Soạn bài Sông núi nước Nam (trang 13) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Với soạn bài Sông núi nước Nam trang 13 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 51 01/12/2024


Soạn bài Sông núi nước Nam

Nguyễn Khuyến

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam và tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.

- Đọc nội dung giới thiệu để hiểu thêm bài thơ.

Trả lời:

- Bảng tổng hợp kiến thức về thơ Đường luật đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8:

Đặc điểm

Biểu hiện

1. Nguồn gốc

Thời đời Đường, Trung Quốc

2. Thể thơ

Thất ngôn và ngũ ngôn

3. Dạng thơ

Bát cú và tứ tuyệt

4. Bố cục

- Bát cú: Đề - thực – luận – kết

- Tứ tuyệt: Khởi – thừa – chuyển – hợp

5. Niêm

Chữ thứ hai của các cặp câu: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trong thơ bát cú và 1-4, 2-3 trong thơ tứ tuyệt phải cùng thanh (bằng hoặc trắc) với nhau

6. Luật

Chữ thứ hai của câu thứ nhất trong bài thơ mang thanh nào thì bài thơ được viết theo luật đó

7. Vần

Gieo vần ở chữ cuối cùng của các câu thơ 1,2,4,6,8 trong bài thơ bát cú và 1,2,4 trong bài thơ tứ tuyệt

8. Nhịp

4/3 hoặc 2/3

9. Đối

Phần thực và luận trong bài thơ bát cú đối về: âm, từ loại, nghĩa

- Bối cảnh ra đời bài thơ Sông núi nước Nam được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc:

Các nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ được gọi là bài thơ thần là do truyền thuyết kể lại chuyện Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt cho người nấp vào đền thờ hai vị anh hùng dân tộc, đồng thời là hai vị thâng sông Như Nguyệt là Trương Hống và Trương Hát để giả giọng thần đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. Việc sáng tác bài thơ nhưng giấu tên tác giả, gán cho các thần linh là để tạo sự linh thiêng nhằm mục đích khích lên tinh thần tướng sĩ quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lược của kẻ thù. Bài thơ trở nên linh thiêng và được coi như bài thơ của thần linh đất Việt hiển hiện cùng con cháu đánh giặc, giữ nước.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính:

“Sông núi nước Nam” được xem là là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ cất lên giọng điệu đanh thép khẳng định chủ quyền của đất nước, nâng cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược và thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa.

Soạn bài Sông núi nước Nam (trang 13) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập”.

Trả lời:

Bài thơ sử dụng những từ ngữ chắc chắn, mạnh mẽ cùng giọng điệu cứng rắn, kiên quyết như một chân lý về chủ quyền quốc gia nước Nam. Minh chứng là qua các từ ngữ như “tiệt nhiên, định phận, thiên thư” nhằm xác nhận quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đí đã được trời đất quy định, chứng giám. Qủa thực, chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế!

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Trả lời:

Hoàn cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam là:

- Lê Đại Hành năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1076 đã sử dụng bài thơ trong các cuộc khánh chiến chống quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu).

- Bài thơ vốn không có nhan đề, sau này một số sách ghi tên tác giả là Lý Thường Kiệt và đặt tên bài thơ là Nam quốc sơn hà.

- Bài thơ được gọi là Thơ thần có lẽ được sáng tác bởi một trong các trí thức nổi tiếng thời đó, giấu tên tác giả. Bài thơ được Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt cho người nấp vào đền thờ hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hống và Trương Hát giả giọng thần mà đọc. Bài thơ hùng hồn giữa đêm vắng, âm vang trên dòng sông linh thiêng đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ Đại Việt khiến quân thù run sợ mà tan vỡ.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm)

Trả lời:

Đặc điểm thể loại của bài thơ:

Đặc trưng thể loại

Biểu hiện trong văn bản

1. Số dòng, số chữ

Gồm 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ

2. Luật

Tiếng thứ hai của câu thơ thứ nhất là “quốc” mang thanh trắc => bài thơ thuộc luật trắc

3. Vần

Gieo vần ở tiếng cuối của các câu 1,2,4: cư - thư - hư

4. Nhịp

4/3

5. Niêm

- Tiếng thứ 2 của dòng 1,4 cùng mang vần trắc: quốc – đẳng

- Tiếng thứ 2 của dòng 2,3 cùng mang vần bằng: nhiên - hà

6. Đối

Tiểu đối trong từng câu thơ: Nam quốc sơn hà/ Nam đế cư

=> Là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật viết bằng chữ Hán mẫu mực

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?

Trả lời:

Phần

Từ ngữ

Nhận xét

Hai câu đầu

- Nam quốc, Nam đế: lãnh thổ nước Nam đã có chủ và là một quốc gia độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.

- tiệt nhiên, định phận, thiên thư: xác nhận quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó đã được trời, đất quy định, chứng giám.

Qua việc sử dụng những từ ngữ đanh thép kết hợp với giọng điệu hùng hồn đã khẳng định rõ ràng, chắc chắn như một chân lý về chủ quyền quốc gia nước Nam.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.

Trả lời:

Phiên âm

Dịch thơ

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

“Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

=> Phân tích:

Phần

Từ ngữ, hình ảnh

Nội dung (tư tưởng và tình cảm)

Hai câu cuối

- nghịch lỗ (kẻ ngạo ngược): chỉ quân xâm lược.

- Như hà (cớ sao): truy xét tội của kẻ xâm lược.

- lai xâm phạm: dám xâm phạm vào đất nước đã có chủ.

Qua việc sử dụng những từ ngữ chắc nịch, mạnh mẽ cùng giọng điệu cứng rắn, kiên quyết, hai câu thơ là lời cảnh cáo, răn đe kẻ thù cùng quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta. Đồng thời, thể hiện rõ thái độ giận dữ, niềm uất hận đối với kẻ thù ngang tàng đi ngược lại chân lí, phạm phải ý trời.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thư cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa hai câu đầu và hai câu cuối: Hai dòng đầu là cơ sở, nền tảng mang tính pháp lý, khách quan để khẳng định sức mạnh, niềm tin được thể hiện ở hai dòng sau.

=> Mối quan hệ nhân quả.

- Bài thơ được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của nước ta vì:

+ Bài thơ khẳng định vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam.

+ Bài thơ thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ.

+ Bài thơ là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?

Trả lời:

- Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt về niềm tin tự hào dân tộc, về truyền thống yêu nước, giữ nước của cha ông ta từ hàng nghìn năm trước. Bài thơ cũng khiến chúng ta thêm yêu quý, tự hào về sự kiêu hãnh, lòng tự tin của cha ông ta về chủ quyền quốc gia, về truyền thống dựng nước bà giữ nước của dân tộc.

- Ý nghĩa của nội dung tư tưởng bài thơ với thế hệ trẻ ngày nay:

+ Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bất khả xâm phạm của đất nước Việt Nam phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.

+ Cho chúng ta lòng tự hào, tự tin vào truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông ta từ hàng nghìn năm trước.

+ Nhắc nhở chúng ra nhiệm vụ bảo vệ đất nước và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 11

Khóc Dương Khuê

Thực hành tiếng Việt trang 18

Phò giá về kinh

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Phân tích một tác phẩm thơ

Nói và nghe: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tự đánh giá: Cảnh vui của nhà nghèo

Hướng dẫn tự học trang 31

1 51 01/12/2024