn phức tạp bằng logic và óc quan sát nhạy bén đã gây được tiếng vang với độc giả, khiến vị thám tử trở thành nhân vật được yêu thích ngay lập tức. Sự tỉ mỉ đến từng chi tiết và cốt truyện được xây dựng cẩn thận của Conan Doyle đặt ra một tiêu chuẩn mới cho tiểu thuyết trinh thám. Ông truyền vào tác phẩm cảm giác hiện thực, kết hợp yếu tố từ nền tảng y tế, tiến bộ khoa học và các vụ án hình sự ngoài đời thực.

Cam kết của Doyle về tính xác thực không chỉ khiến những câu chuyện của ông trở nên đáng tin cậy mà còn cho phép độc giả tham gia vào quá trình phá án ly kỳ cùng với Holmes.

Thành công của Sherlock Holmes dẫn đến một loạt tiểu thuyết và truyện ngắn bổ sung về vị thám tử được yêu mến. Việc duy trì chất lượng và sự hấp dẫn theo thời gian là minh chứng cho kỹ năng viết văn của Doyle.

Từ The Sign of Four (Dấu bộ tứ) đến The Adventures of Sherlock Holmes (Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes)The Hound of the Baskervilles (Con chó săn của dòng họ Baskerville), mỗi tác phẩm đều thể hiện tài năng của Doyle trong việc tạo ra những câu chuyện hấp dẫn và các nhân vật đáng nhớ.

Mặc dù Sherlock Holmes vẫn là đỉnh cao trong di sản văn học của Doyle, nhưng phải thừa nhận phạm vi đa dạng của ông với tư cách là một nhà văn. Ngoài trinh thám, ông đi sâu vào nhiều thể loại khác nhau gồm tiểu thuyết lịch sử, khoa học viễn tưởng, truyện phiêu lưu và siêu nhiên.

Các tiểu thuyết lịch sử của ông, như The White Company và Micah Clarke, đã đưa người đọc đến khoảng thời gian khác nhau và khiến họ đắm chìm trong những câu chuyện sống động. Mối quan tâm của Doyle đối với thuyết tâm linh và siêu nhiên cũng ảnh hưởng đến việc viết lách.

Doyle tin tưởng các hiện tượng tâm linh và thường kết hợp yếu tố siêu nhiên vào tác phẩm của mình. The Hound of the Baskervilles với bầu không khí kỳ lạ và lời nguyền huyền thoại là ví dụ điển hình về kỹ năng pha trộn bí ẩn với siêu nhiên của Doyle, tạo ra trải nghiệm đọc khó quên.

Đóng góp của Doyle cho văn học còn vượt ra ngoài lối kể chuyện giàu trí tưởng tượng. Ông đã sử dụng nền tảng của bản thân để vận động cho công bằng xã hội và tích cực tham gia vào các vấn đề công cộng. Năm 1900, Doyle viết The Great Boer War (Cuộc chiến Boer vĩ đại), một tác phẩm phi hư cấu làm sáng tỏ cuộc xung đột ở Nam Phi, chứng tỏ khả năng đi sâu vào các sự kiện lịch sử và đưa ra nhiều phân tích sâu sắc.

Biểu tượng văn hóa

Tác động của Doyle đối với văn hóa đại chúng là vô cùng lớn. Sherlock Holmes đã trở thành một biểu tượng văn hóa, truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm chuyển thể thành điện ảnh, truyền hình và sân khấu. Sự nổi tiếng bền lâu của nhân vật là minh chứng cho di sản của Doyle với tư cách là người kể chuyện bậc thầy.

Trong cuộc sống cá nhân, Doyle phải đối mặt với một số thách thức và tranh cãi. Ông chịu sự giám sát và chỉ trích của công chúng vì niềm tin vào thuyết tâm linh, điều mà nhiều người cho là phản khoa học. Song niềm tin của nhà văn là không thể lay chuyển, ông cam kết khám phá những nguyên nhân chưa được biết đến và bảo vệ điều mình tâm niệm.

Ngoài thành tựu văn học, phải kể đến đóng góp của Doyle cho xã hội. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông phục vụ với tư cách là một bác sĩ tình nguyện, điều trị cho những người lính bị thương. Trải nghiệm trong chiến tranh đã định hình quan điểm về xung đột, ông trở thành người ủng hộ hòa bình và công lý.

Tác động của Doyle đối với thế giới văn học và sự cống hiến cho nhiều mục đích khác nhau đã được ghi nhận. Năm 1902, ông được Vua Edward VII phong tước Hiệp sĩ. Khả năng của Doyle trong việc kết hợp liền mạch sự bí ẩn, hồi hộp và kích thích trí tuệ vào các tác phẩm khiến ông trở thành một thiên tài văn học

Tuy nhiên, sự nghiệp thành công không bảo vệ nhà văn khỏi bi kịch cá nhân. Cái chết của người con trai cả Kingsle trong Thế chiến thứ nhất đã ảnh hưởng sâu sắc, dẫn đến việc ông tham gia vào thuyết tâm linh nhằm tìm kiếm sự an ủi.

Di sản vượt xa Sherlock Holmes

Những thành tựu văn học, khả năng kể chuyện đa dạng và sự kiên định theo đuổi công lý của Sir Arthur Conan Doyle đã củng cố vị trí của ông như một trong những tác giả vĩ đại nhất lịch sử.

Di sản của ông vượt xa Sherlock Holmes, khi các tác phẩm đã cách mạng hóa thể loại trinh thám, tiếp tục truyền cảm hứng và thu hút độc giả qua nhiều thế hệ.

Những câu chuyện của Conan Doyle không chỉ mang tính giải trí mà còn thách thức người đọc tư duy phản biện, giải đố, đặt câu hỏi về ranh giới tri thức nhân loại. Cam kết của nhà văn đối với chủ nghĩa hiện thực, sự chú ý đến từng chi tiết và hiểu biết sâu sắc về bản chất con người được hiển hiện rõ ràng trên mỗi trang viết. Cho dù đó là suy luận của Sherlock Holmes hay những cuộc phiêu lưu lịch sử của các nhân vật khác, tác phẩm của Doyle vẫn trường tồn với thời gian.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính:

Truyện kể về việc thám tử Sherlock Holmes phá án vụ mất tích của một vị hôn phu. Bằng tài năng của mình, Hôm đã vạch trần bộ mặt và âm mưu của kẻ chủ mưu.

Soạn bài Vụ cải trang bất thành (trang 11) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những kĩ năng nào của thám tử Hôm được thể hiện gián tiếp qua lời nói của chính nhân vật này?

Trả lời:

Những kỹ năng của thám tử Hôm được thể hiện gián tiếp qua lời nói của chính nhân vật này bao gồm: kỹ năng quan sát (chú ý đến những chi tiết nhỏ), kỹ năng phân tích (phân tích tình huống và các manh mối), kỹ năng ghi nhớ (nhớ các thông tin quan trọng từ nhiều vụ án) và kỹ năng đánh giá (đánh giá tổng quát sự việc để đưa ra kết luận).

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bằng quan sát, Hôm đã phát hiện ra điều gì đáng chú ý ở Me-ri?

Trả lời:

Bằng quan sát, Hôm đã phát hiện ra điều đáng chú ý ở Me-ri: Me-ri đã viết điều gì đó trước khi rời khỏi nhà và sau khi đã mặc trang phục chỉnh tề. Điều này cho thấy hành động của Me-ri có thể liên quan đến một sự việc quan trọng.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hôm đã nhận ra điều gì bất thường trong mẩu thông báo?

Trả lời:

Điều bất thường trong mẩu thông báo là: không có chữ "kì", chỉ có độc một chữ "Hót-mơ En-giô" và không có địa chỉ cụ thể. Điều này khiến thám tử Hôm nhận ra sự khác biệt và đáng nghi ngờ của thông báo này.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chi tiết về chiếc máy chữ đã giải thích việc làm nào của thám tử Hôm ở phần (1).

Trả lời:

Chi tiết này đã giải thích việc thám tử Hôm viết thư gửi cho dượng của cô Me-ri và yêu cầu ông ta đến gặp lúc 6 giờ. Hành động này của Hôm nhằm để xác minh thông tin và giải quyết sự việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Gã đàn ông mà Hôm nhắc đến đây là ai?

Trả lời:

Gã đàn ông mà Hôm nhắc đến ở đây chính là ông Uyn-đi-banh, cha dượng của cô Me-ri.

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hôm đã vạch trần quỷ kế nào của gã đàn ông?

Trả lời:

Gã đàn ông đã lợi dụng sự đồng lõa của vợ và sự cận thị nặng của cô gái, cải trang thành một người khác bằng cách đeo kính màu, đeo râu tóc giả và biến giọng nói thông thường thành giọng nói thì thầm khó nghe để che giấu danh tính và lừa gạt người khác.

Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hôm đã tiếp tục chỉ ra những thủ đoạn nào của Uyn-đi-banh?

Trả lời:

Uyn-đi-banh đã yêu cầu cô Me-ri đặt tay lên Kinh thánh và hứa sẽ chung thủy, bất kể có biến cố gì xảy ra chia lìa hai trái tim. Mục đích của hắn là trói buộc cô vào cuộc hôn ước với Hót-mơ En-giô, nhằm giữ cô ở nhà ít nhất mười năm.

Câu 8 (trang 16 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chú ý những câu văn cho thấy rõ thái độ của Hôm đối với kẻ xấu.

Trả lời:

Thái độ của Hôm đối với kẻ xấu rất rõ ràng qua những câu văn sau: “Phải, luật pháp thì không thể động tới ông được. Nhưng không có kẻ nào đáng bị trừng phạt hơn ông đâu. Nếu cô Me-ri mà có một người anh trai hoặc có bạn trai, thì ông đã tan xương nát thịt rồi.” Những câu này cho thấy Hôm không chỉ chỉ trích hành vi của kẻ xấu mà còn bày tỏ sự căm ghét và mong muốn sự công bằng cho nạn nhân.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Vụ cải trang bất thành, hãy xác định tình huống nảy sinh vụ án.

Trả lời:

Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Vụ cải trang bất thành, tình huống nảy sinh vụ án là: Vị hôn phu của cô Me-ri (anh Ên-giô) đột ngột biến mất khi cùng hai mẹ con cô Me-ri đến nhà thờ làm lễ kết hôn. Từ thời điểm đó, Me-ri không có bất cứ thông tin nào về vị hôn phu của mình. Cô đã tìm đến thám tử Hôm để nhờ giúp đỡ.

Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định những chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật trong câu chuyện được kể.

Trả lời:

Những chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật trong câu chuyện được kể:

(1) Điểm bất thường trên bản thông báo:

Chỉ có chữ Hót-mô Ên-giô ở cuối trang, không địa chỉ cụ thể, chỉ ghi chung chung là phố Li-đân-hôn

(2) Điểm trùng lặp trên các bức thư được đánh máy:

+ Những chữ “e” có vết nhòe, những chữ “r” hụt phần đuôi

+ Thư người cha dượng trả lời Hôm cũng có những lỗi đánh máy và điểm trùng hợp như trên

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản trên có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Dựa vào đâu có thể xác định được những điều đó?

Trả lời:

- Văn bản trên có các nhân vật: Hôm, Oát-xơn (bạn của Hôm); Uyn-đi-banh

- Nhân vật chính là Hôm

- Vì: Nhân vật chính của truyện trinh thám thường là các thám tử hoặc điều tra viên và trong truyện này các sự việc đều xoay quanh nhân vật này

Đây là âm mưu của Uyn-đi-banh (cha dượng của Me-ri) mục đích để được tiếp tục hưởng lợi tức từ món tiền gửi ngân hàng của Me-ri.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong văn bản, thám tử Hôm đã tìm ra chân tướng của vụ việc như thế nào? Qua đó, em thấy được những năng lực nào của nhân vật Hôm?

Trả lời:

Trong văn bản, thám tử Hôm đã tìm ra chân tướng của vụ việc bằng cách gửi hai lá thư: một cho công ty ở thành phố, một cho Uyn-đi-banh và chờ thư phúc đáp.

Qua đó, em thấy Hôm là người có óc quan sát tinh tường, có khả năng tổng hợp, kết nối thông tin và năng lực phán đoán, suy luận tốt. Đồng thời Hôm còn là người chính nghĩa.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Theo em, sự lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện và thái độ của tác giả?

Trả lời:

- Người kể chuyện trong văn bản trên là là Oát-xơn (bạn thân của Hôm).

- Sự lựa chọn ngôi kể này giúp nội dung câu chuyện trở nên khách quan và chân thật hơn, vì Oát-xơn không chỉ đưa ra những sự kiện mà còn thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật. Đồng thời, thái độ của tác giả cũng hiện lên rõ nét hơn qua cách mà Oát-xơn mô tả hành động và tính cách của các nhân vật, từ đó làm nổi bật thông điệp và quan điểm của tác giả về các vấn đề trong câu chuyện.

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản Vụ cải trang bất thành đặt ra những vấn đề gì trong cuộc sống?

Trả lời:

- Văn bản Vụ cải trang bất thành đặt ra vấn đề lòng tham đánh mất nhân tính. Vì tham lam của cải, tiền bạc, một số người sẵn sàng bày mưu tính kế để lừa dối người khác, đẩy họ vào bi kịch, thậm chí chà đạp lên các mối quan hệ gia đình, thân thuộc.

- Qua đó, văn bản gửi gắm thông điệp về niềm tin vào chính nghĩa. Những người chân chính sẽ không ngừng đấu tranh để tìm ra sự thật, công lí cho xã hội. Đồng thời, truyện cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ tham lam, mất hết nhân tính.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 3

Chuyện người con gái Nam Xương

Thực hành tiếng Việt trang 17

Dế chọi

Viết: Viết truyện kể sáng tạo

Nói và nghe: Kể một câu chuyện tưởng tượng

Tự đánh giá: Gói thuốc lá

Hướng dẫn tự học trang 32

1 397 01/12/2024