Soạn bài Viết: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết (trang 69) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Viết: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trang 69 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 128 01/12/2024


Soạn bài Viết: Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết

1. Định hướng

1.1. Trong Bài 5 (sách Ngữ văn 9, tập một), các em đã được rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết, trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. Bài 8 tiếp tục rèn luyện cách viết kiểu bài nghị luận này. Vấn đề cần gải quyết ở đây là: Làm thế nào để giữ gìn, tuyên tuyền, quảng bá và phát huy giá trị của các di tích lịch sử và danh làm thắng cảnh một cách hiệu quả? Nội dung bài này liên quan chặt chẽ với các văn bản thông tin mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 8.

1.2. Để viết bài văn nghị luận xã hội bàn về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản (di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh) một cách hiệu quả, các em cần chú ý:

- Xác định vấn đề cụ thể cần bàn luận xung quanh đề tài giữ gìn, tuyên tuyền và phát huy giá trị của giá trị của các di sản.

- Xem lại các văn bản đã đọc hiểu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã học, liên hệ với những hiểu biết thực tiễn của mình về các di sản trong nước và quốc tế, ghi lại thông tin quan trọng cần bàn luận về các di sản đó.

- Biết cách triển khai bài văn nghị luận bàn về một vấn đề xã hội theo bố cục ba phần, phát triển nội dung cụ thể của mỗi phần và chú ý yêu cầu kết hợp nghị luận với các phương thức biểu đạt khác (thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm,…)

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Suy nghĩ của em khi đứng trước một di sản văn hóa (di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh) đang bị xuống cấp.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ và tìm hiểu yêu cầu của bài tập để biết các thông tin chính trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: phát biểu những suy nghĩ của cá nhân trước một di sản đang bị xuống cấp (hư hỏng dần).

+ Kiểu văn bản chính: nghị luận xã hội (bàn về một vấn đề cần giải quyết); xác định các phương thức biểu đạt kết hợp để triển khai nội dung bài viết đa dạng và phong phú.

+ Phạm vi bằng chứng cần huy động: kiến thức địa lí, lịch sử về di sản và những biểu hiện cụ thể đang bị xuống cấp của di sản đó.

- Đọc và ghi chép các thông tin đã thu thập được từ sách, báo, Internet… về sự cần thiết bào vệ và phát huy các giá trị của di sản.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý: Từ yêu cầu nội dung cảu văn bản nghị luận đã nêu ở mục a) Chuẩn bị, có thể đặt ra một số câu hỏi để tìm ý cho bài nghị luận. Chẳng hạn:

+ Di sản đạng bị xuống cấp là một di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh? Di sản ấy ở đâu?

=> Di sản lịch sử đang bị xuống cấp là Thành Nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Được xây dựng vào thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Hồ, đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo với kỹ thuật xây dựng bằng đá lớn.

+ Di sản có gì đặc sắc và có giá trị như thế nào?

=> Vị trí và thời gian: Ở Thanh Hóa, xây dựng năm 1397 dưới triều đại nhà Hồ.

=> Kiến trúc đặc sắc:

Thành đá lớn ghép không chất kết dính, kỹ thuật xây dựng độc đáo.

Thiết kế hình chữ nhật, hệ thống phòng thủ bốn cửa chính.

=> Giá trị lịch sử:

Kinh đô cuối cùng của nhà Hồ, biểu tượng của tinh thần tự cường.

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (2011).

=> Giá trị văn hóa và du lịch: Biểu tượng văn hóa, lịch sử, điểm du lịch quan trọng.

+ Hiện nay, di sản ấy đang bị xuống cấp như thế nào? Nguyên nhân bị xuống cấp là gì?

=> Tình trạng xuống cấp: Các bức tường đá bị nứt, lún, một số khối đá sụt lở.

=> Nguyên nhân:

Tác động của thời gian, thời tiết khắc nghiệt và mưa lũ.

Thiếu kinh phí và bảo trì chưa đầy đủ.

+ Em suy nghĩ gì về việc này? Cần phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di sản đang bị xuống cấp?

=> Em cảm thấy lo lắng về tình trạng xuống cấp của di sản, vì đây là tài sản quý giá của dân tộc. Nếu không bảo vệ, chúng ta có thể mất đi những giá trị văn hóa và lịch sử vô cùng quan trọng.

Để bảo vệ và giữ gìn di sản, cần có các biện pháp bảo tồn và trùng tu hợp lý, nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ di sản, cũng như sự hỗ trợ từ phía chính quyền và các tổ chức quốc tế.

- Lập dàn ý: Từ các thông tin về di sản đã nêu và các câu hỏi tìm ý, em hãy lập dàn ý cho bài viết theo ba phần của bài văn nghị luận.

Mở bài

Giới thiệu về di sản đang bị xuống cấp

Thân bài

- Đặc điểm và giá trị của di sản:

+ Kiến trúc độc đáo: Thành Nhà Hồ được xây dựng bằng đá, có kiến trúc độc đáo với các bức tường cao, kiên cố và đường nét tinh xảo. Đây là một trong những thành cổ hiếm hoi ở Việt Nam còn giữ nguyên được hình dáng ban đầu.

+ Giá trị lịch sử: Thành được xây dựng vào thế kỷ 14 dưới triều đại Hồ, không chỉ là biểu tượng của sức mạnh quân sự mà còn là niềm tự hào về văn hóa và lịch sử của dân tộc. Nó ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

- Hiện trạng: Hiện nay, thành Nhà Hồ đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.

- Nguyên nhân: Một phần nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là ý thức giữ gìn của người dân và du khách.

- Giải pháp: Để bảo vệ và gìn giữ thành Nhà Hồ, cần phải nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc bảo vệ di sản.

Kết bài

Phát biểu những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề bảo vệ di sản trước sự xuống cấp.

c) Viết

- Dựa vào dàn ý đã làm, viết bài văn nghị luận nêu lên những suy nghĩ và đề xuất giải pháp khả thi có tính thuyết phục.

- Trong khi viết, chú ý vẫn dụng kĩ năng nhận xét, đánh giá (bình luận) trong bài nghị luận.

* Bài văn tham khảo

Khi đứng trước di sản văn hóa Thành nhà Hồ, em cảm thấy lòng mình dâng trào nhiều cảm xúc. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng của một thời kỳ lịch sử rực rỡ trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

Thành nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397 dưới triều đại nhà Hồ, tọa lạc tại xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những công trình thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Việt Nam, mang đậm dấu ấn văn hóa và kiến trúc của thời kỳ phong kiến. Thành có chiều dài gần 1.200m, được xây dựng bằng đá ong, với những bức tường dày và cao, thể hiện kỹ thuật xây dựng tinh xảo của người xưa. Thành được chia thành nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cổng thành, bờ thành, và khu vực nội thành, nơi có các cung điện và đền thờ.

Tuy nhiên, hiện nay, thành phố đang phải đối mặt với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Những đặc điểm kiến trúc độc đáo của Thành nhà Hồ đang dần bị phai nhòa theo thời gian. Một số đoạn tường thành đã bị hư hại, cây cối mọc um tùm xung quanh, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của di tích.

Tình trạng xuống cấp của thành nhà Hồ phần nào phản ánh ý thức bảo vệ di sản của người dân và chính quyền. Việc thiếu sự quan tâm trong việc gìn giữ và bảo vệ di tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp văn hóa cũng như giá trị lịch sử của công trình.

Đứng trước những cảnh tượng này, em cảm thấy một nỗi lo lắng và tiếc nuối. Di sản không chỉ là tài sản của riêng một cá nhân hay tổ chức nào mà là tài sản chung của cả dân tộc. Để bảo vệ và gìn giữ Thành nhà Hồ, chúng ta cần nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục về tầm quan trọng của di sản văn hóa. Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp bảo tồn hợp lý, tổ chức các hoạt động trùng tu và nâng cao điều kiện bảo vệ di tích.

Ngoài ra, việc thu hút sự quan tâm của du khách cũng là một giải pháp quan trọng để bảo vệ di sản. Khi nhiều người biết đến và yêu mến di sản, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ nó.

Tóm lại, Thành nhà Hồ là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Sự xuống cấp của di tích này là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi người chúng ta. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu này, để chúng có thể sống mãi với thời gian và góp phần vào nền văn hóa đa dạng của đất nước.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết, đối chiếu với dàn ý đã làm để xác định những nội dung còn thiếu hoặc không phù hợp. Tham khảo các yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa đã nêu ở Bài 6, phần Viết, mục d (trang 25).

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Bình luận (nhận xét và đánh giá) trong bài văn nghị luận

a) Cách thức

Trong bài văn nghị luận, người viết không chỉ nêu lên những nội dung khách quan cần làm rõ mà còn phải có những nhận xét, đánh giá về nội dung đang được bàn luận. Bình luận của người viết chính là những nhận xét, đánh giá (khen hoặc chê) của cá nhân để làm rõ thêm vấn đề nghị luận. Ví dụ, sau khi làm rõ luận điểm “Đọc sách không cốt để lấy nhiều, quan trong nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.”, tác giả Chu Quang Tiềm đưa ra bình luận: “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.” (Bàn về đọc sách).

b) Bài tập (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ bài văn đã làm, em hãy dẫn ra một đoạn văn trong đó có nêu ý kiến bình luận của mình.

Trả lời:

Đoạn văn trong đó có nêu ý kiến bình luận của em:

“Đứng trước những cảnh tượng này, em cảm thấy một nỗi lo lắng và tiếc nuối. Di sản không chỉ là tài sản của riêng một cá nhân hay tổ chức nào mà là tài sản chung của cả dân tộc. Để bảo vệ và gìn giữ Thành nhà Hồ, chúng ta cần nâng cao ý thức cộng đồng, giáo dục về tầm quan trọng của di sản văn hóa. Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp bảo tồn hợp lý, tổ chức các hoạt động trùng tu và nâng cao điều kiện bảo vệ di tích.”

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 54

Quần thể di tích Cố đô Huế

Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội

Thực hành tiếng Việt trang 63

Đền tháp vẫn ngủ yên

Nói và nghe: Phỏng vấn ngắn

Tự đánh giá: Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi

Hướng dẫn tự học trang 76

1 128 01/12/2024